Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

908. Anh Nguyễn Ngọc Ngạn kể chuyện lịch sử không… đúng! (Thư giãn)

Lại còn cố 'Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần' bằng cách gán Bách Việt vào Việt Nam!, hơn nữa, lại nói rằng Lạc Long Quân… đẻ ra ‘bách’ con, mà chữ 'bách' này một bằng chứng suy ra ổng phải là dân… Bách Việt!, ha..ha..ha… (Hình: Tượng đài Lạc Long Quân-Âu Cơ ở Thủ Dầu Một)

Tối hôm đó tôi nằm trên xe giường nằm, bất chợt được xem sơ qua băng ‘Paris By Night - số 12’, trong đó có Tóc Tiên, Bằng Kiều… gì đó, đến lúc chơi trò chơi có thưởng, trị giá khoảng 1000-2000 đô - là số tiền mà các hãng mỹ phẩm về ‘làm đẹp cho phái yếu’ mến tặng và nhân tiện quảng cáo cho hàng của mình… Tất nhiên là bài này tôi ‘không nói gì về anh Ngạn’ (MC của Chương trình Paris By Night), không phải vì một câu triết lý từ fb của anh Viet Yen Le: ‘Không nên đánh giá người khác tốt xấu thế nào, bởi vì tốt xấu của họ không ảnh hưởng tới miếng cơm manh áo của bạn’ (Hoàng Sâm, dịch từ Soundofhope), mà nhờ câu phát biểu của anh (cám ơn anh!) mà tôi mở rộng ra một thế giới…

1
Anh Ngạn nói sao? Đại khái là từ cái vụ làm đẹp, anh đá qua Tây Thi, từ Tây Thi, anh đá qua:
- Dân Việt ta trước kia thuộc/là một trong số dân Bách Việt. Số dân Bách Việt mà ở lại (phía nam sông Dương Tử, sau năm 221TCN) thì một số bị đồng hóa, một số bị diệt chủng...
Image result for động đình hồ, núi ngũ lĩnhVà câu nói này vô tình hàm ý rằng dân Việt ta đã đi bộ… việt dã vài ngàn km: 1) từ hồ Động Đình đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Hà Bắc, miệt đông bắc TQ, gần cùng trên tuyến nằm ngang với Seoul của Hàn Quốc!), 2) tiếp tục đi bộ cả ngàn km đến Hà Nội, ghé sông Hát (huyện Phúc Thọ) ‘hát ca trù’ với Hai Bà Trưng, hay ghé nhậu với ông Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh, 3) rồi đi bộ… tắt thở đến tận Lâm Ấp* (kinh đô xưa là Khu Túc ở Huế!) và trèo qua đèo Hải Vân chém gió với vua Cau (Pu-nang) và vua Dừa (Li-u) - có cùng gien với thủ tướng Malaysia Najib Razak - thuộc Vương quốc Chăm Pa cổ xưa, ha..ha..ha…; đến đây, cụ Google mới… hiện hồn lên cho biết chính xác khoảng cách đường chim bay từ Hà Bắc (‘Hebei’) đến Pleiku là 2734km, nên tính bằng đường bộ thì sơ sơ cũng gấp rưỡi (hay hơn), tức cách ta khoảng trên dưới 4100km, trừ đi khoảng cách Pleiku-Huế là 431km, thì khoảng cách đường bộ từ Hà Bắc đến Huế khoảng 3669km!, mà không có… máy bay Airbus, Boeing, phi thuyền Apollo, lại không được Tôn Ngộ Không truyền thụ phép ‘Cân đẩu vân’ của Bồ Đề tổ sư…, thì:

- Chỉ có ông… cố nội của dân Bách Việt ở hồ Động Đình... gần gần tỉnh Hà Nam! (hehe...) mới có thể đi bộ vài dặm, hay vài chục dặm mà mang con chim trĩ trắng đến tặng cho Chu Thành Vương vào thế kỷ 11 TCN, chứ dân xứ 'mộng mơ' tuyệt nhiên không thể nào đi bộ mà mang món... 'bún bò Huế' qua tuốt bên kinh đô Lạc Ấp (phía tây tỉnh Hà Nam, miệt tây-bắc TQ) để tặng cho ông vua... quỷ sứ đó được!, quả là một thứ lịch sử tưởng bở! 
Ha..ha..ha…

2

Dòng ‘tâm linh’ của tôi đã đưa tôi về Trường đại học Văn khoa Huế (ý nói khoa Văn của trường ĐH Sư phạm) với GS Tạo (thời Trung học đệ nhất cấp, tức lớp 6-9 ngày nay), GS Dõng (đệ nhị cấp, lớp 10-12 ngày nay), và ‘Trường đại học văn khoa Sài Gòn’ (nay là ‘Trường đại học KHXH và Nhân văn TP HCM’ ở đường Đinh Tiên Hoàng, nơi tôi đã từng ở đó… uống cà phê hơn 4 năm) với GS Hoàng Như Mai, Trần Ngọc Thêm…

Nó còn đưa tôi về xa xưa hơn nữa, nơi Núi Lở (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) trước và sau 1975 với cả đống sách ‘Đứng dậy’, ‘Đối diện’, ‘Kiến thức ngày nay’ gì đó… nằm đầy trên cái chồ (cái gác) của nhà bà nội tôi, mà không biết cao thủ nào đã bỏ trên đó!... Đọc quá lâu rồi, 35-40 năm rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ bài viết về ‘Bồ Đề Đạt Ma diện bích’ với khái niệm ‘vô minh’ được thể hiện bằng câu ‘nếu bạn thấy Phật mặc áo cà sa màu vàng, đầu sáng chóe hào quang… thì đó chỉ là giả tướng, nói cách khác thì đó là… ma chướng, vì phật tại tâm'... Nhớ bài viết của vài nhà nghiên cứu thời 1970-1975 đã cố gắng gầy dựng nên một nền ‘Triết học thần thoại Việt Nam’ (theo anh Cuồng Từ trên fb, nhưng rất tiếc, sau ngày 30/4/1975, công việc này dường như bị dừng lại cho đến nay!); nhất là việc cho rằng tên nước Việt dưới mọi hình thức, thì..., tiếp dưới đây.
*
Ngoài việc nói mang máng như kiểu sử Tàu hay kiểu ‘Lĩnh Nam chích quái’:
- Xưa kia vua Đế Minh... kết hôn với Tiên nữ ở Động Đình hồ..., phong Thái tử làm vua phương Bắc đến núi Ngũ Lĩnh, từ núi Ngũ Lĩnh về Nam, gọi là Lĩnh Nam, phong cho Lộc Tục làm vua... hiệu là Kinh Dương Vương. Đất Lĩnh Nam phía bắc tới Động Đình hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn*, phía tây giáp với Ba Thục, đông giáp Nam Hải. Kinh Dương Vương kết hôn với... Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Thái tử Sùng Lãm kế tục ngôi vua lấy hiệu là Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ... sinh được trăm con. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Lại phong 99 con mỗi người làm chủ một ấp, vì vậy đất Lĩnh Nam mới có trăm họ. Đó là nguồn gốc Bách Việt. (wikipedia),
mà mang tính ‘huyền sử’ hơn cả huyền sử, còn có: 1) chữ ‘Việt’ tiếng Háng-Vịt có nghĩa là ‘cái búa’, ‘Nam Việt’ hay ‘Việt Nam’ để chỉ một dân tộc ở phương Nam hay xài búa!, 2) vua Phục Hi đi tuần thú vùng sông Hồng (của người Việt!), thấy con giao long (con thuồng luồng) có ‘âm tính’, nên về Trung Hoa cải cho nó có ‘dương tính’, mà thành con rồng Tàu xưa nay!, suy ra Tàu ăn cắp con rồng của Việt Nam!, 3) người Việt đã có chữ viết (rất xa) trước thời Bắc thuộc, gọi là chữ ‘Khoa Đẩu’!, 4) Tàu đã ăn cắp ‘Kinh Dịch’ của Việt Nam!... gì gì đó,
đặc biệt cái vụ này thì vào khoảng năm 1997 có một GS Toán ở Trường đại học tổng hợp SG bắt bẻ rằng: ‘Nếu Kinh Dịch là của VN, sao không thấy trên các loại trống đồng của VN có khắc hình âm dương thái cực?’, lúc đó tôi cũng… ngọng, và cho đến nay nghĩ rằng anh ta nói có... lý!



3
Quay lại chuyện chữ ‘bách’ trong Bách Việt…
Từ nhỏ tí xíu cho đến nay, tôi hay đọc sách… Tàu (và có liên quan), còn tạm nhớ một số cụm từ sau: ‘Bách bệnh’, ‘Bách biến hồ ly’, ‘Bách bộ xuyên dương’, ‘Bách chiến vô song’, ‘Bách duyên hảo hợp’, ‘Bách dư niên hậu’, ‘Bách gia chư tử’*, ‘Bách Hoa cung chủ’ (trong truyện ‘Giang hồ thập ác’, của Cổ long), ‘Bách hóa (tổng hợp)’, ‘Bách khoa toàn thư’, ‘Bách nhục (xuyên tâm)’, ‘Bách niên giai lão’, ‘Bách phát bách trúng’, ‘Bách phu trưởng’ (một chức trong quân đội của Thành Cát Tư Hãn), ‘Bách tính’…, nói chung là, về mặt này, người Tàu thường dùng đơn vị ‘bách’, ta thì không, nếu có thì dùng từ ‘trăm’ như trong câu/cụm từ ‘bà Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng’, ‘cây tre trăm đốt’..., chứ không có cái vụ ‘bách’!
*
Viết đến đây, 10g tối, tôi đã gặp may, khi Từ điển Soha viết: ‘Bách’ (là) yếu tố gốc Hán ghép trước để cấu tạo từ, có nghĩa ‘số lượng nhiều, không xác định, nhưng đại khái là tất cả’ như: bách bệnh, bách hóa… (tratu.soha.vn)

Lại may hơn khi chiều nay, ở quán cà phê, tôi lụm được đoạn:
- Tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả (!). Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con (!). Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay... (wikipedia)
*
Ôi!, họ đã… ngủm củ tỏi hết rồi hay sao mà không nghe thế hệ trẻ bảo:
- Người Lâm Ấp có thể là người Việt?*: Về văn hóa, Tượng Lâm* là nơi tập cư của nhiều nhóm người xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau, một sự pha trộn văn hóa tự nhiên giữa các giống người vào thời hoang sơ. Đầu tiên là sự pha trộn văn hóa giữa các nhóm Indonésien di cư (văn hóa Indus) và cổ Mã Lai (văn hóa Sa Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán (văn hóa Khổng Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn Khmer (văn hóa Óc Eo-Phù Nam) từ tây nam đi lên. Cuối cùng là những nhóm Malayo-Polynésien (văn hóa Mã Lai - Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 trước và sau CN)…’ (Panzerklein, lichsuvn.net)…

***
Năm ngoái, tôi rất… khoái khi nghe một cụ dùng cụm từ là ‘những con virus được thuần hóa từ phương Bắc’, với ý nghĩa là bọn quen thói lấy ‘yếu tố Tàu’ làm cơ sở để suy ra toàn… vũ trụ, trong đó có Việt Nam!
Thiết nghĩ, học là phải ‘tri tân’ rồi nếu cần thì ‘ôn cố’, chứ xưa nếu người ta, nhất là các sử gia Tàu, nói sao thì ta nói lại vậy, thậm chí thêm mắm thêm muối vào, rồi được phong hay tự phong là sử gia, học giả tùm lum, để thỏa mãn cái ‘văn hóa hả hê’ mà làm cho ta lâm vào ‘vùng trũng của trí tuệ thế giới’, nếu ứ chịu thì cũng ‘đang ở đáy của chuỗi giá trị toàn cầu’, hiện thực hơn là làm trí tuệ của thiên hạ đại loạn, bị thực hư lẫn lộn, ù ù cạc cạc, dân học sử chả vào!, bởi vậy mà nhiều người thấy vậy mới lật lại mà bảo họ là các ‘giả sư’ hay ‘nhà giả học’!, còn tôi, tôi có bình:
- Là 'hậu bối', thiết nghĩ chúng tôi... chả học được của các cụ cái gì!, để lớp con cháu chúng tôi tự tìm hiểu vậy!
Và ôi!, đã cố chổng… mồm ra bảo 'Bách Việt' là ‘trăm họ’ rồi, tức các bộ lạc quanh khu vực đó hợp lại thành nước Việt của Trung Hoa cổ đại ở phía nam sông Dương Tử xa lắc xa lơ (đối với VN), mà có thể là nước Việt cuối cùng của Câu Tiễn và Tây Thi bị diệt vong vào thế kỷ thứ 3 TCN, chứ làm gì mà ở xứ sở VN ta lại có Nguyễn Văn Câu Tiễn hay Trần Thị Tây Thi!…:
- Lại còn cố 'Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần' bằng cách gán Bách Việt vào Việt Nam!, hơn nữa, (ở trên) lại nói rằng Lạc Long Quân… đẻ ra ‘bách’ con, mà chữ 'bách' này một bằng chứng suy ra ổng phải là dân… Bách Việt!, quả là nói như ‘các hướng dẫn viên du lịch Tàu’, thậm chí như vụ ‘sữa ông Thọ’, làm cho nhiều người tưởng là ông Thọ có khả năng xịt ra… sữa! Ha..ha..ha…

Thiết nghĩ nếu ta nói có cái sai thì sẽ có rất nhiều cơ may để đi đến cái đúng, nhưng nếu cho rằng 'ta đã đúng rồi' thì chỉ có một con đường: đó là con đường... chít. Xin các cụ!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
  1. Bách gia chư tử: Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi được nhà Tần thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Hoa vào giai đoạn nở rộ nhất của mình..., các nhà sử học TQ coi giai đoạn nảy nở văn hóa này là ‘Giai đoạn trăm nhà đua tiếng’ (Bách gia chư tử) (551-233 TCN)… (wikipedia)
  2. LÂM ẤP LIÊN MINH LẠC VIỆT NỔI DẬY ĐÁNH ĐUỔI ĐÔ HỘ TRUNG HOA, xem: http://lethuongdan.blogspot.com/2017/01/lam-ap-lien-minh-lac-viet-noi-day-anh.html
  3. Lĩnh Nam chích quái, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/07/linh-nam-chich-quai-va-kinh-thanh-cua.html
  4. ‘Người Lâm Ấp có thể là người Việt?’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/01/894-lam-ap-tau-va-lam-ap-ta-truyen-ngan.html
  5. Nước Việt cổ (bên Tàu): Thuộc Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu, tồn tại từ thế kỷ thứ 5-3 TCN. Nó nằm ở phía Nam sông Dương Tử, dọc theo bờ biển Chiết Giang (có kinh đô thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay), gồm: Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô...
  6. Nước Hồ Tôn: Theo nhận xét của Huber trong ‘La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises’ thì Hồ Tôn (Tinh) có thể là vương quốc Chăm Pa cổ. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ thời đó đều có sự tích giống nhau, tại Indonesia trong các đền thờ đạo Bà-la-môn lớn đều khắc truyện thần thoại 'Hồ Tôn Tinh' này trên tường đá… (wikipedia)
  7. Tượng Quận, Tượng Lâm: Tượng Quận, cách Huế 3517km!, được Tần Thủy Hoàng mở trong cuộc chiến tranh Việt (Thường) - Tần ở phía nam Trung Hoa năm 221TCN!, trong đó quân Tần mới chỉ tiến tới Quảng Tây’ (wikipedia)... Khoảng 260 năm sau, ‘đời Hán đổi (Lâm Ấp VN) làm huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam’ (giáp giới với quận Cửu Chân), và sau đó chính thức thành lập nước Lâm Ấp vào khoảng năm 192 sau CN, có kinh đô là ‘Khu Túc’ ở Huế (Quảng Bình!, theo wikipedia)..., rồi đến Vương quốc Chăm Pa hay ‘Hoàn vương quốc’ vào nửa đầu thế kỷ thứ 7, trong đó Hoàn vương là ‘vua của các vua’, theo GS Lương Ninh (bachkhoatrithuc.vn)...

20 nhận xét:

  1. Dung Tran (FB)
    Tuyệt !
    8 giờ

    Bravo the... "living encyclopedia" NGLB !
    7 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại hạ không dám là cuốn... từ điển 'bách' khoa sống gì đó, mà là 'bá' trong cụm từ 'bá nghệ bá tri, vị chi... bá láp bá xàm', hehe... Ngày mới bên í vui nhé!

      Xóa
  2. Má Boon (FB)
    Trời ui... Từ ù ù cạc cạc... Em thường hay dùng... Anh, đúng là kiến thức bác học... những từ, ngữ... anh sử dụng trong các bài viết... Em thích...
    Em hay đọc bài viết của anh và vyl... Hai người... hai cách viết khác nhau... Em thấy hay, dễ thương...
    8 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Má Boon được giới giang hồ phong làm chưởng môn phái... con ngựa, hi..., nên rất thík từ của Giáo chủ ma giáo thời @, thank nhé!, hôm nào gặp mời măm măm pún pò Huế thoải mái nuôn!

      Xóa
  3. Mắt Đời (FB)
    Cháu thích bài viết của chú, và cũng đóng góp vài suy nghĩ cá nhân: Từ xưa đến nay, có biết bao dân tộc bị đồng hóa và biến mất mãi mãi, nhưng dân Việt ta vẫn còn thì đủ để chứng minh sự đặc sắc đó. Cái sự đặc sắc làm cho chúng ta tồn tại đó vô cùng quan trọng để tìm hiểu, giữ gìn và bảo vệ. Nhưng nó chỉ có ý nghĩa, giá trị khi nó chính là nó trong sự khách quan, những người tìm kiếm và nghiên cứu phải thoát khỏi cái chủ quan của họ, mà điều này vô cùng khó khăn. Khó vì hầu như đa số đều muốn khoát lên cho dân tộc mình một nguồn gốc sâu xa và đẹp đẽ, cái thứ đẹp đẽ được ghi chép lại trong một nền văn hóa lớn khác. Người ta nghĩ rằng tổ tiên mình phải ngang hàng hoặc là tổ tiên của cái dân tộc lớn mạnh kia thì mới là vinh quang, đó không phải vinh quang, đó là sự tham lam, từ bỏ chính mình. Có lẽ tổ tiên ta vô cùng vĩ đại, vĩ đại hơn cả mọi dân tộc, nhưng đạt được điều đó thì sao? có thay đổi được một hiện tại bạc nhược không? Cái chúng ta cần tìm là cái tính chất đã giúp dân tộc ta tồn tại không chỉ qua hàng ngàn năm mà qua hàng trăm ngàn năm từ khi loài người tồn tại, tìm ra nó và chấp nhận dó dù nó huy hoàng hay chẳng có tiếng tăm gì, tìm ra nó để hiểu chúng ta là ai, sau đó phát huy cái ưu điểm, loại bỏ cái khuyết điểm để chúng ta ở hiện tại nhờ đó mà đi lên. Tổ tiên chúng ta có vị hoàng đế từng cai trị TQ thì sao? Kinh Dịch bắt nguồn từ dân Việt thì sao? Tổ tiên cùng tồn với tổ tiên TQ thì sao? Tất cả giúp gì cho ta trong hiện tại ngoài sự tự hào phù phiếm? có cần thế không? Tộc Việt đang tồn tại, đó đã là tự hào rồi, và sẽ tự hào hơn nếu chúng ta vượt lên trên, không cần quá khứ chúng ta có vinh quang không, chỉ cần hiện tại và tương lai chúng ta vinh quang thì sẽ được ghi vào sử sách của nhân loại. Dân tộc Nhật là gì? họ là cướp biển, là thứ giặc Oa trong sử sách TQ, nhưng chính họ đã tạo nên lịch sử vinh quang cho họ, chính sự vinh quang của hiện tại đã đủ chứng minh tính ưu việt của dân tộc họ rồi dù quá khứ nó chẳng có tiếng tăm gì. Cái cần chứng minh là hiện tại và tương lai chứ không phải là một quá khứ xa xăm nào đó.
    1 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình của bạn làm mình phải suy nghĩ lâu, mà vốn kg viết dài, mình đánh giá bạn 'là một người (rất) tiến bộ trong giới trẻ' (cười)'; còn mình... già rồi, nhưng còn may ở chỗ là... xóa sạch kiến thức sách vở (từ đầu năm 1998) nên mình thấy cái gì mới là mình... yêu, và do đó có cơ may 'vuốt ve' lại cái cũ (cười)...
      ...Mình nghe nói nước Mỹ đã lập quốc trên 300 năm, chính xác hơn là 241 năm! ( = 2017 - 1776) nhưng họ lại trở thành một (siêu) cường quốc trên thế giới hầu như là về mọi mặt!..., tại sao ta cứ ôm ấp và... tự hào về cái em nào đó già khú đã '4000 năm tuổi'..., rồi đẻ ra em hiệu trưởng trường Nam Trung Yên, em phó giám đốc Sở tư pháp gì đó, em nữ siêu nhân Quỳnh Anh giàu có và thăng chức nhanh như mưa sa gió cuốn - mà mình mới đọc được một câu trong... Từ điển danh ngôn hiện đại là: 'Đàng sau một người phụ nữ giàu khủng, luôn có bóng của một người đàn ông... to', hehe...

      Xóa
    2. Mắt Đời - Nhà Gom Lá Bàng
      Cái em già khú 4000 tuổi đó chắc cũng đẹp, nhưng nhiều người thích tô son trét phấn nên nhìn có vẻ già mà lòe loẹt. Còn nước Mỹ thì may cho họ là không chịu gánh nặng bởi em gái già nào mà toàn các em trẻ trung thông minh và xinh đẹp, nhiều gái quá nên chỉ những em nào sắc sảo mới còn giữ lại, ước gì VN cởi mở tí cho nhiều gái đẹp tràn vào nhở :v . Còn "người đàn ông... to" thì chỉ mấy người phụ nữ đó mới biết họ "to" nơi nào.

      Xóa
    3. Van Anh Wemdler (FB)
      - "Có lẽ tổ tiên ta vô cùng vĩ đại, vĩ đại hơn cả mọi dân tộc, nhưng đạt được điều đó thì sao? có thay đổi được một hiện tại bạc nhược không? Cái chúng ta cần tìm là cái tính chất đã giúp dân tộc ta tồn tại không chỉ qua hàng ngàn năm mà qua hàng trăm ngàn năm từ khi loài người tồn tại, tìm ra nó và chấp nhận dó dù nó huy hoàng hay chẳng có tiếng tăm gì, tìm ra nó để hiểu chúng ta là ai, sau đó phát huy cái ưu điểm, loại bỏ cái khuyết điểm để chúng ta ở hiện tại nhờ đó mà đi lên."

      Cái tìm này có vẻ rất lâu mới làm được (cười), nó dễ mang hình dạng của vài trăm năm lắm, nhưng tất nhiên đây là việc nên làm lâu dài, thiển nghĩ thế. Có những lúc tôi tự hỏi mình là ai, rồi tôi lại chợt mỉm cười và hiểu rằng mình đang là hiện tại, vì thế tôi nghĩ rằng 1 dân tộc chỉ có thể mạnh hay yếu đều do hiện tại của dân tộc ấy cả. Khi 1 dân tộc tự tin vào hiện tại của mình thì sẽ mạnh mẽ, khi kg tin thì ngược lại. Điều cần suy nghĩ là làm sao có thể tin được vào dân tộc mình có lẽ nằm ở chỗ chúng ta có chấp nhận được bản thân dân tộc mình không?, có nhận mình là mình với cái xấu và cái đẹp trong nó không?, hay cực đoan lao chỉ về 1 phía?, hay vẫn đang tự lừa dối và khoác lên vai mình những áo choàng mặt nạ khác nhau. 1 dân tộc kg dám nhìn vào vào hiện tại của mình là 1 dân tộc dễ đánh mất đất nước nhất.

