Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

346. Thơ, văn, nhạc… và bom nguyên tử


(LTS: Bài này viết cho vui trong thế giới blog mà thôi, nguồn thông tin chủ yếu là do hồi nhỏ mình thường trộm nghe các bàn luận của bác, ba hay chú mình, và do lớn lên mình mới ‘gom’ thêm được rất nhiều ý kiến của các thầy/bạn và các blogger).

Mấy hôm nay Lá Bàng bận làm nhà, tình cờ hôm qua mình có nhận được một lời bình (cho entry 345) của blogger HT như sau: 'Bài bạn viết rất hay, rất công phu, lý luận và triết lý về những con người trong lịch sử và hiện nay có sự biện chứng rõ ràng... Những triết lý về võ thuật cũng không cần thiết lắm vì thời đại hiện nay chỉ cần bấm nút là tên lửa đạn đạo mang dầu đạn hạt nhân sẽ nổ tung, chừng đó triết học cao thâm cách mấy, võ thuật giỏi cách mấy cũng bằng thừa'.
Mình tôn trọng lời bình trên, nói ngắn 3 chữ là ‘cám ơn nhiều’. Rồi sáng nay đi uống cà phê, mình sực nhớ tới không biết hên hay xui mà mình được ‘chân truyền’ từ các thầy/bạn từ nhiều nước trên thế giới, thiệt, đây cũng là một cách trả lời, hì.. hì…, và mình chợt nghĩ tới câu cuối của lời bình (có gạch đít) mà viết nên entry này.
*
Mình chợt nghĩ là vật lý học/toán học, võ đạo, thơ, văn, nhạc, họa… so với bom nguyên tử thì cái nào ‘mạnh’ hơn cái nào nhỉ?, hì.. hì…, một sự so sánh khập khiểng phải hôn!
Và mặc dù là khập khiểng, nhưng, ví dụ, ba định luật của Newton được viết dưới dạng triết học mà, mình thiết nghĩ là, ‘tầm’ của nó lớn hơn bom nguyên tử nhiều!
Và một ví dụ khác đơn giản hơn, người ta so sánh khi xem phim ‘Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân’ như sau: ‘Phim này xảy ra vào Đệ nhị thế chiến (1939-1945), nói về một điệp viên Nga tên là Isaev, được chỉ thị mật của Stalin là giả dạng gia nhập vào hàng ngũ tình báo SS của Đức với cái tên là Stirlitz. Anh toàn ‘chơi’ (đánh bi da, cờ bạc, nhậu nhẹt, nhảy đầm...) và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trả lời cho Stalin câu hỏi: ‘Có nên tấn công vào Berlin hay không?’… Thoạt nghe thì nhiệm vụ của anh có vẻ đơn giản, nhưng không phải vậy. Việc tổng hợp tình quân sự thế giới, sức mạnh quân sự của Hitler và tình hình Berlin để trả lời là ‘Yes’ hay ‘No’ lại cực kỳ quan trọng đối với quân đội Liên Xô thời đó. Anh là một nhân vật có thật và sau này người ta đánh giá anh là ‘một tình báo quan trọng bằng mấy sư đoàn’... (entry 270).
*
Một 'ý niệm' phải có tính nhất quán/xuyên suốt trong các ‘entry’ mà ai đó viết ra, trong đó giá trị của nó không chỉ có ảnh hưởng đến một nhóm nhỏ người mà còn đại diện cho tiếng nói của một trường phái, một dân tộc, nhân loại (hay một bộ phận của nhân loại).
Nói như thế thì vua Trần Nhân Tông có hẳn là một 'nhà ý niệm' không? Thiết nghĩ rằng không, vì tư tưởng của ông 'chỉ' ảnh hưởng đến một nhóm nhỏ người mà không đại diện cho tiếng nói của một tôn giáo, dân tộc hay một bộ phận của nhân loại, cụ thể là đại đa số người chỉ biết ông với tư cách là người đại thắng quân Nguyên-Mông hơn là tư tưởng ‘thiền’ của ông.
Nói như thế thì Trần Hưng Đạo (nghe nói là Nhật Bản/Hàn Quốc đang áp dụng một số chiến lược quân sự của ông trong cuốn ‘Binh thư yếu lược’, bản do đời sau sao chép) có phải là một 'nhà ý niệm' không? Thiết nghĩ rằng không,  tư tưởng của ông 'chỉ' có giá trị đối với một nhóm nhỏ người có nhu cầu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu quân sự sau này mà thôi, chứ chưa đại diện cho nền móng triết lý quân sự của dân tộc/nhân loại...
*
Mình sẽ không nói nhiều về lịch sử mà quay lại chuyện gần đây một tí. 
Phạm Công Thiện - một người có trí tuệ uyên bác (!), viết khá tản mạn, đã chửi/đả kích các tư tưởng đông-tây-kim-cổ, không loại trừ một tư tưởng nào trừ của vài người (như Hàn Mặc Tử/Hölderlin) và trừ cái mà ông… không biết, nhưng ông không xây dựng được một hệ thống triết lý hay ý niệm nào nhất quán cho cả thời ông lẫn thời sau.
Bùi Giáng, tản mạn nhiều hơn mà lúc thì sâu sắc, lúc thì hời hợt, đã thâm nhập gần hết các loại tư tưởng quan trọng của nhân loại (kể cả Đỗ Long Vân/Kim Dung), nhưng cái mà ông để lại cho hậu thế đại khái là ‘tôi chỉ điên điên một tí thôi, đùa tí thôi, sau khi tôi chết xin miễn bình luận!’.
Nguyễn Hiến Lê đã khá nhất quán khi để lại cho hậu thế một kho sách nhỏ về ‘học làm người + một số nghiên cứu’, nhưng thiết nghĩ là cái mà ông để lại là kinh nghiệm học/nghiên cứu hay kinh nghiệm sống hơn là tư tưởng/tầm nhìn xa cho hậu thế, vì thế sau khi ông chết, hoài bão của ông đã không có người kế hậu/bị thất truyền.
Phạm Duy và các entry phê bình âm nhạc có giá trị (!) của ông - có phải là 'ý niệm' không? Thiết nghĩ rằng không, may ra quan điểm ‘sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Danube’ của ông có thể triển nở thành một ý niệm, tiếc thay ông lại không tập trung cho quan điểm này.
Trịnh Công Sơn, mình thiết nghĩ, cũng đã tản mạn khi chốc chốc lồng một ít tư tưởng/suy nghiệm khá có giá trị về cuộc đời (là vô thường hay hư vô!) vào trong hơn 600 bản nhạc của ông, nhưng nhất thiết đó không phải là (những) ý niệm có tính hệ thống...
*
Ngoài các nhân vật nói trên, còn nhiều nhiều người nữa như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Chí, Nguyễn Công Trứ, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Duy Cần, Đỗ Long Vân, Nguyễn Hoàng Phương, Hạ Đình Quốc Huy, Lê Văn Tuấn, Thích Nhất Hạnh, Ngô Bảo Châu...
*
(Đến đây có thể có blogger hỏi là tại sao Lá bàng xếp một số nhân vật 'vô danh' với các danh nhân, mình thiết nghĩ là không nên tự ti về các nhân vật 'mới' của ta, trong khi Tây/Tàu tha hồ 'quảng cáo' về các nhân vật mới của họ!).
*
Tuy nhiên, 'mọi nhận định đều có tính chất tương đối', nên vấn đề ‘có phải là triết gia hay không?’ đối với Trần Nhân Tông, Đỗ Long Vân, hay Thiền sư Thích Nhất Hạnh… thì cần có thời gian để hậu thế xem xét và ngoài phạm vi phát biểu của Nhà gom lá bàng.
*
Và khi nào mà các tư tưởng/triết lý/ý niệm được gọi là triết học? Đó là khi nó có tính hệ thống, tính thực tiễn/giá trị, tính lan truyền (không gian) + tính bền vững (thời gian), tính nền móng/kế thừa, và đặc biệt là tính sáng tạo…
Chẳng hạn: thời Hy Lạp cổ đại, tư tưởng Socrate được truyền cho Platon, rồi Platon truyền cho Aristote; thời Trung Hoa cổ đại, Trang Tử đã kế thừa tư tưởng của Lão Tử, Mạnh Tử đã kế thừa tư tưởng của Khổng Tử; thời Phục Hưng, Galileo đã kế thừa tư tưởng của Copernic (thuyết nhật tâm); giữa thế kỷ 19, Lobachevsky đã kế thừa một cách có phê phán các tiên đề Euclide để lập nên 'hình học phi-Euclide'; đầu thế kỷ 20, Einstein (thuyết tương đối, cơ học lượng tử) đã kế thừa một cách có phê phán tư tưởng của Newton, … Và nói đến triết học là nói đến tính hệ thống/sáng tạo, vì thế, các triết lý tản mạn/ngẫu hứng, nếu có, không phải là triết học, đặc biệt là các dạng triết ‘nhai lại’ càng không phải là triết học.
*
Nói thêm ngoài lề một tí, người Việt có tính là hay nói xấu nhau dưới ‘lũy tre làng’, như 'nói hành nói tỏi' là ông A xấu như thế này, ông B xấu như thế kia, bà C xấu như thế nọ…, thực tế là như vậy, mà người ta thường vô tình hay cố tình tránh né khi được hỏi là:
-vậy thì làm thế nào để cho ‘tốt’?
-người nước ngoài xấu ở chỗ nào?
-làm thế nào để ta bằng nước ngoài, các giải pháp?...
Thật vậy, sáng nay, sau khi uống cà phê xong, quay lưng lại, tình cờ mình nghe một phụ nữ nói: ‘Người ta tử tế với mình vì người ta có cái cần mình, chứ chúng nó đều là bọn ăn cướp’, thiệt, hì..., không thể trách cô ấy được vì đó là kinh nghiệm làm ăn, nhưng mình hơi bị ngạc nhiên là tại sao cô ấy không ví người đời như là những bài thơ mà như là những quả ‘bom nguyên tử’, ha.. ha.. ha…
*
‘Quan nhất thời, dân vạn đại’, người ta nhớ Trương Tam Phong với ‘phong thái ôn hòa, điềm đạm và lại chung tình nữa..., thế gian hiếm có’ (bạn Bằng Lăng Tím) chứ không biết ông sống dưới thời vua gì, người ta nhớ Nguyễn Du chứ ít ai nhớ ông vua thời ấy là ai, người ta nhớ Newton chứ không nhớ ông vua thời ấy là kẻ nào, người ta nhớ Einstein chứ ít ai nhớ tổng thống Mỹ (mà đã hạ lệnh thả bom nguyên tử xuống Nhật) mặt mũi ra làm sao…
Tóm lại, ‘lão bá tánh’ chỉ tôn trọng những ai đem lại lợi ích thiết thực cho họ, chứ không tôn trọng các bạo chúa mà đe dọa rằng: ta sẽ dùng đến khủng bố hay… bom nguyên tử.

---------------------------
Các entry có liên quan:

22 nhận xét:

  1. Lưu:
    Đôi mắt băn khoăn của em buồn
    Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh
    Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
    Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
    Anh không giấu em một điều gì
    Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

    Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
    Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
    Và xâu thành một chuỗi
    Quàng vào cổ em
    Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
    Tròn trịa dịu dàng và bé bỏng
    Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em
    Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
    Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
    Em là nữ hoàng của vương quốc đó
    Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu!

    Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
    Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
    Và em thấu suốt rất nhanh
    Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
    Nó sẽ tan ra thành lệ trong
    Và lặng thinh phản chiếu nỗi niềm u ẩn
    Nhưng em ơi, trái tim anh lại là Tình yêu
    Nỗi vui sướng khổ đau của nó là Vô biên
    Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là Trường cửu
    Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
    Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Lưu 1 bài thơ hay (blog Võ Như Quỳnh):
    Vâng lời Thầy con đi quét lá,
    Lá vàng rơi lả tả khắp nơi.
    Lá khô rơi như kiếp một con người,
    Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...

    Con vừa quét sạch một gốc cây,
    Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng,
    *Con hỏi: nếu như gió đừng rung động,
    Thì lá kia hẳn còn ở trên cành.
    Một kiếp người cũng thế quá mong manh,
    Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa!

    Tạ ơn Thầy cho con bài học nhỏ,
    Mà thâm sâu như một triết lý không cùng.
    Con ra về lòng luống những bâng khuâng,
    Lá và con cũng trong vòng sanh diệt.

    Bài hát "Học Quét Lá"
    Lá vừa sinh đã có mầm hủy diệt,
    Con vừa sinh đã có hẹn ngày đi.
    Một làn gió đâu có sức mạnh gì,
    Mà lá rơi không thể nào cưỡng lại.
    Hơi thở con như làn gió ấy,
    Nếu không về thì con sẽ đi đâu?

    Đã lâu rồi con vẫn lặn hụp chìm sâu,
    Trong mê mãi con đi tìm sự nghiệp:
    Con vẫn ước có căn nhà rộng đẹp,
    Con vẫn mơ con cái học thành tài,
    Con vẫn mong, vẫn đợi một ngày mai,
    Lũ con cháu trở nên người thành đạt.
    Con vẫn chưa có gì cho con hết,
    Làm hành trang khi cất bước lên đường.

    Tạ ơn Thầy đã cho con chút tư lương,
    Là bài học quét lá vàng rơi rụng.
    Lá và con cũng có cùng số phận,
    Đi về đâu là do con chọn lấy con đường.

    Trả lờiXóa
  3. Anh LB ơi, Anh nhắc đến các nhân vật "nổi tiếng" cùng với những nhân vật "vô danh" thật hay đó ! Đóm cũng đồng ý với Anh là "Tóm lại, ‘lão bá tánh’ chỉ tôn trọng những ai đem lại lợi ích thiết thực cho họ ... "
    Nãy giờ Đóm đọc Đóm chẳng nhớ gì cả ! Anh là "ai" Đóm cũng ko nhớ nốt ! ... hu hu hu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, LB còn quên Đom Đóm là một nhân vật hữu danh trong blogspot nữa đóa, để bổ sung vào nhé!, hì..., đùa tí, cám ơn Đóm, LB đang ở quê, tối ngọt ngào.

      Xóa
  4. Anh là ai? Một người uyên thâm hiểu biết! Cám ơn anh đã có bài viết rất hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, trước đây mình có đi giảng bài, khoảng 20 năm, ở một số trường/khu vực, nay mình nhớ lại các bài giảng mà ghi ra, có bổ sung hiện thực (mới) và kiểm tra lại các tư liệu, hì..., cám ơn bạn, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  5. Lưu (từ blog Trần Minh Châu):
    Một người bình thường sẽ chấp nhận những nỗi cô đơn như một thứ gia vị cho cuộc sống, chứ không phải một thứ thuốc độc cần lảng tránh. Nếu biết cách chuyển hóa và thăng hoa cuộc sống mình, thì cô đơn cũng là một thứ cảm xúc thú vị cần trải nghiệm, một khoảng lặng thinh cần thiết cho đời sống nội tâm. Đôi khi, cùng với nỗi buồn, cô đơn là một chất xúc tác tạo nên những điều tốt đẹp và vĩ đại cho cuộc sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Like điên đảo luôn Huynh ơi!

      Xóa
    2. Hì, đoạn lập luận này hay quá phải hôn MTV, LB đang bận viết entry, sẽ sang thăm sau nghen, ngủ ngon.

      Xóa
  6. E thì thấy sức viết của a còn mạnh hơn cả bom nguyên tử ấy. Thật đấy. Lần nào sang nhà a cũng mang cảm giác là kẻ đến chậm. Vì tốc độ entry mới ra lò. Hihi/ Chúc a những ngày cuối tuần vui vẻ nha. Mai đc nghỉ lễ, đi chơi với e không a?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mai đi chơi nhé, em chơi ở miền Bắc, anh chơi ở miền Nam, gặp nhau trên đám mây nghen, hì... hì..., cám ơn tím, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  7. Vậy Nha Gom La Bang VN có theo hệ thống tư tưởng nhất quán không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, ông tiến sĩ kỳ lạ hay chọc Lá bàng là nghệ sĩ triết học chứ không phải là... triết gia gì gì đó, hì..hì...
      Dù sao đi nữa, LB cũng nhất quán từ đầu đến cuối.
      Thank DN, tối vui nhé.

      Xóa
    2. Tò mò muốn biết NGLBVN có đọc " Thiên thần và ác quỉ "của Dan Brown chưa nhỉ ?

      Xóa
    3. À, LB mới biết, nó hơi giống kết cấu truyện của Cổ Long, nghe nói là có hàm lượng kiến thức cao, nhưng giả thiết khoa học không được thuyết phục... Tks. Ngày mới vui nhé.

      Xóa
  8. Nhà anh toàn những bài hay em sang thăm anh đọc ké chúc anh những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, Lb vẫn nhớ entry về 'dưa hấu' của GG, tks, tối LB ghé nhà nghen, chiều vui.

      Xóa
  9. MT sang thăm anh LB cuối tuần vui vẻ , may mắn..anh LB nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn tím, chuẩn bị cà phê VIP đi, Lb sẽ bay sang Pháp cùng tím làm vài cử nhé, hì..., cuối tuần vui nghen.

      Xóa
  10. bác Bàng chơi lun bom ... nguyên tử, bác vui nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Mộc, LB chả có gì chơi, nên lâu lâu không có khách thì tranh thủ viết vài dòng, cuối tuần vui nhé.

      Xóa
  11. Cám ơn Dung nhi, Tĩnh ca ca đang bận viết entry, sẽ sang thăm sau nghen, ngủ ngon.

    Trả lờiXóa