Tạp niệm là đủ thứ ý tưởng/tư tưởng không rõ ràng chứa trong
đầu,
như một cái bể cá có đầy... cức cá mà lâu ngày không súc bể;
Cái tôi là cái mà cứ bám hoài điều được 'tôi'
cho là đúng,
như con cá tai tượng không cho con cá 'đúng' khác sống chung;
Chân lý là cái đúng tương đối trong một không-thời
gian nhất định,
ví dụ, mọi người ở đời đều phải chết,
như con cá tai tượng sáng
hôm nọ ưỡn bụng nổi lều phều trên mặt nước.
(NGLB)
1. Một lời bình liên
quan đến Phép biện chứng
Trong entry ‘Thư gửi anh bất tử’ (đường dẫn cho ở dưới), LB
đã có nhiều ví dụ về tính ‘thuận nghịch’, sau đây xin trích một ví dụ về
cuộc tâm sự giữa 'thiên thần' A và em B:
A: Chả lẽ anh trẻ mãi không già à?
B: Họ nói không biện chứng tí nào cả! Làm gì có cái gì mà
trẻ mãi không già, đến cái mặt trời cũng già nữa là, huống gì là các thiên thần
như anh. Quy luật sáng tạo của Ngọc Hoàng Thượng Đế là vận động, và vận động là
bất tử, mỗi 1 giây trôi qua là không-thời gian bị chuyển dịch và do đó làm thay
đổi mọi thứ trên thế giới, ví dụ như nói chuyện với em từ sáng tới giờ thì cái
mồm anh đây cũng phải già đi phần nào chứ!
Và LB xin trích lời bình sau: ‘...Và theo mình thì nó (mâu thuẫn) không
phải là tuyệt đối và vĩnh viễn đâu, không lẽ cứ mâu thuẫn mãi, mà dần dần nó sẽ
đạt đến mức cân bằng hoặc hoàn hảo… LB nghĩ lại xem có phải thế không?’ (entry 450, Hoa Tím).
Bình luận này có liên quan đến Phép biện chứng mà là một cơ hội để LB viết nên bài này, xin cám ơn bạn Hoa Tím nhiều nhé.
2. Phép biện chứng là
gì nhỉ?
Và cũng xin tâm sự một cách tự nhiên, có một số blogger (ví
dụ như các cháu của LB) không biết 'vô thường' là gì?, 'dịch' (trong Kinh Dịch) là
gì?, hay 'phép biện chứng' là gì?...
Không quan tâm lắm đến các định nghĩa trong các tài liệu
triết (trừu tượng, khó hiểu), có 1 blogger nói là: ‘Biện chứng, từ gốc tiếng
Anh là Dialectial, là một khái niệm đã xuất phát từ thời cổ xưa. Ở châu Âu cổ
đại, người ta dùng nó với ý nghĩa là việc tranh luận để tìm ra chân lý (theo wattpad.com).
Nói nôm na, ‘vô thường’ là luôn biến đổi, ‘dịch’ cũng là
biến đổi (changes), ‘biện’ (trong biện luận, biện hộ, biện minh, ngụy biện, hùng
biện, phản biện…) là việc ‘nói lý lẽ’ hay ‘đối
thoại' (dialogue) mà cũng hàm nghĩa biến đổi.
Theo NGLB, Phép biện chứng (dialectics), nói một cách 'bình
dân', là việc dùng lý lẽ, 'chủ yếu' là hai mặt thuận nghịch, để chứng minh cho một quan điểm hay một ý tưởng nào
đó. (xem minh họa ở phần 3)
Dưới đây là tóm tắt vài nét về lịch sử tiến hóa của Phép biện chứng, xin vui lòng xem chi tiết (1) bên dưới.
...Có truyền thuyết rằng Vua Phục Hy - thế kỷ 28TCN - đã ghi chép lại Triết lý âm-dương của Việt tộc dưới dạng Hà Đồ (Tiên Thiên Bát Quái)!: ‘Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên’, và mãi đến năm 1144TCN thì học thuyết âm dương (Hậu Thiên bát quái) của Tàu mới có cơ sở tương đối khoa học (entry 305).
...Khoảng thế kỷ thứ 5TCN, Aristoteles, Democritus, Heraclitus, Socrates… đã là những người đi tiên phong về Phép biện chứng thô sơ, trong đó: Aristoteles là cha đẻ của ‘Luận lý học’; Socrates với câu nói nổi tiếng ‘hãy quan sát trước khi suy luận’ (observer avant de raisonner, entry 367), hay ‘tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả’; và Heraclitus được thế giới phương Tây xem là ông tổ của phép biện chứng qua câu nói: ‘không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông’ (nước không bao giờ chảy hai lần qua một dòng sông).
...Tư tưởng biện chứng từ thời cổ đại (Hy Lạp, Tàu, Ấn Độ, Trung Đông) sau đó vẫn được phát triển nhưng tính khoa học chưa cao vì bị đắm chìm trên 1000 năm dài trung cổ, mãi đến thời Phục Hưng, khoa học này được phát triển lên một đỉnh khá cao.
...Tư tưởng biện chứng từ thời cổ đại (Hy Lạp, Tàu, Ấn Độ, Trung Đông) sau đó vẫn được phát triển nhưng tính khoa học chưa cao vì bị đắm chìm trên 1000 năm dài trung cổ, mãi đến thời Phục Hưng, khoa học này được phát triển lên một đỉnh khá cao.
...Hegel (1770 - 1831) đã đạt tới… đỉnh cao của Phép biện chứng (‘Lôgíc học, Triết học về tự nhiên, Triết học về tinh thần’) mà chủ yếu cho rằng ‘khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là ‘ý niệm tuyệt đối’ (một cách gọi khác của ‘thượng đế’ - NGLB)... Marx (1818-1883) được những người duy vật hiện đại cho là sư tổ của Phép biện chứng duy vật khoa học mà xuất sắc nhất là ‘Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến’, ‘Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập’… và câu nói ‘chuyển từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do - Engels’ (hạnh phúc ngay trên hành tinh này - NGLB).
...Trong triết học thế kỷ 19-20 đã liên tục xuất hiện
nhiều trường phái - mà từ ‘biện chứng’ ít xuất hiện, trong khi đó từ ‘tương đối’
lại xuất hiện nhiều hơn - như chủ nghĩa hư vô, cái-tôi-cực-đoan, hiện thực
huyền ảo, và nhiều chủ nghĩa hiện đại với nhiều cái tên gọi khác nhau như chủ
nghĩa tồn tại, duy lý, hành động, hiệu quả, phân tích, kinh nghiệm tự nhiên, tương
đối, đa nguyên…, có người gọi là ‘hiện sinh’, rồi ‘thực dụng’ hay ‘thực
nghiệm’ mà khác với ‘tâm linh’ gì gì đó. (LB không thể viết quá dài).
3. Và một lời bình phi-biện chứng
(Lưu ý rằng đây chỉ là 1 ví dụ được chọn mà có thể dễ dàng
thay thế bằng các ví dụ khác)
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 9/2011, có blogger A, không
rõ là ma hay người, đã dùng nhiều nick khác nhau và ẩn ‘hồ sơ’ để vào nhà cô B.
Anh A nói rằng ‘cô B không biết tí gì cả về
Kinh Dịch, Thần thoại Hy Lạp, Thiền, Phật, Chúa…’, rồi chép tràng giang đại hải một câu tiếng Anh từ
một cuốn từ điển Anh-Anh nào đó, vào đọc chỉ để bắt lỗi có… 2 chữ, rồi nói ‘đừng xóa lời bình của tôi để cho mọi người
biết’, và nói ‘vì người Việt ta là như thế đó’!...
Sau đây là việc suy nghĩ bằng ‘nguyên lý thuận nghịch’:
1-Anh A nói rằng ‘cô B không biết tí gì cả
về Kinh Dịch, Thần thoại Hy Lạp, Thiền, Phật, Chúa…’: Cô B có biết ít nhiều chứ
làm gì có chuyện cô ta ‘không biết tí gì cả’, và ý anh A nói là ‘tôi biết rất
nhiều’!... Vậy thì anh A thử viết 1 entry về Kinh Dịch, Thần thoại Hy
Lạp, Thiền, Phật, Chúa đi để các blogger biết là anh ta vĩ đại đến mức nào!
2-Anh A chép tràng giang đại hải một câu tiếng Anh
từ một cuốn từ điển Anh-Anh nào đó: Như các bạn đã biết, người giỏi
tiếng Anh thì không cần khoe khoang về tiếng Anh, ngược lại, người dốt tiếng
Anh thì lại hay ‘nổ’, mấy câu trong cuốn từ điển Anh-Anh ai chép ra mà không
được!... Vậy thì anh A hãy mời các blogger biết tiếng Anh đến 1 quán cà
phê nào đó ở Sài Gòn để xem anh ta giỏi tiếng Anh đến cỡ nào!
3-Anh A vào đọc chỉ để bắt lỗi có… 2 chữ,
trong khi cô B viết 1 entry cả 2-3000 chữ: người ta viết có chỗ nào
được không, chả lẽ người ta viết sai hết à, tại sao anh ta cứ dí mũi vào 1 chỗ mà
người ta sai, như nhìn thấy chiếc xe máy có 1 vết bẩn vậy, anh không nhìn thấy
là ai/chuyện gì cũng có mặt tốt, mặt xấu à, tại sao anh ta chỉ nhìn thấy toàn là cái xấu
của người khác, trừ anh ta!.. Anh A nên nhớ rằng tiến sĩ/bác học còn có chỗ sai, thậm chí sai nghiêm trọng, còn
cô B đâu có phải là… thánh và entry chứ đâu có phải là một cái... luận văn tiến sĩ, vả lại, cô B viết entry là để cho vui, thư giãn hay tâm sự… mà mỗi ngày chỉ bỏ ra khoảng 30 phút để đọc tư liệu/báo chí, chứ đâu có lãnh ‘lương + bảo hiểm xã hội’ để nghiên cứu tư liệu ngày 8 tiếng và nghiên cứu… suốt
đời!
4-Anh A nói ‘đừng xóa lời bình của tôi để cho mọi
người biết': Nếu anh ta mà bình vui, có
thiện chí hay vô tư thì mắc gì mà người ta lại xóa lời bình của anh ta, hơn nữa, anh ta
bình mà lộ ý nói anh ta là siêu hơn... Phật, Chúa - thì người ta không xóa đi mới là lạ, và anh ta muốn tất cả các blogger biết lời bình vĩ đại của
anh ta!
5-Anh A nói ‘vì người Việt ta là như thế đó’!: Anh ta không phải là người
Việt à, anh ta ở trên Sao Hỏa hay dưới Âm Phủ, và anh ta hoàn toàn chấp
nhận bị người ta phê bình!...
4. Không có ai bắt
buộc người đọc phải nghĩ giống như sách vở
Người ta đọc Kim Dung, có người yêu Tiểu Long Nữ vì tính
cách và thân hình phiêu diêu thoát tục của nàng, có người yêu Hoàng Dung vì sự
thông minh tuyệt đỉnh và cách bảo vệ tình yêu tuyệt vời của nàng, có người yêu
Triệu Minh vì sự thông minh tuyệt đỉnh và cách xây dựng tình yêu tuyệt diễm của
nàng, có người yêu Nhậm Doanh Doanh vì sự thông minh tuyệt đỉnh và sự hy sinh
vô hạn vì tình yêu của nàng, có người yêu Hân Tố Tố vì tính bi tráng vô cùng khắc nghiệt của 'chính-tà' mà nàng phải gánh chịu để có được tình yêu, người ta yêu A Tử
vì sự âm thầm chịu đựng làm bạn với tình yêu đơn phương và cái chết của nàng để đạt được sự bất tử trong tình
yêu với Tiêu Phong…: không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như cái ý
của ông Kim Dung vì ông ta chọn… Tiểu Siêu!
Người ta đọc Tây du ký, có người cho Tôn Ngộ Không là con khỉ ốm, có người cho y là thằng giữ ngựa, có người cho y là Đại Thánh, có người cho là y đã ngộ ‘không’, có người cho y là ‘Chiến đấu thắng Phật’…: không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như cái ý của ông Ngô Thừa Ân, mà chắc gì ông ta đã nghĩ đúng!
Tương tự, người ta đọc Thần thoại Hy Lạp, có người muốn
phong Athena là nữ thần ‘sắc đẹp’ vì khi chấm 3 người là Hera, Venus và Athena
thì vị giám khảo tài năng nhất trên trần thế là Paris cũng đành 'botay.com' mà
cuối cùng chàng trao ‘quả táo vàng’ cho nàng Venus vì nhận được ‘phong bì’ là
thân hình tuyệt diễm của nàng Helen, có người muốn trao giải… Nobel ‘hòa bình’ cho
Athena vì nàng đã giúp thành Troia chống lại sự xâm lược của Athens dưới sự hỗ trợ của nữ thần Venus...: không
có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như đúc cái ý của ông 'Wikipedia':
Athena là nữ thần... ‘chiến tranh chính nghĩa’!
6. Nghịch lý của chân
lý
...Và chiến tranh chính nghĩa là gì?
Ví dụ: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945 thì Mỹ là
chính nghĩa hay Nhật là chính nghĩa? Bắc Triều Tiên đụng độ với Hàn Quốc thì Bắc
Triều Tiên là chính nghĩa hay Hàn quốc là chính nghĩa? Tàu đụng độ với Nhật
trong vụ đảo Điếu Ngư (Senkaku) thì Tàu là chính nghĩa, hay Nhật là chính
nghĩa? Nếu Mỹ đánh Syria thì Mỹ
là chính nghĩa, Anh-Pháp-Đức, Liên Hiệp Quốc, Syria ,
Iran ,
Đạo Hồi, hay Nga là chính nghĩa?...
Tóm lại, nếu các môn phái, môn phái A thì nói chân lý ở trên
trời, môn phái B thì nói chân lý ở dưới đất, môn phái C thì nói chân lý ở…
chính giữa, môn phái D thì nói chân lý ở bên trái, rồi E thì ở bên phải, F thì ở đàng
trước, G thì ở đàng sau, H thì ở trong lòng người… thì biết thế nào mà lần - 'anh hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai', thậm chí có
thể nói là chả có môn phái nào đúng cả: vì chân lý của loài người thì có một và chỉ
một mà thôi. Và việc tồn tại quá nhiều chân lý của loài người về ‘sự bất tử’ cũng là mặt nghịch của chính cái được gọi là chân lý, và phải chăng đây là một 'trò đùa' của thượng đế trước việc 'có 2 cái vô hạn: vũ trụ và sự ngu dốt của con người' (Einstein)!
7. Không cần phải bận tâm...
Nói chung là từ khi có xã hội loài người thì các lý lẽ thuận nghịch hay đa chiều luôn được sử dụng dưới dạng này hay dưới dạng khác, dưới tên gọi này hay tên gọi khác, và nó sẽ tồn tại mãi mãi
cùng với sự phát triển của loài người: điều này cũng đồng nghĩa với việc mâu thuẫn
trong xã hội loài người là vĩnh viễn, trừ phi loài người không còn nữa.
Cũng xin nói thêm rằng, cách đây khoảng 30-40 năm, có xuất hiện một giả thiết khoa học là 'entropi' - vũ trụ sẽ tiến đến trạng thái bão hòa!, dĩ nhiên với điều kiện vũ trụ phải là một hệ kín!, sau đó các nhà khoa học có nói vớt vát là 'tuy nhiên vẫn còn các thăng giáng'!, nhưng một cái 'nhích' nhẹ trong vũ trụ cũng đủ làm cho... tất cả các blogger vĩnh viễn không còn viết entry nữa, híc.. híc...
Cuối cùng, không nên quá nặng nề về lý thuyết, không nên quá
tin mà phải nghi ngờ, phải biết lật ngược vấn đề, và lý thuyết nên được hiểu
một cách thực tế nhất, đơn giản nhất và... nhẹ nhàng nhất:
khi nói tiếng Việt, ta không bao giờ nghĩ là ta dùng ngữ
pháp gì, vì ta nói một cách tự nhiên;
khi nói chuyện hay bình luận entry, đôi khi ta dùng vài từ tiếng Anh như ‘I love you’, ‘good night’ hay ‘bye bye’, vì ta tự nhiên dùng cái mà đại đa
số người đã biết;
khi nói… triết lý, ta thường nói ‘điều đó là như thế này,
mặt khác/ngược lại…’, vì ta vô tình sử dụng tính thuận nghịch một cách tự nhiên...,
và khi nói chuyện với người yêu, ta không cần phải bận tâm
đến ‘phép biện chứng’ hay ‘nguyên lý thuận nghịch’ nữa, vì ta đang bận tập
trung cho việc khác…
-----------------
(1) Lịch sử tiến hóa của Phép biện chứng:
Thời Bách Việt cổ đại
-‘Triết lý âm-dương’ khởi thủy là từ các các dân tộc Bách Việt (từ phía Nam sông Trường Giang (vùng Lĩnh Nam) đến dãy Hoành Sơn - Quảng Bình, thời Triệu Đà), đặc biệt là vào thời đại Hồng Bàng - thế kỷ 28TCN (còn lịch sử Tàu chính thức được công nhận từ thời nhà Thương, khi họ đánh chiếm lưu vực sông Hoàng Hà vào thế kỷ 16TCN).
‘Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặt chẽ với Ngũ hành vì Ngũ hành gồm có Đông,Tây , Nam , Bắc và Trung tâm nơi con người đứng’… Danh từ ‘Yin Yang’ không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã ‘mượn’ tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. ‘Yang’ là ‘dương’ nghĩa là ‘Trời, Thần’. ‘Yang’ là chữ ‘giành’ trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như ‘yang Sri’ là thần lúa, ‘yang Dak’ là thần nước). Chữ ‘Yin’ (âm) chỉ ‘Mẹ’ của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia)’ (entry 305).
‘Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặt chẽ với Ngũ hành vì Ngũ hành gồm có Đông,
‘Từ ‘rồng’ xuất hiện đầu tiên ở ta chứ không phải ở bên Tàu!, người Tàu (vua Phục Hy, thế kỷ 28TCN) đã kết hợp con rồng của ta (hiền lành - âm tính) với con giao long của họ (dữ dằn - dương tính)… Có truyền thuyết rằng Vua Phục Hy đã ghi chép lại Triết lý âm-dương của Việt tộc dưới dạng Hà Đồ (Tiên Thiên Bát Quái)!: ‘Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên’, và mãi đến năm 1144 thì học thuyết âm dương (Hậu Thiên bát quái) của Tàu mới có cơ sở tương đối khoa học (entry 305).
Thời Hy Lạp cổ đại
Khoảng thế kỷ thứ 5TCN, Aristoteles, Democritus, Heraclitus, Socrates… đã là những người đi tiên phong về Phép biện chứng thô sơ, trong đó: Aristoteles là cha đẻ của ‘Luận lý học’; Socrates với câu nói nổi tiếng ‘hãy quan sát trước khi suy luận’ (observer avant de raisonner, entry 367), hay ‘tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả’; và Heraclitus được thế giới phương Tây xem là ông tổ của phép biện chứng qua câu nói: ‘không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông’ (nước không bao giờ chảy hai lần qua một dòng sông).
Thời đức Phật (563-624) đã có những tư tưởng biện chứng rất thâm thúy qua khái niệm ‘nhất nguyên’ (thuyết nhất nguyên có trong phần Rig Vé da của Kinh Vệ đà. Tư tưởng Ấn Độ thường có tính nhất nguyên và huyền nhiệm (mystique) - wikipedia), hay ‘trùng trùng duyên khởi’, ‘luân hồi nhân quả’, ‘sắc sắc không không’: ‘Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này nhỏ như những hạt trái cây, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ như một giọt dầu trên chân ta… Ta xem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại’ (Phật),
Tư tưởng biện chứng đã thể hiện trong kinh Cựu Ước (khoảng 500TCN) và Tân Ước (50-100SCN): ‘ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất’ (St 3:19) hay ‘sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm’ (Rm 7:19).
Lão Tử và Khổng Tử đã đạt được đỉnh cao của phép biện chứng cổ đại: ‘chỉ có sự thay đổi là vĩnh viễn không thay đối’ (nội dung chính của Kinh Dịch); ‘đạo mà có thể nói được thì không phải là đạo, danh mà có thể xưng được thì không phải là danh’ (Lão Tử), ‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng?' (Trang Tử)…
Thời Phục Hưng đến thế kỷ 19
Tư tưởng biện chứng từ thời cổ đại (Hy Lạp, Tàu, Ấn Độ, Trung Đông) sau đó vẫn được phát triển nhưng tính khoa học chưa cao vì bị đắm chìm trên 1000 năm dài trung cổ, mãi đến thời Phục Hưng, khoa học này được phát triển lên một đỉnh khá cao.
Chẳng hạn như:
-Bruno (1548 - 1600) cho rằng thế giới vật chất vận động không ngừng.
-Bacon (1561 - 1626) nói ‘Tri thức là sức mạnh mà thiếu nó, con người không thể chiếm lĩnh được của cải của giới tự nhiên’.
-Hobbes (1588 - 1679) có ví von rằng ‘trái tim con người chỉ như lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, còn khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể chuyển động’.
-Descartes (1596 - 1654) dung hòa giữa duy tâm và duy vật: ‘tôi tư duy, đo đó tôi tồn tại’.
-Spinozda (1632 - 1677) không đồng ý với Descartes khi cho rằng ‘quảng tính (hay tồn tại - NGLB) và tư duy là hai thuộc tính của một thực thể’.
-Locke (1632 - 1704) cũng không đồng ý với Descartes khi nói ‘Linh hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể nói như một tờ giấy trắng, không có một ký hiệu hay ý niệm nào cả’.
-Newton (1642-1727) với ý tưởng về vũ trụ vạn vật hấp dẫn: ‘thượng đế tỉnh dậy, rất ngạc nhiên về sự sáng tạo vô cùng kỳ diệu của mình, bèn lên ‘dây cót’ một cái, thế là vũ trụ vận động vĩnh viễn’.
-Hume (1711 - 1776) thì cho rằng ta không-thể-biết bởi vì ‘sự tồn tại của các mối liên hệ này (nhân quả - NGLB) là không thể chứng minh được.
-Kant (1724 - 1804) khá giống Hium, khi cho rằng ‘Các hiện tượng phù hợp với cái cảm giác và cái tri thức do lý tính của ta tạo ra. Nhưng các cảm giác và tri thức không cung cấp cho ta hiểu biết gì về thế-giới-vật-tự-nó’ (vì vậy phải cần tới ‘đức tin’ - NGLB).
-Hegel (1770 - 1831) đã đạt tới… đỉnh cao của Phép biện chứng (‘Lôgíc học, Triết học về tự nhiên, Triết học về tinh thần’) mà chủ yếu cho rằng ‘khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là ‘ý niệm tuyệt đối’ (một cách gọi khác của ‘thượng đế’ - NGLB).
-Feuerbach (1804 - 1872) khác với Hegel khi cho rằng ‘Giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó’, nhưng ông lại làm quen với thần học qua ‘Bản chất con người là tình yêu và tôn giáo cũng là một tình yêu’.
-Marx (1818-1883) được những người duy vật hiện đại cho là sư tổ của Phép biện chứng duy vật khoa học mà xuất sắc nhất là ‘Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến’, ‘Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập’… và câu nói ‘Tôn giáo là thuốc phiện của người dân’ và ‘chuyển từ vương quốc tất yếu sang vương quốc của tự do - Engels’ (hạnh phúc ngay trên hành tinh này - NGLB)...
Thế kỷ 20-nay
-Einstein (1879-1955) cùng với ‘Thuyết tương đối’ đã nói: ‘Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý đã tự biểu hiện trong thiên nhiên’.
-Hồ Thích (1891 - 1962) cho rằng con người được sinh ra bởi
‘trùng trùng duyên khởi’ và bất tử bằng cách ‘tồn tại’ trong người khác.
-Krishnamurti (1895-1986) nói về ‘tự do đầu tiên và cuối
cùng’, rồi Osho (1931-1990) nói tiếp: ‘Tâm linh là cuộc sống theo chiều sâu,
trong chiều sâu tối thượng... Bạn định tâm tại chính bản thể mình. Nhưng
bạn có thể sống ở chu vi, tự do đi mọi nơi - vẫn còn ở tại trung tâm. Đồng nhất
của bạn là tại trung tâm. Bạn biết mình là ai’…
-Kim Dung (1924-nay) chỉ ra tính ‘cát bụi’ hay ‘hư vô’ của
đời người bằng câu nói nổi tiếng qua miệng của Tạ Tốn ‘Tạ Tốn cũng là cục
phân, cục phân cũng là Tạ Tốn, ‘Viên’ cũng là không mà ‘Không’ cũng là
không’, hay lời kệ của Minh giáo Trung thổ ‘Sống đã chi làm sướng, chết
không lấy chi làm khổ’.
-Aitmatov (1928-2008) cũng có ghé thăm nhà ‘hư vô’ và nói
rằng ‘số phận luôn theo đuổi con người, còn con người luôn tìm kiếm
số phận’ và cuối cùng, nói gì thì nói, ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ
trụ’…
Ngoài ra, trong triết học thế kỷ 19-20 đã liên tục xuất hiện
nhiều trường phái - mà từ ‘biện chứng’ ít xuất hiện, trong khi đó từ ‘tương
đối’ lại xuất hiện nhiều hơn - như chủ nghĩa hư vô, cái-tôi-cực-đoan, hiện thực
huyền ảo, và nhiều chủ nghĩa hiện đại với nhiều cái tên gọi khác nhau như chủ
nghĩa tồn tại, duy lý, hành động, hiệu quả, phân tích, kinh nghiệm tự nhiên,
tương đối, đa nguyên…, có người gọi là ‘hiện sinh’, rồi ‘thực dụng’ hay ‘thực
nghiệm’ mà khác với ‘tâm linh’ gì gì đó. (LB không thể viết quá dài).
(2) Các entry có liên quan:
Biện chứng là gì?: http://www.wattpad.com/914129-
triết-trời-ơi-là-trời-biện-chứng-là-gì
Chủ nghĩa thực dụng: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/414-triet-hoc-my-co-phai-la-mot-thu-gi.html
Lịch sử Việt Nam :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Việt_Nam
Thư gủi anh bất tử: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/09/446-thu-gui-anh-bat-tu.html
Tiểu sử một số triết gia: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/03/192-vo-cung-be-va-quy-luat-nghiet-nga.html
Hi. qua đọc bài của anh sao mà nó bao la, bát ngát quá. Biện chứng rồi phi biện chứng, chân lí và không chân lí... Rốt cuộc, cuộc sống nầy là vô tận, suy nghĩ của loài người là vô biên, tất cả đều không thể đi theo một hường nhất định, không thể có một kết quả nhất định. Xã hội loài người bây giờ và mãi sau luôn như thế. Tương đối, tất cả đều tươg đối thôi, phải không anh.
Trả lờiXóaRốt cuộc, cuộc sống nầy là vô tận, suy nghĩ của loài người là vô biên, tất cả đều không thể đi theo một hường nhất định, không thể có một kết quả nhất định. Xã hội loài người bây giờ và mãi sau luôn như thế. Tương đối, tất cả đều tươg đối thôi:
XóaTuyệt vời, hihi...
Cám ơn bạn NT nhé, chúc chiều vui.
"Gót chân em bước rộn nắng chiều
XóaMắt anh nhấp nháy hồn phiêu diêu
Gió mây im lắng chờ bão tố
Khói bay theo gió vào cơn mê"
Người ta đọc Kim Dung, có người yêu Tiểu Long Nữ vì tính cách và thân hình phiêu diêu thoát tục của nàng, có người yêu Hoàng Dung vì sự thông minh tuyệt đỉnh và cách bảo vệ tình yêu tuyệt vời của nàng, có người yêu Triệu Minh vì sự thông minh tuyệt đỉnh và cách xây dựng tình yêu tuyệt diễm của nàng, có người yêu Nhậm Doanh Doanh vì sự thông minh tuyệt đỉnh và sự hy sinh vô hạn vì tình yêu của nàng, có người yêu Hân Tố Tố vì tính bi tráng vô cùng khắc nghiệt của 'chính-tà' mà nàng phải chịu đựng để có được tình yêu, người ta yêu A Tử vì sự âm thầm chịu đựng và cái chết của nàng để đạt được sự bất tử trong tình yêu với Tiêu Phong…: không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như cái ý của ông Kim Dung vì ông ta chọn… Tiểu Siêu!
Trả lờiXóaBài viết nào của anh LB cũng rất hay, sâu sắc, bao quát nhiều vấn đề và mang tính triết lý cao, nếu chỉ đọc một lần thì khó hiểu hoặc không hiểu, nhưng đọc và suy ngẫm thì thấm thúy vô cùng, em rất thích sang nhà anh đọc những entry như thế, giúp em hiểu thêm được nhiều điều
Trả lờiXóaEm cũng hy vọng sẽ có ngày được hội ngộ cùng anh, cùng ngồi nhâm nhi cafe, hay tách trà nóng và nghe Nhạc Trịnh anh nhé
(Em ở Nghệ An, còn anh công tác ở đâu vậy, có thể cho em biết được không?)
Chúc anh cuối tuần nhiều niềm vui
À,
Trả lờiXóamình chủ yếu là làm cho Liên Hiệp Quốc (UNDP, FAO...),
làm ngắn hạn, lúc làm lúc nghỉ,
nhưng mình thích ở nhà làm gia sư,
dạy về triết, anh văn, thơ/văn... chẳng hạn.
Rất cám ơn sự động viên của bạn, chúc tối vui.
À, LB thường mở đầu bằng cách đặt vấn đề.
XóaVà ý của LB thường ở câu kết luận: 'và khi nói chuyện với người yêu, ta không cần phải bận tâm đến ‘phép biện chứng’ hay ‘nguyên lý thuận nghịch’ nữa, vì ta đang bận tập trung cho việc khác…'
Ý nói rằng không nên quá nặng nề về lý thuyết, không nên quá tin mà phải nghi ngờ, phải biết lật ngược vấn đề, và lý thuyết nên được hiểu một cách thực tế nhất, đơn giản nhất và... nhẹ nhàng nhất.
Thân.
Lưu comt Forget-me-not:
Trả lờiXóa“Vu vơ nhìn thấy nàng tiên
Đừng quên em nhé, đêm nằm anh mơ
Nằm mơ thấy thích vô bờ
Cầm tay em dẫn anh vào cõi thơ”
Bài viết của huynh dài quá mai muội đọc giờ sang chúc huynh ngủ ngon nha, hihi
Trả lờiXóaHehe..., muội đọc câu cuối cùng thôi
XóaNgủ ngoan nghen
Anh Bàng ui ùi ! Sang nhà anh mỏi chưn quá à ! Đi mãi giờ mới tới nè !
Trả lờiXóaKhuya rồi Maika zìa ngủ đây. Chúc anh ngủ ngon, mơ đẹp nha !
Ui, ghé nhà LB, có món bánh cuốn. sầu riêng... hấp dẫn lắm đóa, hihi...
XóaNgày mới tốt lành nghen tiểu sư muội.
Lý đọc rồi câu trước câu sau quên mất tiêu.Nhưng câu cuối cùng thì nhớ lắm hihi...
Trả lờiXóaLB làm gia sư cho em nào thì khỏi cần phải thi A nhỉ.chúc đêm ngủ ngon A LB nhé.
Ui,
XóaLB mới ngõ lời làm gia sư cách đây khoảng 2-3 tháng,
chưa có hồi âm, híc.. híc...
Cái gì cũng từ từ...
Ngày mới ngọt ngào nghen.
Chúc anh ngày nghỉ cuối tuần nhiều niềm vui và hạnh phúc
Trả lờiXóaCám ơn bạn, bạn thể hiện ý tưởng rất mềm và thoáng,
Xóachúc ngày mới tốt lành.
chủ nhật 6.10 offline cà phê Tân Phú bác Bàng nhé, 8h sáng, đông lắm đó, bác có tự đi được không, vì hôm đó Mộc hơi bận tí, không tháp tùng bác được!
Trả lờiXóaSang đây lại thấy A Mộc mời A LB đi uống Cà phê L đi ké được kg,Cà phê có hat Ca raoke,chắc phải qua BĐM để xem hình ,Chúc các A vui vẻ với em út nhé.
Trả lờiXóa