      - Tôi thích câu nói này của MĐ:
      Tộc Việt đang tồn tại, đó đã là tự hào rồi,

      - "và sẽ tự hào hơn nếu chúng ta vượt lên trên, không cần quá khứ chúng ta có vinh quang không, chỉ cần hiện tại và tương lai chúng ta vinh quang thì sẽ được ghi vào sử sách của nhân loại."

      Tự nhiên tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ cần có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, còn sử sách của nhân loại thường thì thật hư vô :)
      2 giờ

      Xóa
    4. Thật khó để trả lời cho một lời bình, vì người viết kg thể bao quát hết ý của... thiên hạ (dĩ nhiên!), vì thế huynh thường đưa ra một câu chuyện để... hóa giải, tùy người đọc!

      Câu chuyện: BA KHEN MALAYSIA!
      Chiều nay tôi ăn cơm với thằng cu, mà có đôi lúc có chuyện gì bức xúc ở cơ quan hay chuyện nhà/chuyện tình... thì nó chả thiết nghe, nên có lúc tôi phải nói là 'ba chém gió tí nhé!', nếu nó muốn nghe thì nói, không thì ăn cơm nhanh và lên xem ti-vi...
      -Ba khen thằng cha Thủ tướng Malaysia!, qua cái vụ Kim Jong-nam.
      (xin lỗi, đây là ngôn ngữ trong khi ăn cơm)
      -Sao vậy ba?
      -Malaysia là một nước tư bản, nên họ tìm hiểu cái gì thì rất thường có quyền được tìm hiểu đến nơi đến chốn!... Bắc Triều Tiên thì ngược lại, nếu dân muốn biết thì chỉ được biết những gì lãnh tụ cho phép!, cái gì lãnh tụ không cho biết thì dân không được biết, thậm chí họ có thể dùng sức mạnh để... bịt miệng cả thế giới, nếu... được! (cười). Vì thế mà Malaysia 'gần như' là đang tuyệt giao với Bắc Triều Tiên, hai bên giữ con tin qua, con tin lại... Biết chừng đâu vì Malaysia cố tìm ra chân lý của 'cái bí mật đàng sau vụ Kim Jong-nam' này mà có thể khơi mào cho một cuộc chiến! - bởi các thế lực siêu ngầm đứng đàng sau nó...
      -Thế sao bên VN im re vậy ba?
      (kể tới đây dừng, hi...)

      'Cái quyền được biết' nghe đơn giản vậy nhưng kg phải vậy!, bài viết của huynh ở trên chỉ là điển hình (mà cũng chỉ thể... khái quát đến mức vừa đơn giản vừa hài thế thôi, 'ní luận' quá sẽ đi vào ngõ cụt!), phải chăng 'anh Ngạn và tương đương' chỉ được biết những cái gì do 'quyền lực mềm' điều khiển!, nhưng huynh:
      -Huynh không chịu vậy!
      Hihi..

      Xóa
    5. Van Anh Wemdler - Nhà Gom Lá Bàng
      Em thấy câu chuyện của Huynh rất thú vị, nó nói đc hoàn cảnh chung của XH con người hiện tại. Nhưng em thật sự khg hiểu nó có liên quan gì đến điều em nhắc đến ở cm trên. Mong huynh lượng thứ (cười). Cảm ơn huynh nhìu ạ .
      1 giờ

      Xóa
    6. 'Nó nói được hoàn cảnh chung của XH con người (VN) hiện tại' thì phải có liên quan đến lời bình của 'Lời gió thầm thì' chứ, hi..., nhưng để huynh được làm... Trang Tử tí nhen, cứ nói mờ mờ ảo ảo cho nó... vui, để muội uống... 3 cử cà phê Ban Mê thì sẽ... thấm, hi...

      Xóa
  4. phanchautuan56 [Blogger] Email 10.03.17@16:36
    Lão Ngoan Đồng GLB có thời gian ghé trang O VÍ Mộc Lan Hoa xem O VÍ viết và kết luận về NGÔ THÌ NHẬM và H... là tội nhân thiên cổ có đúng không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh lâu ngày đã ghé nhà, bài của O Ví khi nào rảnh tôi sẽ đọc,
      cũng sorry là tôi có rút ngắn lời bình của anh lại vài từ, vì quan điểm của tôi là không chính trị,
      mà những điều tôi viết ở trên là chiều ngồi ở quán cà phê suy nghĩ lung tung, về ghi lại cho qua... buổi tối, hi...

      Xóa
    2. Tôi đã đọc và chỉ đi vào cái tôi đang gặp…
      Trên fb, có một anh chàng phải nói là rất giỏi ‘triết cơ bản’, không biết sao hôm nay ảnh tự nhiên đăng một stt (status) chửi ai đó, ‘tôi là người vô can nhưng đọc mà cứ tưởng là… chửi tôi!’, may mà có bạn X vào bảo là chửi anh H - vì đã hủy kg kết bạn với ảnh nữa! Tôi mới nói với bạn X là:

      -‘Nó (stt) dường như là một sự đả kích, nhưng kg đa chiều, một sự nóng tính thiếu triết lý, nếu 'quá' có thể bị lâm vào vụ 'cá thối'.

      (Cá thối là gì? ‘Kỹ thuật cá thối như sau. Bịa ra một lời kết án’ theo Victor Volsky; tôi kg nghĩ hẳn là ‘bịa’ nhưng nghĩ về một thứ thành kiến quá nặng (hard prejudice); còn ông Trump mới đây trong Twister thì gọi đó là ‘fake news’!)
      Tối nay, tôi vô tình ‘gom’ được một đoạn nói về:

      Bệnh hoang tưởng về phẩm chất trí tuệ và năng lực:
      -Trí thông minh của người Việt không đến nỗi nào, nhưng không hẳn vượt trội so với các dân tộc khác. Vấn đề là, như đã nói, người Việt thường tự nói về mình như một giống người có phẩm chất trí tuệ vượt trội. Có thời gian , một tờ báo nọ mở một chiến dịch động viên thế hệ trẻ hăng hái lao động, sáng tạo để xây dựng, phát triển đất nước. Phấn khích với ý tưởng đầy tâm huyết của nhà báo, tôi theo dõi rất sát chiến dịch đó. Trong suốt một thời gian dài, tôi thấy báo liên tục đăng những bài viết cổ vũ cho việc phát huy tinh thần Đại Việt. Thậm chí, có bài viết còn kêu gọi lớp trẻ phải biết hổ thẹn về việc chưa phát huy được tinh thần Đại Việt và gọi đó là nỗi hồ thẹn cao cả. Tôi cảm thấy rất ái ngại khi đọc những bài viết như thế, đặc biệt ái ngại về tác dựng tạo ra sự ngộ nhận nguy hiểm của nó.
      Đúng là lớp trẻ phải biết hổ thẹn về việc đất nước cho đến bây giờ vẫn nằm trong nhóm các nước nghèo và phải tích cực học tập, làm việc để góp phần đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo đói. Thế còn phát huy tinh thần "Đại Việt"? Suy cho cùng, tinh thần đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, cũng như sự tưởng tượng về các nguồn lực tự nhiên dồi dào của đất nước. Chúng ta không có những phát minh khoa học có tác dụng đánh dấu như các điểm mốc phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại, cũng không có những siêu tác phẩm văn hoá, nghệ thuật có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển văn hoá, nghệ thuật của thế giới.
      ...Người Việt (và nói chung một dân tộc không có những ưu điểm vượt trội về trí lực, thế lực) có quyền tự hào về những thành tích trung bình của mình, nếu đó thực sự là điều họ đã có thể làm được bằng tất cả sức lực, trí tuệ và bằng thái độ lao động nghiêm túc, có kỷ luật. Con người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường.
      Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó. (Nguyễn Ngọc Điện, Nguồn: Sài Gòn tiếp thị (2006))

      Không bênh vực ‘lề’ nào, nhưng tôi có cảm giác là (các) bài viết về đề tài 'Phật' của O Ví cũng như các lời bình trong (bài 2) có cái gì đó ‘rất không ổn’!

      TM.

      Xóa
    3. phanchautuan56 [Blogger] Email 11.03.17@09:49
      Cảm ơn nhà GLB LÃO NGOAN ĐỒNG đã sang đọc bài và có nhận xét, đưa ra những luận chứng cần phải suy nghĩ, như thế là đủ. Sẽ tránh được sự hoang tưởng tự huyễn hoặc về trí tuệ của mình rồi cho những người khác là dốt là hèn khi có ý kiến trái chiều với mình!

      Xóa
    4. Vâng, tôi chỉ đi vào ý cơ bản thôi, anh hiểu, cám ơn. Hiện nay do vấn đề 'huyễn hoặc' này mà giới 'mạng' chơi với nhau chưa được nửa tháng thì đã quay mặt lại ghét nhau - một thứ văn hóa tâm linh cá nhân vô hình mà không thể không dùng hai chữ... tồi tệ (cười), nên tôi có nói với bạn X là 'dân Vịt mình mệt thật!', hi..

      Xóa
  5. Lưu comt Lý Thiên Đằng:
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1840594932870274&id=100007593554777

    Tôi cũng làm nghề dịch thuật, tạm gọi là trong 20 năm, nhưng kg bị vướng mắc như tác giả đã viết, vì tôi chỉ dịch các vấn đề chuyên ngành (của tôi chẳng hạn), và vì nếu tôi dịch sang tiếng Anh mà tụi Tây hiểu và làm việc được là xong, tương tự cho dịch cho người Việt. (Tuy nhiên, tôi kg đi theo hướng này nên kg đi sâu và... 'quên' rồi!).
    Đọc bài này tôi có sơ vài cảm nhận:
    -Bài viết hay!, sử dụng ngôn ngữ... tuyệt! Tuy nhiên, lưu ý rằng nay là năm 2017 rồi!, tôi thiết nghĩ chả có mấy học sinh hay sinh viên có thể đọc và hiểu được (một phần... của) bài viết này vì nó có quá nhiều từ Hán Việt!, hơn nữa lại dùng một thứ ngôn ngữ văn học bậc thầy mà phải nói là (rất) khó hiểu!...,
    -Ông Bùi Giáng dịch cái gì đó, vd: “Hoa ngõ hạnh”, “Trăng tỳ hải”..., có thể thông cảm cho ông là dịch vào thời điểm đầu những năm 1960... Trên thực tế, tôi có viết một entry khá chi tiết về mối tình của Ceasar/Anthony và Cleopatra, và thường vận dụng 'nó' vào nhiều entry sau này của tôi trong gần 6 năm, nhưng cũng xin nói thật là tôi chả hiểu “Hoa ngõ hạnh” hay “Trăng tỳ hải” là cái... quái gì!, chả lẽ phải đi tra Từ điển Hán Việt hay hỏi cao nhân phương nào?...
    v..v...
    Chắc không thể bình dài, nhưng tôi tự hỏi:
    -Dịch với ngôn ngữ như thế nào? Tôi kg... biết!, nhưng biết là chúng ta đang ở vào thời @, thời công nghệ 4G (sắp lên 5G!), thời Cách mạng công nghiệp lần thứ 4..., liệu có nên dùng ngôn ngữ như vào những năm 1950-1960... không?, và có nên dịch những bài phát biểu của ông Obama hay ông Trump bằng ngôn ngữ đó kg?...
    và rất quan trọng:
    -Dịch là dịch cho 'AI' đọc? Thực tế là cho tôi, cho anh, cho các blogger, các facebooker, các ca sĩ/nghệ sĩ..., các anh lính, các bà nội trợ, các nhân viên cơ quan/doanh nghiệp/nhà máy..., cho các em học sinh, sinh viên là con, là cháu của anh hoặc tôi, đúng kg?, chứ không phải dịch cho các ông như ông... Bùi Giáng đọc!
    TM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lý Thiên Đằng
      Cám ơn anh Nhà Gom Lá Bàng đã đọc entry này và cho những ý kiến thú vị. Bản thân tôi không theo nghề dịch thuật như anh, nhưng rất quan tâm đến vấn đề này, cho nên có thêm một ý kiến để tham khảo, với tôi, là điều quý lắm.
      Tôi cũng nhất trí với anh rằng điều quan trọng khi dịch một văn bản là phải xác định dịch cho ai đọc (đối tượng), và dịch để làm gì (mục đích). Sụ xác định này góp phần quyết định việc dịch như thế nào (phương pháp- ngôn ngữ, phong cách...). Chính vì vậy, dịch một văn bản văn học thì ngôn ngữ, phong cách khác hoàn toàn so dịch một văn bản khoa học vì người ta không chỉ dịch vỏ ngoài của văn bản, nội dung bên trong của nó, mà còn phải dịch cả tâm hồn, thái độ, trạng thái cảm xúc... của tác giả. Các thái độ, trạng thái cảm xúc ấy của cùng một tác giả, có thể tác động khác nhau đối với nhiều dịch giả khác nhau ở nhiều cung bậc khác nhau, dẫn đến nhiều bản dịch khác nhau. Tôi nghĩ rằng tác giả bài tham luận này quan niệm "dịch là khác", phần lớn là dựa trên cơ sở ấy. Việc bản dịch đó có thành công hay không phụ thuộc vào việc người đọc có hợp tần số, trước hết là với dịch giả, sau đó là tác giả, hay không.
      Tôi nghĩ rằng tác giả bài viết Trần Ngọc Hiếu nếu đọc được comment này của anh, hẳn sẽ có những trao đổi rất lý thú và bổ ích>
      6 giờ

      Xóa
    2. Nang Ly Sao
      - Dịch một tài liệu khoa học
      - Dịch một bài diễn văn của nguyên thủ quốc gia.
      - Dịch một tác phẩm văn học.
      - Dịch một bài thơ
      Lớn chuyện rồi đây. LSN chỉ là một tay lơ mơ, thấy những bài thơ hay hoặc một đoạn văn ngăn ngắn mà mình khoái là táy máy tay chân bèn “viết lại” THEO Ý MÌNH, nghĩa là “đạo ý” (ăn cắp ý) cho nên LTĐ gọi là giỡn chơi. Thế nên không thể gọi là dịch được. Dịch là phải như NGLB nói. Hihi
      2 giờ

      Xóa
    3. Nguyen Ky Trung
      Trường hợp của Bạn (NLS), hình như gọi là Phóng Tác. Khi ta nêu tựa đề của nguyên tác trong tác phẩm thì không thể gọi là đạo ý được. Phóng Tác là một thể loại văn chương vẫn thường được các nhà văn sử dụng để tránh những nhược điểm của thể loại dịch.
      Kính.
      1 giờ

      Xóa