Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

500. Triết học và học triết!

Ai yêu mãi tôn thờ 
Ai hồn mãi trong mơ
Anh là ai, là ai
Mãi mãi kẻ dại khờ!
(NGLB)

LB xin bắt đầu kể chuyện cho các bạn nghe nhé…
À, khi LB viết bài này, các bạn có thể hỏi LB là ‘nhà… gì’ mà lại đề cập đến 'triết', xin trả lời: là Nhà gom lá bàng, hihi…

1. Mở đầu
Năm thứ nhất, lớp của LB có học triết của một ông thầy mà học từ bên Nga về (Liên Xô cũ). Vì trước đó, do 'số phận' mà LB đã được học về triết, nên không… dự giờ của ông ta. Một hôm, sau khi uống cà phê ‘cóc’, LB bị mấy đứa bạn lôi vào giảng đường, thì thình lình nghe ông thầy nói: ‘Đức Phật sinh ra từ cái hông, nên triết lý Phật giáo là… nói tào lao’, ha.. ha.. ha…, nên việc LB không dự giờ của ông là… đúng.
Chỉ với 1 ví dụ nhỏ, LB nêu ra vụ ‘triết học và học triết’, ông thầy có học triết nhưng không có triết học, vì:
  1. Ông không có năng khiếu về triết.
  2. Ông được chế độ ‘cho’ đi học, về làm thầy, cuối tháng lãnh lương, thế thôi.
  3. Ông học mà không hiểu.
  4. Ông đứng chỗ này rồi phê phán chỗ kia, mà không có đầu óc 'tổng quát' (mà LB hay gọi đó là ‘không gian n chiều’).
  5. Ông có sẵn 'định kiến' rằng duy vật là chân lý, nên ông không cần biết, hễ bất cứ cái gì liên quan đến duy tâm thì ông cho là sai! (LB hay gọi đó là ‘không gian 1 chiều’).
  6. Ông cho mình là có học triết (7 năm) nên hiểu biết, còn bọn sinh viên/lão bá tánh là chả biết gì!
  7. Ông, không bao giờ, cho rằng ‘định kiến’ của mình là có gì sai và cần phải cải thiện.
  8. Ông yên tâm với ‘sự hiểu biết’ của mình suốt đời, híc.. híc…
2. Triết học khác với phê phán triết học
Trên đời này có 3 việc:
-việc của bản thân
-việc của người khác
-việc của ông trời
Chúng ta thường buồn phiền là do:
-quên mất việc của bản thân
-thích xen vào việc của người khác
-lo lắng về việc của ông trời
Muốn vui vẻ rất đơn giản, chỉ cần:
-làm tốt việc của bản thân
-đừng xen vào việc của người khác
-đừng nghĩ về việc của ông trời.
(Khuyết danh)
Trước tiên, cần phân biệt giữa triết gia và nhà nghiên cứu/phê phán triết, sử gia và nhà nghiên cứu sử, nhà toán học khác với các thầy dạy toán, nhạc sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà văn/thơ và nhà phê bình văn học..., mặc dù có người kiêm luôn cả '2 chức', nhưng về mặt lý thuyết thì chúng khác nhau. 
Ví dụ, sử gia/nhà sử học Tư Mã Thiên khác với nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan hay Dương Trung Quốc, nhà văn Lev Tolstoi khác với nhà phê bình văn học Hoài Thanh-Hoài Chân hay Đặng Thái Mai, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khác với nhà phê bình âm nhạc Trần Đăng Khoa hay Frank Gerke, nhà toán học Ngô Bảo Châu khác với giáo sư Đặng Đình Án hay Nguyễn Hữu Anh, nhà bác học/vật lý học Einstein khác với thầy Nguyễn Hoàng Phương hay Dương Văn Phi, và triết gia thì hiển nhiên là khác với các nhà nghiên cứu hay thầy dạy triết...
Hãy xét đến vấn đề Phạm Công Thiện, dường như ông phê phán, đúng hơn là 'đả kích', triết/ý tưởng của người khác hơn là có triết lý riêng (chẳng hạn, ông đả kích Nguyên Sa, luận văn tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung..., xem trên mạng). Thật vậy, LB đi suốt đời, chỉ thấy người ta trích của Trang Tử/Khổng Tử, Socrates, Voltaire... chứ chả thấy ai trích câu 'triết lý' nào của ông vào 'từ điển danh ngôn' (blog) của mình. Hãy xem: 
‘Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empedocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta’.
‘Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ’ (anh nói về Goethe, Dante, Sartre, Beauvoir).
‘Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới. Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao... Bây giờ nếu có Phật Thich Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý thức: trí thức ‘mười lăm xu’, ái quốc nhân đạo ‘ba mươi lăm xu’, triết lý tôn giáo ‘bốn mươi lăm xu’.
Cái này là triết học hay phê phán/đả kích triết học? Các bạn tự trả lời nghen. Riêng LB thì cho rằng Phạm Công Thiện không phải là nhà sáng tạo ra (một phần của) triết học, mà là nhà phê phán triết học
Tóm lại, các bạn hãy kiểm tra một số 'Từ điển danh nhân thế giới' hay 'Từ điển triết học' (nước ngoài) thử xem, 'quốc tế' nói là triết gia Nietzsche, Jean Paul Sartre, Krishnamurti, Spinoza, Hegel... chứ không có nói là triết gia Trần Nhân Tông, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Bùi Giáng hay Phạm Công Thiện, phải hôn?

3. Triết/triết học là cái gì nhỉ?
“Sự thật chỉ và chỉ có một, sự không thật thì vô cùng”
(Trích blog ‘cuoc song’)
Ta sẽ không định nghĩa 'triết học' như trong từ điển Oxford, vì nếu như vậy thì các nhà viết từ điển sẽ thất nghiệp và chúng ta có khả năng sẽ bị... kiện ra tòa án quốc tế, hihi...
Thôi, không nhất thiết phải giở từ điển Hán Việt, từ điển Anh-Anh, hay từ điển bách khoa gì gì đó..., ta hãy nhờ 'trường đại học bôn ba' định nghĩa giùm vậy.
Hồi xưa, đứng trước các sinh viên, LB có hỏi 'triết là gì?', 'kinh tế là gì?': không gian vắng lặng như tờ!
Tối hôm qua, có một anh KTS ghé nhà LB, anh ta nói rằng: 
-'Hễ cái gì mà ta suy nghiệm về thế giới tự nhiên, bằng một trái tim rung cảm thật sự, rồi khái quát hóa lên đến mức cao nhất, thì gọi là triết'. 
Triết bao gồm triết lý và triết học. 
Triết lý khác với triết học, lý sự khác với lý luận, nói nôm na, triết lý là một/các 'đoạn' suy nghiệm (tệ hơn, có người còn dùng các từ là 'lý sự', 'triết lý vụn' hay 'triết lý chổi cùn' mà hàng ngày ta thường thấy trong các cuộc 'nói xấu nhau' trên thế giới mạng). Còn triết học là một hệ ý niệm (= hệ kín và liên tục của các suy nghiệm). 
Nguyễn Bỉnh Khiêm có triết lý, Trịnh Công Sơn có triết lý, Bùi Giáng có triết lý, nhưng không hẳn đó là triết học. 
Và với 'định nghĩa' như thế thì trong toán, lý, hóa, sinh, văn, thơ, nhạc... đều có triết, chẳng hạn, các nhà văn/nhà khoa học như Shakepeare, Kim Dung, Dostoievski, Aitmatov, Newton, Descartes, Einstein... có thể gọi là các triết gia vì trong sách của họ có cả một hệ thống triết (tương đối) hoàn chỉnh. 
Và nói như thế có nghĩa là VN không có... triết gia, thiệt, hihi...
Tóm lại, ta hãy yêu thế giới tự nhiên bằng cả trái tim mình, tự nó sẽ cung cấp cho ta triết, mà ta không nhất thiết phải chúi đầu vào sách hay phải viện dẫn đến sách vở, mà 'có thể' điều đó sẽ vô tình dẫn đến một thái độ phản triết.

4. Triết học/triết gia có tội không?
"Kẻ nào mà tham nhũng 1 xu thì kẻ đó không đáng 1 xu"
(Bao Thanh Thiên)
Người ta có thể gọi một quốc gia/vùng dưới nhiều dạng như: xứ sở triệu voi, đất nước chùa Tháp, đảo quốc sư tử, đảo quốc sương mù, xứ sở đêm trắng, đế quốc bá chủ thế giới, đất nước mặt trời không bao giờ lặn..., có thể gọi một chế độ dưới nhiều dạng như: chế độ phong kiến thối nát, chế độ độc tài-gia đình trị, chế độ tham nhũng (= chế độ ung-thư-giai-đoạn-3)... Điều đó đúng, nhưng chỉ có tính chất tương đối, ví dụ như: đế quốc bá chủ thế giới - bây giờ đã rút về vùng đại mạc rồi (Mông Cổ), đất nước mặt trời không bao giờ lặn - bây giờ đã có mặt trời lặn rồi (nước Anh)...
Người ta nói chế độ phong kiến là lạc hậu, đúng, nhưng cũng có chế độ sau phong kiến lại lạc hậu hơn. Vì ít nhất, chế độ phong kiến đã cống hiến cho nhân loại triết lý về 'lão bá tánh', mà, nếu không nhầm, đã có xuất phát điểm tương đối hoàn chỉnh từ thời Bao Chửng (999-1062), rồi hoàn chỉnh vào thời Khang Hi (1654-1722), bằng chứng là người dân đã dùng từ 'Thanh Thiên' để phong cho Bao Chửng, và truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác câu chuyện 'Khang Hi vi hành' cảm động lòng người, đặc biệt là Kim Dung đã làm rõ triết lý này trong truyện 'Bích huyết kiếm'. Lý thuyết này đã khẳng định: 'Chế độ nào mà phản bội lão bá tánh thì chế độ đó hết thời'. (Các bạn xem thêm entry 343 nhé).
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/04/343-lao-ba-tanh-va-su-cao-chung-cua.html
Sấm Vương phản bội lão bá tánh
Giả sử các 'chiết gia' trong blogspot này như Lộc Vừng, Giáo Làng, Võ Đan Thùy, Trần Minh Châu... mà trở thành triết gia thiệt (hihi...), thì họ có xa rời chủ nghĩa nhân đạo không? Chắc chắc là không.
Nói như vậy có nghĩa là không có triết học/triết lý nào là có tội, không có triết gia nào là có tội, mà chỉ có triết lý/triết học nào đó bị lợi dụng, bị không hiểu, ví dụ như Hitler đã lợi dụng triết lý 'lỡ lời' của Nietzsche về việc khinh thường 'lão bá tánh' mà y đã muốn tận diệt nhân loại, trừ dân tộc thượng đẳng Đức. 
Và, các bạn hãy kiểm tra xem, triết gia thì được cái gì? Tuyệt đại đa số các triết gia là những kẻ tội nghiệp khi mà họ hầu như không được hưởng vinh hoa phú quý, vợ đẹp, con khôn, mà thậm chí còn bị rất nhiều người đời 'ném đá' nữa.
5. Nói gì đây
Viết bài này, đáng lẽ LB định phân tích về sự phê phán của anh A đối với một nền triết học cụ thể nào đó, nhưng tối nằm suy nghĩ lại, LB thấy rằng:
-Nếu LB nói anh A là không... đúng, thì anh ta sẽ... 'chửi' hay ném đá LB. Và quan trọng hơn là anh ta lúc nào cũng nghĩ rằng anh ta là đúng, và cái việc 'tưởng ta là đúng' đó đã hình thành một thế giới hư ảo mà con người suốt đời luôn theo đuổi!
-Ngược lại, về phía LB, nếu anh A chửi LB thì LB sẽ im lặng không nói gì. LB nói có luôn đúng không?, chưa chắc, và vì chưa chắc nên LB mới căn cứ vào 'thế giới tự nhiên' để cho chân lý tự nhiên xuất hiện, nhưng như vậy thì chắc gì thiên hạ đã chấp nhận, mà hậu quả trước mắt là họ sẽ 'nghỉ chơi' với LB.
Vậy LB nói về anh A để làm gì?, trong khi đó, khi xem ti vi, ra quán cà phê, hay đi chợ, hễ mỗi lần nhìn thấy một bóng hồng là LB thấy thượng đế là... vô cùng kỳ diệu, và cụ thể là thấy... tim hơi nhói đau, và điều đó mãi mãi cũng chỉ là một hoài vọng:
Càng về đêm càng mơ
Mắt anh rướm lệ nhòa
Càng về đêm càng xa
Chắc ta… không thấy em.

13 nhận xét:

  1. Em ghé thăm Huynh sau thời gian bị gián đoạn blog.
    Trần Mạnh Hảo, em không thích lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, chắc blog của LV bị lấn nick à? LB vào mấy lần mà chỉ thấy bài của Lãnh Diện thôi!
      Thôi, đừng buồn nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
    2. Yes, sư muội,
      ngủ ngon nghen.

      Xóa
  2. LB xin bắt đầu kể chuyện cho các bạn nghe nhé…
    À, khi LB viết bài này, các bạn có thể hỏi LB là ‘nhà… gì’ mà lại đề cập đến 'triết', xin trả lời: là Nhà gom lá bàng, hihi…

    NT nghĩ Nhà Gom Lá Bàng là cái tên cũng rất triết như bài triết của anh đang viết, nhưng không thể nào hiểu tường tận cái triết trong tên này. Tại sao không là Nhà Gom Lá Vàng, lá Vông, lá Sung, lá Tre nghe thơ và lãng mạn hơn nhiều.
    Mới sáng còn lạnh quá anh GLB ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sài Gòn đang trở lạnh
      Ô!, hay thế, đông về
      Lá bàng nghiêng trước cổng
      Lá khác vẫn buồn im
      hihi, tks, chúc ngày mới vui nhé.

      Xóa
    2. Mùa đông này quả lạnh rồi
      Em đi chân trắng lôi thôi mắt nhìn
      Hương thầm rượt gót chân em
      Bỗng anh say đắm ngủ quên gót nàng.

      Xóa
  3. Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ - 2014, MC xin gửi đến anh lời chức mừng năm mới – Chúc gia đình anh năm mới gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn an vui, hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi..., LB định ra Vinh ăn Noel với bạn TMC đó, có điều là mấy hôm nay, mạng rất có vấn đề, chạy chậm hơn rùa, híc.. híc...
      Cám ơn bạn TMC, chúc năm mới dồi dào sáng tạo nhé.

      Xóa
  4. Triết học Học triết cái môn ni muội nghe đau đầu quá ca ca à !
    Những ngày cuối năm suôn sẽ đón chào năm mới thật may mắn nhe huynh. hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, chỉ có nói chiện chìn iu là hổng có đau đầu, hihi...
      T7 ngọt ngào nghen tiểu sư muội.

      Xóa
  5. Lưu comt Mực Tím:
    Đông về không thấy em mực tím
    Con bướm chớp qua, bóng ảo hồng
    Vú sữa xanh đen, chồm qua gió
    Lá bàng lấp ló, rướn lên không.

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Quang Trần:
    Ôi, trăm năm một cuộc tình
    Chưa chi đã thấy bình minh khuất trời
    Chiều tà đã gọi chơi vơi
    Tình ơi, em ở nơi nào... lặng thinh.

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt BM:
    Nếu một ngày bạn không thấy blog của tôi nữa
    Thì bạn hãy thất vọng
    Nếu một ngày bạn nhớ tôi, nhớ thơ tôi và muốn bình cho tôi
    Thì bạn hãy buồn chịu
    Nếu bỗng một ngày tôi quay lại, vì tôi có một cái blog khác
    Thì bạn hãy mừng hết lớn.

    Trả lờiXóa