Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

1530. Cái được gọi là 'truyền thống', hahaha

 Đăng ngày 13/1

Lại viết ở quán cà phê...
Tôi nhớ lại bọn Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Lương Khoan, Diệp Vấn... - trước và sau năm 1900 - luôn mặc cái áo dài (kiểu Tàu) khi ở nhà, buôn bán, ra ngoài giao du hay tỉ võ...
Ở VN, cho đến những năm 1960, ông cha ta còn mặc 'áo dài, khăn đóng' hay mặc bộ quần áo.. hai lúa - một loại.. pi-ra-ma kiểu người Tây Bắc hay người Chăm...
Đời sau, do nhiễm 'Tây học', các thế hệ sau (tạm gọi là F1, F2) - đại để là từ những năm 1930 - như bọn Trần Chân, Dì Mười Ba, Tôn Trung Sơn.. bắt đầu mặc áo Veston (kiểu Anh hay Nhật), đeo cà-ra-vát và mang giày láng coóng (xem các loại phim Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Tôn Trung Sơn)...
Ngày nay bọn Triệu Vy, Thư Kỳ, Chương Tử Di, Trương Học Hữu, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, Thành Long hay Tập Xú Xí cũng 'ăn mặc rất Tây' như vậy..., họ.. DÉLL có băn khoăn cái con mẹ gì là truyền thống hay không truyền thống!
Tiếng Việt ban đầu được biểu diễn bằng Hán tự nhưng đọc bằng âm Việt gọi là 'Việt Hán' (chứ kg phải Hán Việt, vd như ta gọi 'Việt kiều' nhưng thực ra là người 'Mỹ' gốc Việt...)...
Sau này - một cách sáng tạo, chủ yếu là từ thời Hàn Thuyên - tiếng Việt được biểu diễn bằng Nôm tự (chế từ ký tự Hán) thể hiện được hầu như toàn bộ tiếng Việt...
Tiếng Việt/âm Việt nói trên - sau này chủ yếu được bật đèn xanh từ thời vua Thành Thái, theo đạo Phật, đại để là từ đầu những năm 1900 - hệt như 'chữ Quốc ngữ' ta đang nói/dùng ngày nay...
Đó là một tiến trình lịch sử-tự nhiên của dân tộc hay của nhân loại nói chung, cũng như mốt 'áo dài khăn đóng' được dịch biến thành 'quần Tây - áo sơ mi' vậy, chả có gì là truyền thống hay không truyền thống cả!
Và bọn Nghiễn Đút Xen, Thích Nhừ Tật, đặc biệt là tay 'phá dáo sư hữu nghị' họ.. Buồi - theo một nguồn tin mà tôi biết là ở bên Tàu học.. dốt bỏ.. mẹ, kkk...
VUA THÀNH THÁI BAN HÀNH SẮC LỆNH KHUYẾN KHÍCH HỌC CHỮ QUỐC NGỮ (1906)
* Thành Thái - vị vua yêu nước, chống Pháp - đi đầu trong cổ súy chữ Quốc ngữ, thoát khỏi Hán hóa trong giáo dục!
* HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI ĐI TIÊN PHONG - chớ không phải là Khải Định (thuận với Pháp) mãi đến năm 1918 mới đề cập chữ Quốc ngữ. Nhưng, bọn bội tình với tiền nhân đã và đang lếu láo giở trò bẻ cong lịch sử!
1/ Vua Thành Thái, 1879-1954, tên khai sanh là Nguyễn Phước Bửu Lân 阮福寶嶙. Nhân đây, lại phải nhắc: 福 có hai cách đọc Phước / Phúc, 寶 có hai cách đọc Bửu / Bảo. Hãy tôn trọng, đừng giở trò kệch cỡm, bất lịch sự là sửa tên cha sanh mẹ đẻ của người ta thành "Phúc"..., rồi tuyên truyền cho các thế hệ sau nhiễm cái thói tùy tiện sửa tên!
Chính vua Thành Thái của Nhà Nguyễn là người ĐI ĐẦU trong công cuộc cải cách giáo dục, khuyến khích học CHỮ QUỐC NGỮ!
Đó là nhận định được rút ra từ khảo luận ""Emperor Thành Thái's Educational Revolution" của sử gia Liam Kelley.
Theo đó, trong tàng thư lưu trữ của Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên cho thấy: VÀO NĂM 1906, HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI ĐÃ SỚM BAN HÀNH MỘT SẮC LỆNH LÀ KHUYẾN KHÍCH GIẢNG DẠY "NAM ÂM" (CHỮ QUỐC NGỮ)!
Sắc lệnh này vô cùng quan trọng, vì khi nhà vua ra lệnh sử dụng chữ Quốc ngữ là nhà vua đã công khai ý định muốn thấy tầng lớp quan lại và sĩ phu PHẢI THOÁT KHỎI HÁN HÓA trong giáo dục, văn hóa, và nhứt là tư tưởng!
Sắc lệnh của vua Thành Thái cho dạy Quốc ngữ chính là văn bản ủng hộ Phong Trào Duy Tân (1906) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) thúc đẩy việc theo tân học và dùng chữ Quốc ngữ.
3/ Vua Thành Thái là người đạo Công giáo? Không phải. Nhà vua theo đạo Phật.
Vua Thành Thái theo Pháp? Không phải, mà ngược lại là đàng khác. Vua Thành Thái là nhà vua yêu nước, chống Pháp, năm 1907 bị Pháp ép thoái vị, bị quản thúc đến năm 1916 thì bị đày sang đảo Réunion.
4/ Cần phải nhắc lại rằng: Chữ Quốc ngữ được thành hình từ những thập niên đầu thế kỷ 17, là do nhu cầu trong "nhà Đạo" (rao giảng việc thờ phượng Chúa Jesus), với mục đích khiêm tốn là phổ biến trong các giáo xứ mà thôi. Bên ngoài xã hội VN thì vẫn là chữ Hán, chữ Nôm.
Chính giới trí thức, đặc biệt là hoàng đế Thành Thái nhận ra GIÁ TRỊ của CHỮ QUỐC NGỮ (chứa được "Nam âm"), nên đã mượn lấy bộ chữ này - lưu hành trong "nhà Đạo" - để phổ biến rộng rãi cho các tầng lớp trong xã hội VN.
Chữ Hán không chứa được "Nam âm" (tiếng nói của người nước Nam, âm thuần Việt), thành thử vua Thành Thái đẩy mạnh việc thoát khỏi ảnh hưởng của chữ Hán là vì vậy!
Chữ Nôm chứa được "Nam âm", nhưng quá khó để học (tỉ lệ mù chữ Nôm, thời xưa, chiếm gần đến 95%).
5/ Trên nước Nam yêu dấu của tất cả chúng ta, giờ đây, bỗng dưng nảy nòi lũ bội tình với chữ Quốc ngữ.
Lũ bội tình hùa nhau đục bỏ lịch sử, bẻ cong lịch sử về một SỰ THẬT rằng chính HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI, một nhà vua yêu nước và là người theo đạo Phật, đã thúc đẩy việc giảng dạy CHỮ QUỐC NGỮ (là bộ chữ do các vị giáo sĩ đạo Công giáo sáng tạo nên).
Lũ ăn cháo đá bát, muốn Hán hóa trong giáo dục trong khi nhà vua Thành Thái từ đầu thế kỷ XX đã thúc đẩy việc chấm dứt Hán hóa - để giữ "Nam âm" cho người nước Nam chúng ta.
Chúng, những kẻ công kích chữ Quốc ngữ / đội lên đầu chữ Hán, là bội tình. Có thể gọi chúng là bọn phản quốc, phục tùng "nước lạ" chưa, thưa quí bạn?
---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét