Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

277. Tại sao Hemingway lại tự tử?




1. Mở đầu

Trời ơi, tím biết tím... yêu
Tím mơ tím mộng cánh diều xa xa

Tím buồn tím đứng dưới mưa

Chàng trông tím khóc cũng đung đưa buồn

Chiều tà không thấy bóng hồng

Ai nhung ai nhớ, ai mong dáng kiều

Phong lan trắng dưới mây chiều

Lan khoe mật ngọt, mỵ kiều dáng cong

Đời là sắc sắc không không
Dù cho đến chốn vô thường cũng yêu

(Vô thường cũng yêu-NGLB)


Có nhiều người đã tự tử vì nhiều lý do, ví dụ như sử gia Khuất Nguyên (tự tử năm 278 TCN), đại thi hào Lý Bạch (tự tử năm 762), nhà văn Jack London (tự tử!, ‘ngày 22-11-1916, ông uống thuốc độc tự tử lúc mới 40 tuổi’, nguồn: e-thuvien.com), nhà thơ Yesenin (Ét-xê-nhin, tự tử năm 1925), nhà thơ Mayakovsky (Mai-a-cốp-xki, tự tử năm 1930), nhà văn Hemingway (tự tử năm 1961), nhà văn Yukio Mishima (tự tử năm 1970), nhà văn Yasunari Kawabata (tự tử năm 1972), diễn viên Tuấn Anh (tự tử năm 1996)... Có thể thấy đa số là trí thức (nhà thơ, nhà văn...).

Dưới đây là vài dòng tuyệt mệnh (hay có liên quan) đến cái chết của họ:
-Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
Nén chí xưa, cam nỗi xót xa
Thánh hiền xưa cũng như ta
Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong! (Khuất Nguyên, Nhượng Tống dịch)

-Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lý Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên (Nguyễn Trọng Tạo)
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát...
(Mayakovsky)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn
(Yesenin)

-Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm…
(I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot - Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch)...

Hemingway (hay O. Henry, Jack London, Marquez....) thuộc dòng văn học/triết học Mỹ Latinh. Người ta thường dùng từ ‘nền văn học Mỹ Latinh’ chứ không phải ‘nền văn học châu Mỹ’, các bạn có thể tham khảo tư liệu sau:
‘Vùng đất từ nước Mexico ngày nay trở xuống phía nam chủ yếu bị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa, một số nhỏ thuộc về các nước khác như Hà Lan, Pháp, Anh. Do đó dân cư da trắng ở đây có nguồn gốc chủ yếu là TBN và BĐN. Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu cũng là tiếng TBN và BĐN. Ngôn ngữ 2 nước này thuộc nhóm ngôn ngữ Latin. Từ đó người ta gọi vùng đất châu Mỹ này là Mỹ Latin... Phần còn lại ở phía Bắc (Canada và Mỹ ngày nay) là thuộc địa của Anh và Pháp. Hai nước này về mặt chủng tộc thì thuộc nhóm người Ăng-lô-xắc-xông, nên người ta gọi vùng đất này là châu Mỹ Ăng-lô-xắc-xông. Tuy nhiên ngày nay, tên gọi châu Mỹ Ăng-lô-xắc-xông ít được dùng, chỉ còn tên Mỹ Latin là thông dụng’ (theo Aramis, vn.answers.yahoo.com).

2. Vài dòng về Hemingway
Quá khứ buồn lung linh ánh bạc
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình
(Đa tình-NGLB)
(Lá Bàng sẽ không viết tiểu sử của Hemingway theo trình tự hoạt động của ông như trong sách vở, mà viết theo tiến trình tâm lý, vì ông đã ‘tự tử’ mà chết).
Hemingway (1899-1961), tên đầy dủ là Ernest Miller Hemingway, sinh ngày 21/7/1899 tại Oak Park, Illinois, Chicago. Ông là một trong những nhà văn vĩ đại của người Mỹ và của cả nhân loại, đa số các tác phẩm của ông được coi là ‘kinh điển’ của nền văn học Mỹ. Thường, các nhà văn Mỹ Latinh được xem là những người theo chủ nghĩa ‘hiện thực huyền ảo’ (chủ nghĩa hiện thực + kỳ ảo, magic realism), riêng các nhân vật trong các tác phẩm của ông được xem là những người của ‘chủ nghĩa khắc kỷ’ (stoicism). Ông là con người của những ‘nghịch cảnh’ và do đó, cuối cùng ông phải kết thúc cuộc đời của mình bằng một phát súng ‘tuyệt mệnh’.

a. Mối tình đầu không thành: Ông học trung học từ năm 1913-1917. Năm 1918, ông không học đại học mà bắt đầu làm phóng viên cho báo The Kansas City Star. Vài tháng sau, ông làm lính quân y trong Thế chiến thứ nhất, rồi bị thương và được chuyển về một bệnh viện tại Milan, ở đó ông gặp và yêu nữ y tá Agnes Von Kurowsky (lớn hơn ông 6 tuổi, sau này lấy một sĩ quan Ý), mà nàng là nguồn cảm hứng để ông hư cấu trong cuốn tiểu thuyết ‘Giả từ vũ khí’.

b. Lấy vợ lần một và ‘cảm giác buồn’: Năm 1921, ông cưới nàng Hadley Richardson, nhưng ông cảm thấy có ‘cảm giác buồn’ nên hai người sang định cư tại Paris (Pháp). Tại đấy, cuộc chiến vô nghĩa Hy Lạp-Thổ Nhỉ Kỳ đã giúp ông ra đời các tác phẩm đầu tay như ‘Trong thời đại của chúng ta’, ‘Mặt trời vẫn mọc’, ‘Giả từ vũ khí’, ‘Hội hè miên man’ (A Moveable Feast, xuất bản sau khi ông mất)… mà đã làm ông nổi tiếng khắp châu Âu và Mỹ.

c. Lấy vợ lần hai và các bi kịch: Năm 1927, ông ly dị vợ và cưới một phóng viên thời trang là Pauline Pfeiffer, sau đó bi kịch xảy ra. Năm 1928, cha của Hemingway tự tử bằng một khẩu súng lục (có nhắc đến trong cuốn ‘Chuông nguyện hồn ai’), đồng thời hai người bạn của ông cũng tự tử là Harry Crosby (người sáng lập báo Black Sun Press) và một người bạn của ông ở Paris, ngoài ra, con trai thứ hai phải trải qua can thiệp của phẫu thuật (có nhắc đến trong cuốn ‘Giả từ vũ khí’). Năm 1931, ông sống ở Florida (Mỹ) một xứ sở có nhiều tuyết, quán bar, rồi đi săn bắn ở châu Phi..., ở đấy ông đã cho ra đời các tác phẩm như ‘Chết vào lúc xế trưa’, ‘Kẻ thắng chẳng được gì’, ‘Những ngọn đồi xanh ở Châu Phi’... Năm 1936, ông sang Tây Ban Nha và tiếp tục các bi kịch, đó là mâu thuẫn quan điểm với vợ, bị tai nạn gãy tay và mắc các bệnh như nhiễm-thán-thư, trĩ, thận…, đồng thời ông đã viết các tác phẩm như ‘Tuyết vùng Kilimanjaro’, ‘Chuông nguyện hồn ai’, ‘Những ngọn đồi như những con voi trắng’…

d. Lấy vợ lần ba và mâu thuẫn ‘nội tâm’: ‘Tôn giáo trở thành một vấn đề đối với ông trong thời gian này… và chiến tranh cũng đã gây ra căng thẳng với cuộc sống hôn nhân của ông’ (wikipedia). Năm 1940, ông lại ly dị và lấy người vợ thứ ba là phóng viên chiến tranh Martha Gellhorn. Năm 1941, ông lại đi lính trong Thế chiến thứ 2, sau chiến tranh ông tiếp tục viết các tác phẩm như ‘Vườn địa đàng’ (xuất bản sau khi ông mất), ba tác phẩm về biển như ‘Biển khi còn trẻ’, ‘Biển khi thẫn thờ’ và ‘Biển sống’... 
(Gellhorn và Hemingway)

đ. Lấy vợ lần bốn và tai nạn + bệnh tật triền miên: Năm 1944, ông lại li dị và lấy phóng viên chiến tranh Mary Welsh. Sau đó ông đã viết ‘Qua dòng sông và vào trong cánh rừng’, cuốn ‘Biển sống’ hay ‘Ngư ông và biển cả (The Old Man and the Sea) được xuất bản năm 1952 và ông đạt Giải Pulitzer (một giải thưởng về báo chí và văn học của Mỹ) năm 1953, rồi đạt Giải Nobel Văn học năm 1954. Sau đó, trong các cuộc đi săn, ông đã 2 lần bị tai nạn máy bay rất nặng mà hậu quả là mất thị lực mắt trái, mất thính lực tai trái, nát một đốt sống, lá lách và thận… đến nỗi mà một số tờ báo Mỹ phải đăng ‘Cáo phó’!, sau đó lại bị bỏng nặng đến nỗi không đi dự giải Nobel ở Stockholm được… Năm 1960, sau khi xuất bản cuốn ‘Mùa hè nguy hiểm’, ông trở thành ốm nhách (cao 1,93m mà chỉ nặng có 77kg!) vì bị cao huyết áp, nghiện rượu và viêm gan, ông dần dần bị mất trí nhớ, và rồi ông tự tử bằng súng đi săn, chết ngày 2/7/1961, thọ 62 tuổi.
(Hemingway tự tử bằng cây súng săn)

3. Về cái chết của Hemingway

Xác suất người chết do tự tử là rất thấp, tuy nhiên không phải vì thế mà ta không công khai cái chết của họ, vì việc này làm ta hiểu hơn về bản thân người đã khuất, kể cả, một phần nào đó, ‘tính chất’ của một thời đoạn của lịch sử đã trôi qua.
‘Nghiên cứu, do các nhà khoa học ở Viện Karolinska, Thụy Điển thực hiện, thử nghiệm trên một triệu người. Kết quả, nhà văn là những người dễ mắc các chứng bệnh như rối loạn trầm cảm lưỡng cực, trầm cảm đơn cực, tâm thần phân liệt. Đặc biệt, khả năng họ tự tìm đến cái chết cao gấp hai lần người thường’ (theo giaitri. vnexpress.net).
(Cháu gái của Hemingway)

‘Những người gần gũi nhất trong gia đình của Hemingway cũng quyết định tự sát, gồm có cha của ông, Clarence Hemingway, chị em gái của ông Ursula và Leicester, cô cháu gái Margaux Hemingway. Một số tin rằng một vài thành viên trong dòng họ Hemingway nhiễm một bệnh di truyền mang tên haemchro matosis (một dạng bệnh tiểu đường - bronze diabetes), trong đó một sự dư thừa về tập trung sắt trong máu gây tổn thương tuyến tụy và cũng gây ra sự suy nhược hay bất ổn định trong não bộ… Hemingway có thể đã rất đau đớn vì rối loạn thần kinh, và rồi được chữa trị bằng liệu pháp sốc điện (electroshock therapy) tại Mayo Clinic. Sau đó ông đổ lỗi cho những phiên ETC đã gây nên việc mất trí nhớ của mình - cũng là một lý do khiến ông không muốn sống nữa’ (theo wikipedia).
Nay ông nằm cô đơn tại một nghĩa trang ở phía bắc thị trấn Ketchum, Idaho, trên bia mộ của ông có khắc một bài thơ (của Gene Van Guilder) như sau:
(Best of all he loved the fall. The leaves yellow on the cottonwoods. Leaves floating on the trout streams. And above the hills. The high blue windless skies. Now he will be a part of them forever).
Anh yêu mùa thu hơn tất cả
Những chiếc lá nhuộm vàng những cây bông vải
Những chiếc lá trôi theo những dòng cá hồi
Và ở phía trên những ngọn đồi
Những khoảng trời cao xanh lặng gió
Giờ đây anh sẽ mãi mãi là một phần của chúng

4. Vài nhận định có liên quan
Tất cả là giấc mơ
Là chốn không bến bờ
Tình yêu là hư ảo
Sao ta vẫn tôn thờ!
(Giấc mơ-NGLB)
Hemingway nổi tiếng với chúng ta là nhờ vào tác phẩm ‘Ngư ông và biển cả’ - hình ảnh một ông lão nghèo nàn, cô độc, chiến đấu dai dẳng và một mất một còn giữa biển cả vô biên với con 'cá mập' rất to, ông đã thắng con cá mập và mang về nhà chỉ còn bộ xương của nó! Tác phẩm nói lên cái khát vọng vô cùng của một con người đơn độc trước tạo hóa, và kết quả là cái mà con người đạt được chỉ là con số ‘0’. (Nói riêng, đọc tác phẩm này không lấy gì làm hấp dẫn, nhưng tư tưởng thể hiện trong cuốn sách này có thể nói là tuyệt độc!)
Nguyên nhân chủ yếu của vụ Hemming tự tử là vì ông thấy sống trên cuộc đời này không có ý nghĩa nữa, bị hiểu nhầm/không hiểu chính mình (ta là ai?), tránh là một gánh nặng cho người khác/xã hội, hay nói một cách dễ hiểu là nếu ta có sống hay không sống thì cũng chả có gì hay!
Không thể phê phán gì về việc ông tự tử. Các triết gia không phản đối, nhưng họ nghĩ khác, ví dụ Lão Tử cho rằng mình phải biết tự lượng sức mình/dưỡng sinh để được tuổi thọ lâu nhất mà tạo hóa đã ban cho, Trang Tử khuyên con người ‘phải biết thuận theo tự nhiên mà sống, làm con chim thì hót, làm con gà thì gáy, làm con người thì vui chơi’, đa số các triết lý khác cũng đều khuyên con người ‘nên sống’, thậm chí có triết lý tích cực hơn khi khuyên con người ‘phải giẫm lên cái chết và sống một cách ngạo nghễ’…
Tình yêu nam nữ mặc dù vô cùng lãng mạn, là yếu tố sinh tồn và phi-hư-vô-hóa của con người: ‘Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’, nhưng không phải là cái để con người phải chết vì nó, vì ngoài tình yêu nam nữ ra, ta còn có các thứ tình yêu khác.
Cuối cùng ta cũng phải ra đi
Tất cả rồi sẽ không có gì
May ra chút tình yêu để lại
Khắc khoải trần gian chẳng mấy khi
(Tình yêu còn lại-NGLB)

Tại sao người trí thức hay văn sĩ/thi sĩ… thường hay tự tử? Đối với đa số người bình thường, họ thường sống trong không gian một chiều, sống là sống, chết là chết, yêu là yêu, hận là hận, thích tiền là thích tiền, ghét cái ác là ghét cái ác…, nói đơn giản, cuộc sống của họ 'thường' có khả năng giải được như một cái phương trình bậc nhất vậy. Còn đối với một số ít trí thức, họ thường sống trong không gian nhiều chiều vì họ ham biết quá nhiều điều, có quá nhiều suy nghĩ rối rắm, phức tạp, có quá nhiều tính toán và có quá nhiều phương án để lựa chọn, làm cái này đụng cái kia, vô cùng khổ tâm, do đó họ gặp phải một 'bài toán số phận' có quá nhiều ẩn số mà kết quả 'có khi' là không giải được, mà khi đã không giải được thì phải… đầu hàng số phận, có nghĩa là họ phải… tự tử - một cái chết mang theo nhiều ẩn số.

Và cuối cùng, vào ngày 2/7/1961, Hemingway đã cầm một khẩu súng săn, tự để vào đầu mình và bóp cò, ‘đoàng’ một cái, thế là những bi kịch và mâu thuẫn nội tâm trong cuộc đời của ông đã chấm dứt, chỉ trừ các cuốn truyện mà được con người phong là ‘vĩ đại’, tất cả đều là hư ảo và ngay cả ‘tình yêu của ông cũng không có gì để mà còn lại’… 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét