Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

‘Lĩnh Nam chích quái’ và... kinh thánh của Việt Nam!

LTS: Tôi đã viết bài này vào tháng 10/2013, thôi thôi, cứ để nguyên hiện trạng như vậy, và thêm phần bổ sung.
Hồi học cấp 3, tôi có nghe nói đến ‘Lĩnh Nam chích quái’, nhưng không để ý lắm. Sau 1975, tôi có đọc đâu đó một bài viết nói là ‘Tổ tiên của Kinh Dịch là xuất phát từ Việt tộc’, tôi có ghi nhận nhưng cũng không quan tâm lắm. Sau khi mở blog (tháng 8/2011), tôi mới nhận thấy rằng ‘để viết một entry tốt thì phải tìm hiểu chi tiết về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thời đại Hồng Bàng’.
Tôi cũng xin rất cám ơn cụ Google, sáng ngày 16/10/2013, tôi chính thức bắt tay vào việc tìm hiểu ‘Lĩnh Nam chích quái’ (‘Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam’), được viết vào khoảng cuối đời nhà Trần) và nhận thấy nó giống như là một loại kinh thánh của Việt Nam (‘kinh thánh’ viết chữ thường để phân biệt với Kinh Thánh của Ki-tô giáo/Hồi giáo), trong đó:
-Trạng thái hỗn mang (=chaos) và việc thượng đế sáng tạo ra vũ trụ vạn vật đã được người Việt xưa nhắc đến rồi;
-Khái niệm 'thiên đường bất tử' đã có trong đầu người Việt xưa rồi (xem dưới);
-Trận ‘Đại hồng thủy’ đã được người Việt xưa nhắc đến lâu rồi;
-Các vị thần ở Hy Lạp (Thần Dớt, Athena, Venus…), Tàu (Ngọc Hoàng thượng đế, Dương Tiễn, Na Tra, Lý Tịnh…), các vị thần tu trong núi Himalaya của Ấn Độ và hay các vị thần trong thần thoại ở các nước Trung Đông… phải gọi các vị thần của Việt tộc là ‘cụ’;
-Nhiều người đang học hỏi về vấn đề tâm linh thông qua ông Krishnamurti, Osho, Dalai Lama… hay các triết lý ngoại nhập khác, nhưng người Việt xưa đã sẵn có một đời sống tôn giáo/tín ngưỡng hay tâm linh đủ mạnh rồi…
Lưu ý rằng đây chỉ là một entry để các blogger thư giãn chứ không phải là một công trình nghiên cứu, và bài viết đang được chỉnh sửa (vì vài 'sử gia' nói về thời đại Hồng Bàng như thể là 'đúng' rồi!, híc.. híc..., điều này trái với tư duy nghiên cứu khoa học, mà có thể làm cho tôi bị ảnh hưởng (không chắc chắn về nguồn tư liệu), vì thế tôi đã từng nói 'vấn đề là tư tưởng chứ không phải tư liệu'.
*
‘Lĩnh Nam chích quái’ có nhiều dị bản, nhưng tựu trung, nội dung có liên quan của cuốn ‘kinh thánh’ này như sau:
Vào thời kỳ hỗn mang (chaos) của vũ trụ/trái đất, mà ta hay gọi là thuở hồng hoang(1), có ‘Thượng đế tiên thiên’ (= Bua K’Lơi = Vua Trời, tiếng Mường), Ngài đã tạo ra trời, đất, mặt trời, mặt trăng(2)  trong 12 ngày đêm (theo thần thoại Mường).
Sau Ngài, còn sản sinh ra nhiều thế hệ thần khác (= Kem, tiếng Mường).
Thượng đế dùng khí âm dương để tạo thành con người nguyên thủy(3).
Những người nguyên thủy này, đã phát triển thành khối các dân tộc ở phía Nam sông Dương Tử(4).
Con/cháu của ‘Thượng đế tiên thiên’, là Viêm đế (Thần mặt trời, hay ‘Thượng đế hậu thiên’), đã xuống trần để cai trị con người.
Cháu ba đời của Viêm đế là Đế Minh (Thần ánh sáng) sinh ra là Đế Nghi, sau đó, Đế Minh đi tuần phương nam, lấy con gái bà Vụ Tiên sinh ra Kinh Dương Vương.
Đế Nghi tiếp quản ngôi báu, làm vua phương bắc của vùng ‘Nam Sông Dương Tử’.
Còn Kinh Dương Vương được Đế Minh cho làm vua phương nam - thủy tổ của Bách Việt, tên nước là Xích Quỷ, gồm vùng đất Kinh và đất Dương(5).
Từ đó, thời kỳ khởi nguyên của người Việt (ngày nay) là thời đại Hồng Bàng, (trong đó: ‘Hồng’ là trận lụt lớn trên diện rộng của trái đất, tức là trận Đại hồng thủy, còn ‘Bàng' là to lớn, mênh mông như vũ trụ).
Kinh Dương Vương lấy con gái của Long vương (ở hồ Động Đình) sinh ra Lạc Long Quân (vua rắn, Vua Khú của người Mường).
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ (chim 'tôtem' của người Mường).
Bà Âu Cơ đẻ ra một cái bọc hay ‘Quả bầu mẹ’ gồm có 100 trứng (trong đó, ‘quả bầu’ là biểu tượng của dân tộc Thái, trứng 'chim' là biểu tượng của dân tộc Mường, còn 'bọc thịt' là biểu tượng của dân tộc Mèo).
Các đứa con tản nhau ra, sinh sống ở các vùng núi và vùng biển, mà hình thành thời 18 vua Hùng và nước Văn Lang(6). Thời này, có xuất hiện rất nhiều vị thần, trong đó có Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh (hay Thần núi Tản Viên) là con của Bố Trượng (theo thần thoại Mường). Còn Thủy Tinh chính là Long Vương (hay Vua Khú). Bố Trượng có xuống Long Cung để chữa bệnh cho Long Vương mà có cho ông mượn một ‘con dao ước’ và dặn ông đến khi nào chết thì trả lại, nhưng khi cha chết thì Tản Viên chôn luôn con dao theo mộ cha, vì thế Long Vương hàng năm dâng nước biển lên đánh nhau với Thần Núi để đòi lại con dao, đồng thời tranh thủ hỏi vợ là Mỵ Nương ở Mường Bằng (Phong Châu, Phú Thọ).
…Sau nước Văn Lang là nước Âu Lạc, Nam Việt, Đại Cồ Việt, Đại Việt(7).
*
Ban đầu, bộ ‘kinh thánh’ của Việt tộc này chỉ có 22 truyện thần thoại… Đến nay đã có 15 dị bản với gần 80 truyện - có sự khác biệt, chẳng hạn về trình tự thời gian của các câu chuyện, nhưng đều có cùng nội dung cơ bản như (vi.wikisource.org) và cùng bản chất: ‘Chung quy, tất cả đều nhằm khuyến khích việc thiện, răn đe điều ác, từ bỏ sự giả dối, tìm đến cái chân thực…’ (khoavanhoc.edu.vn), như:
Truyện họ Hồng Bàng - truyền thuyết về tổ Hồng Bàng và nguồn gốc Bách Việt, Truyện Ngư tinh - truyền thuyết Lạc Long Quân diệt Ngư tinh ở Biển Đông, Truyện Hồ tinh - sự tích Tây Hồ và cáo chín đuôi, Truyện Đổng Thiên Vương - truyền thuyết Thánh Gióng, Truyện Nhất Dạ Trạch - truyền thuyết Tiên Dung-Chử Đồng Tử, Truyện rùa vàng và An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Truyện Man nương - sự tích về Phật Mẫu Man nương, Truyện sông Tô Lịch và Cao Biền xây thành Đại La…
Có các nhà nghiên cứu đã ghi chép và cập nhật bộ ‘kinh thánh’ đó như: Trần Thế Pháp (cuối thế kỷ 14), Vũ Quỳnh (1492), Kiều Phú (cuối thế kỷ 15), Đoàn Vĩnh Phúc (thời nhà Mạc), Nguyễn Nam Kim (1679), Vũ Đình Quyền (1749), Vũ Khân Lâm (1757)…
*
Trong entry ‘Thần Linga’, tôi có viết rằng:
‘(Có lẽ) kinh sách của các môn phái là các chuyện thần thoại dân gian cổ xưa được ghi chép lại, được chính con người ‘bác học hóa’ với ma quỷ, thần thánh, thiên đường, niết bàn = cái mà 'tôi không biết', mà đôi khi chưa... có khoa học và được chỉnh sửa cho phù hợp với thời @, thậm chí có môn phái đã bị diệt vong, sau đó, do sự phát triển của lịch sử, đặc biệt là do phe ‘mạnh’ có ưu thế, mà triết lý của nó được thâm nhập ít hay nhiều vào đời sống tinh thần và trở thành đức tin linh thiêng của con người'...
Và trong entry ‘Phiếm thần luận’, tôi có trích lời của tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn (California!) như sau:
‘Nhìn chung, mục đích của tôn giáo nào cũng chỉ có ba điều:
-Thứ nhất là cần được giải thích để hiểu ai đã tạo ra sự sống và khi chết đi về đâu.
-Thứ hai là phải sống như thế nào cho hay cho đẹp khi còn sống.
-Thứ ba là có một nơi yên nghỉ an lành sau khi chết’.
Như vậy, theo tôi, Việt tộc đã (và đang) tồn tại một tín ngưỡng đa thần trong tiềm thức hay trong thực tế, với tiến trình như sau:
Thời hỗn mang -> Thượng đế (tiên thiên) sáng tạo ra vũ trụ vạn vật -> dùng khí âm-dương tạo thành con người -> con/cháu của Ngài (Thượng đế hậu thiên) xuống trần cai trị loài người -> sinh ra các thế hệ tiếp theo -> ghi chép và tổng hợp thành ‘kinh thánh’ -> phát triển thành thế giới tâm linh đặc dị của người Việt.
Tuy nhiên, tính tín ngưỡng trong ‘Lĩnh Nam chích quái' không hề nặng nề vào sự tin tưởng không-lý-trí vào các thế lực thần bí: ‘Các việc ấy tuy lạ mà không đến nỗi ngoa, tuy 'thần' mà không đến nỗi 'yêu', tuy hoang đường mà không đến nỗi quái dị, tung tích còn có thể làm bằng cứ' (elib.quancoconline.com).
*
Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng:
-Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một tác phẩm thiêng liêng… Nó dường như tương đồng với số phận của nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm chìm nổi, đối diện với những thử thách sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một khả năng tạo sinh ghê gớm và cuối cùng sẽ vĩnh viễn trường tồn với non sông đất nước này… Nó là sử trong truyện, là sử hóa các thần thoại và truyền thuyết dân gian… Lĩnh Nam chích quái với sự phát triển phồn vinh không ngơi nghỉ của nó, qua các dị bản, có thể nhìn thấy ở đây một hiện tượng đầy sức sống và đầy năng lực trường tồn (khoavan.edu.vn).
-Đọc Lĩnh Nam chích quái để hiểu được triết lý sống và chiều kích tâm linh truyền thống của người Việt từ nghìn năm trước, dĩ nhiên là còn đầy trong dòng máu của mỗi chúng ta hôm nay. Hiểu Lĩnh Nam chích quái là hiểu được một phần sâu thẳm của chính mình (Trần Đình Hoành, wordpress.com).
-Lĩnh Nam chích quái là một kho tàng tâm linh, triết lý, văn hóa, và tâm l‎ý Việt. Các truyện này nói đến tư duy của người Việt từ thuở xa xưa về nguồn gốc, sứ mệnh, lối sống và mơ ước của mình. Thần thoại là trình bày bề mặt, nằm ẩn bên sau huyền thoại là những nghĩa l‎ý vừa triết lý vừa thực dụng, như tất cả các các phẩm lớn khác của nhân loại trong mọi nền văn hóa cổ (dotchuoinon.com)...
*
Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu đã làm cho giới sĩ phu (phong kiến) mê muội ‘Tứ thư ngũ kinh’ của Tàu và sau đó là triết lý Tây phương, mà quên rằng Việt tộc đã có sẵn ‘tứ thư ngũ kinh’ hay nền tảng triết lý rồi, hơn nữa, các thế lực thống trị Tàu hay Tây không dại gì (vả lại họ cũng không quan tâm) mà cho ông cha ta ngóc đầu lên từ nền triết học của Việt tộc. Và 1000 năm đó cũng đủ để làm cho nhiều quốc gia bị biến mất khỏi bản đồ thế giới, hay/và đủ để làm cho nhiều dân tộc bị đồng hóa, vậy sức mạnh tâm linh nào đã làm cho Việt tộc mãi mãi chính là Việt tộc?
Nó đã được thể hiện ít nhiều trong Lĩnh Nam chích quái: ‘Nó tích lũy như một symbol, một biểu tượng, một phù hiệu cao quý mãi mãi theo trang trọng đầu nguồn lịch sử dân tộc, mà không một thế lực nào từ đó có thể hạ xuống (khoavan.edu.vn)…, mà chính bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ là McNamara đã phát biểu: ‘Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hoá và chính trị của nhân dân Việt Nam'…
Và từ đó, triết lý của Việt tộc đã dư sức ‘sánh vai với các cường quốc 5 châu’, nếu…
*
Có một lời bình cho một tác phẩm thần thoại khác như sau: ‘Việt điện u linh tập’ (nói về 27 vị thần linh ở Việt Nam) được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo…’ (vi.wikipedia.org)
Vâng, ‘nếu tước đi cái vỏ tôn giáo’, nhưng tính tôn giáo trong các thần thoại Việt Nam và việc được viết bởi các ‘nhà văn’ phong kiến là không quan trọng lắm, vì trong ‘Thần thoại Hy Lạp’/Kinh sách tôn giáo cũng đầy tính thần thánh và cũng không hề được viết bởi các ‘nhà văn’ hiện đại, mà quan trọng là tính ‘tâm linh’ có một không hai của ‘nó’ đủ làm cho một nền văn hóa ‘yếu hơn’ phải rút ra khỏi Việt Nam sau 1000 năm đô hộ.
Khoảng 7g tối, ngày 15/10/2013, có một phụ nữ ngồi trên xe (ô-tô) với tôi, nói rằng:
-Chúng tôi biết thưởng thức nhạc, không cần nhạc cao cấp lắm, âm nhạc nào mà dân thích và đi vào lòng người thì đó chính là âm nhạc thật sự; chúng tôi không cần sự hướng dẫn của các ‘nhà sử học’…, chúng tôi tự biết là ai có công với đất nước, tự biết thương ai và tự biết khóc ai; chúng tôi cần công nghệ thông tin, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật của các nước phát triển, nhưng chúng tôi không cần Pháp, Mỹ hay Tàu… đến khai hóa cho chúng tôi; chúng tôi tự có triết học, tự có thế giới tâm linh, tự có tín ngưỡng, chúng tôi không cần các ông/bà nước ngoài đến dẫn dắt chúng tôi…
Tôi không biết là cô ta nói đúng hay không, nhưng phát biểu này rất là thú vị, hihi...
*
Phần bổ sung
…Tôi xin cung cấp cho các bạn một ‘ổ bánh mì nóng giòn Sài Gòn’: đó là câu chuyện mà tôi mới trao đổi với 1 blogger cách đây 5 phút, tôi có nói với anh ta rằng:
Ta đã có một nền văn minh Văn Lang mà đã được thế giới thừa nhận là một trong những chiếc nôi của loài người: ‘Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất’ (C. Sauer, học giả Hoa Kỳ), đã có sẵn nền tảng triết lý về âm dương/phép biện chứng, kinh dịch (NGLB càng muốn khẳng định chắc chắn rằng Kinh Dịch không phải là do người Tàu cổ đại nghĩ ra), nền văn hóa (nặng yếu tố tâm linh, kể cả tín ngưỡng phồn thực), thậm chí là chữ viết… đã có cách đây trên 4000 năm: ‘Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên’, nói chung là triết học, văn hóa, ‘tứ tư ngũ kinh’… gì gì đó, ta đều có cơ sở hết, mà trong 1000 năm đô hộ giặc Tàu, họ đã cố ý ‘dìm’ nó đi với âm mưu biến ta thành… Ô-xin của họ!
...Chắc bạn Hùng John đã không sai khi phát biểu rằng ‘Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn’. Tại sao ta hết bê ‘tứ thư ngũ kinh’, rồi đến triết học phương Tây (của Pháp, Đức, Nga, Mỹ…) hay các thứ triết học ngoại nhập khác vào ‘nhà’ ta để hình thành một thứ ‘lẫu thập cẩm’, trong khi ta đã có triết học rồi, thiết nghĩ rằng một lãnh tụ sáng suốt ‘thực sự’ là phải biết dựa vào các nền tảng văn hóa đã có sẵn của Việt tộc và lợi dụng kiến thức ‘2014’ mà nâng cao nó nên, xây dựng một nền triết học riêng cho ta và chung cho cả thế giới! Tôi còn mở rộng thêm rằng bản thân triết học vốn không xấu, không sai, nó chỉ là phản ánh cái khát vọng của con người vào một thời đoạn lịch sử nào đó, mà khi lịch sử thay đổi, hay khi không - thời gian biến đổi thì nó không còn phù hợp nữa: không có cái gì là tuyệt đối đúng, hơn nữa, triết học bị gọi là ‘sai’ bởi vì nó đã bị bọn xấu lợi dụng và hướng nó theo chiều hướng có lợi cho nhóm lợi ích, chẳng hạn như Kinh Dịch, nếu ai đó dùng nó để làm công cụ xâm lược, ví dụ như bành trướng ở Biển Đông, thì những kẻ lợi dụng đó mới là bọn xấu, còn Kinh Dịch thì không xấu, nói nôm na, nếu ai đó lợi dụng người đẹp để buôn lậu ma túy hay làm mỹ nhân kế để hại người khác, thì kẻ lợi dụng đó mới là người xấu, chứ người đẹp thì không… ‘xấu’.
Với quan điểm riêng, tôi không có thói quen gọi ai đó là ‘vĩ đaị’, tôi nghĩ rằng ta không cần Lão Tử/Trang Tử mà ai đó luôn niệm ‘nam mô’ hay ‘a men’ với câu ‘đạo khả đạo phi thường đạo’, nói nôm na, tôi có thể ví dụ như bồ tôi hỏi tôi ‘tại sao anh yêu em?’, nếu tôi trả lời là ‘tại vì em thông minh’, sai, vì thiếu gì phụ nữ thông minh, hay ‘tại vì em tài, giỏi’, sai, vì thiếu gì phụ nữ tài giỏi, hay ‘tại vì em đẹp’, sai, vì thiếu gì phụ nữ làm tôi phải… chảy nước miếng, nên cuối cùng là tôi không trả lời được, vì nếu yêu mà giải thích cụ thể được thì không phải là yêu, mà nói như nhạc sĩ Diệu Hương 'không cần biết em là ai... yêu em vì chỉ biết đó là em', và câu ‘đạo mà nói được thì không phải là đạo’ có gì là vĩ đại đâu, nên tôi cần quái gì mấy cái ông Lão, Trang, Khổng, Mạnh đó thì tôi mới mô tả được thế giới tự nhiên!
…Sáng nay (8/7/2014), đi uống cà phê và mạn đàm với một người bạn, rồi măm măm bún riêu, rồi tôi tự trả tiền, mà chả có ‘vĩ nhân’ nào trả tiền cho tôi hết! Tôi có nói với bạn ấy rằng: không biết giữa thời đại ‘bộ lạc’ và thời đại ‘@’, cái nào đã hạnh phúc’ hơn cái nào, vì xã hội càng văn minh thì con người càng tạo ra cái được gọi là… trí tuệ, mà đó chỉ là một thứ ‘ngã chấp’ dựa trên việc phân biệt đúng-sai, và đây là nguồn gốc để dẫn đến… chiến tranh, chẳng hạn Lão Tập cho y là… đúng nên huậy ở Biển Đông, nhưng Lão đâu có biết rằng nền triết học Tàu nay đã quay về thời… nhà Tần, mà Lão chỉ là hình bóng của một gã AQ 'tưởng bở' tái thế mà thôi; tôi còn tâm sự rằng ông Nietzsche nói ‘thượng đế đã chết’ thì mặc kệ ổng, thượng đế của tôi khác, tôi có thể ngắm trời, mây, cây, núi, ngắm đàn kiến trước cổng, hay đùa giỡn với con mèo, mà tôi thấy… ‘thượng đế’, tôi không cần quan điểm của ông ấy; ngoài ra, tôi còn nhận thấy rằng ta có bị một cái thói quen ‘vô minh’ là sùng bái văn hóa Tàu, nhưng có một điều rất thú vị là cũng ngay tại quán cà phê này, tôi không cần sự có mặt của ông Khổng Tử...
Ha.. ha.. ha…
------------
1.Chú thích:
(1) tiền vũ trụ, thuở vô thủy vô chung hay thuở khai thiên lập địa.. 'Vua Trời và các Kem không thể chết... thời gian ở mường Trời là vô tận' (quan niệm của người Mường)
(2) ‘Thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết. Mỗi bước thần đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi nọ sang núi kia…’ (Sự tích ‘Thần trụ trời’).
(3) ‘trong buổi trời đất mới mở mang, có người do khí hóa ra rồi mới có hình hóa, đều là hai khí âm và dương cả’ (Ngô Sĩ Liên, khoavanhoc.edu.vn)
(4) hàng vạn năm trước công nguyên, trước thời kỳ đồ đá cũ, phát hiện khảo cổ xa nhất là nền văn hóa Ngườm ở Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa… cách đây 23.000 năm (wikipedia)
(5) thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 4000 năm (wikipedia)
(6) thế kỷ thứ 7 TCN (cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN - 682 TCN) ở Trung Quốc, (wikipedia); đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn, nay là Chiêm Thành (Lĩnh Nam chích quái)
(Giả thiết nước Văn Lang có từ thế kỷ thứ 7TCN là có thể chấp nhận được. Đa số tư liệu cho rằng nước Văn Lang tồn tại từ 2879TCN-258TCN hay 2622 năm!, lưu ý rằng triều đại nhà Nguyễn có 13 ông vua và chỉ tồn tại từ 1802-1945 hay 143 năm, tức là chỉ trung bình 10-12 năm (trị vì)/vua, vậy thời đại Hùng Vương có 18 ông vua thì giỏi lắm là tồn tại 180-216 năm mà thôi..., các nhà sử học hãy nghiên cứu một hướng khác (vì lịch sử Tàu và dân gian còn có huyền thoại về một nước Việt Thường trước đó!: 'Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần quy, bối hữu Khoa đẩu”. Nghĩa là, thời vua Nghiêu (2357TCN) nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu' (khoahoc.com.vn)
(7) sách được viết vào thời Lê/cuối thời nhà Trần.
2.Các chú thích khác
-Lĩnh Nam bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam (wikipedia). 
-Người Phùng Nguyên mang mã di truyền Australoid, là người bản địa, không phải từ phương Bắc di cư xuống, cũng không phải là người Mường. Người Đông Sơn hình thành do số lượng nhỏ người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ phương Bắc di cư xuống, hòa huyết với người Phùng Nguyên. Đó là tổ tiên chung của người Việt hiện đại. Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa bản địa. Văn hóa Đông Sơn được phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên, cũng là văn hóa bản địa, mang đậm bản sắc của văn hóa Việt. Quan niệm “coi người Việt và người Mường xưa là một, đều là cư dân bản địa” của giới học giả Việt Nam là hoàn toàn chính xác... Năm 1952, học giả Hoa Kỳ C. Sauer trong cuốn Cội nguồn nông nghiệp và sự phát tán (Agricultural Origins and Dispersals) khẳng định: "Ðúng là nông nghiệp đã tiến triển qua hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là văn hóa Hòa Bình. Lúa nước đã được trồng cùng lúc với khoai sọ… Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và thuần dưỡng cây trồng bằng cách tái sinh sản thực vật…" (Hà Văn Thùy, blog O Ví)
-Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên. Chính Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng Tử đã ghi lại trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “…thời Lỗ Công Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm thấy Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng ta cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả lại cho họ Khổng. Lối chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghĩa, định những chỗ đọc được, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm thiên…” (Khổng Tử: Kinh Thư - Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam - tr. 228-229). Lời ghi chú của Khổng An Quốc chứng minh : 1- Khổng Tử là thừa kế cái văn hóa của dân Bách Việt, 2- chữ Việt cổ (chữ khoa đẩu) đã được dùng biên soạn trong các sách còn gọi là “Thiên Thư” (sách Trời). Chính các nhà trí thức Tàu gọi sách viết bằng chữ khoa đẩu một cách kính cẩn là “thiên thư” vì các sách đó không do dân tộc Tàu làm ra và là nguồn gốc của văn hóa thời đó (Kinh Dịch, blog NGLB). 
3.Các nguồn tham khảo chính:
-C. Sauer: http://vigiamantinh.blogtiengviet.net/2014/06/04/m_t_ki_n_gi_i_sai_v_ngu_n_g_c_dan_t_c
-‘đọt chuối non’: http://dotchuoinon.com/category/linh-nam-chich-quai/
-Hùng John: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/04/551-hung-john-va-phat-bieu-nguoi-viet.html
-‘Khoa văn học’: http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=751:lnh-nam-chich-quai-tip-cn-vn-hoa&catid=42:cong-trinh-khoa-hc&Itemid=116
-Kinh Dịch: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/01/305-ngo-ngang-buoc-chan-vao-kinh-dich.html
-Lĩnh Nam chích quái: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lĩnh_Nam_chích_quái
-Phiếm thần luận: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/463-phiem-than-luan-biet-chet-lien.html
-‘Thần Linga’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/465-than-linga-va-van-e-tinh-duc.html?showComment=1381808981804#comment-c1334852091707452046
-‘Trần Đình Hoành’: http://trandinhhoanh.wordpress.com/linh-nam-chich-quai/
-Truyền thuyết Hồng Bàng: http://vi.wikisource.org/wiki/Lĩnh_Nam_chích_quái
http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Việt_Nam
-Việt điện u linh tập: http://vi.wikipedia.org/wiki/Việt_điện_u_linh_tập
-‘Vũ Quỳnh’: http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=52896&c=1482481
-Vũ trụ quan Mường: http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?4509
Và các tài liệu khác có liên quan. 

7 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Cám ơn bạn Phi Hung, chúc tối xem trận Hà Lan - Argentina vui nhé.

      Xóa
  2. thuyentho [Blogger] Email 09.07.14@10:48 (blog Tiếng Việt)
    Đọc một bài viết thú vị quá, nhưng dài ghê, cá rằng dù là dài nhưng vẫn chưa hết ý phải không anh, hihi
    Thuyền vừa măm bánh tráng cuốn, tay cầm chén tương... mắt thì gương ra mà đọc nè, hehe
    Thích mấy đoạn nì, nói đúng ý nên khoái: " Tại sao ta hết bê ‘tứ thư ngũ kinh’... thiếu gì phụ nữ làm tôi phải… chảy nước miếng, nên cuối cùng là tôi không trả lời được, vì nếu yêu mà giải thích cụ thể được thì không phải là yêu, mà nói như nhạc sĩ Diệu Hương 'không cần biết em là ai... yêu em vì chỉ biết đó là em', và ‘đạo mà nói được thì không phải là đạo’"
    Viết hay quá và thực tế trăm phần trăm luôn
    Tặng anh hai bông hồng cho bài viết này nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, lúc bắt đầu chơi blog, anh quan niệm là viết dựa vào cảm giác thật, dĩ nhiên là anh tránh đụng chạm đến cá nhân, tập thể hay chính trị/tôn giáo, nhưng đôi khi cảm giác cá nhân cũng không thể nào mà tuyệt đối không đụng chạm được, đó là ngoài ý muốn... Đoạn mà em phát hiện đúng là ngôn ngữ... thật của anh, và anh cố gắng đi theo phong cách... như vậy (cười), cám ơn nghen.

      Xóa
  3. saumietvuon [Blogger] Email 09.07.14@19:46 (blog Tiếng Việt)
    "Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu đã làm cho giới sĩ phu (phong kiến) mê muội ‘Tứ thư ngũ kinh’ của Tàu và sau đó là triết lý Tây phương, mà quên rằng Việt tộc đã có sẵn ‘tứ thư ngũ kinh’ hay nền tảng triết lý rồi, hơn nữa, các thế lực thống trị Tàu hay Tây không dại gì (vả lại họ cũng không quan tâm) mà cho ông cha ta ngóc đầu lên từ nền triết học của Việt tộc. Và 1000 năm đó cũng đủ để làm cho nhiều quốc gia bị biến mất khỏi bản đồ thế giới, hay/và đủ để làm cho nhiều dân tộc bị đồng hóa, vậy sức mạnh tâm linh nào đã làm cho Việt tộc mãi mãi chính là Việt tộc?"
    **CÂU HỎI TRÊN LẠI LÀ CÂU TRẢ LỜI CHO ĐIỀU TÔI THẮC MẮC TỪ LÂU. CHỈ QUA VÀI BÀI VIẾT CỦA ANH TÔI NHẬN XÉT ANH LÀ NGƯỜI THÔNG TUỆ KINH THƯ. TRONG NÀY TÔI THẤY CÓ 2 NGƯỜI MÀ TÔI BIẾT CÓ KIẾN THỨC CŨNG NHƯ NHỮNG QUAN TÂM TƯƠNG TỰ ANH, ĐÓ LÀ O VÍ VÀ ANH HAIRACHGIA, CÒN BẢN THÂN SÁU CHỈ LOM COM ĐỨNG Ở HÀNG HỌC TRÒ. TÔI CẢM ƠN ANH VÌ BÀI VIẾT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn bạn Saumietvuon, mình viết để... tự học, tuy nhiên, chiều nay có 1 blogger gặp mình ở quán cà phê và nói là thích những nhận định riêng của mình (cười), đó là lời động viên... rất lớn, xin cám ơn; ngoài ra, còn có 1 blogger nào đó nói rằng 'nếu đóng cửa biên giới Tàu vài trăm năm thì ta vẫn... sống tốt', mình thích quan điểm này, và mình luôn có ý thức là không phụ thuộc Tàu, thậm chí là không cần Tàu (cười). Chúc bạn tối nay xem trận Hà Lan - Argentina vui nhé.

      Xóa
  4. Lưu comt tranduong/quehang:
    Một đội bóng thua
    Một đội bóng mừng
    Người Bra-zil mãi không tin
    Người Đức thức dậy, tưởng mình nằm mơ
    Cuộc đời biến chuyển không ngờ
    Mới anh hùng đó, đã rơi xuống... bùn

    Trả lờiXóa