Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

261. Những bí ẩn tình ái đàng sau Khang Hi

Em hãy đi đi, đừng ở lại chốn này
Vị đắng hừng hừng, anh cao hứng anh say
Em hãy đi đi, đừng để lại cái gì
Da trắng ngần ngần, anh ngơ ngẩn anh si
*
Bởi thấy em, anh rung động êm đềm
Bởi thấy em, anh thèm theo vị đắng
Bởi thấy em, anh muốn cắn môi mềm
Bởi thấy em, anh bỗng rên chiều xuống.
(Cảm hoài, NGLB)
Trong đời mình đã có đọc một số chuyện có liên quan đến Khang Hi và quanh thời của ông như chuyện ‘Vi Tiểu Bảo’, và một số truyền thuyết về Phương Thế Ngọc, Trần Cận Nam, Nghiêm Vịnh Xuân, Tăng Tịnh, Lã Tứ Nương, Trần Viên Viên… Có một số blogger nhầm lẫn ai trước, ai sau giữa Khang Hy, Càn Long và Ung Chính, thật ra thứ tự như sau: Khang Hy (vua tứ 4), rồi mới đến Ung Chính (tức là Tứ a ca Dận Chân, vua thứ 5), và sau đó mới đến Càn Long (tức là Hoằng Lịch, vua thứ 6).
Cũng theo mình biết, cả Khang Hi, Ung Chính và Càn Long đều rất mê gái, nghe nói Ung Chính bị một cung nữ giết và lấy mất đầu, còn có nguồn tin nói rằng Càn Long quá có nhiều người đẹp, nên ông ta ‘như Tết ớn thịt mỡ’ mà chuyển sang mê trai!
Mấy năm gần đây, kênh Truyền hình VCTV Tổng hợp thường chiếu phim ‘Khang Hi vi hành’, bộ phim này có các cảnh phim rất đạt, đặc biệt là các ‘lời thoại’ hàm chứa tính triết lý rất sâu sắc và làm nhiều người nghe ngưỡng mộ. 

Khang Hy tức là Huyền Diệp, sinh 1654-1722, là con thứ 3 của vua Thuận Trị, là vua thứ 4 của nhà Thanh, lên ngôi khi mới có 8 tuổi.
Ông là một người thông minh kiệt xuất, rất có bản lĩnh, và là ‘tuyệt đại cao thủ’ trong các thủ đoạn chính trị (trong đó có vụ nổi tiếng lịch sử là diệt đại thần Ngao Bái, bình ‘loạn Ngô Tam Quế’, đàn áp người Hán trong ‘vụ án Minh sử’...).
Đế chế thời ông hùng mạnh đến nỗi có các cuộc tấn công quân sự sang Tây Tạng, Đài Loan, thậm chí vùng Cận Đông của Nga, ngoài ra suýt tiêu diệt hết thế lực ‘phản Thanh phục Minh’ thời đó...
Ông nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc về chuyện giả dạng thường dân để trực tiếp nghiên cứu đời sống của người dân và hỗ trợ họ khi có thể.

Là một vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh, Khang Hi có 55 người vợ chính thức (còn số không chính thức thì không kể xiết) và có 53 người con.
Ông được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình nhất và háo sắc nhất của nhà Thanh (háo sắc hơn cả Càn Long), ngoài ra, vua vẫn còn rất khỏe về tình dục và vẫn háo sắc ngay cả khi đã về già: 'Cho đến những năm cuối đời Khang Hy vẫn không ngừng triệu các cô gái xinh đẹp của vùng Giang Nam vào cung làm thiếp mà hoàn toàn không phải để sinh con cho ông ta. Từ đó có thể thấy là nhu cầu tình dục của Khang Hy không hề giảm?' (thanquyen.org). Ngoài những cung phi được sủng ái như Nữu Cô Lục thị, Ô Nhã thị, Đồng Giai thị (em họ), hay Cao thị và Bạch thị (người Hán)…, nghe đồn vua còn có một số quan hệ tình dục lăng nhăng dưới đây.

Tán rất nhiều gái khi vi hành:
(Diễn viên Triệu Vy)
Ông đi đến đâu gặp người đẹp là tán tỉnh ngay. Trong phim ‘Khang Hi vi hành’, tập ‘Quế viên ký’, khán giả cũng thừa biết là vua có ý đồ tán gái rõ rệt.
Vua bị uống nhầm nhân sâm giả (củ cải), nên tức giận mà đích thân đến 'thành Thu Thủy' để điều tra. Ông giả dạng là một tên ‘nha kỷ’ (bán thuốc) đến giao dịch và tiếp cận với tên quan địa phương và tất cả những tay trùm bán thuốc giả tại đấy. Sau khi xảy ra các cuộc ‘chiến đấu’ rất kịch liệt và thu thập đủ bằng chứng, tên quan và các tay bán thuốc giả này, kể cả tay thái giám đều bị vua xử ‘sống không bằng chết’. Trong khi điều tra, vua đã làm quen với một mỹ nhân là ‘Nhạc Thanh Nhi’ (con của một thầy thuốc chân chính), vua có nhiều lần hò hẹn với nàng dưới đêm trăng, làm thơ tình, có lần ôm nàng, và… cái gì sau đó chỉ có ổng và ông trời biết!

Lấy hiệp nữ giang hồ làm vợ:
Theo một nguồn tin gần đây (phóng tác của đạo diễn Trương Quốc Lập) thì ở Sơn Tây, 5 người giả dạng thường dân là Khang Hi, Nghi Phi, Tam Đức Tử, Pháp Ấn và Tiểu Đào Hồng đại chiến với bọn ác quan và mấy trăm (mấy ngàn) quân Thanhnhưng mũi tên cuối cùng thì Nghi Phi nhảy lên đỡ cho Khang Hi, và thế là 'thiên thần bé nhỏ' của chàng bị chết! Khang Hi thương nhớ nàng ngày đêm khôn nguôi.
Sau này, một hiệp nữ giang hồ (làm nghề bảo tiêu) xuất hiện và giống Nghi Phi như đúc, Khang Hi mê mẫn tâm thần bèn bám sát nàng ngày đêm, vừa giúp nàng trả thù nhà, vừa tán tỉnh nàng. Và cuối cùng, kỳ công chinh phục trái tim của nàng thành công, chàng đưa nàng về cung để thay thế khuôn mặt mị kiều và dáng hình tuyệt mỹ của Nghi Phi…

Ngủ với vợ của cấp dưới: 
‘Trong Thanh triều ngoại sử nói, thời kỳ Khang Hy, em trai của danh thần Trương Đình Ngọc là Trương Mỗ làm quan ở kinh thành. Ông này đã kết hôn với con gái trong gia đình người Hán làm quan đã nhiều đời mang họ Diêu. Vợ Trương Mỗ cũng được người đời ca tụng là quốc sắc thiên hương. Trong số thê thiếp của các quan chức người Hán trong triều đình nhà Thanh, người này được coi là xinh đẹp nhất. Trương Mỗ vì thế rất lấy làm đắc ý. Đến một năm mừng thọ Thái hậu, Hoàng đế hạ lệnh tất cả các phu nhân người Hán cũng như người Mãn đều phải vào cung chúc thọ một lượt. Tất nhiên những người phụ nữ nhà họ Trương và nhà họ Diêu cũng chuẩn bị công phu, mặc triều phục vào cung chúc thọ thái hậu. Khi đó, Khang Hy cũng có mặt trong buổi lễ, Hoàng Thái hậu rất vui, sai bày yến tiệc trong nội cung để cho mọi người được ăn uống vui chơi cho đến hết ngày mới về. Sau khi rời khỏi cung, những người phụ nữ này ngồi kiệu về nhà. Những người khác đều về nhà an toàn, chỉ có một nhà là nảy sinh vấn đề. Đó chính là người vợ xinh đẹp của ông quan họ Trương. Khi về tới nhà thì bộ y phục vẫn là bộ y phục ban đầu nhưng khuôn mặt đã khác, áo mũ cũng không chỉnh tề, không còn là người phụ nữ lúc đi nữa. Họ Trương và họ Diêu đều biết là việc gì đã xảy ra nhưng sợ gặp họa nên không dám nói nhiều’ (baomoi.com).

Lấy cô ruột làm thiếp:
Có nguồn tin rằng Khang Hy đã lấy cô ruột là một cách cách, nhưng còn nhỏ tuổi. Vua nói: ‘ta đã nạp (nàng) làm thiếp từ lâu rồi’, sau đó vua còn biện hộ: ‘Nói rằng cùng họ không được kết hôn là chỉ chị em gái của mẹ và con gái của mình mới không được kết hôn. Nếu như là cô thì không phải mẹ của ta cũng không phải là con gái của ta, cũng không phải là chị em gái cùng sinh với ta nếu nạp làm thiếp cũng không việc gì’ (baomoi.com).

'Ngủ' nhầm em gái cùng cha khác mẹ:
(Cảnh trong phim: Dĩ Đơn cách cách ngủ nhầm phòng của Khang Hi)
Theo sử sách, trong số 67 hậu phi được phong chính thức thì có 4 người là chị em ruột của Khang Hi. Ngoài ra, theo một nguồn tin gần đây (phóng tác của đạo diễn Lưu Phùng Thanh!), Khang Hi do xỉn mà ngủ nhầm với em gái cùng cha khác mẹ của mình là Dĩ Đơn cách cách. Công chúa Dĩ Đơn được Khang Hi gả về phủ của Liệt Thân Vương. Nhưng vào đêm nàng chuẩn bị lên kiệu hoa về nhà chồng để ‘khai môn nhập phòng’ thì công chúa uống rượu quá say nên vào nằm nhằm giường của anh trai. Còn Khang Hi cũng quá say về phòng và tưởng đó là một phi tần nào đó đang nằm chờ mình! Sau này, vụ việc bị lộ và vì quá mang tiếng, công chúa phải bỏ hoàng cung mà ra đi biệt tích! 


'Vui vẻ' với thôn nữ họ Vệ:
Có một phụ nữ người Hán, họ Vệ, đang giặc quần áo thì bị vua để ý, bắt đem về cung để ‘vui vẻ’. Sau này vì nàng quá đẹp, đẹp nhất trong nội cung, đặc biệt là trên người luôn có mùi hương lạ rất thu hút nam giới, dù nàng có không tắm thì vẫn cứ thơm phức phừng phực, nên được vua sủng ái và phong làm Lương phi. Nếu không nhầm, nàng đã đẻ ra vị ‘Bát hiền vương’ nổi tiếng.

Tán ‘ma nữ’ giữa đêm khuya
Khó có thể nói chuyện nào trong ‘Khang Hi vi hành’ là hay nhất, nhưng triết lý nhất là chuyện Khang Hi hàng đêm tâm sự với ‘ma nữ’ Tát Dung Nhi (diễn viên Dương Mẫn Na!, ‘Trà diệp ký’). Nàng là hậu duệ của Tát Gia (dòng họ Tát, chuyên sản xuất trà) và là một nữ sát thủ. Nhân dịp triều đình tuyển người đẹp, nàng trà trộn vào đó, rồi ngay tại ‘Tử cấm thành’, nàng đã bỏ trốn, và nhờ một người vợ xinh đẹp (nhưng xấu nết) của Khang Hi che giấu, nàng đã đột nhập được vào Nam Thư Phòng của vua. Tại đấy, nàng không nỡ giết vua vì thấy ông tối nào cũng chăm chỉ ‘học’ đến 1-2 giờ sáng nên chắc không phải là hôn quân, và nhờ sự cư xử rất khoáng đạt, tình nghĩa và tế nhị của ông, tình cảm của 2 người đã nảy sinh.
Trong những đêm tâm sự, Khang Hi tự thú mình là người cô đơn trong suốt 40 năm làm vua, hình như người ta nói toàn những lời không thật mà có muốn nói thật cũng không được vì chung quanh vua toàn là hào quang của sự nịnh bợ giả dối. Nàng là người duy nhất yêu cầu vua bỏ chữ ‘trẫm’ ra khỏi miệng, và đấu khẩu không khoan nhượng với chàng bằng tất cả những điều ‘trái tính trái nết’ của một sát thủ mà được sản sinh ra ngay trong cái nôi thực tế của cuộc sống, và chàng 'đã yêu nàng hơn sinh mạng của mình'.
('Ma nữ' chết, Khang Hi khóc rất thảm thiết)
Cuối cùng, cũng vì cái ‘hào quang’ của triều đình mà nàng phải chết, nàng bị một đại thần phụ trách nội vụ đầu độc (qua trái lê) vì nàng biết nhiều bí mật mà trong đó có nhiều quan chức cao cấp phạm tội tày trời. Phải chăng 'tình chỉ đẹp khi còn dang dở', nàng chết, Khang Hi đã khóc thê thảm vì cả đời chàng dễ gì tìm được một ‘hồng nhan tri kỷ’ như nàng... 

Tóm lại, các vị vua nhà Thanh đều được giáo dục rất nghiêm khắc, có văn võ toàn tài, đặc biệt là phải ra thực tế để ‘đấu tranh sinh tồn’, tức là phải chịu đựng được, tồn tại và phát triển trước vô số những khắc nghiệt ngẫu nhiên của cuộc sống và, vì ít nhất, nếu một ‘a ca’ nào đó mà không bảo vệ được tính mạng thì còn nói gì đến chuyện làm vua.
Mặc dù Khang Hi là một vị vua rất được Tàu sùng bái, nhưng không hẳn là mọi người đều tâm phục khẩu phục, nhất là một số blogger/người ‘ngoài luồng’, về ‘vụ án Minh sử’ và các phi vụ tình dục phức tạp trong đời ông... Và với cương vị là hoàng đế Trung Quốc, chuyện tình dục lăng nhăng của ông cũng là chuyện thường tình và cũng giống... ta:
Chiều đông cánh hạc, ô!, kiều diễm
Tím nhẹ dòng sông, sương khói mềm
Uyên ương đôi lứa, từng canh, nhớ!
Giấc mộng nhòa đêm, ướt nhạc tình.

----------------------------------
Ghi chú:
-Các bạn có thể tham khảo thêm về Khang Hi tại:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/11/272-vai-nhan-xet-ve-chuyen-khang-hi-vi.html
-Dĩ Đơn cách cách: Truyện ‘Lộc đỉnh ký’ có nói về vụ vua Khang Hi gả em gái của mình là Kiến Ninh công chúa cho Ngô Ứng Hùng (con của Ngô Tam Quế). Trong truyện, Kim Dung viết rằng trước đó nàng đã ngủ chung với Vi Tiểu Bảo (!). Có thể Kim Dung đã phóng tác đoạn ‘Vi Tiểu Bảo - Kiến Ninh công chúa’ một phần dựa vào các chuyện này!
-Các nguồn tham khảo chính:
-http://vi.wikipedia.org/wiki/Nha_Thanh
-http://vi.wikipedia.org/wiki/Khang_Hi
-http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?223933-Khang-Hy-vị-Hoàng-đế-háo-sắc-nhất-của-vương-triều-Mãn-Thanh
-http://www.baomoi.com/Chuyen-tham-cung-tai-tieng-it-nguoi-biet-cua-Dai-de-Khang-Hy/139/7004410.epi

4 nhận xét:

  1. Lưu:
    -Bỗng mắt bừng, màu sen thắm xa xa
    Cánh cong cong, hoa he hé nõn nà
    Lá tròn tròn, lã lơi đường vệ nữ
    Búp mềm mềm, phong phú giấc mơ hoa

    Trả lờiXóa
  2. Lưu:
    -Cơn nào như thể cơn say
    Gió nào như gió heo may rạt rào
    Thoảng nào như thoảng chiêm bao
    Ôm vào ngây ngất, ấp vào tương tư
    Mắt ai nhay nháy hồ thu
    Tóc ai xoa xỏa phiêu du mây trời
    Môi ai he hé gọi mời
    Tay ai trăng trắng sóng bơi cát mềm

    Trả lờiXóa
  3. Lưu:
    -Tím đi rung động rừng cây
    Tím đi tim cũng bay bay theo người
    Nhớ gì nhớ dữ vậy trời
    Nhớ điên, nhớ dại, nhớ rơi giọt buồn
    Giọt vào len lỏi mê hồn
    Buồn vào đến tận đáy lòng dứt day
    Tình là bão tố trong ta
    Tình vô thì ít, tình ra thì nhiều

    Trả lờiXóa
  4. -Bóng ai tô vẽ mùa thu
    Dáng ai lướt nhẹ, nắng ru gót mềm
    Đông về không có dáng em
    Trời thêm thêm lạnh, lòng thêm thêm sầu
    Gió về xao xác lòng ai
    Mưa về hồn bỗng láng lai thơ tình
    Em đừng thanh lý trái tim
    Để anh chờ đợi, anh tìm tiếng yêu

    Trả lờiXóa