Bài
này được viết theo sự hiểu biết riêng của mình (cho vui, để tự học), gồm có 5 phần:
1. Vài nét về Kinh Dịch
2. Tóm tắt cơ sở của Kinh Dịch
3. Kinh Dịch của Việt Nam
4. Tầm quan trọng của Kinh Dịch
5. Nhận xét khách quan về Kinh Dịch
1. Vài nét về Kinh Dịch
Kinh Dịch trong tiếng Anh viết đơn giản là ‘the Book of Changes’ (cuốn sách nghiên cứu về sự biến đổi) - một tên gọi của nhà nghiên cứu Richard Rutt và trong các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward Shaughnessy. Còn ở VN (Trung Quốc hay nhiều nước trên thế giới), cuốn sách mà được người ta ‘tôn thờ’ hay ‘lấy làm nền tảng’ (đặc biệt là về triết học hay tôn giáo) thì gọi là ‘kinh’ hay kinh điển. Nói nôm na, ‘kinh’ là một cuốn sách, còn ‘dịch’ là biến đổi. Ngoài ra, ‘dịch’ còn có nghĩa là con kỳ nhông (Caméléon), vì nó thường ‘biến đổi’ màu sắc theo môi trường bên ngoài.
Tư tưởng cơ bản của Kinh Dịch là ‘trong vũ trụ này, chỉ có một thứ duy nhất không biến đổi, đó là sự biến đổi’, bởi vì sự vật luôn luôn biến đổi.
Cơ sở của Kinh Dịch là khái niệm âm dương và ngũ hành. Âm dương được mô tả nằm trong một cái vòng tròn thái cực, có 2 hạt nhân trong mỗi phần âm và phần dương, mặt tiếp xúc/giao diện giữa âm và dương được gọi là ‘giao giới’ có chức năng trung hòa sự chuyển hóa giữa âm và dương (mà cũng là nơi sôi động nhất và là ‘nguồn cảm hứng’ của vũ trụ vạn vật, theo ý kiến của một blogger ẩn danh). ‘Bát Quái là tạm tướng chính của Âm Dương, sinh hóa ra Ngũ Hành’ gồm kim, mộc, thủy, hỏa và thổ, trong đó thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy (tương sinh) và mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc (tương khắc), ngũ hành có quan hệ đến các mùa, màu sắc, ngũ tạng, bát quái...
Ngoài ra, về bản chất thì ‘Phép biện chứng’ hay Kinh Dịch là như nhau!, tuy nhiên, dường như Phép biện chứng thiên về việc nghiên cứu quy luật vận động của xã hội loài người, tư duy hay thế giới hơn, trong khi Kinh Dịch thiên về việc nghiên cứu sự dịch biến của ‘vô số chuyện trên đời’ hơn và tượng hình hơn.
Cơ sở của Kinh Dịch là khái niệm âm dương và ngũ hành. Âm dương được mô tả nằm trong một cái vòng tròn thái cực, có 2 hạt nhân trong mỗi phần âm và phần dương, mặt tiếp xúc/giao diện giữa âm và dương được gọi là ‘giao giới’ có chức năng trung hòa sự chuyển hóa giữa âm và dương (mà cũng là nơi sôi động nhất và là ‘nguồn cảm hứng’ của vũ trụ vạn vật, theo ý kiến của một blogger ẩn danh). ‘Bát Quái là tạm tướng chính của Âm Dương, sinh hóa ra Ngũ Hành’ gồm kim, mộc, thủy, hỏa và thổ, trong đó thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy (tương sinh) và mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc (tương khắc), ngũ hành có quan hệ đến các mùa, màu sắc, ngũ tạng, bát quái...
Ngoài ra, về bản chất thì ‘Phép biện chứng’ hay Kinh Dịch là như nhau!, tuy nhiên, dường như Phép biện chứng thiên về việc nghiên cứu quy luật vận động của xã hội loài người, tư duy hay thế giới hơn, trong khi Kinh Dịch thiên về việc nghiên cứu sự dịch biến của ‘vô số chuyện trên đời’ hơn và tượng hình hơn.
Kinh Dịch không phải là do Khổng
Tử sáng tạo, mà hầu như là một tài sản trí tuệ của các dân tộc sống ở phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang, khu vực Hồ Động Đình), nó xuất phát từ thời Tam Hoàng (thuộc Trung Hoa thượng cổ,
2852-2738TCN), thậm chí xuất phát từ Việt Nam (xem dưới).
Có huyền thoại rằng ‘vua’ Phục
Hy là người sáng tạo ra Bát Quái - Đồ hình hà đồ (hay Tiên thiên bát quái). Sau
đó Kinh Dịch được tiếp tục phát triển thời Hạ, Thương, Chu (2205TCN-256), trong
đó, thời vua Văn Vương (1090-1050) có ‘Đồ hình lạc thư’ (hay Hậu thiên bát quái)
chủ yếu nói về ‘thời thế, vận mạng’. Thời Xuân Thu, Khổng Tử (551-479TCN) đã
tổng hợp và chú giải thành bộ Kinh Dịch (một trong ‘Ngũ Kinh’ gồm Kinh Thi,
Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu) mà đã trở thành cuốn kinh điển
triết học có hệ thống.
Kinh Dịch may mắn là một loại sách mà Tần Thủy
Hoàng (259-210TCN) không hạ lệnh đốt. Kinh Dịch có bị lãng quên vào thời nhà
Đường (618-907), khi mà Phật giáo trở thành quốc giáo. Sau đó, Kinh Dịch được quan
tâm hơn vào thời nhà Tống (960-1279) và liên tục phát triển cho đến ngày nay. Ở
Trung Quốc trước đây có các học giả như Trình Tử, Chu Hy hay Thiệu Tử/Thiệu
Khang Tiết (thời Tống), Hồ Quảng và Kim
Âu Tu (thời Minh), rồi gần đây là Phùng Hữu Lan, Tiêu Diên Thọ, Trương Chí
Thiết, Trương Thiện Văn, Hoàng Thọ Kỳ, Vi Chính Thông…, ở phương Tây có nhà toán
học Leibnitz, rồi Schumacher, Kunst, Shaughnessy, Marshall, Rutt… Ở Việt Nam trước
và sau giải phóng có Phan Bội Châu, Ngô Tất
Tố, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hoàng Phương…, trong đó
bản của Ngô Tất Tố được đánh giá là đạt nhất (theo Nguyễn Lân Dũng), cũng có
người thích bản của Nguyễn Hiến Lê, còn bản của Nguyễn Hoàng Phương rất khó hiểu (toán học)....
Năm 1970, các nhà khảo cổ đã
đào từ một ngôi mộ thời Hán (trong mộ của Mã Vương Đôi, xây vào thế kỷ thứ
2) được bản Kinh Dịch gần như còn nguyên (kể cả ‘Đạo đức kinh’) và hầu như
không có sự khác biệt về nội dung so với các bản hiện nay.
2. Tóm
tắt cơ sở của Kinh Dịch
Cụ thể hơn, trước mắt có thể hiểu như như sau: ‘Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật (ngũ hành)’ từ Lão Tử, Trang Tử, hay trong bài giảng của Diệt Tuyệt Sư Thái cho Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên đồ long ký).
-Vô cực: Trước Thái cực là Vô cực, còn được gọi là hư vô, vô vi hay chân
không (vacuum), là trạng thái tiên thiên của vật chất. Có thể hình dung ‘Vô
cực’ như trạng thái trước vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy.
-Thái cực được xem như là thuở ban đầu/uyên nguyên của vũ trụ vạn vật.
Có thể hình dung như trạng thái ngay sau vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy, lúc đó
vũ trụ đang ở trong trạng thái hỗn mang (chaos).
-Lưỡng nghi là Dương và Âm, trong đó Dương được biểu diễn bằng 1 vạch (‘nghi’
hay ‘hào’) liên tục (-), còn âm được biểu diễn bằng 1 vạch gián đoạn (- -).
-Tứ tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm và Thái âm, bằng cách
chồng 2 vạch lên nhau (=22).
-Bát quái là 8 quẻ đơn (‘kinh quái’) gồm là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn,
Khảm, Cấn và Khôn, bằng cách chồng thêm 1 vạch âm hoặc dương lên trên nữa. Từ ‘quái’ để chỉ 8
hiện tượng/nguyên tố trong vũ trụ là ‘trời, đầm, lửa, sấm, gió, nước, núi, đất’
hay ‘Tây Bắc, Tây, Nam, Đông, Đông Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam’. Trong Ngũ
hành, càn và đoài thuộc ‘kim’, ly thuộc ‘hỏa’, chấn và tốn thuộc ‘mộc’, khảm
thuộc ‘thủy’, cấn và khôn thuộc ‘thổ’.
-Sáu mươi tư quẻ kép (‘biệt quái’, trong toán học gọi là ‘tổ hợp’) là do
người ta chồng các quẻ đơn lên nhau từng đôi một thành 6 hào (vạch) hay thành 64
quẻ kép (=26), bắt đầu từ quẻ đầu tiên là ‘Thuần càn’ đến quẻ 64 là
‘Hỏa thủy vị tế’. Và trong đó 3 hào dưới gọi là ‘nội quái’, còn 3 hào trên gọi
là ‘ngoại quái’, sự thay đổi chung của cả hệ là do sự tác động tương hỗ giữa
bên trong và bên ngoài. Các quẻ từ 1-30 được gọi là ‘thượng kinh’ hay ‘đạo của
trời đất (vì có 2 quẻ đầu tiên là càn và khôn), còn các quẻ từ 31-64 được gọi
là ‘hạ kinh’ hay ‘đạo của vợ chồng (vì có 2 quẻ đầu tiên là Hàm (tình yêu) và
Hằng (vợ chồng). Ngoài ra, Tiêu Diên Thọ còn chồng các quẻ kép lên nhau để
thành 64x64=4096 quẻ, nhưng ít ai theo vì quá phức tạp (theo Nguyễn Hiến Lê).
Trong phép tính tổ hợp, có thể hình dung là với 2 chữ
a, b (lưỡng nghi) ta sẽ xếp được 4 cặp đôi (tứ tượng) là aa, ab, ba và bb (=22),
nếu thêm a, b vào nữa thì ta sẽ có có 8 cặp 'ba' (bát quái) là aaa, aab, aba,
abb, baa, bab, bba và bbb (=23). Tương tự, với 8 chữ a,b,c,d,e,f,g,h, ta có thể xếp
được 64 cặp đôi (=26). Trong bảng mã Unicode, các ký hiệu của các quẻ trong Kinh
Dịch nằm từ 4DCO đến 4DFF (19904-19967). Ngoài ta, các quẻ trong Kinh Dịch còn được
đưa vào hệ thống đếm cơ số nhị phân (nhà toán học Leibniz, năm 1703).
Dưới đây là một cách tóm tắt khác về Kinh Dịch từ trang web
‘hoangsim.vn’:
Bản chất Kinh Dịch dựa trên
thuyết Âm Dương. Sự tạo thành âm dương trong bầu Thái cực hỗn độn (Thái cực có
nghĩa lớn hơn hết, trước hết là khí Tiên thiên bất diệt và nguồn gốc của sự
sống), sau tách thành Lưỡng nghi là dương vạch liền - và âm vạch đứt - - . Đặt
các vạch này chồng lên nhau sẽ được Tứ tượng: Thái dương, Thiếu dương, Thái âm,
Thiếu âm. Tiếp theo, ta lấy âm và dương chồng lên Tứ tượng và sẽ thành Bát quái
là Càn (trời, ba vạch dương), Ly (hoả, dương dương âm), Khôn (đất, âm âm âm),
Khảm (nước, âm dương âm), Đoài (hồ, âm âm dương), Chấn (sấm, âm âm dương), Tốn
(gió, dương dương âm) và Cấn (núi, dương âm âm). Nếu lại lấy bát quái đặt chồng
lên nhau lần lượt 8 x 8 thành 64 quẻ (mỗi quẻ là kết hợp của sáu vạch âm dương
và mỗi vạch có thể biến đổi một lần như vậy sẽ thành 384 biến quẻ) gồm 30 quẻ
Kinh Thượng: Càn, Khôn, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sư, Tỷ, Tiểu súc, Lý, Thái, Bĩ,
Đồng nhân, Đại hữu, Khiêm Dự, Tuỳ, Cổ, Lâm, Quan, Phệ hạp, Bí, Bác, Phu, Vô
vọng, Đại súc Lôi di, Đại quá, Khảm, Ly. 34 quẻ Kinh Hạ: Hàm, Hằng, Độn, Đại
tráng, Tấn, Minh di, Gia nhân, Khuể, Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tuy,
Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn, Cấn, Tiệm, Quy muội, Phong, Lữ, Tốn, Đoài,
Hoán, Tiết, Trung phu, Tiểu quá, Ký tế, Vị tế...
3. Kinh Dịch của Việt Nam
Có một số điểm tương đồng giữa Trần Ngọc Thêm (cuốn ‘Cơ sở văn hóa Việt
Nam’) và Thế Trung…, nhân tiện, mình xin trích một đoạn (đã được sửa vài lỗi
chính tả):
Mỗi một dân tộc có một nền văn
hóa đặc trưng riêng biệt. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa triết lý cao siêu
ngay từ khi chưa có chữ viết: Hà Đồ mà người Trung Hoa cho là vua Phục Hi đi
chơi sông Hà (sông Hoàng Hà), thấy con long mã (con vật tưởng tượng mình ngựa
đầu rồng) nổi lên, trên lưng có bức đồ. Phục Hi theo đó mà làm ra Hà Đồ. Thực
ra Hà Đồ là một hệ thống gồm các nhóm chấm đen và chấm trắng sắp xếp theo một
hình thức nhất định liên hệ với bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm.
Những nhóm chấm-vạch ấy là những ký hiệu biểu thị số 1 đến số 10 ở thời kỳ chưa
có chữ viết. Những chấm đen đi với số chẳn và đại diện cho cực Âm. Chấm trắng
đi với số lẻ và đại diện cho cực Dương. Cực Âm và cực Dương thuộc về lý thuyết
Âm Dương của Việt tộc. Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi
lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên. Chính Khổng An Quốc, cháu 12
đời của Khổng Tử đã ghi lại trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau:
“…thời Lỗ Công Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng
Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm thấy Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu
cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông
cha chúng ta cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử nghe được tiếng vàng,
đá, tơ, trúc bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả lại cho họ Khổng.
Lối chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy
sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghĩa, định những chỗ đọc được, dùng
lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm
thiên…” (Khổng Tử: Kinh Thư - Bản dịch
của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam
- tr. 228-229). Lời ghi chú của Khổng An Quốc chứng minh : 1- Khổng
Tử là thừa kế cái văn hóa của dân Bách Việt 2- chữ Việt cổ (chữ khoa đẩu) đã
được dùng biên soạn trong các sách còn gọi là “Thiên Thư” (sách Trời). Chính
các nhà trí thức Tàu gọi sách viết bằng chữ khoa đẩu một cách kính cẩn là
“thiên thư” vì các sách đó không do dân tộc Tàu làm ra và là nguồn gốc của văn
hóa thời đó. Người Tàu nhận lịch sử của họ bắt đầu từ nhà Thương (1600-1122 TCN).
Hà Đồ xuất hiện ít nhất trước năm 2353 TCN tức là 753 năm trước khi người Tàu
đánh chiếm lưu vực sông Hoàng Hà.. Vậy Hà đồ không thuộc văn hóa Tàu. Hơn nữa, các nhà khảo cổ quốc tế và sử gia Trung quốc khám phá rằng Phục Hi là
nhân vật thần thoại được đưa vào sử Tàu vào đời nhà Hán mãi sau này (206 TCN -
220).
Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được
tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ
Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặt chẽ với Ngũ
hành vì Ngũ hành gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm nơi con người đứng. Nó
khác với thuyết Âm Dương (Yin Yang) của Tàu là “Lưỡng Nghi (2) sinh Tứ Tượng
(4), Tứ Tượng sinh Bát Quái (8), Bát Quái vận chuyển vô lường (2-4-8)”. Danh từ
“Yin Yang” không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng
Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã "mượn" tư tưởng của
thuyết Âm Dương rồi. “Yang” là “dương” nghĩa là “Trời, Thần”. “Yang” là chữ
“giành” trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây
Nguyên (ví dụ như “yang Sri” là thần lúa, “yang Dak” là thần nước). Chữ “Yin”
(âm) chỉ “Mẹ” của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở
Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là
Mẹ trong tiếng Indonesia). Bát quái không có liên hệ gì với Hà Đồ và Ngũ hành
cả vì Bát quái không có trung tâm cho con người. Người Tàu cũng cho là Phục Hi
làm ra Bát Quái. Như ta đã biết Phục Hi là nhân vật thần thoại. Không ai biết
Bát Quái Tiên Thiên xuất hiện lúc nào cả. Nhưng ta biết Bát Quái Hậu Thiên do
Chu Văn Vương sửa đổi Bát Quái Tiên Thiên vào năm 1144 TCN khi bị vua Trụ nhà
Ân cầm tù ở ngục Dữa Lý.
Lý thuyết Âm Dương phát sinh từ nhóm dân sinh sống bằng nông nghiệp. Người
nông dân có một mơ ước căn bản là tồn tại và phát triển. Vậy tồn tại và phát
triển cần sự sinh sản của con người và hoa màu. Yếu tố chính của
sự sinh sản của con người là Cha và Mẹ hay Nam và Nữ. Cha hay Nam là Dương.
Mẹ hay Nữ là Âm. Sự sinh sản của hoa màu là do Trời và Đất. Người Việt thường
nói “Trời sinh Đất dưỡng” là vậy. Trời là Dương, Đất là Âm. Con
người là một thành phần trong Tam Tài. Người là âm so với Trời, nhưng
dương so với Đất. Sự hợp nhất của hai cặp “Cha Mẹ” và “Trời Đất” chính là quan
niệm căn bản đưa đến triết lý Âm Dương. Triết lý âm dương thể hiện cái quân
bình năng động giữa hai thái cực khác nhau như nam nữ, sáng tối, nóng lạnh,
chẳn lẽ, phải trái... Vậy ta thấy rõ triết lý âm dương phản ảnh sự hòa hợp
trong nền văn hóa tư duy tổng hợp và biện chứng trọng tĩnh của nền văn hóa nông
nghiệp. Theo một nhà trí thức chưa bị ô nhiễm bởi văn hóa ngoại bang thì thuyết
Âm Dương phát xuất từ quan niệm cổ xưa của tổ tiên Việt tộc. Truyền khẩu cho
rằng vào thuở nguyên sơ chỉ có một khối mênh mông thủy khí vô hình vô dạng, vô
màu vô sắc trong đó hai thành tố Âm và Dương vận chuyển biến khối thủy khí
thành nước, lửa, kim loại, gỗ và đất. Năm thành tố này không phải là những
thành tố bất động như Tây Phương lầm tưởng mà chúng luôn vận chuyển trực tiếp
hay gián tiếp cho nhau sinh ra Tam tài (Trời-Người-Đất) và vũ trụ. Đó là quan
niệm cấu trúc vũ trụ của dân Bách Việt... (Theo The Trung - Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương).
4. Tầm quan trọng của Kinh Dịch
-Kinh Dịch ‘là nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại’ (Phan Bội Châu).
-'Kinh Dịch là tên gọi chỉ Chu Dịch, một bộ kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc, và còn là tài sản tri thức quý báu của toàn nhân loại' (nguoihieuco.blogspot.com).
-'Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch
Đêm vắng tìm mai bạn Lão Bô' (Nguyễn Trãi)
-'Kinh Dịch được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…' (Wikipedia).
-'Văn minh nhân loại càng tiến tới thì những luận điểm kỳ diệu của Kinh Dịch càng được xác nhận tính đúng đắn' (Thiện Tâm).
-'Tri qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị
thánh hiền đã bổ sung, đã lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành
một tác phẩm vừa lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm
muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, bởi vì chỉ
đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý rồi… Hoá ra lâu nay ta quá say sưa
với triết học Tây phương mà ít chú ý đến triết học Đông phương, trong khi đó
thì người dân thường tuy ít học nhưng lại thường tin tưởng và làm theo vô số
những lời dạy của thánh hiền. Sự biến động ghê gớm của các nước phương Tây với
đầy những mâu thuẫn nội sinh đồng thời với sự hưng thịnh đột xuất của không ít
quốc gia châu Á, kể cả sự phục hồi nhanh chóng sau khi xảy ra tình trạng khủng
hoảng tài chính, kinh tế… đã làm cho cả nhân loại không thể không chú ý nhiều
hơn đến triết học Đông phương. Văn minh châu Á trở nên hấp dẫn đối với
hàng tỉ người dân bình thường ở phương Tây. Kinh Dịch là một trong những thần
kỳ của triết học và văn minh Đông phương' (Nguyễn Lân Dũng)
-'Kinh Dịch cho phép con người biết được thiên ý mà hành
xử. Khi con người thông qua Kinh Dịch dự đoán được tương lai thì con người sẽ
tin rằng mọi việc chính là đã được an bài trước (!) cả rồi, sự việc
kia chưa xảy ra nhưng đã biết trước được sẽ xảy ra như thế. Khi Kinh Dịch đoán
trước được tương lai con người sẽ tin rằng mọi việc đều là theo thiên
ý (!), đều đã được an bài trước cả như thế rồi, vậy nên thuận thiên mà làm mới
là tốt, mới là hợp với ý trời. Từ đó con người tin rằng có trời đất, thiện có
thiện báo, ác có ác báo từ đó tâm tính con người nâng cao lên' (tin180.com)…
5. Nhận xét khách quan về Kinh
Dịch
Như đã nói ở trên, việc hiểu Kinh Dịch tất nhiên là có lợi, đo đó mọi người nên nghiên cứu Kinh Dịch. Dưới đây là một số ứng dụng Kinh Dịch vào cuộc sống:
-Tôn Ngộ Không đã biết chọn vị trí ‘tốn’ trong Lò Bát Quái mà không bị
chảy thành nước và biến thành ‘linh đan’ (truyện ‘Tây du ký’).
-Kinh Dịch được vận dụng để sáng tạo ra ‘Dịch cân kinh’ hay ‘Cửu dương
thần công’ của phái Thiếu Lâm, ‘Thái cực quyền’ của phái Võ Đang, ‘Càn khôn đại
na di tâm pháp’ của Minh giáo Trung Thổ, ‘Lăng ba vi bộ’ của phái Tiêu Dao, ‘Đẩu
chuyển tinh dời’ của phái Cô Tô, ‘Độc cô cửu kiếm’ của Độc Cô Cầu Bại. Vương
Trùng Dương và, sau đó, Trương Tam Phong đã sáng tạo ra ‘Thất tinh bắc đẩu
trận’ để truyền dạy cho các cao đồ chống lại các kẻ thù quá mạnh. Giác Viễn nói
‘Địch chưa động thì ta chưa động, địch động thì ta động trước’… (truyện võ hiệp Kim Dung).
-Khổng Minh và Tôn Tẫn đã dùng ‘bát quái trận đồ’, trong đó Tôn Tẫn (thế
kỷ 4 TCN) đã giết được Bàng Quyên, Khổng Minh (sinh 181-234) đã vây hãm Lục Tốn
suýt chết. Ngoài ra, Khổng Minh đã vận dụng Kinh Dịch để tiêu diệt 70 vạn quân
(Wikipedia nói có 22 vạn) của Tào Tháo trong trận Xích Bích năm 208 (truyện
‘Đông Chu liệt quốc’ và ‘Tam quốc chí’).
-‘Phát minh xuất sắc đầu tiên từ Kinh Dịch thuộc về Leibniz - triết gia
kiêm toán học gia của Đức, người nghĩ ra phép nhị phân số học năm 1679 dựa vào
hai vạch âm dương trong Kinh Dịch. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ, Jung, đã dùng Kinh
Dịch để tìm hiểu cội nguồn tâm lý tư tưởng của con người tại một thời điểm nhất
định. Trong quân sự Nga và Mỹ đang ráo riết nghiên cứu công năng đặc dị của con
người qua liên lạc bằng tâm thức cảm ứng. Trong thiên văn, Dịch là cơ sở để
nghiên cứu chu kỳ vận động của mặt trăng các hành tinh cùng sự thay đổi của khí
hậu. Trên thương trường, người Nhật Bản và Hàn Quốc dang ứng dụng luật biến
dịch để giành quyền kiểm soát thị phần...’ (‘hoangsim.vn’).
-Nhật Bản đã bắt tất cả các tài xế Taxi phải học Kinh Dịch để biết ngày
rủi ro (unlucky day) để tránh gây tai nạn cho hành khách.
-‘Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm “bất học dịch, bất đắc nhập các”: không biết dịch, miễn tham gia chính phủ’ (Thiện Tâm).
-Trong lá cờ Hàn Quốc có chứa thái cực đồ gồm ‘hệ âm dương’ và bao quanh
bởi tứ quái là ‘càn, khôn, ly và khảm’…
-Tổng thống Bill Clinton/Bush hay Boris Yeltsin (Bô-rít En-xin) đều có
chiêm tinh gia tư vấn mà một số ngày hẹn với lãnh đạo cấp cao quốc tế đã được
hoãn lại…
-‘Ngũ hành’ được Hoa Đà, Biển Thước, Hải Thượng Lãn Ông, Cốc Đại Phong…
vận dụng trong khám chữa bệnh, đặc biệt là trong luyện khí công, châm cứu và
mát-xa/xoa bóp…
-Thiên can có Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm,
Quí. Địa chi có Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất,
Hợi. ‘Tam hợp’ (Thân-Tý-Thìn, Dần-Ngọ-Tuất,
Tỵ-Sửu-Dậu, Hợi-Mão-Mùi) và ‘Tứ hành xung’ (Thìn-Tuất-Sửu-Mùi, Tý-Ngọ-Mão-Dậu,
Dần-Thân-Tỵ-Hợi) thường được xem xét trong hôn nhân (!)
-Thuật phong thủy được vận
dụng trong việc đi lại, làm ăn, xây dựng công trình…
-Nhiều câu nói có 'bà con' với Kinh Dịch như ‘tài mệnh tương đố’, ‘hồng nhan đa
truân, má hồng ghen ghét’, ‘thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân’, ‘kỷ
sở bất dục, vật thi ư nhân’, ‘cùng tắc biến, biến tắc thông’, ‘lấy tịnh chế động, lấy nhu chế
cương, lấy nhược chế cường’, ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’, 'vô chiêu thắng hữu chiêu', 'tà mà làm đúng thì là chính, chính mà lảm sai thì là tà'.…
Tuy nhiên, mọi sự việc đều có tính chất tương đối. Vì Kinh Dịch là 'sản
phẩm' của con người nên nó không tuyệt đối đúng, có nghĩa là nó cũng
có quyền bị 'sụp đổ' như những lý thuyết khoa học khác. Mặt khác, chưa chắc người
ta đã hiểu đúng bản chất Kinh Dịch, vì một nước đã hiểu Kinh Dịch thì lẽ nào
lại đi xâm lược hay hiếp đáp một nước khác yếu hơn!, và bất cứ một nước nào làm
như thế thì nguy cơ ‘ung thư’ đang nằm trong chính bản thân nước đó.
Người phương Tây đã thừa biết ‘chỉ sự thay đổi là mãi mãi không thay
đổi’. Ta cũng thừa biết: ‘thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức và là cơ sở của
chân lý’. Ta cũng thừa biết trong tổ chức hay quản lý, cái gì có hiệu quả thì
cái đó là đúng. Ngoài ra, tôn giáo (hay triết học) A nói chân lý là thế này,
tôn giáo B nói chân lý là thế kia, tôn giáo C nói chân lý là thế nọ, nếu đúng
thì các chân lý đó phải giống nhau, vì chân lý của loài người chỉ là một.
Dù không biết Kinh Dịch nhưng Aristote, Archimède, Galilei, Newton, Descartes, Einstein, Hilbert (nhà toán học)… vẫn rất ‘vĩ đại’, Bill Gates, Obama, Rockefeller, Lê-nin, Pu-tin… vẫn rất thành công, Hàn Mặc Tử, Dostoyevsky, Trịnh Công Sơn!, Shakepeare, Hemingway, Picasso… vẫn rất có tài, Tagore/Khalil Gibran vẫn làm được những bài thơ tuyệt hay, Shakepeare/Dostoyevsky vẫn viết nên những áng văn tuyệt tác, Trần Hưng Đạo vẫn đánh thắng quân Nguyên-Mông, Nguyễn Huệ vẫn đánh thắng quân Thanh, Việt Nam vẫn đánh thắng trận Điện Biên Phủ ‘dưới đất và trên không’, Steve Jobs vẫn cống hiến những chiếc máy vi tính tuyệt hảo, Sherlock Holmes/Conan vẫn phá được rất nhiều vụ án, Khánh Ly, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Thùy Dung, Thanh Lam… vẫn hát rất hấp dẫn, Hoài Linh, Chí Tài, Kiều Oanh, Xuân Hinh… vẫn hài rất điệu nghệ, nhiều cha/mẹ vẫn dạy con cái ngoan, nhiều CEO (giám đốc) vẫn thành công, nhiều thầy/cô vẫn dạy tốt và nhiều cháu vẫn học giỏi, nhiều blogger vẫn làm thơ/viết văn hay và nhiều người vẫn luôn xem tình yêu là diễm tuyệt nhất trong vũ trụ này…
Vì sao? Vì Kinh Dịch chỉ là một mô hình, là cách mô tả/nhận thức thế giới
để hành động có hiệu quả, suy cho cùng là để vươn đến chân, thiện, mỹ, nhưng
không phải là cách duy nhất vì ngoài ‘nó’ còn có vô số cách khác để nhận thức thế
giới. Những tài năng nói trên đã hiểu về bản thân và môi trường chung quanh
mình (khá) chính xác, hay nói một cách khác: họ không biết Kinh Dịch nhưng đã và
đang làm đúng như Kinh Dịch.
Các tài liệu tham khảo chính:
Nguồn 1: Kinh Dịch - http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Dịch
Nguồn 1: Kinh Dịch - http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Dịch
Nguồn 2: Nguyễn Lân Dũng - http://vietsciences.free.fr/timhieu/tramhoa/kinhdich.htm
Nguồn 3: Kinh Dịch là gì? Ý nghĩa của Kinh Dịch? - http://hoangsim.vn/sim-so-dep/kinh-dich-la-gi-y-nghia-cua-kinh-dich.html
Nguồn 4: The Trung - http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
Nguồn 3: Kinh Dịch là gì? Ý nghĩa của Kinh Dịch? - http://hoangsim.vn/sim-so-dep/kinh-dich-la-gi-y-nghia-cua-kinh-dich.html
Nguồn 4: The Trung - http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
...suy cho cùng là để vươn đến chân, thiện, mỹ, nhưng không phải là cách duy nhất vì ngoài ‘nó’ còn có vô số cách khác để nhận thức thế giới....
Trả lờiXóaKho kiến thức khổng lồ của cuôc sống anh ạ!
CHÚC ANH MỌI NGÀY MỚI ĐỀU KHỎE VUI!
Cám ơn Hoa Nắng nghen, LB rất vui, chúc chiều ngọt ngào.
XóaChào anh !
Trả lờiXóaBài viết một đề tài quá lớn .
Kinh Dịch không sinh bởi trí tưởng anh ạ , nếu là trí tưởng thì hệ nhị phân vốn không thể lập trình cho Tin học hiện đại .
Đây là lý Uyên nguyên vốn đã có sẵn mà Phục Hy đã tìm ra được .
Thân mến
Cám ơn bạn Hồ Điệp, mình cũng nghĩ vậy.
XóaTuy nhiên, phép biện chứng còn có 'quy luật phủ đinh của phủ định', LB nghĩ rằng bất cứ cái gì muốn tiến hóa thì nó phải 'lột xác'.
Thân, chúc chiều vui.
LB có thể tìm hiểu thêm ở TS. Trịnh Doãn Chính GV trường DH KHXH & NV tp.HCM
Trả lờiXóaCám ơn Ngọc Anh, LB vẫn mơ ước được gặp một chuyên gia về 'Kinh Dịch', chúc chiều ngọt ngào.
XóaLúc trước NA được học với thầy ấy ... giờ chỉ còn nhớ được đôi chút thôi nên không dám lạm bàn nhiều về Kinh Dịch ... Thích là thích cái tư tưởng biện chứng của nó đấy ... và NA thấy Thái Cực Đồ Giống như cơ chế tự nhân đôi của tế bào trong Sinh vật học ...
Xóaem sang thăm anh nè, ngày đầu tuần an lành hp anh nhé
Trả lờiXóaÔi, Cỏ Dại đấy à, cám ơn nghen, chúc chiều ngọt ngào.
XóaLB ui! Ngọc chẳng com được ở nhà LB đâu!
Trả lờiXóaTrùi, sao vậy? Cám ơn tiểu sư muội nghen, chiều ngọt ngào.
XóaNgọc ơi qua nhà Ngọc hông thấy rì hết chơn á ! Giận !
XóaMuốn hiểu biết thêm còn phải tìm đọc và nghiên cứu thêm nữa . Cũng đòi hỏi nhiều thời gian đấy . Chúc bạn tối ngọt ngào nhé
Trả lờiXóaYes, mọi việc đều đòi hỏi thời gian, đặc biệt là kinh dịch. Thank pạn, chúc tối vui.
XóaAnh cho chữ to lên đi , em đọc bét cả mắt ! Hic
Trả lờiXóaƠ sao mất tiêu còm dồi ??? Bắt đền !
Trả lờiXóaCó comt mà, PT tay trái giữ nút Control, tay phải lăn con trỏ, chữ sẽ to lên 10 lần, tha hồ mà đọc, tối ngọt ngào nghen.
XóaQua thăm huynh thôi muội chẳng đọc cái này đâu phức tạp lắm...hicz hic
Trả lờiXóaThầy/cô giáo giảng bài thì phải đơn giản, dễ hiểu, hì..., đúng kg?
XóaLB sẽ tìm một cách tâm sự dễ hiểu nhất về Kinh Dịch, thân.
Cát Bui sang thăm anh...chúc anh nhiều sức khỏe!
Trả lờiXóaÀ, té ra là Cát Bụi, mừng gặp lại bạn cũ, ngày mới ngọt ngào.
XóaHM em cực kì ngưỡng mộ môn khoa học này, nhưng bộ óc bé xíu của em không thể hiểu hết nổi, càng đọc càng thấy rối, chỉ ước có chuyên gia giảng giải và Hm có thể ngồi nghe cả ngày, không chán!
Trả lờiXóaÀ, chỉ có bài 'tình yêu trong Kinh Dịch' thì mới thì thầm cả ngày được, Chị hoa mua ạ, phải hôn? hì..., ngày mới ngọt ngào nghen.
Xóamai anh em mình cafe nha anh.
Trả lờiXóagiúp em một chuyện.
trong năm nay em đại bại đủ thứ chuyện hết, cũng may là chưa mất mạng đó anh àh.
giờ vẫn còn mệt mỏi đây anh ơi!
Hì..., cái comt này lọt vào spam, hôm nay LB mới đọc được, sr nhé.
XóaUi!Em chỉ "liếc" sơ bài viết của anh em đã "choáng" vì "ngỡ ngàng" rùi anh ợ!Hi..hi..
Trả lờiXóaChúc anh ngủ ngon nhé!
Sao lúc nào cũng phải kiểm duyệt còm zị anh?
Trả lờiXóaÀ, LB đang bận trải thảm đỏ đón TA. LB thấy ở đời khó nhất là Kinh Dịch, rồi đến triết ML, rồi thơ/văn... Chúc ngày mới ngọt ngào.
XóaBài viết rất tuyệt ! ( đề tài này rất khó viết ! ). Congrats.
Trả lờiXóaCám ơn bạn, mình đã viết dưới cách đơn giản nhất để một số bạn thân có thể hiểu, bên 'í' vui nhé, thân.
XóaHjx, e k hiểu về mảng này đâu a uiiiiiiiiii. Thôi đành ngậm ngùi qua thăm a rùi quay về vậy. Hôm nay chỗ e nắng ấm, dường như a gửi nắng Sg ra cho e hay sao ấy, hjhj/
Trả lờiXóaTrùi, nắng theo em ra HN rồi, ở SG đang tối, hì..., tối ngọt ngào nghen.
XóaAnh ui ! Em thấy cái hình bát quái em sợ ! Nhẽ em là iu quái ???? Hu hu !
Trả lờiXóaTrùi, có nhiều chàng thích iu quái lắm, nhớ là mới... 17t, hì..., tối vui nghen.
Xóachủ đề mới lạ đối với bọn em chúc anh chiều an vui
Trả lờiXóa'Mới lạ' cách đây hơn 3000 năm rồi HT à, hì..., tối ngọt ngào nghen.
XóaMình đã đọc tác phẩm này 2 lần rồi, cả cuốn Luận ngữ nữa, nhưng không hiểu nhiều về nó, nhiều thuật ngữ quá
Trả lờiXóaÀ, đó là do họ dùng từ cổ cách đây 3000 năm rồi, ngay cả tiếng Việt cách đây ngàn năm cũng rất khó đọc, ví dụ thay vì 'kim, mộc, thủy, hỏa, thổ', ta nói đại loại như 'sắt, gỗ, nước, lửa, đất' thì dễ hiểu hơn. Nói chung mình nghĩ ta nên xài ít từ Hán Việt càng tốt, chắc bạn đồng ý. Cám ơn nhé, thân.
XóaCT sang thăm anh LB, chúc anh một chiều vv nghen! Kinh dịch nếu biết bấm kinh dịch... biết được "thiên cơ" đó anh
Trả lờiXóaVâng, người ta có thể biết được quá khứ vị lai, cám ơn CT nghen, lâu ngày quá.
XóaEm sang thăm anh. nhà em vừa xây nên chưa ổn định, em sẽ qua đọc bài anh sau nhưng anh viết ngắn thôi anh ơi
Trả lờiXóaEm sang thăm anh, em vừa xây nhà còn bỡ ngỡ <Em sẽ đọc bài anh sau nhé, Anh nên viết vừa phải thôi, dài quá là không có thời gian đọc đâu đấy ạ.
Trả lờiXóaXin tuân lệnh, hì..., cám ơn Xa Vắng nhìu nhìu nghen, chúc tối ngủ ngoan.
XóaChào anh NHÀ GOM LÁ BÀNG ! Hoa vàng sang chúc anh NGLB chiều thứ tư luôn khỏe,vui,hạnh phúc nhé anh !
Trả lờiXóaCám ơn Cúc Nguyễn, lâu quá không gặp, chúc năm mới vui, khỏe và an bình.
XóaAnh LB ơi MM về thăm anh nè.MM mang coffee qua mời anh nè.Chúc anh có thật nhiều niềm vui!
Trả lờiXóaUi, cà phê ngon quá, cho một ly nữa nghen, hì..., chiều ngọt ngào.
Xóaem sang xin mấy bụi hoa mười giờ về trồng đón tết nè anh LB ơi...
Trả lờiXóaUH, em lên lầu lấy một bụi nhé, trưa này hoa nở đẹp lắm, hì...
XóaBài viết công phu quá nhưng kén khách đọc. Kinh Dịch cao siêu quá Jen cũng chả hiểu nỗi anh ạ
Trả lờiXóaÀ, LB kg quan trọng chi tiết lắm, chủ yếu là đoạn cuối, chiều vui nghen Jen.
Xóa