Mấy hôm trước, đi
chơi Đà Nẵng, tôi có lượm được một mẩu chuyện... Ông chồng nhận được một món
quà từ sân bay từ một đồng nghiệp ở xa, nào ngờ về nhà mở ra thì cả nhà thấy có
một phong thư tỏ ý... ‘ai lớp du bặt bặt’ (tỏ tình ý)...; bà vợ khóc lóc, rồi bị...
câm mấy ngày liền, chồng hỏi gì bả cũng im thin thít không nói gì...; cuối
cùng, họ cũng làm hòa được vì ổng cũng chứng minh được... chân lý là ‘anh trong
sáng, nếu không trong sáng thì anh đã mở gói quà ra ở sân bay và xé bức thư ném
đi rồi!’, bả nói: ‘Ừ, anh trong sáng thì ai cũng biết rồi, nhưng anh trong tối
thì bố ai mà biết được!’. Hahaha...
Thực
ra, tiếng Việt chỉ có tính từ ‘trong sáng’ (tiếng Anh là ‘innocent’ hay ‘pure’ gì gì đó) chứ
không có từ ‘trong tối’...; trong bài viết này có dùng từ ‘trong tối’ là một
cách nói móc, là từ phản nghĩa của ‘trong sáng’... Không nói lòng vòng..., nếu ‘loại
bỏ vụ Hán-Việt’ thì trong tiếng Việt có khoảng 50% là tiếng ‘Đồng bằng sông Hồng
+ Thanh-Nghệ-Tĩnh’ và 50% là tiếng ‘Chăm + Khmer’... Về tiếng ‘Đồng bằng sông Hồng’,
vd như ‘bánh chì’ (bánh giầy, chì -> gì -> giầy), ‘cái muôi’ (cái muỗng
múc canh), ‘con thò’ (con sò), ‘mặt tăng’ (mặt trăng), ‘ông bô, bà bô’, ‘thầy,
mẹ’ (cha, mẹ), ‘phân gio’ (phân tro)..., để kiểm chứng, các bạn có thể về miền
Bắc sống chừng... 10 năm, nên tôi không nói nữa..., mà dưới đây là 2 bài viết
chứng minh rằng:
-Việc
thay tiếng Việt gốc bằng Hán-Việt không những làm ‘mất gốc/mất nguyên nghĩa’ tiếng
Việt mà còn nguy hiểm như thế nào!
*
1.
Thật ra, tên gọi ‘Đà Nẵng’ xuất phát từ tiếng Chăm là ‘Daknan’ (tương tự như Daklak,
Daknong hay Dakr’lap)..., ‘Thanh Bình/Xương Bình’ (bến sông) xuất phát từ một từ
tiếng Chăm là ‘Kampong E'nang’..., ‘Chợ Cồn’ là cái chợ được lập trên một
cái cồn cát từ thời Pháp, v..v..., đặc biệt là ‘Hòn Non Nước’* xuất phát từ một
câu chuyện cổ tích Chăm (‘năm ngọn núi cẩm thạch được biến thành từ năm mảnh vỡ
của chiếc vỏ trứng thần, sinh ra cô gái Chăm’)... Nhưng, sau này, việc gọi
‘núi Non Nước’ ra tiếng Hán-Việt là ‘Ngũ Hành Sơn’ đã gây nên ‘đại họa’: Mấy thằng
hướng dẫn viên du lịch Tàu đến Đà Nẵng cứ lải nhải ‘Đà Nẵng là đất xưa của Tàu
vì nó có Ngũ Hành Sơn’ (!), và có một số tên ngu ở Đà Nẵng nối giáo cho giặc bằng
cách nói ‘Tôn Ngộ Không đánh nhau với Phật Tổ tại Đà Nẵng’, hahaha... Hãy theo
dõi tư liệu dưới đây:
BIỂN
THANH BÌNH, ĐÀ NẴNG
Từ xa xưa khi Đaknan theo tên gọi Đà Nẵng xưa của người Chăm thì Đà Nẵng mới chỉ có là 1 cái "cồn" cát và con sông Cái chảy ra biển (sông Hàn bây giờ). Mãi đến khi người Pháp vào Đà Nẵng chỗ cái "cồn" ấy cũng chẳng có ai được qua lại vì Tây cấm. Cho đến một hôm khi cái chợ lập trên "cồn" cát ấy người ta gọi tắt là chợ CỒN. Dải cát cứ lấn dần ra phía Biển Đông hình thành cái phường và bãi tắm cho tuổi thơ tôi ngày ấy. Người ta lấy cái ý nghĩa của người Chăm cho vùng này là "Yên Bình" có nghĩa là Thanh Bình để đặt cho nó. Sau đó người ta đặt cho 5 con đường thuộc phường tôi với 5 tên gọi là - Thanh Sơn - Thanh Long - Thanh Thủy - Thanh Hải và Thanh Duyên để mưu cầu cho vùng đất này...
Từ xa xưa khi Đaknan theo tên gọi Đà Nẵng xưa của người Chăm thì Đà Nẵng mới chỉ có là 1 cái "cồn" cát và con sông Cái chảy ra biển (sông Hàn bây giờ). Mãi đến khi người Pháp vào Đà Nẵng chỗ cái "cồn" ấy cũng chẳng có ai được qua lại vì Tây cấm. Cho đến một hôm khi cái chợ lập trên "cồn" cát ấy người ta gọi tắt là chợ CỒN. Dải cát cứ lấn dần ra phía Biển Đông hình thành cái phường và bãi tắm cho tuổi thơ tôi ngày ấy. Người ta lấy cái ý nghĩa của người Chăm cho vùng này là "Yên Bình" có nghĩa là Thanh Bình để đặt cho nó. Sau đó người ta đặt cho 5 con đường thuộc phường tôi với 5 tên gọi là - Thanh Sơn - Thanh Long - Thanh Thủy - Thanh Hải và Thanh Duyên để mưu cầu cho vùng đất này...
‘Những
người trong ảnh là cư dân Xuân Đán khi mở rông sân bay Đà Nẵng năm 1965, họ được
sắp xếp cư trú xã Hà Khê, Quận Nhì, Đà Nẵng, họ làm nghề cào nghêu; khu vực này
có bải cát bồi ở biển gọi là Cồn Án, cua ghẹ đến mùa sinh nở quay về đây bây giờ
đã lấp, có người vẫn còn sống trên dưới đã 90 tuổi rồi, một ít người bây giờ thỉnh
thoảng vẫn làm chủ yếu cải thiện một bữa thơm râu sương sướng' (Bán Hồ, H.2, năm 1960)...
‘Đường
Hải Hồ bắt đầu từ Trại Nhập Ngũ (kế bên khách sạn Công Đoàn) chạy qua đoạn Chùa
Thanh Bình đến chỗ ni gặp cái Hồ mà dân Thanh Bình quen gọi là "Đầm Rong"
rồi đổ ra biển (Hải) do đó nó có tên là Hải Hồ. Còn con đường Hải Sơn là 1 con
đường tắt nhỏ nối giữa 2 con đường là Thanh Sơn & Hải Hồ...’ (Huynh Thai)
‘Tôi
nhớ Trường Kỹ Thuật ĐN nằm bên cạnh biển Thanh Bình... ngày xưa tôi hay đi lang
thang ngắm biển TB vào những buổi sáng tinh mơ... và sau những buổi họp Du Ca
cuối tuần ở sân trường KT... tôi thường ghé dạo biển TB về chiều... rất thanh
bình đúng với cái tên gọi của biển này... tuổi
thơ của tôi đã trải dài những ngày tháng thật an lành và bình yên ở nơi đây... Ôi,
tôi nhớ quê nhà của tôi như chưa từng bao giờ nhớ... Nỗi nhớ như se buốt tim nhớ
tim thương... Hình như có hạt bụi vô tình rơi vào mắt tôi’ (Tuyết Phan)...
(Huynh
Thai, đăng trên fb Ca Duongdang).
2.
Và thật ra, tên gọi ‘Nha Trang’ xuất phát từ tiếng Chăm là ‘Yjatran’ hay ‘Yatran’,
trong đó, ‘Yja có nghĩa là nước, là sông, và Tran có nghĩa là giao nhau’*..., 'Phan Rang' xuất phát từ tên của nữ thần
Chăm là ‘Pô Nogar Dara’ hay ‘Pô Rarai Anaih’, còn 'Phan Thiết' xuất phát từ tên nữ
thần ‘Pô Bia Tikuk’..., ‘Cù Huân’ là tên của một nữ thần người Chăm là ‘Kauthara’...,
‘Tháp Bà’ là tháp thờ một nữ vương người Chăm là ‘Yang Pô Nagara’ hay ‘Po Ana
gar’... Việc gọi ‘Chiêm Thành’, ‘Bồng Đảo/Bồng Lai’, 'Đại An/Đại Điền’, ‘Thiên Y’
(nữ vương)... theo kiểu Hán-Việt đã tỏ ra... nguy hiểm, vì vùng Yatran của
người Chăm xưa (trước tk 7) vốn không biết xài tiếng... Hán!, đặc biệt vô cùng
nguy hiểm khi dùng từ ‘Bắc Hải’ ý nói biển của Tàu, dẫn đến việc nàng ‘kỳ nam’ của
xứ Chăm trôi dạt qua tuốt tận biển Bắc Trung Hoa, rồi gặp thái tử Tàu và ‘ai lớp
du bặt bặt’ mà sinh ra... dân Nha Trang!!! (xem phần *Bài đọc thêm).
Thật
ra, tư liệu như sau:
THÁP
BÀ, NHA TRANG
Nhà
nghiên cứu Ngô Văn Ban cho rằng tên Nha Trang (Ýa Trang) là một từ gốc Chăm có
nghĩa là “nơi hai nhánh sông gặp nhau”: “Nha Trang là từ gốc Chăm Ýa Trang. Ýa
có nghĩa là nước, là sông, và Trang có nghĩa là giao nhau. Ýa Trang có nghĩa là
“nơi con nước giao nhau”. Chúng ta thấy ngay điều này khi đứng trên tháp nhìn
xuống thấy hai nhánh sông Cái giao nhau ngay bên dưới chân tháp để đổ ra cửa biển...”
(Địa danh Khánh Hòa xưa và nay & Góp phần tìm hiểu một vùng đất, tr. 518).
Tháp mà Ngô Văn
Ban nhắc tới là Tháp Po Nagar hay Tháp Bà bên bờ sông Cái, mà theo lời nhà thơ
Quách Tấn, "là một nơi tiêu biểu nhất cho thắng cảnh, cổ tích của miền cát
trắng thùy dương". Ông đã chép sự tích nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là
Yang Pô Nagara, Po Ana gar): “Tháp Bà, tức là tháp thờ bà... tiếng Pháp gọi là
Poh Nagar. Tháp xây trên một ngọn đồi trong vùng núi Cù Lao. Núi cao chừng vài
ba chục thước, hình như một chiếc nón lá úp sấp, cây cối tươi xanh. Phía Nam
giáp sông Nha Trang, phía Tây và phía Bắc giáp núi và đồng bằng, trước mặt thì
làng Cù Lao (Xóm Bóng) và biển Nha Trang.
Tháp gồm có 4 ngọn.
3 ngọn nhỏ một ngọn lớn. Ngọn lớn ở phía Bắc, cao đến 23 thước. Theo nhà khảo cổ
Henri Parmentier thì tháp nầy do vua Chiêm Thành là Harivarma Đệ Nhất xây vào đầu
thế kỷ IX. Còn các ngọn khác thì xây vào khoảng thế kỷ VII, thế kỷ VIII. Trong
ngọn tháp lớn nhất nữ thần xứ Kauthara (Cù Huân) là Poh Nagar (hay Pô Ino
Nogar)...
Tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay để ngửa. Còn 8 tay khác thì giơ lên hình rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, giáo, ná, tên... Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghĩa là rất đơn giản: đầu đội mão triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân áo cẩm bào đội lên đầu một ngọc miện, hoa hòe lòe loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc thì gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hóa, trông vào không còn chút dấu tích gì về Chiêm Thành.
Tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay để ngửa. Còn 8 tay khác thì giơ lên hình rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, giáo, ná, tên... Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghĩa là rất đơn giản: đầu đội mão triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân áo cẩm bào đội lên đầu một ngọc miện, hoa hòe lòe loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc thì gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hóa, trông vào không còn chút dấu tích gì về Chiêm Thành.
*Sự tích của người
Chiêm Thành KHÁC HẲN: Poh Nagar là một nữ thần do áng mây và bọt nước biển biến
sanh. Bà sinh ra với một tấm thân cân đối, một khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời và
chói rọi hào quang. Bà sinh ra tận ngoài biển khơi. Nước biển dâng cao đưa bà
vào bến Yjatran. Sấm trời và gió hương nổi dậy báo cho muôn loài biêt tin bà
giáng thế. Liền đó những khe suối trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống mừng
Bà, và núi hạ mình thấp xuống để đón rước Bà. Bà bước lên bờ. Cây cong cành xuống
sát đất để tỏ lòng thần phục. Chim muông kéo nhau đến chầu hai bên đàng cái. Và
hoa cỏ vươn lên để điểm hương vào bước chân bà đi.
Đến Yjatran, Bà
dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương, kỳ nam, các giống gỗ
quý và lúa bắp. Để cúng Trời, Bà tung lên mây một hột lúa. Lúa mọc hai cánh trắng
như hai mảnh bạch vân, bay ở giữa không trung. Bà lại đốt một phiến trầm hương,
khói thơm tỏa lên cao vút, đỡ hột lúa có cánh về dâng cúng trời. Nơi hậu cung
Bà có 97 ông chồng. Nhưng chỉ có ông Pô Yan Amo là có uy quyền và được trọng vọng
hơn cả. Bà sanh được 38 nữ thần, người nào cũng xinh đẹp. Song chỉ có 3 người
được Bà ban cho nhiều quyền phép là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih, nữ thần vùng
Phan Rang, và Pô Bia Tikuk, nữ thần vùng Phan Thiết… (Xứ trầm hương, Quách Tấn,
phần 3: Thắng cảnh, cổ tích)
(Fb
Huỳnh Duy Lộc)
*
Quay
lại vụ ‘đau lờ’, vì bạn Tuấn Sơn... định nghĩa: ‘Lờ này là LON, cũng như các bộ
phận cơ thể và ĐAU LON là đúng rồi. Sau sẽ có có dụ nữa như VIÊM LON thui mà!’,
còn anh Chu Mộng Long thì... định nghĩa ‘đau lờ’ = ‘đôn lờ’ (H.3), nên,
bạn Bùi Đình Phước viết: ‘Đọc mà thấy nhói cả lờ’, bạn Chung Comf chửi: ‘Vãi lờ’,
bạn Dương Mạnh Dũng than: ‘Đau lờ, đau cờ’, bạn Minh Hiếu Trần viết: ‘À!...
hỏi ông có lờ không mà biết đau?’, bạn Nguyễn Văn Dân thắc mắc: ‘Đọc cái này,
người k có lờ cũng đau lờ!’, bạn Tú Văn mắng: ‘Dáo sư Lờ’, bạn Sản
Phạm xuất ra thành ngữ: ‘Đẻ con khôn mát lờ rời rợi’, bạn Tiep
Mai Thanh viết song thất:
-Thủ
trưởng nhìn em thủ trưởng cười
‘Đau lờ’ em lắm thủ trưởng ơi!,
‘Đau lờ’ em lắm thủ trưởng ơi!,
còn
bạn Cuong Nguyen mần lục bát:
-‘Trên
đời em chẳng sợ ai,
Sợ
thằng say rượu đ dai ‘đau lờ’...
...Tôi
có ghi trong hồi ký hôm qua là: ‘Đi bộ có 75m mà phải có xe biển số xanh ra tận
cửa máy bay đón thì chắc không bị cụt thì cũng bị què!’, hehe..., tất nhiên tên
của ổng là ông Lương Minh Sơn gì đó ở hòn Chóp Chài, Phú Yên (tôi không có ý...
xúc phạm), nhưng bạn Đình Tuấn lại gọi ổng là ông... Lương Sơn Bạc!
Còn
‘ông Vũng Tiến Tro đang bị TROLL trên mạng vì phát biểu ‘trong tối’ về vụ Biển
Đông nào đó’ thì được gọi là ông... Võ Tiến Trung!
Trước
đó, Giáo chủ China giáo Tạp Đại Đại được gọi là... Tạp Cặn Bã, hehe...,
rồi ông Hà Quang Năng được gọi là... Trư Ngộ Năng (H.4), còn hôm nay thì ông Nguyễn
Văn Khang được gọi là ông... ‘dáo sư Lờ’!, híc...
Việc
xài tiếng Háng-Việt theo kiểu này rất là... nguy hiểm!
H...ết.
---------
---------
*Bài đọc thêm (Truyền thuyết Việt viết kiểu... Tàu!):
KHÚC KỲ NAM TRÔI RA BIỂN CẢ RỒI TẤP VÀO TRUNG HOA
(!!!)
Thiên Y A Na có một sự tích ly kỳ. Truyền rằng: Xưa
kia tại núi Đại An (tức Đại Điền hiện tại) có hai vợ chồng ông tiều đến cất nhà
và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất. Một hôm ông
rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chín mười tuổi hái dưa, dồi giỡn dưới trăng.
Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi, hai ông bà vốn không con cái, nên đối
với thiếu nữ thương yêu như con ruột. Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu
điều buồn bã, thiếu nữ lấy đá chất thành ba hòn giả sơn và hái hoa lá cắm vào,
rồi đứng ngắm làm vui, ông tiều nặng tiếng la rầy. Không ngờ đó là một tiên nữ
giáng trần đương nhớ cảnh Bồng Lai. Đã buồn thêm bực! Nhân thấy khúc kỳ nam
theo giòng nước nguồn trôi đến, tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho
sóng đưa đẩy. Khúc kỳ nam trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương
bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ, rủ đến xem. Thấy gỗ tốt xúm
khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực.
Thấy khúc gỗ không lớn lắm, lẽ gì nặng đến nỗi không giở lên. Thái tử bèn lấy
tay nhắc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì nhận thấy khúc gỗ nhẹ như tờ giấy! Bèn
đem về cung, trân trọng như một bảo vật. Một đêm, dưới bóng trăng mờ, Thái tử
thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần thì tư bề vắng
vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ nam bay ra. Chàng
quyết rình xem suốt mấy đêm liền không hề thấy gì khác lạ. Chàng không nản chí.
Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc
theo ngọn gió hương ngạt ngào trong khúc kỳ nam bước ra. Thái Tử vụt chạy đến
ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và cho biết lai
lịch. Giai nhân xưng là Thiên Y A Na. Thái tử vốn đã trưởng thành, nhưng chưa
có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường,
bèn tâu cùng phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua sai bói cát hung. Trúng quẻ
“đại cát”, liền cử lễ thành hôn. Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh
được hai con, một trai một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.
Thời gian qua trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc giục, Thiên Y bồng hai con nhập vào khúc kỳ nam trở về làng cũ. Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm. Thiên Y bèn xây đắp mồ mả cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn man dã, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa: dạy cày cấy, dạy kéo vải dệt sợi…, và đặt ra lễ nghi… Từ ấy ruộng nương mở rộng, đời sống của nhân dân mỗi ngày một thêm phú túc phong lưu. Công khai hóa của bà của những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên. Nhân dân địa phương nhớ ơn đức, xây tháp tạc tượng phụng thờ. Và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên, tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.
Thời gian qua trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc giục, Thiên Y bồng hai con nhập vào khúc kỳ nam trở về làng cũ. Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm. Thiên Y bèn xây đắp mồ mả cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn man dã, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa: dạy cày cấy, dạy kéo vải dệt sợi…, và đặt ra lễ nghi… Từ ấy ruộng nương mở rộng, đời sống của nhân dân mỗi ngày một thêm phú túc phong lưu. Công khai hóa của bà của những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên. Nhân dân địa phương nhớ ơn đức, xây tháp tạc tượng phụng thờ. Và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên, tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.
Ở Bắc Hải, Thái tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ
con trở về, bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại An tìm kiếm. Khi thuyền
đến nơi thì bà đã về Bồng Đảo. Người Bắc Hải ỷ đông, hà hiếp dân địa phương ngờ
rằng dân địa phương nói dối, bèn hành hung. Lại không giữ lễ, xúc phạm thần
tượng. Nhân dân bèn thắp hương khấn vái. Liền đó gió nổi đá bay, đánh đắm đoàn
thuyền của Thái tử Bắc Hải. Sự tích này, cụ Phan Thanh Giản chép lại thành một
bài ký và bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau
tháp. Nhưng đó là sự tích của người Việt Nam truyền tụng.
*Chú
dẫn:
1. Đau lờ: Một mục từ trong cuốn ‘Chính
tả tiếng Việt phổ thông’ hay 'Từ điển chính tả tiếng Việt’ của ‘dáo sư
Lờ’... Nguyễn Văn Khang (xem trong bài).
2. ‘Tran’ có nghĩa là giao nhau: Lưu ý
rằng ‘Trong tiếng Cham cổ, chỉ có một từ ngữ chỉ 'nơi hai con sông giao nhau',
đó là Klau hay Cao Lao (Maria Pham)
3.
Sự
tích Hòn Non Nước, xem thêm ‘Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng,
ha..ha..ha...’: https://nhagomlabang.blogspot.com/2017/07/966-ton-ngo-khong-bi-nhot-o-nang-hahaha.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét