Ta không sành thơ Tàu, Tây hay ta, nhưng nhờ có học môn ‘Cổ văn’ từ nhỏ và chủ yếu là qua phim ảnh, nên có nhớ được vài dòng của Apollinaire, Tagore, Khalil Gibran, Lý Bạch, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, rồi Trịnh, Phạm..., trước hết là thơ-nhạc như ‘Ðã quên hết sầu chưa/lời này là tiếng xưa/quỳ dâng dưới nắng phai mờ/bên gối ơ thờ/ôi tiếng tơ tình mong chờ’ (Enrico Toselli/Phạm Duy), ‘Người nằm xuống/nghe tiếng ru/cuộc đời đó/có bao lâu/mà hững hờ’ (Trịnh Công Sơn), ‘Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa/Mộng trùng lai không có ở trên đời’ (Apollinaire/Bùi Giáng), đặc biệt là: 1) ‘Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh/Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm’ (lời nhạc ‘Mộng uyên ương hồ điệp’/Lý Bạch), hay 2) ‘Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày nữa để yêu thương’ (Khalil Gibran).
Ta đang nghĩ ‘nền văn minh lúa nước’ là cái
quái gì nhỉ, khó hiểu quá!, hay có lẽ dễ hiểu hơn thì đó là ‘nền văn hóa Con C’ tức ‘nền
văn hóa làng xã chuyên ‘lây lan’!... Ta đang bận so sánh 2 câu trên, giữa ‘sầu
nhân thế’ và ‘vì thế nhân’, cái gì có lý hơn!, bỗng nghe trên cao có một tràng tiếng
quát: Hỗn láo! Khẩu xuất cuồng ngôn!, hay Hồ ngôn loạn ngữ!... Ta chả biết ‘Hồ
ngôn loạn ngữ’ tiếng Háng Rộng có nghĩa là cái con mẹ nó gì!, nhưng tiếng Anh
là ‘Speak at random’, tức là... chém gió!... Ta cũng chả hiểu là có phải ‘Phật
Hoàng’, ‘Đức Thánh Trần’ hay ‘Bảo Nghĩa Vương’* chửi ý như vầy
hay không:
-Lấy bằng chứng gì mà các ngươi cho là ‘Thuốc
Bắc tốt hơn thuốc Nam?’, ‘Trà Tàu ngon hơn trà Việt’ hay ‘Thơ Tàu hay hơn thơ
Việt’!
‘Tại sao các ngươi không coi trọng thơ Việt
mà lại đi ngửi... ‘dấy’ thơ Háng?'. Và dưới đây là chuyện Shakespeare và mười bài thơ Việt.
*
Có bài thơ tương truyền là của
Shakespeare* như
sau:
"You say that you love
rain/But you open your
umbrella when it rains/You
say that you love the sun/But you find a shadow spot when the sun shines/You say that you love the wind/But you close your windows when wind
blows/This is why I am
afraid/You say that you love
me too."
1. Trên mạng Đại Việt
Cổ Phong, thấy có người phỏng phong cách Hồ Xuân Hương dịch thành:
Chém cha mấy đứa thích trời
mưa/Mưa xuống che ô, chẳng
chịu vừa/Năm lần bảy lượt mê
trời nắng/Lại núp bóng vườn lúc
giữa trưa... Thích có gió lên,
hiu hiu thổi/Nhưng
rồi khép cửa, chẳng khe thưa/Thân này ai nói yêu thương nhớ/Chẳng biết thật không, khéo lại lừa! (H.1)
2. Còn với Bà Huyện
Quan Thanh, sẽ thành:
Ai ước trời mưa hắt bóng tà/Mưa về xuống chợ, mở ô ra/Bâng khuâng khách trú, mong trời nắng/Nắng sáng trời trong, núp bóng nhà... Nhớ gió chưa về đưa chút chút/Then cài bỏ mặc gió xa xa/Dừng thơ ngẫm lại lời non nước/Biết có thật không, người với ta?
3. Sang đến Nguyễn Du,
phong cách Truyện Kiều, thơ sẽ được dịch thành:
Trăm năm trong cõi người ta/Yêu mưa yêu nắng khéo là dễ quên/Núp tán dâu lúc nắng lên/Che ô mưa xuống mà thê thảm lòng/Lạ gì kẻ thích gió đông/Những là quen thói gió lồng cài then/Thơ tình lần giở trước đèn/Liệu chàng còn nhớ thề nguyền ngày xưa?
4. Với Trương Hán Siêu,
theo phong cách Bạch Đằng Giang Phú:
Khách thường nói: Mưa rơi là hạt ngọc trời/Nắng thời soi tỏ lòng người yêu đương/Gió kia dịu mát càng thương/Mang theo mùi cỏ ngát hương khắp trời... Khách đi: Che hạt ngọc trời/che nghiêng bóng mát, trốn ngày nắng to/Thường khi đóng cửa tránh cho/Ngày gió thổi đến, ngày lo gió nhiều... Khách về: Đừng nói thương yêu/Khuê phòng dù lạnh lòng không muốn chào.
