LTS: Dưới đây chỉ là cách nhìn nhận của LB để tâm sự với các
blogger thân quen trong phạm vi blogspot, chứ không phải của một nhà văn, nhà
ngữ văn hay nhà ngôn ngữ học...
Anh viết
vần thơ gọi dáng em
Ngày qua
tháng lại, đá rũ mềm
Gió
mong, im ắng nơi đầu ngõ
Mây chờ,
lơ lửng chốn không tên
...
Anh mắt
mù sương gọi tiếng ai
Chiều đi
chiều đến nắng u hoài
Khói
buồn mê mãi, hương còn thoảng
Mắt sầu
đau đớn, dáng… chưa phai
(NGLB)
Mở đầu
Sống trên đời, LB có gặp không ít phát biểu như ‘thơ của tôi
là nhất VN’, ‘tôi là một trong ba nhà thơ hay nhất VN’, ‘cái gì tôi nói là
đúng’, ‘tôi là vĩ nhân’ (tự xưng), ‘Socrates là thằng ngu’ (Phạm Công Thiện),
rồi ‘chủ nghĩa duy ác’ gì gì đó…, những phát biểu này vô tình biểu hiện tính
chất ít, nhiều, hay hoàn toàn ‘chém gió’. Dưới đây, LB chỉ đề cập ‘việc sử dụng
thái quá các mỹ từ’ (với ý nói là các từ bị cường điệu hóa một cách thái quá) và sự tai hại
của nó, với các ‘từ đời’ mà LB thu thập được từ ‘trường đại học bôn ba’, được sắp
xếp theo thứ tự a, b, c, d… như: cuộc đời vẫn đẹp sao, dân ta thông minh,
cần cù, dũng cảm…, dân tộc anh hùng/thành phố anh hùng, (cô ấy) đẹp vô cùng, đẹp vô cùng tổ quốc ta
ơi, đổi mới, được sinh ra làm con người là một điều kỳ diệu, giải thi đấu quốc tế, hạnh
phúc viên mãn, hoàn toàn có thể, muôn năm, (bốn) ngàn năm văn hiến, nhân dân/quần chúng nhân dân, rừng
vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, tình yêu là diễm tuyệt, tôi sống tức là tôi bất
tử, trên cả tuyệt vời, triết gia (sử gia, nhà văn/nhà thơ...), vĩ nhân…, tuy nhiên, LB chỉ viết về một số 'mỹ từ' thôi, hihi...
1. Hoàn toàn có thể???
Một người nước ngoài nào đó nói là ‘tôi có thể nói tiếng Việt’ (= I can speak
Vietnamese), tức là có lúc anh ta ‘có thể’, nhưng cũng có lúc ‘không có thể’.
Anh ta không ‘hoàn toàn có thể’ biết (hết) các từ tiếng Việt được (lúc nghiên cứu văn học/lịch sử, tiếp cận với ngôn ngữ dân gian/từ địa phương), vài ví dụ: cái chồ, ngử đam, câu mâu (Quảng Nam!), hay ‘áo khỉ’* (miền Tây) là từ mà sau khi dùng xong, anh Kyo York phải nói lời xin lỗi (VTV3, sáng ngày 1/1/2014)…
Về mặt lý thuyết, sự 'chưa chắc' này có xác suất từ 1-99%, còn nếu hoàn toàn không chắc (0%) hay hoàn toàn chắc chắn (100%) thì không cần dùng từ 'có thể'.
Anh ta không ‘hoàn toàn có thể’ biết (hết) các từ tiếng Việt được (lúc nghiên cứu văn học/lịch sử, tiếp cận với ngôn ngữ dân gian/từ địa phương), vài ví dụ: cái chồ, ngử đam, câu mâu (Quảng Nam!), hay ‘áo khỉ’* (miền Tây) là từ mà sau khi dùng xong, anh Kyo York phải nói lời xin lỗi (VTV3, sáng ngày 1/1/2014)…
Về mặt lý thuyết, sự 'chưa chắc' này có xác suất từ 1-99%, còn nếu hoàn toàn không chắc (0%) hay hoàn toàn chắc chắn (100%) thì không cần dùng từ 'có thể'.
(*) cái gác, kinh nguyệt, mâu thuẫn, áo ghi-lê nam...
Cụ thể hơn, kỳ Sea Games 27 vừa rồi, trận đấu bóng đá giữa đội
tuyển nam VN và Malaysia, trong 44 phút của hiêp 1, phe ta tấn công như vũ bão, có người ta đã vội bình luận rằng ta ‘hoàn toàn có thể’ thắng Malaysia; còn giữa đội
tuyển nữ VN và Thái Lan, trận chung kết, trong hiệp 1, ta thắng trước 1-0, bình luận viên đã vội nói 'cuốn theo chiều gió' rằng ‘ta hoàn toàn
có thể vượt qua Thái Lan’, híc.. híc…
Đã 'toàn toàn' rồi, thì còn 'có thể' gì nữa, nên ta chỉ có thể, chứ không 'hoàn toàn có thể', ví dụ điển hình như, nếu đội tuyển bóng đá nam của ta mà ‘hoàn toàn có
thể’ thắng Malaisia, tức là thắng dễ như ‘chẻ tre’, như ‘nằm trong lòng bàn
tay’, hay rất dễ dàng thắng họ đến 7-0 hay 11-0, thì đội tuyển Tây Ban
Nha phải kêu đội tuyển VN là ‘cụ’.
Tóm lại, 'hoàn toàn có thể' = 'có thể 100%', tạm dịch sang tiếng Anh là ‘totally can’, hu.. hu...
Tóm lại, 'hoàn toàn có thể' = 'có thể 100%', tạm dịch sang tiếng Anh là ‘totally can’, hu.. hu...
2. Tình yêu là diễm tuyệt???
Người ta thường ví yêu là ‘sự đau khổ tuyệt vời’, yêu là
‘chết ở trong lòng một ít’ (nhiều ‘ít’, chứ không phải một ít), yêu là ‘người
đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn kia hóa dại khờ’, thậm chí là yêu làm ‘đau
xé lòng tôi hết nửa con gà’ (hihi)…
Như vậy, khi nói đến chữ ‘yêu’, người ta phải dùng chữ ‘đau
khổ’, ‘chết’, ‘mất’, ‘đau xé lòng’… Vì 'chỉ có những giây phút bất tử của tình yêu, chứ không có tình yêu bất tử', và vì có yêu thì có ghen, thậm chí tình yêu có thể biến thành thù hận - nên ông Bạch Cư Dị mới có câu ‘Đa tình tự không di hận. Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ’
(‘không’ = ‘only’ trong tiếng Anh, ‘đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối
hận, nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi’), nhưng người Việt ta có câu
hay hơn nhiều:
-Yêu ai bằng yêu người tình.
Hận ai bằng hận người mình đã yêu.
Tại sao ‘yêu = đau khổ tuyệt vời’, vì tình yêu là một thứ
hạnh phúc mà chỉ có thể được đánh đổi bằng sự đau khổ, và mặc dù biết rằng yêu là đau khổ,
nhưng người ta vẫn yêu: ‘thiên thu vạn tải yêu là khổ, vạn tải thiên thu khổ
cũng yêu’…
Vì thế, cho dù có người chọn 'tình yêu' chứ không chọn 'bất tử', nhưng không vì thế mà tình yêu là ‘diễm tuyệt’, mà nó chỉ
diễm tuyệt đối với cặp mắt của ai đó hay của một nhóm người nào đó, chứ không
phải đối với ‘chúng ta’.
Người ta dùng từ ‘tuyệt vời’ (= excellent, hay vài từ khác)
để chỉ là hết ý rồi, đến chỗ cực đỉnh/cùng cực rồi, là 'maximum' rồi, là vô địch rồi, là nhất rồi (= ‘number one’), nếu ‘trên
cả tuyệt vời’, tức là trên cả ‘number one’ - thì đó là con số 0 à?
Đã nói là tuyệt, như tuyệt bút, tuyệt hảo, tuyệt mỹ/diễm
tuyệt, tuyệt phẩm/cực phẩm, tuyệt đỉnh/cực đỉnh, tuyệt nghệ/tuyệt kỹ vô song, tuyệt tình, đoạn tuyệt, tuyệt mệnh, tuyệt vọng, tuyệt lộ/tuyệt cốc, tuyệt tích giang hồ, tuyệt đại đa số, tuyệt đại mỹ nhân/tuyệt thế giai nhân, tuyệt đỉnh công phu, tuyệt đại cao thủ, võ lâm ngũ tuyệt, … thì còn có cái gì hơn nữa, mà ai đó lại ‘tối' tạo (trái với sáng tạo) ra thêm từ
‘trên cả tuyệt vời’. Ví dụ như ‘Võ lâm ngũ tuyệt’ (Võ lâm ngũ bá) của Kim Dung,
nếu có ai mà trên ‘Võ lâm ngũ tuyệt’ thì chắc là hơn cả Vương Trùng Dương à?
Cho nên, nếu có sự vật/hiện tượng gì ở trên đời mà còn ‘trên
cả tuyệt vời’ (= 'more than excellent' !) thì, hoặc là ‘không có gì’, hoặc là… thượng đế không-thể-biết!
4. Cuộc đời vẫn đẹp sao???
Chắc nhiều người biết câu 'đời là bể khổ', hay 'hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai' (bài thơ 'Trấn thủ lưu đồn', Khuyết danh)... Có một sinh viên ước mơ học sao cho chóng ra trường vì 'học là gian khổ', thì người bạn của anh ta lập tức đối đáp:
-Hết gian khổ là bể khổ. (Đúng quá đi chứ!)
...Sau khi ra trường, làm ăn, bị cuộc đời vật lên vật xuống, có một người mẹ đã truyền kinh nghiệm cho con rằng:
-Con ơi, ở đời này, con phải tự cứu con, đừng có tin ai, vì chỉ có cha mẹ là sống vì con, còn tất cả các bậc cha mẹ khác là sống vì con của họ, và khi con bị thất bại, thì ngoài mặt, người đời vẫn giả vờ đối xử 'tử tế' với con, nhưng trong lòng, họ lại khinh khi con.
Nhớ lại, Hân Tố Tố có trăn trối với Trương Vô Kỵ rằng (truyện 'Ỷ thiên đồ long ký'):
-Con đừng bao giờ tin vào đàn bà đẹp, vì đàn bà càng đẹp thì càng lừa dối. (hihi...)
Nhớ lại, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (trước 1975) có lúc nhìn cuộc đời là... đen thui:
-Mặt trời đen quá đen, đen như đời ta. Cuộc đời như chó hoang, lang thang về đêm’. (lâu lâu hát lại, thấy cũng hay, hihi...)
Còn các bậc tiền bối thì dạy rằng:
-Cuộc đời này là một cái lưới thiên la địa võng, giống như một cái bàn cờ với các ô ngang dọc, mà ta chỉ cần sơ hở một tí là bị 'lượm' liền. (hihi...)
Viết đến đây, LB chợt tức cười khi nhớ lại, hồi xưa, một số sinh viên đã hát đùa rằng: 'Cuộc đời chả làm sao, tình yêu chả làm sao', hihi..., đúng hôn?
5. Đẹp vô cùng???
4. Cuộc đời vẫn đẹp sao???
Lâm Tiên Nhi (Tàng kiếm giai nhân, trong truyện ‘Tiểu lý phi
đao’) nhìn võ lâm thiên hạ qua màu đỏ ẩn và phô diễn ra cuộc đời bằng màu trắng
và đỏ tươi của da thịt làm bao nhiêu người chết vì ả.
(entry 327)
Đồng ý là câu 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' là (có thể) đúng trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, ví dụ như có ai đó trong chiến tranh chết chóc mà vẫn thấy lóe lên một niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng nào đó, mà không biết rõ là ảo hay thực.Chắc nhiều người biết câu 'đời là bể khổ', hay 'hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai' (bài thơ 'Trấn thủ lưu đồn', Khuyết danh)... Có một sinh viên ước mơ học sao cho chóng ra trường vì 'học là gian khổ', thì người bạn của anh ta lập tức đối đáp:
-Hết gian khổ là bể khổ. (Đúng quá đi chứ!)
...Sau khi ra trường, làm ăn, bị cuộc đời vật lên vật xuống, có một người mẹ đã truyền kinh nghiệm cho con rằng:
-Con ơi, ở đời này, con phải tự cứu con, đừng có tin ai, vì chỉ có cha mẹ là sống vì con, còn tất cả các bậc cha mẹ khác là sống vì con của họ, và khi con bị thất bại, thì ngoài mặt, người đời vẫn giả vờ đối xử 'tử tế' với con, nhưng trong lòng, họ lại khinh khi con.
Nhớ lại, Hân Tố Tố có trăn trối với Trương Vô Kỵ rằng (truyện 'Ỷ thiên đồ long ký'):
-Con đừng bao giờ tin vào đàn bà đẹp, vì đàn bà càng đẹp thì càng lừa dối. (hihi...)
Nhớ lại, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (trước 1975) có lúc nhìn cuộc đời là... đen thui:
-Mặt trời đen quá đen, đen như đời ta. Cuộc đời như chó hoang, lang thang về đêm’. (lâu lâu hát lại, thấy cũng hay, hihi...)
Còn các bậc tiền bối thì dạy rằng:
-Cuộc đời này là một cái lưới thiên la địa võng, giống như một cái bàn cờ với các ô ngang dọc, mà ta chỉ cần sơ hở một tí là bị 'lượm' liền. (hihi...)
Viết đến đây, LB chợt tức cười khi nhớ lại, hồi xưa, một số sinh viên đã hát đùa rằng: 'Cuộc đời chả làm sao, tình yêu chả làm sao', hihi..., đúng hôn?
5. Đẹp vô cùng???
Thắt đáy lưng ong mới đậm đà
Đôi gò bồng đảo mắt ai sa
Bì bạch da trắng mùi nhân thế
Đáy mắt hồ thu, vũ trụ này
(NGLB)
Đôi gò bồng đảo mắt ai sa
Bì bạch da trắng mùi nhân thế
Đáy mắt hồ thu, vũ trụ này
(NGLB)
Vẻ đẹp của người khác giới là một quyền năng của thượng đế, mà nam thì thấy nữ (hay ngược lại) là đẹp, đẹp mê hồn luôn, thậm chí có thể chết vì 'nàng', và mỗi người đều nhìn thấy cái 'đẹp vô cùng' đó theo một kiểu, có người thấy vẻ đẹp đó ở tinh thần, tâm hồn, sự duyên dáng, có người thấy vẻ đẹp đó ở thân hình, dáng vẻ, có người thấy vẻ đẹp đó ở tình dục, thậm chí ở một phần 'bí hiểm' trong cái 'vũ trụ' đó..., mà không thể nào kháng cự được, hay người miền Bắc gọi là 'không đỡ nỗi'.
Người ta thường thấy quê hương xứ sở của mình là đẹp, vì thường thì người ấy chỉ biết quê hương của mình, và dần dần, đặc biệt là do sống tha hương, mà suốt đời nhớ về nó, nghĩ về nó, nhất là nhớ về các kỷ niệm thời thơ ấu, nên nó ghi vào tâm, khắc vào cốt của mình, nên thấy nó là đẹp vô cùng đến nỗi mà không thể thay thế bằng một hình ảnh vô cùng đẹp khác.
Con người (hoàn toàn) bị chi phối bởi thế giới cảm giác, thậm chí là tu sĩ (nhà sư, cha nhà thờ hay đạo sĩ) cũng bị vậy, vì khi ai đó đã thành 'đấng giác ngộ' (nói chung) thì tâm và vật đã nhập thành một (nhất thể), hay tâm và vật đã hóa hư 'không', thì ngài còn nói cái này cái nọ gì nữa. Nói cho cùng, diệt dục/thiền, bất tử, hay tiêu dao gì gì đó, cũng chỉ là thế giới cảm giác, vì thế mà kẻ-chưa-giác-ngộ mới mô tả là 'không tức thị sắc, sắc tức thị không', là 'trạng thái tối thượng của thế giới tâm linh', là 'thiên đường không-thể-biết', hay là 'trạng thái vô vi'...
Cái 'đẹp vô cùng' là khác với mỗi người/nhóm người. Ví dụ Marilyn Monroe có đẹp vô cùng không?, có, nhưng người Tàu cho 'tứ đại mỹ nhân' như Vương
Chiêu Quân, Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi là đẹp vô cùng, còn LB thì cho Đặng Thu Thảo hay Trương Ngọc Yến (vai Thạch Ngọc Nô, phim 'Thiên hạ đệ nhất trang') là vô cùng dễ 'sương', hihi...;
Chém đao xuống nước, nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.
tổ quốc Mỹ có đẹp không?, có, vì nó là 'Mỹ' mà!, tổ quốc Ba Lan có đẹp không?, có, vì 'đường bạch dương sương trắng nắng tràn', tổ quốc Ecuador có đẹp không?, có, vì mỗi năm nó cung cấp cho thế giới khoảng 9 trăm triệu đóa hoa hồng, tổ quốc Hy Lạp có đẹp không?, có, vì nó là quê hương của nữ thần Venus, tổ quốc Pháp có đẹp không?, có, vì 'em về giữa một dòng sông trắng, là áo sương mù hay áo em'...
Tóm lại, nói rằng 'cô ấy đẹp vô cùng' hay 'đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi' (hỏi ông Obama thử xem ổng có nói như vậy không?) thì, về mặt thực tế, cũng chả có gì là sai, nhưng về mặt lý thuyết, thì dường như ta đang nói về cái 'tuyệt đối', về 'cái tôi', hay nói đúng hơn, là ta đang có 'cảm giác' rằng, hihi..., vì vũ trụ cũng 'đẹp vô cùng', phải hôn?
6. Anh hùng???
Chắc không phải bàn cãi về những cụm từ như ‘dân tộc anh
hùng, thành phố anh hùng’, ‘dân ta thông minh, cần cù, dũng cảm…’, mà nhiều
người trong chúng ta chỉ có thể có cảm tưởng rằng đó là những ‘thành ngữ học
thuộc lòng’ và không đem lại ấn tượng gì cho người nghe.
Thử hỏi, dân tộc Ấn Độ có anh hùng không?, thành phố Moscow
có anh hùng không?, dân Thái Lan có thông minh không?, dân Hà Lan có cần cù
không?, dân Nhật có dũng càm không?..., ai dám bảo là họ không anh hùng (không
lẽ dân Malaysia là không anh hùng!), còn nếu dân tộc nào/thành phố nào cũng anh
hùng, thì nói ‘anh hùng’ để làm gì? Ngoài ra, khái niệm 'anh hùng' (cá nhân) cũng rất phức tạp, chẳng hạn, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Hiến Lê, Trịnh Công Sơn... có được gọi là anh hùng không nhỉ, nếu không thì gọi là gì?
Lúc 11-12g trưa nay, VTV3 có thời sự về ‘những nền bóng đá
mạnh trên thế giới’, LB ghi nhận là người Zimbabwe không bao giờ nói ‘thành
công, thắng lợi, tốt đẹp’, mà nói ‘còn quá yếu kém, cần phải xây dựng lại’, còn
người Ấn Độ thay vì nói ‘cường quốc’ như thế này như thế nọ, thì lại nói ‘cố gắng xóa bỏ khoảng cách chính trị/tôn
giáo, thay đổi nhận thức’…
Tối hôm qua (3/1/2014), kênh thời sự VTV1 có nói đến khái niệm ‘nhóm lợi ích’ (phong kiến, mà LB sẽ lý giải trong entry sau), chắc nhóm này, nếu có, đã sở hữu từ ‘anh hùng’, thích xài từ ‘anh hùng’, tự cho rằng họ là ‘anh hùng’, và thường nói một câu rất chung chung rằng ‘lão bá tánh của ta rất anh hùng’, híc.. híc…
7. 'Muôn năm'
Đôi lúc suy nghĩ, LB thấy rằng từ 'muôn năm' là một trong những từ thời phong kiến mà buồn cười nhất. Ngày xưa, vua là 'thiên tử' (con trời), nên việc được tung hô là 'muôn năm' (vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế) là... hơi bị đúng (chưa nói đến bọn ăn theo được tung hô là 'thiên tuế' hay 'phước như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn' nữa), ha.. ha.. ha... Sở dĩ LB cười 'ha.. ha.. ha...' là vì chả có ông nào là 'vạn tuế' cả.
Một cách 'đủ xài', chúng ta chả thấy rằng Trung Hoa đã trải qua thời Đông Chu liệt quốc, rồi Tam quốc, Ngũ đại thập quốc, rồi Tống-Nguyên-Minh Thanh, Việt Nam đã trải qua thời Đinh-Lê-Lý-Trần-Lê, còn thế giới đã trải qua Đệ nhất thế chiến, rồi Đệ nhị thế chiến, và chả thấy rằng Trụ Vương, Hạng Võ, bộ ba 'Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị', Alexandre đại đế, Napoleon, Hitler, (đại tá) Gaddafi, Bil Laden, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Văn Khôi/Nồng Văn Vân (thời Minh Mạng), Ngô Đình Diệm... đã 'ra đi' trong vòng một nốt nhạc 'đời' đấy sao! Có cái gì là muôn năm không?
Viết đến đây, LB có nhớ mang máng một bài hát nào mà LB nghe 'hồi nhỏ', quên tên rồi, có câu: '... tổng thống, ... thống muôn năm. Toàn dân VN nhớ ơn... gì gì đó', mà chưa nghe hết bài hát, thì 'cậu bé' đã nghe tin là ổng bị giết chết vì một cuộc đảo chính nào đó rồi, híc.. híc..., bây giờ ngồi nhớ lại lời của bài hát đó - quả thật là... buồn cười, các blogger có thấy vậy hôn? Và, có lần trong mơ, LB thấy có một số người, thay vì hô là 'muôn năm', thì lại hô là 'muốn nằm', hihi...
LB tạm kết luận với một đoạn 'vui' như sau:
'Người Việt mỗi năm uống 3 tỉ lít bia-rượu = 3 tỉ USD, chứa hàm lượng chất có hại cao, thế mà mỗi lần cụng ly, họ thường hô 'chúc sức khỏe'!, và như thế, mỗi năm bợm nhậu cho 'chó ăn chè' (thuật ngữ của dân nhậu) hết 3 tỉ USD, và vì tốn nhiều tiền như thế, nên họ không 'chém gió' mới là lạ, hi.. hi…'.
Ngoài ra, LB xin bật mí một tí là, sỡ dĩ ta có vụ 'cường điệu hóa thái quá việc sử dụng ngôn từ' là do bị ảnh hưởng một phần vào thời sau 1975, khi mà các nhà văn Liên Xô (hay nhà chính trị) cho rằng chủ nghĩa tư bản là xấu, nên ngoài việc 'lật đổ' chủ nghĩa tư bản 'không lối thoát' và 'ủy mị' ra (là việc đã từng làm), họ còn xây dựng một thứ 'tân chủ nghĩa lạc quan' mà bị các thế hệ sau (đặc biệt là các phó tiến sĩ) nâng lên tới mức 'cận ảo' hay 'ngang ảo'.
...Thời gian trôi qua với quá nhiều sự kiện, hễ mà theo sâu một sự kiện này, ta sẽ bỏ qua một sự kiện khác. Chắc đề tài này sẽ còn phải được viết nữa... Trân trọng.
Tối hôm qua (3/1/2014), kênh thời sự VTV1 có nói đến khái niệm ‘nhóm lợi ích’ (phong kiến, mà LB sẽ lý giải trong entry sau), chắc nhóm này, nếu có, đã sở hữu từ ‘anh hùng’, thích xài từ ‘anh hùng’, tự cho rằng họ là ‘anh hùng’, và thường nói một câu rất chung chung rằng ‘lão bá tánh của ta rất anh hùng’, híc.. híc…
7. 'Muôn năm'
Đôi lúc suy nghĩ, LB thấy rằng từ 'muôn năm' là một trong những từ thời phong kiến mà buồn cười nhất. Ngày xưa, vua là 'thiên tử' (con trời), nên việc được tung hô là 'muôn năm' (vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế) là... hơi bị đúng (chưa nói đến bọn ăn theo được tung hô là 'thiên tuế' hay 'phước như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn' nữa), ha.. ha.. ha... Sở dĩ LB cười 'ha.. ha.. ha...' là vì chả có ông nào là 'vạn tuế' cả.
Một cách 'đủ xài', chúng ta chả thấy rằng Trung Hoa đã trải qua thời Đông Chu liệt quốc, rồi Tam quốc, Ngũ đại thập quốc, rồi Tống-Nguyên-Minh Thanh, Việt Nam đã trải qua thời Đinh-Lê-Lý-Trần-Lê, còn thế giới đã trải qua Đệ nhất thế chiến, rồi Đệ nhị thế chiến, và chả thấy rằng Trụ Vương, Hạng Võ, bộ ba 'Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị', Alexandre đại đế, Napoleon, Hitler, (đại tá) Gaddafi, Bil Laden, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Văn Khôi/Nồng Văn Vân (thời Minh Mạng), Ngô Đình Diệm... đã 'ra đi' trong vòng một nốt nhạc 'đời' đấy sao! Có cái gì là muôn năm không?
Viết đến đây, LB có nhớ mang máng một bài hát nào mà LB nghe 'hồi nhỏ', quên tên rồi, có câu: '... tổng thống, ... thống muôn năm. Toàn dân VN nhớ ơn... gì gì đó', mà chưa nghe hết bài hát, thì 'cậu bé' đã nghe tin là ổng bị giết chết vì một cuộc đảo chính nào đó rồi, híc.. híc..., bây giờ ngồi nhớ lại lời của bài hát đó - quả thật là... buồn cười, các blogger có thấy vậy hôn? Và, có lần trong mơ, LB thấy có một số người, thay vì hô là 'muôn năm', thì lại hô là 'muốn nằm', hihi...
LB tạm kết luận với một đoạn 'vui' như sau:
'Người Việt mỗi năm uống 3 tỉ lít bia-rượu = 3 tỉ USD, chứa hàm lượng chất có hại cao, thế mà mỗi lần cụng ly, họ thường hô 'chúc sức khỏe'!, và như thế, mỗi năm bợm nhậu cho 'chó ăn chè' (thuật ngữ của dân nhậu) hết 3 tỉ USD, và vì tốn nhiều tiền như thế, nên họ không 'chém gió' mới là lạ, hi.. hi…'.
Ngoài ra, LB xin bật mí một tí là, sỡ dĩ ta có vụ 'cường điệu hóa thái quá việc sử dụng ngôn từ' là do bị ảnh hưởng một phần vào thời sau 1975, khi mà các nhà văn Liên Xô (hay nhà chính trị) cho rằng chủ nghĩa tư bản là xấu, nên ngoài việc 'lật đổ' chủ nghĩa tư bản 'không lối thoát' và 'ủy mị' ra (là việc đã từng làm), họ còn xây dựng một thứ 'tân chủ nghĩa lạc quan' mà bị các thế hệ sau (đặc biệt là các phó tiến sĩ) nâng lên tới mức 'cận ảo' hay 'ngang ảo'.
...Thời gian trôi qua với quá nhiều sự kiện, hễ mà theo sâu một sự kiện này, ta sẽ bỏ qua một sự kiện khác. Chắc đề tài này sẽ còn phải được viết nữa... Trân trọng.
Tình yêu là diễm tuyệt???
Trả lờiXóaNgười ta thường ví yêu là ‘sự đau khổ tuyệt vời’, yêu là ‘chết ở trong lòng một ít’ (nhiều ‘ít’, chứ không phải một ít), yêu là ‘người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn kia hóa dại khờ’, thậm chí là yêu làm ‘đau xé lòng tôi hết nửa con gà’ (hihi)…
Như vậy, khi nói đến chữ ‘yêu’, người ta phải dùng chữ ‘đau khổ’, ‘chết’, ‘mất’, ‘đau xé lòng’… Vì có yêu thì có ghen, có hận, ông Bạch Cư Dị có câu ‘Đa tình tự không không di hận. Dĩ hận miên vô tuyệt kỳ’ (‘không’ = ‘only’ trong tiếng Anh, ‘đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận, nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi’), nhưng người Việt ta có câu hay hơn nhiều:
-Yêu ai bằng yêu người tình.
Hận ai bằng hận người mình đã yêu.
Tại sao ‘yêu = đau khổ tuyệt vời’, vì tình yêu là một thứ hạnh phúc mà chỉ có thể được đánh đổi bằng sự đau khổ, và mặc dù biết rằng yêu là đau khổ, nhưng người ta vẫn yêu: ‘thiên thu vạn tải yêu là khổ, vạn tải thiên thu khổ cũng yêu’…
Vì thế, cho dù có người chọn 'tình yêu' chứ không chọn 'bất tử', nhưng không vì thế mà tình yêu đã là ‘diễm tuyệt’, mà nó chỉ diễm tuyệt đối với cặp mắt của ai đó hay của một nhóm người nào đó, chứ không phải đối với ‘chúng ta’.
Tiểu muội thăm Caca Huynh một sớm của ngày thứ hai đầu năm mới ạ ! Caca ơi những bài như thế này của Huynh caca mà post ở blog Tiếng Việt sẽ đông khách vào đọc lắm ạ ! Tiểi muội thấy người ta vào nhà Huynh bên í comment khen Thơ Caca quá lun kìa !!!
Trả lờiXóaUi, tiểu sư muội, đừng giận Lệnh Hồ ca ca nghen, hihi...
XóaChúc tuần mới ngọt ngào.
MT sang thăm anh LB nè , mấy ngày nay MT bận quá nên hôm nay mới có thời gian sang chúc anh năm mới dương lịch 2014 với nhiều niềm vui , may mắn anh nhé.... Hôm nay anh viết về chủ để tình yêu chắc là anh đang ... phải ko ..?? (hihi)
Trả lờiXóaĐúng rồi, anh đang yêu... ảo, mà ở VN hay gọi là 'giấc mơ hoa' hay 'giấc mơ tiên' đóa, hihi...
XóaChúc tím ở bên í ăn tết thật đầm ấm nghen.
Năm mới MTV sang chúc anh thật mạnh khỏe, vui vẻ và viết thật nhiều để MTV sang đọc ạ.
Trả lờiXóaUi, MTV đó à,
XóaLB đang viết thêm tí, rồi sang nhà muội uống cà phê nghen,
chiều ngọt ngào.
Bài viết của anh thật thú vị, em đồng tình với quan điểm của anh, có thể nói có những lúc chúng ta dùng từ thái quá, hay ngoa ngữ, điều này thường thấy trong cuộc sống anh à (có 1 số trường hợp ở cả những "nhà thơ")....
Trả lờiXóaChúc anh luôn vui khỏe
Người Việt mỗi năm uống 3 tỉ lít bia-rượu = 3 tỉ USD, chứa hàm lượng chất có hại cao, thế mà mỗi lần cụng ly đều hô 'chúc sức khỏe'!, và như thế, mỗi năm bợm nhậu cho 'chó ăn chè' hết 3 tỉ USD, và vì tốn nhiều tiền như thế, nếu họ không 'chém gió' mới là lạ, híc.. híc...
XóaCám ơn bạn TMC, chúc tối vui.
- Vương Chiêu Quân được phong là ‘Lạc nhạn’ vì ‘khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn ‘Xuất tái khúc’. Có một con chim nhạn bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất’ (theo newvietart.com).
Trả lờiXóa- Tây Thi được phong là ‘Trầm ngư’ vì ‘khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần chìm xuống đáy sông’ (theo newvietart.com).
- Điêu Thuyền được phong là ‘Bế nguyệt’ vì ‘Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nỗi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây’ (theo newvietart.com).
- Dương Quý Phi (hay Dương Ngọc Hoàn) được phong là ‘Tu hoa’ vì ‘Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kiềm được, buông lời than thở: ‘Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?’. Lời chưa dứt lệ đã tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại’ (theo NGLB - entry 222).
Những người có tâm huyết với các con chữ, tâm huyết với ngôn ngữ như GLB thường sẽ cảm thấy không ổn với một số cách phát ngôn của một số "anh hùng chém gió", có lẽ HM em đôi khi cũng bị như vậy, tất nhiên sẽ cố gắng để cho cảm giác đó qua mau để nó không ảnh hưởng tới tâm trạng và thần thái của mình, nhưng đôi khi vẫn ngỡ ngàng và tặc lưỡi: Zợi, sao cuộc đời có lắm người và kiểu người phát ngôn vậy.
Trả lờiXóaVà đôi khi cũng tự hỏi, làm thế nào mình tránh xa được những suy nghĩ ấy để "Cuộc đời vẫn đẹp sao" :D
He.. he.. he..., Chị Hoa Mua ngó vậy chứ vẫn còn yêu đời nắm đóa,
Xóamỗi lần viết bài, LB dò đi dò lại cả... trăm lần,
LB sợ chém gió nắm, chả có ích gì...
Thanks, tối vui nhìu nghen.
lâu lâu ghé thăm anh LÁ BÀNG...đọc bài viết của anh LÚA 2 Ý kiến sẻ chia cùng anh...
Trả lờiXóa1,...có một dạo LÚA không cong muốn vô blog,bởi rất buồn vì có một số người vì ganh ghét, ghen tuông với tình ảo,hay khoe mẻ dồi dào chữ nghĩa bơi móc chửi nhau ngậu xị,biến một diễn đàn đậm tính văn chương tri thức thành một cái chợ trời "tả pín lù"...
sao người ta không dành thời gian làm như LÁ BÀNG...SƯU TẦM..BIÊN SOẠN, NHỮNG KIẾN THỨC ĐẦY TRI THỨC ...có thể giúp cho ai đó ít học như HAI LÚA này có điều kiện học hỏi tăng thêm hiểu biết nhỉ...thiệt vậy...LÚA tâm sự với riêng anh bằng tấm lòng chân thật không một chút xu nịnh.LÚA rất thích và luôn ngưởng mộ những bài viết của anh ( là ý kiến riêng của HAI LÚA)
2,..Độc bài viết này LÚA bỗng giựt mình...hà hà...những phân tích chữ nghĩa của anh làm LÚA cũng hơi bị nhột..đúng là cả hơn 1 thế hệ vừa qua chúng ta quen nghe những khẩu hiệu quá MỸ TỪ...để rồi đôi khi cũng quên mất mình nói gì..và cũng chưa có luật phạt những người nói quá sự thật một chút nên cảm thấy cũng hỏng sao.Đôi khi còn tự an ủi...thì người ta vẫn nói đó thôi....và hệ quả là gì...bất cứ một dự án nào chuẩn bị đầu tư người ta cũng cố hét toáng lên những kết quả viển tưởng trong tương lai.nhưng thực tế hậu quả để lại thì người dân ,đất nước và người dân VIỆT chúng ta gánh chịu.còn các quan to nhỏ thì vẫn bình yên đáp bãi an toàn...hơn 400 dự án thủy điện công trình không hiệu quả phải đình chỉ hoạt động là điều minh chứng...
Cũng may LÚA cũng rời quan trường hơn 20 năm,giờ chỉ là phó thường dân HAI LÚA.chỉ lo tăng gia sản xuất,đóng góp cho xã hội những sản phẩm nông nghiệp thiết thực...nếu có quảng cáo hơi quá về sản phẩm của mình chắc cũng không ảnh hưởng đến ai..bởi còn có các thương lái hậu kiểm và định giá đúng chất lượng để trả tiền..hì hì hì...
Hihi..., bạn HL cũng vui tính ghế, rất thú vị.
XóaNếu LB viết mà bạn đọc thấy vui một chút, tham khảo được một chút, thì cũng quý lắm rồi, nó là điều động viên.
Còn LB viết dưới dạng cảm nhận, nó sẽ gây ít nhiều hứng thú với người đọc, nhưng đôi khi LB cũng có sai một chút, có gì giúp với nhé.
Rất cám ơn, chúc HL năm mới mọi sự tốt lành.
"Chị Hoa Mua ngó vậy chứ vẫn còn yêu đời nắm đóa" >>>>> Ở, thế GLB nghĩ HM là một "lão bà" à? :D
Trả lờiXóaUi, theo cách viết văn thì Chị Hoa Mua cỡ u30 gì đó, hì..hì...
XóaChúc tối vui nghen, hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn.