(Thường dân Khang Hi - triết gia đáng tin cậy của 'lão bá tánh')
Anh đã về đây, anh đã về
Em ra em đón, bờ bên tê
Bóng xế choàng qua vai em nhỏ
Bẽn lẽn chùm hoa, tay vân vê
Em ra em đón, bờ bên tê
Bóng xế choàng qua vai em nhỏ
Bẽn lẽn chùm hoa, tay vân vê
Thiên thần bé bỏng bên
anh rồi
Ai ôm ai ấp ngọt bờ môi
Ai say ai đắm quên trần thế
Vị đắng đào nguyên, ai mãi mê
(Anh đã về-NGLB)
Ai ôm ai ấp ngọt bờ môi
Ai say ai đắm quên trần thế
Vị đắng đào nguyên, ai mãi mê
(Anh đã về-NGLB)
Ngoài phim ‘Khang Hi vi hành’ mà mình theo dõi hàng đêm, mình còn theo dõi phóng tác của nhiều đạo diễn khác và nhiều tư liệu từ các ‘tay bút cự phách’ khác trên mạng, vì mình thiết nghĩ là chỉ đọc có 1 cuốn sách hay chỉ xem có 1 cuốn phim rồi bình cuốn sách/phim đó thì quả thật là một ‘lỗ hổng trí tuệ’ rất lớn!
Khang Hy tức là Huyền Diệp, sinh 1654-1722, là con thứ 3 của vua Thuận Trị, là vua thứ 4 của nhà Thanh, lên ngôi khi mới có 8 tuổi. Ông là một người thông minh kiệt xuất, rất có bản lĩnh, và là ‘tuyệt đại cao thủ’ trong các thủ đoạn chính trị (trong đó có vụ nổi tiếng lịch sử là diệt đại thần Ngao Bái, bình ‘loạn Ngô Tam Quế’, đàn áp người Hán trong ‘vụ án Minh sử’...). Đế chế thời ông hùng mạnh đến nỗi có các cuộc tấn công quân sự sang Tây Tạng, Đài Loan, thậm chí vùng Cận Đông của Nga, ngoài ra suýt tiêu diệt hết thế lực ‘phản Thanh phục Minh’ thời đó...
Là một vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh, Khang Hi có 55
người vợ chính thức (còn số không chính thức thì không kể xiết) và có 53 người
con. Ông được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình nhất và háo sắc nhất của nhà
Thanh (háo sắc hơn cả Càn Long), ngoài ra, vua vẫn còn rất khỏe về tình dục và
vẫn háo sắc ngay cả khi đã về già. Ngoài những cung phi được sủng ái như Nữu Cô
Lục thị, Ô Nhã thị, Đồng Giai thị (em họ), hay Cao thị và Bạch thị (người Hán)…, nghe đồn vua còn có một số quan
hệ tình dục lăng nhăng như: tán rất nhiều gái khi vi hành (ví dụ Nhạc Thanh Nhi, ‘Quế
viên ký’), lấy hiệp nữ giang hồ làm vợ (‘Kim tiêu ký’), ngủ với vợ của cấp dưới
(Diệu thị, vợ của danh thần Trương Mỗ), lấy cô ruột làm thiếp, ‘ngủ' nhầm em
gái cùng cha khác mẹ (Dĩ Đơn cách cách), ‘vui vẻ' với thôn nữ họ Vệ (tức là
Lương Phi sau này)…
Ông nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc về chuyện giả
dạng thường dân để trực tiếp nghiên cứu đời sống của người dân và hỗ trợ họ khi
có thể (xem chi tiết ở entry 261).
1. Phim Khang Hi vi hành gồm có
5 phần, mỗi phần gồm nhiều ‘chuyện’:
Phần 1: lê đầu kí, đồng đỉnh kí, bát bảo chúc kí, tử sa kíPhần 2: man đầu kí, hà bí kí, quế viên kí
Phần 3: thực hạp kí, cẩm bào kí, linh đương kí
Phần 4: kim biều kí, lăng la kí, trà diệp kí
Phần 5: chú tiền kí, thần đồng kí, hoả tiễn kí
Sau
đây là một số ‘chuyện tình’ mà mình ấn tượng nhất trong bộ phim ‘Khang Hi vi hành’:
a. Lấy hiệp nữ giang hồ làm vợ
Làn da ai trắng nõn nà
Mắt ai trong vắt, xốn xao tim người
Nụ hôn ai đó gọi mời
Dáng cong ai đó, dậy lời nói yêu
Mây trời dạo gió phiêu diêu
Bỗng dưng chết lặng, mị kiều vóc thon
Thoảng mùi múi mít thơm ngon
Thoảng hương thoảng vị, thoảng hồn ngất ngây
(Em thơm-NGLB)
Mắt ai trong vắt, xốn xao tim người
Nụ hôn ai đó gọi mời
Dáng cong ai đó, dậy lời nói yêu
Mây trời dạo gió phiêu diêu
Bỗng dưng chết lặng, mị kiều vóc thon
Thoảng mùi múi mít thơm ngon
Thoảng hương thoảng vị, thoảng hồn ngất ngây
(Em thơm-NGLB)
Trong
phim 'Khang Hi vi hành' nhiều tập, mình thích nhất là tập ‘Kim tiêu ký’. Chuyện kể rằng sau
khi vợ ông là Nghi Phi bị trúng tên chết, Khang Hi ngày đêm nhung nhớ buồn bã
khôn nguôi. Một hôm, Khang Hi giả dân vi hành với tên là Hoàng Tam, 'chàng' gặp
một hiệp nữ giang hồ, đúng lúc đó có một cơn gió vô tình bay thổi khăn che mặt
làm lộ ra khuôn mặt nàng giống mặt Nghi Phi như đúc, rồi nhìn theo từ sau, nàng
có thân hình và dáng đi giống hệt như hình dáng người tình đã khuất núi của
chàng.
(Hiệp nữ giang hồ có khuôn mặt như thế này, ai mà không theo!)
Từ
đó, Khang Hi luôn bám riết theo nàng. Có một lần, trong một quán ăn, chàng được
đứng đối diện nàng, quả tim chàng đã rực lên cơn lửa yêu đương rung cảm rụng
rời, sau đó 2 cận vệ của ông là Tam Đức Tử và Pháp Ấn đều nhìn nàng đến sững sờ
ứa lệ, còn tì nữ Tiểu Đào Hồng nhìn nàng mà nước mắt ràn rụa.
Sau
này, Khang Hi âm mưu sắp xếp để được đi bảo tiêu với nàng, kề cận nàng ngày
đêm, và vừa giúp nàng trả thù nhà vừa tán tỉnh nàng. Hai người đã cùng vai sát
cánh chống bọn ‘mặc áo quan là quan, cởi áo quan là cướp’, tình yêu dần dần
hình thành, Khang Hi rước nàng về cung làm vợ để thay thế cho dáng hình diễm
tuyệt của Nghi Phi.
Chuyện
rất cảm động, tạo hóa quả thật là kỳ lạ nhưng không luôn bỏ rơi con người, nếu
con người nếu có lòng thành và quyết tâm tìm tình yêu thì tình yêu sẽ đến! (entry 270)
b. Tán ‘ma nữ’ giữa đêm khuya
Sơn nữ trên đồi sim
Áo em màu tim tím
Dáng em cong cong lạ
Thi nhân mãi lặng nhìn
Áo em màu tim tím
Dáng em cong cong lạ
Thi nhân mãi lặng nhìn
Nắng vàng ẩn đâu đây
Cỏ may bám bám đầy
Mắt ai hồ thu ướt
Ai rớt vào men say
Cỏ may bám bám đầy
Mắt ai hồ thu ướt
Ai rớt vào men say
Cơn gió động bên thềm
Tiếng nhạc tình rung lên
Thần tình yêu giương bẫy
Tim chàng đã trúng tên
Tiếng nhạc tình rung lên
Thần tình yêu giương bẫy
Tim chàng đã trúng tên
Thật nhẹ nhàng… nhẹ nhàng
Hỡi cơn mưa lang thang
Hãy mang về bên ấy
Cho ai nhắn đến nàng
Hỡi cơn mưa lang thang
Hãy mang về bên ấy
Cho ai nhắn đến nàng
Về với anh, em ơi
Năm tháng mãi đợi chờ
Lá vàng rơi điên loạn
Ruột gan anh rối bời
(Về với anh-NGLB)
Năm tháng mãi đợi chờ
Lá vàng rơi điên loạn
Ruột gan anh rối bời
(Về với anh-NGLB)
Khó
có thể nói chuyện nào trong ‘Khang Hi vi hành’ là hay nhất, nhưng triết lý nhất
là chuyện Khang Hi hàng đêm tâm sự với ‘ma nữ’ Tát Dung Nhi (diễn viên Dương
Mẫn Na!, ‘Trà diệp ký’). Nàng là hậu duệ của Tát Gia (dòng họ Tát, chuyên sản xuất
trà) và là một nữ sát thủ. Nhân dịp triều đình tuyển người đẹp, nàng trà trộn
vào đó, rồi ngay tại ‘Tử cấm thành’, nàng đã bỏ trốn, và nhờ một người vợ xinh
đẹp (nhưng xấu nết) của Khang Hi che giấu, nàng đã đột nhập được vào Nam Thư Phòng
của vua. Tại đấy, nàng không nỡ giết vua vì thấy ông tối nào cũng chăm chỉ
‘học’ đến 1-2 giờ sáng nên chắc không phải là hôn quân, và nhờ sự cư xử
rất khoáng đạt, tình nghĩa và tế nhị của ông, tình cảm của 2 người đã nảy
sinh.
Trong những đêm tâm sự, Khang Hi tự thú mình là
người cô đơn trong suốt 40 năm làm vua, hình như người ta nói toàn những lời
không thật mà có muốn nói thật cũng không được vì chung quanh vua toàn là hào
quang của sự nịnh bợ giả dối. Nàng là người duy nhất yêu cầu vua bỏ chữ ‘trẫm’
ra khỏi miệng, và đấu khẩu không khoan nhượng với chàng bằng tất cả những điều ‘trái
tính trái nết’ của một sát thủ mà được sản sinh ra ngay trong cái nôi thực tế của cuộc
sống, và chàng 'đã yêu nàng hơn sinh mạng của mình'.
('Ma nữ' chết, Khang Hi khóc rất thảm thiết)
Cuối cùng, cũng vì cái ‘hào quang’ của triều đình mà
nàng phải chết, nàng bị một đại thần phụ trách nội vụ đầu độc (qua trái lê) vì
nàng biết nhiều bí mật mà trong đó có nhiều quan chức cao cấp phạm tội tày
trời. Phải chăng 'tình chỉ đẹp khi còn dang dở', nàng chết, Khang Hi đã khóc thê thảm vì cả đời chàng dễ gì tìm được một
‘hồng nhan tri kỷ’ như nàng. Sau này, Khang Hi quyết tâm đến quê nàng ở Thanh Y Trấn, tìm hiểu
xử lý đến nơi đến chốn, rửa oan cho cha nàng và trừng trị đích đáng bọn quan
lại ác bá ỷ quyền cậy thế hà hiếp dân lành.
c. Tương tư một 'tiểu anh hùng' rất đẹp trai
Suốt ngày mơ tưởng bóng
nàng
Suốt ngày mơ tưởng mênh mang mắt huyền
Làm sao tìm được nét duyên
Để tôi xem thử là tiên hay người!
Đêm nằm mộng mị tơi bời
Giật mình tỉnh mộng, dáng trời nhẹ bên
Ai trao chân trắng thon mềm
Ai trao vị đắng, ai thêm khát tình
(Mộng mị-NGLB)
Suốt ngày mơ tưởng mênh mang mắt huyền
Làm sao tìm được nét duyên
Để tôi xem thử là tiên hay người!
Đêm nằm mộng mị tơi bời
Giật mình tỉnh mộng, dáng trời nhẹ bên
Ai trao chân trắng thon mềm
Ai trao vị đắng, ai thêm khát tình
(Mộng mị-NGLB)
Có
một cuốn phim khác nói là Khang Hi giả thương gia đi đến nhiều nhà hàng, vua
gặp bọn quan lại ác bá hoành hành coi trời bằng vung, luật là do bọn chúng đặt
ra… và ở đấy vua cũng thường gặp một tiểu anh hùng rất đẹp trai và khí khái.
(Nàng mà giả trai thì ai mà không nhớ!)
Để
đấu tranh với bọn này, vua bị lâm vào nhiều
tình thế vô cùng nguy hiểm, vì thế có nhiều lần vị ‘tiểu anh hùng’ này
xuất
hiện kề vai sát cánh với vua trong các cuộc ‘chiến’, ngoài ra hai người
còn hàn huyên tâm sự, đi dạo, vui đùa với nhau... rất tâm đầu ý hợp, và
khi xa ‘chàng’, vua bỗng nhiên có một nỗi nhớ kỳ lạ không giải thích
được. Một
ngày nọ, trong khi đánh nhau, ‘chàng’ đã bị bung mái tóc, và vua sững sờ
khi
biết rằng bấy lâu nay mình kết bạn với một kỳ nữ vô cùng xinh đẹp…
Về cung, vua bị ốm tương tư, âu sầu, mất ăn mất
ngủ, sống một mình, không tha thiết việc triều chính, thuốc gì chữa cũng không
khỏi, khuyên gì cũng không nghe… Hoàng Thái hậu vô cùng lo lắng, tuyển bao
người đẹp vào, vua cũng không thèm liếc vì vua chỉ nhớ ‘nàng’.
Một hôm, Hoàng Thái hậu tuyển vào một cung phi, cũng
vậy, vua không thèm liếc, bà bèn nói:
-Con hay nhìn một lần thử xem, nếu không vừa ý, ta
sẽ trả nàng về.
Nể bà, vua mới quay lưng liếc nhìn, nàng liền nói:
-Chào đại gia, có còn nhớ dân nữ này không?
Ối trời ơi, quả đúng là ‘nàng’, lúc đó cả thế giới
bừng sáng rung động, chàng nhanh chóng bước tới cầm tay nàng, vội vã lôi nàng đi
chơi, hai người tung tăng trông như 2 cánh chim trời hạnh phúc ngọt ngào tuyệt
luân đến nỗi mà chiếc guốc của nàng bị rơi cũng không kịp cúi xuống nhặt... Hoàng Thái hậu
nhìn theo lắc đầu, nhưng bà rất hạnh phúc vì 'con' mình đã tìm được một thứ hạnh
phúc nam-nữ kỳ lạ trên trần thế mà trong đó, hoàng đế chỉ chiếm vị trí thứ yếu!
2. Dù phim hay đến cách mấy,
thì cũng có ít nhiều chất ‘ngu’ trong đó, như:
Hồi nhỏ mình có xem một số
phim chiến tranh của Tàu (hình như chiến tranh Triều Tiên), mình thấy phe địch
có mấy chục ngàn hay mấy trăm ngàn người bị chết, còn phe ta (Tàu) chỉ có 1
người bị thương! Rồi mình xem vài phim trên
kênh HBO/MAX, thấy một thám tử (hay điệp viên) cầm súng ngắn, còn bên địch có mấy chục tay súng liên thanh bắn
‘chíu chíu đùng đùng’ liên tục nhưng tay thám tử này tránh né được hết,
còn y bắn phát nào cũng
có người ngã lăn ra chết, mà mấy tay súng này là các sát thủ lừng danh quốc tế, ngày nào cũng bắn giết nhau
như cơm bữa! Mình cũng có xem một phim Hồng
Kông (hình như do Johnny Trí Nguyễn đóng!),
nhân vật chính vào giúp một người bạn (hay người anh) làm ăn lớn ở Sài Gòn,
trong một cuộc bắn nhau, anh chỉ có một cây súng đấu với khoảng 20 du kích
quân (là ‘biệt động thành’) đều cầm súng AK, anh ta không hê hấn gì, trong khi
các tay lính biệt động thành đều bị anh bắn ngã hết, mà họ là những tay súng lừng
danh ở miền Tây!
Nhược điểm chí tử này cũng có trong
phim ‘Khang Hi vi hành’, như:
-Trong tập 'Cái lục lạc', đạo
diễn làm như thế này: 5 người là Khang Hi (giả dân), Nghi Phi, Tam Đức Tử, Pháp
Ấn và Tiểu Đào Hồng đại chiến với mấy trăm/mấy ngàn quân Thanh (mà chúng đâu
phải là loại tầm thường!). Quân Thanh bắn ra mấy ngàn mũi tên không có ai trầy
da tí nào cả, nhưng mũi tên cuối cùng thì Nghi Phi nhảy lên đỡ cho Khang Hi, và
thế là 'thiên thần bé nhỏ' của mình bị chết!, híc.. híc...’.
-Tam
Đức Tử và Pháp Ấn đều là những cận vệ ‘số một’ của hoàng đế Khang Hi (vai trò
như Nam Hiệp Triển Chiêu bảo vệ Bao Thanh Thiên hay Tống Nhân Tông). Thế mà có một đoạn trong tập ‘Kim Tiêu ký’, hôm đó Tam Đức Tử ra chuồng
ngựa thì
bị một cao thủ X đánh có ‘một chiêu!’ mà bầm mắt rút lui, còn cao thủ X này sau đó cũng bị ‘một chiêu!’ của một cao thủ Y mà ‘tử’. Nếu Tam Đức Tử là cao thủ số một, thì cao thủ X chắc là… ‘chúa trời’, còn cao thủ Y chắc là … ‘thượng
đế’, xin lỗi, giỏi như Tề Thiên Đại Thánh cũng không thể hạ Trư Bát Giới trong
vòng một chiêu!
-Lại
có rất nhiều đoạn nói Khang Hi bị bắt, rồi bất cứ lúc nào vua (hay Nghi Phi,
Tam Đức Tử, Pháp Ấn, Tiểu Đào Hồng) sắp bị giết thì có người giải cứu, nếu có thì xảy ra một
lần thôi, ‘phước bất trùng lai’, may mắn làm gì đến hai lần, làm gì mà hoàng đế
lúc nào cũng bị người ta bắt 'dễ như ngóe’ vậy!
-Còn
có đoạn nói về Nghi Phi 2 (chuyện 'Trà diệp ký'), vốn là một hiệp nữ ‘giang hồ’, xuất hiện để thay thế
Nghi Phi đã bị chết, thế mà mới có lần đầu tiên xuất cung, hiệp nữ ‘giang hồ’ này
đã bị bọn ‘giang hồ’ lừa ngay tức khắc!
(Cuối bộ phim, nhất là trong các chuyện 'Kim
tiêu ký' và 'Trà diệp ký', có
các tình tiết vô cùng cảm động, và xử lý cuối phim của đạo diễn đã được
cải thiện).
* Nói riêng một
tí cho vui, mình có hỏi một sinh viên năm thứ 4 là:
-‘kim biều ký’ là gì?, cậu ta
nói 'không biết', rồi mình có hỏi một giảng viên đại học là:
-‘hà bí ký’ là gì, ‘linh
đương ký’ là gì, ‘lăng la ký’ là gì, ‘chúc tiền ký’ là gì?...’, tương tự, thầy cũng ngẩn tò te!
Mình có cảm giác là ta bị
thiếu tiếng Việt!, hay có ai đó vô tình làm Khang Hi trở nên vô cùng xa lạ với
‘lão bá tánh’!
Hơn
nữa, người ta ‘giới thiệu phim thì không bao giờ nói rõ ràng, trên mạng có rất
nhiều bài viết về truyện ‘Khang Hi vi hành’…, nhưng chả có bài viết nào chịu
giới thiệu chi tiết (chỉ cần một trang thôi!) là nội dung các câu chuyện đó bắt
đầu từ đâu? tên các nhân vật trong câu chuyện là gì? diễn biến như thế nào? có
những tình tiết quan trọng gì? kết thúc ra sao?... mà chỉ toàn là ca tụng Khang Hi, ca tụng phim
hay đạo diễn…, biết đàng nào mà lần!’ (entry 267).
3. Tất nhiên là trong lịch
sử, không thiếu gì những vị vua/thủ tướng/tổng thống… đi ‘kinh lý’ để nắm bắt
tình hình thực tế của địa phương hay đời sống của người dân, nhưng đặc biệt, Khang
Hi là một vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc (hay lịch sử thế giới)
về việc giả dạng thường dân, nó có các đặc điểm như sau:
-vua giả dạng thường dân mà
dân không biết (chứ không phải đi đến đâu là khua chiên đánh trống và hô ‘vạn
tuế’ (hay ‘muôn năm’) ầm lên.
-vua có buôn bán thuốc mới
biết ‘thuốc giả’ gây hậu quả nghiêm trọng thế nào đối với dân, có bị quan trên
ức hiếp mới biết thế nào là nổi khổ nhục mà dân phải chịu đựng, có sự cố không
có tiền và mấy ngày không có gì trong bụng thì mới hiểu người nghèo đói khổ như
thế nào... Nói nôm na như trên thế giới hiện nay là có bị kẹt xe thì mới biết
người bị kẹt xe khổ như thế nào, có đi đút lót tiền cho cấp trên mới biết người đi đút lót bị sĩ nhục
danh dự ra làm sao…
-làm ‘lão bá tánh’ khó hơn
làm ‘hoàng đế’ rất nhiều, vì lão bá tánh không có tiền cũng không có quyền và
là những kẻ ‘thấp cổ bé họng’ nhất để cho quan lại tha hồ hà hiếp…
-câu ‘quan nhất thời, dân vạn
đại’ không đơn giản như ta thường hiểu. Dân muôn đời cũng là dân, dân
luôn là ‘chân lý’, là ‘tốt’, mà nếu họ có muốn trở thành ‘không tốt’ cũng không
được: họ không có điều kiện... Bức tranh chỉ ra rằng đa số quan lại dưới triều
Khang Hi (hay các triều khác) đều thối nát. Khi người ta có tiền và có quyền,
do tính ‘thị dục huyễn ngã’ và ma lực của đồng tiền mà họ rất dễ bị rơi thoái
hóa, biến chất, hay nói rộng theo ngôn ngữ bác học, đó là bị ‘tha hóa’, còn nói
theo ngôn ngữ bình dân, đó là bị ‘ma hóa’… Điều này nói lên rằng ‘đốt đuốc giữa
ban ngày để tìm được một vị quan tốt quả không ra’, nó còn giải thích tính
triết lý là tại sao Khang Hi (và Nghi Phi) rất nhiều lần cảm thấy bi quan, thậm
chí… tuyệt vọng (‘Trà diệp ký’).
(Nàng là 'thiên đường' trong địa ngục của Khang Hi)
Nói chung là nội dung phim ‘Khang Hi vi hành’ có tính nhân bản rất cao: ‘Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục đây!’ (một câu trong kinh Phật), mà trong cái địa ngục đó, nếu Khang Hi không quyết tâm, không có những quyết định sáng suốt và vô cùng nghiêm khắc, nhất là nếu không có sự đóng góp tình yêu trong sáng và cao cả từ các dân nữ hay lão bá tánh, thì có lẽ triều đại nhà Thanh sụp đỗ ngay từ thời ông rồi. Và triết lý cuối cùng của Khang Hi là ‘lão bá tánh không có ngu, nếu ta làm điều tốt cho lão bá tánh thì họ cũng sẵn lòng vì ta mà chết’...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét