Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

1043. ‘Ải Bắc Quan’ và chuyện... đặc khu tư tưởng (Thư giãn)

Khoảng tháng 6/1975, tôi có nghe một bản nhạc ‘đỏ’, có lời: ‘Hiên ngang như hòn Non Nước. Vững bền như dãy Trường Sơn. 117 năm rồi... Đã nắng, đã nắng lên rồi!’... Không quan tâm đến bài hát đó là của ai, ‘lề’ nào, tôi chỉ quan tâm đến việc người ta gọi là ‘hòn Non Nước’ chứ không phải ‘núi Ngũ Hành Sơn’ ( = núi Ngũ Hành núi!) cái cmn gì gì đó, người ta nói 117 năm, tức 1975 - 1858, mà 1858 là năm mà nhà cầm quyền Nguyễn làm mất chủ quyền quốc gia... 
Kết quả hình ảnh cho cây cầu nổi tiếng ở đà nẵngCòn ‘đã nắng, đã nắng lên rồi!’ là tôi chế thêm. Số là có câu chuyện như sau. Ngày xưa người dân từ Huế thường đi bộ vượt qua đèo Hải Vân vào ban đêm. Cho đến khi thấy ánh nắng mặt trời thì mừng rỡ thốt lên ‘đã nắng lên rồi!’. Và từ đó ta có cái tên Đà Nẵng! (HÌNH 1: Cây cầu độc đáo nổi tiếng thế giới ở Đà Nẵng), hehe...

Chèo bẻo đứng trên mình chim săn mồi to lớn đang bay. Ảnh: Liu Chia-Pin.Vâng, tiếng Việt là một trong những sản phẩm ‘độc nhất vô nhị’ trên thế giới của nền văn hóa mấy ngàn năm Việt, bố mấy anh cá Tràu cũng không... hiểu nổi! Vâng, tôi rất tự hào khi thấy cái gì của Việt Nam được thể hiện một cách tự nhiên, ‘độc lập’, đặc biệt là không phụ thuộc và cái khu đặc... Háng!, hehe... Và tại sao ta không gọi là Ải Bắc Quan hay CỬA PHA LŨY, một cách kiêu hãnh! (HÌNH 2: Chim chèo bẻo đen nhỏ bé chủ động tấn công, cưỡi lưng chim săn mồi*), ta bị vướng cái ‘khu đặc tư tưởng' gì?... Dưới đây là các câu chuyện và suy nghĩ...

*
Tại sao phải tự nhiên, ‘độc lập’ và không phụ thuộc Háng?
Bởi những kẻ ‘Hà Gian’ hồ đồ đã quên rằng... Chân lý bên này núi khác với chân lý bên kia núi* (nguyên văn: ‘Chân lý bên này rặng núi Pyrenees là sai lầm ở phía bên kia’ - Pascal). Đồng tiền luôn có 2 mặt, mắt con chuồn có thể ghi nhận được tới 300.000 ‘mặt’, còn hòn bi thỉ có vô số ‘mặt’..., nói chung, không gian thì n chiều, thế giới thì đa chiều, cuộc đời thì muôn mặt (muôn mặt cuộc đời)... Vì thế, nếu nói chỉ có một chân lý thì không có chân lý nào, nếu nói chỉ có một tư tưởng thì không có tư tưởng nào, nếu nói chỉ có một triết học thì không có triết học nào!... Và vì thế, nếu nói cầu sập vì gió, lũ lụt tại mưa, ngập nước vì... tụ nước, cá chết vì sặc nước, người chết vì sặc không khí, rừng chết vì... không muốn sống, ô nhiễm môi trường tại dân, nền giáo dục hỏng tại cá nhân... là lối ăn nói hồ đồ, thiếu văn hóa, nếu không muốn nói là không văn minh...
Văn hóa khác với văn minh. Một cách nôm na, văn hóa ‘đẻ’ ra văn minh, và do đó văn minh là sản phẩm, là biểu hiện của văn hóa; văn hóa ‘thường’ là nói về ‘tinh thần’, ‘cái vô hình’, là gốc, là bất biến, còn văn minh thì thường nói ‘về vật chất’, ‘hữu hình’, là thường biến, vd nền văn hóa Việt Nam, nền văn minh lúa nước... Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta có thể đồng nhất văn hóa với văn minh, vd như ta có thể nói cả hai, văn hóa sông Hồng hay văn minh sông Hồng; tuy nhiên, văn hóa không luôn văn minh, còn văn minh chưa hẳn là đã có văn hóa!, vd thơ khác với nhà thơ, gái đẹp không phải gái thành thị, trai đẹp không phải trai showbiz, ‘thủ khoa Hà Gian’ chưa chắc đã là trò giỏi, ‘khoa học không dành cho hoàng đế’ (Euclid trả lời vua Ai Cập Ptoleme), và tư tưởng lớn không liên quan gì tới mấy ông lớn!... 
Kết quả hình ảnh cho chợ nổi cần thơ du lichỞ VN - nền văn minh lúa nước, có các ‘sản phẩm’ văn hóa, văn minh từ Ải Bắc Quan đến Mũi Cà Mau sau đây: văn minh sông Hồng, văn hóa ‘cao nguyên đá’* (Tây Bắc), văn minh trống đồng, văn hóa Champa, văn hóa cồng chiêng, văn minh sông nước (HÌNH 3: Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ)... Còn văn hóa Tàu đặc trưng bởi tính 1) ‘thủy hử’, 2) ‘liệt quốc’, 3) ‘truyền thống’, và 4) ‘thắng lợi tinh thần’... Thủy là nước, hử là bến, ‘thủy hử’ là một dạng văn minh lùm bụi, bến nước, cướp bóc; ‘liệt quốc’, trong ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Chiến quốc thất hùng’, 'Tam quốc chí', ‘Ngũ đại thập quốc’ hay 'Máu nhuộm bến Thượng Hải'..., là một tập hợp của các phần tử văn hóa ‘dị thể’, dễ bị xung đột và luôn ở tư thế sẵn sàng phân rã - ‘chia năm xẻ bảy’*; ‘truyền thống’ là nếu xưa vua là trời, là đấng ‘tế... điên hành đạo’, còn dân chỉ là cỏ, là rơm rác (thảo dân) thì nay vẫn vậy!, hay minh họa bởi mấy nền võ học truyền thống Thiếu Lâm, Võ Đang mà đang bị đại bại bởi MMA mới đây!; còn ‘phép thắng lợi tinh thần’ của cái anh chàng ‘AQ’ vì mặc cảm yếu kém về mặt trí tuệ nên bù trừ bằng cách ‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’ của người khác thì không lạ đối với các blogger hay fbker!...

Và tôi hay nói ‘khu đặc’, bởi từ khu đặc ta sẽ có khu lỏng, khu chảy, khu lỵ và khu tả, lỵ là kiết lỵ và tả là dịch tả, mà đã đến giai đoạn ‘khu tả’ thì rất dễ đi đời nhà ma - bởi nó là ‘bệnh đòi hỏi điều trị ngay vì có thể gây tử vong trong vài giờ’!... Rộng hơn, có khu đặc nhỏ và lớn, hữu hình và vô hình, vật chất và tinh thần - ở đây là ‘khu đặc tư tưởng’. 
Kết quả hình ảnh cho nhiệt điện vĩnh tân‘Khu đặc’ thì ở VN có đầy, như khu Bauxite Tây Nguyên, Bất động sản Sơn Trà (Thủ Thiêm, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc...), Etanol Dung Quất (Quảng Ngãi, Bình Phước, Phú Thọ), Giấy Lee & Man Hậu Giang, Thép Phọt-Ma-Ra Hà Tĩnh, Thép Việt-Trung Lào Cai, rồi Bà Rịa Vũng Tàu với cả dãy tên tỉnh dài thoòng như Cà Mau, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Kiên Giang, Nghệ An, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh, và anh ‘Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông’ đỉnh đỉnh đại danh!, chưa kể Nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận (HÌNH 4: Cột khói cao cả chục mét tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 1)...  Nhân tiện, 'Mỗi một dự án đều thường có 2 phần chính: 1) Thành tựu (achievement/s) và 2) Rủi ro (risk/s)..., và sở dĩ cái 'Luật Khu đặc' không đúng vì nó quá lơ là phần ‘rủi ro’!... 
Người phương Tây dù làm bất cứ cái gì cũng lấy ‘thực nghiệm’ làm nền tảng. Chẳng hạn, bạn nên đến đỉnh Fansipan, cao 3143m, ‘nóc nhà Đông Dương’, để có cảm nhận về một vùng Tây Bắc độc lập - hầu như không hề biết đến khái niệm ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’!; đến Phà Rừng (xã Quảng Yên, giao giới Quảng Ninh-Hải Phòng), ngắm di tích ‘Bãi cọc Bạch Đằng’, để cảm nhận về cái tài năng quân sự ‘độc nhất vô nhị’ của Trần Hưng Đạo (vó ngựa quân Mông Cổ chưa bao dừng lbị dừng chân ở bất cứ nơi nào trên thế giới, trừ Việt Nam)!; đến Bái Đính để có ‘cảm nhận’ về cái được gọi là ‘Bái Đính-Tràng An’ - xuất phát điểm của Lịch sử Việt Nam sau Ngô Quyền!; đến chùa Bát Nhã (Bảo Lộc), đứng trên đồi chè, để có cảm nhận khác lạ hơn về ông Thích Nhất Hạnh - người được xem là... Phật sống của VN!... 'Vâng, người ta không bắt anh phải làm chính trị, nhưng đã làm con người thì phải có chính kiến'...

Kết luận: Các thực thể văn hóa VN, đứng về mặt ‘lịch sử-tự nhiên’ và về ‘nền tảng’, mặc dù có giao thoa ít nhiều với thế giới, nhưng mang nặng ‘tính Ấn-Nam Á’ hơn, và dường như không nhất thiết phải 'tương thông' với nền văn hóa Tàu!

*
Và tại sao kiêu hãnh?
Nhớ lại... Tôi có đến nhà hậu duệ của ông Lê Lai ở xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, đến đây tôi mới biết ông là người Mường, theo vua Lê Lợi nên mới đổi sang họ Lê, chứ ông có họ Phạm hay có thể họ Triệu (vd, Bà Triệu, người Nông Cống, là người Mường, họ Triệu, tên Triệu Ẩu)..., và vừa rồi có Triệu Tài Vinh (vụ Hà Giang)... Như vậy từ miệt Thanh Hóa đổ ra Bắc (nói chung là thuộc nước Văn Lang xưa), xưa ta thường có các họ PHẠM, TRIỆU, ĐINH và các họ ‘Việt origin’ khác đã bị ‘Hán-Việt hóa’ như: họ ‘Cà’ đổi thành họ Hà, ‘Lêm’ thành Lâm, ‘Lường’ thành Lương, ‘Vàng’/‘Quàng’ thành Hoàng hay Vương..., vd như Vương Chính Đức, nhưng tên thực trong tiếng Mông là Vàng Dúng Lùng!...
Tương tự, đi thăm các tháp Chàm từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, tôi thấy... Theo sử Lâm Ấp/Champa thì chủ yếu ở đây là họ PHẠM, từ họ ‘Fan’, và các họ ‘Việt origin’ khác đã bị ‘Hán-Việt hóa’, chủ yếu là vào thời Minh Mạng, như họ ‘Cri’ thành Chế, ‘Jaya’ thành Trà, ‘Maha’ thành Ma, ‘Ong’ thành Ông..., vd như Phạm Hùng (cháu ngoại của Khu Liên lên làm vua Li-u vào năm 270) có tên thật là Fan Hiong hay Fan Hsung!...
Ngoài ra, họ NGUYỄN là họ ‘độc nhất vô nhị’ trên thế giới, chỉ có ở VN, còn ở bên Tàu thì xác suất là 1/1.000.000, tức bằng 0! Vì thế, thiết nghĩ các họ phổ biến như Lê, Lý, Trần, Nguyễn... thì cần phải tìm lại cái ‘gốc Việt’ của nó!...

