Trước tiên, LB xin nói rằng chữ ‘thượng đế’ ở đây không viết
hoa, có thể cho là đấng-không-biết. Bài viết này bàn một chút về 'lối thoát' (= way-out), có tính chất tản mạn, nên LB đã cố gắng sắp xếp/phân loại cho các blogger dễ đọc, gồm có: một ít tâm sự, thượng đế đã hại ta rồi!, sự phụ thuộc tư tưởng ‘ngoại’, không ai ‘thoát’ được, và làm sao ‘thoát’?
*
Bạn Mực Tím hay hỏi là ‘sao dạo
này anh LB ít làm thơ?’, mình thiết nghĩ là không nhất thiết phải viết dưới
dạng:
Ước gì em đến với anh
Ước gì hai đứa nhập thành một đôi
Ước gì môi dính với môi
Ước gì quên hết cuộc đời khổ đau,
Ước gì hai đứa nhập thành một đôi
Ước gì môi dính với môi
Ước gì quên hết cuộc đời khổ đau,
mà 367 bài viết này đều là những bài thơ, vì mình viết với
hạt nhân tình yêu bên trong, hề.. hề… (mình rất thích đùa). Bạn Dung Ho đồng ý với quan
điểm này: ‘Bài viết rất thực, chân tình, và tuyệt vời! Nếu có ai đó ‘phổ
nhạc’ bài này, thì chắc đó sẽ là ca khúc... immortel! Nếu ‘phổ thơ’, thì đó
sẽ là bài thơ ‘bất tử’. Nếu để nguyên xi, thì bài văn này cũng đủ…
bất tử rồi! Bởi những điều tâm tình rất thật, đẹp, giản dị, nó gần với
chân lý. Chân lý thì không thể chết được. Consequently, nó bất tử!’.
*
Gần đây, mỗi buổi sáng khi LB thức dậy, mình ước mơ là được
vĩnh viễn nằm trong giấc mơ, vì cứ mở mắt ra, thấy ánh sáng mặt trời, là đầu óc
ta lập tức lao vào bể khổ.
Sao thượng đế nỡ nào để ta phải ‘vắng em’:
'Vắng em thu tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ.
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ.
Sao thượng đế nỡ nào để ta ‘không có em':
Không có em sông buồn không muốn chảy
Không có em lan gãy cánh nghiêng sầu
Không có em cây chợt buồn day dứt
Không có em khói thuốc bỗng bạc mầu.
Không có em cây chợt buồn day dứt
Không có em khói thuốc bỗng bạc mầu.
‘Sao mà con người dám tham vọng vượt quyền tạo hóa, sao mà
dám tham vọng làm ‘Tề thiên đại thánh’, sự trả giá cho tham vọng đó làm con
người bị tẩu hỏa nhập ma, cô đơn, tự mình bỏ tù mình mà không có ngày mãn hạn
hay tự lấy núi ‘Ngũ Hành’ mà đè lên xác thịt và tâm hồn của mình’.
*
Vừa rồi, LB có viết về ‘Đỗ Long Vân’, rồi mình chợt nghĩ
rằng kể cả Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện… (và các đại văn hào như
Hemingway, Marquez hay Mạc Ngôn), dù có viết/sáng tác hay đến đâu cũng chỉ dẫn
ta đến một ngõ cụt, tức là không có ‘lối thoát’.
Bùi Giáng, mặc dù được đánh giá là rất ‘siêu’, đặc biệt là
đối với nhiều trí thức (ngoài luồng) ở miền Bắc, nhưng ông viết quá tản mạn, mà
tựu trung, ta không rõ là ông đã chỉ cho ta ‘lối thoát’ gì.
Trịnh Công Sơn với những bài hát làm rung động hồn người,
nhưng cũng chỉ dẫn ta vào một thế giới ‘cát bụi mệt nhoài’ hay ‘cuộc đời mỏi
mệt’, rồi anh ‘xin úp mặt bùi ngùi’...
Phạm Công Thiện (hay Nietzsche) cũng chỉ dẫn ta vào một cái
‘hố thẳm’ sâu hun hút và khuyên ta ‘đừng hy vọng, đừng chờ đợi’, mà nếu có chờ
đợi là chờ đợi cái… chết cho hết kiếp người!
Ông lão của Hemingway đem hết tài năng cả đời của mình để
câu được một con cá mập như ước mơ của mình, nhưng khi về đến bãi biển nhà, nó
chỉ còn là một bộ xương: nỗ lực của con người trước tạo hóa là vô giá trị!, vì
thế mà Hemingway đã tự tử!
Còn người đẹp ‘Vú to mông nở’ (Phong nhũ phì đồn) của Mạc Ngôn thì: ‘Thời đó (bên Tàu, nạn đói năm 1960), người dân rất nghèo
đói, mẹ nàng đã từng ăn cắp mấy hạt bắp/đậu của nông trường, nuốt vào bụng, rồi
về nhà mửa ra, rồi nấu cho con ăn, vì vậy mà bà bị hình phạt vô cùng sĩ nhục là
‘bịt rọ vào miệng’ khi vụ ăn cắp này bị nông trường phát hiện. Sau đó vì để mẹ
và chính bản thân mình khỏi quá âu sầu lo lắng cho kiếp nhân sinh đầy tủi nhục,
nàng đã nhảy xuống sông tự tử, xác của nàng trôi dập dềnh trên mặt nước... Thế
là nàng ‘vú to mông nở’ - trôi vào vòng xoáy của cuộc đời này - đã được giải
thoát khỏi cõi trần ai mù lòa để đến một thiên đường ‘vô ưu’ nào đó không
biết'...
*
Mình nói tí chuyện ngoài 'chính sử' về ông Tuân Tử, để ta thấy rằng việc tìm ra 'lối thoát' dường như là một bài toán không có đáp án của nhân loại.
Tuân Tử (313-328TCN) nói là ‘nhân chi sơ tính bổn ác’. Thoạt nghe, ta có cảm giác là ông đã sai, vì ta lập tức nghĩ đến câu ‘nhân chi sơ, tính bổn thiện’ (Khổng Tử) và nghĩ đến đứa bé mới đẻ đang ngây ngô ngọ ngoạy với các ngón tay nhỏ như cộng hành!
Tuân Tử (313-328TCN) nói là ‘nhân chi sơ tính bổn ác’. Thoạt nghe, ta có cảm giác là ông đã sai, vì ta lập tức nghĩ đến câu ‘nhân chi sơ, tính bổn thiện’ (Khổng Tử) và nghĩ đến đứa bé mới đẻ đang ngây ngô ngọ ngoạy với các ngón tay nhỏ như cộng hành!
Cho đến nay, ông cha ta đã biết bao lần đánh thắng Tàu (ít
nhất là 17 lần), nhưng đánh thắng Tàu xong lại giở ‘Tứ thư - ngũ kinh’ ra mà
học… thuộc lòng, tại sao lại như vậy?
Thực ra, Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan hay Nguyễn Khuyến
thừa sức viết ra cuốn ‘Đạo đức kinh’, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Thị Lộ
hay Đặng Trần Côn thừa sức viết ra cuốn ‘Kinh thi’, Lê Quý Đôn, Ngô Sĩ Liên, hay Ngô gia văn phái
thừa sức viết ra cuốn ‘Sử Ký’ (không thua gì ‘Sử Ký’ của Tư Mã Thiên, hay ‘Đông
chu liệt quốc’ của Phùng Mộng Long), Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Công Trứ thừa
sức viết ra một cuốn triết học có giá trị, thế mà các cụ không chịu viết, ngược
lại, khi đứa con mới vừa đẻ ra, các cụ liền dạy ‘thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn’, vô cùng tiếc, híc.. híc…
‘Nhân chi sơ, tính bổn ác’, mặt nào đó, lại rất đúng, tính
‘ác’ nằm ngay trong hạt nhân sơ sinh. Ví dụ ta có cây ớt con hay lõi gừng non
nhỏ xíu, không cay, nhưng khi lớn lên, rồi càng già nó càng cay! Đứa bé đẻ ra,
khi nhỏ nó rất ngoan, nhưng khi lớn lên, có thể nó khác ta (hoàn toàn) đến nỗi
các bậc phụ huynh phải kêu trời lên ‘cha mẹ sinh con, trời sinh tính’, hay có
một ông nông dân đau lòng vì con quá mà kêu trời rằng ‘ước gì con tôi nhỏ lại
như thời nó mới học mẫu giáo’, cũng có cậu bé khi còn nhỏ mà người ta đoán biết
là nó sẽ làm hoàng đế! (như Lưu Bị, Đinh Bộ Lĩnh hay Lý Công Uẩn)…, phải chăng
cái ‘tính’ của đứa bé đã có mầm mống từ khi bắt đầu hình thành thai nhi!
*
Tuần trước, ở VN có xuất hiện nhân vật khuyết tật là Nick Vujicic
(không có 2 tay và 2 chân, bẩm sinh). Có người nói là hợp đồng với anh ta rất
tốn tiền, có người nói là ‘bụt chùa nhà không thiêng’... Nhưng tốn tiền là một
chuyện khác, còn giá trị của những phát biểu của anh Nick là một chuyện hoàn
toàn khác. Và chuyện ‘bụt chùa nhà không thiêng’ là một chuyện khác, còn giá trị của ‘lối thoát’ mà anh Nick mở ra cho lão
bá tánh là một chuyện hoàn toàn khác. Nói nôm na, người có nghị lực học Toán là
một chuyện khác, còn giá trị của bộ óc Toán học của Ngô Bảo Châu là một chuyện
hoàn toàn khác.
Nếu loại trừ yếu tố tôn giáo trong phát biểu của anh (tùy
mỗi khán giả) thì có thể, có thể thôi, xem những phát biểu của anh là phát kiến xuất sắc của thế kỷ, bởi không phải ngẫu nhiên mà người ta phong anh ta là
‘chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh’ mà ông Obama có mơ cũng không được, hì...
Anh có hỏi ‘nếu ta có 1 tỉ đô thì ta có hạnh phúc không?’,
khán giả trả lời: ‘có, một tỉ lần hạnh phúc!’ (hì.. hì…), rồi anh hỏi tiếp ‘nếu
ta có tất cả tiền bạc trên thế giới này thì ta có hạnh phúc không?’, anh tự trả lời là ‘không’,
vì nếu cha/mẹ của ta chết, con/cháu của ta chết, hay người yêu của ta chết, nếu ta không có tình yêu, nếu
ta không được gọi lên tiếng ‘con ơi’, nếu ta bị ung thư… thì còn gì là hạnh
phúc, nên hạnh phúc chủ yếu là ở con người chứ không phải ở tiền bạc.
Anh có hỏi ‘ta chỉ có thể đem lại hạnh phúc cho người khác
bằng tiền bạc?’, anh tự trả lời là ‘không nhất thiết’, mà ta hãy đừng sĩ nhục
làm mất lòng tin của người khác, hãy động viên người ‘yếu đuối’, hãy làm cho
môi trường trong nhà trường trở nên xanh-sạch-đẹp hơn, hãy đem con sao biển trả
về với biển, người Việt hãy yêu người Việt, hãy yêu 2 chữ ‘tự do’, hãy cố gắng
yêu thương mọi người và hãy làm ngay ngày hôm nay!, và bằng cách đó, ta đang
tạo nên ‘sự khác biệt’.
Anh có hỏi ‘người khuyết tật có hẳn là khuyết tật không?’, anh tự trả lời là ‘không hẳn vậy’, vì mỗi cá
thể mà thượng đế sáng tạo ra, là không thừa, đều bình đẳng và có vẻ đẹp diệu
kỳ riêng của nó, và hãy khám phá ra và phát triển sự diệu kỳ vốn có của mình.
Theo anh, người khuyết tật là người đã đánh mất niềm tin hay đã từ bỏ khát vọng, mà khi ta đã từ bỏ khát vọng là ta còn sống mà coi như đã chết.
Anh khuyên ta ‘đừng bao giờ từ bỏ khát vọng’, và tội nghiệp thay cho những ai
đã từ bỏ khát vọng của mình…
*
Cuối cùng, LB xin quay trở lại về chuyện đấng-không-biết và ‘lối
thoát’.
Đỗ Long Vân, Bùi Giáng, Phạn Công Thiện, Trịnh Công Sơn…
không thể ‘thoát’. Các blogger đang thất tình không thể ‘thoát’.
Thành Cát Tư Hãn cũng không thể thoát: ‘Phải chăng số phận của con người đến từ sự ngẫu nhiên,
con người được sinh ra và phát triển trong một thế giới xa lạ mà không phải do
mình tự chọn, và do đó bản chất con người cũng là cô đơn. Chính những nhà
chính trị khi thành công tột đỉnh thường bị sụp đổ về tâm lý và đi vào sự cô
đơn gần như tuyệt đối, như Thành Cát Tư Hãn, Nhậm Ngã Hành, Nhạc Bất Quần hay
Tào Tháo’.
Từ Hi thái hậu cũng không thể thoát: ‘Trời, thời ta, Trung Quốc bị bại trong 2 cuộc chiến tranh
nha phiến (1840-1843 và 1856-1860), rồi lủng củng nội bộ 20 năm trong 'cuộc vận
động tự cường', lại tiếp tục bị bại trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894),
sau đó Bát quốc liên quân gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và đế quốc
Áo-Hung xúm nhau đánh Trung Quốc (1901), bọn Anh lại đốt phá Di Hòa Viên của
ta, ta chạy đến Tây An còn chưa kịp, ở đó mà nói chuyện Hoàng Sa, Trường Sa!’
Đại gia cũng không thể ‘thoát’: ‘ĐM, tao đang nợ ngân hàng ngập đầu ngập cổ, bất động sản
thì đang đóng băng, nghe đồn là vợ tao đang… ngoại tình, con tao thì đang
nghiện ma túy, mấy con hồ ly tinh cẳng dài thì nhá máy cho tao liên tục, mấy
thằng Gút/cao huyết áp/ung thư… đang tới nhà tao xin làm anh em kết nghĩa…, thế
mà chúng mầy còn chạy theo tao đòi học hỏi kinh nghiệm hả..., chạy trời không
khỏi nắng, than ôi!’.
*
Và dĩ nhiên, LB cũng không thể ‘thoát’. Nhưng mình biết
rằng, một người đang ở trong tù vẫn có thể chỉ cách cho người khác ‘vượt ngục’,
ví dụ như một ông linh mục ở trong tù đã chỉ đường cho chàng thanh niên Edmond
Dantès đi tìm kho báu (truyện Bá tước Monte Cristo, của Alexandre Dumas 'cha'), kẻ
khuyết tật Đoàn Diên Khánh khi thấy con mình (là Đoàn Dự) được làm hoàng đế nên
cười ha hả rồi chịu… chết (truyện ‘Thiên long bát bộ’ của Kim Dung), Tạ Tốn bị
tù về tư tưởng vẫn mở ra lối thoát ‘tình yêu xa rời sự phù phiếm của thế tục’
cho Trương Vô Kỵ… (truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’, của Kim Dung), lão họa sĩ già Behrman
vẽ chiếc lá cuối cùng, rồi chết, để cho nàng Johnsy được sống (truyện ‘Chiếc lá
cuối cùng’, của O. Henry)…, và không nói xa xôi, một người cha không được học hành đến nơi đến chốn đã 'nâng' đứa con mình lên đến tiến sĩ... Vâng, chết mà làm cho người khác sống cũng là thật
sự một lối thoát.
*
Ngoài việc mình cùng quan điểm với Đỗ Long Vân hay Nick
Vujicic…, ông ‘tiến sĩ kỳ lạ’ còn phong cho LB là ‘nghệ sĩ triết học’, bần tăng
không dám!, mà nếu ông ta nói rằng ‘367 entry trong blog này là triết lý tình
yêu’, thì cũng được, hề.. hề…, mà trong đó, với quan điểm: tình yêu có thể dẫn
đến tuyệt vọng nhưng ta vẫn cứ yêu:
‘Tình đến, rồi tình phải ra đi’
Sao ta nghe mãi gió thầm thì
Mây bay, mây lượn, rồi mây biến
Ta chẳng hờn mây, ta vẫn say.
Sao ta nghe mãi gió thầm thì
Mây bay, mây lượn, rồi mây biến
Ta chẳng hờn mây, ta vẫn say.
Và mình đã có viết rằng: ‘Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn
của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là
liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’. Phải chăng đó là một lối thoát, hơn nữa, là một khát vọng,
và ta sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng đó!
-------------------
Entry có liên quan:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/358-nhung-con-nguoi-tuyet-kho.html
-------------------
Entry có liên quan:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/358-nhung-con-nguoi-tuyet-kho.html
‘…Con người khác động vật là ở chỗ có tình yêu mà chính thượng đế phải nể phục và nghiêng mình trước sự kỳ diệu của tình yêu mà con người đã thể hiện (bởi lẽ ngài cũng không thể hiểu được tình yêu đó). Con người chứ không ai khác đã tự sản sinh ra tình yêu sau khi ăn trái cấm, mà thượng đế chỉ ban tặng cho họ không khác gì là hai xác thịt chứa đầy rẫy những tình dục, cô đơn và đau khổ. Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’
Trả lờiXóaChào anh .
Trả lờiXóaDạo này bài viết của anh mang đậm triết lý nhân sinh , làm Hồ Điệp cũng nhín thời gian lạm bàn đôi chút .
Thưa anh , con người dù có nhận ra thật tánh chính mình thì cũng mới bước vào tiên đề nhận thức ra chính mình , thường bị đưa dẫn đến cội nguồn phi lý , vô nghĩa của cuộc sống . Đồng thời tự mình nhận thức ra chính Hố thẳm của mình ...
Bởi thế tôn giáo mới có đất sống anh ah .
Cứu cánh sự sống là điều cần thiết phải có để đưa chúng ta qua bờ sinh tử , nhưng rất tiếc khi họ chứng về thực tại chính mình mà với cái tâm cuồng ngạo khinh thế ngạo vật thì hầu như tất cả sẽ vào ngõ cụt của Hố Thẳm tư tưởng .
Nếu chúng ta sống với một cái tâm khiêm hạ lòng lành và một tình yêu nhân sinh bao la vô điều kiện thì ắt hẳn sẽ nhận lãnh Cứu Cánh .
Khi nhận thức ra ta vốn xưa nay chưa từng là một vật thì cái ngã của ta đã là Vô ngã của bản thể để hòa nhập vào Đại Ngã vậy . Cứu cánh đã có trên một thân phận kiếp người được treo trên cây thập giá Đời .
Lạm bàn cùng anh .
Thân mến
À, chiều hôm qua, LB chợt phát hiện ra Đỗ Long Vân vẫn... có 1 nhược điểm, rồi đến Phạm Công Thiện, mình định viết một bài về 'way out' (= lối thoát), mình đã buông bút đầu hàng, phải mất 24h sau mình mới tìm ra là:
Xóa"một người đang ở trong tù vẫn có thể chỉ cách cho người khác vượt ngục"
Vì vậy mình mới viết tiếp được bài này, viết khó lắm bạn ạ, vì phải có tư tưởng trước cái đã. Còn mình không quan tâm đến các thứ triết học xiu huyền (xìu) đủ loại ở trên đời, vì ta phải tự cứu ta trước đã, bạn HĐ đã nói thế rồi còn gì, hì...
Cám ơn bạn rất nhiều, chiều ấm áp.
Chào anh .
XóaMột tối hơi say ...xin anh lượng thứ .
Đồng ý cùng anh chính ta tự cứu lấy chính mình , nhưng hỡi ơi , khi con người Trực nhận ra chính ta thì chủ quan định kiến luôn cho rằng thật vậy , vì đây quả thật là một thực tại như lai hiện hữu và tồn tại muôn đời ...
Nhưng trong lý ấy luôn hiện hữu hữu một sự sống hằng hiện hữu và tồn tại không phi nghĩa lý . Bởi vậy sự sống luôn hằng tiếp diễn và mãi mãi liên tục tính .
Thân thương gởi về anh .
Thân mến
Mình thích nhất là ý tứ mà bạn vừa bình, một trong những lý do là bạn đang say, có lúc ta cần say một tí để là một con người thật..., hì...
XóaMọi sự đều đơn giản, kể cả sự sống/chết, chính vì vậy, triết học rất là đơn giản/bình thường như ta uống cà phê hàng ngày hay như ta đang nghe một câu chuyện tình yêu vậy (còn sở dĩ triết học bị cho là quá trừu tượng, vì có người không hiểu làm cho nó bị khó hiểu).
Thân. g9.
Tuyệt !
XóaThanks, chiều vui nghen.
XóaBài viết khá rộng!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaHì..., LB với (mấy) thầy thảo luận cả 2 ngày mà tí nữa là thua đề tài này rồi đó. Cám ơn ban PĐ, chúc tối vui.
XóaLưu từ blog Văn nghệ Quảng Trị:
Trả lờiXóaÀ, LB có vào xem bài này, nhưng cái LB thích là đoạn này (LB kg sành thơ Đường):
Nhà hiền triết Platon hỏi các bạn thực khách: trong một chậu nước đầy, bỏ cục gạch vào thì nước tràn ra. Còn bỏ con cá lớn bằng cục gạch vào thì nước chẳng tràn ra, là tại sao?
Các thực khách trả lời: kẻ bảo tại con cá nó hít nước, người bảo tại con cá nó nguo ngoe lội tới lội lui.
Phaton cho gia nhân mang chậu nước ra làm thí nghiệm, lúc bỏ con cá vào, thì nước cũng ... tràn ra !
Với thí nghiệm đó, Platon cho chúng ta câu châm ngôn dùng dạy trẻ là «hãy quan sát trước khi suy luận» (observer avant de raisonner)
Nhưng còn có một câu châm ngôn sâu sắc hơn nằm trong quyển Tự điển Petit Larousse: «tôi rất yêu quí Platon nhưng tôi yêu quí sự thật nhiều hơn» (Platon m’est cher, mais la réalité me l’est davantage).
Các tiền nhân chúng ta có công lớn với văn học, trong những tác phẩm của họ, không thể tránh được đôi khi cũng có những sơ sót sai lầm. Khi nhận ra, hẳn các vị ấy cũng khuyên chúng ta một câu tương tự: «đừng vì ta mà phủ nhận sự thật».
Cám ơn tác giả, và xin về blog của LB. Trân trọng.
‘Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’. Phải chăng đó là một lối thoát, hơn nữa, là một khát vọng, và ta sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng đó!" Viet hay lam anh a !En ung ho quan diem nay cua anh LB na` !hihi
Trả lờiXóaChuc anh vui,khoe va luon thanh cong voi nhung bai viet mang day tinh triet ly nha anh !
P/S:Sang tham anh va doc nhung bai anh viet ...giup em hoc va hieu them tieng Viet rat nhieu,En cam on anh nhe !
Ui, chỉ nghe Yen Pham mà chưa bao giờ thấy mặt.
XóaCâu này là một câu mà LB nói thật sự nghiêm chỉnh, còn trong bài viết, LB thường đưa sự 'hoạt kê' vào, có chỗ nào mà YP đọc thấy cười lên chưa? Hì...
Cám ơn YP, tuần mới ngọt ngào nghen.
Ui,Yen sang thay anh LB hoi...dinh tra loi nhung "Mua Thu Vang" tra loi truoc Yen rui hihi
XóaCuoi tuan ngap tran niem vui nhe anh LB !
P/S:Nha Yen co vo so la hinh cua Yen ma anh noi hong bit mat !?hi
Ui, nếu cái avatar là hình của YP thì em quả đúng là TTBN, hì...
XóaLB có nhận được lời bình của bạn Uyển Di (mà LB gọi đùa là Dung muội), nội dung chính như sau:
Trả lờiXóa‘Mọi người khen ngợi bài viết anh. Các ví dụ dẫn dắt rất hay. Nhưng người bình thường như em muốn tìm hiểu về triết thì thật sự khó biết anh đang nói gì… Nên các comments lạc loài và chả ăn nhập gì. Xưa em học cấp 3, thầy dạy văn có đưa ra hai khái niệm "lãng mạn tiêu cực", "lãng mạn tích cực", mà TCS, Bùi Giáng... cũng có lúc phải lọt vào sự "lãng mạn tiêu cực" chứ không như kiểu tích cực "anh ôm em ôm cả súng trường". Như anh nói các nhà hiền triết của mình đã "ra lò" các tư tưởng mà sau này hậu nhân đã dùng nó như "kim chỉ nam cho mọi hành động", trong khi trong đời sống cá nhân của các vị ấy có những khi họ bế tắc tột độ. Điều đó cũng rất chi là thường tình bởi con người có ai thoát khỏi những bản ngã của chính họ. Anh cũng vậy mà phải không? Và người ta lấy tình yêu ra làm cứu cánh…’.
Trả lời: Cám ơn Dung muội rất nhiều, Tĩnh ca ca sẽ trả lời ở entry 368, muội qua xem nghen, chúc chiều ngọt ngào.
Và mình đã có viết rằng: ‘Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’. Phải chăng đó là một lối thoát, hơn nữa, là một khát vọng, và ta sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng đó!
Trả lờiXóa...
MTV rất thích những câu kết của LB, vì là những câu kết nên sẽ là đóng lại một vấn đề nhưng dường như vấn đề đóng lại lại luôn mở ra một cái mới, hi vọng và tương lai mới đó là động lực để cho mỗi chúng ta tiếp tục ....qua đời.....hihi
Đời là bể khổ, qua được bể khổ là qua đời..............
MTV rất thích những câu kết của LB... sẽ đóng lại một vấn đề nhưng dường như vấn đề đóng lại lại luôn mở ra một cái mới, hi vọng và tương lai mới đó là động lực để cho mỗi chúng ta tiếp tục... qua đời.....hihi
Trả lờiXóaMTV hiểu bài viết rất tốt, LB thưởng cho chữ EXCELLENT nghen, hì.. hì...
Khuyết tật chưa hẳn đã khuyết tật. Không khuyết tật chưa chắc đã là...đủ đầy anh nhỉ?
Trả lờiXóaUi, bây giờ thức khuya mới thấy sót cái comt này, xin lỗi TGT nghen, câu nói của em hay đó:
Xóa"Khuyết tật chưa hẳn đã khuyết tật. Không khuyết tật chưa chắc đã là...đủ đầy"
Có một sự khuyết tật về tinh thần khá phổ biến và đặc biệt... nguy hiểm, hì..., LB sẽ khai thác đề tài này trong các entry sau, TGT tiếp tục theo dõi nghen, g9.