Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

781. 'Chị quả là Tập Lý Tứ...' (Tết Tây ở Việt Nam - phần 3)


‘TẾT TÂY Ở VIỆT NAM - 2016’ gồm có: Câu chuyện 1: Cậu bé 9 tuổi lấy bà già 90 tuổi, Câu chuyện 2: ‘Noel có gì lạ không em?’, Câu chuyện 3: Đi giữa làn sinh tử, Câu chuyện 4: Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Câu chuyện 5: Con đường lộng gió… (Phần 1, entry trước), Câu chuyện 6: Đỡ căng thẳng đầu óc, Câu chuyện 7: Tại sao và tại sao?, Câu chuyện 8: Mầy mới biết A, B, C à! (Phần 2, entry trước), Câu chuyện 9: Vật giá trước Tết, Câu chuyện 10: Ai sẽ là Giáo chủ ma giáo Đông Phương Bất Bại?, Câu chuyện 11: ‘Chị quả là Tập Lý Tứ...’, Câu chuyện 12: Bất tam, bất tứ (HẾT)
---------
Người qua nơi ấy, âm u xứ
Làn gió vô minh, thổi thổi chiều
Người trong cõi lặng, người biển động
Ôi thế nhân này, đau thế ư!

PHẦN 3

Câu chuyện 9: Vật giá trước Tết
Trên ti-vi, tôi đã nhìn thấy chữ Happy New Year và số 2016…
Sáu năm trước, khi nhìn thấy số 2010, tôi đã ứa nước mắt, không ngờ tôi lại còn sống đến đó!... Tôi thường hỏi ‘thượng đế’ là: ‘Tại sao ngài cứ để tôi sống mãi thế?’, nhưng ngài không bao giờ trả lời, điều này còn có nghĩa là tôi không cần sống…
Năm nay, nước đón năm mới đầu tiên là New Zealand (thành phố Auckland - vì nơi đây là múi giờ sớm nhất thế giới!, tức là mặt trời mọc ở đây sớm nhất so với các nước khác!) vào khoảng 5-6g chiều nay, giờ VN, với khoảng 25.000 người tham gia… Cũng năm nay, nhiều nước trên thế giới đón chào năm mới trong nỗi nơm nớp lo sợ về nạn khủng bố: Quảng trường Đỏ bên Nga (Moskow) đã đóng cửa, nghe nói Quảng trường Thời đại bên Mỹ (New York, với khoảng một triệu người tham gia) sẽ đóng cửa sớm!, còn hôm trước nghe bên TQ có cảnh báo toàn quốc về phòng chống khủng bố…
Ôi, giá cả trước năm mới rất là cao… Chiều nay, 31/12, tôi mới đi siêu thị Nguyễn Kim để khảo sát giá cả thị trường trước Tết (Tây) một tí… Ôi, giá cái ‘máy xay sinh tố’ gì mà từ 1,5 đến 3 triệu đồng, hay giá cái nồi cơm điện gì mà từ 2 đến 4 triệu đồng, cái ‘đểu’ nhất cũng đến 8 hay 900.000đ (thế mà bấy lâu nay tôi cứ tưởng là khoảng 2 đến 300.000 đồng/cái chứ, híc…)... Ôi, giá một cái bếp hồng ngoại (loại 2 bếp) đến… 26 triệu đồng, còn các loại 1 bếp ‘đểu’ khác cũng gần 2 triệu đồng...
Tôi mới quan sát tổng thể, té ra là toàn là hàng Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái, và của một số nước châu Âu… với các cái tên như Zelmer (hàng Đức), Cuckoo (hàng Hàn Quốc), Sanyo (hàng Nhật)… mà thường là hàng đã được ‘chế biến’ qua nước thứ hai như Thái Lan, Trung Quốc (mà người ta nói là ‘vỏ Tây, ruột Tàu’); nói chung là không có hàng Việt (trừ một số đồ gỗ rất đắt và gỗ không rõ nguồn gốc, giá bàn ghế thì có thể từ mười mấy triệu đến ba trăm triệu đồng/bộ, ở các tiệm khác) - mặc dù có khẩu hiệu là ‘người Việt xài hàng Việt’, nhưng thiết nghĩ là hàng Việt không có uy tín theo nhiều nghĩa, hoặc là do người dân không tin dùng, hoặc là nó không bền/không có chất lượng cao…; rồi nghĩ đến chuyện Việt Nam gia nhập TPP mà thấy hơi bị sầu, và với giá cao trên trời này thì sầu lại càng sầu! (nhưng nghe hôm nay đã thành lập ‘Cộng đồng ASEAN’, tôi MỪNG)…
Tại sao tôi sầu? Cụ thể, nhà tôi có mấy đứa cháu mới ra trường được 1-2 năm, nghe nói thu nhập ở tỉnh được khoảng 3 triệu đồng/người, ở thành phố (HCM) khoảng 4 triệu đồng/người… Một bác sĩ trưởng khoa ký sổ lương lĩnh 4 triệu đ/tháng (cách đây không lâu)… Còn về thợ thì thợ phụ được 100.000đ/ngày công, thợ chính được từ 150-200.000đ/ngày công, thợ cả được khoảng 300.000đ/ngày công, mà không phải ngày nào cũng có việc, nên thu nhập/tháng cũng như các đối tượng trên… Tóm lại, tính trung bình thì thu nhập của họ cũng được khoảng 4 triệu đồng/người/tháng, cứ cho là hai vợ chồng kiếm được 8 triệu đ/tháng, chia cho 4 người (2 vợ chồng + 2 con) thì thu nhập là 2 triệu đ/tháng, vậy một năm thu nhập là 24 triệu đ/người, hay 1.000usd/năm, mà không tính theo cách lấy thu nhập vô cùng cao của một người đại giàu cộng với thu nhập vô cùng thấp của một người rất nghèo rồi… chia bình quân, tôi cho rằng, trên thực tế thì thu nhập bình quân/đầu người của ta là khoảng 1.000usd/năm (*).
Vậy thì họ lấy tiền đâu để mà mua các thứ tiện nghi sinh hoạt bình thường! Tôi cũng có đi khảo sát chợ cóc (bên vệ đường) một tí, thấy có bán một số mặt hàng mà giá chỉ bằng 10-20% giá trong tiệm, như: áo khoác (rất) đẹp - giá 150.000đ/cái, rồi hộp quẹt đa năng Focus - giá 80.000đ/cái, giép da giá 50.000đ/đôi, tua-vít, tất - giá 10.000đ/cái… Những thứ này hợp với túi tiền của người (bình) dân, nên họ xúm lại mua khá đông, tuy nhiên, đây là những mặt hàng bán lưu động, chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng, đặc biệt là không đa dạng, nên người dân thường phải chấp nhận giá cả ‘bỏng tay’ vì đàng nào họ cũng phải ghé vào những cửa hàng đắt tiền). Đối diện với vấn đề này, một phụ nữ nói hài hước rằng:
-Tôi có thể có nhiều thứ nhưng thiếu điều kiện.
Hay một phụ nữ khác lại nói ngược lại:
-Tôi thiếu điều kiện để có thể có nhiều thứ.
Đàng nào thì cũng vậy, ha..ha..ha…

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

780. Người Việt tập thiền… (Tết Tây ở Việt Nam - phần 2)


Chiều đông cánh hạc, ô!, kiều diễm
Tím nhẹ dòng sông, sương khói mềm
Uyên ương đôi lứa, từng canh, nhớ!
Giấc mộng nhòa đêm, ướt nhạc tình
'Anh muốn đưa em đến một miền'
Lục bình sóng vỗ, gió man miên
Hương thơm bên cạnh tràn theo gió
Ai tỉnh ai mê rớt giọt thiền (*)

‘TẾT TÂY Ở VIỆT NAM - 2016’ gồm có: Câu chuyện 1: Cậu bé 9 tuổi lấy bà già 90 tuổi, Câu chuyện 2: ‘Noel có gì lạ không em?’, Câu chuyện 3: Đi giữa làn sinh tử, Câu chuyện 4: Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Câu chuyện 5: Con đường lộng gió… (Phần 1, entry trước), Câu chuyện 6: Đỡ căng thẳng đầu óc, Câu chuyện 7: Tại sao và tại sao?, Câu chuyện 8: Mầy mới biết A, B, C à! (còn nữa)

PHẦN 2

Câu chuyện 6: Đỡ căng thẳng đầu óc…
Nhân tiện, tôi xin giải thích về chữ ‘giọt thiền’ (ở bài thơ trên): Nó bao hàm hai nghĩa, giọt thiền sẽ là ‘giọt vật chất’ nếu ta còn mê muội với đời, còn nó sẽ là ‘giọt tinh thần’ nếu ta tỉnh - tức là biết vạn sự ở đời đều hư ảo!
*Trước Tết Tây, trên VTV1/Chương trình ‘Chuyển động 24h’ có một thiên phóng sự về ‘Tập thiền ở Việt Nam’, trong đó tôi thấy một lớp học có rất đông người (gần 200 người!) - ngồi theo tư thế kiết già, với ngón tay trỏ giao với ngón tay cái…, mà phải mất 2 ngày đi quan sát đời thực, tôi mới tìm được cảm hứng để viết phần này…
Cách đây khoảng 15 năm, khi ở Hà Nội, tôi đã thấy người HN đi học/tập thiền, hỏi: ‘Có tác dụng không?’, ‘Em mới theo một thời gian ngắn, nhưng cũng đỡ căng thẳng đầu óc’. 
Bẵng đi một thời gian dài, khoảng năm 2009, tôi mới gặp một người nghiên cứu thiền (tôi sẽ nói thêm về ông sau)… Cách đây hai năm, tôi có vô tình ghé thăm hai tụ điểm thiền ở Sài Gòn (một là ‘Trung tâm Inner Space’, QL13, và một là ‘quán Trà Đạo’, đường Trần Quý Khoách)…
Nói chung là hàng năm, tôi thường ghé 6 nhà bà con/bạn thân (ở nhiều tỉnh) thì có đến 3 nhà là có tập thiền, mà nếu kể cả tôi nữa (chủ yếu là ‘thiền tinh thần’), thì có 4/7 nhà tập thiền, tất nhiên số liệu này là không đại diện, mà chỉ nói lên việc tập thiền của người Việt để ‘hướng nội’ ngày càng tăng: MỪNG!..., cộng với việc hồi tưởng chuyện ‘Hôi bia ở Biên Hòa’, ‘Công viên nước Hồ Tây’, ‘Xây dựng Văn Miếu ở Vĩnh Phúc’, ‘(định) Xây dựng tượng Quan Công ở Sóc Trăng’, ‘Tích hợp môn lịch sử’, ‘Khựa… tràn vào Đà Nẵng’, và mới đây là chuyện ‘Đi giữa làn sinh tử’ (câu chuyện 3), nền tảng nhất là chuyện 'Tiến lên, quyết không nhường bước!'…, dường như:
-Trước vô số những cơn sóng ngầm náo động lăng quăng của cuộc đời, nhiều người không muốn ‘làm con rối cho cuộc đời giật dây’, không muốn làm ‘thằng bù nhìn’, và cũng không muốn làm chiếc ‘đèn cù’, ngược lại, muốn giảm lòng tham và thù hận, hay nói thực tế như cô bạn nói trên là muốn ‘đầu óc đỡ căng thẳng’.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

779. Tết Tây ở Việt Nam - 2016


CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ AN BÌNH.

LTS: Tôi xin kể một số chuyện về sinh hoạt cận Tết Tây ở Việt Nam, từ nay đến hết ngày 1/1/2016. Lưu ý rằng tôi có tham khảo một số tin tức trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Đời sống & Pháp luật, kênh VTV1, trên mạng…, nhưng quan trọng hơn là những gì mà ‘người dân’ nói và những tôi nghe, đọc hay thấy trong ngày, và ắt sẽ… có người hỏi là: ‘Tại sao anh thấy vậy?’, trả lời: ‘Tôi thấy vậy là vì tôi thấy vậy’. Và bạn thích câu chuyện nào dưới đây?
---------
Vẫn cành liễu đưa, mây trắng bay
Trời cao lồng lộng thế gian này
Đua tranh cho lắm, đời cũng hết
Thôi, ngắm mây trời, ta… ngất ngây

PHẦN 1

Câu chuyện 1: Cậu bé 9 tuổi lấy bà già 90 tuổi
Bắt đầu bằng một câu chuyện rất tức cười...
Tối nay (27/12), trên VTV1 có truyền hình một đoạn:
Có một gia đình nghèo nọ (ở Bình Phước) được hưởng chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Họ sẽ được cấp một con dê cái để sau này sẽ đẻ ra dê con, để làm giàu (xóa nghèo).
Nhà họ có nuôi một con dê con nhỏ xíu (mới đẻ, còn non) (*). Anh cán bộ xã mới mang đến cho gia đình họ một con dê to và già đanh... cú đế!
Tới đây có người đã cười quá trời rồi. Có một phụ nữ nói ví von rằng:
-Cũng như đem một thằng bé 9 tuổi mà gả cho một bà già 90 tuổi thì làm sao mà có con được! Ha..ha..ha…
Đó là chuyện vi mô. Về mặt vĩ mô, ở một nơi nào đó trên thế giới này, liệu có thể có chuyện lòng dân có ‘khát vọng’ như thế này, mà các nhà lãnh đạo lại cung cấp cho họ (những) điều không phù hợp, thậm chí là hoàn toàn khác?, tôi không khẳng định, nhưng trên thực tế là có thể.

Câu chuyện 2: ‘Noel có gì lạ không em?’
Sáng 24/12 (và các buổi sáng tiếp theo), ở quán cà phê, tôi đã được ngắm ‘cây Noel’ và nghe các bài hát Noel từ Tuấn Ngọc, Tuấn Vũ, Đàm Vĩnh Hưng, Khánh Ly…, và thấy nhà rẫy bên cạnh nhấp nháy đèn trong một cái sân rộng:
Đông còn đã thấy mưa xuân đến
Cành liễu lung lay, mận trái mềm
Thánh ca văng vẳng đầy lưu luyến
Mây trắng trên trời - xanh vẫn xanh
Chiều, tôi có hỏi sư tử ‘Có ăn Noel không em?’, ‘Có’... Thế là tối hôm đó, họ hàng chúng tôi quần tụ ăn Noel. Nói chung là bữa tiệc tổ chức khá là ‘sĩ diện’ với lẫu cá lăng, thịt chó, cá khoai, nem bì, thịt thỏ nướng (trộn với khế + mè, ngoài Bắc gọi là món ‘chạo’)… và uống bia lon Sài Gòn Xanh kết hợp với rượu cuốc lủi miền Bắc (rất nặng, thường từ 45-50 độ cồn)… Trong bữa tiệc, tôi hỏi ‘Noel có gì lạ không anh?’, ‘Không, xưa nay, Noel tôi chỉ ở nhà nhậu, chứ không đi chơi’… Nói chung là bữa tiệc khá vui và món ăn rất ngon, nhưng mọi người ăn có vẻ không hào hứng lắm, đặc biệt là có một ông cậu đi lễ về trễ, anh ta ăn chưa đến 10’ thì đã đứng dậy uống trà, cùng xem thời sự và chém gió; rồi mới 8g, mọi người đã đồng loạt ra về.
Trên đường về, tôi có nhắc sơ qua về bữa tiệc, sư tử bình: ‘Bây giờ ăn sướng quá nên họ chán rồi’ (!), ‘Ừ, nay người ta thích ăn các món dân giả hơn, và ít món ăn hơn’…; chúng tôi phải tránh khu trung tâm thành phố, nên không được ngắm nhìn cảnh người dân vui chơi đêm Noel… Hôm sau và hôm sau, tôi hỏi hai gia đình khác: ‘Noel có gì lạ không em?’, ‘Không, chúng em chỉ ở nhà thôi’ - họ đều trả lời như vậy.
…Về nhà tôi còn nghe tiếng leng keng của cái ‘khánh’ (cũng là một từ dùng trong truyện ‘Vang bóng một thời’ của Nguyễn Tuân), mà có người gọi là cái ‘chuông gió’, tức là gió làm nó gây ra tiếng chuông: đây một cách dùng từ rất trực quan của người Việt, rất tự hào!…
Nhưng, Noel không có gì… lạ.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

778. Chùm thơ 'Mơ hồ dáng em'

LTS: Tương tự, dưới đây là mấy chùm… thơ 4 câu (một số có kết nối) mà tôi đã tặng cho các blogger từ ngày 9/12 đến nay, chúc các bạn đón Tết Tây vui vẻ, thân mến.

Mơ hồ dáng em
Mùa đông về giá lạnh
Ước hơi em: quên buồn
Đường chiều ta một bóng
Mưa xuống càng lạnh thêm
Trước thềm hai mắt mỏi
Bóng đèn tắt mờ câm
Hơi thầm sao không ấm
Dáng em thơm: mơ hồ

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

777. Đả cẩu bổng pháp… của Lan Khuê (Thư giãn đêm Noel)




Đả đi, Mã Viện kinh hồn vía
Đả về, Hoằng Tháo tía như ma
Đả xa, Hầu Bảo đầu lìa xác
Đả gần, Sĩ Nghị khóc như mưa
(*)

Ngày xửa ngày xưa, ở ‘Đại âm hạ giới’, có một xứ mà được các Facebooker gọi là ‘gì-gì-của’ hay ‘gì-gì-cẩu’ đó, cũng khó mà hỏi là tại sao các bạn ấy lại dùng ‘của’ hay ‘cẩu’, có lẽ là vì họ đang học để lấy bằng TOEFL, TOEIC hay IELTS (*) để đi học hoặc đi du lịch bên… thượng giới Âu-Mỹ, chứ không học lấy bằng SCL (Son thủng, Chảo thủng, Lăng lủng chẻo) để khỏi bị ‘lăng lủng chẻo’ ở hạ giới Y-Mẫu nữa - mà như cụ Tú Xương đã nói ‘Cái học nhà Nho đã hỏng rồi, mười người theo học, chín người thôi’ - cách đây trên 100 năm rồi, chứ nay thì có đến… 9,9 người thôi!, híc…. Tạm hiểu nôm na theo chuyện kể ở các quán cà phê là: Việt vương Câu Tiễn tung tiền của ra để mua tên Thái tể Bá Hi (thời Ngô Phù Sai), Kim chủ tung tiền của ra để mua tên Tể tướng Tần Cối (thời Tống Cao Tông), vua Càn Long tung tiền của ra để mua tên An Nam quốc vương Lê Chiêu Thống (thời Lê mạt, VN), hay Nhị lang thần Dương Tiễn tung con cẩu ‘Hạo thiên khuyển’ ra để quyết chiến với tên Bật Mã Ôn (Tề thiên đại thánh), Chu Cửu Chân tung mấy con cẩu ra để ức hiếp tên tiểu tử Trương Vô Kỵ (‘Ỷ thiên đồ long ký’)…

1. Hồng Thất Công đi tìm ‘hậu duệ’ để… truyền nghề
Người ta nói ‘Trong âm khắc có dương, trong dương khắc có âm’, chả vì thế mà cái xứ ‘Đại âm hạ giới’ này đã sản sinh ra một nhân vật kiệt xuất là Cửu chỉ thần cái Hồng Thất Công - sống một cuộc đời rất ‘cái bang’ nhưng sang hơn cả hoàng đế. Ông đã sáng tạo ra hai môn võ công cái thế là ‘Giáng long thập bát chưởng’ và ‘Đả cẩu bổng pháp’. Trông ông sừng sững nét chính khí, nên dĩ nhiên là ông chúa ghét những bọn tàn ác, vô nhân, thâm độc, giả nhân giả nghĩa, ngụy quân tử, bành trướng-xâm lược…, chính vì vậy mà ông đã từng dùng cây ‘Đả cẩu bổng’ này cho tên ‘cẩu tặc’ Âu Dương Phong và ‘đồng bọn’ no đòn, ngược lại, tên cuồng giặc họ Âu này cũng cho rắn chích lén vào vị ‘đại anh hùng’ họ Hồng… Và cũng vì cái tính còn phân biệt ‘chính tà’ này mà ông chỉ được thế giới kiếm hiệp phong ‘thần’ chứ chưa đến mức ‘thánh’ (*) - tức là, mặc dù đã được đứng trong hàng ngũ ‘Võ lâm ngũ bá’, nhưng ông vẫn còn thua ‘lão mũi trâu’ Vương Trùng Dương một bậc.
Sinh thời, ông đã truyền hết 18 chiêu ‘Giáng long thập bát chưởng’ cho Quách Tĩnh, và 36 chiêu ‘Đả cẩu bổng pháp’ cho Hoàng Dung (truyện ‘Anh hùng xạ điêu’), các tuyệt chiêu này được phát huy tột đỉnh bởi Tiêu Phong (truyện ‘Thiên long bát bộ’), và sau đó bị… thất truyền!
Vì thế, linh hồn của Hồng Thất Công cảm thấy không an tâm mà đầu thai sang kiếp khác, nên vẫn lang thang ở hạ giới gần cả ngàn năm để tìm ‘hậu duệ’ để… truyền nghề.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

776. Hoan hô thiên thần bé nhỏ Lan Khuê

Nhân dịp lễ Noel, chúc các blogger một mùa Giáng sinh vui vẻ!
Mấy câu dưới đây là tôi bình - khi nghe tiếng nhạc đàn cò - ở blog Tịnh Vân:
No-el vọng tiếng đàn cò
Sáo ngân nga thổi, anh ngồi nhớ ai
‘Tuyết hồng, hồng tuyết’ miệt mài
Dã tràng xuôi ngược, sóng đùa cát trôi 
và… Hương Trà:
Hương trời phảng phất đâu đây
Trà ngon một ấm, ta say... bóng hồng
No-el, hoa liễu vũ vần
Gió miên man thổi, ta gần với... ta
Nhân tiện, và phù hợp với nội dung bài viết, xin… tặng các blogger bài hát ‘Hello Vietnam’, mà sáng nay, trong khi ngắm cây Noel ở quán cà phê, tôi đã được nghe giọng hát ấm áp này:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Hello-Vietnam-Pham-Quynh-Anh/ZWZ9C8EB.html
***

Hãy tươi lên nghen thiên thần bé nhỏ
Hãy yêu đời và em sẽ được yêu
Hãy nâng niu trái tim hồng rực lửa
Hãy bên người, những lứa tuổi đam mê

Mấy ngày qua có nhiều sự kiện quốc tế… chấn động và có nhiều chuyện ở đời không kể hết, tuy nhiên, trong bài này tôi chỉ xin ghi nhận 2 sự kiện ấn tượng qua kênh VTV1, tối hôm 21/12: 1) Vụ lở đất kinh hoàng xảy ra tại Thẩm Quyến, Trung Quốc, 2) Người đẹp Lan Khuê tung clip có ‘Trường Sa Việt Nam’ và ‘Hoàng Sa Việt Nam’ tại cuộc thi Hoa hậu thế giới tổ chức tại Hải Nam, TQ, và chỉ đi sâu vào sự kiện thứ hai mà thôi.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

775. Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ (Thư giãn cuối tuần)


Người ta nói thế nhân
Chắc không phải vô tình
Phải có gì trong đó:
Nơi quỷ khóc, thần kinh!

Tôi dần nhớ lại câu thành ngữ (xứ Quảng!) này, khi nghĩ về trò chơi ‘Tự bạch’ ở bên châu Âu vào những năm 1860 - mà tôi có ấn tượng với câu ‘Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’, hay ‘Chó sủa mặc chó, lạc đà cứ đi’… Sau đó, ngoài câu ‘đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’, tôi còn nhớ các thành ngữ mà được nghe ở vùng đồng bằng sông Hồng như ‘Cái dốt đốt cái tài’, ‘Đồ Bùi Đằng’, ‘Con ếch to bằng cái bình tích’, ‘Cóc quay đầu về hang’, ‘Đứng trên tàu lá chuối, nhìn thấy Tòa thánh Va-ti-căn’, ‘Nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’…, rồi mới đây là của một anh bạn ở miền Tây như ‘Tu thân bằng cây kềm, tề gia bằng cây roi, trị quốc bằng cây cùm, bình thiên hạ bằng cây gươm’ (*)… mà tôi sẽ kể lại ‘một số’ ấn tượng khi tôi được… gặp gỡ những câu/từ này. 
1. ‘Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’: Vào thập niên 60 thế kỉ 19, ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh, xuất hiện một trò chơi độc đáo. Thoạt tiên nó không có tên gọi, về sau người ta đặt cho nó là trò chơi ‘Tự bạch’… (gồm 20 câu!): 1. Đức tính mà bạn quý nhất nói chung, 2. Đức tính mà bạn quý nhất ở người đàn ông, 3. Đức tính mà bạn quý nhất ở người phụ nữ, 4. Đặc điểm chủ yếu của bạn, 5. Quan điểm của bạn về hạnh phúc, 6. Quan niệm của bạn về đau khổ, 7. Tính xấu mà bạn dễ tha thứ nhất, 8. Tính xấu mà bạn ghét nhất, 9. Người mà bạn ghét, 10. Công việc mà bạn yêu thích, 11. Nhà thơ mà bạn yêu thích, 12. Nhà văn mà bạn yêu thích, 13. Vị anh hùng mà bạn yêu thích, 14. Nhân vật nữ mà bạn yêu thích, 15. Thứ hoa mà bạn yêu thích nhất, 16. Màu sắc mà bạn yêu thích nhất, 17. Cái tên mà bạn yêu thích nhất, 18. Món ăn mà bạn yêu thích nhất, 19. Câu cách ngôn mà bạn thích nhất, 20. Câu châm ngôn mà bạn thích nhất. (hoavienvien.wordpress.com)
…Thời thanh niên, tôi có đọc vài lần ‘Tự bạch’ của Marx và có ấn tượng với các câu mà ông thích nhất, như: ‘Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi’, hay ‘Hoài nghi tất cả’: đúng, nên hoài nghi tất cả… Ngoài ra, ông còn rất thích câu ‘Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’, mà nếu không nhầm, là một câu danh ngôn của người Đức!, nó có ý nghĩa tương đương với câu dưới đây.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

774. Thiên đường ở đâu? Niết bàn ở đâu?


Người qua nơi ấy, âm u xứ
Làn gió vô minh, thổi thổi chiều
Người trong cõi lặng, người biển động
Ôi thế nhân này, đau thế ư!


Chiều hôm qua, ngồi trên võng, vừa uống nước mía, vừa suy nghĩ về cái địa ngục trần gian này, bỗng tôi thấy cái được gọi là thiên đường hay niết bàn đang lấp ló xa xa, nó mĩm cười và hơi trêu chọc tôi, rồi tiến lại gần, rất gần: tôi lảo đảo…

1
Sáng nay đi uống cà phê, tôi bất chợt tôi được nghe bài hát sau đây:
Bài thánh ca đó còn nhớ không em/Noel năm nào chúng mình có nhau/Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt/Áo trắng em bay như cánh thiên thần/Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân… Rồi những đêm thánh đường đón Noel/Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu/Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối/Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn/Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi
(‘Bài thánh ca buồn’, nhạc: Nguyễn Vũ, trình bày: Evis Phương)
https://www.youtube.com/watch?v=SqG30XvWtqk
Đồng thời, tôi nhớ lại lời bài hát:
Hôm nay em đi chùa Hương/Hoa cỏ còn mờ hơi sương/Cùng thầy me em vấn đầu soi gương/Khăn nhỏ, đuôi gà cao/Em đeo giải yếm đào/Quần lãnh, áo the mới/Tay em cầm chiếc nón quai thao/Chân em di đôi guốc cao cao… Đường đi qua Đồng Vọng/Mọi người ngắm nhìn em/Thẹn thùng em không nói/Nam mô A Di Đà
(‘Em đi chùa Hương’, nhạc: Trung Đức, thơ: Nguyễn Nhược Pháp, trình bày: Video Nguyễn Xuân Trường)
https://www.youtube.com/watch?v=rKYfjrtjPUg
Bài hát này cũng được thể hiện trong ‘hài Hoài Linh - Chí Tài’:
https://www.youtube.com/watch?v=_IIAUlmqhyY

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

773. Chuyện anh ‘mát-xa mù’ và Lịch sử là gì?


Bài thơ hay quá là hay
Thơ ta không học, thơ Tàu thì khen!
Khen Tàu thì được cái... 'sân'
Hiểu ta thì được 'mấy tầng' cha ông

Hôm qua, tôi vô tình gặp một người ‘mát-xa mù’ (tôi đi phượt bằng xe máy trên Quốc lộ 14, rồi bị mỏi nhừ xương cốt, nên ghé vào). Do ban đầu tôi đùa giỡn, và do thích nghe Chương trình 'Hiểu về trái tim’ (về thiền!, hình như khá phổ biến tại các tụ điểm ‘Mát-xa mù’!), nên anh ta thấy tin tưởng mà tâm sự với tôi về một số chuyện có liên quan đến… lịch sử. Anh nói:
-‘Khá khác với các áng văn chương tỉ mỉ, lịch sử phải phản ánh một cách chân thực, khách quan, toàn diện, đủ súc tích và ngắn gọn - các diễn biến trong xã hội xưa nay của một dân tộc/quốc gia hay thế giới, đặc biệt, nó nêu bật lên những thành tựu của con người về tư tưởng, khoa học, văn hóa, đời sống, văn học, nghệ thuật, cùng với những bi kịch, những đúng-sai và những trò hề lịch sử…, nó sẽ không thiếu việc mô tả các cuộc đấu tranh của họ để hướng về tương lai, vì thế, dĩ nhiên là nó nên quên đi những ánh hào quang đã tắt ở thì quá khứ (past tense), mà nên vạch rõ bộ mặt thật của những âm mưu bành trướng xâm lược, và quan trọng hơn là của những kẻ bán nước đã và đang diễn tiến ở thì hiện tại (present perfect tense)...’,

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

772. Chùm thơ ‘Chiều đông’


LTS: Đây là các chùm… thơ 4 câu (hoặc hơn) mà mình đã tặng các blogger từ ngày 14/11/2015 đến nay, được tập hợp lại và có chỉnh sửa, thân mến.

Chiều đông
Khói thuốc cong vòng dáng nét em
Chiều đông gió lộng, khách say mềm
Vườn hoang quyến rũ, nôn nao khách
Xa mắt, say tình, khi nắng lên
*
Nhớ lại chiều xưa, bóng một mình
Bún bò cay xé, bước mông lung
Về thăm Vĩ Dạ, đêm, còn nhớ
Ôi!, tuổi dại khờ, không nỡ quên…
*
Làm sao quên lúc ở Tây Ninh
Chiều trên bãi cỏ, ngắm lục bình
Nàng xinh năm ấy, rời, không nhớ!
Ta vội vã đời, quên để tên
*
Chiều say, trở gió, tím thôi miên
Môi thắm làm chi, bắt muộn phiền
Lặng im vách đá, em nghiêng dáng
Đêm rớt vào anh, những giọt tiên

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

771. Để thấy cả một trời Việt Nam! (‘Nguyễn Du là Phù Đổng…’, phần 2)

PHẦN II (tiếp theo)
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời (Nguyễn Du)
Thank heaven we are here today
To see the sun through parting fog and clouds

4
Tôi đang hạ dần độ cao để đáp xuống… Sân bay Tân Sơn Nhất…
*Tôi có… nói với thầy Nguyễn Lân Dũng là sẽ trích tư liệu từ blog của thầy, đoạn sau:
-Chúng tôi đã học được về nhân phẩm và đạo đức, rằng bạn làm việc siêng năng như thế nào thì quan trọng hơn là bạn kiếm được bao nhiêu tiền…, rằng giúp đỡ người khác có ý nghĩa hơn chỉ giúp chính mình thăng tiến. Chúng tôi đã học được về lòng trung thực và chính trực, rằng sự thật mới là quan trọng…, rằng bạn đừng đi đường tắt hoặc chơi bằng cách thiết lập các quy tắc của riêng mình…, và sự thành công sẽ không được tính, trừ khi bạn có được từ sự công bằng và lương thiện. Chúng tôi đã học về lòng biết ơn và sự khiêm nhường mà rất nhiều người đã đóng góp vào sự thành công của chúng tôi, từ những người giáo viên đã truyền cảm hứng cho chúng tôi, cho tới những người lao công giữ trường học của chúng ta được sạch sẽ…., và chúng tôi đã được dạy phải biết quý trọng công sức đóng góp của tất cả mọi người và đối xử với mọi người bằng sự tôn kính. (Michelle Obama, vợ của TT Obama)
http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2015/12/05/m_t_bai_r_t_ang_c_st
*Nhân tiện, xin đăng một lời bình của anh Hai Rạch Giá - để các bạn thư giãn:
Tôi không thuộc dạng phải đi tập trung cải tạo, mà phải học tập tại chỗ do chính quyền địa phương tổ chức. Nơi chúng tôi học tập mỗi ngày là bên hông chùa Vĩnh Phước Miếu. Ngay ngày đầu tiên, sau khi điểm danh, một cán bộ bắt đầu hắng giọng, liệt kê một loạt những tội ác của chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ gây ra, nêu một loạt những tên tuổi cụ thể của từng nhân vật gây nợ máu với nhân dân, tiếp theo là bắt đầu ca ngợi truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Anh cán bộ bắt dầu phần này như sau:
- Các anh hãy nhìn lên bản đồ Việt Nam hình vuông kia?! (Vâng, cái bản đồ nằm trong một cái khung hình vuông thật, đúng ra là hình chữ nhật). Dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng. Vua Quang Trung trước khi đại phá quân Thanh cũng đã đánh tan tành hai mươi vạn quân ‘Nguyễn Huệ’.
Cả năm sáu chục con người bại trận cố nén cười. Và không biết có ai như tôi không. Thay vì cố trấn áp cơn cười thì tôi nghe nhoi nhói trong lòng. Tôi không thể nào hiểu được cảm giác của mình ra sao? Anh cán bộ cứ nói, nói say sưa những gì mình có được và cố gắng vận dụng sự hiểu biết của mình để nói lên một điều gì đó lớn lao hơn. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho sự hiểu biết của anh ta, nhưng trước nhất là tôi tội nghiệp cho bản thân mình. Đáng lý ra trên đất nước này không bao giờ có cái chuyện oái oăm như thế. Nếu như không có chiến tranh. Nhưng nó đã xảy ra và tôi ngồi chịu trận. Anh cán bộ vẫn thao thao bất tuyệt. Và tai tôi thì cứ ù ù… (trích ‘Phía Bên Kia Sông’)
Hình: http://bulukhin.blogspot.com/2015/12/nguoc.html
*Trong phần I, tôi thích một số lời bình sau (tóm tắt):
-‘Lịch sử VN là chuỗi chiến tranh kéo dài’, ngay cả sử VN cũng còn nhiều tranh cãi…’ (vomtroirieng); 'Hiểu (sử) thì phải suy nghĩ vì bạn yêu nước, khi bạn hiểu được sử của nước bạn (hiểu chút chút về nước khác) - bạn sẽ không bị ai làm lung lay tình yêu nước đó, chứ anh cứ nói anh yêu nước, mà người ta nói sao anh cũng ừ' (vetnangcuoitroi); ‘Họ biết Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng và chấm hết’ (nguyentheduyen); đặc biệt là ‘Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước' của GS Đào Trọng Thi, mà tôi nghĩ là nên… cách chức ổng đi là vừa!’ (NGLB). Giáo sư VN đây sao??? Chất lượng giáo sư VN mình cao quá nhỉ: Không biết gì về lịch sử đất nước thì có gì để yêu chứ..., sơ đẳng vậy mà GS không hiểu còn bảo không cần học mới hay chứ! (mưa rừng chiều)... Ngoài ra, tôi cũng rất ấn tượng lời bình sau của blogger Kiều Thiện: 
Sang đây gặp... Thánh, gặp... Thần!
Nguyễn Du chuyển đổi thành phần... lạ chưa
Có người mang thịt làm dưa
Mang rau làm củi lấy trưa làm chiều
Nguyễn Du cũng với Truyện Kiều
Là hồn nhân Việt đã nhiều người khen
Thế nhưng có kẻ chưa quen
Nguyễn Du thành Thánh... một phen nực cười!
*Đối với lời bình: ‘Giá trị của Sử không nằm ở sự tuyên truyền mà nằm ở chỗ chân xác về những sự kiện của lịch sử… Dạy sử cần sự trung thực và cần nhìn nhận khách quan khi đánh giá về các giá trị lịch sử hay giá trị truyền thống của dân tộc. Để ý kỹ thì lịch sử VN là một chuỗi dài các sự kiện được pha chế lại theo ý đồ của các Vương Triều cầm quyền, thì thử hỏi làm sao chân xác…’ (Alaykum Salam), tôi có trả lời rằng: ‘Vâng, nếu không nhầm, chúng ta đang học cái mà không hoàn toàn là lịch sử, mà là sự tập hợp của các cuộc nổi dậy (được gọi là 'cách mạng'!), còn 90% thành quả sáng tạo của dân tộc xưa nay thì không được coi trọng, mà nếu có thì chỉ là thứ yếu, rất yếu; cụ thể hơn, LSVN là ls từ 1930 đến nay, nhưng không loại trừ khả năng lớn là bị thổi phồng, cắt xén, không khách quan/bóp méo, thậm chí là bị che giấu/xóa đi sự thật, vd như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-89, các cuộc xung đột VN với TQ trên Biển Đông (vụ Trường Sa và Hoàng Sa)...; cụ thể hơn nữa, LSVN hầu như là ls của của một số 'anh hùng kháng chiến' mà được 'cấp trên' đặt tên đường, nên các cháu không tự nguyện tự giác học, mà nếu có 'bị học' thì cũng không muốn... ghi nhớ! Dường như là như vậy, híc...’, sau đó bạn Bulukhin Nguyễn có cảm nhận về trả lời này là: ‘1) Một trả lời xác đáng, 2) Có người cực đoan 'Lịch sử là nói cái tệ hại hôm nay để chịu đựng được cái tệ hại hôm nay'. Tuy nhiên có phần nào sự thực không???’.
*Và trước câu trả lời của tôi ‘sự hiểu biết quy cho cùng, không phải là biết người khác sai cái gì, mà là biết mình sai ở chỗ nào!’, là một lời bình rất… đáng yêu:
-‘Đọc cái đoạn anh kể anh nào đó nhầm VN mình là nước Việt bên Tàu ngày xưa, em bật cười, vì chính em năm lớp 5 đã có sự nhầm nhọt đáng xấu hổ như vậy… ’. (Có Khi Nào)…
5
Cà Mau có cái u minh xứ
Sáng chẳng biết sao!, mắt tỏ mờ
Người ta sừng sững, mà nhân thế
Để nó xa xôi, đến lững lờ...

Nhớ lại, cách đây mấy tháng, tôi đã được uống ‘bia Sài Gòn trắng’ (loại mới ra, chai lùn), rất ngon!, không thua gì các loại bia ngoại khác; đồng thời, tôi cũng phát hiện ra loại ‘thuốc lá Sài Gòn vàng’, hút thấy nhẹ và thơm, không thua gì loại ‘Craven A’, ‘555’, hay ‘Dunhill’; rồi mới đây được ăn ‘kẹo lạc’ miền Bắc, ‘kẹo nhãn’ Nam Định; hay tôi đang nghe dưới lầu léo nhéo mấy tràng tiếng Quảng hay tiếng Huế của mấy ông thợ: Tôi cảm thấy rất tự hào với những cái ‘nhãn hiệu’ Việt Nam này.
Tại sao tôi lại nhắc đến ‘con cá’ nhỉ! Vì thế giới tự nhiên luôn chung quanh ta, luôn mở rộng vòng tay chào đón ta, và để cho ta mặc sức khám phá, và vì ‘thế giới tự nhiên là một cuốn sách vĩ đại’, mắc gì mà nay ta phải ‘Tử viết’, mai ta phải ‘Tử viết’, mà cả đời nghiên cứu, chưa chắc ta đã hiểu ‘Khổng’, nhưng chắc chắn là ‘Tử’… Tôi thường nghĩ là trên thế giới này có bao nhiêu ‘nước-Tử-viết’ nhỉ!, chắc chỉ có… Việt Nam, còn các nước khác thì chỉ nghiên cứu lai rai khi cần, vì phần lớn họ là dùng ‘triết lý cụ thể’ (theo Học giả Nguyễn Văn Trung - tác giả cuốn ‘Nhận định’, nói năm 2007 khi về VN), có nghĩa là khi nghiên cứu thì cần áp dụng đến đâu thì họ tìm hiểu đến đó, trong đó có hằng hà sa cái ‘phi - Tử viết’. Bởi vậy, thật là buồn cười khi có mấy tay đại ma đầu nào đó, định đem cái ‘Viện Khổng Tử’, ‘Văn Miếu’, ‘tượng Quan Công’… ịn lên các nước nhỏ, mà thiết nghĩ là ‘tư tưởng’ gì trong đó, không lẽ đến thời-đại-@ này mà phải ‘quật mồ Khổng Tử’ để tìm lại các giá trị, mà không phải là tiên tiến và phổ quát cho nhân loại, thiếu gì cái!, không lẽ mấy cái động thái anh hùng kiểu ‘ngu trung’ của Quan Công mà lại là tư tưởng à! (xem entry trước)… Tại sao người ta không dựng tượng Einstein ở VN? (ở Thủ Đức đã có tên đường), là công dân của Thiền-Phật-Chúa-Ala, của nhân loại, tư tưởng ‘tiên phong’ của ông đã phổ quát ở tất cả các trường trung học và đại học trên 222 nước (và vùng lãnh thổ, trong đó có 193 nước đã gia nhập LHQ) trên thế giới! Đó là chưa kể đến Tagore (đã có tên đường ở Thủ Đức) hay Khalil Gibran mà thơ của họ đã đi vào đầu óc hầu hết thế hệ trẻ, chứ không phải là của những Lý Bạch hay Đỗ Phủ quá xa xưa!
*Tôi nhớ đến câu chuyện về Chí Phèo, và nay không còn nhận dạng ra anh được nữa, khi anh đang sở hữu… ba căn nhà mặt tiền và rất nhiều thứ… ‘chưa bị lộ’, nhớ đến cụm từ ‘hội chứng phiên thuộc’ của ông Phùng Nguyễn khi đề cập đến cái được gọi ‘mệnh trời’ (voatiengviet.com), rồi nhớ đến cái ‘bước đường cùng’ của Nguyễn Công Hoan, híc…
Tôi lại nhớ lời phát biểu của cô bé Vương Khả Nhi - người Trung Quốc:
-‘Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có  bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc…. Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến’. (tinhhoa.net)
*
Cuối cùng…
Sáng nay tôi nghe ở quán cà phê:
Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức
Vẫn gọi tên em cả một trời yêu
(‘Mười năm tình cũ’, nhạc: Trần Quảng Nam, trình bày: Vô Thường)

Tôi cảm thấy nhơ nhớ… những bóng hồng VN như Lý Nhã Kỳ, Tăng Thanh Hà, Minh Hằng, Đặng Thu Thảo, Hoài Anh… hơn là những Phạm Băng Băng, Trương Bá Chi hay Thư Kỳ quá xa xôi - xin lỗi các ‘thiên thần bé nhỏ Tàu’ nghen, hihi…
Vâng, người Tàu có nói ‘ở đời có mấy cái mười năm’, mà:
-Nếu chúng ta cứ hoài chờ mấy cái mười năm để ‘thấy cả một trời Việt Nam’, thì các ‘thiên thần bé nhỏ’ của chúng ta đã… sang thế giới khác rồi, híc…

(HẾT)

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

769. Quan Công đi chơi Sóc Trăng...

Ngồi nghe thế sự đà thấy bực
Tướng ‘lạ’ nghênh ngông chổng đít trời
Sóc Trăng quê nội ta từng tới
Nghĩ đến lão này, ta tức... điên!
---------
Người Tàu xưa nay hay dùng từ vi hành, vân du, du hành…, như ‘Khang Hi vi hành’, ‘Trấn Nguyên Tử đi vân du’, hay người Tây từ năm 1935 đã có cụm từ ‘Cổng du hành’*, thiết nghĩ cái từ ‘du’ hay ‘hành’ này có thể là động từ hay danh từ/danh động từ…, vì năm 1997, nghe nhắc chữ ‘du’ trong truyện ‘Tây du ký’, có một người Anh nói nó là ‘TRIP’ (The trip to the west = Tây du ký), còn một người Hà Lan thì khôi hài hơn - nói nó là ‘ĐI CHOI’ (đi chơi)Kết quả hình ảnh cho Tượng Quan Công, Sóc Trăng… Mới đây, trên mạng có một câu chuyện nhỏ (kể với em) như sau:
…Rồi đêm khác, mơ thấy Quan Công, ‘anh’ phỏng vấn:
- Bạn có nguyện vọng đến Sóc Trăng ở và trông coi cái Biển Đông giùm cho dân Vịt tí được không?
- Hả!!!, tôi trông coi cái thành Kinh Châu cho Lưu Bị mà chưa xong, bị cái thằng Lục Tốn cho người giả dạng thương lái… Tàu, vào trong thành để rồi dùng kế ‘nội ứng ngoại hợp’, nên tôi bị Tôn Quyền bắt sống và hạ lệnh chém đầu, chết tươi không nhắm mắt, sau đó nhà Thục Hán bị thằng Tư Mã Ý cho tuyệt diệt luôn. Thế anh có muốn tôi lại làm tuyệt diệt nhà Vịt không?
'Bắt chước’ ông Đỗ Nam Trung, ‘anh’ mới trả lời Quan Công là:
- NEVER!
…Lại có một ‘nhà-uống-cà-phê-học’ nói rằng Sóc Trăng là xứ ‘đất lành chim đậu’, là tỉnh có truyền thuyết ‘cá nổi’, có ‘nền kinh tế thị trường’ sớm nhất ở miền Tây... gì gì đó!
Và dưới đây là câu chuyện ‘Quan Công đi chơi Sóc Trăng’.
1
Trước tiên, các bạn hãy nghe Quan Công tâm sự tí nhé…
Xin tái khẳng định tên ‘ta’ là Quan Vũ* (Hình 1), tự là Vân Trường, chứ không phải là ‘Công’, như một số được gọi là ‘tí suyễn’ hay ‘nhà giả học’ lèng xèng ngày nay nghĩ, mà chữ ‘Công’ ở đây rất là bình dân và khá quen thuộc bên Tàu ngày xưa, như Bao Công (= Bao Officer), vậy ‘Công’ ở đây là ‘Officer’ trong tiếng Anh, hay là ‘đầy tớ trung thành của nhân dzân’ trong tiếng Vịt!
* ‘Năm 219, nghe theo kế của Lã Mông, Lục Tốn bèn viết thư cho Quan Vũ, tỏ ra hết sức khiêm nhường và ca ngợi Quan Vũ, tâng bốc hơn cả Hàn Tín. Mặt khác, ông lại lung lạc Quan Vũ thêm một bước nữa: ra sức nhắc nhở Quan Vũ cảnh giác với sức mạnh binh lực của Tào Tháo phía bắc. Quan Vũ tin theo lời thư của Lục Tốn, càng chú trọng tới Tào Nhân, bèn điều thêm quân Kinh Châu sang mặt trận Phàn Thành. Nghe tin quân Kinh Châu được điều thêm lên phía bắc, Lục Tốn lập tức báo cho Tôn Quyền. Tôn Quyền bèn sai Lã Mông mang quân đánh úp Kinh Châu. Hai bộ tướng của Quan Vũ là My Phương và Phó Sĩ Nhân đầu hàng dâng thành. Cùng lúc, Lục Tốn ra quân từ Lục Khẩu, tấn công Nghi Đô. Thái thú Nghi Đô là Phàn Hữu bỏ thành chạy. Ông tiếp tục đánh sang Phòng Lăng, thái thú Đặng Phụ mang quân ra chống cự bị đánh tan. Lục Tốn đánh giết và chiêu hàng quân Thục hàng vạn người. Ông tiến lên chiếm giữ luôn Tỷ Quy và Di Đạo, đóng quân ở Di Lăng và canh giữ Giáp Khẩu để đề phòng quân Lưu Bị từ Tây Xuyên ra cứu. Quan Vũ bị quân Tào của Từ Hoảng đánh mặt trước, chạy về không còn đường thoát, cuối cùng bị quân Đông Ngô bắt giết’ (wikipedia)… ‘Ngày Tôn Quyền mở tiệc khao Lã Mông, hồn ông đã quay về giết chết Lã Mông. Vì hoảng sợ và để ly gián Ngụy và Thục nên Tôn Quyền đem đầu ông đến nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu và không lâu sau cũng chết…’ (Tam quốc diễn nghĩa).
* Nghe vậy, ta cũng hơi buồn cười, vì nó hơi bị cường điệu so với sự thật lịch sử, nhất là vụ ta được dân Tàu phong ‘Thánh’. Thực ra, ta lừng danh cũng có chút chút xứng đáng, vì một tin đồn khá… nhảm nhí: ‘Quá ngũ quan, trảm lục tướng’ (vượt 5 ải, chém 6 tướng, trong đó nổi tiếng là vụ trảm Nhan Lương, Văn Xú!); ngoài ra, cũng vì chuyện ta đã để lại cho hậu thế một thế võ gia truyền là ‘Đà đao Quan Vũ’, rồi vì con cháu ta là Quan Thắng có tham gia trong vụ ‘khởi nghĩa Lương Sơn Bạc’ gì gì đó…, tuy nhiên, trong ‘Chiến tranh Trung-Nhật’ từ 1894 đến 1945, một số hậu duệ của ta hết theo Hội Tam Hoàng rồi sang Mỹ làm mafia!* - làm ảnh hưởng đến uy tín của ta…; nhưng có lẽ nhiều người biết chuyện:
- Ta cầm đuốc đứng hầu hai cô vợ xinh như hoa của Lưu Bị mà không… liếc cái nào (!).
Tuy nhiên, ta tự nghĩ là ta không thể nào sánh nổi với tay ‘Tọa hoài bất loạn Liễu Hạ Huệ’*, vì y đã có sẵn chính khí, còn ngồi bên cạnh chị dâu thì dù ta có tà hay chính thế nào đi nữa thì ta cũng không dám… niếc!
* Đó là chưa nói chuyện hồi trẻ ta giết người - thuộc loại tội phạm hình sự cực nặng, phải bỏ đi xứ khác lẩn trốn, may nhờ có Lưu Bị cho tạm trú tạm vắng…, nếu hồi đó mà ta mà gặp… Bao Thanh Thiên thì bị ăn ‘cẩu đầu đao’ là cái chắc!, còn gì phim để mà đóng!, híc..híc… Nay, bọn hậu bối lẹt xẹt lại cho ta là có đầy ‘nhân, lễ, nghĩa, trí, tín’, nhưng hồi đó là ba nước đánh nhau, ta không biết sống chết giờ nào, có thì giờ đâu mà bê cái lão Khổng Tử đó vào đầu cho nó… nhức! Sau này, ta mới biết đây là con người hơi bị thật của ta:
- ‘Quan Vũ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, luôn tự cho mình là đúng. Đặc biệt là từ sau khi ông ta được phong làm Hán Đình Hầu thì cảm giác tự tôn tự ngã của ông ta càng tăng thêm. Đến khi một mình lãnh tránh nhiệm lớn bảo vệ Kinh Châu thì ông ta càng trở thành kẻ ‘mục hạ vô nhân’ (trong mắt không có ai). Đây là việc khiến người khác chê cười, nhưng đối với Quan Vũ thì rất đáng tiếc. Nếu như Quan Vũ có một chút tỉnh ngộ thì đã không chạy đến Mạch Thành để đến nổi đầu thân mỗi thứ một nơi như vậy’ (vmhn.org).
Nói chung là người đời quá ca tụng ta, làm ta mắc cở quá à!, tỉ dụ như họ nghĩ là ta hiển thánh, thậm chí là có thể khử ma trừ tà (!), khiến ta rất lấy làm théc méc!, nhưng thôi kệ, họ có ‘đức tin’ vậy cũng hay, mặc dù ta hoàn toàn không có khả năng đó! Nhưng có một điều rất nghiêm trọng, đó là ta có tài 1 thì người Tàu tâng lên 10 lần:
Kết quả hình ảnh cho Tượng Quan Công, Sóc Trăng- Nhưng qua khỏi Cửa khẩu Lạng Sơn thì tài của ta được dân Vịt tâng lên tới… 100 lần lận (Hình 2), ha..ha..ha…, đã quá!, đã quá!

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

768. Cuốn ‘Xứ Đoài văn’ và những con ma Tàu…


'Dần quên bao lối bon chen'
Bước chân suy nghĩ, còn men với đời!
Sinh tồn, tạo hóa trêu ngươi
Sống nay, mai sống, điên cười thế nhân

Ôi, thế giới tự nhiên đẹp vô cùng…
Sáng hôm nay, tôi mới ngắm kỹ các loài hoa, té ra là chúng thường có màu đỏ, tím, vàng và trắng, mà trong đó màu tím lại nhiều hơn, như hoa cánh bướm (*), bằng lăng, hoa giấy (một phần), thậm chí hoa rau muống cũng màu tím. ‘Tạo hóa’ sinh ra loài hoa cũng thật là đặc biệt, chúng có màu nổi bật lên trên nền màu xanh của lá, rất dễ nhìn thấy, và thường nở vào sáng tinh sương.
1
Chiều nay, tôi cảm thấy buồn vô tận…, có lẽ đó là một thói quen, mà cứ mỗi khi chiều xuống, nếu không có việc gì làm, hay cái gì chơi, để lấp thời gian trống, thì tôi lại sa vào một nỗi buồn vô cớ. Tại sao tôi lại hay buồn nhỉ! Tôi chả hiểu nổi, có lẽ tại tôi thích ‘tĩnh’, còn thế nhân thích ‘động’ - phần nào nằm trong hai mẩu chuyện nhỏ có thật dưới đây.
*
Tuần trước tôi có đến thăm một người bạn lớn tuổi hơn tôi, anh ta đã từng học trường Đại học Vạn Hạnh, rồi Thần học (trước 1975), sau đó anh làm cho Sở giáo dục tỉnh, rồi không hiểu vì sao đó mà anh ‘về vườn’ và mở trường tư... Ban đầu, anh kể chuyện của Công Tôn Long về ‘Ngựa trắng không phải là ngựa’ (*)…, rồi kể tiếp là anh có ‘chửi’ một người bạn như sau:
-Tau nói chuyện với mầy là tau nói chuyện với mầy. Tau dùng kiến thức của tau, mầy dùng kiến thức của mầy, mắc gì mà mầy lôi Khổng Tử vào đây mà sủa…
-‘Cái gì! Anh dùng chữ ‘sủa’ thật à!’, tôi ngạc nhiên hỏi.
-Đúng, tôi dùng chữ ‘sủa’, tôi nói chuyện với nó, chuyện gì mà nói cái gì nó cũng bê bức tượng Khổng Tử nhét vào mõm nó, rồi sủa…
Tôi cười ha..ha..ha… quá trời luôn, vì anh rất là thẳng tính và có lập luận rất mạnh, và cũng kể từ đó, anh trở thành bạn thân của tôi.
*
Chiều hôm qua, Lão Quy (*) có cằn nhằn với tôi một chuyện là:
-Đa số người thường chê người khác là ‘dỏm’ để ý nói là mình 'xịn', thông qua các cuộc trà dư tửu lậu, hay việc ‘ném đá’ trên blog, chẳng hạn…, , mà hắn có xịn đâu mà chê người ta là ‘dỏm’! Cụ thể là ngồi có hai, ba tiếng đồng hồ mà hắn nói cả… trăm đề tài, nghe kỹ thì hắn chả hiểu rõ đề tài nào cả, và nếu hắn sống bằng cách đó thì đến năm… 90 tuổi, hắn cũng vẫn còn dỏm… Hắn chê người ta là ‘lập dị’, lập dị nghĩa là sao?, sao là lập dị?, chả lẽ một người nào đó thấy tôi có tính cách khác hắn thì hắn cho tôi là lập dị à!... Hắn chê người ta là ‘bảo thủ’, mà ở đây chỉ có ba người: tôi, anh và nó, vậy ý nó nói là tôi và anh là bảo thủ, còn chỉ có nó là tiến bộ!!!
Lần này thì tôi không cười to, mà cười nhỏ, vì tôi hiểu ý cụ: người ta thường chê người khác là ‘dỏm’ để ý nói là mình xịn!
*
…Rồi nhìn vào đống sách trên giá sách của nhà ông chủ, tôi thấy cuốn ‘Trịnh Công Sơn’, tạp chí ‘Người đô thị’ - mà tôi đọc hai lần, nhưng không gợi nên cảm hứng viết. Bỗng thấy một cuốn sách rất dày, bìa có màu trắng xám nhạt rất đẹp, dày và đẹp như cuốn Từ điển Việt-Anh của Nhà xuất bản Khoa học xã hội vậy…, và nó đã đem lại cảm hứng. Nó có tên là ‘Xứ Đoài văn’ (Văn Xứ Đoài!), dày 935 trang, in lại những văn bản chính của các danh gia Xứ Đoài, đại khái là từ Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Ngô gia văn phái, đến Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng…, lại có tên blogger Chử Thu Hằng (bên blog Tiếng Việt) là thư ký/sửa bản in…, nên tôi mới tò mò giở ra xem. Và xin cám ơn Ban biên tập...

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

767. Chuyện ‘chính chị chính em’ và con kiến đáng yêu…


Đêm ảo mộng ai mơ màng… thánh nữ
Thác lạnh về, khúc luân vũ mùa đông
Sống mê hoang, ôi thiên đàng, mỏi mệt
Én lượn vòng, chết… một thoáng buồn trông


Sáng nào cũng vậy, mở mắt dậy là tôi đi uống cà phê…
Thường ngắm cô bướm vàng bay lượn mà cảm thấy lòng nhẹ nhàng, nhưng ôi, sáng hôm qua bỗng thấy một cánh bướm vàng rơi trên mặt đất, tôi cảm thấy có chút đau lòng cho cái kiếp sống vô thường và ngắn ngủi này!…; sáng nay lại thấy một… nàng sóc đang chạy tung tăng trong vườn - rất dễ ‘sương’, nên tôi thường nói với bạn bè là:
-Nhà nào có sóc thì nhà đó hên lắm (!),
mà tôi đã làm… thơ tặng nàng (blogger Sóc Tím) ngày 5/4/2012:
Nhặt chiếc lá bàng rơi
Thấy sóc tím ra vào
Chuyền cành này cành nọ
Dõi mắt hồn ai trao
Tình yêu đâu chỉ nhớ
Còn cả những vần thơ
Và những nhịp thở gấp
Vì ai cũng con người
Khi gần em, anh say
Anh quên hết tháng ngày
Quên mùa đông giá lạnh
Quên cả mùa xuân qua
*
...Có một chú kiến đen đang đi lòng vòng trước mắt tôi. Tôi đoán ngay đó là chú kiến thám tử, vì hễ nơi nào có mùi thức ăn hay mùi đường thì chú lại lai vãng quanh đó. Tôi tôn trọng chú, vì chú là một ‘tạo vật’, nên chú có ‘nhân quyền’. Ngắm nhìn chú, tôi… thừa biết là chú có một cấu trúc kỳ diệu, mà nếu so với con người, thì chú chả thua gì con người… Cái ‘kỳ diệu’ này đã được tôi mô tả vào ngày 7/2/2012:
-Nó chỉ nhỏ xíu xìu xiu mà có cấu trúc tinh vi và phức tạp khộng thua gì con người, chúng có não bộ, mắt, tai, mũi, miệng, tay (kiến cánh), chân, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh sản, nhất là mũi (râu) của chúng là một cái 'antenna' cung cấp thông tin môi trường đặc biệt. Quần thể kiến là một loại siêu tổ chức thống nhất, bao gồm kiến chúa, kiến thợ, kiến lính, kiến trinh sát. Không biết chúng học tổ chức học, quản trị kinh doanh hay quản lý kinh tế nào ở đâu mà chúng hoạt động một cách có tổ chức, có hệ thống, quản lý đâu ra đó, tiết kiệm và vô cùng chăm chỉ. Đặc biệt là ở đâu có mùi thức ăn là tí xíu có một chú kiến trinh sát đã lò mò đến, thế là chả bao lâu sau cả mấy sư đoàn kiến kéo đến... Con kiến khác hẳn con người là không bao giờ đánh nhau (nội bộ), ghen tỵ, tự tôn, háo thắng, đạo đức giả, chơi xấu nhau... Mỗi con kiến là một sinh vật có cấu trúc kỳ bí chẳng kém gì ta, thậm chí có nhiều cái rất hơn ta! Mỗi con kiến có thể thông minh hơn cái máy vi tính Apple của ông Steve Jobs rất rất rất nhiều lần. Mỗi con kiến là một sáng tạo tuyệt vời của thượng đế (*)

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

766. Chuyện ‘tích hợp tích hiếc’ và chiếc lá bằng lăng…


Về nguồn, trưa mộng, nước mắt rơi
Tỉnh mơ, chiều xuống, dạ rối bời
Người bên kia núi, ta còn cảm!
Lịch sử nốt trầm, ta vẫn mơ!

Sáng nay, khi đang ngồi uống cà phê và lại nghe nhạc Ngô Thụy Miên, bỗng nghe một tiếng ‘xẹt’ nhẹ, tôi giật mình, tưởng đâu là con gì bay vào người! Té ra đó là một chiếc lá bằng lăng còn tươi, rơi tỏm xuống ghế, và suýt chui vào túi quần của tôi! Và vì quý tạo vật, nên trong suốt thời gian uống cà phê, tôi để nó nằm yên ở đấy, rồi khi về, tôi bỏ nó vào trong túi áo:
-Bây giờ chiếc lá bằng lăng 'lịch sử' này đang nằm trên giường và… ngủ chung với tôi, hihi…

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

765. Ngày sinh nhật, kể chuyện đời...


Sáng buồn gợn chút tâm tư
Dáng cong cong dáng, bỗng... hư hao chiều
Bởi vì nắng thả cô liêu
Làm cho khói thuốc đăm chiêu... cuộn tròn

Hôm qua tôi có bất chợt trao đổi với hai nàng, một ở Phố Núi và một ở bên Mỹ, cho vui; nàng Phố Núi thì hầu như năm nào cũng có bài viết tặng tôi nhân ngày SN (và nàng ‘nặc danh’ nữa!), nàng nói nguyên văn như sau:
-Em đi… tới ngày SN anh mới qua com…
Tại sao tôi lại hay kể chuyện đời nhỉ! Tại vì tôi hay uống cà phê, và vì trên đời có vô số ‘nhà’ như nhà triết học, nhà văn, nhà thơ…, nên tôi không muốn làm ‘nhà’ gì hết, mà chỉ tạm gọi là ‘nhà-uống-cà-phê-học’; hơn nữa, tối hôm kia, đi dạo một mình trong bóng… đêm, thấy những vì sao lấp lánh:
-Tôi vô tình đang đứng trước một cây cà phê!,
nên tôi chỉ kể chuyện… ‘uống cà phê’ từ nay đến ngày SN 25/11 là thôi nghen.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

764. Lịch sử và... em


Tách cà phê đông, ngắm vòm trời
Riêng mình một cõi, khói chơi vơi
Nhìn quanh tám hướng, nơi nào đến!
Thôi, chốn sân vườn, thơ thẩn chơi
---------

Đáng lẽ tôi viết bài này là ‘vô danh tiểu tốt’, với ý nói là tôi không là cái gì cả, tôi không mong sự nổi tiếng, nói chung là không mong ai nhắc tới mình làm gì, lý do đơn giản là tôi sống một mình nên viết cho vui, thế thôi... Cụm từ ‘vô danh tiểu tốt’ nghe sặc mùi Tàu, nhưng không quan trọng, lâu lâu ta xài một tí Tàu có sao đâu, cũng như lâu lâu tôi nhắc đến Thư Kỳ (*) một chút, điều này không chứng tỏ là tôi phụ thuộc nàng, hay nàng… yêu tôi (cười).
Tôi cũng nhớ đến biệt danh của bốn vị thần tăng Thiếu Lâm là Không Kiến, Không Văn, Không Trí và Không Tính (‘Ỷ thiên đồ long ký’), nói chung là ‘không’ cái gì cũng được, không tên cũng được, nhưng ‘không tính’ thì rất khó, vô cùng khó, nên tôi là người ‘có tính’, mà một trong những tính của tôi là không muốn phụ thuộc. Ngoài ra, Không Kiến là đã thành Phật (theo truyện nói trên), cũng như Phật Di Lặc, Tế Điên hòa thượng…, nhưng kể từ giữa thế kỷ trước, hình như bên Tàu không có Phật nữa, hay nói cách khác là Phật không thể ‘sống’ ở TQ!
...Dưới đây tôi sẽ tâm sự một tí có liên quan đến lịch sử Tàu-ta và... em.