Nhớ lại... Tôi có đi Tây Bắc nhiều lần, và...
Không có văn bản thay thế tự động nào.- Riêng về vụ Tây Bắc, tôi rất ngạc nhiên khi trong mấy ngàn năm, cứ cho là trong hơn 1000 năm nay, thì Tây Bắc hầu như là độc lập - KHÔNG BỊ phong kiến phương Bắc tấn công! - họ chủ yếu đi qua ngõ Lạng Sơn, trừ vụ 'Nguyên Mông lần 1' (1258)... Và Nhật/Pháp kể cả Mỹ cũng nhào vô Tây Bắc (Hà Giang-Đồng Văn 1945; Sơn La-Nà Sản, 1953; Điện Biên, 1954)... Ngay cả mấy năm nay, hình như mọi xung đột chính trị chủ chốt thường tập trung ở Tây Bắc! (vụ Yên Bái, Hà Giang, chưa kể vụ Vị Xuyên, Lão Sơn năm 1979-89...)... Tôi nghĩ mãi cũng không ra!... Tôi nhớ lại vụ Khổng Minh kg dám đánh Mạnh Hoạch mà chỉ 'chinh phục'... Dòm lại Bản đồ Tam quốc chí thì quả nhiên Thục kg dám chiếm Tây Bắc, Ngô chỉ dám vào Đông Bắc (Lục Dận - cháu Lục Tốn - đánh nhau với Bà Triệu năm 248)... Anh xem lại bản đồ: Tây Bắc KHÔNG SUY SUYỄN! (HÌNH 5)
Kết luận: Tôi sẽ cố tìm hiểu xem điều kiện nào và con người ở đó sinh hoạt ra sao mà... thú vị thế! Họ bình thản và vững vàng trước những biến thiên của lịch sử. (Phạm Hiền)

*
Và nhớ lại câu chuyện về ‘ẢI BẮC’... 
Dưới đây là bài thơ ‘Đường thiên lý Bắc Nam’ (HÌNH 6) của Vương Sinh đăng trên trang web hungsuviet-us:

Kết quả hình ảnh cho Đường thiên lý Bắc NamCon đường thiên lý Bắc Nam
Khởi đầu từ Ải Nam Quan biên phòng
Đó là ‘Ải Bắc’ Lạng Sơn
Ta gọi ‘Pha Lũy’*, ngăn phường Hán xâm.
Đường xuôi qua Ải Chi Lăng
Nơi còn dấu Quỷ... Môn Quan kinh hoàng
...Tiếp theo là tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh nối tới kinh thành Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, sử hùng
Hà Nội, Lãng Bạc*, Hồ Gươm, Bắc Thành*
Núi Nùng*, Sông Nhị thênh thang
'Dấu xưa xe ngựa', đoạn tràng liễu xanh.
...Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam
Hoa Lư: Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đóng đô
Ninh Bình, tên gọi bây giờ
Qua đèo Tam Điệp, nghe hò miền Trung.
Chốn xưa Nguyễn Huệ dừng chân
Sĩ Nghị mất vía, Mãn Thanh tan hàng
...Ấy đèo Ba Dội* dân gian
Xuân Hương nổi tiếng ‘chồn chân vẫn trèo!’
Xuôi về mảnh đất dân nghèo,
Đây Thanh, Nghệ, Tĩnh sáo diều nghìn năm
Địa linh, nhân kiệt hiền nhân
Châu Hoan, Châu Ái, Cửu Chân một thời.
...Đèo Ngang dừng bước chơi vơi
Thanh Quan nhớ nước, riêng tôi nhớ nhà!
‘Hoành Sơn một dải’ phương xa
Nguyễn Hoàng mở cõi sơn hà Đại Nam*
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
‘Nước non ngàn dậm’,  chuyện tình nhớ chăng?
Đời Trần, công chúa Huyền Trân
Miệng hoa, mắt biếc tài hơn anh hùng!
...Hải Vân ‘mây biển’ hiểm hung
Đèo cao, núi thẳm - sóng thần, hang dơi!
Thở ra… Đà Nẵng đây rồi!
Tam Kỳ, Quảng Ngãi, một trời Quy Nhơn!
Đèo nào tên gọi Cù Mông?
Bước qua ái ngại, sợ không yên bình
Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên
Ráng lên! Đèo Cả, ngả nghiêng sợ gì!
Nha Trang cát trắng xuân thì
Mắt như ngọc bích, ngày về long lanh
...Phan Rang, Phan Thiết, biển xanh…
Ninh Thuận, Bình Thuận tỉnh thành ngày nay.
Xuân Lộc đúng tỉnh Đồng Nai!
Long Khánh, Thống Nhất chạy dài Trảng Bom
Biên Hòa rồi tới Bình Dương
Nhớ  đường Xa Lộ thân thương Sài Gòn!
Thủ đô hòn ngọc Viễn Đông
Một thời hoa mộng, trông mong hẹn hò
Thương ai khắc khoải đợi chờ
Người đi vá mảnh cơ đồ… về chưa?
...Tân An ghé bến Mỹ Tho
Uống ly nước mía, chờ đò Vĩnh Long
Cần Thơ đợi ‘bắc’ qua sông
Nay cầu treo đã vượt dòng Hậu Giang.
Sóc Trăng phố biển rộn ràng
Bạc Liêu góp mặt đồng bằng Cửu Long
Con đường thiên lý xa xăm
Cà Mau là chặng cuối cùng đó anh!

***
Vân..vân..., không thể viết nhiều. Chuyến ‘du hành... tư tưởng’ từ Bắc chí Nam ở trên cho thấy, dân tộc Việt Nam ‘vốn’ có nguồn gốc ‘Ấn-Nam Á’, mãi cho đến năm 207TCN* thì mới có vụ ‘pha’ người Hán vào... 
Không có văn bản thay thế tự động nào.Và từ cái 1) nước Âu Lạc gốc (Âu Việt và Lạc Việt), sau này cộng với 2) Li-u (Lâm Ấp), 3) Champa (Chiêm Thành) và một phần của 4) Funan (Phù Nam) mà thành nước Việt Nam ngày nay* (HÌNH 7) - về lịch sử-tự nhiên có thể nói là không dính líu tới Tàu, bởi nay Quảng Tây đã trở về với Quảng Tây, ít nhất là từ thời Ngô Quyền!...
Và chả biết vì... cái máy dell... gì mà cả mấy ngàn năm nay, ta cứ gọi là ‘Ải Nam Quan’?, trong khi nó rành rành là ở phía Bắc nước ta!, tại sao không mạnh dạn gọi là ‘Ải Bắc Quan’ hay CỬA PHA LŨY?, ta hiểu về ‘hệ quy chiếu’ kém lắm sao!...
Chúng ta vẫn còn nhớ câu ‘Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc’ (Trần Bình Trọng), ‘Đánh cho nó ngựa xe tan tác. Đánh cho nó manh giáp chẳng còn. Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ’ (Nguyễn Huệ), hay ‘Người từ là từ phương Bắc, đã qua dòng sông, sông dài, tìm đến phương này’ (Trăng phương Nam, Xuân Tiên), ‘Này cô em Bắc kỳ nho nhỏ’ (Phạm Duy), hay gọi là ‘giặc bành trướng phương Bắc’, ‘quân xâm lược phương Bắc’, ‘tập đoàn Đại Hán phương Bắc’, ‘những con virus được thuần hóa từ phương Bắc’, ‘trà phương Bắc ngon hơn trà phương Nam’ (có đúng không đó!, hehe)..., mà sẽ rất tức cười nếu ta dùng phép nghịch đảo ‘Nam’ thành ‘Bắc’ như ‘Ta thà làm quỷ nước... phân Bắc’, ‘Đánh cho nó biết nước... phân Bắc’, ‘...phân Bắc sơm hơn phân... Lam’, hay ‘Lày cô em Lam kỳ nhoa nhỏa’, ha..ha..ha...

Trên mạng, tôi đã thấy người ta đang ‘sấm Trạng Trình’ về một vụ ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’ động trời sắp xảy ra!
Lẽ nào ta không chịu tỉnh ngộ, mà cứ mãi núp trong cái Vạn lý trường thành Lão-Trang-Khổng-Mạnh!
Lẽ nào ta không đủ cảnh giác để đến nỗi bị cái ‘solf power’ (quyền lực mềm) của Tê Cu, và do đó bị... cu tê!
Lẽ nào ta đang sống trong thế giới văn minh và cũng đồng thời là ‘thế giới phẳng’, mà lại phải chấp nhận chuyện ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’!
'HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

Tôi không ham một thiên đường ảo vọng
Cũng chẳng màn xứ giẫy chết xa xôi
Sài gòn của tôi !
Hòn ngọc viễn đông ngày ấy đâu rồi
Sao trơ đó ngàn nỗi đau khắc khoải

Đêm chẳng yên ngày sống trong sợ hãi
Trộm cướp lộng hành cái ác lên ngôi
Bữa cơm ăn bao chất độc giết người
Nạn đói khổ lan tràn trong thiên hạ

Biển đã chết do bàn tay giặc lạ
Rừng tan hoang bởi bè lũ tham quan
Đồng ruộng xanh mơ xơ xác điêu tàn
Đau bức tử dòng Cửu long rên xiết

Tiếng than oán đang rền vang bi thiết
Nạn bất công nỗi oan ức đầy trời
Kiếp bần hàn trong cuộc sống chơi vơi
Manh áo rách không một ngày được vá

Saigon ơi phải chăng người hóa đá
Cuộc phong ba dầy xéo mảnh hình hài
Còn lại gì ngoài chua chát đắng cay
Người vô cảm dẫm lên nhau mà sống

Xin trả tôi một Saigon vang bóng
Niềm tự hào của đất nước non sông
Trả lại tôi một hòn ngọc Viễn đông
Nơi cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

*** 28/10/17 ***'Lẽ nào ta vì cái ‘khu đặc tư tưởng’ mà lại nỡ biến Hà Nội thành ‘Hà lội’ và Sài Gòn thành cái ‘Thành hồ’ (HÌNH 8) - hai cái hồ tụ nước... nổi tiếng thế giới!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Ải Bắc Quan, hay Ải Bắc, tiếng Việt gọi là CỬA PHA-LŨY. Quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu ghi: "Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này". (wiki)
2.       ‘Cao nguyên đá’: Thất bại thảm hại, Nhật buộc phải theo chân Pháp cách đó 32 năm, ký với "Vua Mèo" Vương Chính Đức một thỏa ước, trong đó Nhật chấp nhận "bồi thường chiến phí" cho người Mông... Đổi lại, những cuộc hành binh "ngoài vùng đất Mông" của quân Nhật, người Mông sẽ không tập kích quấy nhiễu... Chấp nhận cho Nhật đưa quân vào Phó Bảng, chủ trương của Vương Chính Đức, Vương Chí Sình và Mã Học Văn đã khiến các nhà viết sử sau này lúng túng trong việc nhìn nhận thái độ, vai trò của các thủ lĩnh Mông trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của CAO NGUYÊN ĐÁ... (Nguyễn Hồng Lam), Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/07/1042-mot-bai-viet-rat-hay-ve-ha-giang.html
3.       Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam, xem thêm: http://chimviet.free.fr/dantochoc/nguyenkhoi/ngkhoin063_HoVaDatTen.htm
4.       Chim chèo bẻo đen nhỏ bé chủ động tấn công, cưỡi lưng chim săn mồi: Nhiếp ảnh gia chụp sinh vật hoang dã Liu Chia-Pin ghi lại cuộc chạm trán giữa diều hoa Miến Điện với chèo bẻo đen ở Đài Bắc... "Diều hoa chuẩn bị ăn thịt rắn và không ngờ chèo bẻo sẽ lao xuống. Con chim nhỏ tiếp cận diều hoa rồi tấn công. Loài vật này thường có hành vi hung dữ trước những con chim lớn hơn. Thậm chí chèo bẻo còn đứng trên lưng diều hoa khi nó bay đi", ông cho biết. (vnexpress)
5.       Đại Nam: Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm (anh rể) ám hại, nên sai người hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm kế lâu dài. Trạng nói: 'Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân' (Một dẫy Hoành Sơn kia là nơi dung thân đời đời). Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị là Ngọc Bảo nói với anh rể để được trấn nhậm tại Thuận  Hóa. Nhờ đó, chúa Nguyễn Hoàng đã mở rộng bờ cõi nước ta về phương Nam. (hungsuviet-us)
6.       Đèo Ba Dội, hay Đèo Ba Dọi, một tên gọi ‘dân gian’ khác của Đèo Tam Điệp, đoạn tiếp giáp giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, nay đã có đường hầm... Lãng Bạc, núi Nùng, Bắc Thành: Lãng Bạc là nơi Hai Bà Trưng đánh quân Mã Viện nhiều trận kịch liệt... Núi Nùng (núi Long Đỗ) nằm ở trong thành cổ Hà Nội... Vua Quang Trung (1788-1792) đổi tên thành Thăng Long là Bắc Thành, vua có công đánh thắng quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, xác giặc chất thành gò (gò Đống Đa). (hungsuviet-us)                      
7.       Nước Âu Lạc, Li-u, Champa và Funan: 1) Âu Lạc (Âu Việt-Lạc Việt) thành lập từ năm 257TCN (Thục Phán), đến năm 207TCN (179TCN theo Tư Mã Thiên) thì bị Triệu Đà thôn tính và nhập cùng với Quảng Tây thành nước Nam Việt... 2) Li-u (Li-u là dừa), tiếng Hán là Lâm Ấp, nguyên gốc là vương quốc ‘Indrapura’; Li-u thành lập vào năm 192TCN từ Quảng Bình-đèo Hải Vân, sau đó bị diệt vong rồi nhập vào Champa vào năm 808... 3) Champa: Tồn tại song song với Li-u là Champa, nguyên gốc Campanagara/Campapura, tiếng Hán sau này là Chiêm Thành, trải dài từ đèo Hải Vân-Bình Thuận, bị diệt vong vào thời Minh Mạng, năm 1832... Cũng vậy, Funan (Phù Nam) là một vương quốc rộng lớn xuất hiện vào đầu Công nguyên, đến năm 627 bị nhập vào Khmer (Chân Lạp), đến tk 17-18 môt phần tách rời và là Nam bộ của VN ngày nay... (wiki).
8.       Mắt chuồn chuồn: Đôi mắt của chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) và trở thành loài côn trùng có tầm nhìn tốt nhất trong giới động vật. Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng được xử lý bởi 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh toàn diện nhất... Tầm nhìn của chúng lên tới 360 độ... (Sinh học và Đời sống, facebook-com)
9.       TQ và văn hóa ‘chia năm xẻ bảy’: Bình luận về cuộc gặp của Putin-Trump... y như…bình luận viên bóng đá của VTV, không hơn... Tôi học từ cuộc đời bài học được dân Nam bộ mến yêu gói gọn trong một câu: “Nói zậy chứ không phải zậy”!... Muốn hiểu tổng thống Trump, hãy nhìn vào cuộc thoái trào của TQ trong năm năm tới! TQ không thể gượng nổi đâu! Cuộc thoái trào lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa bắt đầu! Còn VN, muốn không bị vạ lây, hãy tránh xa TQ! (Nguyễn Huy Cường, fb). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét