Ba mươi mấy tuổi vẫn còn xuân chán
Không thiếu chàng trai đứng xếp hàng
Nghê thường điệu múa rùng nhân thế
Túy lúy càn khôn, ai mãi mê!
(NGLB)
Nghê thường điệu múa rùng nhân thế
Túy lúy càn khôn, ai mãi mê!
(NGLB)
Có
lần mình đã nhắc đến Thái hậu Dương Vân Nga có mấy đời chồng đều là vua
(trong entry 177: ‘Những thiên tình sử của Việt Nam’ - thư mục 'Bình
luận xã hội') thì mình cũng đồng thời phát hiện ra nữ hoàng Cleopatra
cũng có mấy đời chồng đều là ‘hoàng đế’, vậy ta hãy tìm hiểu thử nàng có
thuộc loại ‘sa lưới tình’ hay chuyện tình yêu của nàng chỉ đơn thuần là
những cuộc hôn phối chính trị!
Nền văn hóa Hy-La cổ đại đã cung cấp
cho ta truyện ‘thần thoại Hy Lạp', từ đó ta biết thần Zeus (thần Dớt),
nữ thần Venus, Hercules (Héc-quyn), Hector, Achilles…, và cũng chính nền
văn hóa đó lại tiếp tục cung cấp thêm cho ta về một nhân vật huyền
thoại, đó là nữ hoàng Cleopatra.
Mình cũng có hỏi một ông bạn là ‘ông biết gì về nữ hoàng Cleopatra không?’, anh ấy tưởng bà ta là người Tây Ban Nha hay người Ý! Hơn nữa, có nhiều Cleopatra lắm, vậy ta đang nói đến Cleopatra nào?…
Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, nhiều nữ hoàng Ai Cập có cùng tên là Cleopatra và nhưng sau này đã bị rơi vào quên lãng, trừ một ‘nàng’ nổi tiếng nhất và có lẽ nổi tiếng nhất trong mọi thời đại, đó là nữ hoàng Clepatra VII, dưới đây gọi tắt là Cleopatra.
Mình cũng có hỏi một ông bạn là ‘ông biết gì về nữ hoàng Cleopatra không?’, anh ấy tưởng bà ta là người Tây Ban Nha hay người Ý! Hơn nữa, có nhiều Cleopatra lắm, vậy ta đang nói đến Cleopatra nào?…
Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, nhiều nữ hoàng Ai Cập có cùng tên là Cleopatra và nhưng sau này đã bị rơi vào quên lãng, trừ một ‘nàng’ nổi tiếng nhất và có lẽ nổi tiếng nhất trong mọi thời đại, đó là nữ hoàng Clepatra VII, dưới đây gọi tắt là Cleopatra.
Dáng ai nằm trên lưới
Có khuôn mặt cười cười
Giống như nàng tiên cá
Mắt chàng bỗng muốn sa
(NGLB)
Có khuôn mặt cười cười
Giống như nàng tiên cá
Mắt chàng bỗng muốn sa
(NGLB)
Nữ
hoàng Clepatra - người Macedonia (phía Bắc Hy Lạp thời đó). (Alexander
Đại Đế, người Macedonia, 356-323 TCN, đã chiếm Ai Cập và sau đó là thời
kỳ 'Hy Lạp hóa'). Nàng là vị 'hoàng đế' cuối cùng của triều đại Ptolemy và cũng là vị Pharaoh (Pha-ra-ông) cuối cùng của Ai Cập.
Sau khi vua là Ptolemy XII chết, nàng cùng với em trai là Ptolemy XIII và Ptolemy XIV, và cuối cùng với con trai là Ptolemy XV (Caesarion) cai trị đất nước ‘Kim Tự Tháp’ từ năm 51 TCN, khi đó nàng mới 18 tuổi, nên có thể tính là nàng sống từ năm 69-30 TCN, thọ 39 tuổi.
Theo tiếng Hy Lạp, Cleopatra có nghĩa là ‘vinh quang của vua cha’. Nàng có tên đầy đủ là ‘Cleopatra Thea Philopator’ có nghĩa là ‘Nữ thần Cleopatra, đứa con yêu dấu của vua cha’.
Vào mùa xuân năm 51 TCN, sau khi vua cha qua đời, nàng lấy em trai là Ptolemy XIII (theo phong tục cung đình của Ai Cập thời đó, không xem là loạn luân) để để củng cố ngôi vị của mình. Trong thời gian đó, xảy ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa Ptolemy và Cleopatra, rồi cuộc đảo chính để lật đỗ Cleopatra do các cận thần của Ptolemy tiến hành, ngược lại nàng cũng tổ chức cuộc nổi loạn ở Pelusium, nhưng cuối cùng nàng thất bại và bị buộc phải rời khỏi Ai Cập.
Đến mùa thu năm 48 TCN, quyền lực của Ptoleny VIII bị đe dọa vì can thiệp quá ‘nông nổi’ vào công việc của đế chế La Mã, đó là việc ông đã ám sát con rể (bỏ trốn) của Ceasar là Gnaeus Pompeius Magnus để lấy lòng Ceasar. Ceasar vì quá tức giận, đã chiếm thủ đô Ai Cập (Alexandria). Sau đó, Ptoleny VIII bị chết trong một cuộc chiến tranh ngắn.
Sau đó, để duy trì ngôi vị của mình và không muốn cảnh nước mất, nhà tan (!), Cleopatra đã dùng sắc đẹp (!), sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để ‘quyến rũ’ Ceasar. Được Ceasar yêu mãnh liệt, nàng đã được tái lập ngôi báu cùng với em trai của mình là Ptoleny XIV (sau này bị chết một cách bí ẩn), và kết quả là nàng cùng với Ceasar sinh ra người con là Ptolemy Caesar, tức là ‘Caesarion’ hay ‘Caesar nhỏ’.
Sau khi vua là Ptolemy XII chết, nàng cùng với em trai là Ptolemy XIII và Ptolemy XIV, và cuối cùng với con trai là Ptolemy XV (Caesarion) cai trị đất nước ‘Kim Tự Tháp’ từ năm 51 TCN, khi đó nàng mới 18 tuổi, nên có thể tính là nàng sống từ năm 69-30 TCN, thọ 39 tuổi.
Theo tiếng Hy Lạp, Cleopatra có nghĩa là ‘vinh quang của vua cha’. Nàng có tên đầy đủ là ‘Cleopatra Thea Philopator’ có nghĩa là ‘Nữ thần Cleopatra, đứa con yêu dấu của vua cha’.
Vào mùa xuân năm 51 TCN, sau khi vua cha qua đời, nàng lấy em trai là Ptolemy XIII (theo phong tục cung đình của Ai Cập thời đó, không xem là loạn luân) để để củng cố ngôi vị của mình. Trong thời gian đó, xảy ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa Ptolemy và Cleopatra, rồi cuộc đảo chính để lật đỗ Cleopatra do các cận thần của Ptolemy tiến hành, ngược lại nàng cũng tổ chức cuộc nổi loạn ở Pelusium, nhưng cuối cùng nàng thất bại và bị buộc phải rời khỏi Ai Cập.
Đến mùa thu năm 48 TCN, quyền lực của Ptoleny VIII bị đe dọa vì can thiệp quá ‘nông nổi’ vào công việc của đế chế La Mã, đó là việc ông đã ám sát con rể (bỏ trốn) của Ceasar là Gnaeus Pompeius Magnus để lấy lòng Ceasar. Ceasar vì quá tức giận, đã chiếm thủ đô Ai Cập (Alexandria). Sau đó, Ptoleny VIII bị chết trong một cuộc chiến tranh ngắn.
Sau đó, để duy trì ngôi vị của mình và không muốn cảnh nước mất, nhà tan (!), Cleopatra đã dùng sắc đẹp (!), sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để ‘quyến rũ’ Ceasar. Được Ceasar yêu mãnh liệt, nàng đã được tái lập ngôi báu cùng với em trai của mình là Ptoleny XIV (sau này bị chết một cách bí ẩn), và kết quả là nàng cùng với Ceasar sinh ra người con là Ptolemy Caesar, tức là ‘Caesarion’ hay ‘Caesar nhỏ’.
Năm 44 TCN, Ceasar bị ám sát trong một
cuộc họp, Cleopatra quay về Ai Cập, lập Caesarion là người đồng cai trị
với mình và là người thừa kế của mình.
Năm 42 TCN, nàng phải tiếp tục quan hệ ‘liên minh’ bằng cuộc tình với danh tướng kiêm chính trị gia Marcus Antonius (hay Mark Antony) - một trong những thành viên cai trị Roma. Antonius mời nàng đến gặp mặt ở thành phố Tarsus, tại đây, nàng đã trổ tài ‘quyến rũ’ khiến Antonius ‘hồn xiu phách lạc’, hai người sống qua hai mùa đông và sinh đôi.
Khoảng năm 37-36 TCN, tức là bốn năm sau khi sinh đôi, Antonius nối lại quan hệ và tổ chức đám cưới chính thức với Cleopatra, hai người lại có thêm một người con nữa.
Cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai Cập và Síp (Cyprus, tiếng Anh)
Năm 33 TCN, trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus (đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar) và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc... Trước đó, Antonius đã li dị với chị của Augustus là bà Octavia Minor để liên minh với Cleopatra và là mối đe dọa thường trực đối với Augustus!.
Ngày 2 tháng 9 năm 31 TCN, trận Actium có tính chất quyết định bùng nổ giữa hai phe, một phe là lực lượng của Octavius (Augustus) và một phe là liên minh giữa Antonius và Cleopatra. Augustus thắng trận, Ai Cập bị thất thủ, sau đó Antonius tự vẫn.
Ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, tức là vài ngày sau cái chết của Antonius, nàng cũng tự vẫn bằng cách cho rắn độc (rắn mào) cắn vào cổ tay mình hay uống thuốc độc (điều này vẫn còn là một ‘ẩn số’), còn Caesarion thì bị bắt và bị hành quyết. Thế là ‘chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập’, và từ đó, ‘Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus’.
Năm 42 TCN, nàng phải tiếp tục quan hệ ‘liên minh’ bằng cuộc tình với danh tướng kiêm chính trị gia Marcus Antonius (hay Mark Antony) - một trong những thành viên cai trị Roma. Antonius mời nàng đến gặp mặt ở thành phố Tarsus, tại đây, nàng đã trổ tài ‘quyến rũ’ khiến Antonius ‘hồn xiu phách lạc’, hai người sống qua hai mùa đông và sinh đôi.
Khoảng năm 37-36 TCN, tức là bốn năm sau khi sinh đôi, Antonius nối lại quan hệ và tổ chức đám cưới chính thức với Cleopatra, hai người lại có thêm một người con nữa.
Cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai Cập và Síp (Cyprus, tiếng Anh)
Năm 33 TCN, trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus (đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar) và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc... Trước đó, Antonius đã li dị với chị của Augustus là bà Octavia Minor để liên minh với Cleopatra và là mối đe dọa thường trực đối với Augustus!.
Ngày 2 tháng 9 năm 31 TCN, trận Actium có tính chất quyết định bùng nổ giữa hai phe, một phe là lực lượng của Octavius (Augustus) và một phe là liên minh giữa Antonius và Cleopatra. Augustus thắng trận, Ai Cập bị thất thủ, sau đó Antonius tự vẫn.
Ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, tức là vài ngày sau cái chết của Antonius, nàng cũng tự vẫn bằng cách cho rắn độc (rắn mào) cắn vào cổ tay mình hay uống thuốc độc (điều này vẫn còn là một ‘ẩn số’), còn Caesarion thì bị bắt và bị hành quyết. Thế là ‘chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập’, và từ đó, ‘Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus’.
Buổi chiều trời kéo mây đen
Bỗng nhiên thèm muốn chất men đậm đà
Ước gì có dáng em vào
Không bia mà cũng trào trào cơn say
(NGLB)
Bỗng nhiên thèm muốn chất men đậm đà
Ước gì có dáng em vào
Không bia mà cũng trào trào cơn say
(NGLB)
Vẻ đẹp
của nữ hoàng Cleopatra đã được rất nhiều văn nghệ sĩ ca tụng, trong đó
nhiều tác phẩm văn, kịch, điện ảnh, opera… đều dựng nàng là rất hấp dẫn
về 'sắc đẹp, trí tuệ và tình dục’, nhưng có một số học giả cho rằng nàng
có vẻ đẹp khó có thể gọi là quốc sắc thiên hương. Nàng không giống như
các diễn viên ‘hot’ đóng trên phim ảnh, chắc nàng không… đẹp lắm, chắc
chắn nàng là không phải là phụ nữ ‘chân dài’, nàng cao khoảng 1,5 m (là
chiều cao của đại đa số phụ nữ thời đó), mặt dài, mũi to và khoằm, tai
dài, cằm nhô, môi thâm và dày (căn cứ vào chân dung nàng trên 10 tiền xu
La Mã mà hiện nay đang lưu giữ)…, nhưng nàng lại sở hữu một thân hình
tuyệt mỹ và vô cùng gợi cảm.
Vậy nàng ‘xinh đẹp’ ở chỗ nào? Đó là nàng được thụ hưởng một nền giáo dục toàn diện (biết 9 thứ tiếng, được nổi tiếng là là vị nữ hoàng đầu tiên của triều đại Ptoleny nói được tiếng Ai Cập trong 300 năm cai trị), biểu hiện thiên tư lãnh đạo từ rất sớm và rất có tài trí (thông minh, sắc sảo, quyền biến về chính trị…), có bí quyết làm đẹp (mà nay ta vẫn áp dụng ở các salon spa!), có giọng nói ngọt ngào mê hoặc làm chết lịm bao nhiêu người đàn ông, và đặc biệt là, nếu không nhầm, nàng có một ‘nghệ thuật yêu đương’ vô cùng tuyệt vời!
Vậy nàng ‘xinh đẹp’ ở chỗ nào? Đó là nàng được thụ hưởng một nền giáo dục toàn diện (biết 9 thứ tiếng, được nổi tiếng là là vị nữ hoàng đầu tiên của triều đại Ptoleny nói được tiếng Ai Cập trong 300 năm cai trị), biểu hiện thiên tư lãnh đạo từ rất sớm và rất có tài trí (thông minh, sắc sảo, quyền biến về chính trị…), có bí quyết làm đẹp (mà nay ta vẫn áp dụng ở các salon spa!), có giọng nói ngọt ngào mê hoặc làm chết lịm bao nhiêu người đàn ông, và đặc biệt là, nếu không nhầm, nàng có một ‘nghệ thuật yêu đương’ vô cùng tuyệt vời!
Tình là một giấc mơ
Đau khổ mà nên thơ
Tình là một cơn say
Hấp dẫn vô bến bờ!
(NGLB)
Đau khổ mà nên thơ
Tình là một cơn say
Hấp dẫn vô bến bờ!
(NGLB)
Tóm
lại, Cleopatra có các người chồng sau: Vua Ptolemy XIII (em trai),
Ceasar đại đế và danh tướng Marcus Antonius. Có lẽ Ceasar yêu nàng nhất
(mặc dù nàng giả vờ yêu Ceasar!), yêu rất mãnh liệt mà đã làm tăng uy
tín chính trị của nàng và giúp nàng tái lập ngôi báu cùng với Ptolemy
XIV. Có lẽ nàng yêu Augustus nhất, yêu thật lòng, và ngược lại Augustus
cũng rất yêu nàng (bị hồn xiu phách lạc!).
Nàng không… đẹp lắm, nhưng nàng vô cùng thông minh, trí tuệ và đặc biệt vô cùng quyến rũ về ‘tình khúc âm dương’ đối với đàn ông. Bí quyết là ở đâu? Nói đến đây, mình sực nhớ là Trung Quốc thời Xuân Thu, có một nàng tên là Hạ Cơ (722 - 480 TCN!), nàng có một nghệ thuật là ‘bất chi lao’ (gọi là ‘bí thuật phòng trung’, nói nôm na là 'hấp tinh đại pháp'), nàng lấy Trần Man, rồi Hạ Ngự Thúc, rồi Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ (quan), rồi Trần Linh Công (vua), rồi cha con Tương Lão (tướng), rồi cuối cùng Khuất Vu (quan), sau đó nàng không xuất hiện nữa.
Dĩ nhiên, hiện tượng ‘quyến rũ’ đàn ông ở đây là không giống nhau, nhưng chắc bản chất ‘quyến rũ ‘ là một! Đa số người đều đam mê quyền lực, mình không thích vậy, nhưng khi mình đọc tư liệu về Cleopatra thì mình có tí thông cảm cho nàng, vi khi 18 tuổi, nàng hiển nhiên là nữ hoàng, còn sau đó là liên minh 'tình yêu!' để duy trì ngôi vị của mình, hơn nữa, trên thực tế, Ceasar và Antonius cũng cần liên minh với nàng, chuyện bình thường thôi, nhưng việc nàng chiếm được tình yêu của hai người này, đó mới là chuyện lạ. Ngoài ra, Cleopatra đã chứng minh được là mỹ nhân có thể làm thay đổi giang sơn, và nàng... không sa lưới tình, mà ngược lại, nàng làm cho đàn ông bị sa lưới tình…
Nàng không… đẹp lắm, nhưng nàng vô cùng thông minh, trí tuệ và đặc biệt vô cùng quyến rũ về ‘tình khúc âm dương’ đối với đàn ông. Bí quyết là ở đâu? Nói đến đây, mình sực nhớ là Trung Quốc thời Xuân Thu, có một nàng tên là Hạ Cơ (722 - 480 TCN!), nàng có một nghệ thuật là ‘bất chi lao’ (gọi là ‘bí thuật phòng trung’, nói nôm na là 'hấp tinh đại pháp'), nàng lấy Trần Man, rồi Hạ Ngự Thúc, rồi Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ (quan), rồi Trần Linh Công (vua), rồi cha con Tương Lão (tướng), rồi cuối cùng Khuất Vu (quan), sau đó nàng không xuất hiện nữa.
Dĩ nhiên, hiện tượng ‘quyến rũ’ đàn ông ở đây là không giống nhau, nhưng chắc bản chất ‘quyến rũ ‘ là một! Đa số người đều đam mê quyền lực, mình không thích vậy, nhưng khi mình đọc tư liệu về Cleopatra thì mình có tí thông cảm cho nàng, vi khi 18 tuổi, nàng hiển nhiên là nữ hoàng, còn sau đó là liên minh 'tình yêu!' để duy trì ngôi vị của mình, hơn nữa, trên thực tế, Ceasar và Antonius cũng cần liên minh với nàng, chuyện bình thường thôi, nhưng việc nàng chiếm được tình yêu của hai người này, đó mới là chuyện lạ. Ngoài ra, Cleopatra đã chứng minh được là mỹ nhân có thể làm thay đổi giang sơn, và nàng... không sa lưới tình, mà ngược lại, nàng làm cho đàn ông bị sa lưới tình…
----------------------------------
Các nguồn tham khảo chính:
-http://www.eva.vn/eva-tam/nu-hoang-cleopatra-pharaoh-cuoi-cung-cua-ai-cap-c66a30665.html
-http://vi.wikipedia.org/wiki/Cleopatra_VII
Các nguồn tham khảo chính:
-http://www.eva.vn/eva-tam/nu-hoang-cleopatra-pharaoh-cuoi-cung-cua-ai-cap-c66a30665.html
-http://vi.wikipedia.org/wiki/Cleopatra_VII
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét