Bài viết này gồm có các nội dung tản mạn sau:
1. Ai mà biết…
2. Mơ ước giảng 'triết'!
3. Đi hái ổi và… thần học
4. Khưu Xứ Cơ và Thành Cát Tư Hãn
5. Thiền và ‘à, ra thế’
6. Vượt qua ‘ngưỡng’ của trí tuệ
7. Tình yêu, theo mọi nghĩa
8. Con cá trống và con cá mái
Cuộc sống dường như, anh thiết nghĩ.
Đại để là từ ‘trong chốn mờ sương, em… thấy anh’
cho đến ‘ta hãy yêu cả những giọt nước mắt,
vì nó là... kết tinh của tình yêu,
theo mọi nghĩa.
(Chùm thơ ‘Nàng dung tục’-NGLB)
1. Ai mà biết…
Trước đây, trên một chuyến xe Cần Thơ - Sài Gòn, LB có gặp một
cô gái, da trắng, mủm mỉm, trông rất dễ thương, mình hỏi: ‘Em làm nghề gì?’, trả
lời ‘Hóa mỹ phẩm’, và mình thầm nghĩ ‘ai mà biết cái khoa học này chứ’, híc..
híc…
Cũng trên một chuyến xe Sài Gòn - Ban Mê Thuột, LB có gặp một
chàng trai trên 30, mình hỏi: ‘Em làm nghề gì?’, trả lời ‘Khung nhà cho cây
xăng’, và mình thầm nghĩ ‘ai mà biết cái kỹ thuật này chứ’, híc.. híc…
Gần đây, đọc báo, LB thấy Lý Nhã Kỳ nói nếu có điều kiện, cô
ấy sẽ sang Singapore học về ‘phong thủy’, và mình thầm nghĩ ‘ai mà biết cái khoa học này chứ’, híc.. híc…
2. Mơ ước giảng 'triết'!
Cao nhân là ai? Nói nôm na,
là kẻ mà có thể ngồi nghe người ta nói chuyện cả tiếng
nhưng chưa vội tỏ bày ý kiến,
là kẻ đọc cả chục bài viết
nhưng chưa vội liếc liếc rồi bình luận,
là kẻ cầm ly nước sôi
nhưng không vội vàng nốc một cái ực...
(‘Cười trước cuộc đời mà bất tử’-NGLB)
Trước đây, LB có giảng triết khoảng 3-4 năm (ở trường), rồi
15 năm (cho các tổ chức nước ngoài), hì.. hì..., sorry nghen. Mới đây thôi, qua blog, LB
có nói rằng mình có mơ ước được giảng 'triết' tại gia, hề.. hề…, thiệt, đừng cười
LB nghen. Thực ra, nghề đi giảng triết tại gia này đã có từ lâu, mà những người
đã từng thụ giáo môn này là Thành Cát Tư Hãn vào thế kỷ 13, rồi có các nữ hoàng
Elizabeth (Anh), Catherine (Nga) hay một số hoàng hậu (Pháp) và hoàng đế (Nhật)
vào thế kỷ 16-18…
Rồi tại bờ sông Sài Gòn, tuần này, LB có gặp cao nhân X, ổng
lại đề cập đến một đại gia Y có nguyện vọng muốn học ‘thần học’ (= theology),
nhưng không phải là nội dung được giảng tại các chủng viện ngày nay. Ngồi tại đó,
LB hơi băn khoăn, nếu ông ta có yêu cầu thì mình có đi giảng không? Có đi chứ, LB
cũng phải tồn tại, nhưng chưa chắc sự việc sẽ diễn ra như vậy, và nếu có thì giảng
cái gì? ông ta có muốn đi về vấn đề ‘tâm linh’ không? cái gì là phù hợp với cái
mà ông ta cho là ‘thần học’?...
3. Đi hái ổi và… thần
học
Hồi trẻ, đi hái ổi đàng sau thư viện của một chủng viện, LB
được cho mượn một cuốn sách của một tiến sĩ Thần học, trong
đó ông có nhấn mạnh đức tin phải đi đôi với lý trí, và lâu rồi, mình không thấy
cuốn sách này nữa.
Gần đây, tình cờ vào blog của bạn Phu Doan, LB có đọc được 1
luận văn tốt nghiệp đại học Phật học của một nhà sư, và mình cũng có bình vài
câu, rồi thôi...
Thực ra, ‘thần học’ có thể được xem như là triết học, nhưng không đồng nhất, nó còn có thêm tính chất phi-người mà có người gọi là siêu hình, tâm linh hay (hiến pháp Mỹ gọi là) 'thông linh', và dù sao đi nữa, ngoài đức tin, lý trí cũng được xem là nhãn giới của thần học.
Và 'thần học' - theo nghĩa rộng, không viết hoa, và không quan tâm lắm đến ‘bí mật vô cùng của vũ trụ’, theo NGLB - đã có từ ngàn xưa.
Và 'thần học' - theo nghĩa rộng, không viết hoa, và không quan tâm lắm đến ‘bí mật vô cùng của vũ trụ’, theo NGLB - đã có từ ngàn xưa.
Cái hột mít già mà không chết đi
thì làm sao mà có cây mít con?
Hạt cà phê mà không phân hủy đi
thì làm sao có cây cà phê non?
Em không đau khổ thì làm sao có đứa bé tí hon,
sáng chiều nó lại cười giòn với em?
Thậm chí, quả đất
mà chứa đầy tình yêu đau khổ tuyệt vời của chúng mình
thì có ngày cũng phải chết.
Chắc ai đó quên câu nói của Steve Jobs:
‘Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống’?
Bởi vậy, tử chính là bất tử đó, em biết không?
(‘Cười trước cuộc đời mà bất tử’-NGLB)
4. Khưu Xứ Cơ và Thành Cát Tư Hãn
Ngày xưa, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), sau khi thống trị
thế giới, bỗng cảm thấy cô đơn tuyệt đối và rơi vào một vùng trũng về tâm thức
(= consciousness, theo Jack Kornfield) mà không thể nào giải quyết nổi. Ông bèn
cho mời đạo sĩ Khưu Xứ Cơ (biệt hiệu là Trường Xuân Tử, 1148-1227) - một trong Toàn Chân Thất Tử - vượt qua sa mạc, từ Trung Nguyên đến Mông Cổ, để giảng
đạo.
Miễn giáo tạo vật sinh tinh linh
Trời xanh hỡi mau nhìn cõi thế
Cớ sao không cứu tế muôn người
Ngày đêm máu chảy đầu rơi
Nín hơi nuốt tiếng chết đời vô danh
Ngửa mặt khóc trời xanh chẳng biết
Tạo nhân gian kể xiết công lao
Bình yên bỗng dậy ba đào
Nhìn dân chém giết làm sao cho đành?
Trời xanh hỡi mau nhìn cõi thế
Cớ sao không cứu tế muôn người
Ngày đêm máu chảy đầu rơi
Nín hơi nuốt tiếng chết đời vô danh
Ngửa mặt khóc trời xanh chẳng biết
Tạo nhân gian kể xiết công lao
Bình yên bỗng dậy ba đào
Nhìn dân chém giết làm sao cho đành?
(thơ Khưu Xứ Cơ, theo Kim Dung)
Sống đã lấy gì làm sướng,
chết đã lấy gì làm khổ...
Nói chung, Khưu Xứ Cơ đã cung cấp cơ sở thế nào là vô vi, lối
thoát, sự bất tử, tự do tự tại…, nhưng một con người đầy tham vọng như Thành Cát Tư
Hãn thì làm sao mà ngộ mấy điều đó được!
5. Thiền và ‘à, ra thế’
Chân lý là ở cuộc sống, chứ không phải ở người viết,
nên cao nhân không phải là kẻ thấy người khác tội nghiệp
vì ảo tưởng đó là triết,
không phải là kẻ nói những lời siêu việt
mơ mơ hồ hồ, huyền huyền ảo ảo,
không phải là kẻ nói những lời vời tuyệt
bỗng bỗng bay bay…
Lão Tử rất xuất sắc khi biết thế này:
'đạo khả đạo phi thường đạo'
(‘Cười trước cuộc đời mà bất tử’-NGLB)
Ngày nay, có rất nhiều tài liệu nói về thiền, từ các thiền
sư như Huệ Năng, Trần Nhân Tông, Muju, Thích Nhất Hạnh, hay từ Phạm Công Thiện,
Phạm Doãn… Cũng tại bờ sông Sài Gòn, có một KTS không thể hiểu ngắn gọn và cơ
bản ‘thiền là gì?’, vì các sách nói lung tung phức tạp quá, thì cao nhân X trên
nói rằng:
‘Quay lui về quá khứ một tí, ‘thiền’ vốn là một từ Hán-Nôm
xuất phát từ bên Tàu, sau đó có thể người Nhật đọc trại là ‘ZEN’. Còn trong
thuật ngữ tiếng Anh không có từ này, nên họ tạm dùng từ ‘MEDITATION’ (= tập
trung tư tưởng/trầm tư mặc tưởng, theo Streamlines English), nhưng chưa diễn
đạt chính xác lắm. Nguyên thủy của từ này xuất phát từ Ấn Độ, với nhiều dạng như
Dhyana, Samadhi, Anandam, Mantra…, tìm hiểu phức tạp lắm, trong đó có từ Mantra
(cũng bắt đầu bằng chữ M như cách viết của người phương Tây: Meditation) lại có nghĩa rất
hay, trong đó 'Man' là trí tuệ, còn 'Tra' là giải thoát, theo đó, tạm hiểu
THIỀN là
giải thoát khỏi sự chế ngự của trí tuệ’.
Nói tới đây, anh KTS mới thở phào nhẹ nhỏm nói: ‘à, ra thế’,
và cảm thấy thỏa mãn, vì anh ta chỉ cần hiểu cơ bản như vậy là tốt rồi.
6. Vượt qua ‘ngưỡng’ của
trí tuệ
Nhưng lớn lên, anh lại nghĩ xa hơn.
Cuộc sống đã chỉ cho anh.
Mọi triết lý đều có các điểm riêng,
hãy tưởng tượng, đó là vỏ quả cà phê, (hay vỏ củ hành),
nhưng mọi triết lý lại đều có một điểm chung,
đó là nhân của chúng.
(Chùm thơ ‘Nàng dung tục’-NGLB)
Trong entry ‘Phương pháp xử lý tư liệu’, LB có viết: ‘Hãy
xem trí tuệ là vỏ cà phê, vượt qua ‘ngưỡng’ của trí tuệ, mới đến được ‘nhân’
của quả cà phê’.
Bạn thân của LB có đọc câu này, nhưng anh ta không hiểu, mà
ngược lại, anh ta lại đi phát tán cái mà anh gọi là ‘trí tuệ’ đi các blog
khác. Lại có 1 bạn bảo vệ cho việc xưng ‘cái tôi’ của mình như là
một chứng minh rằng anh ấy tồn tại, nhưng lưu ý rằng cái tôi ngầm và cái tôi
‘nổi’/nói khoác là hoàn toàn khác nhau. Cũng có 1 bạn được ai đó gọi là triết gia!, nhưng đọc bài
viết của bạn ấy, mình thấy toàn là… trí tuệ!
Thực ra, cái mà ai đó xem là ‘trí
tuệ’ chỉ là ‘cái tôi mơ hồ’ của người đó mà thôi, vì ‘chân lý là ở cuộc sống,
chứ không phải ở người viết’, và vì Lão Tử có nói ‘đạo khả đạo phi thường
đạo’ (tạm dịch, đạo mà có thế nói được thì không phải là đạo)…
7. Tình yêu, theo mọi
nghĩa
Anh biết rằng mình đã chết lâu nay
Nhưng trái tim - một tinh cầu rực lửa
Nó vẫn tìm, một nửa quá xa xôi
Nó vẫn rung, trong tình ái nhiệm mầu
Nó vẫn sầu, theo đuổi bóng lung linh
Nó vẫn sống, đắm mình trong khát vọng.
(Chùm thơ ‘Nàng khát
vọng’-NGLB)
Trả lời bạn Trần Huyền về vấn đề 'yêu và bất tử', tất nhiên
là không sa vào chi tiết, LB có viết:
'Trên thế giới có 6 tỉ người là 6 tỉ cá thể khác nhau; trong bộ óc có 100 tỉ tế bào thần kinh, và chúng đều có chức năng dị biệt. Ông
Phạm Thiên Thư có đề cập đến Ngũ nhân tố trong y học là 'thời, không, thân, tâm,
trí', (nói gọn là Pha-tha-ta = phương pháp thân-tâm) mà riêng chữ không-thời
gian đã là sự khác biệt rồi.
Tuy có khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung, mà theo
một ẩn sĩ: đó là quy luật vận động của loài người hay bộ óc, và nói chung,
con người/bộ óc sẽ phải trả lời 2 câu hỏi:
1. làm gì? (thường là người nghèo)
2. để làm gì? (thường là người giàu)
Dù có hàng tỉ cách trả lời khác nhau, nhưng cuối cùng họ cũng phải căn cứ vào ‘TÂM’ - của hệ trục tọa độ n chiều - là ‘KHÁT VỌNG’, hay nói dễ nghe hơn, đó là tình
yêu, theo mọi nghĩa’.
8. Con cá trống và con cá mái
Có phải chăng, tình yêu là tự-nhiên-nhiên-nhiên
ao cá nào cũng có con cá trống và con cá mái
nên dẫu em có say đắm triền miên
và do đó, mặc cho trùng trùng duyên khởi
em có thể cười trước cuộc đời mà bất tử đó, em ơi…
(‘Cười trước cuộc đời mà bất tử’-NGLB)
LB sẽ không nói dài, nếu có gặp ông đại gia Y đó, LB cũng
bắt đầu bằng bài thơ: ‘Cười trước cuộc đời mà bất tử’ như là lời mở đầu mà xuất
phát từ thực tại chứ không đi đến ‘thần học’ hay triết lý gì gì đó cao xa mơ
huyền, đừng cười LB nghen…
Và dù ổng có là ai, có muốn học cái gì, thì hãy lưu ý rằng
‘trong ao cá, luôn có con cá trống và con cá mái’, đó là tiên đề cơ bản trước
khi nói đến mọi chuyện khác:
Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn
Chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn…
-------------------
-------------------
Các nguồn tham khảo khác:
Chùm thơ ‘Nàng dung tục’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/372-chum-tho-nang-dung-tuc.html
Chùm thơ ‘Nàng khát vọng’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/368-chum-tho-nang-khat-vong.html
Cười trước cuộc đời mà bất tử: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/388-cuoi-truoc-cuoc-oi-ma-bat-tu.html#comment-form
'Jack Kornfield': http://www.budsas.org/uni/u-thien-namtruyen/thienquantt.htm
Phương pháp xử lý tư liệu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/374-phuong-phap-xu-ly-tu-lieu.html
Phương pháp xử lý tư liệu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/374-phuong-phap-xu-ly-tu-lieu.html
Thiền và tâm thức: http://phapluan.vn/phathoc/kien-thuc/thien-hoc/2196-thien-phat-giao-va-tam-thuc-hoc
Thiền là gì: http://www.yoga.com.vn/yoga.asp?p=10&thien-la-gi
Ngày ấy tôi qua đỉnh Hoa Sơn
Trả lờiXóaChiều ngát tà dương, ngạt nắng vàng
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn…
Lời bình của blogger 'ẩn danh' (A, lưu làm kỷ niệm):
XóaHôm nay rảnh nên qua lan man, nhiều chuyện, hay gọi là "cà phê" học với LB. Túm lại, lời bình này tuy "có" mà như "không". Trước tiên A cám ơn bài viết trên của anh đã cho A cảm hứng nói ra những cảm nhận thực tế trong cuộc sống.
1. Ai mà biết…
A học hành chẳng cao… phải vừa đi học vừa đi kiếm tiền… nhờ vậy mà được học ở trường đời nhiều hơn trường học. Đúng là "Ai mà biết"... anh nhỉ? A tâm đắc câu này.
2. Mơ ước giảng 'triết'!
Ai cũng có mơ ước. Mơ ước của A là "Cái đầu đừng già cỗi". Nếu có già theo quy luật tự nhiên thì cũng chầm chậm thôi... híc. Và ước có người viết sẵn cho A đọc để A tiết kiệm được nhiều thứ...
3. Đi hái ổi và… thần học
Thần học nghe sao nó cao siêu, trừu tượng, khó hiểu quá… Theo suy nghĩ của riêng A thì:
+ Từ xưa đã có câu : "Thần hồn nhát Thần tính" => Đó chính là do "lý trí" của con người tạo ra.
+ Người ta hay nói đến phong thủy, một sức mạnh "siêu nhiên". Nhưng xét theo tính khoa học thì đó là "sự đối lưu", "di chuyển", "áp suất" của không khí. Trong ngành xây dựng các kiến trúc sư đã đưa khoa học (môn học tự nhiên) vào thực tế để tận dụng "không gian" (vũ trụ) và "thời gian" (ánh sáng) đem lại lợi ích phục vụ cho con người.
4. Khưu Xứ Cơ và Thành Cát Tư Hãn
Xóaa/ Qua một thời gian chơi blog, giao lưu với những bloger ngoài đời thật A "ngộ" ra rất nhiều:
+ Đa số thể hiện cái TÔI là chính (Vẫn còn lại thiểu số... hì hì)
+ Viết hay nhưng chưa chắc đã làm hay.
+ Không thực lòng, giả dối. VD: những lời bình cho có, họ ko quan tâm đến bài viết. Thậm chí họ ko thèm đọc mà vẫn để lại lời bình muốn chủ nhà "có qua có lại" cốt lấy số lượng lời bình cho blog mình càng nhiều càng trở thành "người nổi tiếng" (ngấm ngầm cạnh tranh nhau về số lượng) chuyện thật như đùa... Ui da!
+ Có mục đích cá nhân "màu mực" (Số này ít)
+ Thơ xào nấu là nhiều. Chỉ một số ít là nhà thơ thực thụ còn đại đa số là nghiệp dư. Để ý quan sát kỹ trong số "nghiệp dư" này cũng chia thành 2 nhóm :
. Nhóm "tư duy" đọc thơ thấy khác liền. VD: thơ LB mang tính "triết", thơ của anh Mộc rất "độc và lạ"… Nhạc sĩ xem thơ sáng tác ra bản nhạc, A ngược lại nghe nhạc cảm tác ra thơ (thẩn) hiiiiiiiii
. Nhóm "thợ nấu" chuyên nghiệp thì hay đi giao lưu thơ để lấy ý, lấy từ, cách gieo vần để lên tay (giống như uống bia vậy đó, uống nhiều lên đô). Đã có người mở miệng chỉ cách cho A như thế... Tiếc thay!
b/ A tự lượng sức mình nên kim chỉ nam của A là "Thà làm đầy tớ người khôn hơn làm thầy kẻ dại". Đọc những gì đáng đọc. Học những gì có ích. Nghe những gì đáng trân trọng. Làm việc gì cũng không thẹn với lương tâm... hahaha ... Hãy ngước mặt nhìn đời…
5. Thiền và ‘à, ra thế’
Nói đến THIỀN ai cũng nghĩ đến không gian nhưng thực sự "không gian" cũng là một hình thái của nhận thức được hình thành do sự liên hệ về vị trí của các vật thể. VD: trong hội họa hay nhiếp ảnh, những bức ảnh nghệ thuật tĩnh đều thể hiện tính chất thiền. Những khu vườn thiền của Nhật Bản ... (A liên hệ thực tế từ môn Nhiếp ảnh mà A được học từ nhỏ) - Không gian và thời gian luôn phụ thuộc lẫn nhau nói theo thuyết tương đối của Albert Einstein. Đó chính là THIỀN => Thiền do nhận thức chứ không theo khuôn thước hay nguyên tắc nào cả.
6. Vượt qua ‘ngưỡng’ của trí tuệ
Ôi! Nói đến "trí tuệ" thì A "xin thua" ngay từ vòng giữ xe cho nó khỏe! Có một số người nói blog của A chẳng có gì hay cả chỉ toàn là sưu tầm danh ngôn, truyện cười, khỏi cần đọc bản thân họ vẫn là người tốt mà... Kể ra họ nói cũng đúng thật! A... thì biết viết cái gì bây giờ? Hổng lẽ đi uống cà phê rồi đưa hình lên, làm vài món ăn bình dân đem ra dạy mọi người. Đi chơi chụp hình khoe quần, khoe áo, khoe sự sung túc, sung sướng trong khi ngoài kia còn bao nhiêu mảnh đời cần chia sẻ thiết thực! Có những người lúc còn sống họ "vô danh" khi chết đi rồi họ mới được mọi người biết đến. Vì sao? Những chân lý họ để lại cho đời phải có những người "học thì ít nhưng thực nghiệm thì nhiều" như A đề cao, học tập, truyền bá rộng rãi cho cộng đồng... há chẳng phải A đã đưa họ vượt qua ngưỡng của trí tuệ à !
7. Tình yêu, theo mọi nghĩa
Tình yêu không chỉ dành cho trai gái mà nó bao hàm nghĩa rất rộng: bất cứ nơi nào, ở đâu, tầng lớp nào, cá thể nào, giai đoạn XH nào cũng có. Mà LB là chuyên gia nói về Tình yêu. Chủ đề tình yêu A không dám luận bàn vì thuộc dạng "ngu lâu, dốt bền" chỉ xin ngồi nghe thôi ạ!
8. Con cá trống và con cá mái
…HẠNH PHÚC ĐƠN SƠ lắm. Những phát minh của nhân loại ở đâu ra? => Con người. Con người ở đâu ra => Cha + Mẹ. Cha Mẹ tại sao lại như vậy? => Định luật hấp dẫn (âm dương-NGLB) của vũ trụ. Chỉ khi nào con người chết đi thì mới thoát ra khỏi cái giới hạn của vũ trụ. Chết có khi lại là điều hay tùy theo cảm nghĩ của mỗi người, mỗi hoàn cảnh.
…Chết rồi, chết rồi! A nói nhiều thành nói sai, nói dở! A đi "giải thoát khỏi sự chế ngự của trí tuệ" đây (mượn câu này của anh LB nhé)… Nếu tham khảo trên sách vở hay từ thông tin mạng sẽ bị loạn đầu óc. A là một người bình thường thậm chí tầm thường nên cách A học là hỏi trực tiếp những gì mình ko hiểu. Cách học thực tế nhất, cọ xát nhất.
Lời bình mang tính chất tham khảo…
Xem ra nhiều người cũng muốn hiểu biết sâu về Thần Học. Nhưng mời thầy về nhà dạy thì hiếm thật!
Trả lờiXóaÀ, LB có nói là muốn dạy 'triết' tại gia, nó bao gồm vũ trụ quan + thế giới quan + nhân sinh quan mà 'tổng hợp' phương pháp luận, triết, văn hóa đông-tây-kim-cổ, toán, lý hóa, thơ văn nhạc họa, kinh Dịch, ngoại ngữ..., hì... Thực ra, nhu cầu này là có, LB có niềm tin là như vậy, nói cho vui thôi nhé, cám ơn anh đã ghé nhà, hẹn gặp một ngày gần nhất.
XóaLưu comt Miền nhớ:
Trả lờiXóa"Ngày ấy nghe tiếng cười
Sao nhớ hoài không quên
Nay không nghe tiếng cười
Sáng sớm hồn chông chênh"
Trích một số câu trong blog Linh Vu:
Trả lờiXóaSức mạnh lớn lao nhất trong cuộc sống… TÌNH YÊU!
Tài sản to lớn nhất… NIỀM TIN!
Điều tệ hại nhất nếu không có… HY VỌNG!
Thói quen hủy diệt ghê gớm nhất… LO NGHĨ!
Máy vi tính khó tin nhất của thế giới… BỘ ÓC!
Sự mất mát lớn lao nhất… MẤT LÒNG TỰ TRỌNG!
Tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất… TUỔI TRẺ!
Nét xấu nhất trong nhân cách… TÍNH ÍCH KỶ!
Vấn đề to lớn nhất phải thắng vượt… SỢ HÃI!
Bộ trang phục đẹp nhất… NỤ CƯỜI!
Căn bệnh làm lụn bại nhất… CÁC LỜI CÁO LỖI!
Kẻ cùng đinh nguy hiểm nhất… TẬT NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH!
Hai từ ngữ đầy sức mạnh nhất… CÓ THỂ!
Cảm xúc vô giá trị nhất… SỰ TỰ THÁN!
Cách động viên tinh thần tốt nhất… KHUYẾN KHÍCH!
Thuốc ngủ hiệu quả nhất… BÌNH AN TRONG TÂM HỒN!
Của cải đáng giá nhất… SỰ CHÍNH TRỰC!
Công việc thỏa mãn nhất… GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC!
Và thái độ cao cả nhất… LÒNG BIẾT ƠN!
Lưu comt TGT:
Trả lờiXóa"Ta cám ơn tình nhân
Đã cho ta màu tím
Ta cám ơn Ti-gôn
Đã cho ta... trốn tìm"
Hề.. hề...
Lưu comt UD:
Trả lờiXóa"Một vì sao lạc ngất ngây
Hai vì sao lạc càng say say nồng
Lạc nên lựa chỗ bờ sông
Đừng lạc vào chỗ núi non chập chùng"
Lưu comt Mưa rừng chiều:
Trả lờiXóa"Gót hài qua hàng phượng vĩ êm đềm
Ta thầm nghĩ em ơi em duyên quá
Con đường trắng nhẹ nhàng ôm dáng gọn
Ta ước cầm bàn tay nhỏ êm êm"
Lưu comt Mưa:
Trả lờiXóa"Tháng sáu chiều mưa, mưa hay khóc
Đỏ trái cà phê, đỏ mắt nàng
Mếu ơi, đừng mếu, anh ru nhé
Ru mãi cả đời, anh mếu luôn"
Hề.. hề...
Lưu comt MTV:
Trả lờiXóa"Thứ bảy anh ngồi ở sân bay
Điếu này, điếu nọ hết cả ngày
Bóng em gái nhỏ không hề đến
Nên nắng chiều rơi, lá rụng đầy"
Híc.. híc...
mua thu vang 22:32 Ngày 21 tháng 6 năm 2013
XóaBão đến lòng em thêm nát tan
Còn đâu tâm trạng để mơ màng
Trà xanh đắng ngắt màu đen đặc
Chỉ có mình em khát chang chang
Trang Chu 10:121
Trả lờiXóaChào anh.
Bài viết nào của anh cũng có ý nghĩa... tuy rằng mượn những nhân vật trong Kiếm Hiệp Kim Dung, Cuộc sống luôn là một thực tại như lai, mọi lý thuyết có nghĩa lý gì với cây đời vẫn mãi tươi xanh?
Sự hiếu tri sao bằng một đời sống ung dung tự tại không vướng bận đa mang?
Mọi cái Tôi vốn đã là không một vật...
Nhưng cuộc sống vốn dĩ nhân sinh dĩ thích chí, sống sao cũng được và chết sao cũng y như thế.
Chủ nhật chúc anh vui vẻ , nhiều bài viết hay cho mọi người tham dự.
Thân mến
Nha Gom La Bang VN 10:22
Bạn TC bình rất chí lý, thanks:
Ta buồn ta nhặt lá bàng
Cà phê ta uống, lang thang chốn này
Tháng ngày thì mặc tháng ngày
Ta mê ta mẫn, ta say với đời.
Thân ái.
"Đạo khả đạo..." tưởng của Lão té ra của Trang hở anh?
Trả lờiXóaLão và Trang chỉ cách nhau có 4 giây, đố DN bít tại sao không? Hì..., thanh nhé, lâu ngày quá, chiều vui.
XóaLưu comt Tam Anh:
Trả lờiXóa"Anh rơi xuống hồ, rơi xuống đây
Thấy Đường Quân Tử say ngất ngay
Kim Anh, êm ái tên nàng đó
Cũng chạm lòng ai, ấm chiều này".
Lưu comt GaiGia:
Trả lờiXóa"Chiều nay khát nước thèm dưa hấu
Cánh phượng xa xa đỏ đỏ màu
Áo em trăng trắng, con đường lướt
Bẫy phải tình anh, tối cảm hoài"
Vậy ra là anh Bàng cũng rất dễ bị cảm ha ha...
XóaChứ Trần Huyền chưa bị 'cảm' lần nào à, sợ bị nhiều nữa là khác, hì..., ngủ ngon nghen.
Xóa"15 năm giảng triết cho các tổ chức nước ngoài", ngưỡng mộ nha, cs chiện trò cùng cao nhân rồi, dù chỉ trên thế giới ảo.
Trả lờiXóaCó câu "Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống’?" cs cảm thấy mơ hồ quá. Vì khi đứng trước 1 sáng tạo tuyệt vời (ví dụ đứng trước 1 cô gái đẹp) cs luôn thích ngắm nhìn và ngưỡng mộ, thế nhưng đúng trước cái chết cs ko thích ngắm mờ cũng chẳng ngưỡng mộ chi hết, vậy chắc phải xét lại. Mờ cái ông Steve Jobs mô phải là thánh nhân nên lời nói của ông ta ko phải lúc mô cũng đúng.
Tối cn vui vui aLB nhé.
Giảng bài là 'chuyện thường này ở huyện', đó là 1 nghề thôi, biết đâu người ta lại thích giảng... cái chuyện khác, hì...
Xóa"Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống": mặc dù không phải là thánh nhân, nhưng ổng nói... đúng, đứng trước một sáng tạo tuyệt vời của thượng đế như mỹ nhân, có người đã la làng lên rằng:
"yêu là chết trong lòng một tí"
thấy chưa? chết ngáp ngáp luôn đóa, hì..., ngủ ngon nhé.
" Ai mà biết": Tối qua nhà anh Bàng hỏi anh đang làm gì, anh nói đang ngâm cứu một số triết lý, thầm nghĩ "ai mà biết cái khoa học này chứ hic hic"
Trả lờiXóaUh, LB đọc lại mấy câu chuyện nhỏ kể ở phần 1, mà tức cười, "ai mà biết cái khoa học này chứ", ha.. ha... ha...
XóaNgủ ngon nghen.
Lá Bàng lúc nào cũng đòi măm dưa hấu "ai mà biết cái khoa học này là gì" hic...hic.. đọc buồn cười quá
Trả lờiXóaghé thăm anh chúc anh vui vẻ an lành!
Có rất nhiều cái mình không biết, không biết thì nói là không biết, hì..., cám ơn GG nghen, ngày mới tốt lành.
Xóa