Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

430. Về vụ anh Cuồng Từ và báo Tiền vệ

LTS: Trước tiên, LB rất xin lỗi anh Cuồng Từ khi viết bài này, vì entry của anh nằm chình ình trong Facebook nên LB không thể không đọc. Thứ hai, LB không thể đọc 1 bài viết rồi vội vã nhận định đúng/sai: cái gì cũng cần có thời gian. Thứ ba, LB cho trực tiếp đường dẫn bên dưới để blogger nào có quan tâm thì đọc trực tiếp và tự nhận định. Và… bài viết này đang được chỉnh sửa.

Bài viết này gồm có:
1.Mở đầu
2.Một lời bình... định xuất bản
3.Nhưng viết thành 1 entry luôn
4.Nếu ta làm đúng thì có gì phải hối hận
5.Blog chỉ là một giao diện nhỏ.
Từ Cuồng
1. Mở đầu
Ôi chao, sáng thức dậy uống cà phê 1 tí mà thấy có chuyện.
Số là hôm qua LB có qua thăm Facebook vài phút thôi, rồi thấy entry ‘Đơn xin nhận tội’ của blogger CT (đường dẫn 
LB hơi bị ngạc nhiên nhưng không để ý, sáng nay nghe một người bạn (lớn tuổi) nhắc đến, LB bèn tra Google xem báo Tiền Vệ nói về chuyện này như thế nào.
2. Một lời bình... định xuất bản
…Sau đó, LB mới định bình cho anh CT như sau:
Anh CT à,
Em không chơi Facebook nên ít qua bên ấy lắm. Đọc bài của anh, em… rất ngạc nhiên.
Thực ra, chơi blog để giải sầu thôi, vì blog chỉ là 1 ‘giao diện nhỏ’ trong đời sống của ta, chứ ta đâu có muốn đạt được cái gì đâu…
Về vấn đề tư liệu, em thiết nghĩ, tạm có 3 loại:
-Phổ biến: Không cần ghi nguồn, vì ai cũng biết, hay có sẵn trên wiki,
-Trích dẫn: ghi rõ nguồn,
-Ý kiến riêng của ta (mà cũng có thể xem như là 1 loại tư liệu).
Và thực ra, nếu 1 blogger nào đó nói ‘tôi nghĩ rằng…, nếu có gì sai mong bạn đọc thông cảm’ thì có gì đâu, và, không quan trọng về ‘1 tư liệu nào đó là của chính mình’, mà quan trọng là ta rút ra cái gì từ tư liệu đó…
…Lâu ngày, em ghé thăm blog của anh và tâm sự vài điều, có gì mong anh bỏ quá, chúc ngày mới tốt lành.
3. Nhưng viết thành 1 entry luôn
Thực ra, LB có nghe kể rằng anh Cuồng Từ, hay Lư Sơn Cuồng Từ (mà LB chưa rõ ý nghĩa của Nick này), bắt đầu tham gia blog.yahoo.360 khoảng cuối năm 2011 gì đó (lúc đó anh không rành vi tính) vì 1 lời nói khích của 1 phụ nữ trong khi uống rượu: ‘Đố anh chơi blog đó?’, anh bực mình nên về nhà mở ra 1 cái blog, và… 1 tuần sau, cái blog của anh đầy màu sắc, LB cũng chịu thua luôn!
Khoảng tháng 12 năm ngoái gì đó, trước khi viết bài ‘Ngỡ ngàng bước chân vào Kinh Dịch’, LB  định hỏi anh CT một số vấn đề cơ bản về Kinh Dịch, nhưng cơ hội không… đến vì anh ở xa quá và khó gặp, nên LB tự mày mò viết chút chút cho vui, híc.. híc...
…Và LB có qua đọc sơ một số bài của anh bên blog.yahoo.360 mà có ít nhiều tư liệu (chủ yếu là trước 1975), nhưng khi nghe anh than vãn về ‘chế độ’ thì LB không đọc nữa, xin lỗi anh, vì LB không thích như vậy.
Khi đang viết đến đây, LB vừa đọc được bài viết trên trang ‘tienve.org’ (đường dẫn
mà nghe nói là anh ‘đạo văn’, còn anh CT lại không nghĩ vậy, LB thấy mệt óc ghê.
Thực ra thì anh CT rất hiền lành, khiêm tốn và sống đơn giản, không hiểu vì sao lại dính vào cái vụ này, ôi!
Và thực hư như thế nào, nếu có điều kiện gặp anh, LB sẽ xem kỹ (nếu anh không có làm điều đó thì thôi, nếu có làm thì chúng em cảm thấy rất… buồn)
4. Nếu ta làm đúng thì có gì phải hối hận
Thiết nghĩ là ‘mỗi người có đều điều kỳ diệu riêng của mình’ mà ta hãy tự cải thiện điều kỳ diệu vốn có của mình (nếu có, hì.. hì…), ta có cái hay của ta, VN có cái hay của VN, điều hay của kẻ khác dĩ nhiên không phải là điều hay của ta: cần gì phải đạo văn/đạo nhạc/đạo triết?
Tại sao ta phải cãi nhau, nếu ta làm sai thì ‘xin lỗi’/điều chỉnh, có ai là hoàn toàn đúng đâu?, có ai là thánh đâu mà không sai? (miễn là đừng quá sai, nếu quá sai thì … tiêu), còn nếu ta làm đúng thì có gì phải hối hận.
5. Blog chỉ là một giao diện nhỏ
Xin tâm sự rằng: LB cũng biết có một số blogger viết được vài bài, bình được vài lời thì vội tưởng mình là ghê gớm lắm, nhưng các bạn hãy thử suy nghĩ kỹ xem:
-ta là cái gì trong yahoo.blog, blogspot hay facebook, nói riêng?,
-ta là cái gì trong thế giới mạng, nói chung?, và
-ta là cái gì trong cái thế giới rộng lớn với hơn 6 tỉ người này?...
Và cuối cùng, các bạn có nghĩ rằng ‘blog chỉ là một giao diện nhỏ’ trong đời sống của ta không?

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

429. Về vụ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng

Bài viết này gồm có:
1.Mở đầu
2.Vài phát biểu của NA9
3.NA9 nói có đúng, nhưng không luôn đúng
4.NA9 vô tình khen Đàm hát… hay
5.Các cơ sở đánh giá…
6.Đàm hát có hay không?
7.Kết luận.
1. Mở đầu
Sáng hôm qua, buồn buồn LB sang thăm nhà blogger ‘Phi Thiên Vũ’ (tức là Flying Dance), thấy có entry về ‘vụ Nguyễn Ánh 9 (NA9) và Đàm Vĩnh Hưng’, trong đó đại khái bạn PTV nói rằng cô không tham gia về mặt chuyên môn (âm nhạc), cô đồng ý với NA9, không đồng ý với một số lời phát biểu thái quá của Đàm…
Sự kiện này lập tức nổ ra trên bàn ăn trưa của LB ngày hôm qua, trong đó có 1 phụ nữ và 1 sinh viên, và bài này LB viết trong phạm vi quan điểm của 3 ‘thảo dân’ ngồi trong bàn ăn mà thôi… Người PN - theo thông tin từ quán cà phê - thì nói rằng có nhiều người đồng ý với NA9, ít nhất là ông ta đã dám nói ra sự thật, nhưng sau khi mình và cậu sinh viên nói sơ qua: NA9 là ai?, Đàm Vĩnh Hưng hát hay ở chỗ nào?, cách nhìn nhận của người nghe hát ra sao?… thì cô ta im lặng không nói nữa.
2. Vài phát biểu của NA9
Ông NA9 nói:
-Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.’
-Ca sỹ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát’.
-Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.’
-Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!’
-Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam.’
-Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì... Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết… Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí. 
-Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được… Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sỹ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét? Đâu phải vậy! 
-Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
-Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. 
-Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sỹ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu! 
-Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm… 
3. NA9 nói có đúng, nhưng không luôn đúng
Ông nói đúng ở chỗ nào? Đúng ở chỗ blogger nào cũng có thể nhận định như ông ta: ‘Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh…’, ‘bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc’, ‘viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác’, ‘bị gò bó vào kỹ thuật’, ‘chỉ chú trọng ăn mặc, make-up’…
Ông nói không đúng ở chỗ nào? Không đúng ở chỗ ông quên rằng thời nào, kể cả thời xưa, cũng có những nhược điểm như trên, vấn đề là ít hay nhiều thôi; ông chỉ nói cho ‘chính ông’ mà đã không quan tâm đến cảm nhận của chúng tôi: các blogger đang đọc bài viết này, và cả một thế giới của những thế hệ say mê nghe nhạc và hát Karaoke ngày ngày; ông còn cho rằng lời nhạc bây giờ không sâu sắc…
…Chúng tôi thỉnh thoảng có nghe nói đến NA9, cũng có hát bài ‘Ai đưa em về’, ‘Tình khúc chiều mưa’ từ khi còn nhỏ…, nhưng thiết nghĩ ông không có tầm ảnh hưởng lớn đến các thảo dân như chúng tôi, mà chúng tôi thường nhắc đến Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lam Phương hay nhiều nhạc sĩ lỗi lạc khác…. Riêng LB thường ngưỡng mộ lời nhạc trong bài ‘Khoảnh khắc’ (Trương Quý Hải), ‘Giọt nắng bên thềm’ (Thanh Tùng), ‘Hoa cỏ mùa xuân’ (Bảo Chấn), ‘Giọt sương trên mí mắt’ (Thanh Tùng)… và thực ra mình cũng không thấy lời trong 2 bài hát dưới đây của NA9 là sâu sắc ở chỗ nào:
-Đêm nay tôi đưa em về. Đường khuya sao trời lấp lánh. Đêm nay tôi đưa em về. Mắt em sao chiếu long lanh… Đêm nay khi em đi rồi. Đường khuya riêng một mình tôi. Đêm nay khi em đi rồi. Tôi về đếm bước lẻ loi… Người yêu ơi trong tình muộn. Người yêu ơi trong tình buồn. Trọn tình yêu ta đã cho nhau. Hãy quên niềm đau… (Ai đưa em về)
-Tình chết không đợi chờ! Tình xa ai nào ngờ! Tình đã phai nhạt màu còn đâu?!... Tình trót trao về người. Thì dẫu lỡ làng rồi. Người hỡi xin trọn đời lẻ loi!... Chiều mưa ngày nào sánh bước bên nhau. Tin yêu rạt rào mộng ước mai sau. Cho ân tình đầu mãi mãi dài lâu. Cho duyên tình đầu đừng có thương đau!... (Tình khúc chiều mưa)
4. NA9 vô tình khen Đàm hát… hay
Sau đây là một số thông tin trên mạng:
-Sau những nhận xét nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 dành cho mình, Đàm Vĩnh Hưng tỏ ra bình tĩnh để hoàn thành đêm nhạc Đèn khuya hôm 24/8. Trưa 25/8, anh chính thức lên tiếng bằng một bức thư dài gửi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trên trang cá nhân (nói về Đàm).
-Nhạc sĩ 73 tuổi chia sẻ, từ trước đến nay, ông sống hiền lành, ít nói, tự nhiên bây giờ dính ‘scandal động trời’ nên rất buồn. Hai ngày nay, nhiều người ‘hoan hô’ ông, thậm chí đòi ‘gắn huân chương dũng cảm’ cho ông, nhưng ông không vui nổi… Ông nói: ‘Nếu có cơ hội gặp Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam, tôi sẵn sàng xin lỗi. Tôi cũng gửi lời xin lỗi tất cả mọi người, những ai yêu thương Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam’ (nói về NA9).

Ngoài ra, NA9 có phát biểu rằng:
‘Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không?’
Như vậy là vô tình ông ta đã khen rằng Đàm hát… hay.
5. Các cơ sở đánh giá…
Chưa nói đến thái độ của Đàm, vì đây là một chuyện khác, chúng tôi thiết nghĩ:
-Không phải ai có tài (!) hay lớn tuổi là có quyền đánh giá ‘xấu’ về thế hệ trẻ (vì có thể vô tình gây phản ứng tiêu cực hay làm mất lòng tin của chúng mà cần những đánh giá mang tính động viên và khách quan hơn),
-Không phải ca sĩ hát cho nhạc sĩ nghe, không phải ca sĩ hát để làm hài lòng người sáng tác, mà để làm hài lòng ‘chúng tôi’,
-Không phải ca sĩ hát bài nào cũng hay, mà việc hát hay trong thế giới âm nhạc xưa nay được đóng góp bởi nhiều thế hệ ca sĩ,
-Không phải ai tốt nghiệp đại học âm nhạc/nhạc viện mới là người có tài, bởi vì lịch sử cho thấy rằng nhiều người nhờ ‘tự học’ mà đã trở thành một tài năng, thậm chí là tài năng xuất chúng,
-Việc đánh giá ai hát ‘hay’ hay hát dở không phụ thuộc vào việc ta ưa hay không ưa người đó, ví dụ bạn có không ưa C. Ronaldo thì anh ta vẫn đá bóng hay như thường,
-Việc đánh giá ai hát ‘hay’ hay hát dở phải dựa vào nhiều tiêu chí, trong đó việc được khán giả yêu thích là tiêu chí quan trọng nhất, còn việc được 1 nhạc sĩ nào đó chê/khen không phải là tiêu chí (ví dụ NA9 so sánh Đàm với Tuấn Ngọc không hẳn là đúng, vì lỡ có người thích nghe Đàm hơn Tuấn Ngọc thì sao?),
-Không phải các blogger không biết là ai hát 'hay' hay hát dở, xin lỗi, chúng ta không sản xuất ra xe Honda, nhưng chúng ta biết chiếc xe Honda nào là tốt, tương tự, chúng ta không sản xuất ra nhạc, nhưng chúng ta biết thưởng thức nhạc…
Liên quan đến chuyện này, cách đây 2 năm, LB có gặp một anh bạn già cũng cở tuổi của ông NA9 (sinh 1940). Anh bạn già này nói rất có lý rằng: ‘Có 1 anh chàng học hết đại học, nghiên cứu tiếp 4 năm thì trở thành thạc sĩ. Còn tôi cũng học hết đại học, đi giám sát hiện trường liên tục, tham khảo tài liệu chuyên môn liên tục, chỉ đạo hết cái này đến cái kia, làm báo cáo liên tục, dự hội thảo/đào tạo trong nước và quốc tế liên tục…, thì 4 năm sau tôi giỏi hơn ‘thạc sĩ’ chứ lị... Hơn nữa, khi anh thạc sĩ và tôi đi thi phỏng vấn nước ngoài thì tôi đậu, còn anh thạc sĩ thì rớt’.
Và nếu không nhầm, mọi việc cuối cùng đều được đánh giá theo tính ‘hiệu quả’ của nó (thực tiễn là chân lý), chẳng hạn trả lời của Leo Sayer cho bố về bài hát nổi tiếng thế giới ‘More than I can say’, bố hỏi:
-Tại sao con hát là ‘Yea’ mà không hát ‘Yes’ đúng hơn?
Leo Sayer trả lời rằng:
-Bố nói đúng, ‘Yes’ đúng hơn là ‘Yea’, nhưng ‘Yea’ có hiệu quả hơn bố à.
6. Đàm hát có hay không?
Có nhiều cách đánh giá một ca sĩ hát có ‘hay’ hay không, nhưng dưới đây là một cách:
-Ai hát nhạc buồn mà ta… chảy nước mắt, thì ngươi đó hát… hay,
-Ai hát nhạc tình mà ta thấy tình yêu trong ta bốc lên ngùn ngụt, thì ngươi đó hát… hay,
-Ai hát nhạc tình mà lòng thù hận đang có trong ta bỗng tan biến vào hư không, thì người đó hát… hay,
-Ai hát một bài nào đó mà ta cảm thấy lâng lâng yêu đời, từ chỗ muốn… chết bỗng muốn vươn dậy làm lại cuộc đời, thì người đó hát… hay,
...
Và không nhất thiết ai đó phải ở đẳng cấp nào, ví dụ:
-nghe Bảo Thy hát bài ‘Please tell me why’ (trong Liên khúc Audition) làm ta lãng mạn muốn nhảy,
-nghe Hiền Thục hát bài ‘Vì đâu ta mất nhau’ làm ta lãng mạn muốn yêu… chính ca sĩ Hiền Thục!,
-nghe Hồng Nhung hát bài ‘Giọt sương trên mí mắt’ làm ta lãng mạn trong sáng,
-nghe Lương Bích Hữu hát bài ‘Dằm trong tim’ làm ta lãng mạn đến… nhói tim,
-nghe Minh Tuyết hát bài ‘Đã không yêu thì thôi’ làm ta lãng mạn yêu hơn,
-nghe Mỹ Linh hát bài ‘Thì thầm mùa xuân’ làm ta lãng mạn yêu ‘nàng’,
-nghe Thái Thanh hát bài ‘Dòng sông xanh’ làm cho ta thấy lãng mạn yêu đời,
-nghe Thanh Lam hát bài ‘Hoa cỏ mùa xuân’ làm ta thấy lãng mạn yêu người,
-nghe Tuấn Ngọc hát bài ‘Niệm khúc cuối’ làm ta thấy lãng mạn tình tứ…
Còn Đàm hát bài ‘Biển tình’ (‘Thành phố buồn’, ‘Nửa vầng trăng’…) làm ta thấy lãng mạn yêu đương, chưa kể đến việc LB đến nhà bạn hay các quán cà phê thì thường thấy mở nhạc Đàm, vậy thì đối với 'lão bá tánh', Đàm có hát… hay, hì.. hì…
7. Kết luận
Việc ‘cãi nhau’ giữa thế hệ trẻ và thế hệ già được chúng tôi - các blogger - đánh giá là không tốt: người già phải nhìn thế hệ trẻ với cặp mắt thoáng hơn.
Việc mà ông NA9 tâm sự với tính cách cá nhân là… đúng, nhưng việc ai đó ‘phát tán’ tâm sự này lên thế giới mạng/báo chí là… rất nguy hiểm: theo phát biểu của NA9 thì ông chỉ vô tình có vài tâm sự khi mạn đàm, rồi một nhà báo nào đó đã ghi chép lại và công chúng hóa các tâm sự này!
Việc dùng từ ‘ngụy quân tử’ ở đây là rất có vấn đề, vì bạn biết không: cái tên ‘Ngụy quân tử’ Nhạc Bất Quần ở bên Tàu là vô cùng thâm độc, y đã lợi dụng tất cả võ lâm đồng đạo để phục vụ mưu đồ ‘bá chủ thiên hạ’ của y, thậm chí còn hy sinh không thương tiếc vợ, con và các đệ tử, nhưng NA9 hiển nhiên không phải là người như vậy.
Cũng xin nói thêm rằng, nhiều người có cố tật khen thời tiền chiến/thời ‘tiền bối’ mà chê tất tần tật những cái gì có sau 1975 như: chả có tác phẩm văn học nào đáng kể, chả có phim nào hay, chả có bản nhạc nào có nội dung/triết lý sâu sắc…, nói như vậy là nói 1 chiều thôi, trong lúc thế giới này có đến ‘n’ chiều, xin lỗi, lịch sử luôn tạo ra nhân tài (thời thế tạo anh hùng) mà bất chấp ai đó đã ‘là số 1’. Và nói ‘kiểu’ như vậy cũng như nói là sau năm 1975 chả có người đẹp, xin lỗi, cuộc thi Hoa hậu vừa rồi đã chỉ ra rằng Đặng Thu Thảo hay Dương Tú Anh là… đẹp quá trời, và ‘ông tiến sĩ kỳ lạ’ cũng không giấu cảm tưởng rằng ‘Minh Hằng trông rất dễ thương’ và ‘nếu được lấy nàng thì quyết không… hối hận’, hì.. hì…

Tóm lại, cầu thủ đá bóng là để phục vụ cho người xem, ca sĩ hát là để phục vụ cho người nghe…, ta có cố tật là ‘việc mình lom nhom, lo dòm việc họ’, và người già hay hồi tưởng về quá khứ và ca tụng nó, nhưng chúng tôi không nghĩ vậy: 
chúng tôi biết, và hiện tại vẫn có lắm điều tốt đẹp hơn.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

428. Nước Mỹ chậm phát triển nhất thế giới, hì…

Bài viết này gồm có:
1.'Quan hệ ngoại giao tốt' là gì?
2.Nước Mỹ đúng là… lạc hậu
3.Hình tượng Tiêu Phong
4.Nghề chăn cừu mà Tiêu Phong và A Châu mơ ước
5.Ôi, nước Mỹ… lạc hậu ơi.

1. 'Quan hệ ngoại giao tốt' là gì?
Tuần trước, LB có gặp 1 phụ nữ, người Thanh Hóa, hơn 40 tuổi. Trong lúc nói chuyện, cô ta vô tình thốt ra cụm từ ‘quan hệ ngoại giao tốt’, LB mới hỏi:
-Quan hệ ngoại giao tốt là gì?
-Là:
Gặp nhiều người uống cà phê để tán phét về những thông tin mà mình ‘cưỡi ngựa xem hoa’, tránh càng xa chuyện thơ, văn, nhạc, họa, lịch sử, nghiên cứu khoa học càng tốt,
Giữa trưa hay tối đến, chạy qua nhà hàng xóm, làm ‘bà tám’ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ gì đó,
Moi móc cái xấu của người này để kể lại cho các người khác,
Mỗi ngày gọi điện thoại í ới nhau khoảng 30 phút/người,
Quen nhiều người càng tốt, kể cả người… xấu/không ra gì,
Quà cáp qua lại, đặc biệt là đối với ‘xếp’, nếu bỏ thêm vào đó vài cây vàng 9999 hay vài ngàn đô-la thì càng lịch sự,
Rủ nhau ngồi nhậu và hò hét ầm ỉ từ 3g chiều đến 1-2g khuya,
Sáng dậy rủ nhau đi uống cà phê, 9-10g mới đến… cơ quan, 4g chiều rủ nhau đi… shopping, đối với đàn bà, (hay 8g giờ sáng/1g30 chiều đến cơ quan thì làm một ấm trà ‘búp bùm bụp, chát chàn chạt, xít xìn xịt’, thi nhau nói hành nói tỏi thiên hạ khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, rồi mới loay hoay làm việc, đối với đàn ông),
Sáng tác chuyện tiếu lâm chính trị, chuyện tiếu lâm về những người không may khác, 
Sử dụng vốn lưu động (tiền mặt) lẫn nhau, rủ nhau chơi ‘hụi’ càng tốt 
2. Nước Mỹ đúng là… lạc hậu
Khoảng 2 tháng trước, LB có đi nhậu lai rai ở một nhà hàng nổi tiếng ở khu Tao Đàn (Sài Gòn), gặp vài Việt kiều (nha sĩ, đến từ quận Cam, Cali). LB mới hỏi:
-Ở bên đó, anh sinh hoạt như thế nào?
+Bình thường thôi, sáng thức dậy đi làm, trưa ở lại, chiều về, tối xem ti-vi, có thể nghiên cứu khoa học hay truy cập internet (xem chuyện thời sự), rồi đi ngủ. Cuối tuần đi siêu thị 1 lần…
-Thế chiều khi về đến nhà, gặp hàng xóm thì anh làm như thế nào?
+Thì mình nói ‘hi’ (=xin chào) một cái thôi.
-Thế anh có thường chơi bời nhậu nhẹt không?
+Ở bên đó có nhiều người Việt, có nhà hàng Việt, nên lâu lâu có rủ nhau… chat (= chuyện phiếm) môt chút. Còn ‘em út’ thì không, dễ mắc bệnh lắm, cứ áp dụng kiểu ‘một vợ một chồng’ là number one…
Tới đây, mình thấy anh ta có vẻ ngập ngừng, té ra anh ta hầu như tập trung làm khoa học/nghề chuyên môn, thích du lịch nơi thanh tĩnh/‘thoải mái’, mà hầu như không ‘em út’, không nhậu nhẹt quá chén, đặc biệt là không biết đến khái niệm ‘phong bì’ (trong suốt đời anh ta) và không biết nịnh cấp trên (mà cấp trên cũng không cần anh ta 'nâng cần')…
Trời, năm 2013 là thời đại của Google dậy sóng và xe tự hành Curiosity đang tà tà ngắm cảnh trên sao Hỏa, thế mà nhiều người Mỹ chả biết ‘nâng cần’ là như thế nào, cũng như chả biết ‘phong bì’ là cái gì, nước Mỹ đúng là… lạc hậu nhất thế giới, ha.. ha.. ha...
3. Hình tượng Tiêu Phong
Mới đây, đọc trên mạng/báo nói về một cuộc điều tra sơ bộ nào đó, LB mới biết là có hơn 90% dân Tàu không thích Nhật, có 90% dân Nhật không thích Tàu, chưa nói là có 99% dân ở làng X nào đó không thích Tàu ...Tuy nhiên, suy cho cùng thì điều này rất nghịch lý đối với một nền triết học chung cho nhân loại (nói ở dưới).
Quay lại chuyện Tiêu Phong. Cách đây nhiều năm, LB được biết rằng ‘chuyện Tiêu Phong’ (Thiên long bát bộ) đã được đưa vào chương trình giáo dục chính quy ở các trường Trung học và Đại học bên Tàu. Năm 2009, LB còn biết thêm rằng ‘chuyện Tiêu Phong’ đã được đưa vào tất các trường dạy tiếng Tàu ở Singapore(Ngoài ra, hiện nay, ở VN, có một số gia đình khá giả đã mua phần mềm 'Audio' để đọc truyện (Ỷ thiên đồ long ký, Thiên long bát bộ...) cho các cháu học lớp 5-6 nghe, nhằm nâng cao năng khiếu văn và kiến thức cho chúng).
Lý do: Tiêu Phong là hình tượng của kẻ có ‘xung đột nội tâm’ - bi tráng nhất và cao cả nhất, không những trong lịch sử Tàu mà còn của cả nhân loại (!):
-y đã kết nghĩa anh em với tất cả quần hùng Cái Bang kể cả vô số hảo thủ trên giang hồ, rồi với Đoàn Dự, A-Cốt-Đả, Gia Luật Hồng Cơ, Hư Trúc đến từ các nước Đại Lý, Kim (bộ lạc Nữ Chân), Liêu, Tây Hạ.
-y không có tư tưởng bang hội ‘lớn’,
-y yêu hòa bình, phản đối chiến tranh,
-y không có cuồng vọng lấy ‘đất’ của các môn phái khác để nhập vào Cái Bang,
-y và A Châu ước mơ được trở về vùng thảo nguyên để làm ‘nghề chăn cừu’, hưởng tình khúc âm dương…
4. Nghề chăn cừu mà Tiêu Phong và A Châu mơ ước
‘Tiêu Phong là kẻ không màng danh lợi, trước đây, vì không muốn sinh linh đồ thán, đã hy sinh thân mình để đảm bảo một nền hòa bình cho 2 dân tộc Liêu -Tống. Y yêu dân tộc của A-cốt-đả anh em. Y yêu A Châu nhưng không hề có ý muốn chiếm hữu cô ấy làm của riêng mình. Mộ Dung Cô Tô, vì mưu đồ vương bá của mình, là không xứng với hình tượng của y và những hình tượng đáng quý khác trước giới giang hồ võ lâm đồng đạo… (NGLB)’
...‘Nghề chăn cừu’ ở thảo nguyên mà Tiêu Phong và A Châu mơ ước ở đây có thể hình dung như con người:
-đang đứng trước một bầu trời không hạn chế tầm mắt
-tự do, tự tại
-không tranh chấp thị phi
-không có kẻ rình mò để hãm hại
-không lên voi xuống chó
-không khinh thường hay hiếp đáp hàng xóm…
5. Ôi, nước Mỹ… lạc hậu ơi
Chắc Tiêu Phong cũng thừa biết rằng các đế quốc trước đây như Ma-xê-đoan (Macedonie), Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, Mông Cổ, Đức (phát-xít), Nhật (phát-xít)… đã đi về đâu.
Chắc Tiêu Phong cũng thừa biết rằng hiện nay Ceasar, Alexandre Đại đế, Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Hitler (hay Đông Phương Bất Bại, Nhậm Ngã Hành, Nhạc Bất Quần)… đang nằm giao hoan với các con dế mái ở dưới… Cổ Mộ.
Chắc Tiêu Phong cũng thừa biết rằng không thể gọi là ‘triết học hoàn chỉnh của nhân loại’ nếu mỗi môn phái hay mỗi dân tộc đều tưởng tượng ra một loại thiên đường khác nhau.
Và, chắc Tiêu Phong cũng thừa biết rằng nền triết học của ‘Trung Thổ + tư tưởng Tề Thiên Đại Thánh’ thời của ông đã bị thoái hóa, biến thái và kém hơn nền triết học thời Lão-Trang rất nhiều.
Cuối cùng, nếu Tiêu Phong mà mơ ước lấy ‘biển Đông’ về cho Cái Bang thì danh hiệu 'Nam Kiều Phong' của y sẽ tiêu tán đường và y sẽ giống như một bức tượng bằng tuyết đứng giữa ánh nắng thiêu đốt của mặt trời ban trưa...
Ôi, Trung Thổ của Tiêu Phong ơi, híc.. híc…
Ôi, nước Mỹ… lạc hậu ơi, hì.. hì…