Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

841. Triết học ‘nâng cần’ (Thư giãn cuối tuần)

Ban Mê mưa chiều thấm ướt vai
Lang thang lữ khách giấc mơ dài
Cánh trời lặn lội trong tối sáng
Chim mắt mơ màng: em!, ở đâu!

1
Ngày xửa ngày xưa, ở một xứ rùa X nọ, người ta mới đem bộ ‘thứ tư nghỉnh cu’ về mà ngâm cứu, ngâm cứu cả đời, ngâm cứu từ đời này sang đời nọ, và trong khi ngâm cứu thì có chuyện lấy việc ‘ném đá’ nhau làm hạnh phúc và lẽ sống của đời mình, hết ông này chửi ông kia, ông kia chửi ông kỉa, ông kìa… là sai, là ngu, thậm chí là chó…, chửi nhau cả đời, mà chả có ông nào chịu ông nào; và chửi nhau đến cả… ngàn năm, nói chung là chả có ông nào hiểu đến nơi đến chốn, bởi lẽ ‘cu nghỉnh’ là ‘cu’ của người ta, chứ có phải của mình đâu mà hiểu cho thấu đáo!, mà sáng tạo ra ‘cu mới’!… Cách đây mấy năm, việc đem ‘cu’ - rộng hơn là ‘triết’ - của người ta về mà ‘ngâm’ này được một số cụ gọi là ‘triết nhái’*.
Lại có cụ thông thái hơn gọi đó là ‘hội chứng bắt chước’, rồi có cụ khác khái quát lên là ‘triết học cầm chầu’* (lấy từ câu ‘Ở đời có bốn cái ngu/Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu) - tức là trong hát ca trù, có một vị ‘chiếu trên’ không biết nhiều về nghệ thuật, lại càng không phải là nhạc công, nhạc sĩ hay ca sĩ, nhưng lại cầm chầu làm ‘ban giám khảo’: có quyền quyết định ‘đúng’ hay ‘sai’, tức là có quyền chê mọi thứ (triết) trên thế giới, trừ cái ngu của mình!
Và khi nghe nhạc Trịnh có câu ’20 năm nội chiến từng ngày’, bỏ qua cái được gọi là ‘ế thức hị’ của ‘Tam quốc chí’, ‘Đông-Tây Đức chí’, ‘Nam-Bắc Triều Tiên chí’, hay ‘Đông Ucraine chí’, ‘Syria chí’…, mấy cụ bảo đó là ‘triết học ủy nhiệm’ - tức là có vài nước lớn nọ, đem ‘vũ khí triết học’ của họ mà viện trợ quốc tế! cho hai bên của một nước nhỏ diễn trò ‘ném đá’ nhau vài chục năm, ‘bể đầu’ vài chục triệu người, để các nước lớn này biểu dương quyền lực!
*
Trước đây, nhiều nhà-chém-gió-học Sài Gòn cho rằng việc xài ‘cu’ của người ta này là ‘nâng bi’, sau này nghe người miền Bắc gọi là ‘nâng cần’, hỏi:
-‘Nâng cần’ là gì?
-Là nịnh ‘cấp trên nháy nháy’, đến nỗi khi xếp đi đ… cũng chạy theo mà nâng cu để xếp đ… cho thoải mái!
-Nói thực dụng hơn?
-Cán bộ mà không tốt nghiệp trường ‘đại học nâng cần’ thì không phải là cán bộ, sinh viên năm thứ hai mà không biết cách tham nhũng thì không phải là sinh viên (!).
-À, có phải ý cụ nói về việc ai đó chạy theo ‘nâng cần’ của người ta, mà bỏ qua nền tảng tri thức của dân tộc mình’! (Ừ).
Té ra ‘triết học nâng cần’ có nghĩa là vậy!

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

840. Phép thắng lợi tinh thần: Triết học hiện đại… nhất (Thư giãn)


Thế sự quay cuồng, thế sự điên
Thế nhân mê muội, thế nhân phiền
Đào nguyên hé mở, thơm p
hưng phức
Trong cõi ta bà, ta cũng điên!

Hắn đi vào một giấc mơ…
Nghe các nhà phân tâm học nói, thực ra mỗi đêm con người có nhiều giấc mơ, mỗi giấc mơ chỉ kéo dài có 15’, không biết có đúng không nữa! Thế mà hắn lại mơ một giấc dài đến… 5000 năm!​

1
Tổ tông của hắn có nguồn gốc là dân tộc Hoa-Hạ, trước đó là từ bộ lạc Xi Vưu, sống lang thang thân phận ‘thủy hử’ ở miệt đồng bằng Vị Hà, mà trong ‘Tam quốc chí’ gọi là ‘đất Quan Trung’…, dễ hiểu hơn là vùng Thiểm Tây - Hà Nam, khá là hình tam giác, không ở giữa TQ, mà hơi lệch về phía Đông Bắc... Thời đó, phía tây của Hà Nam là vùng đất màu mỡ, trù phú, và được mệnh danh là tinh hoa trung tâm của miệt này, nên lão bá tánh mới thuận miệng gọi nó là Trung Hoa, sau này người Nhật gọi là ‘Chūka’, người Triều Tiên gọi là ‘Chunghwa’, người Indonesia gọi là ‘Tionghua’*, còn thế giới gọi là ‘China’, chỉ có thế thôi!, thế mà mấy lão vua Tàu cực dốt cho là ‘trái đất là hình vuông, mà Trung Hoa thì nằm ở trung tâm của trái đất, ở trên… mây - cách mặt đất có 2-3km - thì do Ngọc Hoàng Thượng đế cai quản, ở cách mặt đất mấy chục mét thì do Thập Điện Diêm vương cai quản, còn vua Tàu là con của Thượng đế (Thiên tử), được Ngài cử xuống… đất để cai trị trần gian’, rồi có nhiều nhà nghiên cứu sau này quá ‘lanh mưu’ mà phình đại Trung Hoa lên thành Trung Quốc*, là nước nằm ở chính giữa… gầm trời hay thiên hạ, nên hắn tự hỏi:
-Chính giữa cái gì?, và cái gì ở chính giữa?,
bố ai mà biết!, nói kiểu thắng lợi tinh thần và đầy hình tượng đến thế là cùng, hắn đành ‘cam bái hạ phong’!
*
Quê hắn ở rất xa, cách tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam hơn 2967km bằng đường bộ, hay hơn 2326km bằng đường chim bay, mà các nhà khoa học đã kết luận rằng ‘xác suất người Hoa Hạ cổ đại nam tiến đến xứ sở Văn Lang ngày xưa là bằng 0’ (wikipedia), thế mà có mấy ‘giả sư’ láo toét bảo rằng:
-Tổ tông của hắn có bà con với ông Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh,
ngoài ra, họ lại quá ‘thắng lợi tinh thần’ khi mà bảo là hắn có cùng ADN với ông Kinh Dương Vương nữa, ha..ha..ha…
*
Cách đây khoảng 20.000 năm, mấy con vượn người đã biết che ‘chim’ - tổ tông của hắn - đã sơ sơ biết trồng lúa*… Dần dần, họ biết dùng lúa mì để làm ra cái ‘bánh màn thầu’ hay ‘tàu hũ’ (thúi), có lẽ vì vậy mà dân Việt xưa gọi dân hắn là dân ‘Tàu’!
Để kiểm tra, hắn mới dùng phép ‘Cân đẩu vân’ bay vòng vòng qua Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Singapore, Vân Nam, Quảng Tây, Abu Dhabi, Dubai…, ôi, hắn chả thấy lọ ‘nước mắm’, chả thấy ‘ớt tươi’ đâu, kêu ‘cơm trắng’ đà mỏi miệng, mà muốn ăn cơm trắng thì phải đặt trước ở ‘quán Kim Jong Un’, muốn kiếm một trái ớt tươi cũng phải năn nỉ mấy em ‘cẳng dài’ của lãnh tụ vĩ đại mới có!, nói chung là:
-Dân hắn nấu ăn theo kiểu thập cẩm, món gì cũng trộn túa xùa xua như… ‘cám heo’ (xin lỗi, một phụ nữ bên ấy nói vậy), dùng ‘ngũ vị hương’, cà-ri, và có vị ngòn ngọt… mà mấy nhóm người Việt ăn không được!
Để thuyết phục hơn, khi ghé VN, hắn dùng khinh công ‘Thế vân tung’ phi thân qua Chợ Lớn, các quán ăn ở đây chủ yếu là dùng ‘muỗng, nĩa’ mà hắn năn nỉ đến mỏi cả lưỡi mới có được một ‘đôi đũa’ để mà ăn; và ối giời ơi, ở đây người ta có treo thêm một tấm bảng ‘Tại đây có bán cơm trắng’, tức là:
-Nếu ai có nhu cầu đặc biệt về ‘cơm trắng’ thì ngộ sẽ pán cho,
híc..híc…, nói chung, ‘cơm trắng’, ‘nước mắm’ (Phan Thiết, Phú Quốc…) là đặc sản của người Việt, và họ nấu món gì thì ‘thuần’ món đó (= pure, không trộn lẫn, vd, cơm ra cơm, canh ra canh, cá kho ra cá kho, tiêu, hành, ớt, tỏi phân biệt rõ ràng), và chỉ ở VN mới có vậy!
*
Ngoài ra, đi mấy vùng có ‘hải ngoại Hoa nhân’ ở nước ngoài, hắn mới phát hiện ra là:
-Họ Nguyễn chỉ ở VN mới có*,
vì hắn thừa biết cái ‘nước Nguyễn’ cổ đại ở miệt Cam Túc, hay ‘nước Việt’ cổ đại ở miệt Chiết Giang hoàn toàn và tuyệt đối không có liên quan gì đến nước Việt Thường hay Văn Lang ở miệt Phong Châu - Hồng Lĩnh; hơn nữa, soi kỹ các cuốn ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’, ‘Thuyết Đường/Phong thần’, ‘Tây du ký’, ‘Thủy hử’, ‘Liêu trai chí dị’, ‘Hồng Lâu Mộng’, ‘AQ chính truyện’, ‘Phong nhũ phì đồn’… và cả đống sách kiếm hiệp của Kim Dung hay Cổ Long, hắn thấy ‘xác suất xuất hiện họ Nguyễn trong văn học Tàu hầu như là bằng 0’, đủ thấy rằng họ Nguyễn là đặc sản ‘độc nhất vô nhị’ của người Việt! 

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

839. Xoay quanh vụ Nguyễn Thanh Việt và giải Pulitzer 2016 (Thư giãn)



Gởi người xa, nét hư vô
Dáng sao không biết: nam mô di đà
Buổi chiều ngồi ngắm khóm hoa
Mơ màng hương Việt, phim ra hoa Tàu!

Bài viết này sẽ dẫn dắt bạn đọc đến: 1) Các câu chuyện ‘xoay quanh vụ Nguyễn Thanh Việt và giải Pulitzer 2016’*, trong đó có đề cập đến ‘Nỗi buồn chiến tranh’ của Bảo Ninh*, thậm chí còn ôn lại kỷ niệm về ‘Một thời xa vắng’ của Lê Lựu*, 2) Triết gia John Dewey và ‘văn chương thực dụng’, 3) Tại sao có không ít sự kiện ‘danh nhân văn hóa Việt’ không được quảng bá rộng rãi?, và 4) Ngày nay xem phim Tàu…
Lưu ý rằng, vì là người ít quan tâm đến văn chương, nên tôi nghe các câu chuyện trên từ ‘bàn trà’, rồi về nhà khi rảnh rỗi hay có cảm hứng thì viết lại - dĩ nhiên là bằng ‘cảm thức’ của mình, mà mỗi vấn đề nêu ra dưới đây, tôi chỉ viết tổng quan khoảng 20 dòng, vì tôi không có thì giờ, hơn nữa, vì ông Einstein (hay Newton…) là người dạy dở… nhất thế giới, còn nhà điện-từ học Faraday thì ngược lại, trong đó, Einstein khi giảng bài, thường vò đầu bức tóc khi cố nhớ lại một công thức toán học nào đó, do đó, ông có bào chữa cũng như thường khuyên sinh viên rằng ‘cái gì đã có trong sách thì không cần nhớ’: ý kiến hay!
Và lưu ý rằng tôi vết bài này để tự học và, quan trọng hơn là, để ‘improve’ (cải thiện) bản thân mình - vì tôi quan niệm rằng một con người/một lãnh tụ hay một quốc gia đều cần phải có ‘chính khí’:
-Vâng, vì ai đó có làm tổng thống VN, tổng thống Tàu hay tổng thống Mỹ… mà không được dân coi trọng thì cũng… ‘vứt đi’!

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

838. Bàng Quan giáo chủ (Thư giãn cuối tuần)

Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc

Buồn xíu nữa thôi, nhé cô nương
Chiều qua mưa phố, ướt vô thường
Chém qua, chém lại, đường không lối
Ai tỉnh, ai hề, trong cõi sương


*Chém = chém gió

1. Tôi thích câu chuyện này…

TUYỆT TÌNH CỐC
Mosa Cốc chủ bế quan luyện công. Đám ong ve lò dò tìm kiếm thông tin cũng bất lực, thở dài vì cốc vốn là mảnh đất hiểm trở, tường cao, hào sâu. 
Chưa kể đám đệ tử lượn lờ khắp nơi, giương ánh mắt diều hâu xét nét từng người một. 
Xa xa là núi Thất Kinh, đạo sĩ Bàng Quan râu tóc bạc phơ đứng trên đỉnh nhìn về Mosa Cốc cười ngạo nghễ: “Ngươi cứ luyện công đi Mosa Cốc chủ. Chiêu cốc khô ấy ta đây há sợ! Chiêu ấy vừa tốn tiền, tốn thời gian, tốn sức. Ta đây mở mắt ra xem ngươi có luyện thành không?”.
Nói xong, Bàng Quan đạo sĩ cười to ba tiếng, âm thanh va vào vách núi, lan theo làn gió tạo thành những thanh âm lạnh lẽo, vô vị.
Hôm sau, Mosa Cốc chủ nhận được thiệp thách đấu...
Mùa thu, lá vàng rơi lả tả. Chúng quần hùng kéo nhau xuống biển xem trận thách đấu. Mosa Cốc chủ trong bộ quần áo đen, che kín từ đầu đến cuối, chỉ chừa ánh mắt vô hồn. Bàng Quan đạo sĩ vẫn dáng đứng ấy, giống như tên gọi vậy, bàng quan xem như không có chuyện gì đang xảy ra xung quanh mình.
Bùng, hai bóng một đen một trắng quyện vào nhau. Trong chớp mắt, người ta thấy bóng trắng lảo đảo, ngã vật trên mặt đất, miệng phun ngụm máu đen ngòm, hôi tanh nồng nặc...
“Ngươi... Ngươi dám... - Bàng Quan đạo sĩ ôm ngực, chỉ tay về Mosa Cốc chủ lắp bắp - Ngươi dám luyện cốc ướt sao, ngươi hứa với ta luyện cốc khô mà...”. Nói chưa hết câu hồn đã quy tiên.
Đám giang hồ như tỉnh giấc mộng, mạnh ai nấy chạy... Những tiếng la thất thanh vang lên: “Cốc ướt, cốc ướt, Mosa Cốc chủ đã phọt ra cốc ướt!”, nghe thật hãi hùng.
Nguồn: Bút Bi, báo Tuổi Trẻ, 15/7/2016, tr. 2, hay
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/chuyen-thuong-ngay/20160715/tuyet-tinh-coc/1136953.html
*
Trước khi mở rộng, tôi xin giới thiệu chút ít về phương pháp tiếp cận (approach) của bài viết, đó là ‘phép song ánh’. Phép này trước 1975 gọi là ‘phép áp’, sau này gọi là ‘ánh xạ’ - trong đó có phép ‘song ánh’, tạm hiểu, tức là ‘rọi’ từ mỗi phần tử của một tập hợp này sang một tập hợp khác có cùng số phần tử.
Từ quả táo và cái đầu ‘hút’ nhau, mà Newton đã ‘rọi’ ra thành định luật vạn vật hất dẫn; từ thời gian trôi qua quá nhanh khi ngồi gần người đẹp, quá chậm khi ngồi cạnh cái lò sưởi mà Einstein đã ‘rọi’ ra thuyết thương đối; từ ông tổ rượu nho Dionysus (đứa con ngoại tình của thần Zeus) mà Nietzsche đã ‘rọi’ ra thuyết thăng hoa (cá nhân); từ vị thần Sisyphus suốt đời lăn đá lên đỉnh núi (rổi lăn lại) mà Anbert Camus đã ‘rọi’ ra triết lý phi lý; từ ông thần Prometheus đánh cắp lửa trên thiên đình về cho trần thế mà chàng trẻ trâu Karl Marx đã ‘rọi’ ra một cái thiên đường ngay trong chốn địa ngục trần gian này (!)…: phương pháp ‘rọi’ này thường được tôi gọi là phương pháp dùng ‘cảm thức’ để vĩ mô hóa thế giới từ (các) sự kiện dường như khá phổ biến trong đời thực, mà đã được thế giới phương Tây đề cao và dùng ngôn ngữ một cách… bác học là: ‘từ hiện thực cụ thể sinh động biến thành tư duy trừu tượng’ gì đó!

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

837. Lũ người cá chết (Thư giãn)


Anh tiễn em về, cõi suối tiên
Tấm thân người cá, dữ hay hiền
Trong miền sáng tối, em lay lất
Anh mất em rồi!, đau nhớ quên

Cách đây khoảng một tuần, tôi có nghĩ đến cụm từ ‘lũ người cá chết’, trước khi liên tưởng đến cái ‘lũ người quỷ ám’* của Dostoievski, mà nếu không nhầm, ‘quỷ ám’ là bị quỷ ám, vì quỷ là chủ-danh-từ...
‘Cá chết’ hay ‘chết cá’ là hai khái niệm hoàn toàn ngược nhau. Động từ ‘chết’ trong ‘cá chết’ là ở ‘chủ động cách’ (active voice), còn trong ‘chết cá’ là ở thụ động cách (passive voice); tuy nhiên, nói riêng, trong 5000 năm của lịch sử VN, con cá thì tự nó không thể chủ động chết được, chỉ trừ trường hợp là nó… muốn chết, hay nói một cách văn chương: cá chết là vì nó không biết… bơi! Nên, con cá phải bị ai đó làm cho nó chết, vì thế, lão bá tánh mà có cá bị chết thì được gọi là ‘những người chết cá’, nên dĩ nhiên, ngược lại, lũ mà làm cho cá của lão bá tánh bị chết thì được gọi là ‘lũ người cá chết’… Phải chăng, một phương pháp tiếp cận lịch sử… thực tế nhất là dựa trên hai khái niệm cơ bản này!
Và dưới đây là câu chuyện.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

836. Hàng nhái, tư tưởng nhái và triết nhái (Thư giãn)

Sa mạc Safari và 'múa bụng', Dubai

Sau gần 40 năm, tôi đã nằm mơ…
Tôi mơ thấy mình bay lang thang, mơ màng trong những vùng sáng tối… Mở mắt ra: tôi đã trở lại Bến xe Miền Đông (Sài Gòn)… Đúng vậy, tôi đã có rất nhiều lần đến bến xe này với một chiếc cặp, và lập tức biến mất khỏi đám đông, nên không có nhiều ấn tượng… Nhưng lần này, với 2 cái va-li khủng và đắt tiền do một quý bà nhờ… bảo vệ, tôi chỉ dừng lại ở bến xe này dưới 30’ mà cảm thấy mệt mỏi về tâm lý gấp mười lần so với cuộc hành trình vất vả suốt đêm! Tại đây, giống như vụ ‘vua Đường Huyền Tông xuống địa ngục’: tôi thấy khoảng 20-30 anh xe thồ - mặc áo màu xanh da trời - xúm lại chung quanh… đòi mạng; hốt hoảng, tôi kéo 2 cái va-li xít vào gần hàng song sắt một tí, thì có cả tá bà bán cà phê/vé số réo lên… đòi mạng, chưa kể bọn du thủ du thực cứ tiến thẳng đến nhìn trô trố vào 2 cái va-li (!); hốt hoảng, tôi kéo 2 cái va-li ra ngoài một tí thì cả đám lái xe ta-xi tiến đến… đòi mạng... Rồi cậu sinh viên đến đón tôi, kể chuyện một chú bộ đội - bạn của cậu - đã bị móc túi ngay tại bến xe này, và nói ‘đồ đạc có vẻ đắt tiền thì rất dễ bị chú ý và có thể bị ‘bốc hơi’ trong vòng một sát-na, nếu ta lơ đễnh hay không vịn tay thật chặt vào hành lý’… Về đến nhà, vội pha một ly cà phê, ngồi uống cả 30’ mà vẫn chưa hoàn hồn… Chiều hôm đó, cậu sinh viên nói: ‘Nhìn một cái bến xe thì biết một xã hội phát triển như thế nào!’; lúc đó tôi mới thực sự bừng tỉnh vì… cái triết lý thú vị này: vâng, xã hội ta rất phát triển, phát triển ‘too much’, nghĩa là quá tốt đến nỗi mà nhiều lúc ta phải… tái xanh mặt mày!
Sau đó vài ngày, tôi lại nằm mơ thấy mình, cùng với 525 người, trên chiếc phi thuyền Airbus-5-sao bay lên rất cao - đến 11.250 m, rất nhanh - đến cả 1.000 km/h, rất lạnh - đến nhiệt độ âm 52 độ C, rồi từ từ rơi xuống khách sạn Ramadan ở Abu Dhabi; rồi nghe tiếng ai đó nói rằng ‘từ ngày 6/6 đến 5/7/2016 thì không được ăn uống bất cứ cái gì hết từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, đặc biệt là không được hút thuốc và không được uống bia rượu - suốt… đời’, hu..hu…
Và những điều tôi viết dưới đây là những cơn mơ trong đời thật, do mình tự nghe, tự nhìn, tự thấy và tự cảm nhận, và một phần do nghe người khác kể chuyện - mà chưa hẳn là nói phét, rằng tôi đã đi công tác 62/63 tỉnh thành ở VN, bay lẹt xẹt ‘ngang qua’ 3/4 thế giới (trừ châu Mỹ), và đã ít nhiều có kết bạn đến từ hơn 150/222 quốc gia và vùng lãnh thổ…; vì thế, các câu chuyện có thật dưới đây không can thiệp vào quan điểm riêng của các bạn đọc.