5. Nguyễn Trãi dịch
(Bảo Kính Cảnh Giới - bài 43):
Rồi hóng mưa thuở ngày trường/Lọng tía đùn đùn tán rợp trương/Vọng nhật lâu còn tràn thức đỏ/Hoàng đàn hiên đã tịn(h) ánh dương... Lao xao gió hát thương trong dạ/Vội vã rèm buông tránh tà phong/Lẽ có ái nương cầu một tiếng/Thê thiếp đủ khắp đòi phương...
6. Xuân Diệu dịch:
Có một dạo, em thèm cơn mưa
quá/Hạt rơi là, em vội lấy
ô sang/"Em những mong,
có một chút nắng vàng!"/Vầng dương lên, em dịu dàng nấp bóng... Em thủ thỉ: "Ước gì... con gió
lộng..."/Cơn
mùa về, bên cửa đóng, xoa tay/Anh mỉm cười, nhưng bỗng thấy lo ngay/Vì anh sợ, lời yêu em cũng thế...
7. Hàn Mặc Tử dịch:
Sao em không còn yêu mưa nữa?/Mà vội xoè ô đợi nắng lên?/Nắng lên gắt quá, em không chịu/Núp bóng râm che, mặt chữ điền... Em thích những ngày mây gió lên/Sao đóng cửa rồi then cài then?/Lời ai ong bướm sao ngon ngọt/Yêu mến thật lòng được mấy phen?
8. Sang đến Nga, thì
Alexander Puskin - Mặt Trời của thi ca Nga sẽ dịch thành:
"Tôi yêu mưa" có ai
từng nói vậy/Nhưng
mưa rồi mở dù vội che ngay/Cũng có khi anh yêu vầng dương rạng/Nhưng náu mình trong bóng dưới hàng cây... Ai đó nguyện tâm mong đợi gió/Gió ghé ngang, anh lại trốn trong phòng/Nên tôi sợ khi người yêu tôi đó/Chúa biết rằng người có thật lòng không!
9. Fbker Thanh Nguyễn mới chế thêm một bài:
Em
thường bảo... rằng yêu
mưa tha thiết/Chiều cuối thu dần khuyết... hạt mưa rơi/Dù vội mở che áo dài diễm
tuyệt/Dẫu mưa phùn chẳng thiệt áo em tôi... Rồi em bảo... yêu nắng mai ghê lắm/Nắng vừa lên em lẫn
dưới hiên nhà/Sợ nắng chói làm hư đôi má thắm/Dẫu bình minh nắng sớm chỉ thoáng
qua... Em lại bảo... yêu gió mùa buổi hạ/Cơn gió chiều nhẹ chở
những hương yêu/Em vội vã cài then mành cửa sổ/Sợ gió thương... hôn khẽ má mỹ
miều... Nên anh sợ... khi em
yêu thủ thỉ/Yêu anh nhiều thiên kỷ vẫn chưa phai/Này em ạ... yêu chân thành đi nhé/Trái tim nồng đừng
để sẻ chia hai... (THÍ MỜ GHÉT)
...Đăng trên fb Hàn Tâm:
...Đăng trên fb Hàn Tâm:
*
Đếm đi đếm lại mới có 9 bài, lại lọt vào một
bài của ông Puskin nữa chứ, tức
quá, nên ta quất luôn một bài nữa cho đủ 10:
Anh gửi vào em chút lả lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt
vời
Là người hay tiên
trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy
động đời...
'Vắng em thu
tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng
ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài
vươn cổ
Lá thu hờ hững
rơi trong mơ. (Khuyết... danh)
...Bài này chả có mưa, chả có nắng, lại chả
có gió!, mà chỉ có ‘thu’, bỗng đâu trên mạng xuất hiện một lời bình:
VẮNG EM…
Thu mây bàng bạc trôi..., lá rụng nhiều, mùa
thu nay man mác đượm buồn và càng cô liêu khi vắng bạn, và vắng em như càng
thêm cô liêu quạnh quẽ, nỗi cô đơn ùa về giá buốt vườn tim, cỏ cây cũng buồn
theo, buồn đến chơ vơ, buồn đến xơ xác cả lối đi về, vườn tim như tàn lụi, bởi
nguồn tình như cạn kiệt trong cô đơn khô héo cả bờ tim mặc cho dòng đời vẫn
trôi, mặc cho gió thu cứ từng đợt thổi về: ‘Vắng em thu tàn lối bơ vơ’…
Đâu rồi rừng thu xào xạc lá, để còn hỏi em: "Em không nghe rừng thu? Lá thu kêu xào xạc..." (Lưu Trọng Lư). Rừng thu khép lối bởi còn bóng ai để chờ! Rừng thu cũng thôi không xào xạt ru theo từng cơn gió bởi nhạc rừng còn đâu nữa khi nhạc tình đã lịm tắt trong tim!... Nhưng dường như Rừng thu vẫn còn hoài mong, nhớ mong trong niềm thổn thức diết da không nguôi nên chỉ còn nghe lá cành xao xác và khao khát biết bao bóng ai vẫn cón tít mù xa trong niềm hy vọng như sóng vỗ bờ không ngơi nghỉ: ‘Rừng thu xơ xác bóng ai chờ’…
Vắng em có phải do thời ly loạn, để Rừng thu là: "Dưới trời một xứ thương đau, đưa nhau tiễn biệt ở Lao Lao đình" (Lý Bạch), hay Rừng thu là miền biên ải: "Người lưng ngựa, kẻ chia bào, rừng phong thu cũng nhuốm màu quan san..." (Nguyễn Du), hay chuyện tình trắc trở: "Người ơi nói nữa mà chi, đường xưa lối cũ em đi anh về", hay nhiều nữa để còn an ủi là do cảnh ngộ, duyên số, cơ trời, hay hoàn cảnh chưa gặp gỡ... mà cuối cùng là nỗi vắng em vẫn tràn ngập quanh mình!... Vắng em, ta chợt trở thành người tượng cổ, người còn bao vết tích dã thú trong người, cây Rừng thu đã bao mùa đi qua, đã bao lần đẫm ướt sương đêm..., vậy mà như các loài cây hoang sơ chưa thuần thục nơi thủy tận sơn cùng! Thế mà nỗi cô đơn vẫn chẳng buông tha, nỗi cô đơn vẫn vây quanh làm con tim đang trống trãi lạnh lẽo càng thêm buốt giá khổ đau... Cây muốn vươn lên cao với tầm nhìn xa rộng tìm những gì mong đợi và ấm áp hơn từ ánh mặt trời nhưng chẳng thể nào khi lạnh lẽo cô đơn làm băng giá nguồn nhựa sống cho cây, làm băng giá nguồn tình đời từ lúc vắng xa em...!!: ‘Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ’…
Nhưng kỳ lạ thay! Niềm hoài mong chan chứa vẫn còn, hy vọng dường như chưa tắt và bất chợt ta lạc bước vào mơ... ‘Lá thu hờ hững rơi trong mơ’... (Thanh)
Đâu rồi rừng thu xào xạc lá, để còn hỏi em: "Em không nghe rừng thu? Lá thu kêu xào xạc..." (Lưu Trọng Lư). Rừng thu khép lối bởi còn bóng ai để chờ! Rừng thu cũng thôi không xào xạt ru theo từng cơn gió bởi nhạc rừng còn đâu nữa khi nhạc tình đã lịm tắt trong tim!... Nhưng dường như Rừng thu vẫn còn hoài mong, nhớ mong trong niềm thổn thức diết da không nguôi nên chỉ còn nghe lá cành xao xác và khao khát biết bao bóng ai vẫn cón tít mù xa trong niềm hy vọng như sóng vỗ bờ không ngơi nghỉ: ‘Rừng thu xơ xác bóng ai chờ’…
Vắng em có phải do thời ly loạn, để Rừng thu là: "Dưới trời một xứ thương đau, đưa nhau tiễn biệt ở Lao Lao đình" (Lý Bạch), hay Rừng thu là miền biên ải: "Người lưng ngựa, kẻ chia bào, rừng phong thu cũng nhuốm màu quan san..." (Nguyễn Du), hay chuyện tình trắc trở: "Người ơi nói nữa mà chi, đường xưa lối cũ em đi anh về", hay nhiều nữa để còn an ủi là do cảnh ngộ, duyên số, cơ trời, hay hoàn cảnh chưa gặp gỡ... mà cuối cùng là nỗi vắng em vẫn tràn ngập quanh mình!... Vắng em, ta chợt trở thành người tượng cổ, người còn bao vết tích dã thú trong người, cây Rừng thu đã bao mùa đi qua, đã bao lần đẫm ướt sương đêm..., vậy mà như các loài cây hoang sơ chưa thuần thục nơi thủy tận sơn cùng! Thế mà nỗi cô đơn vẫn chẳng buông tha, nỗi cô đơn vẫn vây quanh làm con tim đang trống trãi lạnh lẽo càng thêm buốt giá khổ đau... Cây muốn vươn lên cao với tầm nhìn xa rộng tìm những gì mong đợi và ấm áp hơn từ ánh mặt trời nhưng chẳng thể nào khi lạnh lẽo cô đơn làm băng giá nguồn nhựa sống cho cây, làm băng giá nguồn tình đời từ lúc vắng xa em...!!: ‘Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ’…
Nhưng kỳ lạ thay! Niềm hoài mong chan chứa vẫn còn, hy vọng dường như chưa tắt và bất chợt ta lạc bước vào mơ... ‘Lá thu hờ hững rơi trong mơ’... (Thanh)
...Ta... ta không biết ai đã bình, chỉ biết là một blogger nữ tên Thanh!, ta mới
điều tra và kết luận lời bình này là của một người đàn ông tên là ‘ông Tiến sĩ
kỳ lạ’, và kể từ đó ‘ổng’ biến mất, chả biết là nam hay nữ!... Chuyện xảy ra
vào khoảng đầu năm 2012, ta không còn nhớ nữa... Ta thấy chuyện ‘ông cảnh sát
trưởng Mỹ-sống một mình-nuôi mèo’* hay quan niệm của ‘Dương Quá-Tiểu Long Nữ’ là
đúng, vì nếu có ‘Dương Quá’ hay không thì cuộc đời này vẫn không thay đổi, vẫn mãi
là ‘Tấn trò đời’ của Banzac...; chỉ mãi là cái trò lấy dân làm ‘bia đỡ đạn’: ‘Trời
sinh tôi ra làm thân cỏ cú. Trời sinh anh ra làm thân đại... đại’ (Miên Đức Thắng),
tức là hết cái trò hề Tần Đại Đại đến... Tạp Đại Đại!, choán mẹ nó cái mớ đời!...
‘Ta không thèm làm người.
Thà làm chim trên rừng hoang vắng. Ta không thèm
làm người. Thà làm mây bay khắp phương trời’! (Lê Hựu Hà)... Vâng, ...déll
cần... cuộc đời!..., ta có nuôi hai con chó, một con mèo, và trồng một số hoa,
ta không nỡ để chó mèo đói cũng như để cho hoa héo, bởi vì chúng chả bao giờ
nói xấu hay hại ta!, cho đến khi ta... chết!
*
...Tưởng đâu đã hết chuyện rồi, đăng!, nhưng ‘Ngài’ còn quát:
-Lấy bằng chứng gì mà các ngươi cho là ‘Chim Tàu... to hơn chim Việt'!... hay 'Tiếng
Tàu hay hơn tiếng Việt’! (H.2)
Đây nè! Chỉ riêng chữ ‘quan’ thôi cũng đã biến
hóa khôn lường rồi: ‘Rất lấy làm quan ngại’ tức là chỉ có quan ngại chứ dân không có... ngại!... Hay chỉ riêng chữ 'kẻ’ thôi thì tụi... Tàu cũng đã xanh mặt rồi!: ‘Kẻ ăn không hết, kẻ lần không ra’; hay ‘Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng’ (Hồ Xuân Hương), nghĩa là vợ già thì cho nằm
một mình, lạnh kệ... mẹ nó!, còn vợ trẻ thì cho đắp chăn bông (H.3).
Lý do: Trym trẻ... trẻ hơn trym già.
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.
Bảo
Nghĩa vương Trần Bình Trọng (1259-1285): ‘Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không
thèm làm vương đất Bắc’.
2.
Ông
cảnh sát trưởng Mỹ sống một mình: Phim Mỹ (phim gì quên mất rồi)... Có một
anh nọ làm cảnh sát trưởng (sheriff) lâu năm rồi. Trước đây, anh bất đồng với
cha về ‘quan niệm sống’, mẹ lại mất sớm, nên mãi 20 năm sau anh mới về
thăm cha... Cha anh đang sống ở một trang trại hoang vu nơi thung lũng, nhà cửa
thì đơn giản, bên trong trông trống huếch chả có gì; ông sống một mình, cô đơn,
biệt lập, ‘tự sản xuất nuôi thân’, và chỉ sống chung với mấy chục con mèo!...
Anh tâm sự: ‘Làm cảnh sát trưởng lâu năm con chán lắm rồi bố à!..., con... con
muốn về... nhà!’... ‘Thế nay con mới thấy sống như bố là... đúng à!’... ‘Vâng,
cuối cùng rồi con thấy làm lớn cũng chả có gì sướng!, quy cho cùng cũng chỉ là
cạnh tranh nhau về tiền bạc, địa vị, chức vụ cho cá nhân mình... Lần này về,
quan sát đi quan sát lại, con lại thấy bố... đúng!... Con sẽ về nhà rửa chén,
nấu cơm cùng... vợ!’.
3.
Thơ
của Shakespeare: Có một
số nguồn khác lại bảo rằng bài thơ này của Bob Marley, nhưng đính chính lại
rằng là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin. (Đại
Việt Cổ Phong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét