nói chung là kẻ ăn cắp của thằng ăn cắp (‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’, HÌNH 1) thì kẻ đó lại càng chả ra gì, mà còn có khả
năng bị gọi là Nguyễn... Văn Cắp, như cách gọi của người Việt cổ sẽ nói dưới đây... Và
tại sao ‘inbox’?, vì tôi học (từ) nước ngoài... cả chục năm, tức là Tây học,
nên không có nhiều thời gian để ngâm cứu ‘Hán học’ chẳng hạn, có hồi tôi hỏi: ‘nhạn’
trong ‘cánh nhạn đưa thư’ là con chim gì? (‘Thấy nhạn luống tưởng thư phong.
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng’, Chinh phụ ngâm), hay ‘thị dục huyễn ngã’,
‘yên sĩ phi lý thuần’ nghĩa là gì?..., hehe...
Nhân
tiện... Vì tính tôn trọng ‘học thuật’ nói trên, nên khi thắc mắc cái gì thì tôi
tìm hiểu tới nơi, suy nghĩ 30, 40 hay 50 năm cũng... nghĩ... Và tôi đã khá yên
tâm với cái vụ Lịch sử Việt Nam...
Như
đã nói ở trên, tôi có ‘học’ được trực tiếp từ hơn... 100 vị thầy Tây, mà tôi
thường kể trong blogspot, phình phường thôi!... Về lịch sử hay văn hóa/văn
chương, tôi thấy ta rất ‘thường’, nếu không muốn nói là luôn luôn (nhất là thời
xưa), nghiên cứu theo kiểu là: để hiểu ta thì phải nghiên cứu Tàu cho nó (tương
đối) rõ (!), rồi mới nghiệm ra cái ta!, như sẽ có vài minh họa dưới đây. Nói
chung, công thức của ta là: VIỆT -> TÀU => VIỆT, trong khi Tây, do có
sẵn yếu tố ‘Tây’ nhưng hạn chế về ‘Thứ tư nghỉnh cu’, nên họ làm rất khác, thường
là: VIỆT -> ẤN, NAM Á, TÂY => VIỆT, mà cái họ nghiên cứu lại chuẩn hơn mới
chít chứ!...
*
Về
lịch sử Việt Nam, do bôn ba Tây-Tàu, nhất là được sống và công tác ở Thanh Hóa,
nên tôi mới biết được rằng ta có gốc ‘Mường’!, và sử Việt ít nhất là có từ thời BÀ
TRIỆU (tức Triệu Ẩu, với Ẩu = bà, tiếng Mường; Triệu Ẩu tức là Bà Triệu, sinh
225-248, quê Nông Cống, Thanh Hóa...)... Và nói theo cách của Nguyễn Hiến Lê
thì tất cả trước đó chỉ là ‘huyền sử’!
Thật
vậy.... Tôi có đọc một bài viết của ông Lê Mạnh Thát... lại cho rằng Lịch sử Việt Nam chỉ nên bắt đầu từ thời
Hai Bà Trưng!... Tôi cũng đã từng chứng kiến qua sự kiện này khi ba tôi là thầy
giáo. Số là từ thời ông Lê Duẩn, đặc biệt là từ năm 1978 đến 1986, tức là vào
trước và sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung từ 17/2/1979, có lẽ ông Duẩn
đã chỉ đạo nghiên cứu (và cường điệu hóa!) về ‘Thời đại Hùng Vương’ để làm nền tảng chống Tàu (lời
bài hát ‘quân xâm lược bành trướng dã man’ của Phạm Tuyên cũng ra đời vào thời đoạn
này). Trong đó, ông Thát có đóng vai trò khá ‘chính’ trong công cuộc nghiên cứu
về ‘Thời đại Hùng Vương’ này! Và đó cũng là lý do mà bây giờ ông Thát vẫn giữ quan điểm
này!
Nhưng, do có một số bạn đã từng qua Tàu, nên
tôi biết chuyện ‘Đền thờ Hai Bà Trưng’ của người Tàu, ngoài ở Quảng Đông, Quảng
Tây, còn có ở Hồ Nam, TQ: 1) Nguyên, ở Quảng Đông, có đền thờ nữ tướng của Hai
Bà Trưng (Trần Thị Phương Châu, tuẫn tiết năm 39; mà thời đó làm gì có vụ họ Trần!) tại Khúc Giang (có sông Bắc
Giang chảy qua Quảng Châu), và với thói quen của dân ta sẽ gọi là ‘sông Khúc
Giang’, nên có lẽ sông Hát Giang* chính là nó!, vì ‘Sử Việt có ghi vào năm
1288, vua Trần Nhân Tông đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền
thờ bà' (suphamk2dalat, wordpress-com)...
2) Sử Việt nói năm 43 Mã Viện ‘men
theo đường biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm’ (!), đánh nhau với hai
Bà ở Cẩm Khê (Lãng Bạc*), Phú Thọ, nhưng hơn 300 tướng tá (cử súy) của hai Bà bị
bắt thì được đưa đi nhốt ở miệt ‘Động Đình Hồ’ và 'núi Ngũ Lĩnh’ ở tỉnh Hồ Nam, là vùng biên giới của Hán-Sở xưa!!! (HÌNH 2),
với khoảng cách đường chim bay là 1000 km (953) hay khoảng 2000km đi... bộ vào
thời đó!!!, ngoài ra, 3) có rất nhiều địa danh của nhà Hán lại cũng là địa danh
ở VN!, và nhiều ‘thần phả' viết về HBT có tính hư cấu như truyện... kiếm hiệp!...
Cho nên vụ Hai Bà Trưng có nhiều điểm (rất) chưa rõ!, vấn đề đặt ra là:
1) Hai Bà Trưng đánh nhau với Mã Viện ở Hồ
Nam hay miệt Phú Thọ?
2) Hậu Hán Thư viết ‘đã đoạt được 65 thành
trì và trở thành Nữ vương’ (một sự kiện rất lớn!), vậy tại sao không có bất cứ
một truyện dã sử/tiên hiệp/kiếm hiệp nào của Tàu viết về vụ này?, trong lúc những
Hoa Mộc Lan (thời Bắc Ngụy, tk 4-5), Phàn Lê Huê (Tây Lương (nữ quốc), thời Bắc
Ngụy, giữa tk7), hay Lã Tứ Nương (thời Ung Chính, đầu tk 18)... thì viết cả đống
sách!, và
3) Tại sao người Tàu lại không những không chửi
‘HBT đánh Hán là ‘hỗn’ mà còn ‘thờ Hai Bà’* - một... ‘thế lực thù địch’ chính
hiệu con... nai vàng?...
...Còn
nhiều... nhiều... chuyện lắm, nhưng ngắn gọn, với việc 1) đa số các sử gia Tàu
thống nhất là lịch sử ‘chính quy’ của Trung Hoa là từ thời nhà Thương, Chu Vũ
Vương, đầu tk 11TCN, tức là thời có thể ‘kiểm chứng được’ và ‘ghi chép’ được!; 2)
với tiền thân là ’13 thuộc địa của Anh’ (Vương quốc Anh) từ năm 1732, tức cách
đây 286 năm; nước Mỹ tuyên bố ‘độc lập’ vào ngày 4/7/1776, tức cách đây 242
năm, vì thế ngày nay người nói ngắn gọn là 'lịch sử 300 năm nước Mỹ'!...;
nên ý tôi là vẫn là chọn
lịch sử VN từ thời bà Triệu (HÌNH 3), tức là có thể ‘kiểm chứng được’ và ‘ghi
chép’ được!...
Ngắn gọn cái gì? Như thế này...
Văn Lang, Lang có thể là Blang hay Klang - từ
Việt cổ - là một loài chim sống ở dãy Trường Sơn, là ‘vật tổ’ của các bộ lạc Việt
miền núi, và cũng là tên của một trong những tù trưởng đầu tiên của họ - ANH hay CHÀNG KLANG, gọi theo kiểu Hán là ‘Văn Lang’ (xem chú dẫn bên dưới về cách gọi
‘Thị’ và ‘Văn’, có tham khảo An Chi).
Việt là từ gốc - không phải ‘Việt’ của Câu Tiễn, cũng
không phải là cái búa... Mà, Việt có thể là 1) ‘DIỆC’ trong con chim ‘diệc’ (hồng =
chim diệc, trong từ ‘Hồng Bàng’*), hoặc là 2) ‘LẠC’, trong con chim ‘lạc’, là ‘vật
tổ’ của người Việt cổ ở vùng sông nước, mà có thể ‘VỊT’ trời, nói chung là một loại
chim ‘nước’, hoặc 3) âm ‘LAK’ hay ‘NAK’ trong từ ‘ruộng nước’!
Còn Âu là
Ay và Ua (hay Klang và Klao), bính âm sau này là ‘Ōu’, là
tên một loài chim và cũng đồng thời là ‘vật tổ’ của người Mường.
...Vậy những từ như KLANG, DIỆC, VỊT, LẠC, LAK/NAK,
AY/UA... đến từ nền văn minh lúa nước ‘khá’ cho ta suy ra là tại sao Văn Lang?,
tại sao Việt?, tại sao Lạc Việt?, tại sao Âu Việt? hay Âu Lạc*?..., và vụ 'từ kép' có thể do sau đó
bị ‘Hán hóa’ về ngôn ngữ nên dân ta hay có tật gọi ‘đúp’, vd, sông Hồng Hà, núi
Thất Sơn, suối Bích Câu/Cam Tuyền...
...Giá
mà tiếng chúng được... la-tinh hóa ngay từ đầu thì các thế hệ sau này đỡ vất vả
biết bao!... Cùng quan điểm với... tôi, 'nhà nghiên cứu Liam C. Kelley (2012) chỉ
ra rằng những truyền thuyết về Hùng Vương, họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ,
nhà nước Văn Lang được tầng lớp quý tộc Việt Nam bị Hán hóa vào thời trung cổ
sáng tạo ra nhằm tạo ra bản sắc riêng cho họ khi so sánh với di sản văn hóa của
Trung Hoa còn lại tại miền bắc Việt Nam. Những tên gọi như Mỵ Nương, Quan
Lang, Bồ Chính đều là những từ mượn từ ngôn ngữ Tai (Thái), chính xác hơn chúng
là những từ Tai bị Hán hóa' (wiki)... Nhà nghiên cứu Liam C. Kelley là ai? Là Giảng viên Trường Đại học Hawaii, Mỹ. Tuy
nhiên, Kelley có xu thế nghiêng về khái niệm ‘văn hóa tương thông’ thuộc
hệ ’16 chữ hơi bị vàng vàng’ mà có thể nói là khá... ‘phổng đạn’!
*
Xin
quay lại chủ đề ‘Buồn cười Háng-Vịt’...
Bắt
đầu từ chuyện ông Jack Ma. Bính âm: Ma Yun [mà y̌n],
chả hiểu tại sao mà người ta lại gọi ổng là Mã Vân!... Nó làm tôi nhớ đến những
Mã Anh Cửu, Mã Học Văn/Mã Súa Lìa*, Mã Khắc Tư, Mã Vân (tướng nhà Minh, tk14), Mã
Siêu... Mã Khắc Tư là ai?, là ông Karl Marx. Vậy ông Jack có... bà con với ông
Karl Marx ở bên Đức! Mà ông Marx năm nay 200 tuổi, ông Jack Ma năm nay 54 tuổi,
Marx hơn Ma 146 tuổi, và theo các thứ bậc từ cha là Hiển, Hiển tổ, Tằng tổ, Cao
tổ, Tiên tổ, sơ sơ mỗi thế hệ 50 năm, thì ông Ma phải gọi ông Marx có râu xồm xoàn là ông... Tằng
tổ!, ha..ha..ha...
Nhảy
qua chuyện ông (Christopher) Colombo, chả hiểu tại sao mà người ta lại gọi ổng
là Kha Luân Bố? Chả biết ổng Kha ở chỗ nào?, Luân ở chỗ nào?, và Bố ở chỗ nào?
Nó làm tôi nhớ đến ông Kha Trấn Ác, là thủ lĩnh của nhóm Giang Nam thất quái, là
sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh (trong ‘Anh hùng xạ điêu’). Vậy ông Kha Trấn Ác
có... bà con với ông Christopher Colombo ở bên Tây Ban Nha! Ông Kha Trấn Ác bị
mù mắt, ông Christopher Colombo coi chừng bị ổng lạng quạng quơ bậy ‘cây quái
trượng sắt’ trúng gãy... trym!, ha..ha..ha...
Và vụ ông Donald Trump, chả hiểu tại sao mà người ta lại gọi ổng là Đỗ Nam Trung? Chả biết ổng Đỗ ở chỗ nào?, Nam ở chỗ nào?, và Trung ở chỗ nào? - có lẽ vì ổng không thích pọn A Cu giả dối chuyên ‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’ mà gọi ổng là Trung chăng! Nó làm tôi nhớ đến mấy ông Đỗ Bá Tỵ, Đỗ Nhuận, Đỗ Phủ/Đỗ Mục, Đỗ Tất Lợi, Đỗ Thích (ám sát Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn), Đỗ Thùy Linh, Đỗ Trung Quân... Chắc ông Donald Trump có... bà con với hoa hậu Đỗ Thùy Linh ở bên An Nam!, hay thường cà phê cà pháo với nhà thơ Đỗ Trung Quân!...
Và vụ ông Donald Trump, chả hiểu tại sao mà người ta lại gọi ổng là Đỗ Nam Trung? Chả biết ổng Đỗ ở chỗ nào?, Nam ở chỗ nào?, và Trung ở chỗ nào? - có lẽ vì ổng không thích pọn A Cu giả dối chuyên ‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’ mà gọi ổng là Trung chăng! Nó làm tôi nhớ đến mấy ông Đỗ Bá Tỵ, Đỗ Nhuận, Đỗ Phủ/Đỗ Mục, Đỗ Tất Lợi, Đỗ Thích (ám sát Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn), Đỗ Thùy Linh, Đỗ Trung Quân... Chắc ông Donald Trump có... bà con với hoa hậu Đỗ Thùy Linh ở bên An Nam!, hay thường cà phê cà pháo với nhà thơ Đỗ Trung Quân!...
Ông Trump ngủ nhớ đóng cửa cài then cẩn thận nghen, lỡ tay Đỗ Thích vào
thiến... dấy đấy! (HÌNH 4), ha..ha..ha...
Và
chuyện tên nước/tôn giáo...
Coi
World Cup 2018, ai mà chả biết các nước Argentina, Belgium, Brasil, England,
France, Russia... Thế mà người ta gọi Argentina là Á Căn Đình, Belgium là Bỉ Lợi
Thời, Brasil là Ba Tây, England là Anh Cát Lợi, France là Phú Lãng Sa, Russia
là Nga La Tư..., nam mô a di thò phò, thiện tai, thiện tai! Chưa kể Japan là Nhật
Bản, chả hiểu Nhật ở chỗ nào?, Bản ở chỗ nào?, và chưa kể cái tên gọi ‘Đài Loan Mở
Ngoặc Đơn Trung Quốc’, nếu họ được vào Quơ Cúp? Còn nếu gặp những cầu thủ như Bá Lư,
Bác Nỗ Chi, Cán Đại Vệ, Đa Mỹ Ân*..., nhất là Cán Đại Vệ (Candreva của Bỉ Lợi
Thời) thì có khi ta tưởng nhầm anh ta là 'Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ'...
Triển Chiêu ở bên cá Tràu!, ha..ha..ha...
Lại
nhớ đến cái nước USA là United States of America. Không biết anh cá Tràu nổi hứng
sao gọi là Mỹ, Hoa Kỳ hay Hợp Chủng Quốc, nghĩa là gì? Hoa Kỳ là nước Cờ Hoa vì cờ của ảnh có hoa, ok! Hợp Chủng Quốc là trật, bởi
State là tiểu bang = ‘chúng’, sửa lại nghe cha nội! Còn Mỹ là ‘Mỹ Lợi Kiên’ hay
với cái tên dài thoòng là ‘Á Mỹ Lý Giá châu đại hợp chúng quốc’..., chời ơi nà chời!, ‘A’ thì
gọi là Á!, ‘Can’ gọi là Kiên!,
còn ‘Me’ thì gọi là Mỹ, làm ai cũng tưởng là đường
phố ở bên Mỹ là bị nước ‘tụ’... đẹp như bên An Lam (HÌNH 5), đẹp cái con mịa gì!
Rồi cái vụ Islam, chả hiểu sao anh Tê Cu gọi là Hồi giáo. Mà cũng tội cho ảnh, hồi cái loạn An Lộc Sơn kéo quân Hồi Hột đánh vào thành Tràng An, rượt lão già dê Đường Minh Hoàng, nhất là rượt Dương Quý Phi chạy ‘kởi kuần’ 'đấy' không kịp!, phải tè ‘coq kuần xịp’!, khai rình!, nên ảnh tởn tới giờ, mới gọi là Hồi trong Hồi Hột, hehe... Sau cái vụ đó, ảnh còn hăng tiết canh Háng-Vịt lên gọi túa xùa xua, nào là ‘A Lạp Bá giáo’, nào là ‘Đại Thực giáo’, nào là ‘Thanh Chân giáo’, nào là ‘Y Tư Lan giáo’ làm ta nhớ tới nàng ‘Ỷ Lan phu nhân’ mặc áo tim tím ngồi dựa gốc dâu, còn Đại gì đó làm ta nghĩ đến cái gì đó mà ‘thúy’ hơn... ‘fá cuq tiện’, ha..ha..ha...
***
Méc mệt với cái... Háng của anh cá Tràu quá đê! Thế mà có cái tay TS Thợ sơn Đòn Nê Gân bảo ‘Họk tiếq Hán dể làm coq sáq tiếq Việt’, định nàm mất mịa nó cái... sử Việt!
Còn ‘con sán’ là con gì? Hỏi cái ông... Buồi Văn Gì Đấy!
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1. Âu Lạc = Âu Việt + Lạc Việt. Âu Việt chính là vùng Tây
Bắc hiện nay (nên Tàu còn gọi là Tây Âu); còn Lạc Việt là một nước ở vùng đồng
Bằng sông Hồng, kể cả Quảng Đông, Quảng Tây.
2. Các đền thờ Hai Bà Trưng bên Tàu:
https://suphamk2dalat.wordpress.com/2016/08/19/ve-cac-den-tho-hai-ba-trung-tai-dat-trung-quoc-ngay-nay/amp/
3. Bá Lư = Pallet, cầu thủ đội tuyển Ý; Bác Nỗ Chi =
Bonucci, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Cán Đại Vệ = Candreva, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Đa
Mỹ Ân = Darmian, cầu thủ đội tuyển Bỉ.
4.
Hát Giang: Đại
Việt sử ký toàn thư chép: “Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát
Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và ở đất cũ thành
Phiên Ngung cũng có.” (suphamk2dalat, wordpress-com)
5.
Hồng Bàng: là tên thứ chim nước to hơn con nhạn cánh đen, bụng trắng, màu tro, tính mạnh dạn, thính giác lanh lẹ... Chim
“Hồng” nói trong sách cổ thường chỉ về con “Hồng hộc” tức là con ngỗng trời. Nếu đi với “Hoang” thì hồng hoang nghĩa là thái cổ. Bàng cũng theo Từ
Nguyên tức là đầy, lớn, bác tạp không thuần túy... (Hoàng Thúc Trâm, lichsucogihay-com)
6. Lãng Bạc ở đâu?: https://tamcominh.wordpress.com/2011/04/27/hồ-lang-bạc-co-phải-la-hồ-tay-khong-minh-vu-hồ-van-cham/
7. Mã Học Văn/Mã Súa Lìa: Các thủ lĩnh Mèo ở Hà Giang
thời Pháp-Nhật. Xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/07/1042-mot-bai-viet-rat-hay-ve-ha-giang.html
8. ‘Thị’ và ‘Văn’: Lưu ý rằng đến thời Bà Trưng, Bà
Triệu, tức là cho đến thế kỷ thứ 3 (hoặc hơn), ta không có họ, như ta có vụ bà 'Trứng' (Trưng Trắc, Trưng Nhị, từ trứng kén trong nghề làm dâu tằm, có 2 loại là
trứng chắc/trứng nhứt và trứng nhì)!, Thị Trinh (Bà Triệu, đời sau gọi), Thị Yến/Thị Khiết
(Ỷ Lan phu nhân), hay Thị Cót, Thị Huệ, Thị Mẹt, Thị Nia, Thị Nở, Thị Sen...,
còn nam gọi là ‘Văn’, có thể là từ phát âm của ‘Anh chàng’, ‘Chàng’, ‘Ông’,
‘Thằng’ hay ‘Xăm’ (xăm mình, tục lệ có từ thời kỳ Hồng Bàng hay Sát Thát) như
Chàng Cóc, Chàng Khế, Chàng Me, Chàng Ổi, Chàng Xoài, hay Thằng Bờm, Thằng
Cuội, Thằng Đực, Thằng Ngốc... trong đó có ông ‘Tổng Cóc’ mà bạn đọc đã làu
trong thơ Hồ Xuân Hương...
Ngoài ra, (Học giả) An Chi có viết: “Chúng tôi đọc thấy một
điểm đáng chú ý trong cuốn “Les langages de lhumanité” của Michel
Malherbe (...): Có lẽ tên đệm Văn có nguồn gốc từ tiếng Arập ben (con trai) và
tên đệm Thị cũng từ tiếng Arập binti (con gái) do các thương nhân Arập vào buôn
bán ở bờ biển Việt Nam. Tuy tác giả không nêu cứ liệu, chúng tôi thấy có khả
năng đúng, vì: - về ngữ âm ben cho ra văn, binti cho ra thị là có thể chấp
nhận; - Việt Nam chịu ảnh hưởng “họ” của người Trung Hoa. Nhưng người Trung Hoa
trước đây và hiện nay không dùng các từ đệm văn và thị phổ biến như người Việt
Nam” (Họ và tên người Việt Nam, Hà Nội, 1992, tr.62, chth.1).... Xem thêm:
https://petrotimes.vn/nam-van-nu-thi-94390.html
9. Triệu Đà: VN bị Tàu đô hộ 179 + 938 = 1117 năm
(179TCN, theo Tư Mã Thiên), trừ đi một số thời đoạn ‘độc lập’ hay ‘Tàu không
quản nổi’ là ‘1000 năm đô hộ giặc Tàu’, khá chính xác!, ok... Tuy nhiên, vì
Triệu Đà là tướng Tần, nên thiết nghĩ không nên xem giai đoạn này là ‘lịch sử
VN’!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét