1. Lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường, lấy tịnh chế động, lấy bất biến ứng vạn biến, lấy vô chiêu thắng hữu chiêu… là các nguyên lý của ‘thái cực’ đang tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống, nhưng ta cứ tưởng là nó chỉ có trong võ thuật, do đó, ta chưa nghiên cứu kỹ về nó.
Do số phận, LB thường đi lang thang và thuyết trình lồng ghép 'triết lý' trong các bài giảng..., tóm lại là các nguyên lý của ‘thái cực’ trong cuộc sống, và LB thấy đây là bài quan trọng nhất trong số tất cả những bài về ‘phương pháp nhẹ hóa cuộc sống'.
Và dưới đây, LB xin ghi chép lại các điều đã được thảo luận tại khóa đào tạo hay ở ngoài đời, và hy vọng rằng tâm sự này sẽ có ít nhiều hữu ích cho các blogger!
2. Theo triết học Đông phương, không quan tâm lắm đến câu ‘thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật’ hay 'kim, mộc, thủy, hỏa, thổ' gì gì đó, nói một cách đơn giản (xem 'Kinh Dịch', đường dẫn ở dưới):
Thái cực tức là trạng thái uyên nguyên của hệ âm-dương. Trước thái cực là vô cực = trạng thái ‘hư không' (vacuum). Thái cực ở trạng thái 'không động', cho đến khi âm dương chuyển hóa thì 'có động'.
Có thể hình dung nôm na qua hình ảnh của một cầu thủ bóng chuyền như sau:
-chuẩn bị phát bóng: ở trạng thái ‘thái cực’ (không động)
-phát bóng: ‘âm dương’ được phát động (khởi động)
-giao đấu: ‘âm dương’ chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng (động).
Vào thế kỷ thứ 13, Trương Tam Phong sáng tạo ra Thái cực quyền, nguyên lý của nó là lấy ‘chậm và nhẹ’ (nhu chế cương) bằng cách phát lực chuyển động theo ‘vòng tròn’ nhằm triệt tiêu lực của quả đấm/cú đá mà đối thủ đang thực hiện, chính vì vậy, môn võ của ông mới có từ là ‘Thái cực’. Có thể hình dung nôm na như việc các cầu thủ bóng chuyền đỡ cú phát bóng của đối thủ vậy.
Đến sau nửa thế kỷ 20, Lý Tiểu Long (mất ngày 20/7/1973) sáng tạo ra Triệt quyền đạo, nguyên lý của nó là lấy ‘nhanh và mạnh’ nhằm như chớp triệt tiêu lực của quả đấm/cú đá mà đối thủ mới vừa mới phát động: ‘địch chưa động, ta chưa động; địch động, ta động trước’ (Giác Viễn). Có thể hình dung nôm na như việc các cầu thủ bóng chuyền nhảy lên 'chắn' cú đập bóng của đối thủ vậy.
Vậy võ của Trương Tam Phong hay Lý Tiểu Long đều có chung một nguyên lý là ‘triệt’, nhưng Trương thì triệt sau khi đối thủ động, còn Lý thì triệt trước khi đối thủ động/khi đối thủ vừa mới khởi động.
Trước khi Thái cực quyền ra đời, trong dân gian cũng có loại võ dùng ‘nhu chế cương’ dưới các tên gọi tương tự như: càn khôn đại na di, di hoa tiếp mộc, đẩu chuyển tinh dời, tá lực đả lực, bốn lạng chống ngàn cân, thuận thủy thôi chu (lợi dụng dòng nước đẩy thuyền đi)…
3. Một số câu chuyện liên quan đến 'nhu thắng cương' trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung.
-Đẩu chuyển tinh dời: Dưới chân núi Phiêu Diễu, Mộ Dung Phục dùng võ công ‘đẩu chuyển tinh dời’ mà cứu được Thiên Sơn Đồng Mỗ và Hư Trúc từ trên cao rơi xuống (truyện ‘Thiên long bát bộ’).
-Thái cực quyền: Hân Thiên Chính là Giáo chủ Thiên Ưng Giáo, cả đời chưa thua ai, thậm chí đánh ngang cơ với Độ Nạn thần tăng của phái Thiếu Lâm (trong Đại hội võ lâm ở núi Thiếu Thất). Theo một số phim chế biến (‘Ỷ thiên đồ long ký’) thì sau khi Hân Tố Tố tự tử tại núi Võ Đang, cha của nàng là Hân Thiên Chính có lên núi ‘đòi nợ máu’. Họ Hân nóng nảy dùng ‘Ưng chảo cầm nã thủ’, xuất chiêu rất ‘dũng mảnh’ giao đấu với Trương Tam Phong, nào ngờ chỉ qua có mấy chiêu, họ Trương dùng bàn tay nhẹ nhàng xoay vòng vòng mà hất họ Hân văng ra xa cả 10m, y sững sờ hỏi:
-Ông đánh kiểu gì vậy?
+À, đó là mấy chiêu Thái cực quyền mà bần đạo mới nghĩ ra.
Họ Hân đành ôm hận xuống núi.
-Thái cực kiếm: Thái cực quyền và Thái cực kiếm là môn võ mà chỉ những người có ‘ngộ tính cao’ mới áp dụng thành công được, ví dụ như Dư Đại Nham được Trương Tam Phong truyền thụ trực tiếp mà chỉ hiểu lơ mơ, chỉ có Trương Vô Kỵ vì có ‘ngộ tính cao’ nên mới tiếp thu được một cách dễ dàng.
Hai mươi năm sau chuyện của họ Hân nói trên, phái Võ Đang gặp đại nạn: Triệu Minh dẫn 3 đại cao thủ là A Đại, A Nhị và A Tam lên tiêu diệt phái Võ Đang. Trước đó, Trương Tam Phong đã bị Không Tướng dùng ‘Bát nhã kim cương chưởng’ đánh lén mà bị trọng thương, lúc đó có Trương Vô Kỵ giả làm đạo đồng nấp đàng sau hỗ trợ và do đó học lóm được Thái cực quyền, rồi được Trương Tam Phong trực tiếp truyền thụ Thái cực kiếm. Rồi tên ‘đạo đồng’ xuất hiện giao đấu, A Tam dùng ‘Đại lực kim cương chỉ’ đánh tan đá nát vàng, nhưng Vô Kỵ chỉ dùng thế ‘Lam Tước Vĩ’ vuốt nhẹ làm y xoay vòng vòng giống như ‘Hắc toàn phong Lý Quỳ’, do đó A Tam bị đại bại (tương tự cho A Nhị). Còn A Đại - được mệnh danh là ‘Bát tí thần kiếm’ - đã dùng Ỷ Thiên Kiếm chém sắt như chém bùn, xuất chiêu như có 8 cánh tay cùng một lúc nhanh như điện chớp, nhưng Vô Kỵ chỉ dùng thanh kiếm gỗ tựa lên, thuận theo chiều phát kiếm của địch, rồi nhẹ nhàng lái vòng nó theo hướng khác, A Đại cũng bị đại bại…
-Càn khôn đại na di: Trong trận đấu ở Quang Minh Đỉnh, Vô Kỵ dùng các chiêu thức ‘bốn lạng chống ngàn cân’ mà hạ được Tống Thanh Thư. Sau đó, tại Vạn An Tự, Vô Kỵ dùng võ công ‘càn khôn đại na di’ để cứu các quần hùng nhảy từ trên tháp xuống. Rồi tại chân núi Thiếu Thất, Vô Kỵ cũng dùng võ công này để chuyển đòn của Lộc Trượng Khách qua Hạt Bút Ông và ngược lại, kết quả là Huyền Minh nhị lão bị đại bại… (truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’)...
4. Các nguyên lý của ‘thái cực’ trong cuộc sống.
-Làm càng chậm thì càng nhanh
Số là LB viết 1 entry thì hết có 45-60’/bài, hoặc cao lắm 120’ là cơ bản xong. Đó là vì LB chia việc viết entry ra làm nhiều phần ‘vi mô’, sau khi cơ bản xong các phần nhỏ này, LB sẽ tổ hợp lại và ‘vĩ mô’ hóa chúng. Vì thế LB viết mỗi entry không có tốn nhiều thì giờ và viết được nhiều entry.
Nếu bạn chia công việc ra làm nhiều việc nhỏ: mỗi ngày làm một ít, thì vài ngày/nhiều ngày, sẽ thành; bạn có thể từ từ, chầm chậm mà làm; không phải quá lo lắng về gánh nặng của công việc; ít bị tai nạn/bệnh tật do dồn việc quá nhiều; làm mà như là không làm, như là giải lao, như là thư giãn; đặc biệt là, sẽ thắng được những kẻ hậu đậu, hấp tấp, làm rồi mới nghĩ…
Nguyên lý ‘làm càng chậm thì càng nhanh’, mà một trong những cách hiểu cơ bản, là hãy chia công việc ra làm nhiều tiểu đoạn, là cứ từ từ, chầm chậm mà làm, bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, nhanh hơn và… sống lâu hơn. Trước đây Câu Tiễn, Lê Lợi, Edison, Einstein… có được những thành quả vĩ đại một phần là nhờ làm như nguyên lý này.
-Một lúc nào đó, tự nhiên nó sẽ thành
Bạn thử pha 1 phin cà phê hay 1 bình trà Bắc, rồi bạn đi chỗ khác chơi hay làm việc, 15 phút sau, quay lại, bạn sẽ tự nhiên có 1 ly cà phê hay 1 bình trà nóng.
Có nhiều vấn đề xảy ra trong khi bạn pha 1 phin cà phê: bạn nóng nảy, lo âu, sốt ruột, đi lên đi xuống, dòm qua dòm lại, dở ra dở vô... hoài mà thấy nó cũng chả xong; bạn thò muỗng vào phin để khuấy cho cà phê mau xuống; bạn có thể làm đổ cà phê ra bàn; bạn bực mình, cáu ghét, làu bàu; đặc biệt là, cà phê sẽ không ngon…
Như vậy là bạn ‘có’ làm: tốn công, tốn năng lượng thần kinh, và tốn thì giờ. Nhưng nếu bạn 'không' làm như chỉ ngồi chơi, đọc báo, xem ti vi hay nghe nhạc, 15 phút sau, bạn sẽ có ly cà phê: bạn không phải hao phí một nguồn năng lượng lớn của bản thân một cách vô ích nhưng tự nhiên vẫn có thành quả!
Nguyên lý 'tự nhiên nó sẽ thành' này còn được gọi là 'cái gì đến, nó sẽ đến'... mà từ ngàn xưa, các triết gia Trung Đông đã có diễn đạt nó theo một cách khác: ‘Trong truyện ‘Ngàn lẻ một đêm’, có kể về một cậu thanh niên đã ‘nằm ngủ’ từ lúc nhỏ đến năm 18 tuổi, không chịu làm ăn, rồi mẹ cậu đã gửi ‘một số vốn’ để cho các thương gia Ấn Độ qua Tàu mua tơ lụa về cho cậu bán, trên đường về đến giữa biển, họ quên mất việc của cậu, để tránh quay lại (tốn kém hơn rất nhiều) và tránh xui xẻo, các thương gia đồng ý là mỗi người đền cậu ‘một suất vốn’ đó, thế là cậu trở nên giàu tức khắc’ (xem 'Triết lý Trung Đông', đường dẫn bên dưới). Tương tự, Kim Dung đã thể hiện tính chất này của triết học Đông phương qua câu chuyện: 'Trương Vô Kỵ... là một con người không quan tâm đến không thời gian, không màng đến anh hùng thiên hạ vô địch, giáo chủ Ma giáo hay hinh chủ võ lâm. hay không đòi hỏi một tình yêu màu hồng và bất tử... Thế mà do cơ duyên, chàng đã có danh vọng, địa vị, trí tuệ và tình yêu. Việc chàng được phái nữ yêu quý và cuối cùng có được người đẹp Triệu Minh, được các người Ma giáo nói rằng chàng đã khéo vận dụng bí quyết 'Càn khôn đại na di' vào tình yêu!' (xem 'Phi-Kim Dung và tình yêu', đường dẫn bên dưới)...
5. Tóm lại, không có cái gì lớn trong đời này mà ta muốn là có ngay, nếu gặp quá nhiều thất bại, bạn hãy suy ngẫm lại câu chuyện về cái ‘phin cà phê’: nó cứ từ từ chảy từng giọt, từng giọt, một lúc nào đó, tự nhiên nó sẽ cho ta một ly cà phê.
Việc vận dụng các nguyên lý của ‘thái cực’ trong cuộc sống sẽ giúp ta tốn công sức ít nhất mà vẫn đạt được kết quả tương đương. Người Tàu có nói là ‘bốn lạng chống ngàn cân’ (trong võ thuật), có nhiều cách hiểu như ‘nguyên tắc đòn bẩy’ hay ‘đứng trên vai người khổng lồ' như Newton chẳng hạn, đúng rồi, nhưng trong các hoạt động thường nhật, ta có thể hiểu nó bằng một cách thực tế hơn là: 'Nếu ta từ từ làm nhiều cái 4 lạng thì ta sẽ làm được cái ngàn cân'.
Dễ hiểu hơn, đối với các blogger ở phương Tây chẳng hạn, nếu Mr. A bỏ ra 1000usd để mua được 1 giá trị là X, Mr. B chỉ bỏ ra có 100usd mà cũng mua được giá trị X, thì Mr. B thắng Mr. A, cái đó mấy ông mắt xanh mũi lỏ dạy cho LB là 'cost-effectiveness' (hiệu quả so sánh được bằng tiền), còn ở đây LB gọi 'rộng hơn' là kết quả của việc áp dụng nguyên lý của 'thái cực', hì.. hì...
...Dĩ nhiên là bạn sẽ cãi lại như thế này hay như thế khác, nhưng LB đã nói là không dùng ‘cương’ trong cuộc sống, không tính hết các trường hợp ngoại lệ, và để áp dụng được thì bạn nào đó phải có ‘ngộ tính cao’… Và các blogger:
hãy yêu chầm chậm thôi
thì sẽ yêu được nhiều,
hãy để cho tình yêu
nhỏ từng giọt, từng giọt
thì sớm hay muộn,
nó sẽ lọt vào ma trận…
-----------------
Các entry có liên quan:
-Kinh Dịch: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/01/305-ngo-ngang-buoc-chan-vao-kinh-dich.html
-‘Triết lý Trung Đông’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/337-cac-kinh-nghiem-cua-ong-gia-70-tuoi.html
-'Kim Dung': http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
*Dưới chân núi Phiêu Diễu, Mộ Dung Phục dùng võ công ‘đẩu chuyển tinh dời’ mà cứu được Thiên Sơn Đồng Mỗ và Hư Trúc từ trên cao rơi xuống (truyện ‘Thiên long bát bộ’).
Trả lờiXóa*Trong trận đấu ở Quang Minh Đỉnh, Vô Kỵ dùng các chiêu thức ‘bốn lạng chống ngàn cân’ mà hạ được Tống Thanh Thư. Sau đó, tại Vạn An Tự, Vô Kỵ dùng võ công ‘càn khôn đại na di’ để cứu các quần hùng nhảy từ trên tháp xuống. Rồi tại chân núi Thiếu Thất, Vô Kỵ cũng dùng võ công này để chuyển đòn của Lộc Trượng Khách qua Hạt Bút Ông và ngược lại, kết quả là Huyền Minh nhị lão bị đại bại… (truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’).
*Hân Thiên Chính là Giáo chủ Thiên Ưng Giáo, cả đời chưa thua ai, thậm chí đánh ngang cơ với Độ Nạn thần tăng của phái Thiếu Lâm (trong Đại hội võ lâm, ở chân núi Thiếu Thất, sau này).
Theo một số phim chế biến (‘Ỷ thiên đồ long ký’) thì sau khi Hân Tố Tố tự tử tại núi Võ Đang, cha của nàng là Hân Thiên Chính có lên núi ‘đòi nợ’.
Họ Hân nóng nảy dùng ‘Ưng chảo cầm nã thủ’, xuất chiêu rất ‘dũng mảnh’ giao đấu với Trương Tam Phong, nào ngờ chỉ qua có mấy chiêu, họ Trương dùng bàn tay nhẹ nhàng xoay vòng vòng có mấy cái mà hất họ Hân văng ra xa cả 10m, y sững sờ hỏi:
-Ông đánh kiểu gì vậy?
+À, đó là mấy chiêu Thái cực quyền mà bần đạo mới nghĩ ra.
Họ Hân đành ôm hận xuống núi.
Nếu có nút like, em sẽ bấm mấy lần cho entry này của anh.
Trả lờiXóaNhưng em hỏi thêm: anh thích phim, truyện kiếm hiệp lắm phải không?
UI, cái bài này viết khó quá, anh viết cả chục ví dụ, rồi suy nghĩ lại, ND bị phân tán, anh phải bỏ đi 90%, rồi anh lộn ngược bài viết 180 độ, còn tóm tắt Kinh Dịch trong vòng 5 dòng cũng là rất khó, híc.. híc.. À, anh có đọc Kim Dung, Cổ Long và các tác phẩm có liên quan nhiều lần...
XóaCám ơn LV nghen, chúc ngày mới ngọt ngào.
Vậy là lời khuyên này nghe cũng có lí huynh nhỉ? Hãy yêu chầm chậm cho đến khi mắt mờ chân run, đến khi cả hai cùng móm mém, dựa vào nhau cũng thấy hạnh phúc ngập đầy…
Trả lờiXóaNgày mới an nhiên nhé, LB huynh!
À, đây là 1 cách minh họa cho bài viết dẽ hiểu, thực ta, người ta yêu... nhanh em à, nhưng để bảo vệ tình yêu thì phải... chậm, rất chậm, hì.. hì...
XóaNgày mới tốt lành nghen.
“Một hôm vô tình tôi được ngắm
Xóanhững cánh hoa bằng lăng tím,
ở một khu rừng trên phố núi.
Tôi cúi, tôi sờ, tôi mơ, tôi nhớ
về nàng nơi phố thị.
Rồi thoáng dậy trong tôi
một cảm giác vương sầu.
Những lúc u hoài,
tôi lại ngắm nàng hoa tím trên mây,
hờ hững,
bay mùi hương lạ,
hút rụng ánh chiều tà,
Mà không biết đến bao giờ,
Tím rơi xuống nhà tôi…”
Lưu comt Nữ thần:
Trả lờiXóaTôi ngồi tôi viết quên trăng
Bỗng nhiên lại có tiếng hằng ngoài sân
Ngày đêm suy nghĩ miên man
Hằng ơi, tôi muốn có nàng... đêm nay.
Lưu comt Thương Hoài:
Trả lờiXóa"Thương hoài ta nghĩ thương... thương...
Hoài thương tôi tưởng nàng thường gặp ta
Ai thương, ai nhớ, ai là?
Ai hờn, ai giận, ai sa giọt buồn"
Lưu comt Chân Tình:
Trả lờiXóa"Có một đêm tôi lại về với biển
Sóng rì rào lại nhớ chuyện khi xưa
Thon thon dáng, nàng đưa tay vĩnh biệt
Biển chúng mình, em miết biển Ca-li
*
Mấy cái mười năm, ơi em gái nhỏ
Sóng vô tình, mãi vỗ bến bên kia
Bến bên này, trăm năm đà sắp đến
Gọi vô thường, nhưng chả thấy em đâu…"
mưa nhiều rảnh ghé lá bàng chơi
Trả lờiXóathu gì mưa suốt thế hả trời...
thế mà họ tả thu đẹp nắng
tôi chỉ thấy mưa Trời ơi trời....
hiiiiiiiiiii...............
Ui, cám ơn MRC, bây giờ mới thấy, cám ơn bài thơ nhé, LB sẽ đăng tải, chúc ngày mới tốt lành.
Xóa