Ngụy biện (Fallacy) là khái niệm để chỉ những cách lập
luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong
tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở
thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm
mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được… (Quang Minh).
Bài này sưu tầm một số câu ‘ngụy biện Tàu’, ‘ngụy biện
Vịt’ và ‘biện chứng Tây’!, trong đó tôi có ‘chỉnh lại’ vài từ/cụm từ vì ‘bản dịch’
có vài chỗ tối nghĩa, và để cho bạn đọc dễ hiểu!; các bạn có thể đọc bản gốc ở đường
dẫn ngay bên dưới.
Và vì là bài sưu tầm nên tôi chỉ cho thêm vào LỜI BÌNH
của tôi vào là hết bài, còn việc hiểu những văn bản đó ra sao?, thích câu nào?,
là tùy các bạn!; ngoài ra, để tránh ‘đụng hàng’, tất cả những từ ‘Trung Quốc’
dưới đây tôi sẽ viết là Tàu hay TQ. Thân mến
*
Những câu ngụy biện Tàu…
‘Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương
Tây’ (Lexus):
http://trithucvn.net/trung-quoc/tu-duy-nguoi-trung-quoc-trong-mat-mot-nguoi-phuong-tay.html
Ông Lexus*, một người Đức từng du học ở TQ vừa có phát
ngôn gây tranh luận rộng rãi trên mạng xã hội TQ... Ông cảm nhận, trên weibo
người ta chỉ tìm cách chụp mũ và chửi nhau. Dường như nhiều người TQ không kể
lý lẽ, không thích nghe nói lý sự (bất cần logic và đạo lý, dường như được học
từ thời tiểu học!)… Cùng với ý ‘Đạo
đức là phải nói lên sự thật’,
ông có một số ghi nhận về xã hội TQ như sau:
1.
Bạn làm
sai thì ‘trển’ nói chuyện pháp luật với bạn, trển làm sai thì trển lại nói
chính trị với bạn!
2.
Cái gì cũng có ưu
có khuyết, thế giới này không có gì tuyệt đối, vì thế phân biệt tốt hay xấu
không có gì là quan trọng!
3.
‘Con không chê
cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo’, vừa thấy có ai đó ca ngợi nước Mỹ là họ
hét lên như vậy!
4.
‘Đồ Hán
gian, đồ bán nước…’, vô số người động một chút là chửi người khác như vậy!
5.
‘Đừng lấy luật
pháp ra mà làm lá chắn’, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã đáp lại khi được hỏi
‘Điều luật nào của quốc gia cấm phóng viên báo chí?’!
6.
Khoảng cách giàu
nghèo không có gì đáng ngại, khoảng cách càng lớn thì càng kích thích phát
triển kinh tế!
7.
Lạm phát của
TQ chủ yếu là vì đồng Đô la Mỹ mất giá!
8.
‘Môi trên của tôi
là trời, môi dưới là đất, tôi chính là pháp luật’!
9.
Nếu kẻ thù phản
đối chúng ta cái gì thì chúng ta nên ủng hộ cái đó!
10.
Nỗi nhục của TQ
là do chủ nghĩa đế quốc gây ra, vì bọn đế quốc luôn ức hiếp TQ, chúng quá tàn
nhẫn, quá tham lam!
11.
Pháp luật đứng
dưới quyền lực, còn đạo lý càng không đáng để bàn luận: ‘Trí thức gặp công
an, có lý nói không ra’!
12.
‘Phản
quốc, thế lực thù địch, tự diễn biến, tự chuyển hóa…’, ai có ý phê bình
(thiên đình…) thì lo sẽ bị quy như vậy!
13.
Ta
sẽ có cảm giác được ở đẳng cấp cao hơn!, qua đó cảm thấy tinh thần được khoan
khoái, vui vẻ, khi chửi người khác là ‘ngu’!
14.
Tốt ở chỗ nào
không rõ, nhưng nghe tuyên truyền thường xuyên là tốt, thì nó tốt!
15.
Xã hội độc tài dĩ
nhiên không tốt, nhưng xã hội dân chủ cũng không thấy có điểm nào hay ho
đâu!...
*
Những câu ngụy biện Vịt…
‘9 câu ngụy biện điển hình
của người Việt’ (Quang Minh):
http://trithucvn.net/van-hoa/nguoi-viet-va-van-hoa-nguy-bien.html
Cùng với ý ‘Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong
giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô
hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là
trong cộng đồng cư dân mạng…’, bạn Quang Minh* đã tổng hợp như sau:
1. Chỉ có những người chân lấm tay bùn từ nhỏ (giai cấp vô sản!) mới là người cần cù chăm chỉ xây dựng đất nước!
2. Có làm được gì cho đất nước đâu mà to mồm!
3. Làm được như người ta đi rồi hãy nói!
4. Nếu anh là họ mà anh làm được thì hẵng nói!
5. Nếu không hài lòng (với thiên đình…) thì cút xéo ra
nước ngoài mà sinh sống!
6. Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác!
7. Nó ăn trộm chó thì cứ đánh cho nó chết!
8. Nước nào mà chẳng có tham nhũng!
9. Tại sao anh dám nói chúng tôi (thiên đình…) sai? Anh
là một tên phản bội dân tộc!...
*
Những câu biện chứng ‘Tây’…
‘Câu chuyện nước Mỹ (2):
Hạnh phúc đến từ đâu?’ (Trương
Thanh Mai):
http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/cau-chuyen-nuoc-my-cai-duyen-khong-ngo-20170821081303425.htm
‘Đồng cảm (sympathy) khác với thấu cảm em nhé. Đồng cảm
là hiểu được cảm xúc và nỗi khổ của người khác. Còn thấu cảm (EMPATHY) là luôn
đặt vị trí của mình vào người khác để hiểu và đánh giá. Nhận thức. Chấp nhận.
Tôn trọng. Thấu cảm. Đó là những giá trị sống của cá nhân thầy mà thầy sẽ không
đánh đổi vì bất cứ điều gì khác’, là ghi chép của tác giả Trương Thanh Mai từng là cựu SV
ĐH Bách khoa Hà Nội; hiện cô đang là nghiên cứu sinh ngành
Chính sách công và Trợ giảng tại ĐH Arizona, Mỹ; trước khi
du học Mỹ, Thanh Mai từng học Thạc Sỹ ngành Nghiên cứu Phát triển tại Anh (khoá
học 2013-2014) theo suất học bổng Chevening của chính phủ Anh. Cùng với đoạn trên, trong 'hồi ký' của nàng còn có các danh ngôn dưới đây:
1.
Be the change you want to see in the world
(Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới - Gandhi).
2. Happiness is not something ready made. It comes from
your own actions (Hạnh phúc không phải cái gì đó đã được tạo sẵn ra, mà nó đến
từ chính hành động của chúng ta - Dalai Lama).
3. Happiness depends more on the inward disposition of
mind than on outward circumstances (Hạnh phúc phụ thuộc vào tâm ta hơn là vào
ngoại cảnh’ - Benjamin Franklin).
4. It is harder to crack a prejudice than an atom (Phá vỡ
một định kiến còn khó hơn phá vỡ một nguyên tử - Einstein).
5. Keep calm and blame Putin (Hãy bình tĩnh và đổ hết tội
cho Putin).
6. Learn from everything (Hãy học từ mọi thứ - Einstein).
7. Life is hard, and you die (Cuộc đời của bạn không hề
dễ dàng cho đến khi bạn chết - Benjamin Franklin).
8. To the world you may be one person but to one person
you maybe the world (Đối với cả thế giới, bạn có thể chỉ là một người, nhưng
đối với một người bạn có thể là cả thế giới - VN!)…
*
Chúng ta dễ sưu tầm các câu ‘ngụy biện’ hay ‘biện chứng’ trên trong
các bài phát biểu/bài viết của Lưu Á Châu, Bá Đương (Người TQ xấu xí), Li Ming
(Vì sao người TQ ngu thế?*), các đoạn hội thoại trong phim ảnh/âm nhạc Mỹ hay
Tây, các phát ngôn ở trường đời/quán cà phê, nhất là trong các phát biểu/tuyên bố
không được đẹp mắt lắm của một số 'Grand Guide' (Người cầm lái vĩ đại)!, v..v...
Những cái được gọi là ‘Dịch’ (biến dịch) của Tàu bị
các nhà… ‘duy vật xxx’ giữa thế kỷ 19 gọi là ‘duy vật chất phác’. Trước đó, vào
khoảng năm 450TCN, ‘nó’ bị nhà thơ Hy Lạp Empedocles gọi là ‘duy vật ngớ ngẩn’!,
còn bây giờ bị nhà nghiên cứu Đức Lexus cho là ‘duy vật phi-logic’... Thật vậy,
những câu nói của Khử Tổng, Lữ Tảo, Trư Tảng… đang bị một nhà-uống-cà-phê-học
cho là thuộc loại hơi bị… non nớt!, hehe… Và quả là ổng không nói oan khi một triết
gia TQ (theo Nguyễn Hải Hoành) nói là:
- TỨ THƯ NGŨ KINH và 'những
thứ tràn ngập thành TAI HỌA hơn nữa' như Kinh, Sử, Tử, Tập, hầu như toàn bộ đều
là sự học hỏi. Văn hóa truyền thống TQ chỉ có sự học-hỏi, cộng thêm sự tách rời
giữa đầu (tư duy) với tay (thực tiễn) và tiếp tục tạo ra sự đứt rời giữa ‘học’
đích thực với ‘thuật’ đã nói ở
trên, - sự đứt rời song trùng ấy trên thực tế
đã tạo nên sự VÔ ‘HỌC’ của người TQ từ xưa tới nay (Li Ming*)…
‘I boast therefore
I am…’ - Tôi chém gió để chứng tỏ tôi là… bự! Liệu người ta có mãi ngụy biện được
chăng!
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1. ‘Bình tĩnh và đổ hết tội cho Putin’: một tranh biếm họa ở New York (Trương Thanh Mai), ý nó móc!
2.
‘Đối với cả thế giới, bạn có thể chỉ là một người,
nhưng đối với một người, bạn có thể là cả thế giới?', của một tác giả VN!, cũng là danh ngôn ở phương
Tây!
3.
‘Hãy học từ mọi thứ’, ‘Phá vỡ một định kiến còn khó hơn phá vỡ một
nguyên tử’ (Einstein), là danh ngôn ở phương Tây!
4.
‘Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên
thế giới' (Gandhi),
cũng là danh ngôn ở phương Tây!
5.
‘Hạnh phúc không phải cái gì đó đã được tạo sẵn ra, mà
nó đến từ chính hành động của chúng ta' (Dalai Lama), cũng là danh ngôn ở phương Tây!
6.
‘Hạnh phúc phụ thuộc vào tâm ta hơn là vào ngoại cảnh’, ‘Cuộc
đời của bạn không hề dễ dàng cho đến khi bạn chết'! (Benjamin Franklin), là danh
ngôn ở phương Tây!
7. Triết
gia Li Ming!, ‘Vì sao người Trung Quốc ngu thế?’
(Nguyễn Hải Hoành dịch), xem thêm: http://nghiencuuquocte.org/2016/08/28/vi-sao-nguoi-trung-quoc-ngu/