Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

506. Hồi ký về chủ nghĩa Mác (Karl Marx)

LTS: LB thấy buồn buồn, ngồi một mình, viết bài này cho đỡ buồn, và có lúc muốn đóng lại, híc.. híc...

Bài viết này gồm có:
1. Mở đầu
2. Nếu các blogger sống vào thời đó
3. Thực tế hay không tưởng?
4. Duy vật hay duy tâm? Phép biện chứng?
5. ‘Chủ nghĩa nhân đạo’, phải hay không phải?
6. 'Duy ác' - sự hiểu lầm giữa lý thuyết và ứng dụng
7. Tại sao Liên xô sụp đổ?
8. Vô cùng bé (hết).
1. Mở đầu
Đáng lẽ LB viết thêm về chủ nghĩa Mác (phần 4) trong entry 505. ‘Người của công chúng và nỗi khổ’, nhưng làm sao mà tóm tắt chủ nghĩa Mác (và thực tế từ năm 1844 tới nay) trong vòng vài dòng được, híc.. híc…, vì thế LB viết riêng một entry vậy, xin lỗi nghen.
Trước khi viết, LB xin tâm sự mấy điều:
  1. Một người đọc chân chính sẽ nhìn một sự kiện không phải dưới cặp mắt yêu/ghét, mà dưới cặp mắt khách quan và đa chiều,
  2. Mỗi người bạn mà LB gặp hàng ngày, đều nhìn chủ nghĩa Mác dưới cặp mắt khá khách quan,
  3. LB sẽ rất ít sử dụng tư liệu, hoàn toản không lý thuyết, vì nhiều blogger đã biết ‘mối tình giữa Mác và Gien-ny’ rồi,
  4. Vì đây là một đề tài nhạy cảm, nên LB chỉ viết dưới dạng ‘tâm sự’ mà hy vọng rằng sẽ bình dân và... dễ hiểu, và
  5. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo.
2. Nếu các blogger sống vào thời đó
Chiều đông cánh hạc, ô!, kiều diễm
Tím nhẹ dòng sông, sương khói mềm
Uyên ương đôi lứa, từng canh, nhớ!
Giấc mộng nhòa đêm, ướt nhạc tình
(NGLB)
Thời của Mác (1818-1883), để dễ hiểu, các blogger có thể hình dung đó là vào thời trị vì của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, thời mà đế quốc Pháp xâm lược VN (1858); ở bên Tàu, đó là thời trị vì của các vua Hàm Phong, Đồng Trị và Quang Tự (tạm hiểu là dưới thời Từ Hi thái hậu), thời ‘Chiến tranh nha phiến’ mà đế quốc Anh, rồi Anh + Pháp + Nga + Mỹ đồng tấn công Trung Hoa (giai đoạn 1840-1860); còn ở châu Âu, châu Mỹ đã bùng nổ những biến cố dữ dội:
  1. Khủng hoảng vào năm 1825 được coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã lan đến Mỹ Latin, châu Âu đã nhập thêm vốn-tư bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của những nước cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng và bạc kiếm được ở Mỹ đã chuyển về cho nước Anh. Sự đầu cơ đông đảo vào các kim loại quý hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nước Anh và dẫn đến phá sản thị trường vốn. Khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây Âu và Mỹ Latin.
  2. Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ những quốc gia Anh, Đức và Hà Lan, gắn bó với những vốn đầu tư vô căn cứ được góp vào sự phát triển của những đường xe lửa. Và kết quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng những nước đó bị tổn thương nghiêm trọng.
  3. Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ. Những công ty đường xe lửa bị phá sản hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng quốc gia nhiều nước, rồi đến sự sập đổ của hệ thống ngân hàng toàn châu Âu.
  4. Lý do khủng hoảng tiền tệ năm 1861 ở Mỹ là cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc. Nhà nước đã không thể thanh toán được văn tự nợ sau khi vay ngân hàng. Khủng hoảng đã xuất hiện và kéo dài đến cuối cuộc chiến tranh...
Đứng trước hoàn cảnh ‘khủng khiếp’ đó, người dân đã mơ ước cái gì? Các bạn hãy đọc các tác phẩm mà đã thể hiện tốt các nguyện vọng đó của họ, như: ‘Những người khốn khổ’ (V. Hugo), ‘David  Copperfield’ (Charles Dickens), ‘Hội chợ phù hoa' (Thackeray), ‘Đứa con hư của giai cấp tư sản’, ‘Tấn trò đời’ (H. Balzac)…
Nếu các blogger sống vào thời đó, nếu các bạn mơ ước gì, thì ‘sinh viên Mác’ cũng mơ ước tương tự, anh mơ ước có một xã hội ‘hết khổ’ (bây giờ ta vẫn mơ ước như vậy), anh có quyền ‘mơ ước’ và, vào thời đó, anh đã… đúng. 
Còn nội dung mơ ước của Mác là thực tế hay không tưởng ở chỗ nào, cái gì xảy ra sau đó, tốt hay không tốt ở chỗ nào, thì sẽ hạ hồi phân giải, hãy từ từ.. từ từ... nhé.

3. Thực tế hay không tưởng?
'Hãy cố gắng hiểu sự việc bằng cách đơn giản nhất, 
hãy cảm nhận thế giới bằng cả trái tim mình'
(NGLB)
Quan niệm rằng, nguồn gốc của đau khổ là do ‘tính sở hữu’ từ việc ‘có giai cấp’ mà ra, nó sẽ đẻ ra mâu thuẫn: ‘cái này là của tôi, cái kia là của anh’, ‘tôi có ít, anh có nhiều’, ‘tôi không có, anh có’, ‘anh chiếm hết của tôi’…, rồi chiến tranh và đau khổ, mà Mác muốn xây dựng một xã hội bình đẳng (không có áp bức, bóc lột), trong đó tất cả tài sản đều là của chung (cộng sản).
Để dễ hiểu, giả sử là ‘sinh viên Mác’, ta hãy hình dung là ta sẽ làm gì cho nhân loại hết ‘đau khổ’ nghen:
  1. lật đổ bọn nhà giàu (giai cấp tư sản)
  2. chuyển tài sản của người giàu cho người nghèo (giai cấp vô sản)
  3. bằng cách thông qua sự lãnh đạo của người nghèo
  4. bằng cách xây dựng quyền lực thống trị xã hội là của người nghèo (chuyên chính vô sản)
  5. lấy tư tưởng ‘của dân, do dân, và vì dân’ là cương lĩnh tối hậu,
  6. và do đó, xem bọn nhà giàu là kẻ thù (đánh đổ bọn tư sản mại bản)
  7. xem ‘hạnh phúc là đấu tranh’,
  8. và do đó, xem những người bị áp bức (công nhân và nông dân) là động lực chính, còn giới trí thức/tiểu thương là ‘tiểu tư sản’ (bạc nhược),
  9. xem thiên đường là ở trên trần thế
  10. và do đó, xem tư tưởng duy vật là chân lý, còn xem yếu tố ‘thần thánh’ là phi hiện thực…
Nghe xong, các bạn thấy… đúng quá đi chứ.
Nhưng liệu rằng, trên thực tế, các bạn hãy tự hỏi bản thân mình: con người có hết thích ‘làm giàu’ không? con người muốn có tài sản riêng không? người nghèo có lãnh đạo được không? tài sản có được chuyển cho người nghèo không? người nghèo có được 'làm ông chủ' không? những người vô sản đang ‘đương chức’ là ai, hãy chỉ ra?, họ có đủ nhân cách/đạo đức/trí tuệ không, có duy vật không? giới trí thức có tệ hại lắm không, trong việc gánh vác một phần vai trò đem lại hạnh phúc cho nhân loại? xã hội sẽ có hết áp bức/bóc lột không? có phải đấu tranh (cương) mới đem lại hạnh phúc, còn bất bạo động/vô vi (nhu) thì không đem lại hạnh phúc? tôn giáo có hẳn là sai không?...

4. Duy vật hay duy tâm? Phép biện chứng?

'Có một ông luôn vỗ ngực xưng ổng là 'duy vật', nhưng ổng lại rất sợ ma. Ngược lại, có một ông xưng là duy tâm, nhưng ổng lại nói 'ma ở đâu, để tau đến xem, nếu nó mà đẹp như Đặng Thu Thảo thì tau yêu ngay', hihi...

Dưới cặp mắt 2014, LB nhìn sự việc có khác. Duy vật mà thái quá (chẳng hạn, duy ý chí) thì thành duy tâm, duy tâm mà thái quá thì thành duy vật. Duy vật mà hiểu lơ mơ thì thành duy tâm, duy tâm mà hiểu lơ mơ thì thành duy vật.
Khi ông Mác được hỏi 'vũ trụ từ đâu mà có?', ông trả lời là 'tự nhiên có', duy vật hay duy tâm?, hãy hỏi ông Lomonosov là có cái gì mà tự nhiên mà có không? 
Còn ông Newton, để giải thích về sự vận động của vũ trụ, thì nói ‘thượng đế ngủ dậy, rất ngạc nhiên về sự sáng tạo kỳ diệu của mình!, bèn lên dây cót một cái, thế là vũ trụ vận động vĩnh viễn’, duy vật hay duy tâm?, thượng đế mà cũng không biết là mình có sáng tạo ra vũ trụ hay không!
Con người, dù là duy vật hay duy tâm, trừ trường hợp đặc biệt, đều mong muốn có tiền, có càng nhiều càng tốt, thậm chí là có thể chết vì tiền (hay vì tình, vì danh vọng...), về mặt này, duy vật hay duy tâm cũng là một. Hãy đọc lại truyện 'Tây du ký', 'Ỷ thiên đồ long ký' hay 'Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris' để xem thử là cuộc đấu tranh 'quyền lực' ở thế giới tu hành cũng chả thua gì ở ngoài đời thường!
Nói nảy giờ có vẻ xa xôi quá phải hôn? Vậy thì nói gần nghen. 'Có một ông, ổng cầu trời cầu phật cho ổng trúng số độc đắc', duy vật hay duy tâm? Ổng cầu trời phật, vậy ổng là duy tâm, nhưng ổng mong trúng số độc đắc cặp 10 (= 15 tỉ đồng), vậy thì ổng quá duy vật. 
Tóm lại, duy vật hay duy tâm có gì là quan trọng, quan trọng là cái 'tâm thiện', vì thiếu gì người duy tâm mà làm điều xấu, thiếu gì người duy vật mà không màng danh lợi, hay ngược lại. Duy vật và duy tâm vốn không có biên giới, sao người ta cứ cãi nhau hoài mấy ngàn năm vậy? Và không quan trọng là ta 'phải' kết luận một người nào đó là duy tâm hay duy vật, mà quan trọng là người đó muốn có hạnh phúc ở đâu, ở ngay trên trái đất hay ở trên thiên đường, và vì câu hỏi này mà ông Mác (và nhiều người khác) là người duy vật.
Và không quan trọng là ai là người đã khai sinh ra 'phép biện chứng', vì nó có từ thời nền văn minh Văn Lang (khái niệm âm dương), từ thời Kinh Dịch, từ thời Hy-La cổ đại, và lý luận 'biện chứng' đã có đầy rẫy trong kinh Phật, kinh Thánh hay kinh Koran... Và cũng không quan trọng là 'phép biện chứng' (nâng cao, vào thế kỷ 19) là của ông Hegel hay của ông Mác, vì tất cả trí tuệ mà ta có được đều là sự kế thừa, không có trí tuệ nào là độc quyền của ai cả.
Trên thế giới này có bao nhiêu loại triết học?, chỉ có một. Trên thế giới này có bao nhiêu tôn giáo?, chỉ có một. Vì triết học nào, tôn giáo nào cũng đều đi đến một nghiệm là 'không đau khổ'.
Ủa, hồi nảy đến giờ, LB có nói biện chứng không nhỉ? Hình như có... 
LB còn có mấy có câu rằng:
Tối nằm mê mẫn hồn mơ tiên
Thượng đế trao anh một dáng huyền
Dáng em mềm mại bình minh nhú
Vũ trụ theo anh, vũ trụ hiền.
Thế thì LB là người duy tâm hay duy vật nhỉ?, LB cũng không biết nữa...

5. ‘Chủ nghĩa nhân đạo’, phải hay không phải?
Xin kể ra đây 3 câu chuyện:
-Thuyết ‘cần lao nhân vị’
LB trích một đoạn đã viết về Dostoievski nhé: ‘Về truyện ‘Tội ác và trừng phạt’ của Dos, có một người ở quán cà phê đã phân tích (!) rằng 'anh chàng Raskolnikov đã từng nghĩ đến câu ‘nhất tướng công thành vạn cốt khô’, chàng cho rằng giết một vạn người và giết một người là như nhau, thậm chí giết người và không giết người cũng như nhau!, nên anh ta thử…. giết một người. Nhưng không ngờ, sau đó, cái chết của người đó luôn ám ảnh chàng, cuối cùng anh lại nghĩ đến chuyện được làm người: ‘thượng đế có quyền quyết định ta và đã sinh ra ta, vậy ta cũng có quyền quyết định ta bằng cách tự giết chết ta’ (triết lý ‘cần lao nhân vị’), thế rồi anh tự tử’, hihi...
Nhân vị = lấy con người làm gốc, Thuyết cần lao nhân vị = Personalism, câu tiêu biểu: ‘Tôi yêu, nên tôi hiện hữu’, của triết gia Emmanuel Mounier (1905 - 1950): rất hay!
-Thuyết ‘ngang tầm thượng đế’ (từ của NGLB)
LB có nghe một người bạn kể rằng, hồi nhỏ, anh ta hay đi nhà thờ, anh ta thấy rất mặc cảm vì luôn thấy mình bé nhỏ và vì phải luôn quỳ trước Chúa vĩ đại, nên sau này anh không thích đạo Chúa, anh còn nhớ lại câu ‘phúc cho ai không thấy mà tin’ nữa… Tương tự trường hợp của người bạn trên, anh chàng triết gia Nietzsche thì muốn được ‘tự do tuyệt đối’, được là một con người như thần Dionysos thỏa chí say sưa, mà trong đó, chàng cho rằng Chúa là vật cản cho sự tự do đó: ‘Thượng đế cũng sáng tạo nên con người để làm con khỉ bắt chước Thượng đế, để giải trí cho kẻ ‘buồn bã ngàn năm’ trong cuộc sống hơi quá dài của mình’ (Zarathoustra), nên chàng đã dám… ‘giết chết Thượng đế’: rất táo bạo!
-Chủ nghĩa cộng sản
Có nhiều nguyên nhân để dẫn Mác đi đến với Chủ nghĩa cộng sản, sau đây là một câu chuyện (trong ‘Tư bản luận’): Mác có kể về một người nông dân, rất nghèo, hàng ngày anh ta phải lén lút vào rừng (cao su!) để nhặt từng cành cây khô gãy, về bán để nuôi sống cho cả gia đình, mà anh ta có khả năng ‘bị phạm pháp’. Thấy vậy, Mác thầm nhủ rằng ‘ước gì cái đồn điền đó trở thành của anh nông dân nọ’. Thế rồi Mác nghĩ lại về chuyện ‘Thần thoại Hy Lạp’, chàng mong muốn được làm một người anh hùng để cứu người nghèo, bằng cách xóa bỏ đặc quyền ‘chiếm hữu về tư liệu sản xuất’ từ tay người giàu để chuyển nó cho người nghèo: rất phóng khoáng!
Tóm lại, có người cho rằng ‘chủ nghĩa Mác không phải là chủ nghĩa nhân đạo’, nhưng LB thiết nghĩ rằng, với các câu chuyện trên, các blogger có thể tự rút ra kết luận.

6. 'Duy ác' - sự hiểu lầm giữa lý thuyết và ứng dụng

Nếu suy nghĩ kỹ thì quả thật là mọi thứ xảy ra trên đời đều là 'đương nhiên' cả..., nhưng vì ta là bệnh nhân, còn cuộc đời là bác sĩ, nên đôi khi ta cũng bị... 'trúng gió' chút chút cho bác sĩ... có việc làm, hihi...
(Trả lời bạn Mưa rừng chiều)

Ta có thể đưa ra một ví dụ khá điển hình: Lý thuyết về ‘Vật lý hạt nhân’ (mà ta đang học) và việc Mỹ thả 2 trái bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945 là khác nhau: lý thuyết không có tội. Ngoài ra, triết lý của Nietzsche và việc Hitler xem dân tộc Đức là ‘dân tộc thượng đẳng’ là khác nhau: ‘Quần chúng chỉ có ba điểm đáng lưu tâm: họ là bản sao rất kém của các vĩ nhân, họ là chướng ngại vĩ nhân gặp phải, họ là dụng cụ để vĩ nhân sử dụng’ (theo Challaye), Hitler đã lợi dụng triết lý của ông để ‘chém gió’ thành khái niệm ‘dân tộc Đức thượng đẳng’ để phục vụ cho ý đồ cá nhân bẩn thỉu của hắn…’ (entry 477): triết lý không có tội.
Như đã nói ở trên, việc mơ ước của ‘sinh viên Mác’ (hay việc mơ ước của ta), dù thực tế hay không tưởng, thì cũng là một điều bình thường, thậm chí là… tốt nữa, vì nếu con người không có ước mơ thì sao lại là con người! Vấn đề là ở chỗ người đó hay ‘nhóm ứng dụng’ thể hiện ước mơ đó ra hiện thực như thế nào. Thời Mác, ông chưa có cơ hội để thực hiện nó. Sau đó, Lê-nin đã kế thừa tư tưởng của Mác và tự vạch ra một con đường mới…
Sống ở trên đời, kể thật, LB có nghe người dân nói rất nhiều về chuyện ông Stalin và ông Mao, họ nói rằng dưới thời mấy ổng, có mấy chục triệu người chết vì chuyện ‘thanh trừng nội bộ’. Thảm án này đều có ít nhiều dưới thời phong kiến, như thời Câu Tiễn, Chu Nguyên Chương, Minh Mạng…, nhưng dường như khác. Khác ở chỗ là ông Stalin đã vô tình quay lại thời phong kiến, hay đã cố ý hiểu sai về vai trò ‘đại diện quần chúng’ của lãnh tụ trong lịch sử (ví dụ nôm na, anh là lớp trưởng, đại diện tập thể lớp để phản ánh/thực hiện quyết định của các thành viên trong lớp, nhưng anh không quyết định tập thể lớp), ông đã say sưa trong men chiến thắng, tưởng mình là ‘vĩ nhân số 1’, và bị rơi vào cái lưới thiên la địa võng muôn đời của tệ ‘sùng bái cá nhân’, về mặt này, thiết nghĩ, ông rất đáng bị lên án.
LB có đọc một số bài trên mạng, ví dụ, bên ‘vô thần’ đưa số liệu chứng minh chuyện cả trăm triệu người chết do chiến tranh trong vòng mấy trăm năm qua chủ yếu là do bên ‘duy tâm’ gây ra, ngược lại, bên ‘hữu thần’ lại đưa số liệu chứng minh các thảm họa đó là do bên ‘duy vật’ gây ra. LB thiết nghĩ rằng, nói như vậy là chứng minh ‘con gà có trước hay quả trứng có trước’ thôi, thử hỏi, vụ Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Hitler, vụ hàng triệu người chết trong chiến tranh Trung Nhật, vụ thả bom nguyên tử bên Nhật, các vụ xung đột/chém giết liên tục trong nội bộ Hồi giáo… là do bên duy vật hay duy tâm gây ra?
Chắc người ta đã quên đi vai trò của ông trời - ‘người’ đã thử thách nhân loại bằng các ‘bài toán’ sinh tồn quá thảm khốc mà không có lời giải!
7. Tại sao Liên xô sụp đổ?

'Lưu ý rằng, đôi khi sự ‘không đồng ý’ lại là động lực tiến hóa của xã hội, mặc dù có thể có vấn đề, nhưng nếu 100% đồng ý mới là hoàn toàn có vấn đề' (entry 505). MTV thích nhất câu này LB ạ…
(Mùa thu vàng)
LB có đọc một số bài viết trên mạng, thấy người ta nói là tại: nào là sự sai lầm của ĐCSLX, nào là của các thế hệ lãnh tụ sau Stalin (đặc biệt là ông Goóc-ba-chốp), nào là của việc thiếu dân chủ/xa rời quần chúng, nào là sự tha hóa biến chất của đại bộ phận cán bộ (đặc biệt là cấp cao), sự thụ động của 96% đảng viên… gì gì đó.
LB không nghĩ là… đúng. Thứ nhất, đó là thứ ngôn ngữ mà ta đã nghe lặp đi lặp lại mấy chục năm rồi (trừ ‘sự sai lầm của ĐCS’). Thứ hai, bình luận theo kiểu chê ‘người đã ngã ngựa’ thì ai lại không bình được, vì khi ai đó đã thất bại thì hiển nhiên là có sai cái này, cái nọ.
Đúng ra, sự sụp đổ của LX đã có dấu hiệu vài năm sau khi kết thúc nội chiến/đang thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, tức là vào những năm 1930, nhưng khi đó chả ai biết, mà có biết cũng chả dám nói!
Triết học/tư tưởng là kim chỉ nam để một dân tộc phát triển (mà hình như các nhà bình luận xưa nay không nhắc đến). Cứ hình dung đi, một chế độ ví như một cây cà phê, những sai lầm có tính hiện tượng của ĐCSLX chỉ là ‘sự héo lá’ hay gãy một số cành cây, nhưng triết-sai là nguyên nhân cội rễ làm chết cái ‘gốc’ của nó. Cụ thể:
Sau khi Lê-nin chết thì coi như triết học ‘Mác-Lê’ (tạm gọi như vậy) đã bị chết theo (bị mạch định), vì sau đó, LX chẳng sản sinh được nhà triết học nào xuất sắc cả: một đất nước bền vững thì phải có một nền triết học bền vững, đó là cái mà LX không có, tức là tư tưởng không thông thì ‘cái bình đông mang cũng không nỗi’. Bên cạnh đó, tồn tại một sự việc hết sức tai hại, đó là một số, một số thôi, kẻ ‘bồi triết’, không những không hiểu triết, mà còn lái nó theo chiều hướng rất là chủ quan, tự thần thánh hóa, khinh địch: cho rằng chế độ LX là tốt nhất, là đẹp nhất, là đúng nhất, là 'bách chiến bách thắng', là 'vô địch', là 'quang vinh muôn năm'..., còn chế độ ‘tư bản’ chỉ là ‘con hổ giấy’ hay ‘bầy dơi chập choạng dưới chân người’. Khi mà họ chỉ sai đường (sai cơ chế/lỗi hệ thống) thì đất nước LX sẽ ‘đi về đâu hỡi em’?
Là kẻ thù không đội trời chung của triết học, và nếu không nhầm, tham nhũng - một thứ ‘sâu đục thân', một thứ bệnh SIDA hay ung thư giai đoạn 3 - sẽ làm một chế độ chắc chắn phải tiêu vong. Nếu xem triết học là hoàng đế, thì ‘chính khí’ là hoàng hậu, khi một đất nước ‘sống chung với tham nhũng’ thì chả khác gì việc ông hoàng đế cưới một bà phù thủy về làm vợ, khi đó, việc sụp đổ của một triều đại sẽ là tất yếu, nó sẽ không cần bị hại bởi súng đạn bên ngoài, mà nó sẽ tự diệt vong.
Tóm lại, LX - một chế độ đã mất thống soái và chính khí, thì nó tồn tại mới là lạ.

8. Vô cùng bé
Mục đích của Chủ nghĩa cộng sản là giải phóng toàn nhân loại (khỏi áp bức, bóc lột), xét về mặt lý thuyết thì… đúng. Cũng xét về mặt lý thuyết, thế nào là ‘áp bức, bóc lột’ thì đã bị hiểu… sai, vì sao, vì làm sao mà có một xã hội hoàn toàn không có áp bức, bóc lột được (chỉ trừ xã hội ‘không tưởng’, xã hội ‘thánh’ hay… thiên đường!), nó là quy luật của muôn đời, là yếu tố… sinh tồn mà thượng đế ‘áp đặt!’ cho loài người, và quan trọng nhất, vì chúng ta là ‘con người’.
Trên thực tế, dưới chế độ xô-viết, sự áp bức, bóc lột đó được bộc lộ dưới một dạng khác, thậm chí có những mặt còn tệ hại hơn dưới chế độ tư bản, như tệ nạn tham nhũng/bạo lực/sùng bái cá nhân. Thực tế hơn nữa là, trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội Nga đã thừa dịp ‘tràn’ qua một số nước Đông Âu (trước đó là Estonia, Latvia, Litva, rồi Albania, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Nam Tư, Romania, Tiệp Khắc…) mà nếu không bị kìm hãm bởi phe Đồng Minh, họ sẽ… ‘tràn’ khắp châu Âu (giải phóng châu Âu), và nếu được nữa, họ sẽ… ‘tràn’ khắp châu Mỹ, châu Á, châu Úc và Châu Phi 'nuôn' (giải phóng toàn nhân loại), điều này là ‘khả thi’, nếu có chứ ‘nếu’,
Nhưng, dường như, chế độ xô-viết không ưu việt hơn chế độ tư bản hiện-tồn, nó áp đặt lên các nước được gọi là ‘giải phóng’ đó bằng sức mạnh (quân sự) cộng với một nền triết học, văn học, đạo đức, giáo dục… mang tính ‘chém gió’ nhiều hơn (nên không có anh nào chịu anh nào, vd, LX và TQ), vì thế mà sau khi LX sụp đổ và để lại một nước Nga tư bản, thì các nước được ‘giải phóng’ này lần lượt quay lại chế độ tư bản.
Chiều tà rơi xuống êm đềm
Bóng ai rơi đọng bên thềm xót xa
Tiếng ai rơi vọng diết da
Hương ai rơi ngự trong ta suốt đời!
(NGLB)
Từ đó, ta có thể… rút ra:
Giữa cái thực và cái ảo, cái nào hơn? Cái ảo hơn, vì cái thực chỉ là giấc mộng thoáng qua, còn cái ảo lại là sự thực, vĩnh viễn.
Giữa cái vô danh và hữu danh, cái nào hơn? Vô danh hơn, vì hữu danh chỉ là ảo vọng, còn vô danh là nền tảng của tạo hóa.
Giữa cái sống và cái chết, cái nào hơn? Cái chết hơn, vì sống chỉ là tạm thời, còn chết là quy luật của muôn đời.
Giữa cái thiên đường và địa ngục, cái nào thực hơn? Hiển nhiên là địa ngục thực hơn, ta chả là đang sống trong… địa ngục là gì, hihi…
Giữa cái vô cùng bé và vô cùng lớn, cái nào hơn? Cái ‘vô cùng lớn’ hơn, vì cái bé nằm trong cái lớn.
Giữa cái ‘bá chủ thế giới’ và ‘tình yêu’, cái gì hơn? Tình yêu hơn, vì bá chủ thế giới chỉ là một giấc mộng ngắn, còn tình yêu thì... mơ màng vĩnh cửu.
Và cuối cùng, cái gì hơn? Không có cái gì hơn cả. Vì sao? Vì Liên Xô, Trung Quốc hay Mỹ cũng chỉ là… tạm thời, nói đúng hơn, là vô cùng bé.

Chả phải là LX là đã ‘trả về hư không’ và đang gom ‘giọt nắng bên thềm’ đấy ư... 
HẾT.




11 nhận xét:

  1. Thời của Mác (1818-1883), để dễ hiểu, các blogger có thể hình dung đó là vào thời trị vì của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, thời mà đế quốc Pháp xâm lược VN (1858); ở bên Tàu, đó là thời trị vì của các vua Hàm Phong, Đồng Trị và Quang Tự (tạm hiểu là dưới thời Từ Hi thái hậu), thời ‘Chiến tranh nha phiến’ mà đế quốc Anh, rồi Anh + Pháp + Nga + Mỹ đồng tấn công họ (giai đoạn 1840-1860); còn ở châu Âu, châu Mỹ đã bùng nổ những biến cố dữ dội...

    Trả lờiXóa
  2. Lưu comt Mùa thu vàng:
    Đâu phải bới mua thu
    Mà bởi mùa thu vàng
    Em trốn đâu kỹ thế
    Chiều tàn mỏi mắt ai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em trốn ánh ban mai
      Trốn luôn chiều và tối
      Chỉ con tim yếu đuối
      Vùi mình dõi trong đêm
      ...
      hihi, cám ơn huynh chúc huynh thật nhiều niềm vui ạ

      Xóa
  3. Lưu comt Mai Thúy Lê:
    Mưa buồn mắt mỏi trông ai
    Lắng nghe tiếng sáo, loay hoay đứng ngồi
    Bóng đêm đã đến, thêm sầu
    Đưa tay dụi mắt, bỗng đâu thấy... nàng.

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt MRC:
    Em là ai, tôi đang nhìn bóng đỏ
    Dáng thiên thần, tôi chả chút tà tâm
    Muốn ẳm em đi đến tháp mộ gần
    Chờ đó nhé, em ơi em đừng… sợ!
    Đây là bài thơ ‘dỗ em’, hihi

    Trả lờiXóa
  5. Triết học, em thích, nhưng dốt lắm ạ. VD: Vũ trụ từ đâu mà có?
    TY từ đâu sinh ra và sao lại mất đi? Nó tồn tại dạng gì?
    Em chịu luôn. ( ;D)
    Nên chỉ đọc thôi. :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ngày xưa, LB nghiện triết học, rồi bị... điên nuôn.
      Suy nghĩ gần... 30 năm, LB mới vỡ lẽ ra rằng 'triết tức là không triết', khó giải thích lắm... Tức là muốn hiểu cái gì, ta đừng phụ thuộc nó, hãy hiểu theo cách của mình, cuối cùng ta cũng đi đến kết quả như người thôi, nếu người đi đúng logic của vấn đề...
      Cám ơn Chị nhìu nhìu nghen, tối nồng nàn.

      Xóa
  6. Nếu LB là một cô gái thì đáng khen,
    Nếu LB là một chàng trai thì đáng chê…

    Trả lờiXóa
  7. Hồi sv học môn Kinh tế chính trị cũng hay LB à còn nói về các cụm từ trước thì là Chủ nghĩa không tưởng và giờ thì là.......kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.... he he
    Tối ngủ ngon nhé huynh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách sử dụng thuật ngữ triết-kinh tế ngày nay sao sao ấy, nó cũng xuất phát từ cuốn Kinh tế-chính trị học của Hàn lâm viện LX mà thôi,
      hệ lý thuyết kinh tế tư bản hiện nay đã 'thực' nhiều lắm rồi muội à.
      Cám ơn muội, ngủ ngon nghen.

      Xóa