Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

453. Bùi Giáng và ‘lô hỏa thuần thanh’!

-Đi về một bữa hôm nay
Nhớ ngàn xưa đã về đây một lần
-Ra đi gió định trở về
Ngày sau mây hẹn trả khe đầu ngàn
-Mai sau hẹn với ban đầu
Chờ nhau ngỏ khác ngó màu nguyên xuân
-Con chim ca hót thơ ngây
Con người nói ít mà gây gổ nhiều
(Bùi Giáng)
1. Mở đầu
Trước đây, LB cũng có viết 1 bài về Bùi Giáng (entry 232) và được cô giáo Đóm nói ‘like!’, hihi… Mới đây, chỉ trong vòng có mấy ngày mà báo Thanh Niên đã đăng mấy bài về ‘Chuyện đời Bùi Giáng’, 24-29/9/2013. Khi đọc các bài viết có liên quan đến ông, LB để ý mấy vụ sau đây: Bùi Giáng xem ‘nhà Kim Dung học’ Đỗ Long Vân là người đã đi vào ‘vùng thâm viễn của Đông Tây kim cổ’, có chơi thân với nhà thơ - ‘triết gia’ Phạm Công Thiện (ngoài người bạn vong niên là Trịnh Công Sơn), được nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thanh xem là có ‘ngòi bút lô hỏa thuần thanh’, và được một người bạn của LB cho rằng ‘ai đó không đủ tư cách để bình luận về ông’…
LB sẽ lần lượt giới thiệu vài nét về các vấn đề trên.
2. Ai đó không đủ tư cách để bình luận về ông!
Khi nghe người bạn nói câu này, LB nghĩ thầm: ‘vậy thì ai có đủ tư cách?’, ‘ta phải học mấy trăm năm nữa mới có đủ tư cách?’, 'chả lẽ đến già, đến chết, ta cũng không được nhận định về Bùi Giáng à?'...
Bùi Giáng có học... đại học (Văn Khoa Sài Gòn, năm 1952, chỉ ghi danh, rồi chê không học!) thì ta cũng học… đại, Bùi Giáng năm 43 tuổi ‘lang thang du hành lục tỉnh’ thì đến tuổi này ta cũng vi hành khoảng vài chục tỉnh, Bùi Giáng... điên nhiều thì ta cũng điên không ít, Bùi Giáng đọc nhiều sách thì ta cũng đọc sách nhiều, Bùi Giáng có nhiều đau khổ thì ta cũng có đau khổ nhiều, Bùi Giáng sống nhiều trong bể khổ thì ta cũng sống trong bể khổ nhiều, và 
Bùi Giáng có nhiều... tình yêu thì ta cũng có tình yêu nhiều, hì.. hì…
Đặc biệt là, nếu học trò Bùi Giáng khi muốn nhận định về thầy của cậu như Lê Trí Viễn, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh… mà bị thầy nói là ‘anh không đủ tư cách’, thì chắc chắn là ngày nay ta sẽ không có nhà thơ hay nhà nghiên cứu văn học Bùi Giáng. Cụ thể hơn, nếu một sinh viên Văn khoa nào đó mà gặp phải cái Luận văn tốt nghiệp ‘Tìm hiều về Bùi Giáng’ thì anh ta không thể vì ‘không đủ tư cách’ mà từ chối. Thật vậy, đã có nhiều Luận văn tốt nghiệp với cái tên là ‘Tìm hiểu về Mạc Ngôn’ mà các bạn có thể dễ dàng đọc trên Google...
Vậy ta có thể mở đề cái entry của ta bằng cách nói: Bài viết này là để tâm sự cho vui, và chỉ dành cho các blogger có quan tâm.
3. Đỗ Long Vân là người đã đi vào ‘vùng thâm viễn của Đông Tây kim cổ’
Anh trao em từ mật niệm thiên thai
Một tặng vật lạ lùng hư hay thiệt?
(Bùi Giáng)
Khi thảo luận với các blogger ‘tiến sĩ kỳ lạ’ và ‘kiến trúc sư’, chúng tôi nhận thấy người mà được Bùi Giáng kính nể nhất là ‘nhà Kim Dung học’ Đỗ Long Vân, và LB cũng tự nhận thấy rằng Đỗ Long Vân là một trong những bộ óc xuất sắc nhất… của Việt Nam! (entry 366).
Thật vậy, Bùi Giáng đã viết: ‘Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương… Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn ‘Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta’ để đọc lại nhiều lần' (‘Thi ca tư tưởng’ - Bùi Giáng).
Cùng quan điểm với Bùi Giáng, nhà phê bình văn học Nguyễn Mạnh Tiến đã viết: ‘Đỗ Long Vân, có thể xem là ‘minh chủ’ của phê bình văn học cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy. Chỉ có điều, vị minh chủ ấy, một mình một phái, song không vì thế mà phê bình cấu trúc ở miền Nam mất tiếng nói. Đỗ Long Vân tài hoa và uyên bác, với một văn thể uyển chuyển, mạnh, nhanh như đao Đồ Long vẫn khiến quần hùng văn bút phải kính nể’ (phebinh vanhoc.com.vn).
Và LB xin giới thiệu với bạn đọc 1 đoạn văn của Đỗ Long Vân: ‘Trong sự xung đột giữa con người và thế giới, sự thắng trận sau cùng trong Kim Dung bao giờ cũng thuộc về thế giới. Thế giới sẽ thường xuyên vượt khỏi vòng tay ôm của con người. Con người Kim Dung đã biết tất cả những cám dỗ: của đạo lý nghiêm khắc, của ý chí thống trị, của tinh thần cứu rỗi. Tiếng gọi lớn nhất tuy nhiên sẽ là tiếng gọi của cuộc đời xuất thế nghĩa là của sự trở về. Khi xét đến võ học trong Kim Dung người ta thấy rằng ông rất ngờ vực trí năng và sức sáng tạo của con người. Ấy theo ông là mầm của mọi ly tán. Cho nên không có gì lạ nếu sau cùng, mặc dầu tính chất lãng mạn, một Vô Kỵ sẽ kết thúc những phiêu lưu của mình như Candide của Voltaire. Sự thất bại ấy của người anh hùng thật là quá êm đềm để không có vẻ khả nghi. Nhưng người ta hiểu rằng trong Kim Dung cái lãng mạn chỉ có một giá trị giai đoạn: ông đã lấy cái mênh mông của thế giới để thoái chí anh hùng, lấy một nhân loại đa sắc ra làm đảo lộn những ý nghĩa đạo lý, lấy cảm động làm ý thức suy vong, lấy ngây ngô chống lại tài mưu trí, nói tóm lại lấy tự nhiên chống lại cái nhân văn, và kết quả là sự thất bại của người anh hùng trước cuộc đời như thế’ (‘Vô Kỵ giữa chúng ta’ - talawas.org).
4. Chơi thân với nhà thơ - ‘triết gia’ Phạm Công Thiện
…Phạm Công Thiện viết: ‘Năm 1965, tôi được gặp Henry Miller tại Pacific Palisades ở California. Trời đất đã sắp đặt cho tôi gặp Henry Miller tại Huê kỳ để được ông ‘điểm đạo’… Trong những năm 1960, ở miền Nam có một cái cầu nối ‘văn hóa’ sang Paris. Lúc đó, Phạm Công Thiện đã nổi tiếng như cồn nên mỗi tác phẩm anh vừa viết thì lập tức được một nhóm trí thức người Việt ở Paris dịch sang tiếng Pháp, rồi tiếng Anh, và được phổ biến khá rộng rãi ở trời Tây. Xin nhắc lại, Henry Miller được coi là một trong những ‘nhất đẳng tông sư’ về triết học bên Mỹ và cả thế giới, khi ông ta đang ngồi bên Mỹ, bỗng giật mình là ‘tại sao có một người Việt Nam mà viết về triết của mình hay hơn mình?’, ông bèn viết thư mời Phạm Công Thiện sang Mỹ gặp ông ấy, từ đó có truyền thuyết về chuyện ‘Phạm Công Thiện uống cà phê với Henry Miller dưới trời mưa’... Tuy nhiên… hình như anh đọc quá nhiều sách mà bị 'tẩu hỏa nhập ma', từ đó, anh là một sự phức hợp của sự rối loạn các ngôn từ về triết và là một sự dồn nén các tư tưởng theo hướng của riêng anh (entry 277 - NGLB). 
LB xin trích lời kể của một nhà văn về mối giao tình này: ‘Mỗi lần Phạm Công Thiện gặp Bùi Giáng là hai người thường gây nhau. Gây nhau về những ‘triết thuyết’ này và ‘tư tưởng’ nọ. Nhưng với thơ văn thì hai người lại ‘thương nhau vô cùng. Bùi Giáng thường đọc những câu thơ ngắn cho Phạm Công Thiện nghe và ngược lại. Trong thơ không có điều gì phải luận giải, trong thơ chỉ có sự chia sẻ và cảm thông. Chúng tôi nhìn hai nhà thơ quàng ôm nhau. Hai nhà thơ ngó nhau cười dịu dàng. Hai nhà thơ uống những ngụm bia lạnh. Hai nhà thơ hút thuốc lá. Rồi hai nhà thơ ngồi yên như pho tượng’ (…) Một ngày khác, tôi chở Phạm Công Thiện đến thăm Bùi Giáng. Căn gác gỗ ọp ẹp ở bến xe đò gần đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3/2 - PV). Vừa bước lên cầu thang, đã thấy một dãy ‘gà mên’ xếp đầy trước một khung cửa đóng kín. Phạm Công Thiện gõ cửa. Mùi thức ăn (từ gà mên để lâu ngày) gây nồng, và những con ruồi bay chấp chới trên những chiếc vung bằng nhôm xám xỉn. Một lúc, Bùi Giáng ló đầu ra. Áo quần nhăn nhúm và tóc tai bù rối. Căn phòng nhỏ, chật cứng sách vở. Một chiếc mền màu tro cũ và một ngọn điện được kéo thấp xuống còn cháy sáng. Bùi Giáng, một tay đẩy những đống sách cho gọn gàng lại, một tay hất hất chiếc mền. Cả ba chúng tôi vẫn đứng vì căn phòng quá hẹp. Một đôi đũa và mấy chiếc mũ quăng bừa bãi trên một cuốn sách của Camus. Một đôi vớ đen lẫn lộn giữa một cuốn sách của Heidegger. Bùi Giáng nói: ‘Ngồi đi, ngồi đi…’ (…) nhưng chúng tôi đứng lổn ngổn như mấy con ngựa hoang giữa một lòng núi hẹp. Bùi Giáng giải thích nhiều bữa ông đã quên ăn, cứ để những phần cơm trước cánh cửa đóng im lìm, nhưng người nấu cơm tháng cứ theo lệ hằng ngày vẫn xách tới thêm, để sẵn… (xem tiếp phần (2) bên dưới).
5. Có ‘ngòi bút lô hỏa thuần thanh’?
Lô hỏa thuần thanh là cái gì nhỉ?
Có một số người viết là ‘lư hỏa thuần thanh’, tạm hiểu là lửa trong lò hoàn toàn biến thành màu xanh, chẳng hạn người xưa luyện đao kiếm mà khi ngọn lửa trở nên toàn màu xanh thì coi như là đã luyện thành. Trong ngôn ngữ kiếm hiệp, người ta thường dùng từ ‘đả thông sinh tử huyền quan’, ‘siêu phàm nhập thánh’, ‘luyện đủ 12 thành hỏa hầu’, ‘cao thâm khôn lường’ (ngôn ngữ của Định Tĩnh sư thái) hay ‘đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh’ (ngôn ngữ của Trương Tam Phong)… để chỉ người đã luyện một môn nào đó tới mức thành công tột đỉnh.
LB xin dẫn chứng câu nói của 2 nhà nghiên cứu:
-‘Bùi Giáng là một trong những nhà thơ thuộc loại hiếm của gia tài thi ca dân tộc, đã chạm được một tay vào chính cái chỗ ta vẫn thường nói khi thảo luận về tôn giáo, đó là quyền năng. Nhưng ông không là một giáo chủ… mà là một nhà thơ đã nắm được quyền lực: quyền lực thi ca. Trong thế giới tâm linh - trực giác thiên khải đó và cuộc đời ‘vật dục - trần gian’ u mê này, ông đã đi về như một ‘tự do cá nhân’, không một vết xước nhân quyền (Đặng Ngọc Như - thanhnien.com.vn).
-‘Bùi Giáng - thi nhân thấu thị, đã sống kiệt tận miên bạc bình sinh, đã là một trong số hiếm hoi những linh hồn đã đi đến tận đáy của cái vực sâu không đáy, đã yêu đắm đuối cả cuộc bể dâu thê thảm, để công phu ghi tặng lại, bằng ngòi bút lô hỏa thuần thanh...’ (Nguyễn Quang Thanh - thanhnien.com.vn).
6. LB đã có viết…
Kể từ sử lịch xa xuôi
Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em
Lang thang vạn dặm độc hành
Cẩm nang bỏ cuộc đời mình trao em
(Bùi Giáng)
Vâng, LB sẽ không nhận định về Bùi Giáng, nhưng LB đã có viết như sau mà được cô giáo Chiều Tím nói ‘like!’, hì.. hì…
'Ông nhìn cuộc đời như một dòng sông chảy mãi không dừng trong cái thế giới thiên biến vạn hóa này, thoạt trông xô bồ hỗn độn, nhưng nó dường như có đó mà mất đó, trong một sát na đã chuyển dịch sang cái khác. Vậy thì ta là cái gì trong vũ trụ này? Con người chỉ giác chứ chưa ngộ, vẫn còn ôm cái 'sắc', do đó cái 'lưới thiên la địa võng' vẫn hữu hình: 'số phận luôn luôn tìm kiếm con người, còn con người luôn luôn theo đuổi số phận'! Vậy thì tại sao ta phải khư khư ‘cái đó là cái đó’ hay ‘nó phải như vậy’, ta có thể từ bỏ hết, bỏ sắc sắc không không, bỏ thiên đàng, bỏ địa ngục, bỏ Heidegger, bỏ Henry Miller, bỏ Nietzsche, và bỏ cả ‘ta’! Có phải cuối cùng chỉ có một lối thoát là ‘hãy về với ta’, về với tinh khôi, hãy quên đời, hãy say sưa mỹ nhân, hãy... 'phá' và hãy... điên cho lòng thanh thản!'.
'Và Bùi Giáng là một người 'điên' trong cái thế giới mà mọi người điên ‘đều tưởng mình là tỉnh???’. Nóng giận quá cũng là điên, say quá cũng là điên, đua xe cũng là điên, sử dụng ma túy cũng là điên, yêu quá cũng là điên, mê gái hay mê trai quá cũng là điên, mê blog quá cũng là điên, mê tiền quá cũng là điên, mê bài bạc quá cũng là điên, dâm dật quá cũng là điên, ham phong bì cũng là điên, sùng bái Khổng Mạnh/văn hóa nước ngoài cũng là điên, nói phét ở quán cà phê hay quán nhậu cũng là điên, ăn mặc hở hang, lộ hàng cũng là điên, ham 'mốt' tiến sĩ cũng là điên, tham quyền cố vị cũng là điên, ham làm bá chủ biển Đông cũng là điên, ham nói xấu moi móc người khác cũng là điên, nói người ta điên cũng là... điên, và đặc biệt là, ham đề cao ‘tôi là số một’ là hoàn toàn điên!'.
 …Và đêm, ngồi viết entry một mình - trời mưa to, mưa rầm rầm trên mái nhà, mưa cả đêm, nghĩ về mối tình của Bùi Giáng với Kim Cương… và nghĩ về mình, LB có lúc cảm khái rằng:
Xóm vắng chiều mưa tuôn dữ dội
Nhớ ai nhiều đội nón đi thăm
Mưa vào tay áo ướt dầm
Thương người nên phải âm thầm dưới mưa…

HẾT.
-----------------
Phụ lục:
(1)Bùi Giáng (1926-1998), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông đã để lại cho hậu thế khoảng 25 tác phẩm thơ, 4 tác phẩm ‘nhận định’, 4 tác phẩm Triết học, 4 tác phẩm ‘tạp văn’ và khoảng 16 tác phẩm dịch thuật. Ông bị ‘tai biến mạch máu’ và mất ngày 7/10/1998, tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, thọ 72 tuổi.
(2)Tôi nhìn lại những chiếc gà mên và những con ruồi đậu xuống như một tấm lưới không hề có thực. Lát sau chúng tôi đến một tiệm cơm chay ở góc đường Trần Quốc Toản, đối diện với Việt Nam Quốc tự (…) Phạm Công Thiện gọi một ly cà phê. Tôi gọi một ly trà đá. Riêng Bùi Giáng gọi (một lúc bốn thứ cả thảy): một tô hủ tíu, một tô mì, một ly cà phê sữa và một ly đá chanh. Tôi ngơ ngác nhìn Bùi Giáng, nhưng càng ngơ ngác hơn khi thấy ông ăn một miếng mì, rồi lại ăn một miếng hủ tíu, uống một chút nước chanh, rồi lại nhắm nháp một chút cà phê (…) Ông gắp cái này một chút, uống cái kia một chút - như người nhạc trưởng uyển chuyển trước một dàn nhạc. Ngay cả đồ gia vị cũng vậy. Ông rắc một chút tiêu lên tô này, lại thêm một chút ớt vào tô nọ. Xúc một muỗng đường, xin vài hạt muối. Muối cho vào ly đá chanh. Đường cho vào tô mì, lung linh chộn lộn. Có lẽ chỉ có ông-trời-xanh hay bà-trời-trắng mới biết được ông đang ăn uống hay đang chơi dạo giữa mùa trăng châu thổ?’… (Tuấn Huy - thanhnien.com.vn).
(3)Các tài liệu có liên quan:
Nguyễn Quang Thanh: http://phebinhvanhoc.com.vn/?tag=do-long-vanPhạm Công Thiện: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/257-pham-cong-thien-anh-la-ai.html 

26 nhận xét:

  1. Lô hỏa thuần thanh là cái gì nhỉ?
    Có một số người viết là ‘lư hỏa thuần thanh’, tạm hiểu là lửa trong lò hoàn toàn biến thành màu xanh, chẳng hạn khi luyện đao kiếm mà khi ngọn lửa trở nên toàn màu xanh thì coi như là đã luyện thành. Trong ngôn ngữ kiếm hiệp, người ta thường dùng từ ‘đả thông sinh tử huyền quan’, ‘siêu phàm nhập thánh’, ‘luyện đủ 12 thành hỏa hầu’, ‘cao thâm khôn lường’ (ngôn ngữ của Định Tĩnh sư thái) hay ‘đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh’ (ngôn ngữ của Trương Tam Phong)… để chỉ người đã luyện một môn nào đó tới mức thành công tột đỉnh.
    -‘Bùi Giáng - thi nhân thấu thị, đã sống kiệt tận miên bạc bình sinh, đã là một trong số hiếm hoi những linh hồn đã đi đến tận đáy của cái vực sâu không đáy, đã yêu đắm đuối cả cuộc bể dâu thê thảm, để công phu ghi tặng lại, bằng ngòi bút lô hỏa thuần thanh...’

    Trả lờiXóa
  2. Vâng, LB sẽ không nhận định về Bùi Giáng, nhưng LB đã có viết như sau mà được cô giáo Chiều Tím nói ‘like!’, hì.. hì…
    'Bùi Giáng là một người 'điên' trong cái thế giới mà mọi người điên ‘đều tưởng mình là tỉnh???’. Nóng giận quá cũng là điên, say quá cũng là điên, đua xe cũng là điên, sử dụng ma túy cũng là điên, yêu quá cũng là điên, mê gái hay mê trai quá cũng là điên, mê blog quá cũng là điên, mê tiền quá cũng là điên, mê bài bạc quá cũng là điên, dâm dật quá cũng là điên, ham phong bì cũng là điên, sùng bái Khổng Mạnh/văn hóa nước ngoài cũng là điên, nói phét ở quán cà phê hay quán nhậu cũng là điên, ăn mặc hở hang, lộ hàng cũng là điên, ham 'mốt' tiến sĩ cũng là điên, tham quyền cố vị cũng là điên, ham làm bá chủ biển Đông cũng là điên, ham nói xấu moi móc người khác cũng là điên, nói người ta điên cũng là... điên, và đặc biệt là, ham đề cao ‘tôi là số một’ là hoàn toàn điên!'.

    Kaka... rất có lí, hoan hô anh LB.
    Và cái nầy nữa:
    …Và đêm, ngồi viết entry một mình - trời bỗng mưa to, mưa rầm rầm trên mái nhà, mưa cả đêm, nghĩ về mối tình của Bùi Giáng với Kim Cương… và nghĩ về mình, LB có lúc cảm khái rằng:
    Xóm vắng chiều mưa tuôn dữ dội
    Nhớ ai nhiều đội nón đi thăm
    Mưa vào tay áo ướt dầm
    Thương người nên phải âm thầm dưới mưa…

    Theo như kết luận cũng là điên...Hì hì.....

    Trả lờiXóa
  3. Hihi...
    Điên trong thì ca là... thăng hoa đó,
    khó lắm đóa.
    Còn mình gặp thiên thần bé nhỏ
    thì có... điên một tí, hihi...
    Cám ơn bạn NT, tuần mới tốt lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đêm về khói thuốc, lòng xao xuyến
      Tuyệt đại mỹ nhân thế giới nào
      Khuya về lụy giấc chiêm bao
      Sáng về lụy khói cà phê mỏi mòn".

      Xóa
  4. Lưu comt Lộc Vừng:
    Giọt đêm tim tím bồi hồi
    Xuân La Xuân Đỉnh hoa đào liêu xiêu
    Hồ Tây đêm xuống mỹ miều
    Ai đi ai ở nâng niu giọt tình...

    Trả lờiXóa
  5. LÂU RỒI QUA THĂM CHÚC SỨC KHỎE BẠN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh Đỗ Hưng, LB sẽ ghé nhà,
      chúc chiều an bình.

      Xóa
  6. Cảm ơn anh LB đã cho giáo đọc một bài viết về nhà thơ Bùi Giáng khá đầy đủ, trong đó có cả cái entry của anh.
    BG thì ai cũng ngưỡng mộ, nhưng hiểu về ông có lẽ chẳng có mấy ai! Nếu điên được thì có thể hiểu... hehe...
    Ngày mới vui nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mấy bài viết của GL hay lắm đó,
      quả là 1 cao thủ frong giới quần thoa, hihi...
      Cám ơn nhiều nhé, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  7. Hậu sanh như em thì hổng dám nói hay bình gì cả, chỉ ngồi nghe đàn anh bàn chuyện vậy. Nghe mà có khi còn...hổng hiểu nữa kìa. hì hì
    Cả tuần vui vẻ anh Lá Bàng nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết cho vui í mà,
      tks, chiều ngọt ngào.

      Xóa
    2. Không còn gọi tên nhau, mấy năm rồi
      Không còn gọi tên nhau, em đi đâu?
      Xin đừng gọi tên nhau, thân hình đó
      Xin đừng gọi tên nhau, anh ngất ngây.

      Xóa
  8. Lưu:
    Trịnh Y Thư tên thật là Trịnh Ngọc Minh, sinh 1952 tại Hà Nội, lớn lên ở Sài Gòn và du học tại Hoa Kỳ từ năm mười tám tuổi. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, anh bắt đầu khởi viết và là khuôn mặt quen thuộc của các tạp chí văn chương của nền văn học hải ngoại.
    Anh là một chuyên gia điện tử viễn thông để mưu sinh cho cái nghiệp viết văn, làm thơ, dịch giả.
    Là nhà văn, anh đã xuất bản tập truyện ngắn Người đàn bà khác, là dịch giả anh đã chuyển ngữ Đời nhẹ khôn kham của Milan Kundera và Căn phòng riêng của Virginia Woolf, là nhà báo anh đã từng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Văn Học.
    Làm thơ (một công việc mà anh tự cho là có hứng thú nhất) anh đang chọn lựa trong hàng trăm bài thơ đã làm để in một tuyển tập thi ca trong thời gian sắp tới. Thơ của Trịnh Y Thư vừa có nét cổ điển nhưng lại có những khám phá mới của suy tư khác hơn với những quen thuộc của thi ca Việt Nam.
    Trịnh Y Thư và Nguyễn Mạnh Trinh đã cùng cộng tác để thực hiện Tuyển tập 23 người viết sau 1975 như một cách góp mặt của những người vừa tham gia vào sinh hoạt văn nghệ ở hải ngoại.
    Và sau cùng Trịnh Y Thư còn là một cầm thủ ghi-ta cổ điển từng theo học với danh cầm Pepe Romero vào thập niên 80.
    http://giaolang543210.blogspot.com/2013/09/96-oi-ieu-ve-dich-thuat.html#comment-form

    Trả lờiXóa
  9. Lưu comt Trần Minh Châu:
    Tâm hồn ta có đôi khi bức rức
    Chầm chậm nào, ta tự nhủ lòng ta
    Sự đời là luôn cong mà không thẳng
    Ta thấy trái, nhưng trời luôn luôn phải.

    Trả lờiXóa
  10. Lưu comt Mực tím:
    Có chứ em, ai mà không thương tím
    Nghe tiếng đàn đã chết lịm hồn anh
    Buổi chiều buồn, một ánh mắt long lanh
    Anh tự nhủ, mình không say mới lạ.
    LB sang thăm Tím, chiều ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
  11. Lưu comt Chu Ngọc:
    "Gửi anh mùa thu cộng tiếng cười
    Của người con gái tuổi đôi mươi
    Anh lưu anh cất trong miền nhớ
    Chiều rớt tà dương, nắng rụng rời"

    Trả lờiXóa
  12. Sang Thăm Bạn một buổi tối tràn ngập niềm vui Bạn nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn NQT, rất hân hạnh làm quen, chúc tối vui.

      Xóa
  13. Lưu comt Ngô Hà Băng:
    Bão trời thỉnh thoảng quý ba
    Bão lòng thường dậy chiều tà mờ sương
    Bão này cứ vấn cứ vương
    Đêm đau chả hết, khuya buồn vẫn theo.

    Trả lờiXóa
  14. MT sang thăm anh LB , tuần mới vui vẻ , may mắn..Anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB bận sửa nhà cả ngày,
      cám ơn Tím nghen, tối bên ấy ngọt ngào.

      Xóa
  15. TUI MÊ BLOG. VẬY TUI ĐIÊN! Kakaka!!!

    Trả lờiXóa
  16. TUI MÊ BLOG. VẬY TUI ĐIÊN! Kakaka!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mê và mê quá (too much) là hoàn toàn khác nhau, tối vui nhé.

      Xóa
  17. cho HAI LÚA like bài này nhé!
    Lúa đc sinh ra và lớn lên trong miền nam.trong cuộc đời cũng biết ít nhiều các nhân vật ,sự kiện mà bạn sâu chuỗi trong bài viết này,song kg biết nhiều đến vậy...ừ thì cũng đã đọc nhiều KIM DUNG,đọc thơ tiểu sử,giai thoại BÙI GIÁNG,hay tiếng tăm của nhà thơ triết gia PHẠM CÔNG THIỆN.
    Nhân sang đọc bài viết của LB LÚA sáng thêm nhiều điều,..cảm ơn bạn.blog của bạn là cả kho tri thức.LÚA like thêm lần nửa và chúc tối an vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB không đi theo con đường chính quy, mà đi theo tiến trình tìm hiểu:
      1-LB biết Kim Dung trước,
      2-Rồi nối sang Đỗ Long Vân,
      3-Rồi sinh ra chuyện biết Bùi Giáng,
      4-Rồi Trịnh Công Sơn,
      5-Rồi Phạm Công Thiện,
      6-Rồi Henry Miller...
      Hihi, cám ơn Hai Lúa nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa