Không thể biết là gì? Là cái mà ta có thể biết nhưng ta
không chịu bỏ ra cả đời để tìm hiểu.
Có thể biết là gì? Là cái mà ta tưởng là ta biết rồi
nhưng cả đời ta không hiểu rõ về cái mà ta đã biết.
(NGLB)
Bài viết này gồm có:
1. Mở đầu
2. Chưa luyện được ‘tầng thứ nhất’
3. Không hiểu rõ về cái mà ta đã biết
4. Một người bạn khá đặc biệt
5. Bảy tầng của sự hiểu biết
6. Vụ Dương Chí Dũng
7. Người ấy thường im lặng...
1. Mở đầu
LB mượn chuyện ‘càn khôn đại na di’ để nói lên một chuyện khác là: có
7 tầng của sự hiểu biết.
Chắc đa số blogger biết cụm từ ‘càn khôn đại na di’ này rồi,
tạm hiểu đó là một môn võ công ‘tá lực đả lực’ - nghĩa là mượn sức người để đánh
người. Nó là võ công hộ giáo của Minh giáo (hay Ma giáo, truyện ‘Ỷ
thiên đồ long ký’ của Kim Dung). Nó có bảy tầng luyện công, nhưng các giáo chủ
đời trước chỉ luyện được đến tầng thứ nhất hay thứ 2, rồi vì thiếu nội lực nên bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ mà
chết, chỉ riêng có Giáo chủ Dương Phá Thiên (hay Dương Đỉnh Thiên) luyện được
đến tầng thứ ba mà trấn át quần hùng thời đó, nhưng ông cũng bị chết vì tẩu hỏa
nhập ma (vì tình). Ngay trước thời nhà Minh (thời Minh thái tổ Chu Nguyên
Chương), có Quang minh tả sứ Dương Tiêu luyện được tầng thứ 2, rồi Trương Vô Kỵ
luyện được đến tầng thứ 7 (tầng tối thượng) mà trở nên vô địch thiên hạ.
2. Chưa luyện được
‘tầng thứ nhất’
Các bạn hãy nghe những câu chuyện về những kẻ chưa luyện được
‘tầng thứ nhất’, LB chỉ nêu ra 3 ví dụ tiêu biểu thôi nghen.
Câu chuyện 1: LB có một người bạn mà lúc nào bạn ấy cũng cho
là mình hiểu biết đông tây kim cổ đủ thứ. Mấy năm nay, LB cứ khuyên anh ta liên
tục là:
-Bạn hãy tập im lặng, vì bạn có hiểu biết, nhưng cái hiểu
biết của bạn còn có rất nhiều chỗ sơ hở và chưa sâu sắc.
Và vì tính tình của bạn ấy rất là háo thắng và ‘hậu đậu’,
nên LB còn nói thêm rằng:
-Nếu bạn suy nghĩ thêm 20 năm nữa thì chưa chắc bạn đã hiểu
rõ những điều mà bạn đã biết.
Khi LB khuyên như vậy, bạn ấy có ‘ngộ’ ra chút chút, nhưng
khi uống cà phê, LB nhìn thấy khuôn mặt bạn ấy vô tình tỏa lên một thứ ‘sát khí’
đằng đằng là muốn lập tức tỏ ra ‘ta đây là hiểu biết’, ha.. ha.. ha…
Câu chuyện 2: LB có một người bạn khác, anh ta thường đi
nhậu nên ‘chộp’ được khá nhiều thông tin lẻ tẻ/lung tung ở ngoài đời hay trên
mạng. Nhưng LB có cảm nhận là anh ta biết các thông tin đó để ‘chém gió’ hơn là
có một cái đầu biết cách kiểm tra tư liệu, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa
chúng để thành triết lý (riêng của mình).
Khi nghe anh ta kể lại một thông tin nào đó, LB thường về
nhà kiểm tra tường tận rồi viết hẳn một entry, ví dụ về vụ ông ‘Nguyễn Đăng
Mạnh’ (Hồi ký, đại để là ông ta nói chuyện thâm cung bí sử của các nhà văn của
ta, trong đó nói xấu hơi bị nhiều), nhưng khi LB quay lại hỏi anh ta - người
đầu tiên tung ra cái tin này - thì anh ta không biết gì về chi tiết hết, ha.. ha..
ha…
Câu chuyện 3: LB lại có một người bạn khác, bằng cách sử dụng
rất nhiều thuật ngữ ‘triết’, anh ta viết trên blog những dòng chữ rất là mơ hồ,
trừu tượng, có vẻ cao xa/phi thực tế và rất khó hiểu. Thấy vậy, các bạn chung
quanh LB mới phân tích về các entry của anh ta, rồi cùng cười và đồng kết luận
anh ta là một trong những sư tổ về... ‘chém gió’ (chúng mình đùa thôi), hihi...
Một hôm, nhóm của LB có gặp anh ta, khi kiểm tra lại kiến thức của anh ta thì chúng mình mới biết là nó bị ‘lủng’ (một thuật ngữ của dân nhậu, ý nói là hiểu biết chưa đủ), ngoài ra, anh ta hay lái mọi thứ hiểu biết trên đời theo định kiến của anh ta (hình như là quy về... Chúa!), và nếu không nhầm, anh ta lại tưởng anh ta là... vĩ nhân, ha.. ha.. ha...
Một hôm, nhóm của LB có gặp anh ta, khi kiểm tra lại kiến thức của anh ta thì chúng mình mới biết là nó bị ‘lủng’ (một thuật ngữ của dân nhậu, ý nói là hiểu biết chưa đủ), ngoài ra, anh ta hay lái mọi thứ hiểu biết trên đời theo định kiến của anh ta (hình như là quy về... Chúa!), và nếu không nhầm, anh ta lại tưởng anh ta là... vĩ nhân, ha.. ha.. ha...
Thực ra, trong thế giới blog (người Việt) thì số người được
gọi là ‘hiểu biết’ như 3 người này là rất nhiều, có thể có đến 10.000 người, do
được đào tạo khá tốt vào thời Pháp/Mỹ, do được đào tạo ‘thập cẩm’ sau 1975 hay
bên Nga, do may mắn mà có bằng thạc sĩ/tiến sĩ hay được phong phó giáo sư/giáo
sư, do đọc sách/viết lách nhiều, do được học ‘thần học’, do được đào tạo bởi nước ngoài/bởi các dự án phát triển quốc tế, do tự học, do đi công tác/lăn lộn ở hiện trường nhiều, do bị rơi vào ‘trường
đại học bôn ba’ nhiều…
Nhưng, nếu ở VN có 10.000 người được gọi là ‘hiểu biết’ như
vậy thì ai mới là người thật sự hiểu biết? (xem dưới).
3. Không hiểu rõ về
cái mà ta đã biết
Chắc tất cả các blogger đều đọc truyện/xem phim ‘Tây du ký’,
LB thử hỏi 3 cái ông mà hay nói ‘tôi hiểu biết’ nói trên là:
- Trên Thiên đình có mấy ông Thánh, đó là những ông nào?
- Tại sao Dương Tiễn lại có 3 con mắt?
- Cậu của Dương Tiễn là ai?
- Tại sao con Hạo Thiên Khuyển lúc nào cũng đi bên cạnh Dương Tiễn?
- Tại sao dưới chân Na Tra lúc nào cũng có 2 cái bánh xe lửa (hay 2 đóa sen)?
- Ai là đại ca, ai là cháu của Tề Thiên Đại Thánh?
- Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh là ai?
- Nếu đánh ‘tay đôi’ thì Tề Thiên Đại Thánh thua ai?
- Ai là ‘tiền bối’/‘chiếu trên’ của đức Phật trong quan hệ tiền kiếp (theo truyện)?
- Ngọc Hoàng phải tu bao nhiêu kiếp để thành Thượng đế?
- Ai đứng đầu trong tiên giới?
- Các nhân vật như Thái Thượng Lão Quân, Dương Tiễn, Lý Tịnh, Na Tra là ai trong lịch sử Tàu?
- Những thế lực nào mà Thượng đế không cai quản/không can thiệp vào?
- Đức Phật nể ai nhất (theo truyện), bằng chứng gì?
- Cuối cùng, 'ngộ không' là gì? …
LB nêu ví dụ đơn giản như vậy để các bạn thấy rằng: để có được sự hiểu biết 'thật sự' là điều dễ lắm sao? Trong truyện kiếm hiệp của Kim
Dung, ông có đưa ra 5 nhân vật hiểu biết võ công tột đỉnh mà ông gọi là ‘Võ lâm
ngũ bá’, gồm Vương Trùng Dương, Hoàng Dược Sư, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong
và Đoàn Trí Hưng (Nam đế, cháu nội của Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh), nhưng cũng
theo truyện này, phải qua cả trăm năm/mấy trăm năm thì đất nước Trung Hoa mới sản sinh ra được
những nhân tài kiệt xuất như vậy, vậy cớ sao LB gặp rất nhiều người mà họ cứ
căng căng cái mặt lên như muốn xưng mình là ‘võ lâm ngũ bá’ của VN hay của thế
giới, ha.. ha.. ha…
Chính vì LB có những người bạn chưa luyện võ công đến ‘tầng thứ nhất’ mà suốt đời cứ ‘tưởng’ là họ hiểu biết, nhưng thật sự là họ chưa hiểu biết, nên LB mới khái quát hóa chuyện ‘hiểu biết’ thành 2 câu
trên:
‘Không thể biết là gì? Là cái mà ta có thể biết nhưng
ta không chịu bỏ ra cả đời để tìm hiểu.
Có thể biết là gì? Là cái mà ta tưởng là ta biết rồi
nhưng cả đời ta không hiểu rõ về cái mà ta đã biết’.
4. Một người bạn khá
đặc biệt
LB lại có một người bạn khá đặc biệt. Anh ta có học
bên Mỹ và Thái Lan, rồi ra trường với tấm bằng ‘đỏ’. Về VN, anh ta làm tổng
giám đốc cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài, giàu có, giàu kiến thức, có khả
năng truy cập và xử lý thông tin trên mạng rất nhanh, nói tiếng Anh như bắp
rang, ngoài ra, anh ta còn được lên trang bìa của tạp chí ‘Doanh nhân Việt Nam’… Nhưng khi gặp người nghèo
hoặc thường dân, anh ta đối xử với họ rất là khiêm tốn và lễ độ, và hình như anh ta chưa bao
giờ từ chối việc giúp đỡ họ...
Khi nói chuyện, anh ta không bao giờ để lộ ra sự hiểu biết
của mình, vì anh ta luôn lắng nghe, gật đầu nếu ý tưởng/tư tưởng đó có lý, phản
ứng nhẹ nếu nó vô lý, và cười rất sảng khoái nếu nó có tính nhạo báng/châm biếm
ai đó hay hiện tượng xã hội một cách dí dỏm...
Anh ta cũng không muốn thế giới blog biết tên anh ta, vì anh ta muốn 'dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn
tai' (ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời
đất có nói gì đâu - Khổng Tử), hay ‘quay về ngồi yên dưới mái nhà’ (lời
nhạc của Trịnh Công Sơn).
Nói đùa tí, nếu anh ta được bầu làm thủ tướng thì LB… sẽ
đồng ý, hihi... Tuy nhiên, LB đánh giá là anh ta mới luyện đến ‘tầng thứ 3’,
tức là hiểu biết -> hiểu mình ở chỗ nào -> không vội vã bày tỏ sự hiểu
biết của mình, vì rèn luyện tới mức gom được ‘không gian n chiều’ (như Bao Thanh Thiên chẳng hạn) để đi đến kết luận
chính xác nhất về một vụ việc nào đó thì anh ta chưa đạt được. Nhưng thôi, được
như anh ta là quá tốt, quá hiếm rồi...
5. Bảy tầng của sự
hiểu biết
"Không biết thì bảo mình không biết, tức là biết mình không
biết, ấy là biết vậy!!!"
(Lời bình của bạn Bồ Tùng Linh)
Trong thế giới blog, theo ý của LB, có một số
blogger có thể gọi là ‘cao thủ’ như Cuồng Từ, TTM Gốc Mai, Lộc Vừng, Miêu Nữ, Giáo
làng, Vu Gia, Trần Minh Châu, Bulukhin, Phu Đoan, Chiều tím, Phi Thiên Vũ (và còn nữa), hihi… (LB thì không tính, vì LB chỉ
nói lên suy nghĩ của mình mà không có tham vọng được ‘bất tử’). Riêng về TTM Gốc
Mai, LB thấy chị ấy rất khiêm tốn và bí ẩn, nên LB đã phong chị ấy là ‘Diệt
tuyệt sư thái’ với ý ngợi khen, hihi…
Cũng nhờ anh bạn ‘thủ tướng’ nói trên mà LB mới khái quát
hóa được 7 tầng ‘càn khôn đại na di’ của sự hiểu biết như sau:
Tầng 1: Hiểu biết ban đầu ->
Tầng 2: Hiểu ta là ai?, ở chỗ nào? ->
Tầng 3: Không vội vã bày tỏ sự hiểu biết của mình ->
Tầng 4: Không bị ràng buộc bởi định kiến cá nhân/chính trị/tôn
giáo/xã hội ->
Tầng 5: Biết chính xác ->
Tầng 6: Vượt qua chính tà, đúng sai ->
Tầng 7: ‘Không’ hiểu biết.
Cái tầng thứ bảy của sự hiểu biết là ‘không hiểu biết’, tùy
các bạn hiểu nghen, hihi...
6. Vụ Dương Chí Dũng
Hôm nay, ngày 13/12/2013, báo Thanh Niên có đăng bài ‘Dương Chí Dũng nói mua nhà cho bồ bằng tiền
của vợ’, nói về vụ án ‘Ụ NỔI 83M’, LB xin ghi nhận một số câu trong trang 3
của báo này, như sau:
- Chia nhau phần lại quả 1,67 triệu usd (hơn 28 tỉ đồng, tỉ giá theo từng thời điểm): ‘Chia theo tỉ lệ 10 tỉ đồng cho anh (Dũng), 10 tỉ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em (ông Sơn, kể cả ông Chiều)’ (lời khai của Trần Hải Sơn trước tòa).
- ‘Có khi là một chai rượu, một cái phong bì vài triệu bạc’, ‘không có việc giao dịch 5 tỉ đồng tiền mặt tại khách sạn Victory ở TP HCM’ (lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa).
- ‘Khoản tiền mua 2 căn hộ đắt tiền ở Hà Nội cho bồ nhí… là nhờ kinh doanh’, rồi sau đó ông Dũng nói lại là ‘tiền của vợ’ (lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa).
- Việc mua ‘ụ nổi’ với giá gốc là 2,3 triệu usd (tại Công ty Nakhodka, Nga) mà sau này đã được ông Dũng phê duyệt đến gần 20 triệu usd là do ‘tôi không sâu sát, không điều tra’, ‘tôi không bao giờ chỉ đạo gì cụ thể vì tất cả việc đó là của ban giám đốc’ (lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa).
- 'Tôi mới về, chưa nắm được thông tin nên chỉ căn cứ theo đề nghị của anh Chiều và các ban tham mưu trong công ty' và ‘Đến bây giờ tôi cũng chưa được nhìn qua hồ sơ về ụ nổi này vì giấy tờ còn nằm ở ngân hàng’ (lời khai của Mai Văn Phúc trước tòa)
- Khi làm việc, ông Phúc ‘chịu sức ép của Chủ tịch HĐQT’ (ông Dũng), ông Phúc và ông Dũng ‘không bao giờ gặp riêng để trao đổi công việc mà chỉ thông qua các cuộc họp của công ty’ (lời khai của ông Phúc), còn ông Chiều làm việc mà phải ‘chịu nhiều sức ép’ của ông Dũng và ông Phúc (lời khai của ông Chiều trước tòa)…
Tóm lại, theo lời biện hộ của các ‘đại quan’ nói trên -
những kẻ không có đủ ‘nội lực’ để làm quan - thì họ không có lỗi gì cả, mà là lỗi
của một ‘ban giám đốc’ trừu tượng nào đó, nói cho cùng là lỗi của… ông trời!, híc..
híc...
*Ghi chú: Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines, Trần Hữu Chiều - nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines, Trần Hải Sơn - nguyên Tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines…
*Ghi chú: Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines, Trần Hữu Chiều - nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines, Trần Hải Sơn - nguyên Tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines…
7. Người ấy thường im lặng...
Có lý thuyết ‘Tam dân’ nói về ‘dân tộc, dân quyền và dân sinh’ (của Tôn Dật Tiên). Rồi có lý thuyết ‘Tam của’ nói về ‘của dân, do dân
và vì dân’ (= of the people, by the people and for the people), nhưng những người thực hành (qua vụ Dương Chí Dũng) đã hiểu cái lý
thuyết này chưa được… ‘nửa tầng’, mà đôi lúc trong mơ, mình bàng hoàng tự hỏi là ‘của
ai, do ai và vì ai’, híc.. híc…
…Tóm lại, kẻ hiểu biết là kẻ thường cảm thấy rất xấu hổ về
sự không hiểu biết đến nơi đến chốn của mình, nên anh ta/cô ta suốt đời luôn
tìm hiểu, suy nghiệm và bổ sung/cải thiện đến mức cao nhất mà người ấy có thể
làm được, đến khi hiểu được rồi (luyện đến tầng thứ bảy) thì người ấy lại không
bày tỏ được nữa, vì chung quanh người ấy toàn là những kẻ hiểu biết nửa vời/nửa
tầng, hơn nữa, họ thường chạy đua theo cái ảo/danh lợi hơn là sự hiểu biết thật,
nên nếu người ấy có nói ra thì họ cũng chẳng hiểu, thậm chí còn bị ném đá nữa, vì thế, người ấy thường im lặng, phải hôn?
HẾT.
Chắc tất cả các blogger đều đọc truyện/xem phim ‘Tây du ký’, LB thử hỏi 3 cái ông mà hay nói ‘tôi hiểu biết’ nói trên là:
Trả lờiXóaTrên Thiên đình có mấy ông Thánh, những ông nào?
Tại sao Dương Tiễn có 3 con mắt?
Cậu của Dương Tiễn là ai?
Tại sao con Hạo Thiên Khuyển lúc nào cũng đi bên cạnh Dương Tiễn?
Tại sao dưới chân Na Tra lúc nào cũng có 2 cái bánh xe lửa (hay 2 đóa sen)?
Ai là đại ca?, ai là cháu của Tề Thiên Đại Thánh?
Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh là ai?
Nếu đánh ‘tay đôi’ thì Tề Thiên Đại Thánh thua ai?
Ai là ‘tiền bối’/‘chiếu trên’ của đức Phật trong quan hệ tiền kiếp (theo truyện)?
Ngọc Hoàng phải tu bao nhiêu kiếp để thành Thượng đế?
Ai đứng đầu trong tiên giới?
Các nhân vật như Thái Thượng Lão Quân, Dương Tiễn, Lý Tịnh, Na Tra là ai trong lịch sử Tàu?
Ngộ không là gì?
Cuối cùng, đức Phật nể ai nhất (theo truyện), bằng chứng gì? …
tunglinh bo18:30+1
Trả lờiXóaKhông biết thì Bảo mình không biết., tức là biết mình
không biết., ấy là biết vậy !!!
Nói nôm na như thế này : Không biết cho nó lành anh LB ạ !
Trả lờiXóaBài viết hay lắm. Tuyệt vời - Trên cả tuyệt vời !
Đóm thích đoạn này "…Tóm lại, kẻ hiểu biết là kẻ thường cảm thấy rất xấu hổ về sự không hiểu biết đến nơi đến chốn của mình, nên anh ta/cô ta suốt đời luôn tìm hiểu, suy nghiệm và bổ sung/cải thiện đến mức cao nhất mà người ấy có thể làm được, đến khi hiểu được rồi (luyện đến tầng thứ bảy) thì người ấy lại không bày tỏ được nữa, vì chung quanh người ấy toàn là những kẻ hiểu biết nửa vời/nửa tầng, hơn nữa, họ thường chạy đua theo cái ảo/danh lợi hơn là sự hiểu biết thật, nên nếu người ấy có nói ra thì họ cũng chẳng hiểu, thậm chí còn bị ném đá nữa, nên người ấy thường im lặng, phải hôn? "
Hì.. hì..., người ấy không nói ra được vì cô ấy bận kg đi uống cà phê được, hôm nào dẫn cháu đến nhà người ấy xem rùa nghen, người ấy sắp về quê ăn Tết rồi, lâu lắm mới lên lại SG, cám ơn nhiều, tối vui nghen cô giáo.
Xóachào NGLB. lâu rùi e mới trở lại ngôi nhà blog và đọc các bài viết của a, mọi ng và...suy nghĩ-
Trả lờiXóachúc ngủ ngon nhé NGLB....
Ui, Tiểu nữ của LB đây rồi, cứ chơi blog đi nghen, lâu ngày kg thấy bóng Tiểu nữ, Qúa nhi nhớ lắm đóa, chúc ngủ ngon.
XóaKhi còn ngon lành người ta có tới mười khôn( chẳng thèm bảy)
Trả lờiXóaKhi đi gần cột hoặc đá trí khôn tự dưng tút xuống chỉ bằng thằng ngu, thằng dốt hặc học chưa đến nơi, đến chốn, hiểu chưa thấu!
Thông cảm thôi anh.
Qua thăm anh hì hì với anh cho đời thêm vui.
Uh, cuối cùng vẫn là 2 chứ hihi... mà thôi,
Xóacám ơn bạn NT, chúc tối t7 vui nhé.
"không thể biết" 3 chữ nhiều quá, cs chỉ có 2 chữ "không biết", hì hì...
Trả lờiXóaChủ nhật huynh LB vui vui nghe
Có biết... sơ sơ, rồi người ấy đi đâu mất, hi vọng sẽ còn... biết, hihi...
XóaCám ơn CS nghen, CN ngọt ngào.