Bài viết này gồm có:
-Ngày 27/11: Có ngay sờ sờ bên cạnh ta
1.Có thể biết
2.Xem thường sinh mạng của lão bá tánh
3.Ác quỷ
-Ngày 28/11: Cái chết quan trọng hơn sự sống
4.Có đêm thì mới có ngày
5.Cái chết
-Ngày 1/12: Ngay trên trần thế này. HẾT
-Ngày 27/11: Có ngay sờ sờ bên cạnh ta
1.Có thể biết
2.Xem thường sinh mạng của lão bá tánh
3.Ác quỷ
-Ngày 28/11: Cái chết quan trọng hơn sự sống
4.Có đêm thì mới có ngày
5.Cái chết
-Ngày 1/12: Ngay trên trần thế này. HẾT
“Thiên đường nghe chả hiểu gì cả anh ah, chỉ thấy toàn ác quỷ trần gian mà thôi”
(Lời bình của blogger 'Gai gia')
LB sẽ tâm sự với các bạn về 'thiên đường, địa ngục và sinh tử'. Vì vấn đề quá rộng lớn và vì là kẻ rất ghét các lý thuyết viễn vông, nên LB hy vọng sẽ nêu lên được các vấn đề cơ bản thông qua các câu chuyện thực tế hàng ngày. Lưu ý rằng các từ 'thiên đường', 'địa ngục' và 'sinh tử' dưới đây là có trong từ điển, không thuộc đặc quyền của ai, và là ngôn ngữ được lưu truyền trong dân gian từ ngàn xưa.
*
Ngày 27/11: Có ngay sờ sờ bên cạnh ta
1. Có thể biết: Tháng trước, ở một quán phê, LB có nghe 2 người bạn nói rằng thiên đường và địa ngục là 'không thể biết'!
Rồi họ dẫn đến nào là vũ trụ, nào là toán học với số 0 hay ∞, rồi nói rằng ta là hữu hạn nên ta 'không thể biết'. Xin lỗi, điều đó là dĩ nhiên rồi, vì cách đây trên 2000 năm, Lão Tử, Trang Tử, Phật, Chúa, Socrates, Pythagore hay lão bá tánh đã thừa biết ta là hữu hạn và vũ trụ là vô hạn rồi, và vì các blogger ai cũng được học toán: chưa biết 'mèo nào cắn mỉu nào', nên không cần bây giờ ai đó phải nhắc lại thì các blogger mới biết được như vậy.
Không phải vì ta là hữu hạn mà người ta có thể dồn mọi thứ 'không thể biết' cho thiên đường và địa ngục được. Và cũng không phải vì ta vô cùng nhỏ bé và vô cùng dễ dàng bị xóa mất vết tích trên thế gian này trong vòng một sát-na mà ta phải theo một ai đó, nhưng ta biết theo ai: Phật?, Chúa?, Ala?, Đức Thánh Trần?, Quan Công?... Nếu ta theo đạo A thì đạo B lại nói hoàn toàn khác!, nếu ta theo đạo B thì đạo C lại nói hoàn toàn ngược lại!, nếu ta theo đạo C thì đạo D lại bảo ta là kẻ tà ma ngoại đạo!, nếu ta theo đạo D thì đạo E lại bảo rằng ta... hoàn toàn sai!, híc.. híc...
Với quan điểm cá nhân và suy nghĩ hết 40 năm, LB cho rằng thiên đường và địa ngục là có ngay sờ sờ bên cạnh ta, là có thể biết và có thể cảm nhận được.
2. Xem thường sinh mạng của lão bá tánh: Chắc các bạn đã từng bị xanh mặt trong bệnh viện, đã từng bị đứng tim khi nghe tin người yêu/cha mẹ/con cái bị tai nạn hay sắp... chết, đã từng bị tuyệt vọng khi bị người tình phản bội, đã từng bị quá đau khổ vì có những bậc cha/mẹ rất là... tham lam và độc ác, đã từng hết muốn sống khi bị vợ/chồng hoặc con cái khinh miệt, đã từng bị thất vọng đến căm thù khi bị cấp trên trù dập, đã từng bị vô số nỗi ám ảnh kinh hoàng do xung đột trong gia đình hay đấu tranh sinh tồn ngoài xã hội mang lại..., nhưng lại có một số người bị 'lủng' về trí tuệ (theo nhận xét của một KTS) mà đưa ra các quan điểm rất cá nhân, rất cực đoan, rất viễn vông, và rất 'xem thường sinh mạng của lão bá tánh' (ngôn ngữ của Bao Thanh Thiên) sau đây:
Có người cho rằng tôi có một tình yêu, đó là yêu cái hư không? Thế thì nếu người ấy đang bị rơi vào cơn siêu bão Haijan (ở Philippines) thì y có còn yêu cái 'hư không' không?
Có người bảo rằng phải từ trong sâu thẳm của tâm thức gì gì đó thì ta mới biết được 'ta là ai'? Vâng, nếu người ấy đang ngồi trên một chiếc máy bay ATR 72 mà nghe phi công báo có một bánh bị rơi đâu mất nên máy bay không hạ cánh được, thì y sẽ biết ngay 'ta là ai' liền!
Có người suốt ngày bảo rằng 'tôi sống tức là tôi bất tử'? Ừ, tí nữa người ấy bước ra cổng mà thấy chiếc xe máy không cánh mà bay, thì y sẽ ném mùi thế nào là bất tử liền!
Có người suốt ngày nói rằng 'tôi luôn luôn lạc quan và phơi phới yêu đời'? Dạ, tí nữa cơn đau tim của ngài bỗng nhiên bùng lên và ngài nghẹt thở không nỗi, thì ngài sẽ biết thế nào là lạc quan và phơi phới yêu đời liền!
3. Ác quỷ: Có nhiều người gọi ác quỷ là con 'atula' (như từ thường dùng trong các truyện bằng tranh của Nhật Bản) hay là con sa-tăng (như từ thường dùng trong truyện 'Tây du ký'), nhưng con ác quỷ này là không-thể-biết nên hoàn toàn và tuyệt đối không có thật, vì nếu có thật thì nó đừng nấp trong mấy cuốn sách để... 'hù' người ta nữa, mà hãy xuất hiện ở chợ Bến Thành (Sài Gòn) để bà con chiêm ngưỡng dung nhan tí coi, và nếu nó đẹp cở... Đặng Thu Thảo hay Marilyn Monroe thì các blogger không tiếc gì mà không mời con ác quỷ này đi Bình Quới uống cà phê và măm măm đủ thứ, thậm chí là mời đi hát Karaoke nữa, hihi...
Nhân vật Tiêu Phong trong truyện 'Thiên long bát bộ' vốn có tiền thân là một 'phi nhân' đứng đầu trong 8 loại quỷ-thần (Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la và Ma hầu la gia), nhờ được phái Thiếu Lâm và Cái Bang giáo dục nghiêm khắc từ khi mới sinh ra, mà y trở thành một vị anh hùng quang minh chính đại, có cái tâm bồ tát và đầy tình nghĩa. Nhưng cái địa ngục đầy xấu xa của lòng dạ con người vốn không có chỗ để chứa đựng một vị anh hùng cái thế như vậy, nên anh ta đành phải tự tử để đạt được khát vọng của tự do.
Một hôm, LB nằm mơ, thấy có một bà cụ nói: 'con ơi, mẹ hiền lắm con ơi', rồi bà ta le ra một cái lưỡi dài hình chữ T (= tiền) mà rượt theo cả bầy con cháu làm cho tâm hồn chúng không được yên ổn để mà sống làm người, vâng, bà ta hiền lắm, hiền ghê lắm!
Mọi thời, ai mà hạch sách nhũng nhiễu tiền của dân, lợi dụng khe hở của luật pháp để bòn rút tiền từ công quỹ, bất tài mà dùng tiền bạc để chạy bằng cấp, chạy chức chạy quyền để rồi đưa ra những phán quyết hại dân hại nước... thì kẻ 'cướp ngày' đó mới đích thực là ác quỷ, ngoài ra, người Mỹ sợ nhất là cái mặt nạ đạo đức giả... Thế mà, khi LB viếng thăm những nơi 'thần thánh' thì chỉ thấy các vị trụ trì nhắc đến con ác quỷ không có thật là 'atula' hay 'sa-tăng', nhưng ít nhắc/không nhắc đến con ác quỷ có thật trong lòng người (= tâm ma) và trong loài người mà ta có-thể-biết hàng ngày!
*
Ngày 28/11: Cái chết quan trọng hơn sự sống
4. Có đêm thì mới có ngày: Nếu không có đêm thì nhân loại này có thể bị hủy diệt trong vòng... một tháng. Vì nếu không có đêm thì do người lái bị mất ngủ mà các máy bay sẽ rơi bất thần/đụng nhau trên bầu trời hay các xe ô-tô/xe máy sẽ đụng nhau tự do, các thầy cô giáo vì giảng bài liên tục nên sẽ bị... ho lao mà tử, các học sinh/sinh viên vì học liên tục nên sẽ vào bệnh viện tâm thần sớm, các ca sĩ vì hát liên tục nên không còn... nói những lời tình tự được nữa, các nàng 'mắt xanh mỏ đỏ' vì phải làm việc liên tục nên chỉ còn là... bộ xương khô, chị Hằng sẽ không còn xuất hiện nữa và đa số tác phẩm văn học sẽ bị chết theo...
Nhà thơ Phineas Fletcher có nói: 'ban đêm là lễ hội của tình yêu', vâng, ban đêm mới chính là lúc mà đất trời giao hợp, là lúc mà loài người sinh hoạt tình dục sôi nổi, là lúc mà đa số các cặp tình nhân rủ nhau hò hẹn, là lúc mà đa số động vật/côn trùng trỗi dậy khúc hoan ca đực-cái, là lúc mà chị Hằng ngã ngớn nằm 'sóng soải trên cành liễu' và đa số các văn/thi sĩ sáng tạo nên những áng văn/thơ tuyệt tác, là lúc mà bia tốn hàng thùng và các quán Karaoke tưng bừng dậy sóng, là lúc mà đa số các entry nóng hổi ra đời...
2. Xem thường sinh mạng của lão bá tánh: Chắc các bạn đã từng bị xanh mặt trong bệnh viện, đã từng bị đứng tim khi nghe tin người yêu/cha mẹ/con cái bị tai nạn hay sắp... chết, đã từng bị tuyệt vọng khi bị người tình phản bội, đã từng bị quá đau khổ vì có những bậc cha/mẹ rất là... tham lam và độc ác, đã từng hết muốn sống khi bị vợ/chồng hoặc con cái khinh miệt, đã từng bị thất vọng đến căm thù khi bị cấp trên trù dập, đã từng bị vô số nỗi ám ảnh kinh hoàng do xung đột trong gia đình hay đấu tranh sinh tồn ngoài xã hội mang lại..., nhưng lại có một số người bị 'lủng' về trí tuệ (theo nhận xét của một KTS) mà đưa ra các quan điểm rất cá nhân, rất cực đoan, rất viễn vông, và rất 'xem thường sinh mạng của lão bá tánh' (ngôn ngữ của Bao Thanh Thiên) sau đây:
Có người cho rằng tôi có một tình yêu, đó là yêu cái hư không? Thế thì nếu người ấy đang bị rơi vào cơn siêu bão Haijan (ở Philippines) thì y có còn yêu cái 'hư không' không?
Có người bảo rằng phải từ trong sâu thẳm của tâm thức gì gì đó thì ta mới biết được 'ta là ai'? Vâng, nếu người ấy đang ngồi trên một chiếc máy bay ATR 72 mà nghe phi công báo có một bánh bị rơi đâu mất nên máy bay không hạ cánh được, thì y sẽ biết ngay 'ta là ai' liền!
Có người suốt ngày bảo rằng 'tôi sống tức là tôi bất tử'? Ừ, tí nữa người ấy bước ra cổng mà thấy chiếc xe máy không cánh mà bay, thì y sẽ ném mùi thế nào là bất tử liền!
Có người suốt ngày nói rằng 'tôi luôn luôn lạc quan và phơi phới yêu đời'? Dạ, tí nữa cơn đau tim của ngài bỗng nhiên bùng lên và ngài nghẹt thở không nỗi, thì ngài sẽ biết thế nào là lạc quan và phơi phới yêu đời liền!
3. Ác quỷ: Có nhiều người gọi ác quỷ là con 'atula' (như từ thường dùng trong các truyện bằng tranh của Nhật Bản) hay là con sa-tăng (như từ thường dùng trong truyện 'Tây du ký'), nhưng con ác quỷ này là không-thể-biết nên hoàn toàn và tuyệt đối không có thật, vì nếu có thật thì nó đừng nấp trong mấy cuốn sách để... 'hù' người ta nữa, mà hãy xuất hiện ở chợ Bến Thành (Sài Gòn) để bà con chiêm ngưỡng dung nhan tí coi, và nếu nó đẹp cở... Đặng Thu Thảo hay Marilyn Monroe thì các blogger không tiếc gì mà không mời con ác quỷ này đi Bình Quới uống cà phê và măm măm đủ thứ, thậm chí là mời đi hát Karaoke nữa, hihi...
Nhân vật Tiêu Phong trong truyện 'Thiên long bát bộ' vốn có tiền thân là một 'phi nhân' đứng đầu trong 8 loại quỷ-thần (Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la và Ma hầu la gia), nhờ được phái Thiếu Lâm và Cái Bang giáo dục nghiêm khắc từ khi mới sinh ra, mà y trở thành một vị anh hùng quang minh chính đại, có cái tâm bồ tát và đầy tình nghĩa. Nhưng cái địa ngục đầy xấu xa của lòng dạ con người vốn không có chỗ để chứa đựng một vị anh hùng cái thế như vậy, nên anh ta đành phải tự tử để đạt được khát vọng của tự do.
Một hôm, LB nằm mơ, thấy có một bà cụ nói: 'con ơi, mẹ hiền lắm con ơi', rồi bà ta le ra một cái lưỡi dài hình chữ T (= tiền) mà rượt theo cả bầy con cháu làm cho tâm hồn chúng không được yên ổn để mà sống làm người, vâng, bà ta hiền lắm, hiền ghê lắm!
Mọi thời, ai mà hạch sách nhũng nhiễu tiền của dân, lợi dụng khe hở của luật pháp để bòn rút tiền từ công quỹ, bất tài mà dùng tiền bạc để chạy bằng cấp, chạy chức chạy quyền để rồi đưa ra những phán quyết hại dân hại nước... thì kẻ 'cướp ngày' đó mới đích thực là ác quỷ, ngoài ra, người Mỹ sợ nhất là cái mặt nạ đạo đức giả... Thế mà, khi LB viếng thăm những nơi 'thần thánh' thì chỉ thấy các vị trụ trì nhắc đến con ác quỷ không có thật là 'atula' hay 'sa-tăng', nhưng ít nhắc/không nhắc đến con ác quỷ có thật trong lòng người (= tâm ma) và trong loài người mà ta có-thể-biết hàng ngày!
*
Ngày 28/11: Cái chết quan trọng hơn sự sống
“Người ta nói ‘Chết là hết’, LB nghĩ sao ạ?”
(Lời bình của blogger 'Mùa thu vàng')
LB tạm nghĩ rằng chả mấy ai hiểu câu: 'Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa' của Steve Jobs. Chúng ta hãy đi từng bước một vậy.4. Có đêm thì mới có ngày: Nếu không có đêm thì nhân loại này có thể bị hủy diệt trong vòng... một tháng. Vì nếu không có đêm thì do người lái bị mất ngủ mà các máy bay sẽ rơi bất thần/đụng nhau trên bầu trời hay các xe ô-tô/xe máy sẽ đụng nhau tự do, các thầy cô giáo vì giảng bài liên tục nên sẽ bị... ho lao mà tử, các học sinh/sinh viên vì học liên tục nên sẽ vào bệnh viện tâm thần sớm, các ca sĩ vì hát liên tục nên không còn... nói những lời tình tự được nữa, các nàng 'mắt xanh mỏ đỏ' vì phải làm việc liên tục nên chỉ còn là... bộ xương khô, chị Hằng sẽ không còn xuất hiện nữa và đa số tác phẩm văn học sẽ bị chết theo...
Nhà thơ Phineas Fletcher có nói: 'ban đêm là lễ hội của tình yêu', vâng, ban đêm mới chính là lúc mà đất trời giao hợp, là lúc mà loài người sinh hoạt tình dục sôi nổi, là lúc mà đa số các cặp tình nhân rủ nhau hò hẹn, là lúc mà đa số động vật/côn trùng trỗi dậy khúc hoan ca đực-cái, là lúc mà chị Hằng ngã ngớn nằm 'sóng soải trên cành liễu' và đa số các văn/thi sĩ sáng tạo nên những áng văn/thơ tuyệt tác, là lúc mà bia tốn hàng thùng và các quán Karaoke tưng bừng dậy sóng, là lúc mà đa số các entry nóng hổi ra đời...
Vì thế, ban đêm quan trọng hơn ban ngày, nó tiềm ẩn 'nguồn sinh lực tất yếu của cuộc sống' và làm sản sinh ra sự sống mới.
Đêm nay phố vắng buồn tê tái
Đèn cũng cô đơn thả nhạt màu
Bóng ai một bóng sương mờ rọi
Đường vắng soi thân kẻ đắm sầu
(NGLB)
(NGLB)
5. Cái chết
Những chiếc xe con cóc (Volkswagen) thời Bảo Đại đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Toyota đời mới hay Rolls - Royce ra đời, những chiếc xe Honda dame hay Honda 67 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Air Blade, Exciter hay SH ra đời, những chiếc điện thoại Ericsson hay Nokia to như cục gạch vào năm 1997 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Nokia đời mới hay I-phone ra đời, những chiếc máy tính IBM to như cái... nhà vào đầu thế kỷ 20 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Apple hay I-pad hiện đại ra đời...
Rộng hơn, nếu 1 ông/bà già chết đi thì sẽ xuất hiện 1-2 tiếng khóc 'oa.. oa.. oa...' chào đời, và thật là buồn cười nếu các ông/bà già sống mãi thì ra đường ta sẽ thấy toàn là hoa dã quỳ (= quỷ già)!
Chết đi, con người sẽ không còn biết đến sinh-lão-bệnh-tử hay thất tình lục dục nữa, sẽ không còn quan tâm đến thiên đường hay địa ngục nữa, sẽ không còn 'anh yêu em' hay 'em yêu anh' một cách đau khổ tuyệt vời nữa, sẽ không còn chạy theo đồng tiền hay quyền lực/chức vụ 'ảo' nữa, sẽ không còn bị ám ảnh bởi các loại quỷ trần gian có lòng dạ đầy tham lam hay đầy phân biệt thị phi nữa...: con người tự nhiên được rơi vào một trạng thái hoàn toàn vô ưu, mà đứng dưới một giác độ nào đó, đó là... hạnh phúc.
Cái chết và sự sống vốn là đôi bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình dài dằng dặc của nhân loại, nhưng tiếc thay, con người lại quá yêu sự sống và xem cái chết như kẻ thù. Mơ ước về niết bàn/thiên đường là có cái tích cực của nó, nhưng dưới giác độ 'đồng hành' nói trên thì dường như con người đã vô tình đối lập giữa cái chết và sự sống, và cũng chính vì lẽ này mà người ta sợ cái chết và không bao giờ thấy cái chết là có điều gì tốt đẹp cả!
Nhưng nhà thơ Whitman quả là đã rất sáng suốt khi nói rằng:
Những chiếc xe con cóc (Volkswagen) thời Bảo Đại đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Toyota đời mới hay Rolls - Royce ra đời, những chiếc xe Honda dame hay Honda 67 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Air Blade, Exciter hay SH ra đời, những chiếc điện thoại Ericsson hay Nokia to như cục gạch vào năm 1997 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Nokia đời mới hay I-phone ra đời, những chiếc máy tính IBM to như cái... nhà vào đầu thế kỷ 20 đã chết đi để nhường chỗ cho những chiếc Apple hay I-pad hiện đại ra đời...
Rộng hơn, nếu 1 ông/bà già chết đi thì sẽ xuất hiện 1-2 tiếng khóc 'oa.. oa.. oa...' chào đời, và thật là buồn cười nếu các ông/bà già sống mãi thì ra đường ta sẽ thấy toàn là hoa dã quỳ (= quỷ già)!
Chết đi, con người sẽ không còn biết đến sinh-lão-bệnh-tử hay thất tình lục dục nữa, sẽ không còn quan tâm đến thiên đường hay địa ngục nữa, sẽ không còn 'anh yêu em' hay 'em yêu anh' một cách đau khổ tuyệt vời nữa, sẽ không còn chạy theo đồng tiền hay quyền lực/chức vụ 'ảo' nữa, sẽ không còn bị ám ảnh bởi các loại quỷ trần gian có lòng dạ đầy tham lam hay đầy phân biệt thị phi nữa...: con người tự nhiên được rơi vào một trạng thái hoàn toàn vô ưu, mà đứng dưới một giác độ nào đó, đó là... hạnh phúc.
Cái chết và sự sống vốn là đôi bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình dài dằng dặc của nhân loại, nhưng tiếc thay, con người lại quá yêu sự sống và xem cái chết như kẻ thù. Mơ ước về niết bàn/thiên đường là có cái tích cực của nó, nhưng dưới giác độ 'đồng hành' nói trên thì dường như con người đã vô tình đối lập giữa cái chết và sự sống, và cũng chính vì lẽ này mà người ta sợ cái chết và không bao giờ thấy cái chết là có điều gì tốt đẹp cả!
Nhưng nhà thơ Whitman quả là đã rất sáng suốt khi nói rằng:
"Ai đấy nghĩ rằng sinh ra trên đời này là hạnh phúc?
Tôi vội vàng nói với người ấy rằng chết cũng là hạnh phúc..."
(Has any one supposed it lucky to be born?
I hasten to inform him or her it is just as lucky to die...)
*
*
Ngày 1/12: Ngay trên trần thế này
6. À, LB bị ốm nặng, mới vừa xuất viện về, tay chân vẫn còn
run rẩy, không đánh máy được, rồi LB thấy các blogger hiểu vấn đề rất tốt, nên để
khách quan hơn, LB xin mượn các phát biểu của các blogger để thay lời kết luận
vậy:
-Thiên đường nghe chả hiểu gì cả anh ah, chỉ thấy toàn ác
quỷ trần gian mà thôi (Gai gia)
-Người ta nói ‘Chết là hết’ (Mùa thu vàng)
-Thiên đàng ở tại tâm mình (Violet)
-Theo em, hãy xây Thiên đàng ở trần thế này trước đã anh
nhỉ? Đó là Thiên đàng của tình thương yêu, của cuộc sống vị tha, có nhân
bản.... còn không, họa ngục ở ngay trước mắt ta (Trần Minh Châu)
-Chủ đề hơi hóc búa, khoanh vùng hơi rộng lớn, ý nghĩa hơi
khó hiểu... Nhưng với cách viết đặc trưng của NGLB, người đọc sẽ... nạp một
cách hào hứng, ko hề khô khan, khó đọc như mới đầu đã tưởng. Một văn phong ko
lẫn vào đâu được, và đó là phong cách của một LB hóm hỉnh, sâu sắc, ngạo đời...
(Giáo làng)
-Cha mẹ sinh mình ra nên mình sống. Cuộc sống cứ tiếp
diễn dẫu có hay ko có mình, ai cho đó là thiên đường thì nó là thiên đường, ai
cho đó là địa ngục thì nó là địa ngục. Có sống thì sẽ có chết, đó là quy luật… (Cuộc
sống)
-Thiên đường và địa ngục là có, và luôn ngay sờ sờ bên cạnh
ta, là có thể biết và có thể cảm nhận được.
Ngọc cũng nghĩ như vậy Lá Bàng ui! (Chu Ngọc)
Ngọc cũng nghĩ như vậy Lá Bàng ui! (
XIN CÁM ƠN CÁC BLOGGER NGHEN.
HẾT.