Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

1024. Phóng viên bất đắt dĩ - tôi đi thăm Lăng Ông (Nhật ký)


Đêm ảo mộng ai mơ màng… thánh nữ
Thác lạnh về, khúc luân vũ mùa đông
Sống mê hoang, ôi thiên đàng, mỏi mệt
Én lượn vòng, chết… một thoáng buồn trông

---------

Tôi thường nghĩ ‘Lăng’ là nơi chôn cất các vị vua chúa, quan lại, như Kim Tự Tháp, các Lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… Mà nơi tôi đến là ‘Lăng’ thật, bởi quanh khu chợ Bà Chiểu ai cũng gọi là ‘lăng’ (Hình 1)…, nhất là vào cổng (sau) có dòng chữ hướng dẫn ‘ĐI LĂNG’ (Hình 2)… 
Và tại sao ít người biết, hay người nhà tôi thường đi qua đi lại nhưng không quan tâm lắm, vì nó không có bảng hiệu, như mặt sau (đã nói), còn mặt trước lại ẩn sau và cách một bức tường rào đến 5m, nên khi đi ngang qua, người ta không để ý... Tất nhiên là tôi phải nhìn bằng mắt tôi rồi, chứ dùng nhiều tư liệu thế thì chi bằng kiếm một bài chép quách vào và ghi là ‘sưu tầm’, rồi ra ngoài gáy như… vĩ nhân, hehe. Và tất nhiên là có rất nhiều thứ để xem, nhưng điều tôi chú ý là yếu tố Việt của ông bà ta cách đây 100-200 năm… như thế nào? Còn tại sao ‘Phóng viên bất đắt dĩ’? Tôi đi có một mình, tự chụp hơn 100 tấm hình, nhưng chỉ đăng ở đây mấy tấm chính thôi (từ lúc vào đến lúc ra), vì hình như viết hay làm cái gì thì cũng đều phải tập trung, phải hôn!...
1
Tại sao tôi lại ghé Lăng?
- ‘Ông Lê Văn Duyệt có công gì?’, một vị khách ghé nhà tôi hỏi.
Đúng là khó trả lời thật. Vì tôi cũng như bao người khác chỉ biết ông Lê Văn Duyệt làm quan lớn từ thời Gia Long đến Minh Mạng, may lắm là có biết thêm chuyện ‘anh hùng đả hổ’ Lê Văn Khôi* làm… loạn, hay chuyện vua Minh Mạng sai xiềng mộ ông lại, thế thôi… ‘Ổng được người dân ủng hộ, kể cả người Chăm và người Tàu (gọi ông là ‘phúc thần’)…, các thương gia Pháp, Mỹ lần đầu tiên đến miền Nam phải vào chào ổng…’, tôi có đọc lai rai trên mạng nên trả lời tạm vậy, nhưng anh ta có vẻ không phục. ‘Thì ở miền Nam, nhiều người dân Sài Gòn thờ Lê Văn Duyệt, ở miền Tây thờ Trương Định, Nguyễn Trung Trực - hầu như ở tỉnh nào cũng có’, ý tôi nói đó là ‘công trạng’, chứ còn đòi công gì nữa!, nhưng anh ta cứ hỏi ‘công gì’ hoài!
- ‘Cái quan trọng là ổng không nghe lời vua Minh Mạng (phản đối việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của vua*), nên vua muốn cách chức hay giết ổng mà không làm gì  được, đến khi ổng chết rồi vua mới lấy cớ xiềng mộ ổng lại… Ổng là người có khí phách’.
Tới đây thì đa số người ngồi quanh bàn ăn đều gật đầu, còn hình như anh ta nghe đến từ ‘khí phách’ thì im lặng!... ‘Thế bây giờ chạy qua Lăng Lê Văn Duyệt thăm chừng 30’ nhé!, kêu 2 ly cà phê, vừa uống vừa ngắm!’, ‘Thôi, anh đi đi, tôi lu bu lắm’!
*
Ha..ha..ha…, xin nói thẳng, người... Việt chúng ta sẵn sàng chém gió về danh nhân nào đó 30-40 năm, cho tới khi ‘ò í e’, mà sẵn sàng tấn công người ta bằng câu hỏi rất khó, nhưng, vd như có ‘anh X’ nào đó hàng trăm lần ngồi chém gió cách cái Lăng Lê Văn Duyệt có mấy trăm mét, mà chả thèm ghé vào xem thử nó ra làm sao!, thậm chí cả đời người chưa bao giờ bỏ ra lấy 5’ để đọc về Lê Văn Duyệt; tương tự như ảnh chưa bao giờ đọc nửa trang về Phạm Công Thiện, nhưng lại bảo ‘Phạm Công Thiện là thằng điên…’ (!), ha..ha..ha…
Ôi, thử hỏi mần ăn kiểu như thế thì làm sao mà xứ ta không bị chê là đang ở ‘vùng trũng của trí tuệ thế giới’! Ôi, tôi vốn quen với cái cảnh tượng quá ‘chán đời’ này rồi, nên chỉ đi cà phê một mình, mà it khi màng gọi ai ra quán uống cà phê…
Nhưng đây không phải là lý do chính để tôi ghé thăm Lăng Ông (tôi đã có ý định nhiều lần rồi), mà câu hỏi ‘ông Lê Văn Duyệt có công gì?’ chỉ là cái ‘cơ’, hay nói dễ hiểu hơn là: Đã đến lúc tôi phải đi!
*
Còn lý do nào nữa? Số là cách đây 5, 6 năm: ‘nhà mình cũng có một con mèo trắng - bạn thân nhất trong đời, vì nó tè và ị trước sân làm hôi rình cả nhà (sân chật), nên mình - không nỡ vứt sông vứt chợ, tội nghiệp - bỏ nó vào một cái thùng cạc-tông và đem vứt nơi Lăng Lê Văn Duyệt, để nó tự sinh tự diệt. Khi bưng đi, mình tưởng nó sẽ vùng vẫy và quào minh, nào ngờ nó vô cùng ngoan ngoãn..., rồi mình mất nó... suốt đời. Tuy nhiên, mấy năm qua, mình vẫn còn nhớ nó, vì mình thương nó nhất trên... đời, có thể hơn cả... con người!’ (trích Hồi ký, ngày  8/9/2015).
- ‘Sáng nay có một con mèo to chết ở đấy, họ bó lại cẩn thận rồi đem đi chôn tử tế, sợ bọn ‘mèo tặc’ lấy đi làm món tiểu hổ… Mèo hoang ở đó có nhiều lắm, nhưng người ta cho ăn…’, sư tử đi tập thể dục buổi sáng sớm, về kể.
Vâng, nói chung là lúc nào nghĩ lại thì tôi cũng cảm thấy có chút ân hận, và thấy như lúc nào cũng có hình bóng nó quanh quẩn bên tôi. Và tôi đến thăm Lăng Ông, cũng còn là để tìm lại một hình bóng xưa mà suốt đời tôi không bao giờ tìm lại được nữa!

2
Lăng Lê Văn Duyệt còn được người dân gọi là ‘Lăng Ông’ (hay dân gian còn gọi là ‘Lăng Ông Bà Chiểu’*, nhưng bà Chiểu và ông không có liên quan gì) để tránh gọi tên húy, không có treo bảng, khách thường vào bằng cổng sau - đường Phan Đăng Lưu, hay cổng trước - đường Vũ Tùng; tôi vào hướng phổ thông hơn, thuận đường hơn, đường Phan Đăng Lưu…
Nằm có vẻ bí ẩn trong một khuôn viên cỡ 90m x 200m (18.500m2), nó cách chợ Bà Chiểu khoảng 50m, nằm gần cùng một tuyến nằm ngang với chùa Phước Hải* (nơi ông Obama đã từng ghé thăm chiều ngày 24/5/2016) cách đó khoảng 1km, và với chùa Liên Hoa (nơi ông Bùi Giáng đã từng ở với người cháu trước và sau 1985) cách đó cũng khoảng 1,5km... Và tôi cũng đã biết đây là khu vực mà ông Bùi Giáng hay lang thang trước đây (1975-1988), nhất là cụ Vương Hồng Sển có ghé chùa Phước Hải và viết công trình (cuốn ‘Sài Gòn năm xưa’, cho rằng chùa này được xây dựng từ năm 1905-1906!)…
*
-Gần trước CỔNG LĂNG (xây năm 1848, biểu tượng của vùng Sài-Gòn-Gia Định xưa) là một cây si rất to… Lưu ý rằng cây si trông giống như ‘cây xanh’ ngoài Bắc, nhưng khác ở chỗ là nó thường mọc ven sông (có rất nhiều ở hai bên bờ sông Serepok, Bản Đôn), có đặc điểm là rễ mọc thẳng đứng, mọc từ trên các cành cây sà xuống, và lâu năm thì (những) cái rễ này có thể to như một cái cây lớn vậy… Gần đó gặp một cây to hơn nữa, đó là cây ‘me Tây’ to ơi là to, có đường kính 1,5 đến 1,6m, hai cây này đều hơn trăm tuổi!... (Hình 3, 4). Rồi từ bên ngoài có các khẩu ‘thần công’ (trước cổng), và rải rác vào trong có nhiều đỉnh đồng, lư đồng hay xi-măng - như ở Tử Cấm Thành (Huế).
Vào bên trong (NHÀ BIA, MIẾU THỜ) có một cái giá ngà voi rất to, một cái tủ kính đựng một con cọp (bộ da) cũng rất to, hai giá ‘gươm giáo’ - tất cả trông giống như đao, dao, hay lưỡi quéo, đều có cán dài, rồi mấy cái giá trống/giá chiên, kể cả một con ngựa đồng hay gỗ (đều phủ ‘nhiễu điều’ - một loại lụa màu đỏ), có một số chuông đồng to bằng cái cối giã gạo, rồi mấy cái lộng, giá cờ phướn - trông rất màu mè, sặc sỡ, giống như cờ ‘Đinh Bộ Lĩnh’ hay ‘Trần Hưng Đạo’… ở các đền thờ anh hùng dân tộc ở Ninh Bình, Nam Định, hay ở các lễ hội ở miền Bắc... 
Tại khu ‘LĂNG MỘ’*… Kể thêm cho vui, tôi hỏi: ‘Có vào được không?’, ‘Không được’, một bà đang thắp hương giả vờ xù mặt lên và bảo. ‘Chùa ai vào mà không được’, sau đó mấy người quanh đó đều cười và bảo thế, hihi… Ở đấy có một bức ảnh màu/phù điêu thờ Lê Văn Duyệt (Hình 5)mà theo người giữ Lăng thì đã có từ trước năm 1848 (vua Thiệu Trị đã bắt đầu cho đắp lại mộ từ năm 1841), cũng tức là Lăng Lê Văn Duyệt đã có cách đây ít nhất là 169 năm! 
*
--Ở CHÁNH ĐIỆN có tượng Tả quân Lê Văn Duyệt bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn (do kiến trúc sư Phạm Văn Hạng; Hình 6, 7, 8), bên trái là một bức trướng to, có khắc dấu triện của vua Tự Đức! (do Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ, nên vua truy phong), hai bên tượng ông có hai tượng ‘con hạc đứng trên lưng rùa’ cao khoảng 3m… Bên trái có bàn thờ Kinh lược Phan Thanh Giản, bên phải thờ Thiếu phó Lê Chất… Sau đó, tôi có lấy 3 cây hương, thắp và lạy bàn thờ Lê Văn Duyệt; trong lúc tôi vái, ông Tuấn (trông Lăng!) lấy cái dùi và gõ vào cái chuông đồng kêu ‘boong… boong… boong…’, nghe thật là êm tai...
Rồi tôi ra ngoài để xem... Hai bên là hai dãy nhà khác, bên trái gọi là ‘TÂY LANG’ (Hình 9), bên phải là ‘ĐÔNG LANG’… Dãy bên trái có gian để ‘bốc xăm’ (xem bói toán), có gian lưu trữ tranh ảnh, bức họa, thư họa… xưa do nhiều người đến tặng (nhìn mặt người nam nữ chả biết là ai!), đặc biệt có gian phòng hình như là để Lê Văn Duyệt họp ‘Nội các’ (!) - có 2 hàng ghế cổ, đến 18-22 chỗ ngồi; còn dãy bên phải ít hơn, có 16 chỗ ngồi, hình như là để tiếp khách gì đó!... Kể thêm cho vui, ở bên Tây Lang có 2 con chó chạy ra ‘gâu gâu’ tôi, nhưng tôi tin rằng nó không bao giờ cắn tôi, vì tôi rất mến chó, quả nhiên đúng vậy!, hehe...  
3
--Tôi đi quanh xem thử có yếu tố... Tàu nào không? Nhưng không!
Tôi đã được xem hai bức tranh của 2 lần trùng tu chính, lần 1920, rồi 1937 thời Toàn quyền Đông Dương Pierre Pages - người công nhận Lăng Lê Văn Duyệt là Di tích văn hóa (Hình 10, 11, 12), cả hai tấm hình này đều được lưu ở một căn phòng bên ‘Tây Lang’… Còn Bộ Văn hóa đã có Quyết định công nhận Lăng này là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989…
Nhân tiện cũng xin nói thêm tí cho vui về vụ ‘hội kín’, ngắn thôi… Nguyên ngày xưa, thời Khang Hi còn trẻ, có Hội Phản Thanh Phục Minh đứng đầu là nhân tài Trận Cận Nam; trải qua nhiều biến đổi với nhiều tên, đến cuối thời Từ Hy, do sức ép của ‘Bát quốc liên quân’ và sự nổi dậy như vũ bão của quân Tôn Trung Sơn (khoảng 1900), Hội này bị tan rã, nên đổi tên là Hội Tam Hoàng, rút chạy sang Hồng Kông, Ý, Mỹ, Việt Nam… và chuyển vào hoạt động bí mật; chùa Ngọc Hoàng ra đời trong bối cảnh đó, và cũng là nơi sinh hoạt của (các) ‘hội kín’… Vào thời đoạn1979-1989 (thời ông Duẫn) là có sự căng thẳng lớn giữa Chính phủ VN và Chính phủ CHND Trung Hoa, và sắp có chiến tranh biên giới 1991; nên trước đó, vào năm 1984, chùa ‘Tàu’ Ngọc Hoàng đã được đổi thành chùa ‘Việt’ là chùa Phước Hải*…
Chùa này tôi có vào rồi, trước ông Obama một ngày (23/5/2016), đại để là nó cũng có Chánh điện - thờ Ngọc Hoàng, Tả điện - thờ Quan Âm và Hữu điện - thờ Chuẩn Đề. Lưu ý là ‘Chuẩn Đề’ chứ không phải Chuẩn Đế, ông là ai?; số là vào thời Thương-Chu, bên Trung Hoa cổ đại có chia ra làm ‘Tam giáo’ chính: Xiển giáo, Triệt giáo và Đạo giáo, mà Triệt giáo là phe chống lại trật tự của ‘Thiên triều’ (kể cả dân, vd như Tôn Ngộ Không), còn Xiển giáo (Thiên triều) bao gồm cả Phật giáo - trong đó có Tiếp Dẫn là Phật hóa thân!, còn Chuẩn Đề là em của Phật!… Tóm lại, mọi thứ ní nuận cổ đều nung tung!, mục đích ngày xưa của chùa này là vì ‘hội kín’ như đã nói ở trên, thế mà dân Vịt rất cả tin, hu..hu…
*
Điều ghi nhận là ở đây, đâu đâu cũng có chữ viết: trên cổng, trên cánh cửa, các cây cột, các cái liễn/bức hoành phi, trên bàn thờ, mà tất cả đều bằng chữ Nôm, chắc vậy, các bạn nhìn hình sẽ biết ngay!…, mà tiếc thay chiều nay hướng dẫn viên không có mặt, mà nếu có thì anh ta/chị ta sẽ giải thích!… Tôi thấy rất ngạc nhiên là đâu đâu cũng có chạm trổ hình rồng màu sặc sỡ - nhất là trên cột, mái, giống như ở các căn nhà cổ hay ở các chùa chiền ở ta, và trên mặt đất rải rác tượng con lân, mà theo tôi biết thì rồng và lân chỉ có ở bên Tàu, và chúng là những ‘con ba xạo’ (không có thật): Tôi không phục! (Chưa kể đến vụ Tôn Ngộ Không chỉ là hư cấu, thế mà ở VN cũng có nhiều đền thờ, ôi, dân ta!)… May thay, ngoài việc trên các cánh cửa có biểu tượng hoa sen, hay được chạm trổ hoa văn theo kiểu Việt hồi đó, hay các người ở trong Lăng, kể cả bảo vệ, đều là người miền Tây (nói nghe rất êm tai, làm tôi nghĩ ‘dân Sài Gòn gốc chính là dân miền Tây’, và không thấy bóng người Tàu nào), thì trong điện còn có ‘tượng con hạc đứng trên con rùa’ (Đạo giáo, ý nghĩa là ‘trường tồn’, đây là một cách nhìn có… ‘mùi Tàu’, nên có nhiều giải thích khác nhau mà gán vào nó đủ thứ ý nghĩa, nói chung là rất mù mờ, không thuyết phục!; Hình 13), nhưng người Việt đã có cách lý giải khác ‘Hạc là loài có nghĩa, từ nay được đứng trên cao. Rùa ăn nói vô lý, từ nay cho nó bò dưới thấp’ - lời đức Phật:
- Theo một chuyện đời xưa kể lại sự tích lá Phướn ở chùa là hình ảnh con rắn bị trừng phạt. 'Nguyên trước kia, người nông phu có nuôi con rắn. Ngày nào anh cũng lo mồi cho rắn ăn no đủ. Rắn mỗi ngay mỗi lớn, nên thức ăn mỗi ngày mỗi nhiều. Một hôm người nông phu nói với rắn bữa nay ta không lo thức ăn cho mầy nổi nữa vì mầy ăn quá mạng, thôi rán chờ sáng mai vậy. Rắn nghe nói thế bèn nổi giận và trở mặt, phùng mang, trợn mắt đòi cắn chết anh nông phu. Anh nông phu buồn rầu và nghe nói ‘cứu vật, vật trả ơn’ nhưng sao rắn mình nuôi nó, nó lại đòi ăn thịt mình. Và rồi anh nông phu nói với rắn, vậy mầy cùng đi với ta đến gặp một loài vật khác hỏi xem nếu nó đồng ý mầy ăn thịt ta, ta sẽ bằng lòng ngay. Rắn đồng ý và cả hai gặp con hạc. Anh nông phu kể lại tự sự, hạc nghe xong bèn nổi giận cho rắn là phường vong ân bội nghĩa, tội đáng chết. Nhưng rắn chưa chịu và đòi đi gặp con vật thứ hai. Và rồi cả hai lại gặp con rùa đang nằm bên lề đường. Rùa nghe rắn phân bua, bèn phán, vậy mầy cắn người nông phu chết cho rồi. Tại sao hắn nuôi mầy mà để cho mầy đói. Anh nông phu đề nghị nên gặp thêm con vật thứ ba mới phân thắng bại vì vừa qua đã gặp hai con vật mà mỗi con lại có ý trái nhau. Rắn đồng ý và rồi trên đường lại gặp con quạ. Nghe xong cớ sự, quạ bèn nổi giận từ trên cành cao nhào xuống mổ con rắn chết ngay tại trận. Nhưng hồn con rắn không vừa, bèn bay lơ lửng, vẩn vơ tìm Đức Như Lai để nhờ phân xử. Đức Phật nghe rõ đầu đuôi câu chuyện rồi phán rằng: ‘Hạc là loài có nghĩa, từ nay được đứng trên cao. Rùa ăn nói vô lý, từ nay cho nó bò dưới thấp. Rắn là loài vô ân nên bị quạ giết là đáng lắm. Nên quạ tha xác rắn lên ngọn cây cho muôn loài soi gương mà ăn ở cho có nhân đức, đừng vô ân phản phúc’. Từ đó hạc đứng chầu trên cao. Rùa đội chân con hạc. Quạ đậu trên cột phướn và lá phướn treo trước chùa là hiện thân xác rắn đang phơi mình cho bá tánh trông vào đó mà tự răn lấy mình vậy' (3.ttvnol.com)…
…Khi đang xem đến đây, tôi có nói là ‘tôi cũng ở đây, là dân ‘Cầu Bông’ (hay là dân ‘Đa Kao’ cũng được, trong cuốn ‘Dzũng ĐaKao’ của Duyên Anh), nhưng hôm nay mới đến xem’, thì:
- ‘Có nhiều người cũng ở đây đã lâu rồi, nhưng họ tưởng là đền thờ của Tàu, nên họ không vào’, ông Tuấn sống trong Lăng đã 12 năm, nói vậy: 10 điểm!
Đây là câu tôi chấm cao điểm nhất trong ngày 31/10/2017.

*** 

Cuối cùng… Tất nhên là tôi đi tham quan Lăng Ông, chứ không phải là ‘sử gia’ để trả lời câu hỏi trên ‘công gì?’, nên tạm trích ra đây câu trả lời của một người có nick là caytrevietnam:

- Tả quân Lê Văn Duyệt - Công hay tội?: ‘Vấn đề về cụ Lê Văn Duyệt, ông là người có tài. Việc đề cao người này không có nghĩa là hạ thấp uy thế của người kia, dù người đó là đối thủ... Theo nhà cháu thì Lê Văn Duyệt được nhân dân tôn thờ, sùng kính không phải vì ông có công diệt Tây phục Nguyễn mà chính là mấy lần làm tổng trấn Gia Định, cai quản cả miền Nam rộng lớn ông đã có công tạo dựng sự yên ổn cho đời sống nhân dân. Cai trị khoan dung nhưng nghiêm khắc công bằng, tiêu biểu là vịệc chém đầu cha vợ Minh Mạng chẳng hạn (!); bọn cướp bóc sợ ông một vành, đâu có dám hoành hành, các nước lân bang nghe danh ông mà khiếp vía, họ gọi ông là ‘Cọp gấm Gia Định’, người Tây đến đều được đối đãi tử tế ... Nói chung là hầu hết đều ấn tượng về một con người nhỏ bé, nhưng có đôi mắt sáng, ánh nhìn khiến nhiều kẻ nể sợ. Các bác có thể đọc các câu chuyện về ông trong chính sử nhà Nguyễn, hoặc các bài viết, tác phẩm về ông như cuốn sách: 'Lê Văn Duyệt - Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông’. (vnmilitaryhistory.net)

Và… Ẩn dưới những tàng cây cao, xanh (Hình 14), Lăng Lê Văn Duyệt đang nằm im lặng nhìn ra những con đường to với đầy xe cộ, chạy nhộn nhịp, ầm ầm, và trong sân có mấy chục học sinh mặc đồng phục thể thao đang sinh hoạt chạy qua chạy lại ở đấy: một thế-hệ-@ mới ra đời, mà sẽ đảm nhiệm vai trò của các cụ nay đang ngồi ở ‘viện bảo tàng’ chờ con cháu lâu lâu tưởng nhớ đem đến cho vài nãi chuối, hay khách thập phương đến biếu cho vài đĩa trái cây!
Dừng ở đây là được rồi, phải hôn? Tôi có thể kể dài nữa không? Không. Bởi vì có một cô giáo ở miền Trung vào bình là ‘Bài viết lúc nào cũng quá dài làm ‘dưa’ đọc mờ cả mắt’, dưa là dưa gì?, là dưa hấu, tức là:
- Đọc bài dài quá làm cô ấy khát nước, thèm… dưa hấu!
Đọc chuyện mà lại kêu… khát nước! Vậy lần sau chịu khó mua vé máy bay khứ hồi, hay đi tàu lửa S1, S2 vào Sài Gòn nghen, rồi đi taxi đến chợ Bà Chiểu mà thăm Lăng Lê Văn Duyệt nghen, tớ sẽ dẫn đi xem, quan trọng nhất là nhớ mang cà phê… sữa nóng vào đây nghen!

(HẾT)

---------  
Chú dẫn:
1.       Anh hùng đả hổ Lê Văn Khôi (?-1834) là con nuôi của Lê Văn Duyệt và là thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An (Sài Gòn nay)… Về võ nghệ, tương truyền khi vào Gia Định, có lần Khôi dùng tay không chống lại cọp dữ cho sứ thần nước Xiêm xem...  Năm 1832, Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất vì bệnh, vua Minh Mạng vốn không bằng lòng ông từ trước, liền cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên ‘vụ án Lê Văn Duyệt’... Đêm ngày 5/7/1833, Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính hồi lương vào dinh quan bố…, chiếm được thành Phiên An…, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy… Hay tin, vua liền cử các tướng…  đem thủy bộ binh tượng vào đánh…, thành Phiên An cố thủ được tới ngày 8/9/1835, thì quân nổi dậy (và con mới 8 tuổi, vì đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành) chống cự không nổi, thành thất thủ… Mười chín năm từ khi Lê Văn Khôi mất, Cao Bá Quát khởi nghĩa chống chính quyền Minh Mạng... (wiki)
2.       Bà Chiểu: Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu… (wiki)
3.       Bùi Giáng thường lang thang quanh khu vực Đa Kao, Bà Chiểu, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/653-bui-giang-va-nhung-cau-chuyen-chua.html
4.       Chùa Phước Hải và ‘chùa Ngọc Hoàng’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/826-tong-chi-o-ba-ma-se-ghe-tham-chua.html
5.       Hội Tam Hoàng: Xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào giữa thế kỷ 17… Sau khi chính quyền Mao quyết tâm trấn áp, hội này đã di chuyển phần lớn sang Hồng Kông… Vũ khí chủ yếu của các thành viên Hội này tại Hồng Kông là ‘dao’ tông (machete) hay còn gọi là ‘dao chặt dưa hấu’ (watermelon knife). Từ năm 1997, Hồng Kông được trao trả về CHND Trung Hoa quản lý, Hội này đã nhanh chân di chuyển địa bàn hoạt động sang Hoa Kỳ, Hà Lan... (wikipedia) 
6.       Lăng Mộ: Toàn thể khu mộ đều được xây bằng một loại vữa hợp chất. Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả  trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Theo các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư, mộ này còn được gọi là mộ ‘qui’ (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm). Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn... (wiki)
7.       Lê Văn Duyệt (1762-1832) còn gọi là Tả Quân Lê Văn Duyệt, quê Tiền Giang, là một nhà chính trị, quân sự tài ba… Ông gia nhập quân đội của Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Nhờ tài năng quân sự, ông nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Nguyễn tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi Nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình; và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định. Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. Thêm vào đó, ông phản đối việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của Vua. Những việc này đã khiến ông thường xuyên xung đột với Vua và dẫn đến việc Triều đình đã hạch tội và cho phá hoại lăng mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Vì việc này, người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi đã nổi dậy chống lại Triều đình. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Lê Văn Duyệt tiếp tục bị truy tội đến mãi đời Thiệu Trị thì vụ án mới được xét lại, và ông mới được phục hồi danh dự. (wiki)

14 nhận xét:

  1. TIN VUI VUI, TẾU TẾU: TỈ PHÚ JACK MA MÊ KIM DUNG, CHÂU TINH TRÌ
    Jack Ma 'sở hữu 38,3 tỷ USD, giàu thứ 18 thế giới và giàu nhất châu Á'.
    Rất buồn cười là Jack mê Kim Dung đến nổi 'Văn phòng công ty được gọi là ĐẢO ĐÀO HOA, phòng họp là ĐỈNH QUANG MINH'...
    Còn bên Tê Cu (Hồng Kông) thì Châu Tinh Trì cũng nổi tiếng như Xuân Hinh hay Hoài Linh ở bên ta vậy, nhưng không phải 'hài' mà là 'hài trong phim'; tuy nhiên, Châu Tinh Trì bị PN đồn là kẻ keo nhất... Hồng Kông!... Phim điển hình của chàng là 'Thần bài', đóng cùng với Củng Lợi - lúc đó đẹp như thiên thần:
    https://www.youtube.com/watch?v=jf5bsfbUIKU
    Jack Ma thích nhất là nhân vật PHONG THANH DƯƠNG (sư phụ 'xịn' của Lệnh Hồ Xung, trong 'Tiếu ngạo giang hồ') - trùng với ý tôi:
    https://nhagomlabang.blogspot.com/.../377-la-bang-u-buon...
    ha..ha..ha...

    Trả lờiXóa
  2. Hanh Hong (FB)
    Hay quá huynh ơi hi..hi..hi... Nghe huynh kể mà em cũng thấy VN mình nhiều nhân tài lắm chứ bộ huynh hé như Bác biết 13 thứ tiếng và tuyên đoán nhiều việc như thần, còn nay cũng có nhiều nhân tài chứ lị như Trần Bảo Châu, vv...hi..hi... em bí rồi huynh tiếp em đi hi..hi... Chúc huynh buổi tối vui vẻ huynh nhé hi..hi
    1 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chời, Trần Bảo Châu là ai vậy ta, ngộ chưa có cơ hội biết!, hehe

      Xóa
    2. Hanh Hong Em nói huynh tiếp em mà đâu có sai đâu, Tiến sĩ hay giáo sư Nông nghiệp Ngô Bảo Châu hi.hi..

      Xóa
    3. Chời ơi nà chời, vậy ông Tiến sĩ hay giáo sư Nông nghiệp này đang bán đồ nhậu dzồi, hehe

      Xóa
  3. HOÀI LINH BÌNH VỀ CHÂU TINH TRÌ
    Mặc dù tỉ phú Jack Ma nói là thích nhất Châu Tinh Trì (trong phim 'Thần bài', hay 'Tây du ký' với Ngô Mẫn Đạt - phiên bản Hồng Kông, v..v...):
    https://www.youtube.com/watch?v=qvpRBQ8dsUE
    nhưng Hoài Linh nghĩ khác ( theo 24h . com), anh nói:
    -Nhiều phim nhảm lắm, như phim Châu Tinh Trì nhảm gấp 800 lần phim Việt mà sao báo chí không nói? Cứ chờ phim Việt ra là chửi nhảm.
    Nhất là câu:
    -VIỆT NAM XEM PHIM THÌ ÍT MÀ XÍT RA THÌ NHIỀU (xít ra = soi mói, HL).
    Ha..ha..ha…

    Trả lờiXóa
  4. Phi Bi (FB)
    Em xin có nhận xét là... cô giáo nào đó ở miền trung nói đúng :)
    13 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là cô Nguyễn Thị Dưa Hấu của... tớ đấy, vui tính nắm, hehe...,
      tks!

      Xóa
  5. Lưu comt Ha Thi Thanh Vi:
    Nữ sĩ Trần Mộng Tú sinh năm 1943, theo wikipedia thì nay cô vẫn còn... thở! ‘Bài thơ "Quà tặng trong chiến tranh" (The Gift in Wartime) được tác gỉa làm từ 1969 ở miền Nam, khi người yêu, một chiến sĩ trong quân lực VNCH hòa tử trận. Rồi di tản sang Hoa Kỳ, tác giả cho đăng tải trên các báo tiếng việt ở hải ngoại’ (tanmanvanchuong, thephong, blogspot . com):
    - ‘Lần đầu tiên hai bài thơ về chiến tranh của Trần Mộng Tú xuất hiện trong thế giới văn chương quốc tế vào NĂM 1990, đăng trong “Vision of War, Dream of Peace,” (Viễn ảnh chiến tranh: Giấc mơ Hòa bình.) Đó là “The Gift in Wartime”(Quà Tặng Trong Chiến Tranh) và “ Dream of Peace” (Giấc Mơ Hòa Bình) cả hai được dịch sang Anh Ngữ do VANN PHAN, một ký giả cũng cộng tác với Nhật báo Người Việt.’, và
    - ‘Bản dịch bài thơ The Gift in Wartime được in vào American Literature textbook do nhà xuất bản sách giáo khoa lớn nhất ở Mỹ, Glencoe/Mc.Graw-Hill phát hành NĂM 1999’ (ngo-quyen . org)…
    ‘Công việc của bà là viết truyện nhi đồng cho báo Los Angeles Times từ NĂM 2000 và làm thơ Anh Ngữ trong sách giáo khoa Mỹ cho chương trình trung học (American Literature- Glencoe-1999) (Wikipedia).
    Cũng theo trang web ‘ngo-quyen . org’ thì ‘Trần Mộng Tú đã cộng tác với Nhật báo Người Việt từ lâu, nhưng chỉ tham gia trực tiếp và liên lạc thường xuyên với tòa soạn khi chấp nhận làm chủ bút Phụ Nữ Gia Đình Người Việt, xuất bản như một tuần báo từ cuối NĂM 2002… Trần Mộng Tú đã thích ứng nhanh chóng với nhiệm vụ chủ bút tờ Phụ Nữ Gia Đình trong lúc cư ngụ tại Seattle, tiểu bang Washington vùng Tây Bắc Hoa kỳ, mà tòa soạn đặt tại Westminster, miền Nam California.…
    Như vậy, trước và sau 1999, CHÍNH TÁC GIẢ Trần Mộng Tú HIỂN NHIÊN là có biết ‘bản dịch tiếng Anh’, nhưng cô có ý kiến gì đâu!, hơn nữa, bản dịch này đã có ‘từ năm 1990 đến nay’, chả lẽ ‘hàng chục ngàn bạn đọc’ hoặc hơn, cũng chả có ý kiến gì!, vậy là có vấn đề hay không nhỉ? Hehe
    À quên, cổ hồi nàm bài thơ! nè:
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=725359077655961&set=p.725359077655961&type=3

    Trả lờiXóa
  6. Huong Tra (FB)
    Muội bít Lăng Ông này huynh à. Nhớ hồi nào đi chợ Bà Chiểu đó :D
    29 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế muội có ghé vào Lăng uống cà phê k?... Thank nhen, tối vui.

      Xóa
    2. Huong Tra Hi hổng uống Cafe, hổng xem bói, dô xem lăng mộ với ành Tả quân thui mờ

      Xóa
    3. Uh, cũng giống huynh, huynh chả bao giờ coi bói, huynh chỉ... ấn tượng với 'cây me Tây' và '2 chú chó' thôi, cái gì sặc sỡ huynh không... thik, hehe

      Xóa
  7. Lưu comt Ha Thi Thanh Vi:
    Bài này viết... rất hay:
    -Chữ “trí” trong “ngũ thường” cũng không hề loại trừ những mưu sâu kế độc hoặc những hành động mang tính chất khôn lỏi. Điều này khiến cho chữ “trí” của ngũ thường mâu thuẫn sâu sắc với chữ “nhân”....,
    có thể dùng làm tư liệu được.
    Lời bình của 'RAY' (bên bài Nguyễn Lân-2, blog Tiếng Việt của ả gà mái) cũng... rất hay, nhưng RAY có thể xem là thuộc loại... mê muội/cứng nhắc nếu so với VH trong bài này.
    https://www.facebook.com/vithithanhha.ainu/posts/865483310296520

    Trả lờiXóa