Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

1460. Đồng dao, triết gia vĩ đại!... và tôi nhớ (Thư giãn)

Đại để, ‘đồng dao’ thường có dạng giống như loại ‘vè 4 chữ’ ở VN như: ‘Nghe vẻ nghe ve, nghe vè con vịt...’ hay ‘Nghe vẻ nghe ve/Nghe vè con gái/Vừa ăn vừa đái/Vừa địt vừa ho/Lỗ mũi thò lò/Lấy tay mà quẹt/Nấu cơm khét lẹt/Kho cá khét ngầm/Ban đêm đái dầm/Ban ngày ỉa trịn...’, vv...
Lưu ý rằng bài viết và hình đăng chỉ có giá trị ‘tham khảo’!...
Đồng dao hay nói riêng là 'đồng dao chính trị' thường là điềm báo trước ‘tai họa’, ‘cái chết lâm sàng’* hay ‘sự cáo chung’ của một chế độ/triều đại - nếu nó được lan truyền 'mạnh' trong dân gian (H.1), vd như:
-‘Thỏ lên ác lặn non mờ
Túi cơ cung yểm bơ phờ nước non’*
Trong đó: ‘thỏ’ tức là ‘ngọc thố’ (thỏ ngọc) vốn là một loại ‘thỏ tu luyện thành tinh’ làm ô-xin, hàng ngày giã thuốc (Bắc) cho Hằng Nga, sau này trốn xuống trần gian quậy, đòi bắt Đường Tăng ăn thịt, bị Tôn Ngộ Không đánh chạy có cờ, vì thế, ‘ngọc thố’ còn dùng để chỉ mặt trăng... ‘Ác’ tức ‘kim ô’ hay ‘Tam túc kim ô’ (quạ ba chân), dùng để chỉ mặt trời, còn ‘ác tà’ tức là ‘chiều tà’*... ‘Túi cơ cung yểm’ là cái túi đựng tên làm bằng cỏ cơ và cung làm bằng gỗ yểm, ý nói nạn binh đao...
Bài đồng dao chính trị nói trên xảy ra vào thời Chu Tuyên Vương (tk 8-7 TCN), quả nhiên, đời con là Chu U Vương bị nạn ‘nữ họa’ (hồ ly tinh Bao Tự*) vì quá mê gái, tin dùng nịnh thần mà làm đảo loạn triều cang... nên sau đó bị nạn rợ Khuyển Nhung mà bị chết thảm ở núi Ly Sơn khi mới có 30 tuổi...
‘Đồng dao’ thường là dạng hát ru con và được truyền miệng, tuy nhiên, ca dao hay ‘những bài thơ có nhạc tính’ có thể trở thành đồng dao ‘nếu’ được lan truyền trong dân gian (H.2), vd như:
-Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi một xâu cá mè.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Bấy lâu nay, người ta hay hiểu hình tượng ‘thằng Bờm’ như là một dạng ‘ngố’, nhưng thực ra:
-‘Thằng Bờm’ là MỘT KẺ THUỘC DẠNG MINH TRIẾT CAO, SIÊU... NHẤT VIỆT NAM CŨNG NHƯ NHẤT... THẾ GIỚI!
Vì sao?, vì Bờm là kẻ rất thông minh, vô cùng ‘thực chiến’, biết tự lượng sức mình, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng và hoàn toàn không để kẻ Lạ đánh lừa!..., người miền Tây có câu ‘nói vậy chứ không phải vậy’ để chỉ sự hoài nghi, cẩn thận đối với kẻ Lạ, nói tóm lại là KHÔNG ĐỂ BỊ KẺ LẠ LỪA!
Vậy, ‘thằng Bờm’ là thằng mưu như Tôn Tử và khôn như Lão Tử hay Trang Tử, nếu không muốn nói LÀ MỘT TRIẾT GIA... VĨ ĐẠI!
Dưới đây là một bài đồng dao tiêu biểu:
-Cu cu chằn chằn
Mẹ Rằn đi chợ
Mẹ Lớ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu (H.3)
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Trên rừng có cây
Sợi dây để cột
Cục bột làm mì
Viết chì để vẽ...
Dị bản:
-Như trên, và tiếp: ...Đòn gánh có mấu/Củ ấu có sừng/Bánh chưng có lá/Con cá có vây/Ông thầy có sách/Đào ngạch có dao/Thợ rào có búa...
Đó là bài ‘đồng dao ru con’ mà... tôi nghe mấy bà mẹ Quảng ru từ nhỏ, nay cố nhớ lại!
