Em cứ đứng âu sầu nghe
sóng biển
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau
*
Em cứ tưởng gần anh
thêm chút nữa
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em
(Ngờ đâu-NGLB)
Khi Lá Bàng nói ‘chỉ có thượng đế mới cứu được’ thì có nghĩa
là vô phương cứu chữa (tuyệt khổ), và ở trên đời, mình đã được biết nhiều trường
hợp như vậy, nay mình xin kể cho các bạn nghe một số câu chuyện có liên quan sau
đây.
*
Vào gần giữa thế kỷ 20, ông Dale Carnegie (1888-1955) có
viết 2 cuốn sách nổi tiếng trên thế giới, đó là ‘Đắc nhân tâm’ (How to win friends
and influence people) và ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’ (How to stop worrying
and start living), trong đó ông xây dựng trên 3 cơ sở chủ yếu sau: ‘thị dục
huyễn ngã’, ‘kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’ và ‘định mệnh là một ly chanh
đắng’. Nói nôm na, ‘thị dục huyễn ngã’ là tính ham đề cao ‘cái tôi’ như: tôi
biết cái này nè, tôi giỏi cái này nè, tôi nói đúng cái này nè…, trong đó việc
khoe khoang/sĩ diện, ham quyền lực hay tham nhũng là đặc trưng nhất. Và nói nôm
na, ‘kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’ (Khổng Tử) là điều gì mà ta không thích thì
đừng làm cho người khác. Còn ‘ly chanh đắng’ ở đây ý nói là: nếu ta bỏ thêm đường vào
thì ly chanh sẽ hết đắng, đại khái là ta nên cố gắng tìm cách ‘pha chế’ để làm
cho định mệnh cay đắng này trở nên ‘ngọt ngào’.
Nhưng ly chanh ‘đắng’ không quan trọng, có một loại chanh
đắng kinh khủng mà có bỏ đường ngọt đến cở nào cũng không hết đắng: đó là các
số phận tuyệt đắng.
*
Bơ vơ lạc lỏng, trong
chốn tục trần
Cuộc đời tan nát, lạc cõi phù vân
Rả rích khuya mưa, ứa tràn dòng lệ
Tình chết trong mê, về đến mộ phần
*
Cuộc đời là như vậy, phải không anh?
Như chiếc thuyền nan, tan vỡ chòng chành
Gió thôi nhẹ tênh, em lòng giông bão
Nhìn xuống đáy sông, còn chỉ bóng mình
(Tội nghiệp em-NGLB)
(Tội nghiệp em-NGLB)
Câu Tiễn (496-465TCN)
là vua nước Việt cổ (thuộc Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô ngày nay), vì bị
mất nước, phải chịu nhục cúi đầu làm ‘ô-xin’ cho Ngô Phù Sai, phải dâng đại mỹ
nhân Tây Thi cho họ Ngô, thậm chí có lúc phải nghiến răng nghiến lợi để ‘ném
phân’ của họ Ngô. Nhịn nhục hơn 20 năm, y bất thần đánh úp, diệt được quân Ngô
và trở thành một trong ‘Ngũ bá’ của Trung Hoa thời đó. Mặc dù thành ngữ ‘nằm
gai ném mật’ được người ta dùng để nói về Câu Tiễn, nhưng không thể xếp ông ta vào
dạng tuyệt khổ vì hệ thần kinh của ông ta vẫn còn ‘rin’.
*
Hàn Mặc Tử
(1912-1940), khi còn sống, đã được nhiều bạn yêu thơ mến mộ, ngoài ra còn có
thiên thần bé nhỏ Mộng Cầm tự nguyện đến tâm sự với anh nữa, hì.. hì…, sau này anh
lại được Phạm Công Thiện ca tụng như là một tài năng vào bậc nhất trong… vũ trụ!!!: ‘Hàn Mặc Tử bay sà xuống đậu ngay chính giữa, ngay lúc ấy,
lập tức hai Thi Sĩ bên trái và hai Thi Sĩ bên mặt quì xuống lạy ba triệu lạy… từ
ấy, trái đất liên tục xoay tròn giữa vũ trụ vô biên và con người không còn làm
thơ nữa’... Anh đã chết vì bệnh cùi khi tuổi đời con non trẻ, chắc chắn là anh rất rất đau
khổ, tuyệt khổ.
*
Hemingway
(1899-1961) đã biết mình bị rơi vào ‘số phận không kiếp’ và rất hy vọng rằng
‘tình khúc âm-dương’ sẽ gột sạch nỗi ám ảnh về hư vô mà luôn lảng vảng trong
đầu ông, bằng cách lần lượt lấy trên 4 bà vợ. Nhưng ông (và cả ta) cũng thừa
biết rằng ‘chỉ có những giây phút bất tử của tình yêu, chứ không có tình yêu
bất tử’: lỗi không thuộc về các bà vợ của ông. Cuối cùng, vì tuyệt vọng kèm
theo chứng bệnh ‘trầm cảm lưỡng cực’ (nghiên cứu do các nhà khoa học ở Viện
Karolinska, Thụy Điển thực hiện), ông đành lấy súng bắn vào đầu một cái ‘đoàng’: hư
vô biến mất.
Ngoài ra, nhà văn Marquez (Mác-kết) bị ‘trăm năm cô đơn’,
nhưng không sao, ông chỉ bị mất trí nhớ hoàn toàn mà thôi! Nghe đồn là Jack London tự tử vào ngày 22/11/1916 và ngay cả Dale
Carnegie cũng tự tử năm 1955! (theo wikipedia). Còn nhà thơ Yesenin
(Ét-xê-nhin) tự tử năm 1925 và Mayakovsky (Mai-a-cốp-xki) tự tử năm 1930:
-Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch)
(= I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn (Yesenin)
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovsky)
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch)
(= I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn (Yesenin)
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovsky)
*
Johnsy (trong truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O. Henry), nữ họa sĩ, rất nghèo + bị ốm nặng sắp chết,
cô có bị dằn vặt đau khổ, thậm chí tuyệt vọng một thời gian, nhưng sau đó, cô được một họa sĩ già là Behrman hy sinh mạng sống để vẽ lên chiếc lá cuối cùng mà đã khơi
dậy niềm hy vọng sống trong cô, rồi cô sẽ trở thành một họa sĩ tài hoa: hệ thần
kinh của cô vẫn còn ‘rin’.
Ngoài ra, ông lão đánh cá Santiago (trong truyện ‘Ngư ông và biển cả’ của Hemingway) cũng vậy: nghèo + khổ, nhưng không tuyệt khổ. ‘Gã Bil’ (trong truyện ‘Tình yêu cuộc sống’ của
Jack London) chỉ nhịn đói một thời gian và phải đấu tranh một mất một còn với
con sói già, nhưng chắc chắn không thể xếp anh ta vào loại đau khổ...
*
Khuất Nguyên
(430-278) là một chính trị gia và là một nhà thơ có tài, nhưng không được triều
đình tin cậy và bị sa thải, ngoài ra còn bị bọn ‘dung tục’ thời đó ghen tị đâm
thọc, nên uất ức quá mà phải nhảy xuống sông tự tử vào ngày mồng 5/5 âm lịch
(tương tự, Lý Bạch cũng nhảy xuống sông ôm trăng tự tử!). Tuy nhiên, khi còn
sống, ông đã được lão bá tánh trọng vọng, và đặc biệt là trước khi chết, hệ
thần kinh của ông không đến nỗi quá… tồi.
-Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
Nén chí xưa, cam nỗi xót xa
Thánh hiền xưa cũng như ta
Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong! (Khuất Nguyên, Nhượng Tống dịch)
-Con sông nửa thực nửa mơ
-Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lý Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên (Nguyễn Trọng Tạo)
*
Socrates
(469-470TCN) được các nhà nghiên cứu triết cho là người đau khổ. Một ví dụ, khi
ông ta đang ngồi nhậu với bạn trên lầu thì bị vợ chửi mắng và đem hết mồi nhậu ném
xuống sân, ổng lại kéo bạn xuống sân… nhậu tiếp, nhưng bà vợ ổng lại quá quắt,
đem mồi nhậu ném ra ngoài đường... Socrat là một trong những bộ óc vĩ đại cùa
nhân loại, nhưng vợ ông xem bộ óc của ông không bằng cục… cứt!, và xem ông là
kẻ… không hiểu biết gì!, không đau khổ sao được! Ngoài ra, sau đó ông còn bị
triều đình nhốt trong tù và buộc phải tự tử bằng thuốc độc. Ông chỉ bị khổ
trong giới hạn vợ-chồng và bị ‘hàm oan’, nhưng trường hợp này không phải là
tuyệt khổ, vì hệ thần kinh của ông vẫn không sao.
Ngoài ra, nhiều nhà phê bình văn học cho rằng nhà văn Lev
Tolstoi gần như suốt đời phải sống trong nỗi ‘dằn vặt’ nội tâm liên miên!, thật
là tội nghiệp, ông còn có một nỗi dằn vặt khác, đó là quan điểm/lối sống giữa
ông và vợ ông không hề có phần giao, nhưng hệ thần kinh của ông vẫn không có
vấn đề.
*
Tạ Tốn, có biệt hiệu là 'Kim mao sư vương' (trong
truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’ của Kim Dung, entry 233), bị sư phụ là Thành
Khôn với ý đồ chính trị, giả say hãm hiếp vợ y, rồi giết vợ con và
toàn bộ người nhà của y cả thảy là 13 người, vì thế y vô cùng đau khổ và nuôi
chí phục thù. Sự đau khổ đó đã chuyển thành tiếng rống thảm thiết 'Sư tử
hống', thành môn võ tự đau khổ 'Thất thương quyền', và đã biến thành tiếng
chửi thượng đế là 'Lão tặc thiên', tuy nhiên cuối cùng y giác ngộ và thành
phật: hệ thần kinh của y vẫn còn ‘rin’.
*
Tôn Tẫn (thời Chiến Quốc, sống vào thế kỷ thứ 4 TCN) bị bạn đồng môn xảo trá và tàn nhẫn là Bàng Quyên hại, chặt 2 chân, bỏ đói, và rình cơ hội để diệt trừ hậu hoạn. Để tồn tại, ông phải giả điên giả khùng bằng cách lảm nhảm chửi trời, chửi đất, ăn phân heo… trong một thời gian dài... Cuối cùng, ông thành công, đánh bại và giết được Bàng Quyên. Ông có đau khổ một thời gian, nhưng không tuyệt khổ, vì hệ thần kinh của ông vẫn còn ‘rin’.
*
Tôn Tẫn (thời Chiến Quốc, sống vào thế kỷ thứ 4 TCN) bị bạn đồng môn xảo trá và tàn nhẫn là Bàng Quyên hại, chặt 2 chân, bỏ đói, và rình cơ hội để diệt trừ hậu hoạn. Để tồn tại, ông phải giả điên giả khùng bằng cách lảm nhảm chửi trời, chửi đất, ăn phân heo… trong một thời gian dài... Cuối cùng, ông thành công, đánh bại và giết được Bàng Quyên. Ông có đau khổ một thời gian, nhưng không tuyệt khổ, vì hệ thần kinh của ông vẫn còn ‘rin’.
*
Trương Quỳnh Như
(trong truyện ‘Sơ kính tân trang’ của Phạm Thái hay Phạm Đan Phượng, xem chi
tiết ở entry 334, đường dẫn cho ở dưới):
Cuối thế kỷ thứ 18, có 2 gia đình là họ Phạm (ở Bắc Ninh) và
họ Trương (ở Thái Bình) đã có ‘giao ước’ với nhau là nếu một bên sinh con trai,
một bên sinh con gái thì sẽ cho lấy nhau và họ trao đổi một cái lược ngọc và
một cái gương vàng để làm tin. Rồi chiến tranh loạn lạc xảy ra, hai bên thất
lạc nhau.
Gia đình họ Phạm sinh con trai và đặt tên là Phạm Kim... Sau đó, cha của Phạm Kim tham gia phong trào ‘phục Lê’, bị thất bại, gia đình rơi vào cảnh nhà tan cửa nát. Phạm Kim buồn tình đi ngao du thiên hạ, khi đến khu thắng cảnh Thú Hoa Dương, chàng tình cờ quen biết nữ sĩ Trương Quỳnh Như.
Nguyên Phạm Kim là một danh sĩ tuấn tú và tài hoa cả về cầm, kỳ, thi tửu, và là một trang tuấn kiệt trong mộng dưới cặp mắt của mỹ nhân, còn Trương Quỳnh Như cũng là một nữ sĩ tài hoa và có vẻ đẹp ‘chim sa, cá lặn’ chả kém gì Vương Chiêu Quân hay Tây Thi.
Vì thế, Phạm Kim đã lọt vào mắt xanh của Quỳnh Như và đem lại cho nàng bao nhiêu nỗi tương tư sầu nhớ, ngược lại Phạm Kim cũng bị đôi mắt hồ thu của Quỳnh Như hút hồn mà sa lưới tình. Thế là chàng trai đã bỏ ‘giang san’ để chọn mỹ nhân, hai người tự nguyện đến với nhau và bí mật yêu đương luyến ái.
Rồi có một ngày, trong khi chàng bận việc phải về quê thì có một vị Đô đốc đầy giàu sang quyền thế đến hỏi cưới Quỳnh Như, gia đình nàng buộc phải đồng ý.
Biết mình không thể thoát khỏi cuộc ép hôn này, Trương Quỳnh Như có viết thư hẹn gặp riêng Phạm Kim để nói lời ‘vĩnh biệt’. Hai người thề nguyền rằng sẽ lấy nhau vào kiếp sau, trong đó nàng viết hai chữ ‘Quỳnh Nương’ vào tay để làm tin, rồi mới về nhà tự tử…. Thương cảm về sự tuyệt khổ của nàng, Bùi Giáng viết:
Gia đình họ Phạm sinh con trai và đặt tên là Phạm Kim... Sau đó, cha của Phạm Kim tham gia phong trào ‘phục Lê’, bị thất bại, gia đình rơi vào cảnh nhà tan cửa nát. Phạm Kim buồn tình đi ngao du thiên hạ, khi đến khu thắng cảnh Thú Hoa Dương, chàng tình cờ quen biết nữ sĩ Trương Quỳnh Như.
Nguyên Phạm Kim là một danh sĩ tuấn tú và tài hoa cả về cầm, kỳ, thi tửu, và là một trang tuấn kiệt trong mộng dưới cặp mắt của mỹ nhân, còn Trương Quỳnh Như cũng là một nữ sĩ tài hoa và có vẻ đẹp ‘chim sa, cá lặn’ chả kém gì Vương Chiêu Quân hay Tây Thi.
Vì thế, Phạm Kim đã lọt vào mắt xanh của Quỳnh Như và đem lại cho nàng bao nhiêu nỗi tương tư sầu nhớ, ngược lại Phạm Kim cũng bị đôi mắt hồ thu của Quỳnh Như hút hồn mà sa lưới tình. Thế là chàng trai đã bỏ ‘giang san’ để chọn mỹ nhân, hai người tự nguyện đến với nhau và bí mật yêu đương luyến ái.
Rồi có một ngày, trong khi chàng bận việc phải về quê thì có một vị Đô đốc đầy giàu sang quyền thế đến hỏi cưới Quỳnh Như, gia đình nàng buộc phải đồng ý.
Biết mình không thể thoát khỏi cuộc ép hôn này, Trương Quỳnh Như có viết thư hẹn gặp riêng Phạm Kim để nói lời ‘vĩnh biệt’. Hai người thề nguyền rằng sẽ lấy nhau vào kiếp sau, trong đó nàng viết hai chữ ‘Quỳnh Nương’ vào tay để làm tin, rồi mới về nhà tự tử…. Thương cảm về sự tuyệt khổ của nàng, Bùi Giáng viết:
Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao.
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao.
*
Và LB sẽ kể về nhân vật cuối cùng.
‘Vào thời Đệ nhị thế chiến, có một nhà bác học Đức (mình
không nhớ tên), ông ta thuộc loại thông kim bác cổ và có thể biết ‘trí tuệ’ nào
đang nằm ở nơi nào trên thế giới, đến nỗi Đức giáo hoàng phải gọi điện hỏi ông
ta là ‘cuốn sách X nằm ở thư viện nào trên thế giới?’ (đã trả lời: ‘bên Nga’).
Không ngờ sau đó, vì có gốc Do Thái, ông ta bị bắt bỏ tù mấy năm, trong đó, bộ
óc của ông đã không được người ta trân trọng, ngược lại, ông bị khinh rẻ và
hành hạ bởi bọn cai ngục và các tù nhân khác… Sau chiến tranh, có một phóng
viên thấy một lão già đang giành ăn một mẩu bánh mì với một con chó: ông ta đã
bị rơi vào ‘số phận không kiếp’, lý do: bọn phát-xít đã vô tình biến một bộ óc
thông minh tuyệt đỉnh thành mất trí nhớ!’ (entry 357).
*
Đây đích thị là một con người đau khổ, tuyệt đau khổ, vì:
-Ông là người có tài năng xuất chúng (am hiểu hầu hết các
loại sách trên thế giới) đến nỗi Đức giáo hoàng cũng ngưỡng mộ, nhưng đại đa số
người không biết, không cần, và do đó, không trân trọng tài năng của ông (tương
tự như trường hợp của họa sĩ Van Gogh khi còn sống).
-Chính quyền thời đó (bọn Hitler) cũng dĩ nhiên là không
trân trọng tài năng của ông, và vì học thuyết ‘thượng đẳng’ của Hitler, mà ông
bị xem là ‘loại hạ đẳng’ (người Israel) và bị bỏ tù, mà trong tù, hệ thần
kinh của ông đã bị tổn thương nghiêm trọng vì bị nhiều người đối xử như
một… con chó.
-Ra khỏi tù, là một người nửa điên nửa tỉnh, ông đã
bị nhân loại nhanh chóng ruồng bỏ, ông bị đói quá mà phải giành ăn với con chó,
và trên thực tế, ông đã trở thành một… con chó.
*
Giả sử có ‘Không Kiến thần tăng’ đi ngang qua thì cũng đành
thở dài vì không thể nói chuyện sắc sắc không không và không thể cứu khổ cứu
nạn cho ông ta được.
Giả sử có giám mục Myriel (trong truyện ‘Những người khốn
khổ’ của Victor Hugo) đi ngang qua thì cũng đành thờ dài và bỏ đi, vì không thể
nói: ‘hãy theo ta, và ta ở đâu, thì kẻ phụng sự ta cũng sẽ ở
đó’.
Giả sử có ngài Muhammad có đi ngang qua thì cũng đành lặng
lẽ bỏ đi và chép miệng nói: ‘Hí, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát
bụi. Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều ’...
*
Thực tại rõ ràng là như vậy, ông ta đã hoàn toàn bị rơi vào
‘số phận không kiếp’, ông ta bị sinh ra trong cuộc đời sinh hóa này chứ nào có
chủ động, và ông ta đã làm gì nên tội mà: chẳng có một thứ luân hồi-nhân quả
hay trùng trùng duyên khởi nào mà có thể biện minh cho ông ta, chẳng có một thứ
triết học hay giáo lý nào mà có thể làm nhẹ bớt nỗi đau khổ trong cuộc đời ông
ta, và chẳng có bất cứ thứ thiên đàng nào mà có thể cứu rỗi được linh hồn ông
ta…
*
*
Cô đơn nào giữa cuộc
đời
Cô đơn lòng thấy chơi vơi đêm về
Cô đơn chìm giữa cơn mê
Cô đơn than khóc cũng về hư không
Cô đơn lòng thấy chơi vơi đêm về
Cô đơn chìm giữa cơn mê
Cô đơn than khóc cũng về hư không
Cô đơn nơi chốn biệt
phòng
Cô đơn tin nhắn nào mong đến mình
Cô đơn dòng chữ vô tình
Cô đơn thượng đế lặng thinh chẳng nhìn
Cô đơn tin nhắn nào mong đến mình
Cô đơn dòng chữ vô tình
Cô đơn thượng đế lặng thinh chẳng nhìn
(Cô đơn-NGLB)
*
'Tại sao con người sinh ra thường phải chịu số phận bị
ruồng bỏ, sĩ nhục, chà đạp, chèn ép, hiểu lầm, buộc tội, oan sai, mồ côi, mặc
cảm, tha hóa, cô đơn, tuyệt vọng, hãi hùng, đau khổ, bệnh tật nan y, tăm tối
hay lưu vong, đâu là bến bờ tự do của con người, khi nào ta có được tâm hồn như
trẻ thơ vui đùa bên những dòng suối nhỏ, phải chăng tất cả các khát vọng đều là
ảo ảnh?’ (entry 248: Phi - Kim Dung và tình yêu).
Và, 'không biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng dù có sao cũng không sao', ha.. ha.. ha...
Và, 'không biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng dù có sao cũng không sao', ha.. ha.. ha...
----------------------
Các tài liệu có liên quan (theo thứ tự A, B, C):
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012_03_01_archive.html (Vô
cùng bé và thượng đế…)
v.. v…
Em cũng đang tuyệt khổ nè Lá Bàng ! Mò cua bắt ốc mãi chán quá , muốn đổi làm đại da tiến sĩ cho oách cơ .
Trả lờiXóaÀ, có 1 PN nới 'đại da là toàn xương với da thôi, không có... thịt', hì..., cám ơn Hạt mít nghen, thứ Năm ngọt ngào.
XóaCơ khổ !
Trả lờiXóaLá bàng ơi ! Bao giờ mới "tuyệt chủng" được cái sự "tuyệt khổ" hả LB ?
Nhớ LB ! Trưa măm ngon ngủ ngon nha anh !
Ui, giá mà LB lấy nick là 'người thích đùa' thì cũng có lý chút chút, hì..., cám ơn cô pé 17t nghen, chiều ngọt ngào.
Xóa