LTS: Đây là 1 câu chuyện có thật, xuất phát từ 1 thanh niên dưới 30t, được LB xử lý, bổ sung, hư cấu, tổng hợp và sắp xếp theo trình tự, trân trọng.
Anh Bất Tử thân mến,
Anh Bất Tử thân mến,
Đã lâu lắm rồi, em mới viết thư cho anh, vì em không biết là
anh đang ở trên Thiên Đình hay hạ giới, anh thông cảm cho nhé.
(À, dưới đây em dùng mấy từ như Ngọc Hoàng
Thượng Đế và Thiên Đình là lấy trong trong truyện ‘Tây du ký’, không liên quan gì đến các kinh
sách của anh đâu nhé.)
*Anh nhớ không, vào một buổi sáng mùa thu hôm nọ, cách đây
khoảng 30 năm, có một chàng thư sinh khoảng dưới 30 tuổi (lúc đó LB còn trẻ và bắt đầu đi làm giáo viên), khá đẹp trai,
trắng trẻo, trông hơi giống Thái Thượng Lão Quân khi còn trẻ, hì.. hì…, hơi giống
thôi nhé, ghé qua nhà em và hỏi mua một gói thuốc lá ‘Lao Động’. Lúc đó em là
chủ quán tạm thời, đang nghe Evis Phương hát bài ‘Huyền thoại người con gái’
của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, như sau:
‘Loài ngọc đá mang tên em, đã hơn mấy mùa, gọt đau từng phiến
Loài hoa trắng mang môi em, đã hơn mấy lần, ủ nhụy hương đêm
Loài rêu biếc mang mắt em, đã hơn mấy lần, phiêu du dòng nước
Loài sen trắng mang tay em, về trên vóc ngà, rừng sâu không tên…
Thế rồi không nhớ là 2 bên bàn bạc thống nhất như thế nào mà
sau đó anh dẫn em lên Thiên Đình chơi.
*Em nhớ, khoảng 8g sáng hôm đó, em đã lọt vào một khu rừng
thơ mộng với chung quanh là nàng sương mù dần tỏa nhẹ lên hòa nhập với chàng
không trung, phía sau là những cây thông đang đứng im lìm như còn tiếc những giấc
mộng đẹp đêm qua, phía trước là những hàng cây cao su với cành khẳng khiu và lá
lơ thơ mà dẫn mắt ta tới những ô vuông sáng trắng nhỏ vào cuối mỗi hai hàng, xa
xa là tiếng suối chảy róc rách, không gian vắng lặng như tờ, và không có một
bóng thiên thần nào cả.
Buổi trưa cũng vậy, không có bóng ai, chắc các thiên thần
đang bận làm từ thiện ở trần thế, nắng bay xuống giận dữ mắng mấy những bụi
cỏ dại ngủ gà ngủ gật đang chờ mưa xuống, hay tiến đến gần nhẹ nhàng an ủi mấy chiếc lá vàng tội nghiệp bám trên cành cây đang chờ
ngày về Cổ Mộ.
Rồi, chiều dần buông, không gian càng trở nên tĩnh lặng,
nắng chiều vội vã sà xuống, ló những tia nắng tiếc nuối - qua những cành cây
cao - như những bóng hồng hư ảo xa xa mà gây rạo rực lòng người... Nhớ lại cảnh
đó, sau này em có làm
bài thơ ‘Vắng em’ như sau:
Anh gửi vào em chút lã lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
Là người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy động đời
'Vắng em
thu tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ.
*
Quay lại
chuyện anh và em.
Sau khi
đặt chân đến Thiên Đình, anh ung dung ngồi xuống, trên một thân cây gãy, rồi cứ
từ từ và chầm chậm nói hầu như không ngừng. Anh mãi nói về một thứ triết học
tự-nhiên-nhiên nào đó. Lúc đó, em không xác định được anh là người theo Phật, Chúa , Ala
hay Trang Tử…, mà dường như đối với anh, mọi thứ triết lý đều là một. Đại để,
anh có nói là:
Nếu
không có mặt trời, trái đất, mây, mưa, ánh sáng hay không khí… thì làm sao mà
ta được sinh ra và tồn tại cõi trên đời này, vậy mọi người đều do ‘tự nhiên’
sinh ra. Napoleon, Nguyễn Huệ, em và anh… cũng vậy, ta có tự sinh ra ở đời này được
đâu!, và ta có muốn làm hoàng đế hay không muốn làm thứ dân cũng không được!,
‘tự nhiên’ đã tự nhiên sắp đặt (vì thế anh gọi là ‘tự-nhiên-nhiên-nhiên’).
Và nói
rộng ra cho tất cả mọi sự vật/hiện tượng, từ hạt quart, photon, electron cho đến
vũ trụ, từ con virus, con kiến cho đến con người, và tất cả mọi thứ như: thiện -
ác, chính - tà, thị - phi, sinh - tử, hạnh phúc - đau khổ, chiến tranh - hòa bình, thiên đàng - địa
ngục, phật/chúa - ma quỷ… đều có chung một nguồn gốc - do ‘tự nhiên’ sinh ra, vì
thế mà bản chất của chúng vốn không có sự khác biệt.
Nghe nói
một hồi tới gần trưa, em mới hỏi về bản thân anh, thì ra anh là một thiên sứ,
đang sống ở nơi Thiên Đình hạnh phúc và bất tử, xuống trần thế để làm từ thiện,
và em có hỏi anh một số câu cơ bản dưới đây.
*
-Ở trên
đó anh có ăn không?
Anh ngần
ngừ một chút rồi trả lời:
+Uh... chắc là có, và
có hút thuốc lá.
-Anh ăn
cái gì?
+Um... chẳng
hạn như đào tiên...
-Ở trên
đó có đất đâu mà trồng đào? Mà bạn em có nhờ em hỏi anh là ‘ở trên đó có toilet
không?’.
+Ừ.. ừ..
ừ… (Rồi anh im lặng, hai mắt nhìn xa xa như đang tự hỏi chính mình).
-‘Nếu anh nói trên đó có ăn, là thật ra anh đang dối mình, còn anh nói anh không ăn gì, là hình như anh đang dối em', nhưng thôi, không truy
hỏi anh nữa.
*
-Ở trên đó
anh làm nghề gì? chuyên môn gì?
+Anh nghiên
cứu triết, và sáng, trưa, chiều, tối, anh chỉ ngồi suy nghĩ về thế giới tâm
linh.
-Vậy còn
các thiên thần khác làm nghề gì hả anh?
+À, anh
cũng… không rõ nữa, hình như họ.. họ.. họ… ngồi chơi, ca hát hay nấu ăn… gì đó.
-Ủa, chứ
họ không sản xuất ra cái gì à? Anh mới nói trên đó có ăn đào tiên, hút thuốc lá…,
vậy thì phải có đất, có người sản xuất và nhà máy sản xuất hay chợ búa chứ?
-À,
không có, trên Thiên Đình không có quan hệ sản xuất nên không có trao đổi hàng
hóa, chính vì vậy mà sáng nay anh mới vừa ghé chợ Hàng Da (Hà Nội) để mua đào
và ghé chợ Bà Chiểu (Sài Gòn) để mua thuốc lá đem về… Thiên Đình đó.
*
-Ở trên
đó có uống cà phê và nghe nhạc không anh?
+Em lại hỏi
thừa rồi, ở Thiên Đình là ở trên… chín tầng mây, làm gì có đất để mà trồng cà
phê (hay để xây dựng trường học, bệnh viện…), và anh đã nói hồi nãy rồi, ở trên
đó không có kinh doanh bất cứ cái gì hết, nên dĩ nhiên là không có quán
cà phê... Trước khi gặp em sáng nay, anh đã ghé Ban Mê Thuột uống cà phê Trung
Nguyên rồi.
-Còn ở trên
đó có sáng tác nhạc không anh?
+Có, vì Thiên
Đình là chốn không đau khổ nên các nhạc sĩ sáng tác toàn là loại nhạc ‘Cuộc đời rất đẹp’ thôi à.
-Ủa, nếu
anh không đau khổ thì làm sao mà anh cảm nhận là cuộc đời ‘đẹp’ được, vậy anh
so sánh ‘đẹp’ với cái gì? Và nói như vậy, theo logic, là chứng tỏ rằng: sở dĩ cuộc đời là ‘đẹp’ vì anh có trải qua vô cùng gian khổ! Quan
trọng hơn, anh đã gọi ‘đẹp’ thì phải có ‘xấu’ chứ, đừng có định nói là ở Thiên
Đình hoàn toàn là không 'xấu' nhé: không có chuyện ‘tình dục đực-cái’ hay ‘đấu đá’ nhé, chả phải Trư Bát
Giới đã tán Hằng Nga ở Cung Quảng Hàn đó sao, hay Tôn Ngộ Không đã huậy tá lả
trên Thiên Đình đó sao?...
+Ừ, em
minh chứng hợp lý lắm, mấy ngàn năm về trước, vì các nhạc sĩ chỉ sáng tác lặp
đi lặp lại toàn là loại nhạc ‘Cuộc đời đẹp’ nên các thiên thần chán quá mà không
có ai thèm hát hay nghe nữa…
-Vậy thì
làm sao anh uống vừa cà phê vừa thưởng thức nhạc?
+À, anh
lại xuống trần thế nghe… nhạc Trịnh, Phạm Duy, Văn Cao, Chopin, Beethoven, Johann Strauss...
-Nhưng đa
số các nhạc sĩ đó đều nói về cái cái tương tư sầu nhớ, cái thất tình, cái cô đơn, cái đau khổ, cái tuyệt
vọng, cái hư vô, cái chết...?, ví dụ như bài hát này:
Lắng
trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Đã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ ('Chiều tà' - Nhạc: Enrico Toselli, LV Phạm Duy)
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Đã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ ('Chiều tà' - Nhạc: Enrico Toselli, LV Phạm Duy)
-Ôi!
biết nói sao bây giờ, anh là thiên thần ‘bất tử’, nhưng thú thật, anh rất thèm mấy
sản phẩm từ cái … ‘không bất tử’ của con người đó, híc.. híc...
*
-Ở trên
đó có sáng tác thơ không anh?
+Có,
nhưng toàn là thơ lạc quan không à, như mây hồng, gió mát, trăng thanh, sao sáng, tuyết trắng, núi biếc, sông xanh…
-À, em hiểu
rồi, ý họ nói là không có mây đen, gió Lào, trăng khuyết, sao lạc, tuyết lạnh,
núi mờ, sông thối… chứ gì, như vậy thì còn gì là thơ! Thế thơ của họ có hay
bằng thơ ở hạ giới không?, ví dụ như bài thơ này:
Trong
vương quốc của ái tình
Chúng ta là những tên nô lệ
Tự nguyện bán mình không một chút đắn đo
Suốt ngày không ăn vẫn thấy no
Ta đắm đuối trong cõi tình cho và nhận
Ta hiến dâng và ta chấp nhận
Trong vương quốc của người, nô lệ cũng là vua (Đoàn Huyên)
Chúng ta là những tên nô lệ
Tự nguyện bán mình không một chút đắn đo
Suốt ngày không ăn vẫn thấy no
Ta đắm đuối trong cõi tình cho và nhận
Ta hiến dâng và ta chấp nhận
Trong vương quốc của người, nô lệ cũng là vua (Đoàn Huyên)
+Không, may mắn lắm thì chỉ bằng 1% thơ ở hạ giới thôi, họ không ốm đau bệnh tật hay tai nạn gì hết,
không biết đau khổ vì yêu, không biết đau buồn vì cái chết, không biết rung
động vì mỹ nhân, không biết nhớ nhung dưới bóng chiều tà, không biết rạo rực
trong bóng đêm, không có ham muốn về tình dục, và đặc biệt là, tuyệt đối không
liếc mấy em ăn mặc hở hang… thì lấy đâu ra tình cảm phàm tục như con người để mà
làm thơ hay.
-Có
chuyện vô cảm đến thế cơ à?
+À, tí
xíu nữa anh quên, vì loài thần hổng có ai thèm thưởng thức các tác phẩm lạc
quan đơn điệu của họ, nên sách thơ/văn thì để cho... mọt ăn, nhạc thì không ai hát, tác
phẩm hội họa thì không ai xem, hậu quả của chuyện cực kỳ nghiêm trọng này là tiểu-loài
thần nghệ thuật như thần thơ, thần văn, thần nhạc, thần họa… đã giải nghệ lâu rồi.
-Ôi, lạy
chúa tôi!
*
-Thế anh
có gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế chưa? Ngài cao 1,7m hay 1,8m?
+Trời,
chịu, mấy tỉ năm nay ở Thiên Đình, chưa có thiên thần nào gặp được ngài, (xin nói
thêm là trên này chưa bao giờ tiến hành điều tra dân số nên không biết có bao
nhiêu thiên thần), các thiên thần chỉ cảm nhận được là có ngài mà thôi.
-Anh nói
không đúng lắm, phải nói đó là ‘tưởng tượng’ thôi, anh có gặp được ngài đâu mà ‘cảm
nhận’. Thế làm sao mà anh lại tưởng tượng như thế?
-Ừ, thì
chúng anh thấy ngoài chỗ mình đang ngồi đây là một khoảng không trống rỗng, thì
anh tưởng tượng là ‘ngài’ có ở chung quanh mình, tổng quát hơn, khi ngước nhìn
lên vũ trụ, anh không biết ai sinh ra nó, nếu không phải ‘ngài’ thì là ai? Chuyện
này quá đơn giản, ai mà không tưởng tượng được!
-À, em
hiểu ý anh rồi, cái gì mà ta không biết thì ta quy cho ‘ngài’, hay nói tóm lại là
ta định nghĩa: ‘ngài’ là cái-mà-ta-không-biết... À, lỡ có cái mà ta không biết
và quy cho ‘ngài’, nhưng rồi một ngày nào ta biết thì làm sao?
-Em ngây
thơ quá, ngày này em biết, nhưng ngày tiếp theo em lại không biết, nên cứ quy
cái gì không biết cho ‘ngài’ là… chắc ăn nhất, anh cũng vậy.
*
-Ở trên
đó có hạnh phúc và bất tử không anh?
+Em hỏi
kỳ quá, em không có đọc kinh sách nói nhan nhãn ra đấy à? Ở Thiên Đình thì chắc
chắn phải hạnh phúc.
-Ủa, hạnh
phúc so với cái gì, nếu anh không có đau khổ thì làm sao biết hạnh phúc là như
thế nào?
+Thì
hạnh phúc là như cái… hạnh phúc, em hỏi anh thì anh biết hỏi ai, em lôi thôi
quá.
-Thôi,
anh nói vậy, em thua...
Thế ở trên đó là bất tử hả anh? Em có nghe cả tỉ người đồn rầm lên. Chả lẽ anh trẻ mãi không già à?
Thế ở trên đó là bất tử hả anh? Em có nghe cả tỉ người đồn rầm lên. Chả lẽ anh trẻ mãi không già à?
+Họ nói không biện chứng tí nào cả! Làm gì có cái gì mà trẻ mãi không già, đến cái mặt
trời cũng già nữa là, huống gì là các thiên thần như anh. Quy luật sáng tạo của
Ngọc Hoàng Thượng Đế là vận động, và vận động là bất tử, mỗi 1 giây trôi qua là
không-thời gian bị chuyển dịch và do đó làm thay đổi mọi thứ trên thế giới, ví
dụ như nói chuyện với em từ sáng tới giờ thì cái mồm anh đây cũng phải già đi
phần nào chứ!
+Ủa, khái
niệm bất tử của anh so với điều anh vừa nói thì có vẻ hơi bị ngụy biện, thiên
thần có già đi nhưng không chết?????
-Uh, già
đi nhưng không bao giờ… chết, ở trên này mọi thứ không nhất thiết phải luôn tuân theo quy luật
của ‘ngài’.
+Trời ơi
là trời, anh nói 'ngài' ngự trị ở trên Thiên Đình, mà Thiên Đình lại
không tuân theo quy luật của ‘ngài’, nếu ở dưới em thì người ta xếp vào tội
phản động đó anh à.
-Suỵt,
suỵt, suỵt, em nói nhỏ thôi, ‘ngài’ nghe thấy, phạt chết, tất cả cái gì mà 'ngài' bảo là chân lý, phải tuyệt đối tin, không được thắc mắc lôi thôi...
*
*
Anh ơi, em và anh nói chuyện bình thường như vậy, thế mà có
một lão phù thủy đi qua, lão nói rằng ‘nói tầm phào’, vậy để em nhường lời cho
lão bá tánh kể chuyện để anh thư giãn nghen:
1.Ngày xửa ngày xưa, trên Thiên đình có 3 nữ thần đẹp nhất,
đó là: Thiên hậu (hay Hera), nữ thần Athena và nữ thần Venus (hay Aphrodite).
Thiên hậu là vợ của Thiên đế (hay thần Jeus), Athena là nữ thần trí tuệ (bảo vệ hòa bình cho thành Troia sau này) và là
con của Thiên đế, và Venus là nữ thần tình yêu. Trong một bữa tiệc chiêu
đãi do Thiên đế tổ chức, có sự tham dự của cả 3 nữ thần, ngoài ra còn có một vị
nữ thần là thần ‘Bất hòa’ (vợ của thần Chiến tranh Arex), bà ta đã ném vào
trong bữa tiệc một quả táo vàng và nói rằng:
- 'Ai đẹp nhất trong số ba nữ thần sẽ được thưởng quả táo này'.
Thế là cuộc tranh chấp ai là người đẹp nhất Thiên đình xảy ra. Vì trên Thiên đình, không có ai có đủ bản lĩnh để chấm sắc đẹp của các nữ thần, quần thần bèn xuống trần gian để tìm anh chàng Paris (con thứ hai của vua xứ Troia) mà có thiên tư về chấm sắc đẹp một cách vô tư, công bằng và có đầu óc trong sạch (không bị nhiễu loạn vì quyền lực) để phân xử.
Nữ thần Athena hứa với Paris rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người làm bá chủ khu vực (quanh Hy Lạp)’, Thiên hậu hứa với chàng rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người làm bá chủ châu Á’, còn nữ thần Venus hứa với chàng rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người được lấy người đẹp nhất thế gian'. Người đẹp nhất thế gian lúc đó chính là hoàng hậu Helen - vợ vua Hi Lạp (thànhAthens ).
Sau đó,Paris
đã trân trọng trao tặng quả táo vàng cho nữ thần Venus… Từ đó Venus là nữ thần
đẹp nhất trong vũ trụ. Và cũng từ đó, ta có nữ thần Venus là nữ thần của tình
yêu và sắc đẹp, hay là nữ thần tình dục.
- 'Ai đẹp nhất trong số ba nữ thần sẽ được thưởng quả táo này'.
Thế là cuộc tranh chấp ai là người đẹp nhất Thiên đình xảy ra. Vì trên Thiên đình, không có ai có đủ bản lĩnh để chấm sắc đẹp của các nữ thần, quần thần bèn xuống trần gian để tìm anh chàng Paris (con thứ hai của vua xứ Troia) mà có thiên tư về chấm sắc đẹp một cách vô tư, công bằng và có đầu óc trong sạch (không bị nhiễu loạn vì quyền lực) để phân xử.
Nữ thần Athena hứa với Paris rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người làm bá chủ khu vực (quanh Hy Lạp)’, Thiên hậu hứa với chàng rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người làm bá chủ châu Á’, còn nữ thần Venus hứa với chàng rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người được lấy người đẹp nhất thế gian'. Người đẹp nhất thế gian lúc đó chính là hoàng hậu Helen - vợ vua Hi Lạp (thành
Sau đó,
2.Trong một giấc mơ, mình bay lên đỉnh Vu Sơn, thấy có một
vị thần, tự xưng là Thần bất tử, nhưng ổng chết ngáp ngáp 99,99% rồi. Người ta
khiêng quan tài của ổng ra nghĩa địa, chuẩn bị lấp đất lên, vì 1 giây nữa là
ổng tắt thở.
Ngọc Hoàng thượng đế thấy tội nghiệp, bèn ban ân huệ cho ổng
được sống 2 giây, thay vì 1 giây, để ổng nói vài lời trăn trối cuối cùng với
thế gian.
Thế là, từ trong quan tài, ổng giở nắp quan tài, thò đầu ra,
2 tay vung lên và gào to:
-Tôi bất tử.
Trời ơi là trời, tử rồi mà còn gọi là bất tử, ông đó chắc là
‘Thần điên’, mình cười tức cả bụng.
Rồi người ta chưa kịp đóng nắp quan tài lại, ổng lại gào
tiếp:
-Xin nói với mọi người là tôi bất tử.
Rồi ổng tử luôn, đến lúc này, vì cười quá nhiều, tí xíu nữa
là mình lao xuống quan tài chết chung với ổng luôn, trời ơi là trời.
Trong một giấc mơ khác, mình lại mơ tiếp tục lên đỉnh Vu
Sơn, gặp một vị thần giả danh làm ‘Thần tình yêu’ vì ổng không quan tâm đến nỗi
đau tình yêu của người khác.
Trước cửa Thiên đình, có ông Cự Linh Thần đứng gác, mà ông
này đang sống đau khổ trong tình trạng vợ chồng ly thân, con cái phân tán, đang
làm đơn li dị, chờ ký.
Thế mà ông ‘Thần tình yêu giả’ này cứ đi qua đi lại trước
cửa Thiên đình, và lảm nhảm như một tên say rượu:
-Tình yêu là diệu kỳ, là diễm tuyệt, là bất tử, là bất diệt,
là lung linh, là lấp lánh, là rực rỡ, là rạng ngời…
Ông Cự Linh Thần điên tiết lên, bèn giơ búa ra, định chém
cho y một nhát đứt làm 2 khúc. Lúc đó Lá Bàng đi ngang qua, bèn can gián, kéo
ông ta ra và nói thầm vào tai ổng:
-Ông đừng nóng, thông cảm, tên này bị bệnh đó.
Nghe vậy, ông Cự Linh Thần mới nguôi ngoai cơn giận chút
chút, bèn bỏ qua vườn của bà Tây Vương Mẫu, kiếm mấy em tán phét và hái mấy quả
Đào tiên, măm măm chơi cho bớt khát… sữa.
Và trên Thiên đường, có một vị thần kỳ lạ, y rất chi là nhút
nhát, chỉ nấp dưới lùm cây mà nói vọng ra, đặc biệt là y luôn vung tay, phùng
mang trợn má và gào lên khắp Tam giới (thần tiên, người và ma quỷ, theo nghĩa
thông thường) rằng:
- Tôi hạnh phúc, tôi hạnh phúc, tôi hạnh phúc, tôi hạnh
phúc, tôi hạnh phúc… (cả tỉ lần!).
Y nói khoác mòn vẹt cả miệng trong cả mấy ngàn năm mà chả
đem lại cho nhân loại chút hạnh phúc nào, vì thế trên Thiên đình gọi y là
‘Bất-chấp-nhân-loại thần’, vì y bất chấp sự đau khổ của nhân loại.
Nam Tào và Bắc Đẩu thấy buồn cười quá bèn hỏi y:
-Ngươi làm được cái gì trong đời rồi? Đã đem lại hạnh phúc
cho ai chưa? Đọc được bao nhiêu sách? Hiểu được bao nhiêu? Viết được cái entry
ra hồn nào chưa?...
Bất-chấp-nhân-loại thần trả lời rằng:
-Tôi không cần quan tâm đến mấy thứ đó, chỉ cần biết là tôi
hiểu hết mọi thứ, tôi là đại giáo sư-đa tiến sĩ, tôi là tuyệt đại cao thủ, và
thế giới phải tôn tôi là Thánh bút’.
Rồi y năn nỉ:
-Xin 2 ông giúp tôi báo với mọi người rằng chưa có ai viết
hay bằng tôi…
Nghe chưa dứt, Nam Tào và Bắc Đẩu liền lập tức xỉu, may thay
có 1 cái xe cấp cứu gần đó, chở đi kiếm 2 em cẳng dài, mát-xa một hồi lâu, 2
ổng mới tỉnh lại.
Trong một giấc mơ khác, mình thấy có một vị thần, ổng có vẻ
chậm lắm, nhưng lại có một cái rất nhanh, đó là luôn nhanh mồm nói:
-Tôi lạc quan và phơi phới yêu đời.
Vì thế, ổng được phong là Thần lạc quan tếu. Chung quanh
ổng, kẻ thì đau bao tử, kẻ thì bị rối loạn trí nhớ, kẻ thì thất nghiệp, kẻ thì
kiếm cả ngày không đủ 3 bữa cơm, kẻ thì đang đi Bệnh viện Ung Bướu để chữa bệnh
ung thư…, còn ổng thì lảng vảng chung quanh họ và gào to lên:
-Tôi đang phơi phới yêu đời đây nè.
Trời ơi là trời. Ông Tam Tạng thấy thế gian có hiện tượng
‘yêu quái’ xuất hiện, bèn phái Tôn Ngộ Không biến thành con muỗi đi rình xem
thử ổng đang làm cái gì. Thám thính xong, Tôn Ngộ Không về báo cáo lại:
-Bẩm sư phụ, dưới hạ thế, có mấy cô bé và cậu bé hát nhiều
bài hát rên rỉ vô cùng đau khổ, hỏi ra thì mới biết chúng học từ vị thần
‘phơi phới yêu đời’ đó.
Nghe xong, Tam Tạng ngất xỉu luôn, và hiện nay chưa có…
thuốc chữa.
*
Và rồi cuối
buổi chiều hôm đó - lên thăm Thiên Đình mà không có cơm ăn mệt quá, em bắt tay
từ biệt anh, 2 người đi 2 ngã, em thì trở về với con người, còn anh thì đi nộp
cái ‘Báo cáo đi công tác hiện trường’ cho thượng-đế-không-biết của anh.
Mới nửa
đường về hạ giới, em bỗng nhận được 1 tin nhắn của anh như sau:
-Lá Bàng
ơi, em liên hệ giúp anh chuyển về sống ở hạ giới nhé, tốn kém tí cũng được. Ở trên
Thiên Đình chán quá em à, ngày này qua ngày nọ, anh cứ sống ‘hạnh phúc’ mà
không biết hạnh phúc là cái gì!, và như vậy thì bất tử có ý nghĩa gì! Còn mặc dù ở
trần thế không luôn luôn hạnh phúc và không bất tử, nhưng lại có tình yêu - một
thứ đau khổ tuyệt vời, có thơ-văn-nhạc-họa trữ tình, lại được chơi blog và xem
bóng đá nữa…, anh sẽ yêu, anh sẽ lấy vợ, vợ anh sẽ sinh con, con anh sẽ sinh
cháu…, và do đó anh sẽ được bất tử được trong tình yêu.
+Em mới
nhắn tin trả lời anh như sau:
Về đây mà uống cà phê
Về đây anh sẽ đê mê hồn người
Về đây 'em' mặt cười tươi
Về đây em tặng nụ cười ấy cho
Về đây em rủ hát hò
Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
Về đây em ngón búp măng
Về đây em bớt giá băng cho chàng
Về đây anh khỏi lang thang
Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
Về đây tình khúc tuyệt luân...
Vậy đó nghe anh. Cho em gửi lời thăm chị và các cháu. Chúc ngày mới tốt lành.
Thân ái,
NGLB.
--------
Các entry có liên quan:
‘Thi Hoa hậu trên thiên đình’, ‘Các vị thần hài trên thiên giới’:
Và rồi cuối buổi chiều hôm đó - lên thăm Thiên Đình mà không có cơm ăn mệt quá, em bắt tay từ biệt anh, 2 người đi 2 ngã, em thì trở về với con người, còn anh thì đi nộp cái ‘Báo cáo đi công tác hiện trường’ cho thượng-đế-không-biết của anh.
Trả lờiXóaMới nửa đường về hạ giới, em bỗng nhận được 1 tin nhắn của anh như sau:
-Lá Bàng ơi, em liên hệ giúp anh chuyển về sống ở hạ giới nhé, tốn kém tí cũng được. Ở trên Thiên Đình chán quá em à, ngày này qua ngày nọ, anh cứ sống ‘hạnh phúc’ bất tử mà không biết hạnh phúc là cái gì!, và như vậy bất tử có ý nghĩa gì! Còn mặc dù ở trần thế không luôn luôn hạnh phúc và không bất tử, nhưng lại có tình yêu - một thứ đau khổ tuyệt vời, có thơ-văn-nhạc-họa trữ tình, lại được chơi blog và xem bóng đá nữa…, anh sẽ yêu, anh sẽ lấy vợ, vợ anh sẽ sinh con, con anh sẽ sinh cháu…, và do đó anh sẽ được bất tử được trong tình yêu.
Rất hay, em ấn tượng nhất đoạn này:
Trả lờiXóaLá Bàng ơi, em liên hệ giúp anh chuyển về sống ở hạ giới nhé, tốn kém tí cũng được. Ở trên Thiên Đình chán quá em à, ngày này qua ngày nọ, anh cứ sống ‘hạnh phúc’ mà không biết hạnh phúc là cái gì!, và như vậy thì bất tử có ý nghĩa gì! Còn mặc dù ở trần thế không luôn luôn hạnh phúc và không bất tử, nhưng lại có tình yêu - một thứ đau khổ tuyệt vời, có thơ-văn-nhạc-họa trữ tình, lại được chơi blog và xem bóng đá nữa…, anh sẽ yêu, anh sẽ lấy vợ, vợ anh sẽ sinh con, con anh sẽ sinh cháu…, và do đó anh sẽ được bất tử được trong tình yêu.
À, cái anh này tên là 'anh Bảy',
Xóachỉ xuất hiện có 1 lần , rồi mất tích luôn, chắc năm nay 70t , hay... ra đi rồi!
Cám ơn bạn TMC, LB chỉ tâm sự thôi, chúc tuần mới tốt lành.
À, khoảng 65t thôi, sr...
XóaEntry 'chủ nghĩa hư vô':
Trả lờiXóaMinh Châu Trần15:29 Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Đúng là phong cách của anh LB....
Chúc mừng anh có thêm một bài viết hay
Trả lờiXóa
Trả lời
Nha Gom La Bang VN16:46 Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Ui cha, bạn TMC dạo này đọc kỹ quá,
mình biết bạn theo đạo,
nhưng quan điểm của bạn rất thoáng,
mình... vui.
Chúc bạn mọi điều an lạc, thân ái, NGLB.
Trích comment của bạn RƠSSONERI: “…Athena là thần gì xin hãy xem định nghĩa tiếng Anh của thần Athena: the goddess of wisdom, courage, inspiration, civilization, law and justice, just warfare, mathematics, strength, strategy, the arts, crafts, and skill.Vn ta thường nói tắt lại là vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ và đồng thời cũng là vị thần chiến tranh chính nghĩa. Tương đương trong thần thoại La Mã là Minerva…”
Trả lờiXóaTRẢ LỜI: Rất cám ơn bạn và rất hân hạnh làm quen, mình diễn đạt ‘ý’ cho vui, chứ không có tham vọng là một nhà tư liệu, các bạn nào muốn biết tư liệu thì vào Google, và mình không phải là… thánh.
Bạn hãy giúp mình với nhé, vì mình chỉ viết 1 mình, không có ai trao đổi (đường dẫn cho ở dưới), xin cám ơn trước, trân trọng.
Thiên đế hay thần Zeus (thần Dớt, trong truyện Thần thoại Hy Lạp), còn gọi là thần Jupiter (trước giải phóng gọi là thần ‘Du Bích Tiên’, trong truyện Thần thoại La Mã).
1. Đảo Crete (nơi xuất thân của Zeus!) là hòn đảo lớn nhất Hy Lạp có nền văn minh rực rỡ từ thế kỷ 25 - 17 TCN, nền văn minh này đã ảnh hưởng đến tận thành bang Misen có nền văn minh từ thế kỷ 20 đến 11 TCN, hai nền văn minh Crete-Misen đã kết hợp thành nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Câu chuyện về 'Thiên đế' xảy ra từ thời mông muội, rồi công xã nguyên thủy với chế độ quần hôn, tạp hôn, hôn nhân tập đoàn... rồi chuyển qua thời chiếm hữu nô lệ, với sự tan rã của xã hội thị tộc, từ các thị quốc (city-state) ban đầu như Athenai, Sparte, Troia, Crete…, nhà nước Hy Lạp (state-nation) được hình thành, nhà nước Sparta vào thế kỷ 9 TCN và nhà nước Athène vào thế kỷ 7 - 6 TCN... Nền văn minh Hy Lạp cổ đại (bao gồm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và biển Đen) kéo dài khoảng 1.000 năm (!), từ thảm họa của Mycenae (do sự xâm lược của người Dorian hay các thảm họa tự nhiên và sự thay đổi khí hậu) từ 1250 TCN đến thời điểm Alexandros Đại Đế chết vào năm 323 TCN. Sau đó Hy Lạp bị thôn tính và trở thành một vùng đất của đế quốc La Mã vào thế kỷ 1 TCN.
“Vào thời điểm nước Hy Lạp đang hùng mạnh, ngôi đền kiểu Doric quá tầm thường đơn giản nên cần có các sửa đổi lớn. Giải pháp là đặt một bức tượng khổng lồ trong đền. Điêu khắc gia Athens được giao nhiệm vụ ‘thiêng liêng’ này. Bức tượng Zeus kỳ vĩ do kiến trúc sư Libon thiết kế và được xây dựng vào năm 450 TCN. Điêu khắc gia Pheidias bắt đầu xây dựng bức tượng, cao 12m, vào năm 440 TCN. Bước sang thế kỷ 2 TCN, bức tượng được tu sửa chút ít rồi đến thế kỷ 1 SCN, hoàng đế La Mã Caligula tìm cách đưa bức tượng về Rome, nhưng giàn giáo do các nhân công của Caligula xây dựng bị đổ sụp... bức tượng đã được những người Hy Lạp giàu có chuyển đến Constantinople và tượng đứng vững tại đây cho đến khi nó bị lửa làm thiệt hại nặng vào năm 462 SCN, nay bức tượng không còn lại gì ở ngôi đền cũ, trừ đá và vụn cát cùng nền và những chiếc cột bị gãy của ngôi đền. Hiện nay có bức tượng mới cuả thần Zeus, cao 13m, đặt tại thành phố cổ Olympia, nằm ở bờ biển phía tây Hy Lạp, cách thủ đô Athens khoảng 150 km”.
2. Khởi nguyên vũ trụ là hệ thần Chaos (nghĩa là hỗn mang) sáng tạo ra vũ trụ, rồi hệ thần Uranos cai quản vũ trụ, rồi hệ thần Cronos là các vị thần cai trị bầu trời, và cuối cùng là hệ thần Zeus là chúa tể thần linh.
Trả lờiXóaĐầu tiên, thần Chaos sinh ra các thế hệ con cháu, họ đã đấu đá và tàn sát lẫn nhau, cuối cùng sau nhiều ‘cuộc đảo chính’ ngoạn mục, thần Zeus là người chiến thắng và trở thành chúa tể, lãnh đạo tất cả các vị thần trên thiên giới (đỉnh Olimpus (sau trận chiến với các Titan, Zeus cai trị bầu trời, Poseidon cai trị dưới nước và Hades cai trị âm phủ)), ngài tồn tại đến ngày nay và còn được gọi là ‘bá chủ thế giới’ .
“Có 12 vị thần cùng cai quản thế giới thần linh, đó là: 1. Zeus (còn gọi Jupiter) - thần Sấm sét, chúa tể thần linh, 2. Hera - vợ Zeus, cai quản hôn nhân, bảo vệ bà mẹ trẻ em, 3. Hadex - cai quản âm phủ, 4. Pozeidon (Neptune) - cai quản biển khơi, 5. Demeter - nữ thần cai quản chăn nuôi và trồng trọt, 6. Herchia - nữ thần cai quản bếp lửa gia đình, đoàn tụ gia đình, 7. Athena (Minerve) - nữ thần trí tuệ, công lí, chiến trận, nghề thủ công và nghệ thuật, con gái riêng của Zeus tự sinh từ bộ não, độc thân suốt đời, 8. Aphrodite (Venus, hay thần Vệ Nữ) - nữ thần sắc đẹp và tình yêu, vợ của thần chiến tranh Arex, 9. Hephaistot - thần Lửa, thợ rèn chân thọt, tổ nghề thủ công đồ sắt, con trai Zeus và Hera, chồng cũ của Venus, 10. Apollon (Heliot) con của Zeus và nữ thần ánh sáng Leto, thần mặt trời, xạ thủ, nghệ thuật, âm nhạc và chân lí, 11. Arthemis (Diane) - em gái Apollon, nữ xạ thủ có cây cung bạc, độc thân vĩnh viễn, 12. Arex (Mars) - thần Chiến tranh, con của Zeus, chồng sau của Venus".
Theo truyền thuyết, các vị thần đã lấy vàng nặn ra những người đầu tiên trên trái đất, Titan Promethe là một vị phúc thần đã đánh cắp lửa của Trời để giúp cho loài người và do đó phải chết để chịu tội thay cho con người, sau đó vì loài người quá kiêu ngạo và có quá nhiều tham vọng nên thần Zues đã ra lệnh cho ‘thần Mưa bão’ hủy diệt trái đất, may mắn còn sót chỉ có 2 vợ chồng, đó là con của Titan Promethe, từ đó sản sinh ra loài người (xuất xứ từ Hy Lạp).
3. Thiên đế là kẻ đa tình và có rất nhiều người tình, ngoài vợ chính thức là Hera, còn được gọi là Thiên hậu, ngài có ‘tòn ten tón tén’ với các nữ thần như Demeter, Latona, Dione, Maia… và các ‘nàng’ ở trần gian như Semele, Io, Europa và Leda…, suy ra ngài có nhiều con, cở 36 người con (với 12 nữ thần) và 39 con (với 25 người phàm) chứ mấy. Việc ‘vụng trộm’ của ngài với người trần sinh ra các con được gọi là ‘bán thần’, ngoài các dũng sĩ, còn có các nam và nữ thần nghệ thuật, chẳng hạn:
-dũng sĩ Perce: anh hùng diệt quỉ dữ cứu người,
-dũng sĩ Heracles (còn gọi Herculles): lập nên 12 kì công, tham dự cuộc chiến tranh thành Troia,
-anh hùng Thesee: xây dựng đô thành Athens (mang tên của nữ thần Athena),
-thần Dionisote (còn gọi Bacchus): thần rượu nho,
-thần Apollon: con của Zeus và Leto, vị thần đa năng có sứ mệnh bảo vệ chân lí, truyền bá âm nhạc và thơ ca, được sinh đôi cùng nữ thần Arthemis,
-nữ thần Athena: thần sáng tạo ra nghề dệt và là nữ thần trí tuệ và bảo vệ hòa bình,
-dũng tướng Hector: người đã đứng ra bảo vệ thành Troia!, do thần Zeus đối mặt với cuộc nổi loạn trên đỉnh Olympus, do Hera ghen và đánh lừa ngài bằng nhan sắc và một đêm hoan lạc (!), thành Troia thất thủ (1184 TCN), Hector bị giết bởi Achille (con của nữ thần biển cả Thetis),
-nữ thần Venus: thần tình yêu và sắc đẹp, theo Homère (người viết 2 bản trường ca Illiade và Odysse) thì nàng là con gái của thần Zeus và Dione, còn sử thi cho rằng nàng được sinh ra từ bọt biển, có dị bản cho rằng nàng do dương vật của thần Uranos khi bị Kronos chém rớt xuống biển mà thành...
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/215-thien-e-va-cac-moi-tinh-vung-trom.html