Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

1060. Chim đại bàng... và chim cút (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho khói bụi ở bắc kinhBắc Kinh khói-bụi mờ cả mắt* (HÌNH 1)
Thẩm Quyến, Tỳ Hưu nhét bụng đầy
Đuổi Tàu trước cửa, sân sau rước
Đặc khu rao bán... nước trà gì!
---------

Nhiều người nói về chim đại bàng hay chim ‘cút’, nhưng chưa chắc ai cũng biết!...
Thường hiện diện ở sa mạc Safari*, chim đại bàng là ‘thú cưng’ và cũng đồng thời là niềm hãnh diện của các ông chủ giàu sang và có quyền lực trong thế giới Ả Rập... Ngoài ra, chim đại bàng còn là biểu tượng của nước Mỹ, hay là ‘linh vật’ của người Philippines (đại bàng Gilas)... Nói thêm, ‘con rắn’ là vật tổ, và ‘con Tỳ Hưu’ ( = ‘Tịch Tà’ trong ‘Tịch tà kiếm pháp’) và ‘con rồng’ ( = ‘giao long’, tên khoa học: reptilia!, xem chú dẫn) là hai linh vật hàng đầu của người Tàu; trong khi đó, ‘chim lạc’ là vật tổ (totem) và ‘con trâu’ là linh vật của người Việt (dùng trong Sea Games 2003), linh vật của người Malaysia là con sóc vàng, của Singapore là con sư tử, của Thái Lan là con mèo Xiêm, của Indonesia là con khỉ trắng (hay rồng Komodo), của Lào là con voi..., nhiều quá, tìm mệt quá!, híc...
Đối lập với đại bàng, nhiều tay bút thường nhắc đến con chim sẻ hay chim cút!... Tuy nhiên, 'chim cút' khác 'chim cuốc'*. ‘CÚT’ là loại ‘chim trên cạn, ăn ngũ cốc’, rất quen thuộc với món nhậu ‘chim cút nướng hay chim cút chiên bơ’ mà ta hay ăn trong nhà hàng; còn chim CUỐC hay chim ‘quốc’ (còn có tên là quắc, trích, cúm múm (gà nước), óc cao, chàng nghịch...) thường xuất hiện ở vùng miền đồi núi, trung du..., ‘có bộ lông phía trên và hai hông có màu xám sẫm, cổ và ngực màu trắng’, ‘là một giống chim có giọng kêu khá thảm thiết’, 
Kết quả hình ảnh cho nhá»› nÆ°á»›c Ä‘au lòng con quốcnhư được mô tả trong câu ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’ của Bà Huyện Thanh Quan (HÌNH 2)... Sở dĩ chim cuốc bị... 'đối lập' với đại bàng là vì nó nhỏ thó, lủi rất nhanh khi thấy bóng người, ‘nhưng bù lại là rất khôn và có tính thân thiện, khi đã thuần chúng sẽ quấn quít với bạn như thú nuôi vậy’ - không có nghĩa xấu!... Và bởi vì là loại chim nước, nên chim cuốc và con le le (vịt trời)... mà có thể là con ‘chim lạc’ của người Việt xưa!, 'lạc' trong từ ‘Lạc Việt’!...

...Nghe có lãnh đạo hỏi ‘triết lý giáo dục là gì?’, ‘thế nào con người thời 4.0?’, tôi mới bơi ra ngoài đời tìm hiểu, mất... 5 năm, bắt đầu tìm hiểu từ ngày 1/5/2014 khi bọn bành trướng xâm lược Lạ đưa cái Giàn khoan 981 vào vùng biển chủ quyền của nước ta, và cũng đúng vào ngày này cách đó 7 năm tôi được đi thăm nước ‘giãy chết’ đầu tiên*... Ở đây chỉ nêu ra vài ví dụ điển hình thôi...
Trên face có lan truyền một cái clip về ‘một cô đang ‘cúng cô hồn’ gì đó và chưa kịp thắp hương thì có khoảng 15 người đứng quanh nhào vô cướp hết đồ cúng!’ (‘Ôi, dân thành... cô hồn từ lúc nào thế!'). Trừ người quay phim thì có 15/16 tức là có # 94% người Vịt vô duyên đi ‘cướp của người khác’!, mà về tổng quát thì số liệu này cũng dao động loanh quanh đó!... Ở một tiệm thuốc thú y, tôi mới quay lưng khỏi cửa tiệm thì có một chiếc xe máy trờ tới chận đầu!, dắt xe ra đường thì lại có một chiếc xe máy khác nhào tới chận đầu! Mà hôm nay là chủ nhật, trên lề đường vắng hoe không một bóng người, còn cái lề đường dài 30m x rộng 6m = 180m2, thế mà người ta vẫn xông vào cướp chỗ, ‘cướp’ một cách ‘vô tình’!, mặc dù họ có biết là mình có sai nhưng cứ thản nhiên làm!... Tại công trình, ông chủ thầu xây 3 lần xây 3 cái cổng ra vào thì hết... 4 lần bị xe húc sụp cổng! Vì ổng làm theo quán tính... Việt, mà hễ ai nói ổng sai thì ổng... thù! (may mà cổng mới trét xi). Bà chủ thấy vậy mới bác bỏ hết tất cả mọi cái đgl ‘kích thước Lỗ Ban’ (2,85m, 3,15m...), mà cho làm 2 cái trụ gỗ trước, rồi cho xe chạy thử, thấy ok mới ‘bấm nút’, bỏ qua mịa nó cái vụ ‘Lỗ Ban’ của Tàu đi!...

Rộng hơn, bởi... ông cha ta không phân biệt được sự khác biệt giữa con ‘giao long’ hay con ‘thuồng luồng’ ăn thịt người, sống nơi thủy hử (bến nước) là vật tổ của người Tàu, với con ‘đại bàng’ là biểu tượng của tính ‘cao bồi Viễn Tây’ của người Mỹ, đặc biệt là với con ‘cuốc’ là biểu tượng của tính khôn nhanh, ‘du kích’ và rất ‘thân thiện’ của người Việt, nên đã đặt nhầm Lão-Trang-Khổng-Mạnh vào... đầu họ!
Thật vậy, về cái đgl L-T-K-M, bằng tư tưởng ‘tam sư’ (Socrat, Platon và Aristot), người Mỹ đã giải thích trong các cuốn ‘Đắc nhân tâm’ của Dale Carnegie, Nguyễn Hiến Lê dịch, với các chứng minh rất cụ thể về tư tưởng ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, hay ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’ cũng của Dale Carnegie, với tư tưởng ‘Hãy cứ vui với đi, đi và đi mãi, mà đừng bận tâm đến việc mình sẽ đi đến đâu’! (Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong, bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung)...

Tóm lại, thiết nghĩ, bởi ta dùng ‘Nho giáo’ để giải thích L-T-K-M nên ắt bị phụ thuộc tư tưởng Lạ, mà đã và đang không thể ‘vươn cánh đại bàng’... Cụ thể là chuyện ‘thượng bất chính, hạ tắc rất loạn’, ông lớn 'cướp' của... Chí Phèo!, rồi con thường bắt chước cha!, dân thường bắt chước quan!, mà đã và đang gây nên cảnh ‘thiên hạ đại loạn’, ‘bể khổ trầm luân’!, mà trước sau gì 'chính' con cháu của mấy ông lớn phải gánh chịu hậu quả!; nên trước hết hãy giáo dục mấy ông ‘bự thiệt’ cái đầu óc đại bàng không tủn mủn kiểu 'chim cút - buôn ná chít’, rồi mới tính tới chuyện giáo dục dân sau, nếu không làm vậy thì giáo dục cái gì cũng vô ích!...

*
Dưới đây xin giới thiệu một bài viết rất hay về ‘Chim đại bàng’ của tác giả Nguyễn Văn Cóp Trên Báo!

TẠI SAO MỸ XÀI BIỂU TƯỢNG CHIM ĐẠI BÀNG
Đại bàng chính là loài chim thống trị bầu trời, cũng là loài chim được vinh dự chọn làm biểu tượng của nước Mỹ, vậy tại sao loài chim này lại đặc biệt đến vậy, hãy cùng khám phá 7 nguyên tắc sống của đại bàng nhé...
- Nguyên tắc 1:
Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.
Hãy tránh xa những con chim sẻ và quạ hoặc những người khác luôn cản trở và níu kéo công việc của bạn. Đại Bàng bay chỉ với những con Đại Bàng khác. 
- Nguyên tắc 2:
Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.
Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.
Có một tầm nhìn và tập trung cao độ làm việc thì sẽ không có vấn đề gì trở ngại và bạn sẽ thành công.
- Nguyên tắc 3:
Đại Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Kền kền thường ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không. Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, đặc biệt là những hoàn cảnh trong các bộ phim và trên truyền hình.
Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy. Luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục."
- Nguyên tắc 4:
Kết quả hình ảnh cho đại bàng bay trong bãoĐại Bàng rất thích các cơn bão. Là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến thì đó là lúc những chú chim Đại Bàng rất vui mừng. Đại Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn. Một khi nó thấy gió của cơn bão, Đại Bàng sử dụng sức mạnh của cơn bão hoành hành để nâng nó lên trên những đám mây (HÌNH 3). Điều này cho phép các con Đại Bàng một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của nó. Trong khi đó, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây.
Chúng ta có thể sử dụng những cơn bão của cuộc sống để nâng chúng ta lên tầm cao mới. Thưởng thức những thành quả đạt được từ những thách thức và biến những cơn bão cuộc sống thành lợi ích cho chúng ta.
- Nguyên tắc 5:
Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác!
Ví dụ: Như khi một con Đại Bàng Cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con Cái bay xuống mặt đất trong khi con đực đang theo đuổi nó. Và nó cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung cùng với con đực đang theo đuổi nó. Khi nó đã đạt đến một tầm cao mà nó mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do. Khi đó con đực đuổi theo cành cây này. Con Đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do mà nó đang đuổi. Con đực sẽ bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất. Nó sẽ mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.
Cho dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, một trong những thử nghiệm cam kết của mọi người dành cho mối quan hệ đối tác trước khi chúng ta hợp tác cùng thành công.
- Nguyên tắc 6:
Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con Cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ hơn và xếp vào tổ cần làm.
Nó bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. Khi lớp tổ đầu tiên xây dựng được hoàn thành, Đại Bàng đực bay trở lại mặt đất và chọn cây có gai nhiều hơn, đưa nó vào tổ, nó lại bay xuống mắt đất lấy cỏ để phủ lên các cành cây có gai, sau đó rũ lông của mình lên để hoàn thành tổ.
Các gai ở bên ngoài của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ. Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.
Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần. Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn nó.
Tiếp theo, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được.
Việc chuẩn bị dạy chúng ta những thứ cần thay đổi, việc dạy dỗ của gia đình chúng ta cùng với sự tích cực học tập của bản thân sẽ dẫn đến thành công, việc bị chích bằng các gai nhọn cho chúng ta biết rằng đôi khi quá thoải mái, khi chúng ta cần kết quả hoặc không. Chúng ta không được trải nghiệm cuộc sống, không phát triển và không học tập được những gì từ cuộc sống. Gai của cuộc sống đến để dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải phát triển, hãy ra khỏi tổ và sinh sống. Chúng ta có thể không biết nó, nhưng thiên đường dường như cảm thấy thoải mái và an toàn vẫn có thể có gai.
Những người yêu thương chúng ta không để cho chúng ta suy yếu, lười làm việc và hãy đẩy chúng ta vào con đường khó khăn để chúng ta có thể phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong hành động của họ dường như làm khó hay gây khó khăn cho chúng ta nhưng thực ra đó là những ý định tốt của họ dành cho chúng ta.
- Nguyên tắc 7:
Đại Bàng chuẩn bị cho tuổi già… Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp chết, nó tìm đến một một nơi xa trong đá. Ở đó, nó nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi nó rụng hoàn toàn sạch lông. Nó ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể đã phát triển mới lông, sau đó nó mới có thể ra khỏi hang và trở lại cuộc sống.
Thỉnh thoảng chúng ta cần phải rũ bỏ những thói quen cũ và các cám dỗ đem lại gánh nặng cho chúng ta, những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.
Nguồn: Fb Tào Thanh.

***
Ở... An Nam ‘rất thường’ hiển hiện 2 nền triết học... vĩ đại, đó là 1) Triết lý ‘TƯỞNG LÀ’ và 2) Triết lý ‘TỰ THUA’! Cụ thể, 'đánh Tàu cửa trước, rước Tàu cửa sau’ là thành ngữ của ông cha ta... Cụ thể hơn, sau khi đánh thắng Tàu xong, ông cha ta TƯỞNG mình LÀ con... đại bàng, 
Trong hình ảnh có thể có: mọi người Ä‘ang chÆ¡i thể thaonên rước cái nền ‘văn hóa Tàu’ vào cửa sau (HÌNH 4, Quảng Ninh bị... 'cút' về Tê Cu!), và không lâu sau đó, bị biến thành con chim... CÚT để người ta làm món... 'cút chiên bơ', tức là TỰ THUA:
https://www.facebook.com/hoang.huuthanh.10/videos/1028315927329369/
Thực tiễn hơn, gần đây hơn, trong tuần này thì 1) Chỉ còn có mỗi Olympic VN, mà cả Đông Nam Á, kể cả TQ đều bị loại!; 2) Đội tuyển bóng chuyền nam VN thắng đội TQ - mạnh gần như nhất thế giới!; 3) Đội tuyển Robocon VN vừa thắng TQ chiều nay để vươn lên ngôi vô địch Robocon quốc tế... Trên trang mạng Sina của Tê Cu có câu: “Ở giải U23 châu Á, Việt Nam khiến tất cả SỮNG SỜ khi lọt tới trận chung kết. Giờ đây, họ có cơ hội lặp lại chiến tích tương tự ở ASIAD”... Mặt khác, tác giả không giấu được cảm giác GHEN TỊ khi chứng kiến kì tích của đội bóng "láng giềng". Ở vòng bảng, cả U23 VN và U23 TQ đều lọt vào vòng knock-out với ngôi đầu bảng, tuy nhiên đội tuyển xứ sở "tỷ dân" NGẬM NGÙI RỜI GIẢI...
Báo Trung Quốc khen U23 Việt Nam: Top đầu châu Á, Hàn Quốc coi chừng - 1- "Trong quá khứ, người hâm mộ Trung Quốc luôn coi Việt Nam như đội lót đường nhưng giờ đây..., họ e rằng TQ sẽ THẤT THẾ nếu chạm trán với VN’, tác giả bài viết nhận định (HÌNH 5, trang mạng Sina, ai giỏi tiếng Tàu thì mại dô!).
Chưa biết tác giả ‘Sina’ có nói thực lòng hay không!, nhưng nếu cái gì mà VN mạnh và trên cơ Tàu thì họ phải ‘E SỢ’. Đó là một sự thật! Bằng chứng như trên là khi bị ‘dưới cơ’ thì họ dùng những từ như ‘sững sờ’, ‘ghen tị’, ‘e sợ’ khi nói về ta, và ‘thất thế’, ‘ngậm ngùi rời giải’ khi nói về họ! Thế mà trước đây ông cha ta đã rước cái Lờ Trờ Khờ Mờ (Lão Trang Khổng Mạnh) vào di họa cho con cháu, đến nỗi ngàn năm không ngóc đầu lên nổi!, thậm chí nếu không nhầm thì nay ai đó đang nấp... váy Lạ! 
Ôi, thú tính còn quá nhiều, nghiệp chướng còn quá nặng, kẻ thù còn nhìn chưa rõ*!, chủ nghĩa bá quyền còn nhìn chưa thông*!, thế mà lại suốt ngày cứ xưng hết ‘thánh nhân’, ‘triết gia’ đến ‘đấng Ỷ Thiên... Đồ Long ký’! 

Triết gia cái ‘kon cim kút’! 
Lờ Trờ Khờ Mờ cái ‘kon cim ku’!
Ôi, ‘Chè Tàu... thơm hơn chè Việt’!, ha..ha..ha..., ‘chè Tàu’ cũng là một loại cây thường dùng làm hàng rào ở Đà Nẵng, chả biết là thơm hay thúi!, nhưng hôm trước làm nhà, ‘sư tử’ bảo:
- Chặt mịa nó mấy cái khu đặc Tàu đó đi!

H...ết.
--------- 
Chú dẫn:
1.       Bắc Kinh khói-bụi mờ cả mắt: Có một cái đúng trên mạng, đó là BẮC KINH BỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RẤT NẶNG: 'bên này ô nhiễm lắm đi đâu cũng bụi mù trời' (trích Sổ tay ghi chép, Hình nền), nó không phải là ‘fog city’ - thành phố sương mù như London, mà là ‘dust city’ - thành phố bụi!... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1007-toi-i-kiem-tra-trung-quoc-1-ghi.html
2.       Chim CÚT là các loài chim nhỏ sống trên đất liền, ăn hạt, nhưng cũng ăn cả sâu bọ và các con mồi nhỏ tương tự, làm tổ trên mặt đất, một số loài chim cút được nuôi với số lượng lớn trong các trang trại (wiki)... Chim CUỐC còn được gọi là chim quắc thường sống ở những nơi có bụi cây rậm rạp, đi kiếm ăn vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tà. Đối với người nông dân, chim cuốc là loài chim hại vì nó thường phá lúa, ăn mạ, thịt chim quốc thì dai, khét và không ngon... Hiện nay, chim cuốc không chỉ có ở tự nhiên mà đã được nhân giống và nuôi tại rất nhiều nơi vừa để bảo tồn vừa để làm nguyên liệu cho các bài thuốc quý... (baomoi-com)
3.       Chủ nghĩa bá quyền: Hành động cướp giật biển đảo của các nước trong vùng biển Đông kể cả cái hải trình và không phận quốc tế của tụi bay có gọi là "chủ nghĩa bá quyền hay không?" (Trump!)... Xem ra tình hình sau khi Quốc hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật ủy quyền quốc phòng 2019, thì phía chính quyền ông Trump đã càng lúc càng chơi thẳng tay, chọc ứa với thằng TQ ngang ngược ưa thích chủ nghĩa bá quyền... Tiếp đón và cho bà Thái Anh Văn viếng thăm NASA trong khi cấm thằng TQ không được bén mãng đến đó, giờ lại lên tiếng chỉ trích trò chơi chủ nghĩa bá quyền của TQ đối với những nước nhỏ... (Fb Phil Nguyen)
4.       Con rồng của người Tàu: Thuồng luồng (Hán Việt: giao long) là tên gọi của dân gian trong truyền thuyết... để chỉ thủy quái (water monster) hay quái vật dữ ở nước thuộc lớp bò sát (reptilia)... Sách Hoài Nam Tử, thiên “Ðạo ứng” chép rằng: “Ðất Kinh có người tên là Thứ Phi, được bảo kiếm ở đất Can Ðội, khi đi về qua sông Dương Tử, đến giữa sông nổi sóng lớn, có hai con giao long vây lấy thuyền... Thứ Phi nhảy xuống sông đâm giao, chặt được đầu, người trong thuyền đều sống cả”. Sách Tiền Hán thư, “Vũ Ðế kỷ” chép rằng, vua Hán Vũ Ðế từ sông Tam Dương đi thuyền ra sông Dương Tử, tự bắn được con giao long ở giữa sông... Cao Dụ thích chữ giao long trong sách Hoài Nam Tử nói rằng: “Da nó có từng hột (vẩy dày), người đời cho miệng nó là miệng gươm đao”. Nhan Sư Cổ thích chữ giao long trong Tiền Hán thư, dẫn lời Quách Phác nói rằng: “Con giao hình như con rắn mà có bốn chân, cổ nhỏ... giống lớn to đến mấy ôm, sinh trứng to bằng một hai cái hộc, có thể nuốt người được”... (wiki)
5.       Đại bàng ở sa mạc Safari: Mấy thiên thần bé nhỏ người Ả Rập, Ấn Độ, Dubai, Abu Dhabi, Armenia… dẫn đi chơi sa mạc Safari (Desert Safari) để ngắm nhìn những con chim ưng như từ trong truyền thuyết bay ra, chứ không phải là con rồng ‘ảo’ mà là con giao long (thuồng luồng) tô màu vàng của ông vua Phục Hi!...; để được ngồi tình tự dưới gốc ‘Hoa hồng sa mạc’ (cây Kudu), trên những bãi cát hiền hòa, chứ không phải nơi các đảo bồi đắp Hoàng Sa, Trường Sa với đầy… đầu đạn hạt nhân nhằm tiến đánh Washington, để xây dựng cái thế giới đại đồng rất chi là… Đáng Hại... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/05/939-con-uong-to-lua-nhin-tu-rap-ke.html
6.       Nhìn rõ kẻ thù: 1. Hộ chiếu đường lưỡi bò với áo đường lưỡi bò cho người dân TQ đi tuyên truyền khắp thế giới mới chỉ là bước đi thứ nhất... 2. TQ là kẻ chủ mưu đứng sau quả địa cầu đang bán ở Ucraina, trên đó đã sát nhập tỉnh Quảng Ninh của VN vào địa phận TQ (thì đủ thấy rằng TQ là kẻ ủ mưu thúc đẩy thành lập đặc khu)... 3. Lãnh đạo TQ đã thiết lập một chiến lược tổng lực nhiều mặt, công khai và nhất quán, cho cuộc xâm lược mở rộng lãnh thổ trên đất liền và ra biển cả... (Fb Nguyen Ngoc Chu)
7.       Tì Hưu còn được gọi là Tịch Tà (Pi Xie)... Giống vật này có hai loài khác nhau. Loài có một sừng được gọi là Thiên Lộc, và loài có hai sừng được biết đến với cái tên Tịch Tà. Nó có cánh ngắn, đuôi quăn, có bờm và một chòm râu. Tì Hưu được coi như một linh vật bởi vì... nó không có bộ phận bài tiết, nên chứa được nhiều tiền (!)... (tindachieu-com )
8.       Tôi đã đi thăm nước ‘giãy chết’ đầu tiên (Malaysia), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/335-xem-buc-hinh-nho-kuala-lumpur.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét