Trong thời đại mà chúng ta đang sống, có những nhân vật lỗi
lạc (về vấn đề tâm linh) sau đây: Dalai Lama (thứ 14), Jack Kornfield, Thích
Nhất Hạnh, Tuyên Hóa…, trong đó Jack Kornfield là một trong những người sáng
lập ra Hội Thiền Quán (Insight Meditation Society) ở Massa- chusetts, Hoa Kỳ…
Bài viết này có tiêu đề là ‘Từ Dalai Lama đến chân lý tối
thượng của… loài người’, tuy nhiên mục tiêu chính của LB không phải là nói về Dalai
Lama (các blogger có thể xem chi tiết trong Google). Sỡ dĩ LB nhắc đến tên ông
là vì trong thời gian một tháng trở lại đây, trong blogspot, có một số bài viết
về Dalai Lama, nhân cơ hội này, LB mở rộng quan điểm dưới cách nhìn về chân lý của
một blogger bình thường mà thôi.
Và dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân thôi nghen, hihi…
*Chắc các blogger có biết sơ qua các ‘Lạt-ma’ như Đại
Luân minh vương (Thổ Phồn, truyện ‘Thiên long bát bộ’) hay Kim Luân pháp vương
(Mông Cổ, truyện ‘Thần điêu đại hiệp’), trong đó ‘pháp vương’ có nghĩa là ‘vua
của chánh pháp’…
Về Dalai Lama, các bạn có thể gọi theo thói quen là
‘Lạt-ma’. Lạt-ma (còn gọi là ‘Phật sống’) là người lãnh đạo tinh thần của Phật
giáo Tây Tạng. Danh hiệu này được vua Altan Khan (Mông Cổ) phong năm 1578,
và ‘theo truyền thống của người Tây Tạng, Lạt-ma là hiện thân của lòng từ bi..., của người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp
chúng sanh’.
Hiện nay ta có vị Lạt-ma thứ 14 (Tenzin Gyatso hay Đăng-châu
Gia-mục-thố, sinh 1933 và hiện còn sống). Ông được trường Đại học Sydney (Úc) phong là một trong ba
thánh nhân người châu Á của thế kỷ 20 (gồm Tagore, Mahatma Gandhi và Tenzin Gyatso). Năm 1950, ông được truyền y-bát (thừa
kế chức ‘giáo chủ’), cũng đồng thời là năm mà Trung Quốc tấn công Tây Tạng; năm
1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng (tại thủ đô Lhasa) và nhiều
cuộc đàn áp đẫm máu xảy ra (và kéo dài nhiều năm sau), ông cùng khoảng 120.000
người vượt dãy Himalaya để đến Bắc Ấn Độ, thành lập một chính quyền lưu vong
Tây Tạng (hay Lhasa nhỏ)... Ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1989 do đấu tranh vì tự do và hòa bình cho người dân Tây Tạng… (Nguồn: wikipeida)
*
Một số câu phát biểu nổi tiếng của Dalai Lama:
-Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc,
lại là sự may mắn tuyệt vời.
-Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng
chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.
-Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng
đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
-Cần ghi nhận rằng tình thương vĩ đại và các thành tựu to
lớn thường dính líu đến các rủi ro lớn.
-Danh ngôn Tây Tạng có câu: ‘Bi kịch nên được sử dụng như
nguồn sức mạnh’. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu
chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực.
-Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không
cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng
ta; triết học là lòng tử tế (kindness).
-Từ một góc nhìn, Phật giáo là một tôn giáo. Từ phương diện
khác, Phật giáo là khoa học về tâm và không phải là tôn giáo. Phật giáo có thể
là cây cầu giữa hai phương diện vừa nêu.
-Ngày nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Vài vấn nạn
do chính chúng ta tạo ra, do các phân biệt về ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc,
tình trạng kinh tế, hoặc do các yếu tố khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần
suy nghĩ dưới góc độ sâu sắc hơn, dưới lăng kính con người, và từ góc độ này,
chúng ta nên ghi nhận và tôn trọng tính tương đồng của người khác với tư cách
là nhân loại
-Tất cả các vị thầy vĩ đại ngày xưa như Phật Thích Ca,
Mahavira, Jesus Christ, và Mohamed, đã không thể làm cho toàn thể loài người
hướng tâm đến tôn giáo. Sự thật là không ai có thể làm được điều này… Tuy
nhiên chúng ta phải nhớ rằng những người này cũng là một phần của nhân loại, và
giống như tất cả mọi người, họ cũng muốn có hạnh phúc và có đời sống an lạc…
Tôi nghĩ rằng nếu người ta vẫn cứ là người không tin vào tâm linh thì cũng
không tai hại gì, nhưng khi người ta là một phần của nhân loại, còn
là một con người thì người ta vẫn cần đến tình cảm của con người, lòng từ bi
của loài người…
Những phát biểu của ông (gần) như là chân lý và không có gì
đáng để phản đối (cũng như LB đã từng ngưỡng mộ những phát biểu của Nick Vujicic, lưu ý rằng LB không đồng nhất phát biểu của 2 người), ngay cả việc ông xem rằng Phật giáo có thể là tôn giáo hay không là tôn giáo (mà là siêu tôn giáo - Trần Kiêm Đoàn), ông cho rằng có tính
tương đồng giữa các tôn giáo, và ông nhận định rằng tôn giáo không phải là hướng
đến của ‘toàn thể’ loài người.
*
Nhưng với 2 phát biểu (hoặc còn nhiều phát biểu tương tự): ‘Hạnh
phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và
hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha
về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam’ và ‘Chúng ta
không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự
có hòa bình trong chính mình’, LB thiết nghĩ rằng:
-Vĩnh viễn con người sẽ không bao giờ diệt trừ được ‘vô
minh, ích kỷ và tham lam’:
Chúng ta đã từng biết khái niệm ‘vô minh’ - có thể cho là rõ
ràng nhất từ thời Đạt Ma tổ sư - là những thứ tạp niệm trong đầu óc của con
người: mê tín vào ma quỷ/thần thánh 'có thể' là vô minh, ham niết bàn/diệt dục hay bất tử/thiên đàng (là cái không-thể-biết) cũng 'có thể' là vô minh, tin tôn giáo/triết lý này mà đả kích (âm
thầm hay lộ liễu) tôn giáo/triết lý khác cũng 'có thể' là vô minh, thờ Linga và Yoni (dương vật và âm hộ) cũng 'có thể' là vô minh, chích hút ma túy/say xỉn/xem phim sex để ‘sướng ảo’ cũng 'có thể' là vô minh, thậm cí có blogger cho rằng tình khúc âm dương cũng 'có thể' là vô minh, hihi…
Ngoài ra, việc
nói những lời triết lý thần bí, nói phét/chém gió, ham tiền/quyền lực/chức
vụ/danh vọng, viết như Huyền Chip (hihi…), xem thơ hay văn của mình là nhất…
Việt Nam, ham bằng tiến sĩ, ham giải Nobel ‘ảo’, ra quán cà phê/vào blog người
ta mà nói thánh nói tướng, ham nói ‘tôi là đúng’… là những thứ vô minh khác -
đã được một nghiên cứu của Dale Carnegie cho là tính ‘thị dục huyễn ngã’ mà vốn
là cái tôi/cái bản ngã tất yếu, là căn bệnh truyền kiếp của con người từ thuở
bắt đầu là ‘cây sậy biết tư duy’ đến nay và mãi mãi, mà đã như thế thì nó là tự
nhiên, và do đó, nó là… chân lý, ta phải chấp nhận nó và hạn chế nó, chứ không
thể ‘diệt chủng’ nó, và như vậy, việc diệt trừ ‘vô minh, ích kỷ và tham lam’
không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, vì ít nhất là con người
vĩnh viễn không bao giờ hết tham lam.
(Ghi chú: Thị dục huyễn ngã = 嗜 慾 衒 我)
= the desire to be great, tạm dịch: ham đề cao cái tôi, trong đó, Thị: có nghĩa
là ghiền, nghiện (chứ không ở mức ham muốn thông thường), bao hàm như một thứ
bệnh, không phải nghĩa ‘thấy’; Dục: muốn; Huyễn: nghĩa là nói về mình, tự
đề cao, không phải nghĩa ‘huyễn hoặc’; Ngã: cái ta - giải thích của 1 blogger ‘ẩn
danh’)
-Vô cùng khó để ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’:
Thử hỏi rằng trên thế gian này có mấy ai mà ‘thực sự có hòa
bình trong chính mình’ (tương đương với ‘tự do tự tại’, ‘vô ưu’)? Nếu một người
vừa mới biết mình bị ung thư giai đoạn 3, hay bị bệnh gút/đái đường, người thân
bị /chấn thương sọ não/chết, bị chồng/vợ ngoại tình, bị tán gia bại sản, nội bộ
gia đình lủng củng, bị mất xe máy/tiền bạc, đang bị bão/lũ lụt, nhà cửa đất đai
bị giải tỏa, bị đuổi việc, thiếu tiền/mắc nợ … thì ta có thể ‘có hòa bình trong
chính mình’ không? Trong đời từ nhỏ đến lớn, LB chưa hề thấy một người nào mà
‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ (kể cả Ngọc Hoàng thượng đế hay Tam
Tạng), nếu có thì chỉ thấy trong truyện Tây du ký (Phật Bà, Phật Tổ, Bồ Đề tổ
sư, Nam Cực tiên ông…), trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung (Nam Đế, Tiểu Long
Nữ, Không Kiến thần tăng, Phong Thanh Dương…), trong các Kinh sách và trên… tivi!
Ngay cả Jack Kornfield, thầy dạy thiền nổi tiếng bên Mỹ và khắp thế giới, nói
rằng các người ‘thiền định’, càng luyện càng thấy thế giới ‘ngạ quỷ’, giả sử có 10 tầng,
khi luyện đến tầng thứ 9 thì thấy thế giới ngạ quỷ cực đại và đau khổ gấp trăm ngàn lần
lúc bình thường (vì phải phá vỡ cái tôi), như vậy, việc đạt ‘ngưỡng’ của thiền quán
không có đơn giản như người ta nghĩ rằng mỗi buổi tối ngồi xếp bằng một tí rồi
sang hàng xóm làm ‘bà tám’ hay ngồi ‘đếm tiền’! Có bậc giáo chủ/thánh nhân đã
định nghĩa đời là vô thường, đời là bể khổ, đời là cát bụi, thì tuyệt nhiên con
người không thể có chuyện ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’, trừ vài
trường hợp ngoại lệ. Vậy nói cho cùng, việc ‘thực sự có hòa bình trong chính
mình’ dường như là một ảo tưởng, và nếu sự thật đúng như vậy thì thế giới này
sẽ vĩnh viễn không có hòa bình.
*
Ở đời này tồn tại một quy luật là ‘cá lớn nuốt cá bé’, dù
muốn dù không, dù nhân danh bất cứ triết lý cao cả nào, chúng ta cũng phải thừa
nhận quy luật tự nhiên và hoàn toàn thực tế này. Nói đâu cho xa xôi như trong
các bộ óc ‘viễn tưởng’, ngay giờ này, 5h15 chiều ngày 30/10/2013, thì các nước
lớn đang ăn hiếp các nước bé, ông lớn vẫn ăn hiếp ông bé, cường hào ác bá vẫn
ăn hiếp các thảo dân... Nói như vậy thì ta phải chấp nhận sao? Không, có một
‘ẩn sĩ’ nói rằng: ‘chỉ có một cách duy nhất để khỏi bị nước lớn ăn hiếp là ta
phải mạnh lên’, hay chí ít là phải làm hung làm dữ lên như Bắc Triều Tiên: hễ
có nước lớn nào dám hăm he ‘xâm lược’ thì họ cầm vài quả bom nguyên tử
kè kè trong tay và la làng ầm ỉ lên đến tận Sao Hỏa cũng nghe, bố ai mà dám ăn
hiếp, hihi…
Nhưng, tổng quát nhất, tối thượng nhất, các bạn hãy nghĩ thật
kỹ thử xem:
Có cái gì mà loài người dù có khóc, có cười, có đau khổ, có
tuyệt vọng, có chết chóc, có bị động đất sóng thần mạnh gấp 1000 lần động đất
sóng thần ở Nhật Bản, có bị rơi 1000 chiếc ATR 72 (chứ không phải 1 chiếc như ở
Lào), có bị bão mạnh gấp 1000 lần cơn bão số 10 ở Việt Nam, có bị 1000 lần đại
chiến thế giới (chứ không phải chỉ có Thế chiến thứ 1 và 2), có bị 1000 quả bom
nguyên tử (chứ không phải 2 quả như ở Nhật), có chết hết trên 6 tỉ người này
thì nó vẫn hoàn toàn… vô cảm?????
Chính nó: thế giới tự nhiên.
(Bổ sung: -'Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự
nhiên của chúng, còn ý niệm ‘“ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó
chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà
cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là
tài sản của ta”… nên mới khổ.' (blog Fa tasa). -"Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên
cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết
tích" (blog Trần Minh Châu).
*
LB nhận thấy rằng nhà văn Aitmatov nói… đúng: dù ta có bao nhiêu triết lý đi chăng nữa, dù ta có bao nhiêu giải Nobel Hòa bình đi chăng nữa, dù ta có mô tả nỗi đau khổ cực đại của loài người hàng ngàn năm, bằng hàng tỉ cách đi chăng nữa, dù ta có mở bao nhiêu loại blog để bày tỏ nỗi niêm riêng tư của ta đi chăng nữa, dù ta có vô cùng khiêm tốn đến... địa ngục hay nói thánh nói tướng đến … trời đi chăng nữa, dù ta có quỳ một ngày 24/24 để cầu xin bất tử/hoan lạc từ đấng Ala đi chăng nữa, thì… ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’.
LB nhận thấy rằng nhà văn Aitmatov nói… đúng: dù ta có bao nhiêu triết lý đi chăng nữa, dù ta có bao nhiêu giải Nobel Hòa bình đi chăng nữa, dù ta có mô tả nỗi đau khổ cực đại của loài người hàng ngàn năm, bằng hàng tỉ cách đi chăng nữa, dù ta có mở bao nhiêu loại blog để bày tỏ nỗi niêm riêng tư của ta đi chăng nữa, dù ta có vô cùng khiêm tốn đến... địa ngục hay nói thánh nói tướng đến … trời đi chăng nữa, dù ta có quỳ một ngày 24/24 để cầu xin bất tử/hoan lạc từ đấng Ala đi chăng nữa, thì… ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’.
LB nhận thấy rằng Trịnh Công Sơn nói… đúng:
‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về’.
LB thấy rằng anh hai lúa này nói… đúng: cách đây khoảng 1
tháng, có một nhóm người Hồi giáo vào thánh đường để cầu đấng Ala cho sự bất
tử, nhưng họ mới vừa cầu đến chữ ‘bất’ thì một người đánh bom liều chết xông
vào, thế là họ lập tức bị ‘tử’.
LB thấy rằng các con sư tử ăn thịt sống là… đúng: bản chất
của con người là muốn làm ‘ông chém gió’ hay ‘bà tám’, nếu ta muốn con người
đừng chém gió nữa thì cũng như là bảo con sư tử nên ăn… cỏ, híc.. híc…
Và LB nhận thấy rằng ai đó đã nói… đúng:
‘Khoảng không là bản chất của vũ trụ!
Trống rỗng là bản chất của không gian!
Thinh lặng là bản chất của thời gian!
Và khi có tâm không, ta về với tự tính của mình!’
*
Cuối cùng, người ta nói ‘cá lớn nuốt cá bé’, chưa chắc đã hoàn toàn đúng, nhưng hoàn toàn đúng với ‘con cá’ vĩ đại nhất là ông trời, chẳng hạn ông trời mà muốn ‘bụp’ nước Mỹ thì nước Mỹ cũng phải… ‘tử’, nên chỉ có một điều duy nhất là:
Ông trời (hay thế giới tự nhiên) là chân lý tuyệt đối, ta/các tôn giáo chỉ có thể phục tùng (và ‘lợi dụng’) ông trời, chứ ông trời hoàn toàn và tuyệt đối không phụ thuộc vào ta hay các tôn giáo.
Và để khỏi phụ thuộc vào ông trời, LB mới viết rằng:
Trống rỗng là bản chất của không gian!
Thinh lặng là bản chất của thời gian!
Và khi có tâm không, ta về với tự tính của mình!’
*
Cuối cùng, người ta nói ‘cá lớn nuốt cá bé’, chưa chắc đã hoàn toàn đúng, nhưng hoàn toàn đúng với ‘con cá’ vĩ đại nhất là ông trời, chẳng hạn ông trời mà muốn ‘bụp’ nước Mỹ thì nước Mỹ cũng phải… ‘tử’, nên chỉ có một điều duy nhất là:
Ông trời (hay thế giới tự nhiên) là chân lý tuyệt đối, ta/các tôn giáo chỉ có thể phục tùng (và ‘lợi dụng’) ông trời, chứ ông trời hoàn toàn và tuyệt đối không phụ thuộc vào ta hay các tôn giáo.
Và để khỏi phụ thuộc vào ông trời, LB mới viết rằng:
Quá khứ buồn lung linh ánh bạc
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình.
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình.
Hì hì...
--------------------
Các nguồn thao khảo chính:
Các thiền sư đương thời: http://www.budsas.org/uni/u-thiensu-duongthoi/ths00.htm
Dalai Lama:
Danh ngôn Dalai Lama: http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-18737/50-danh-ngon-cua-duc-dalai-lama-14.html
Jack Kornfield: http://www.budsas.org/uni/u-thien-namtruyen/thienquantt.htm
Lịch sử Tây Tạng: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Tây_Tạng
Ngộ không là gì?: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/470-ngo-khong-la-gi.html
Thị dục huyễn ngã: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/125-thi-duc-huyen-nga-la-gi.html
Và các tài liệu khác có liên quan.