Nhân tiện, với sự tích 'thỏ lặn, ác tà', Nguyễn Du cũng có 2 câu:
-‘Trải bao thỏ lặn ác tà
Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm’* (Truyện Kiều)
...Chiều nay đi tập thể dục, ghé cửa hàng tạp hóa... Tôi nói ‘Bán cho anh một cục xà bông’, ẻm nói:
-‘Nai boi hay Rồ má nồ?’,
thoạt tiên tôi... đéo hiểu ‘Nai boi hay Rồ má nồ' và chả biết nà ẻm lói cái giống... đồng dao gì!, đực hay cái, híc...
Ôi!, em oi nà em oi, có... tội nghiệp cho anh... hôn? (H.4)
H...ết.
---
*Chú dẫn:
1. Cái chết lâm sàng: chết giả, chết đi sống lại, chết dở sống dở, thập tử nhất sinh...
2. Chiều tà (Serenata) là tên một bản nhạc nổi tiếng - có thể là một trong những bản nhạc hay nhất... thế giới! - của nhạc sĩ Ý Enrico Toselli, trình bày Thái Thanh: https://www.youtube.com/watch?v=lYD2e6fZnd8
3. Hình 1: Mốt ăn mặc hoàn toàn không giống Tàu của người Việt vào thế kỷ trước (trước 1945!)... Hình 2: thơ Nguyễn Đăng Hải!, đăng trên fb Trần Thế Hải.
4. ‘Thỏ lên ác lặn non mờ/Túi cơ cung yểm bơ phờ nước non’: Phùng Mộng Long dịch từ ‘Đông Chu liệt quốc’, Chương 1.
5. ‘Trải bao thỏ lặn ác tà/Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm’ là 2 câu trong Truyện Kiều, dường như Nguyễn Du lấy từ sự tích ‘đồng dao vào thời Chu Tuyên Vương’ nói trên!
* Bài đọc thêm: 'Nhất tiếu khuynh thành' Bao Tự:
Bao Tự vốn xuất thân là một con ‘rồng cái’... Theo truyện ‘Đông Chu liệt quốc’, sau khi chiếm hữu được Bao Tự, Chu U Vương vô cùng say mê nàng, không lo việc triều chính mà suốt ngày đêm ‘vui vẻ’ với nàng ở chốn hậu cung. Tính nàng hay nũng nịu, nàng muốn gì được vua chìu nấy, đặc biệt là nàng không bao giờ cười, điều này làm cho vua ‘đau đầu nhức óc’. Để ‘mua’ được tiếng cười của nàng, vua đã từng sai người xé hàng đống ‘lụa’ trước mặt nàng nhưng không thành công: nàng vẫn không cười!
Lúc ấy, ở kinh thành có ‘Phong hỏa đài Ly Sơn’ là công trình kiến trúc để truyền tin khẩn cấp trong chiến tranh. Khi Phong hỏa đài này nổi lửa thì các phong hỏa đài kế tiếp cũng lần lượt nổi lửa, như thế tin tức được truyền đến các nước chư hầu rất nhanh. Khi nghe vua nói vậy, Bao Tự không tin là việc nổi lửa ‘Phong hỏa đài Ly Sơn’ mà có thể truyền tin được đến các nước chư hầu cách cả… ngàn dặm như vậy! Để lấy lòng người đẹp, vua cho đốt ‘Phong hỏa đài’ làm các nước chư hầu tưởng kinh thành bị tấn công thật, bèn đem quân đến cứu viện, không ngờ khi đến nơi thì họ thấy vua và Bao Tự đang ngồi ‘nhậu’ và cười ngặt nghẽo... Hậu quả là vua Chu U Vương bị chết thảm như đã nói ở trên...
Vì thế, đời sau có thơ:
1. Đây rồi bóng tím đây rồi
Ái ân khuấy động, bồi hồi ngóng ai
Ai đi ai phải thở dài
Ai đi ai phải nhìn hoài bóng ai
Nghê thường nằm ngủ dưới hoa
Thơm môi, thơm má, thơm tay, thơm người
Lối em đi, nắng rụng rời
Chim buông cánh đảo, lá rơi mặt hồ
2. Em sao nét đẹp như tiên
Khiến anh trông thấy đảo điên cả hồn
Tình yêu biểu diễn song song
Khi nào nó lượn cong cong mới gần
Hương kia thoang thoảng ngoài sân
Gió kia lấp ló: anh cần có em
Em là tia nắng chiều lên
Em là ngọn sóng lênh đênh mát... mềm (Khuyết danh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét