Sáng buồn, ghé tạm khu biệt phủ
Một tách cà phê, thuốc khói mờ
Khách đông như kiến, người hay… thú
Bỗng nhú thiên thần, thơm mắt tôi
Hồi nhỏ khác… Nay đọc lại ‘Cổ học tinh hoa’ (một dạng
giới thiệu dễ hiểu của ‘Thứ tư nghỉnh cu’!), ‘Đạo đức kinh’, ‘Nam hoa kinh’,
‘Thần thoại Hy Lạp’, ‘Ngàn lẻ một đêm’, ‘Triết So-Pla-Aris’, ‘Tây du ký’, kể cả
tư tưởng của Nietzsche, Camus, Krishnamurti, Osho, Dalai Lama, Dewey,
Hemingway, sư Tuyên Hóa, chưa kể ‘Muyên Tảo’ hay ‘Thượng đế chủ thể - Juche’…, đôi khi tôi lại cười thầm vì thấy hiện lên vẻ mặt hoặc ‘non nớt’, hoặc
‘ngây thơ’, hoặc ‘chất phác’ của các tư tưởng này - như thể tôi đang đối diện với
các thiên thần bé nhỏ Thanh Thúy, Việt Hương, Thu Hoài, Kim Thanh, hay Thu Huyền vậy!, siệt!, lý do:
- Tôi đã… lớn rồi, đừng vờn tôi nữa!
Dưới đây, xin chém gió tí cho vui bằng 10 câu hỏi kèm
theo chút cảm nhận có tính chất ‘ngẫu nhiên’ của tôi, được xếp thứ tự tùy theo cảm
nhận dài hay ngắn, ngắn trước, dài sau…
1. Tàu ‘nay’ có triết gia hay không?
Không quan tâm đến việc nhà toán học Lebniz, Lưu Hiểu
Ba hay Lưu Á Châu đã từng ‘say no’, tôi tự nghĩ rằng ‘không’… Tôi xem Lỗ Tấn, Cổ
Long, Lâm Ngữ Đường, Lưu Hiểu Ba (vừa mới qua đời vì ung thư gan và vì xxx… vào
ngày 13/7/2017!, thọ 61t)… là các đại cao thủ, xem Lưu Á Châu là nửa triết gia,
Kim Dung là… triết gia (nhưng ông là nhà văn… ngoại tuyến!), và cô bé Vương Khả
Nhi* có khả năng cao để trở thành... triết gia!
2. Việt Nam có triết gia không?
Tôi nghĩ rằng ‘không’, nhưng tư tưởng gia thì có...
Nghe đồn rằng Trần Nhân Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Giáng, Đỗ Long Vân, Phạm
Công Thiện, Kim Định, Trần Đức Thảo, Trịnh Xuân Thuận… là các triết gia! Nhưng,
tôi có đọc qua ‘Những lời trăn trối’ của Trần Đức Thảo thấy chả có mấy triết lý!, thấy Phạm Công Thuận bình luận ‘siêu’ về triết chứ không phải là triết!,
Đỗ Long Vân là ‘Minh chủ miền Nam về Cấu trúc luận’ nhưng không hẳn đã là triết
gia!, thấy thơ/văn Bùi Giáng đậm chất triết lý nhưng không phải là triết!...
Theo mấy ông Tây mà tôi gặp thì triết gia phải thỏa các ‘tiêu chí quốc tế’ nào
đó, hay nói như ngôn ngữ hiện đại là ‘phải có tên trên bảng điện tử’, tức là ít
nhất phải có tên trong cuốn ‘Từ điển danh nhân thế giới’!
3. Tư tưởng của
Krishnamurti, Osho, Dalai Lama… có vĩ đại không!, hay như người Tây nói ‘not
the such that great!’ (không đến nỗi vĩ đại như thế đâu)?
Tôi thích câu: ‘Con người chỉ
nhặt được một mảnh của sự thật, chứ không phải là sự thật’ (ý của Krishnamurti*
trong cuốn ‘Đối diện cuộc đời’), câu ‘Con người chỉ là những kẻ điên bị sai khiến
bởi ngoại giới’ (ý của Osho, trong cuốn 'Thân mật' - Intimacy), câu ‘Đừng hy vọng,
đừng chờ đợi' (trong cuốn ‘Hố thẳm tư tưởng’ của Phạm Công Thiện), hay câu ‘Én đầu
xuân, tuyết đầu đông. Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa’ (Bùi Giáng/Thân
Thị Ngọc Quế!), ‘Người nằm xuống, nghe tiếng ru, cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững
hờ' (Trịnh Công Sơn)…, và cười to khi ông Dalai Lama* nói rằng: ‘Phụ nữ muốn kế thừa tôi phải rất hấp dẫn’, còn ông Osho* thì phát biểu:
‘Sở dĩ mắt của đàn bà đẹp hơn mắt đàn ông là vì đàn bà hay khóc… nhè’, ha..ha..ha…
4. Truyện ‘Ngư ông và biển cả’…, có hay đến mức ‘thượng
thừa’ không?
Đêm 14/7/2017, tôi có viết: ‘Con cá cờ (kiếm) hay cá mập
cũng được, nó chỉ là một biểu tượng, một đối trọng cho nhân vật chính trong
truyện, để dẫn đến một đấng 'hư vô' khó lường!’ (trả lời còm của Vo San Nguoi);
trước đó, ngày 23/4/2015, tôi có viết: ‘Tôi có đọc vài lần truyện ‘Ngư ông và
biển cả’ của Hemingway, nhưng thấy không có… hay: ‘Không lẽ Hemingway là phải
hay?, hay không lẽ Nobel là phải hay?’… Còn tại sao ta không thể viết ‘hay’ bằng
Shakespeare, Hugo, Banzac, Hemingway hay Dos (Dostoievski)…, hay tại sao ta lại
không có giải Nobel Văn học nào thì lại là một chuyện khác!, việc này dành cho
các 'nhà văng' hay các… đại giáo sư-đa tiến sĩ!
5. Đẳng cấp và tính ‘thực dụng’ của ‘Truyện Kiều’ là
như thế nào?
Tạm bỏ qua việc có người phê Nguyễn Du là không có ‘tư
tưởng’, là người nhập khẩu ‘Thúy Kiều’ vào VN, và cũng là người không có chính
kiến - khi ở trong triều ông rất nhút nhát và không dám có ý kiến ‘phản biện’ với
bất kỳ ai (xem wikipedia), thì ngôn ngữ sử dụng trong ‘Truyện Kiều’ của ông gần
như là ‘thuần Nôm’! Lưu ý rằng chữ
Hán-Việt là ‘tiếng Nôm’ được viết bằng ký tự ‘Hán’, cũng như ‘Chữ quốc ngữ’ bằng
La-tinh, hay chữ Pháp-Việt, Anh-Việt được ‘Việt hóa’ (như vô-lăng, xà bông,
da-ua, tút, còm, lai chim, bái bai, năm bà oanh, ‘ai lớp du’)… Có lần phó
tổng thống Mỹ Biden (tối 7/7/2015) lẩy Kiều là: ‘Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa
trời’
(Thank heaven we are here
today. To see the sun through parting fog and clouds), vân vân và vân vân..., dễ thấy ‘Truyện Kiều’
là một văn bản ‘thuần Việt’ thuộc loại độc nhất vô nhị trên thế gian này!
6. 'Đường lưỡi bò’ có tồn tại lâu dài không?
Tôi nghĩ rằng ‘không’, vì quy luật lịch sử-tự nhiên đã
tuyệt đối chỉ ra rằng biển là của ‘ông trời’, tức là của mọi dân tộc, nên ‘hễ
ai chiếm nó thì trời đánh cho’. Thể thao hơn, anh A Cu ỷ mình là sắp sắp
là… ‘đội tuyển Pháp’ nên ăn hiếp mấy đội
yếu cỡ ‘VN’!; nhưng anh Tê Cu này đang gặp phải mấy thứ 'không phải tầm thường' có đẳng
cấp như ‘Argentina, Brazil hay Tây Ban Nha’ (Nhật, Hàn, Mỹ...), lại quá tham dùng
‘Hàn Băng chỉ’* mà đang đụng độ với một ông bự trà bá không kém là Ấn Độ (có
dân số gần bằng TQ, chung biên giới* dài 3380km) - đang chuẩn bị tên lửa Agni-5* có tầm bắn đến 5000km mà có thể lao vào ‘Trai Nam Hủng’ để nằm vạ ở đó và lai
rai uống… ‘trà trảm mã’! (cười). Và nghe nói có cái Viện bảo tàng nào đó rất
hân hạnh được ‘kb’ với Đường lưỡi bò, hehe…
7. Loài người khi nào kết thúc?
Thấy thiên hạ, đặc biệt là các nhà bác học nói rất... buồn
cười! Họ cho rằng trái đất này tồn tại vài… triệu năm nữa!, loài người ít nhất
là vài ngàn năm nữa - bằng lịch sử loài người!, ông Stephen Hawking (người Anh, sinh
1942) cho rằng chỉ trong vòng 100 năm nữa thôi, nên loài người hãy dời ‘nhà’ lên hành tinh
khác, nếu không thì sẽ ‘die soon’ (chết sớm)!... Còn tôi cho rằng trái đất này hay
loài người có thể bị biến mất vào bất cứ lúc nào, lâu hay mau không thành vấn đề!,
bởi tính ‘ác’, việc hủy diệt thiên nhiên nghiêm trọng, đặc biệt là việc thải các 'chất
độc hại ra môi trường' (nhất là biển, đất, trời…) - mà vẫn hoàn toàn nằm ý nguyên đó!, chỉ
chờ ngày thức dậy xơi tái con người!... Quan trọng hơn là bởi sự hiểu biết của
con người là vô cùng hạn hẹp, nếu không muốn nói là ‘ngu’ (stupid, theo
Einstein, Krishnamurti, Osho…), chỉ hiểu biết được ‘một phần tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ’ của
thế giới tự nhiên, trong đó các quy luật do con người phát hiện chỉ là mấy cộng
lông tơ của bà mẹ khổng lồ đa vũ trụ, và dường như đấng ‘kiến trúc sư vũ trụ’ cai
trị thế giới bằng quy luật ngoài những quy luật của loài người: Quy luật Không
Thể Biết!
8. Ông Trump là nhân vật như thế nào?
Trong câu hỏi trên, tôi có viết là anh Tê Cu quá ham
dùng 'Hàn băng chỉ’ - nghĩa là gì? Xưa có Tả Lãnh Thiền đã dùng sách lược ‘chuyện
đã rồi’ hay ‘lùi một bước, tiến hai bước’ mà lấn chiếm từng chút cho đến khi lấn
chiếm hoàn toàn Ngũ nhạc kiếm phái ( = cục đại!); cụ thể là để thống trị võ
lâm, y đã dùng môn ‘Hàn âm chỉ’ như của Hỗn nguyên phích lịch thủ Thành Khôn,
cùng bản chất với ‘Huyền minh thần chưởng’ của Huyền minh nhị lão Hạt Bút Ông
và Lộc Trượng Khách, hay ‘Hàn băng miên chưởng’ của Thanh dực bức vương Vi Nhất
Tiếu - phải hút máu người mới sống được!; mấy thứ ‘võ’ cực âm hàn này kỵ nhất
là ‘Cửu dương thần công’ của Trương Vô Kỵ!... Nay có Mr. Đô Nan Trum chả hiểu sao lại
rành ‘Độc cô cửu kiếm’ của Lệnh Hồ Xung đến thế!, ông ta dùng sách lược ‘vô
chiêu thắng hữu chiêu’ đến nỗi thế giới không biết đâu mà chiều!: ổng nói ‘nghỉ
chơi’ với EU hay NATO nhưng không phải vậy!, nói nghỉ chơi với ‘biến đổi khí hậu
toàn cầu’ nhưng không phải thế!, lầm bầm BREXIT nhưng lại có vẻ EMPATHY (thấu cảm)
với nhiều nước trên thế giới!; xao lãng Biển Đông nhưng lặng lẽ nhào vô hồi nào
bố ai biết!; đúng là đại cao thủ ‘sắc-sắc-không-không' như đang sở hữu
nội công ‘Cửu dương thần công’ đồng thời mần luôn môn ‘Càn khôn đại na di tâm pháp’, có thể!
9. Lịch sử VN nên bắt đầu từ khi nào?
Văn hóa khác với văn hiến. Ta hay nói là ‘VN có 4000 văn hiến’, không phản đối!, thậm chí là trên 5000 năm (hình thành nhà nước
sơ khai từ 2879TCN đến 2017 là 4896 năm) tại miệt Hồng Lĩnh, tỉnh HÀ TĨNH ngày
nay, nền văn hiến này ngang hàng với Tê Cu! Nói như vậy thì ‘văn hóa’ có rất
lâu hơn ‘văn hiến’, bởi ít nhất VN xuất phát từ ‘văn hóa Ngườm’ cách đây 23000
năm (gần nhất là 'văn hóa Óc Eo' đến tk 1TCN)… Đó là nói
văn hóa, văn hiến, nhưng về ‘lịch sử’ thì có khác. Ta có câu ‘một ngàn năm đô hộ
giặc Tàu’, vậy trong thời gian đó không thể nói là ‘sử Việt’! Thiết nghĩ ‘sử Việt’
chỉ bắt đầu từ thời Ngô Quyền - nhà lập quốc vĩ đại!, rõ nhất là thời Đinh Bộ
Lĩnh - mới hình thành nhà nước (xưng hoàng đế, có nội các, luật pháp, hệ thống
hành pháp/quân đội, chính sách tiền tệ…). Việc giành nhau về xuất phát điểm của
‘lịch sử Việt’ đã và đang gây tranh cãi nhùng nhằng cả ngàn năm, từ thời Lý đến nay!, thậm
chí từ ‘Sài Gòn’ - mới cách đây 300 năm! - có nghĩa là gì cũng không rõ!, đến nỗi mấy
ông 'cây đa cây đề' như Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký hay Vương Hồng Sển phát biểu
cũng ‘chỏi’ nhau!... Về vấn đề này, hãy xem ‘lịch sử Mỹ’ và ‘lịch sử Trung Hoa’
(dưới đây) để mạnh hơn về lập luận!
10. Lịch sử Trung Hoa được hiểu như thế nào?
Cũng như bao người khác, tôi có bị tác động ‘ngoại giới’
mà bị ‘lé’ mắt (cũng nói như Đạt Ma, Osho…). Đó là vụ cụ Nguyễn Hiến Lê cũng như cụ
Wikipedia và các sử gia Tê Cu đa số cho rằng lịch sử Trung Hoa chỉ bắt đầu từ
thời nhà Thương - đại để là cận thời ông Khương Tử Nha (xuất thân từ ‘rợ Chu/bộ
tộc Chu, tiếng La-tinh: Chou, vào tk
12TCN), còn trước đó chỉ là ‘huyền sử’. Như vậy, các bậc tiền bối đã cho rằng
‘lịch sử bắt đầu từ những cái gì có thể ghi chép cụ thể’!
Đúng! Ví dụ như người Mỹ không mất thời giờ tự ái khi
chỉ cho rằng lịch sử của họ chỉ có 300 năm, cụ thể hơn là từ năm 1776 (Tuyên ngôn độc lập, Jefferson, từ xứ Ragusa/Dubrovnik), bởi trước đó ‘Mỹ’ là thuộc địa của Anh…,
còn trước đó nữa nữa là của người da đỏ, thậm chí là của dân tộc Maya* có cách
đây trên 2000 năm! Nghịch với ‘phương pháp luận sử học-tiến hóa’, nếu ai đó cứ
đòi ‘đất’ theo kiểu ngược chiều thời gian (vd nói như các HDV du lịch Tàu) thì Mỹ sẽ trả lại đất cho Nga! (bán Alaska cho
Mỹ năm 1867), rồi cho Anh!, rồi cho 'Maya'!..., rồi rút lên sao Hỏa ở nuôn! Tương tự,
TQ sẽ trả đất lại cho dân tộc Mãn, A Cốt Đã hay Nữ Chân!, rồi cho Mông Cổ!, rồi
cho Liêu, Kim, Tây Hạ!, rồi cho bộ lạc Chu!…, rồi xuống dưới cửu tuyền làm nghề buôn muối
nuôn!...
Đúng hơn! Bởi chưa kể những Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất
Liệt, Thoát Hoan, thì Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Ung Chính, Từ Hi… là ‘quân
xâm lược’, là người Mãn, chứ không phải là tổ tiên của người Hán! Gần hơn, TQ
có thể xem là bị mất nước trên 100 năm và bị gọi là 'Đông Á bệnh phu' từ trước năm 1839 (trước Hòa ước Nam Kinh..., lâu sau đó phải tiếp tục nhượng lại Hồng Kông 1941, rồi Thượng Hải 1942, rồi Thiên Tân 1943
cho Anh…) cho đến ‘Tháng 9/1945 khi lãnh thổ cuối cùng được trao trả
lại cho Trung Hoa' (wikipedia)… Các tư liệu trên còn chứng tỏ việc ai đó gọi China là ‘nước
Trung Quốc’ là một cái gì
đó quá kỳ quặc!, bởi cách gọi này chỉ có một ý nghĩa duy nhất, ý nghĩa gì?, đó
là ‘nước Trung nước’, ha..ha..ha… Và vô tình xem lại các bản đồ ‘lịch sử Tàu’*,
tôi kinh hoàng khi thấy: trước đó, lãnh thổ nhà Minh (tiếng La-tinh: Ming) chỉ
có… chút xíu: từ bắc Bắc Kinh (Vạn lý trường thành) đến giáp Thổ Phồn (Tây Tạng)
và Đại Việt; trước nữa lại càng nhỏ hơn, lãnh thổ nhà Tống chỉ gồm Khai Phong
và Hàng Châu, tức là từ mút Hồ Bắc, Thiểm Tây đến giáp Đại Việt…, quan trọng
hơn, ‘Sau
cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc (1851),
quân đội của nước này đã bị chia cắt thành các quân đội 1) Mãn Châu, 2) Mông Cổ, 3) Hồi Hột và 4) Hán’ (wikipedia).
Đúng quá! Vì học sinh Vương Khả Nhi* đã phát biểu: ‘Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã
chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của
tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh,
người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu,
cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại
Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương
nó sao?’…
Theo tôi, không phân biệt lề phải hay lề trái thì ‘Lịch
sử China’ (gọi là Tàu là nói chung, là Trung Hoa thì quá mơ hồ!) chỉ có từ
tháng 9/1945!, nhưng vẫn chưa rõ ràng!, vì họ vẫn còn nợ ông trời việc ‘Cái gì
của Ceasar thì phải trả lại cho Ceasar’!
*
Cuối cùng… Trong truyện ‘Gatsby vĩ đại’,
nhà văn Scott Fitzgerald có nói: ‘Khi sinh ra ta là một nguyên bản, đừng để khi
chết đi là một bản sao’, vậy hãy ‘ta là ta’!, nếu không phải là ta thì là dân
cá Tràu à!, lại lẻo đẻo theo thiên hạ à!, rồi lại ‘thua’ người ta à!,
nghe vậy ông Einstein cười khậc..khậc…
Cụ thể là ở đây không nên cãi nhau với tôi, mà các
blogger (facebooker) cảm thấy có quan tâm thì tham gia ‘vô tư’ tí cho vui:
- Xin ‘canh thiu ve ri mút’, chụt chụt!
À, tí nữa quên, trong bài viết, tôi có nhắc đến ông Trump, chắc có
người động kinh, à quên, động tâm mà bảo tôi thích ông Trump!, hổng có dzụ ‘ai
lớp you bặt bặt’ đâu nhé!, hehe…. Tôi thích ai?, tôi thích thiên thần bé nhỏ Việt
Hương hay Thu Huyền*!... Tôi không thích mà cũng không ghét ông Trump, mà tôi
thích một cụm từ của ổng là ‘fake news’ = tin vịt, vâng, tất cả mọi thứ mà cả đời ta
nghe đa số là… tin vịt!, bởi vì:
- Chân lý của loài người chỉ là mảnh giẻ rách tí
ti của tấm áo sự thật tự nhiên vĩ đại!
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1. Bản đồ Trung Hoa qua các thời kỳ, xem tại: https://www.ohay.tv/view/ban-do-trung-quoc-qua-cac-trieu-dai-lich-su/CzpeY
2.
Bộ tộc Maya: Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ
đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được
xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà
từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatan của Trung Mỹ… (wikipedia)
3.
Cầu thủ bóng chuyền nữ Thu Huyền: Nhớ lại… Tại Sea
Games 25, vòng loại, đội tuyển bóng đá
nam U23 VN thắng Malaysia 4-1, thắng như chẻ tre, nhưng khi vào chung kết, VN
THUA 1-0; tại World Cup U20-2017, ban đầu đội VN hòa New Zealand (coi như ‘thắng’),
sau đó thua Pháp, rồi với Honduras thì VN THUA 0-2!; tại Sea Games 28, đội tuyển
bóng chuyền nữ VN thắng Indonesia 3-2, nhưng mới đây, vào đêm 13/7/2017, do vào ‘thời điểm quyết định’ thì bắt bước 1
yếu, tâm lý co cứng, phòng thủ sau chắn, chuyền 2, chắn bóng và tấn công thiếu
hiệu quả…, kết quả là VN THUA 2-3! Tuy nhiên… đêm qua, 14/7, sau khi để tuyển
Thái Lan lội ngược dòng 2 đều, nhưng đội tuyển bóng chuyền nữ VN thế hệ ‘U15-17’
với các thiên thần bé nhỏ như Thanh Thúy, Thu Huyền, Bích Tuyền… đã lập nên kỳ
tích so với các đàn chị khi bị lội ngược dòng 2-2 rồi mà... vẫn THẮNG Trẻ Thái Lan 3-2! Nói chung là những mặt ‘thiếu
hiệu quả’ của VN rất thường bộc lộ ra vào ‘thời điểm quyết định’ khi gặp đối thủ mạnh, trên cơ hay ngang cơ, rộng
hơn, thường đi từ chỗ ‘hết thắng lợi này đến thắng lợi khác’ đến chỗ tự thua: Trừ
thế hệ trẻ - một thế hệ vô tư và do đó thăng hoa, do không bị hạn chế bởi cái ‘quá
khứ’ chóa chóa hào quang nào đó…
4.
Dalai Lama: Tại Tây Tạng, cụ thể hơn là tại Dharamsala
(giáp giới, phía bắc Ấn Độ), đức Đạt-Lai Lạt-Ma đang cầm một bình trà, đổ đầy
trà tràn ra khỏi một cái ly, dạy đệ tử hãy để cho tâm hồn ‘trống rỗng’, và đang
chém gió ‘Phụ nữ muốn kế thừa tôi phải rất hấp dẫn’, thì... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/03/806-ngay-tan-khong-huyen-bi-chuyen-hai.html
5.
Hemingway, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/673-ngu-ong-au-tri-voi-thuong-e.html
6.
Kinh Dương vương: Dã sử chép ông là người hình thành
nhà nước sơ khai đầu tiên vào khoảng năm 2879 TCN, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (huyện Can Lộc, HÀ TĨNH), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì)… (wikipedia)
7.
Osho: ‘Ngồi' trong bệnh viện, tôi được đọc cuốn 'Thân
mật' (Intimacy) của Osho... Đọc mấy câu của ổng, như câu: ‘Sở dĩ mắt của đàn bà
đẹp hơn mắt đàn ông là vì đàn bà hay khóc… nhè’ (p. 43), tôi bật cười ha hả....
Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/06/946-ve-cai-chet-toi-nghi-gi.html
8.
Tên lửa Agni-4 của Ấn Độ sẽ đủ khả năng từ phía đông bắc
Ấn Độ tấn công hầu hết các mục tiêu trên lãnh thổ TQ, kể cả Bắc Kinh và Thượng
Hải… New Delhi cũng đang phát triển tên lửa Agni-5… đủ khả năng phóng đầu đạn hạt
nhân tấn công mục tiêu cách xa trên 5000 km… Xem thêm: http://www.baomoi.com/an-do-che-tao-ten-lua-co-the-tan-cong-toan-bo-lanh-tho-trung-quoc/c/22747355.epi
9.
Trung Quốc - Ấn Độ tranh chấp biên giới tồi tệ nhất:
Giới chuyên gia nhận định đây là cuộc đối đầu tồi tệ và kéo dài nhất kể từ năm
1962, khi quân đội Trung-Ấn đụng độ ở Tây Tạng và có cuộc chiến ngắn ngày dọc
biên giới… Xem thêm: http://laodong.com.vn/the-gioi/trung-quoc-an-do-tranh-chap-bien-gioi-toi-te-nhat-trong-hang-chuc-nam-679789.bld
10. Vương Khả Nhi có thể là… triết gia tương
lai!, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/07/714-nhan-inh-cua-toi-ve-bai-dien-van-to.html
Lưu tư liệu: Những quốc gia có công dân hành xử vô lối...
Trả lờiXóaTrung Quốc
Truyền thông đều quen với những câu chuyện về khách Trung Quốc làm loạn sân bay, tấn công tiếp viên hay phá hoại các di tích khảo cổ, tiểu bậy nơi công cộng... Gần đây nhất, nhiều người ngỡ ngàng với tin khách Trung Quốc ném đồng xu vào cánh máy bay để cầu may hay nấu mì ăn giữa sân bây khi đợi chuyến.Là một trong những nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc có tới 122 triệu người du lịch nước ngoài vào năm 2016. Điều này lý giải cho số lượng công dân hành xử kém văn minh khi ra nước ngoài của Trung Quốc áp đảo hơn những quốc gia khác. Những điểm đến phổ biến nhất với nhóm khách này là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Nga, Maldives và Anh. Họ cũng trở thành "cứu tinh" cho ngành du lịch của nhiều quốc gia như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ hay Tunisia - những nơi chịu ảnh hưởng tiêu cực sau khủng bố.
Anh
Người Anh có thể lịch sự, thân thiện và nhã nhặn. Nhưng sau khi tiệc tùng quá chén, họ có thể khỏa thân chạy trên phố và quậy phá khắp nơi. Thị trưởng hòn đảo resort Hvar, Croatia, mới đây phải ban hành mức phạt 700 euro cho những ai bị bắt gặp sử dụng đồ uống có cồn nơi công cộng. Nhiều người có thể cho rằng lối hành xử này chỉ xuất phát từ nhóm khách Anh trẻ tuổi, song họ không phải những người duy nhất gây điều tiếng cho xứ sở sương mù…
Đức
Andrew Eames, blogger du lịch, nhận định người Đức đã biến những lời phàn nàn thành nghệ thuật khi họ soi xét tất cả mọi thứ trong hành trình, ngoại trừ cảnh quan. Andrew cho rằng người Đức quá nghiêm túc khi đi du lịch, họ có thể phàn nàn từ thực đơn đơn điệu, phòng ngủ thiếu sân thượng như quảng cáo... và yêu cầu bồi thường.
Israel
Người Israel mang tiếng xấu là thô lỗ, thiếu kiên nhẫn và thường xuyên sử dụng chất kích thích, theo trang tin địa phương Haaret. Nhiều du khách sẵn sàng tranh cãi về giá phòng hay lừa chủ khách sạn, điều đó khiến hình ảnh về người Israel thêm méo mó. Một người chia sẻ trên diễn đàn Lonely Planet: "Một trong những cảm giác tồi tệ nhất khi phượt là lúc bạn check-in khách sạn, mở hộ chiếu ra và chứng kiến thái độ niềm nở của lễ tân tiếp đón bốc hơi ngay lập tức".
Nga
SCMP nhận định người Nga là bậc thầy mặt lạnh khi tiếp xúc một nền văn hóa mới, tới mức Bộ Ngoại giao Nga phải ban hành bộ quy tắc ứng xử cho công dân ra nước ngoài hồi đầu năm 2017.
Theo đó, công dân Nga được khuyến khích cười thật nhiều khi đến Mexico, không đùa cợt về bình đẳng giới tại Canada hay đúng giờ nếu du lịch Hà Lan. Bộ quy tắc cũng lưu ý công dân Nga tránh dùng các từ tiếng Nga như "mơ", "không gian", "gạch"... có âm gần giống một số từ nhạy cảm trong tiếng Italy.
Mỹ
Người Mỹ được khen ngợi khi tiếp đón khách quốc tế nhưng nhiều người rất tệ khi du lịch nước ngoài. Họ bị đánh giá là nhóm khách thiếu tôn trọng văn hóa bản địa và ăn mặc không nghiêm túc.
(Nguồn: Phạm Huyền, dulich . vnexpress . net)
Lưu comt Đặng Hoàng Lan (worldpress):
Trả lờiXóaVỀ TRỊNH CÔNG SƠN...
https://drhoanglan.wordpress.com/2017/07/17/thu-tinh-gui-mot-nguoi-the-love-letters-5/comment-page-1/#comment-32
TCS thì tuyệt đại đa số người mến trọng, rất rất ít không trọng… Tôi thấy lời nhạc Trịnh ẩn chứa sự hiểu biết sâu sắc, hoặc nhẹ hơn là chín chắn, nhẹ nhàng - ẩn ý, nhất là hiểu biết về chất ‘ca dao’ và (các) môi trường sinh hoạt dân dã Việt… Mấy bức thư tình này được Trịnh đưa những ý tưởng có thể ‘cao’ mà thành bình dân, dễ hiểu - phần nào đó là biểu hiện của trí tuệ!... Trước 1975, tôi có đọc cuốn ‘101 bức thư tình hay nhất thế giới’ (Napoleon) nay thấy vẫn còn tức anh ách, chắc gì đã nhất thế giới!, quan trọng hơn là ta thường thích DỊCH CỦA NGƯỜI TA (Tây, Tàu) mà không vinh danh hay quảng bá 'hình ảnh Việt' trước thế giới - chưa chắc ta đã thua người!..., và cái vụ ‘của người ta’ này được tôi phong là một thứ ‘Triết học Há miệng chờ sung’ (cười)…
Nên, ĐHL làm vậy là hợp ý tôi! Tks!
P/s: Có một số lỗi ‘mo-rát’ đại khái như:
-ăn, ngủ, cuồơi, nói,
-sự bất lực của mình.Đó là
-nhìn suốt được điều đóthì không còn gì
-thiếu cây đàn anh chưa làm gì được . Bao giờ viết
-Về bãn “Xin mặt trời ngủ yên” hình như, v..v…
Ngoài ra, các câu/cụm từ như J’entends sifffjer le train, J’ ai failli courir vers toi, j’ ai failli crier vers toi, Áutin décapotable… (Letter 3) thì nên có chú dẫn, vì ngay cả tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế thì nay người đọc cũng kg có thì giờ tra, huống gì là tiếng Pháp!
Đặng Hoàng Lan
XóaLan cám ơn Nhà Gom Lá Bàng đã góp ý, Lan sẽ sửa một số lỗi chính tả và ghi thêm phần chú thích. Sự quan tâm của bạn giúp Lan có thêm ý chí hoàn thành công việc dịch thuật này.
'No star where'. Try... hard, please!, hi...
XóaLưu comt Viet Yen Le (FB):
Trả lờiXóaVỀ KRISHNAMURTI...
Đọc cái này của Krishnamurti (Đối diện cuộc đời), tôi chôm được mấy câu sau:
-Chân lý không cần phải được chứng minh bằng hành động, nó cũng không lệ thuộc vào bất cứ thẩm quyền nào; thế nên hãy dẹp qua một bên tất cả thẩm quyền và truyền thống và hãy tự mình tìm ra chân lý cho chính mình.
-Nếu anh bám giữ vào quá khứ thì anh chỉ ngăn chận sự chứng nghiệm tươi tắn của cái mới mẻ.
-Mỗi ai có tham vọng và khao khát, kẻ đi tìm quyền lực, địa vị, tiếng tăm, mỗi ai yêu lý tưởng, mỗi ai sùng bái sự đạt đạo, mỗi ai xây dựng một vương quốc ảo tưởng - tất cả họ đều bị ràng buộc vào trong cùng một mạng lưới.
v..v…
Cụm từ ‘bị ràng buộc vào trong cùng một mạng lưới’ này trước đây tôi hay gọi là BỊ VƯỚNG ‘HỆ’… Các tác phẩm của Kris thường rất khó đọc (kể cả của Hegel, Kant, Dewey…), lý do chính là ông dùng thuật ngữ ‘Thần học’ (tạm gọi vậy) nhiều quá, ngoài ra do người dịch dùng từ Hán-Việt quá nhiều - thật ra cũng rất khó cho một dịch giả chuyển thể như thế nào đó cho những người không-rành-triết hay thế-hệ-@ đọc dễ hiểu!
…Qua thăm anh, ngày mới tốt lành!
Vo San Nguoi (FB)
Trả lờiXóaHuynh à, CHÚC HUYNH BUỔI TỐI CHỦ NHẬT THẬT BÌNH YÊN VÀ HẠNH PHÚC. Bài này muội không có chánh kiến gì, muội chỉ tránh ra thôi. Chúc huynh vui.
11 giờ
Trùi, kg có chánh kiến thì giống ông... Nguyễn Du đó nhé (nói trong bài)... Tks!
XóaLão SA (FB)
Trả lờiXóaTriết gia lão Bàng Nhà Gom Lá Bàng :) Khách đông như kiến, người hay… thú (MHVN). Quãng 25 năm trước lão nghe nhà giáo Văn Tâm dùng từ này! Ngủ ngon nhé lão Bàng :)
9 giờ
Ui, bạn có 'trí nhớ ấn tượng' rất tốt, cũng như... tôi (cười)... Thực ra, tôi bị khá mất trí nhớ, nhưng có nhiều người lại rất ngạc nhiên khi thấy tôi 'nhớ tốt ghê vậy!', không phải tôi có trí nhớ tốt, mà lưu cảm xúc về một sự kiện (đã) xảy ra... tốt, hi...
XóaĐại khái vậy, thank bạn!
Má Boon (FB)
Trả lờiXóaNGLB... Huynh viết quá sắc sảo... Muội rất thích câu... Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
6 giờ
Uh, câu này phần nào lý giải tại sao huynh thik Giả Tịnh Vân (vai Triệu Minh, đóng chung với Tô Hữu Bằng), hay Việt Hương, Thu Huyền..., vì thấy mấy cô pé thì huynh rất đau lòng - với câu:
Xóa-Cuộc đời đó, mới đây thôi, mà đã... tàn!
Híc... Tks!
Vương Quang Trung (FB)
Trả lờiXóaTôi rất tán đồng quan điểm của bạn!
4 giờ
Thank for sự 'sympahy' - đồng... cảm của anh, ngày mới tốt lành!
XóaPhan Văn Hi (FB)
Trả lờiXóaTôi thích đọc, rất thích đọc, nhưng chỉ ở mức độ cảm nhận, còn thấu hiểu thì thú thật là chưa.
Rất cảm ơn tác giả!
Hôm qua lúc 10:25
Thank bạn mới, hôm qua - nay tôi bận tập trung viết và chỉnh sửa bài mới (‘Con đường tơ lụa’ đang tua lại, mới đăng) nên chưa quay là trả lời bạn..., sr!
XóaChúc chiều vui!
anh ơi ct giúp eko .ko biết tại sao e ko thể đăng nhạc vào bài viết anh ạ .a giúp echuts e cảm ơn
Trả lờiXóaÀ, huynh quên mất kỹ năng này rồi!, nên chỉ chép đường dẫn vào, vd:
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=P7T-PJD_M3U
như trong entry 970 đó, sr nhen!