Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

452. Thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’

LB thường nghĩ về ông này
Trước đây, LB có nói ‘người được LB ngưỡng mộ nhất’ là anh Bảy (trong entry ‘Thư gửi anh bất tử’), nhưng anh ta chỉ xuất hiện có 1 ngày trong đời LB, nên không thể biết rõ anh ta trên thực tế là người như thế nào. Tất nhiên là mình thích tính cách của Mạc Đại tiên sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hàn Mặc Tử, Lucky Luke hay Charles Chaplin…, nhưng trên thực tế, khi đi uống cà phê, ngồi ngắm những cây điều xanh ngắt đang ngại ngần dưới trời mây mù mịt, hay ngắm vườn hoa xinh mơn đang tình tự với nắng gió điệu đà, LB thường nghĩ về ông này - Phong Thanh Dương.
Ai là sư phụ của y?
Các bạn thường biết là Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông, nhưng có lẽ bạn không quan tâm lắm đến sư phụ của y? 
Tương tự, các bạn đọc truyện, yêu mến và ca tụng Lệnh Hồ Xung là khí khái ngất trời! Không phản đối. Nhưng vì sao mà y có khí khái ngất trời? Ai là sư phụ của y?
Thực ra, ông nói trên (trong truyện ‘Tiếu ngao giang hồ’) chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày, truyền thụ môn ‘Độc cô cửu kiếm’ cho Lệnh Hồ Xung, rồi biến mất. Về thân thế thì chỉ có nói sơ sài: ông là một tuyệt đại cao thủ của phái Kiếm tông (thuộc phái Hoa Sơn), chán vì bị vợ ngoại tình, ghét vì việc tương tàn tranh bá giữa 2 phái Kiếm tông và Khí tông (và trong nội bộ võ lâm), nên bỏ lên núi Hoa Sơn ẩn cư.
Lệnh Hồ Xung như thế nào mà đến nỗi 2 người đứng đầu Bạch đạo (là Phương Chứng đại sư của phái Thiếu Lâm và Xung Hư đạo trưởng của phái Võ Đang) phải nhường một bước, và người đứng đầu Hắc đạo (là Giáo chủ ma giáo Nhậm Ngã Hành) cũng tự nguyện hứa nhường chức Giáo chủ cho y?
Đó là vì y có trí tuệ siêu phàm, không phải là ‘kiếm pháp’ như người đọc thường nghĩ, mà trong đó y đã thấu hiểu được bí mật Kinh Dịch và huyền vi của vũ trụ.
Ai đã giúp y có được điều này? Chính là Phong Thanh Dương.
Huyền vi của vũ trụ? Cao thâm khôn lường?
Thế thì cái ‘bí mật Kinh Dịch và huyền vi của vũ trụ’ này có phải là thiên về ‘Tàu’ không? Không. Ngược dòng lịch sử, sử Tàu chính thức ghi chép bắt đầu từ thời nhà Thương (1556TCN, theo biên niên sử dựa theo ‘Trúc thư kỉ niên’), nhưng các triều đại Hạ-Thương-Chu vẫn còn nằm trong vòng ‘huyền thoại’ (Nguyễn Hiến Lê). Theo NGLB, lịch sử Tàu chỉ được bắt đầu từ thời nhà Tần (221-206TCN), khi mà Tần Thủy Hoàng tiêu diệt được các thế lực cát cứ và xưng Hoàng đế, còn trước đó chỉ có ‘vương’ mà thôi (tương tự, ở Việt Nam, từ thời Đinh Bộ Lĩnh, năm 968, khi ông thống nhất 12 lãnh địa cát cứ, thành lập nên nước Đại Cồ Việt và lên ngôi Hoàng đế). Ngoài ra, nhà Tần  phải xây Vạn lý trường thành do luôn bị làn ‘gió mùa phương Bắc’ tràn xuống, cụ thể là Kim, Thổ Phồn và Liêu (thời Tống), rồi Mông (thời Nguyên), rồi Mãn (thời Thanh)… mà người Tàu tồn tại đến ngày nay với tư cách là người Mãn-Hán... Chắc vì vậy mà theo một số nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm, Thế Trung hay Nguyễn Quang Nhật… thì thủy tổ của Kinh Dịch (triết lý âm dương) vốn có xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt hay ở Nam Á (xem phần (1) bên dưới).
Quay lại chuyện Phong Thanh Dương, ông đã truyền thụ cái gì cho Lệnh Hồ Xung? Đó là Kinh Dịch.
Trong phép tính tổ hợp, có thể hình dung là:
-với 2 chữ a, b (lưỡng nghi)
-ta sẽ xếp được 4 cặp đôi (tứ tượng) là aa, ab, ba và bb (=22),
-nếu thêm a, b vào nữa thì ta sẽ có có 8 cặp 'ba' (bát quái) là aaa, aab, aba, abb, baa, bab, bba và bbb (=23).
Tương tự, với 8 chữ a,b,c,d,e,f,g,h, ta có thể xếp được 64 cặp đôi khác hay ‘quẻ kép’ (=26). Ngoài ra, Tiêu Diên Thọ còn chồng các quẻ kép lên nhau để thành 64 x 64 = 4096 quẻ, nhưng ít ai theo vì quá phức tạp (theo Nguyễn Hiến Lê).
Và… trong bóng chuyền:
-chưa phát bóng: ở trạng thái 'vô cực' (không-có-gì)
-chuẩn bị phát bóng: ở trạng thái ‘thái cực’ (không động)
-phát bóng: ‘âm dương’ được phát động (khởi động)
-giao đấu: ‘âm dương’ chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng (động).
Với cách trình bày đơn giản này, hy vọng chút chút rằng nó sẽ làm cho ta bớt lo lắng về 2 chữ Kinh Dịch với các từ Hán Việt khó hiểu như vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái…

Vậy nếu Lệnh Hồ Xung phát ra 1 chiêu (bởi lập tức phát hiện ra chỗ nhược trong chiêu thức của đối thủ) mà có thể là bao hàm 1 hoặc nhiều trong 4069 thế, thì bố ai mà đỡ được! Vì đối thủ của y không biết trước là cái gì sẽ xảy ra, nên chiêu của y được gọi là ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’. Và vì thế, tư tưởng (kiếm pháp) của Lệnh Hồ Xung được Định Tĩnh sư thái đánh giá là ‘cao thâm khôn lường’.
Thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’
Thế thì ai biết cái ‘huyền vi của vũ trụ’ này?
‘Là kẻ đã ngộ được câu: ‘Ta là ai? Ngươi không là cái gì cả’, Phong Thanh Dương đã xa rời sự phù phiếm của thế tục và ẩn mình trên đỉnh núi Hoa Sơn đầy sương mù và mây bay tuyết phủ. Không ngờ trên đời này lại xuất hiện một gã Lệnh Hồ Xung, y không cần biết trời-đất là ai, sống-chết là gì, mà chỉ biết tôn trọng tình khúc âm-dương như là một cõi phiêu lãng tuyệt thú trên trần thế. Tính cách đó là hoàn toàn phù hợp với môn võ công ‘Độc cô cửu kiếm’ vô địch thiên hạ, do đó, Phong Thanh Dương đã xuất hiện và truyền lại môn kiếm pháp này cho y. Sau này, y đã hạ được ‘Thái cực kiếm’ của Xung Hư đạo trưởng, hạ được ‘Tịch tà kiếm pháp’ của Nhạc Bất Quần, và đối đầu được với ‘Quỳ hoa bảo điển’ (sử dụng ‘kim’) của Đông Phương Bất Bại (sẽ hạ được nếu y học xong Dịch cân kinh và xóa đi được độc tính của Hấp tinh đại pháp).
Nhưng, sau khi Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô cửu kiếm, Phong Thanh Dương có dặn dò rất kỹ rằng ‘không bao giờ được nhắc đến tên ta’, vì thế, mặc dù bị tên Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần dùng áp lực sư môn gặn hỏi bao nhiêu lần, y cũng không hề hé miệng.
Và Phong Thanh Dương xứng đáng là một con thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’ (vô định, thấy đầu mà không thấy đuôi), tại hạ lấy làm ‘cửu ngưỡng’.
Ok thôi...
Quay lại chuyện năm 2013.
-Là đàn ông (tương tự với đàn bà), có mấy ai mà không muốn được sở hữu một người phụ nữ trẻ, đẹp và có thân hình thơm như múi mít. Ai mà không thích 'tơ', chả phải mấy ông thường thích gà tơ, nai tơ, bò tơ, rau tươi, gái tơ (trừ vịt tơ!), chả lẽ các ông lại muốn măm măm thịt heo xề hay thịt gà chết nhập từ 'bên ấy'?... Nhưng nếu ta gặp một phụ nữ trên dưới 50 tuổi mà dễ thương hơn em 20 thì sao? Ok thôi.
-Ra trường, ta muốn làm nghề mà mình đã học, nhưng nhiều khi: tốt nghiệp cử nhân Toán lại đi dạy Anh văn, tốt nghiệp bác sĩ lại đi làm cà phê (như ông Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hạn), tốt nghiệp kỹ sư điện lại đi làm marketing? Ok thôi.
-Ta yêu em L, nhưng khi làm đám cưới lại lấy em M, lấy em M được 10 năm lại bỗng nhiên… sa lưới tình với em N? Đời là vậy, hihi, cũng... ok thôi.
-Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn còn có chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, nghèo khổ! (phát biểu của Thủ tướng, Liên Hiệp Quốc, sáng 28/9/2103)… Cách đây khoảng 2500 năm, con người đã từng cầu xin ‘thần thánh’ ban cho hòa bình, nhưng vì ‘thần thánh’ bận đánh… ‘phỏm’ vô thời hạn trong thế giới tâm linh, nên 10.000 năm nữa thì con người vẫn còn cầu xin! Ok thôi...
Hãy biến cái không muốn thành cái muốn
Ở đời, thường thường, cái mà ta muốn thì không được, nhưng cái mà ta không muốn lại luôn được, vậy ta hãy biến cái không muốn thành cái muốn và hạnh phúc với chúng, đó là triết lý ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’ vô địch thiên hạ!
Cụ thể là nếu ta không có thịt bò kô-bê, yến sào, cẳng dài… thì làm sơ sơ mấy món ‘3G’ như gạo quê, gà quê và gái quê - những món tuy đạm bạc nhưng nhiều khi làm cho vua Càn Long, Napoleon hay mấy ông đại gia phải thèm nhỏ dãi!
Còn LB thì sống thuận theo tự nhiên, gặp cái gì thì chơi cái nấy, không gặp thì ở nhà chơi blog một mình, có nghĩa là: nếu gặp anh sửa xe Honda thì nói phét chuyện làng quê, nếu gặp anh bán xăng dầu thì rủ đi uống cà phê,
còn nếu gặp em Minh Hằng thì rủ đi hát Karaoke…
----------------
(1) Triết lý Bách Việt:
-‘Triết lý âm-dương’ khởi thủy là từ các các dân tộc Bách Việt (từ phía Nam sông Trường Giang (vùng Lĩnh Nam) đến dãy Hoành Sơn - Quảng Bình, thời Triệu Đà), đặc biệt là vào thời đại Hồng Bàng - thế kỷ 28TCN… Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết… Danh từ ‘Yin Yang’ không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã ‘mượn’ tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. ‘Yang’ là ‘dương’ nghĩa là ‘Trời, Thần’. ‘Yang’ là chữ ‘giành’ trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như ‘yang Sri’ là thần lúa, ‘yang Dak’ là thần nước). Chữ ‘Yin’ (âm) chỉ ‘Mẹ’ của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia)… (Thế Trung). Từ ‘rồng’ xuất hiện đầu tiên ở ta chứ không phải ở bên Tàu!, người Tàu (vua Phục Hy, thế kỷ 28TCN) đã kết hợp con rồng của ta (hiền lành - âm tính) với con giao long của họ (dữ dằn - dương tính)… (entry 305).
-‘Bàn Cổ chính xác là Bản Cả tức trưởng bản được xem là thủy tổ của người Trung Hoa nhưng trong sách cội nguồn văn hóa Trung Hoa do ông Đường Đắc Dương chủ biên cùng với 40 nhà nghiên cứu Trung Hoa khác xác định: chuyện Bàn Cổ khai thiên có gốc từ chuyện cổ của người Man phương nam (chương Lịch sử hình thành quốc gia đa dân tộc Trung Quốc, trang 48, bản dịch xuất bản ở Việt Nam) như thế rõ ràng dòng giống và cội nguồn văn hóa văn minh Trung Hoa xuất phát từ phương nam, phương nam là từ thường dùng chỉ cộng đồng người có gốc ở miền nam sông Dương Tử hay Trường Giang, về mặt nhân chủng thì đấy là cộng đồng người thuộc chủng Nam Mongoloid, thành tựu mới nhất về di truyền học cũng khẳng định người Hoa Bắc và Hoa Nam thuộc 2 dòng giống khác nhau Hoa Bắc thuộc chủng tộc mang tên khoa học là Mongoloid và Hoa Nam là tộc người thuộc chủng Mongoloid phương nam. Việc thừa nhận chuyện Bàn Cổ là của người Nam Mongoloid có hệ qủa đương nhiên xác định Dịch học cũng là thành tựu trí tuệ của người Nam Mongoloid vì ý tưởng nền của chuyện... ‘Khí nhẹ nổi lên thành Trời và phần nặng của khí chìm xuống thành Đất’ chính là khái niệm cốt lõi ‘Âm - Dương’, ‘trời - đất’ của Dịch học (nguyenquang nhat.page.tl). 
-‘… do quá tin vào ý kiến của hai nhà sử học Pháp, GS Đào Duy Anh đã cho rằng chim lạc là tô tem của người Việt cổ. Không những phủ nhận thuyết này, GS Văn Tân còn đề xuất ý kiến rằng tô tem của người Việt cổ chính là con giao long, tức con rồng. Đầu tiên tô tem là một loài rắn (có thể là một giống cá sấu nào đó), rồi biến thành loài rồng. Đồng ý với ý kiến đó, sau này trong tác phẩm Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, GS Đào Duy Anh viết: ‘Trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, người Lạc Việt cũng còn ghi nhớ tín ngưỡng của tổ tiên xa là người Việt tộc thờ giao long làm vật tổ. Người Lạc Việt cũng còn giữ tục xăm mình thành hình trạng giao long’ (theo baomoi.com).
(2) Các entry có liên quan: 
Lịch sử Trung Quốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Trung_Quốc
Lịch sử Việt Nam: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Việt_Nam
Thái cực: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/09/445-cac-nguyen-ly-cua-thai-cuc-trong.html 
Tô tem của người Việt cổ: http://www.baomoi.com/Nha-su-hoc-bac-hoc/59/12049508.epi

18 nhận xét:

  1. Thực ra, nhân vật này (trong truyện ‘Tiếu ngao giang hồ’) chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày, truyền thụ môn ‘Độc cô cửu kiếm’ cho Lệnh Hồ Xung, rồi biến mất. Về thân thế thì chỉ có nói sơ sài: ông là một tuyệt đại cao thủ của chi phái Kiếm tông (thuộc phái Hoa Sơn), chán vì bị vợ ngoại tình, ghét vì việc tương tàn tranh bá giữa 2 phái Kiếm tông và Khí tông (và trong nội bộ võ lâm), nên bỏ lên núi Hoa Sơn ẩn cư.
    Các bạn thường biết là Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông, nhưng có lẽ bạn không quan tâm lắm đến sư phụ của y! Tương tự, các bạn đọc truyện, yêu mến và ca tụng Lệnh Hồ Xung là khí khái ngất trời! Không phản đối. Nhưng vì sao mà y có khí khái ngất trời? Ai là sư phụ của y?

    Trả lờiXóa
  2. Lưu comt Bằng lăng tím tím:
    'Sống trong lòng người đẹp Tô Châu'
    Khói thuốc môi anh bỗng bạc màu
    'Hay chết bên dòng sông Dabube'
    Nhớ em thơm ấy, mùi năm nao
    Bây giờ ở chốn xa xa
    Sóng kia xanh ngát, bỗng ra bạc đầu!

    Trả lờiXóa
  3. Lưu comt diệu Thủy:
    Đâu rồi cô gái đánh vĩ cầm
    Nhớ năm kia, tối, tiếng tình thâm
    Cuộc chơi thay đổi, nàng luôn vắng
    Còn mãi trong ta, một dáng huyền.
    DT dạo này có khỏe k? Tối ngọt ngào nghen.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc đến đoạn này: "Ra trường, ta muốn làm nghề mà mình đã học, nhưng nhiều khi: tốt nghiệp cử nhân Toán, lại đi dạy Anh văn, tốt nghiệp bác sĩ lại đi làm cà phê (như ông Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hạn), tốt nghiệp kỹ sư điện lại đi làm marketing? Ok thôi." - em đồng ý 100%. Khi học ĐH, em muốn làm một nhà văn, nhưng ra trường lại làm một lều báo. Dù không muốn, mỗi buổi tối vẫn phải hóa thân làm cô giáo để học bài cùng các con. Không là luật sư mà đôi lúc phải hùng biện trước đám đông. Hì. Đúng là vẫn ...OK!
    ...còn nếu gặp Minh Hằng thì rủ đi hát Karaoke…

    Đọc đến câu này em nghĩ chắc anh sẽ hát "Nửa vòng trái đất"?
    Và nghĩ tiếp: không biết gặp mềnh thì ổng có đem bánh đa vừng ra mời? hay mời mềnh cafe? hoặc gì gì nữa nhỉ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thử tìm "Tiếu ngạo giang hồ" để xem tại sao Huynh hâm mộ Lệnh Hồ Xung. Đã xem đến đoạn Phong Thanh DƯơng truyền võ nghệ cho Hồ Xung. Lẽ nào ông ấy chỉ xuất hiện đến đó là biến mất?

      Xóa
    2. Ui,
      -huynh không có hâm mộ... Lệnh Hồ Xung
      mà huynh chỉ ngạc nhiên là tại sao người ta không hâm mộ sư phụ của y, hihi...
      -ông ấy không muốn để lại danh tánh với đời, việc kết bạn với LXH chỉ là ngẫu nhiên và do ông mến mộ y với tư cách cá nhân mà thôi...
      Cám ơn Vừng nghen, chiều CN ngọt ngào.

      Xóa
    3. À, quên, huynh luôn để dành quả thị và bánh đa nướng cho muội, yên tâm đi, hihi...

      Xóa
  5. 3G tuy yêu yếu (thua wifi) nhưng đi tới đâu cũng xài đc miễn còn pin phải khôn aLB hè? hì hì...
    Cuối tuần chúc a vui nghe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB bận việc nhà từ sáng đến giờ,
      cám ơn CS, chúc tối vui, hẹn gặp.

      Xóa
  6. Có thời ... lên ngựa bắn cung
    Hết thời ... xuống ngựa, lượm thun bắn ruồi !

    Vẫn OK anh LB nhỉ :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ta là ai? Ngươi ko là cái gì cả" LB. Nghe theo lời Anh LB nên Đóm đành lượm thun bắn ruồi vậy!... Hì hì....Đóm vào thử bằng ĐT. Ngày mới an vui Anh LB nhé! Đóm hêt giờ chớp rồi, tắt đây.

      Xóa
    2. À, chiều này LB mới lượm được 1 sợi thun, nhưng về mặt lý thuyết mà nói, bắn ruồi khó hơn bắn chim.
      Ví dụ:
      Có 2 kiếm sĩ võ công tuyệt đỉnh, gặp nhau ở 1 quán nhậu để đọ tài cao thấp. Để tránh gây thương tích, 2 người đồng ý trổ tài theo 1 cách khác tế nhị hơn.
      Thấy 1 con ruồi bay ngang qua, võ sĩ thứ nhất vung kiếm ra, con ruồi đứt làm hai khúc.
      Sau đó, thấy 1 con muỗi bay ngang qua, võ sĩ thứ hai bèn vung kiếm, con muỗi... vẫn tiếp tục bay đi.
      Võ sĩ thứ nhất hỏi:
      -Anh chém kiểu gì lạ vậy?
      Võ sĩ thứ hai trả lời:
      -Từ nay con muỗi sẽ không sinh sản nữa, vì tôi đã chém đứt... chim của nó rồi. HẾT.

      Xóa
  7. Ngọc sang thăm LB, chưa kịp đọc hết! Mai sang đọc tiếp nha LB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn Nhớ nhìu nghen, sáng giờ LB bận việc nhà, bây giờ mới mở máy 1 tí, tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  8. MT sang thăm anh LB nè , anh ơi blogspot nghe nói đến tháng 4 / 2014 đóng cửa ,, anh có dự định vào blog tiếng việt ko anh vì mọi người chuẩn bị sang đó rất nhiều .. Chủ nhật vui vẻ anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để anh hỏi chuyên gia vi tính thử, ôi, cái gì có chữ vn cũng rất mệt, mới chơi blog 2 năm mà đóng cửa đến... 3 lần, híc.. híc...
      Tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  9. Sao em ko đọc được entry quan điểm của anh về cuộc sống vậy !!!??? Anh boxì Maika rồi ha? hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh bắt đầu nghiên cứu về vấn đề tâm linh, rồi phải viết 10 bài tiếp theo, rồi có liên quan đến vấn đề tôn giáo, nhưng từ entry số 1, LB có nguyên tắc:
      'không luận về chính trị, không bàn về tôn giáo và không thích cãi nhau',
      Tối nay, Maika xem entry mới sẽ hiểu.
      Chiều ngọt ngào nghen, thân ái.

      Xóa