Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

1082. Học tiếng Việt để làm... trong sáng tiếng Hán (Thư giãn)

Trong toán học có một hàm số rất hay, đó là ‘hàm số nghịch f−1(x)’, có một phép rất hay, đó là ‘phép nghịch đảo’, có một phương pháp rất hay, đó là ‘phương pháp phản chứng’... Nếu không nhầm, nhờ ‘phương pháp’ này mà Lê Bá Khánh Trình đã đạt ‘Giải nhất Olympic Toán quốc tế - giải đặc biệt’ vào năm 1979, và GS Ngô Bảo Châu cũng không ngoại lệ!... ‘Phương pháp phản chứng’* rất là... tức cười: Cứ cho là y nói đúng đi!, nhưng ta tìm thấy nó bị ‘lỗi hệ thống’ (hay lỗi cơ bản, phi lo-gic, ngược tiến hóa...) thì anh ta sai là cái chắc, hehe... Vì thế, nhiều nhà-lên-ti-vi phát biểu sai mà vô tình không biết (dĩ nhiên là kể cả tôi, nhưng rất may, tôi không được lên... ti-vi, hehe), ví dụ ‘vụ Bách Việt’ là bị lỗi lo-gic, hay ‘vụ Cụk Cặk’ là bị lỗi (ngược) tiến hóa, nhất là ‘vụ Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng’ là bị lỗi cơ bản, ha..ha..ha... 
Điều này nói lên rằng ‘Những suy luận có lý trong toán học của G. Polya’* vốn không tầm thường tí nào, mà cái đgl ‘Thứ tư nghỉnh cu’ không hề cung cấp cho ta một phương pháp luận có khoa học như vậy!... Dễ thấy là nếu ta muốn biết một thông tin, ví dụ tìm tọa độ ‘x, y’ thì điều đầu tiên là phải căn cứ vào cái ‘gốc tọa độ’ của nó. Tương tự, muốn tìm hiểu thế giới thì phải lấy ‘Việt Nam làm gốc’, rồi mới tìm hiểu, chẳng hạn, thông tin ‘lạ’ nó đang nằm ở đâu! Cũng từ đó, ta sẽ tự hỏi nên ‘ôn cố tri tân’ hay là ‘tri tân ôn cố’?, nên ‘học tiếng Việt để làm trong sáng tiếng Hán’ hay ‘học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’?
Và câu chuyện bắt đầu từ vụ ‘Tưởng vua Gia Long là vua Càn Long!’*, theo giảng viên John Robert Powers - một trường phát triển nhân cách và tài năng ở TP. HCM...

1
Như đã nói ở trên, tôi bắt đầu từ việc tìm hiểu vua Gia Long trước, nhớ lại vụ ‘1802’, ‘tên gọi Việt Nam’, ‘Quốc lộ 1’..., rồi sau đó mới moi vua Càn Long ra, từ đó nó mới tòi ra một đống ‘lịch sử Tàu’... ‘Ủa, sao anh sành lịch sử Tàu thế?’, ‘Huynh có biết cái cmn gì về ‘lịch sử Tàu’ đâu!, đó là từ việc tìm hiểu ‘lịch sử Việt’ mà ra đó, hehe...’, đó là 2 câu bình luận đã có trên blogspot...
*
Kết quả hình ảnh cho Vua Gia LongNăm 1802 là năm gì? Là một trong những năm ‘Tuất’ mà người học sử Việt không thể không biết: ‘Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802, Hình 1). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm (!), Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long...’ (wiki). 
Nhân tiện, tại sao ở trên lại có dấu ‘!’, đó là vì blogger Le Minh Khai có thắc mắc, xin đăng lại, tóm lược:
- Khoảng thời gian Nguyễn Ánh quyết định chọn vương hiệu, một phái đoàn được gửi đến Bắc Kinh để xin cầu phong từ hoàng đế nhà Thanh cho tên gọi này cũng như cho tên gọi mới mà ông ta muốn sử dụng cho vương quốc, Nam Việt...
Tên Gia Long bao gồm hai ký tự, chữ Gia, cũng là trùng với tên hiệu của vị hoàng đế nhà Thanh lúc đó là Gia Khánh, trong khi chữ thứ hai, Long, trùng với tên hiệu của vị hoàng đế nhà Thanh trước đó là Càn Long. Các viên chức nhà Thanh ở triều đình Bắc Kinh đã quan ngại về điều này và hỏi một trong số thành viên của phái đoàn, Nguyễn Gia Cát, tại sao nhà vua của ông ta lại chọn tên này?
Nguyễn Gia Cát đáp lại bằng cách lưu ý rằng, ‘Nước tôi từ thời Trần Lê về trước, bắc nam chia ra cai trị. Quốc vương của chúng tôi hiện nay khởi nghiệp ở Gia Định, hoàn thành sự nghiệp ở Thăng Long, nên lấy hiệu Gia Long, không dám có điều dối trá’. (Anonymous, ‘Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí - Geographic Gazetteer of Bắc Ninh Province’, 1891). Nguyễn Gia Cát vì thế lập luận rằng vương hiệu Gia Long bao gồm chữ Gia, từ Gia Định (hay Sài Gòn) và chữ Long từ Thăng Long (hay Hà Nội)...
Sau đó, năm 1805, Gia Long thực tế đã đổi chữ thứ hai trong tên Thăng Long từ chữ có nghĩa là 'rồng' sang chữ có nghĩa là ‘thịnh vượng' để thể hiện ý nghĩa 'hòa bình và thịnh vượng' (chữ 'thăng' nghĩa là 'thanh bình') mà ông cảm nhận được từ toàn bộ lãnh thổ của mình (Đại Nam thực lục) (leminhkhaiviet, wordpress.com).

...‘Háng’ tôi không rộng, nhưng xin các blogger lưu ý rằng, tổ tiên ông bà mình không cho rằng ‘Thăng Long’ là 'rồng bay', mà:
- Thăng Long, hay Hà Nội, có nghĩa là 'thành phố' của HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG!

*
Kết quả hình ảnh cho hello vietnamAi đặt tên nước Việt Nam?
- Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng ‘Nam’ có ý nghĩa ‘An Nam’, còn ‘Việt’ có ý nghĩa ‘Việt Thường’. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804 (Hình 2). 
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối tk 14, đã có một bộ sách nhan đề ‘Việt Nam thế chí’ (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn 'Dư địa chí' viết đầu tk 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ ‘Việt Nam’. Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập ‘Trình tiên sinh quốc ngữ’ đã có câu: ‘Việt Nam khởi tổ xây nền’. Người ta cũng tìm thấy hai chữ ‘Việt Nam’ trên một số tấm bia khắc từ tk 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: ‘Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan’ (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ ‘Việt Nam’ kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam) (vi.wikipedia.org).
...Như vậy, tên gọi ‘Việt Nam’ ít nhất là đã có từ những năm 1370 (‘Việt Nam thế chí’, Hồ Tông Thốc, thời Trần Nghệ Tông), Nguyễn Trãi cũng gọi vậy (trong 'Dư địa chí')... Đặc biệt là, ‘Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam (1804) với lãnh thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với TQ tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA*’ (wiki)... Lưu ý rằng khi Trịnh Hoài Đức rồi Lê Quang Định đi sứ sang Tàu xin... ‘chỉ đạo’ về tên nước, thì:
- Thiên triều hoàn toàn và tuyệt đối không đả động một sợi lông... xoắn nào đến cái cmn đgl Bách Việt hết!
*
Sao ‘Quốc lộ 1’? Chuyện rất dài dòng, tóm lược như sau...
- Ngày xưa được gọi là ‘Đường thiên lý’, bắt đầu hình thành từ khoảng năm 1040-1050, thời Lý Thái Tông... Năm 1402, thời Hồ Quý Ly, ‘Thiên lý cù’ nối tiếp từ Hoan Châu đến Hoá Châu (Huế)... Năm 1471, thời Lê Thánh Tông, từ Thăng Long cho đến phủ Hoài Nhơn (Bình Định)... Năm 1600, thời Nguyễn Hoàng, để phục vụ cho chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đường sá hai miền được sửa sang, mở rộng. Trước năm 1653, người Chăm đã tổ chức được hệ thống đường mòn cho voi đi suốt cả vùng duyên hải miền Trung...
Tháng 7/1801, đoạn đường Phú Xuân - Đồng Hới được đắp lại; năm 1809, đắp đường quan ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận... Nhưng con đường thiên lý - huyết mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trị quốc gia - chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ nhất là dưới triều Nguyễn. Trên con đường này, cứ cách khoảng 15 dặm đặt một nhà trạm để canh phòng và vận chuyển văn thư, tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và ngược lại... Tổng cộng 133 trạm vào giữa tk 19... (ongvove, wordpress.com).
...Tóm lại, QL1 từ xưa được dân gian gọi là ‘Đường thiên lý’ (đường ngàn dặm); vào những năm 1800, thời Nguyễn gọi là ‘Đường cái quan’ với, dễ tính toán, từ Hà Tiên đến Ải Nam Quan (Lạng Sơn) dài khoảng 1995 dặm ( = 133 x 15), nhưng trên thực tế thì nó dài 1675 dặm!...
*
Còn Càn Long là ai? Càn Long (1711-1799) có 3 đặc điểm: 1) Trị vì dai nhách trong lịch sử Trung Hoa, đến 60 năm! (1736-1795); 2) Đồng tính luyến ái (với người yêu là... Hòa Thân, nghe đồn thôi!), 3) Thiên hạ đệ nhất ‘Mục hạ vô nhân’ (cùng với tay Quan Công tạo thành ‘Tuyệt đại song hùng’ về khinh người trong ls Tê Cu!), mà sở dĩ triều Thanh bị sụp đổ chủ yếu là bởi cái tên vua coi ‘dưới mắt không có người’ này, chứ không hẳn hoàn toàn là do ả Từ Hi!...
Nhắc đến Càn Long, đối với An Nam, là nhắc đến Phúc Khang An, ‘cặp đôi hoàn hảo’ Tôn Sĩ Nghị-Lê Chiêu Thống và cuộc chiến thắng hoành tráng của Nguyễn Huệ... Phúc Khang An (1753-1796) nghe đồn là con riêng của Càn Long, và là đại tướng... Đại khái là vào tháng 4/1787, tên Lông Chiêu Thế sau khi thua đại tướng Vũ Văn Nhậm (của Nguyễn Huệ, sau này Nhậm làm phản, bị giết, và thay thế bởi Ngô Văn Sở), nên sang cầu cứu nhà Thanh... Gặp ‘cơ hội vàng’ để thôn tính An Nam, nên Càn Long liền ‘duyệt’, Phúc Khang An ‘chỉ đạo’, sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn binh (và 9 vạn dân quân) sang tấn công nước ta..., kết quả rõ rồi: rạng sáng mồng 7 (Tết Kỷ Dậu 1789), Nguyễn Huệ áp vào thành Thăng Long, cặp Tôn Sĩ Nghị-Lê Chiêu Thống phải vội bỏ chạy trong lúc quần còn dính đầy cụk cựk - nói theo ngôn ngữ ‘Cải lùi tiếng Việt’ của phá gió sư Pùi Hìn, hehe...

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

1081. Phản... Kiều (Thư giãn)

Tràng An! Tràng An mây nhàn nhạt
Tiêu Phong gặp Đoàn Dự quán nào
Nhà Gom Lá Bàng đi xa quá
Dắt Phong Bùi sang tận bên Tàu
Không không... Tràng An này nước Việt
Chưa lần thăm viếng... Một lần mơ
Bái Đính trơ ra còn rồng lộn
Bắc Kạn giờ đây bụi phủ mờ... (thơ Nguyenphong Bui)
---------


‘Phản Đường’ nằm trong cụm từ và cũng là tên của một cuốn truyện dã sử ‘Tiết Cương phản Đường’*, còn ‘phản Kiều’ là câu chuyện bên dưới...
1
Trước 1975, từ 1965-1968, ‘đại để’, ở miền Nam chủ yếu có 3 loại sách là ‘Tự lực văn đoàn’, ‘Truyện tiên hiệp/dã sử Tàu’ và ‘Học làm người’..., những ‘Phong thần’, ‘Thuyết Đường’, ‘Tiết Nhân Quý chinh đông’, ‘Tiết Đinh San chính Tây’, ‘Tiết Cương phản Đường’... rơi vào giai đoạn này; kế đó là sự lên ngôi của ‘Kim Dung’, rồi từ 1972-1975 có 3 loại là ‘Truyện Kim Dung-Cổ Long’, ‘Truyện Nobel’ và ‘Truyện... sến’... Cũng cần nói thêm... ‘Truyện dã sử’ là truyện sử hư cấu, còn ‘truyện tiên hiệp’ cũng là truyện dã sử nhưng trong đó vụ ‘Phàn Lê Huê tung kiếm tiên chiếu chiếu đùng đùng trên mây’... là hơi bị nhiều; ‘truyện Nobel’ như ‘Anh em nhà Karamazov’, ‘Anna Karenina’, ‘Chiến tranh và hòa bình’, ‘Cuốn theo chiều gió’, ‘Đỉnh gió hú’, ‘Ngư ông và biển cả’, ‘Vực xoáy’... kể cả các loại tương đương ‘Hồng lâu mộng’; còn ‘truyện... sến’ (văn trước 75*, một cách nói ví von qua từ nhạc ‘sến’) có đầy ở các hiệu cho thuê sách thời 73-75, như của Bà Tùng Long, Duyên Anh, Mai Thảo, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca gì gì đó, kể cả tương đương ‘Quỳnh Giao’...
*
Sau 75, tức 1975-1980, một lượng sách khổng lồ được chuyển từ các thư viện miền Bắc vào miền Nam, trong đó chủ yếu là ‘sách Liên-xô đủ loại’ (kể cả phương Tây), ‘sách diễn giải của các học giả phía Bắc’ và ‘truyện sến đỏ’... Từ 1983 (đến 1991), do sự khủng hoảng về ‘ý thức hệ’ và ‘khoa học kỹ thuật’ (có liên quan đến thuyết tương đối hẹp/rộng, lý thuyết chất rắn, cơ học lượng tử, vật lý nguyên tử, khoa học không gian...) báo hiệu cơn lâm sàng sắp đến của chế độ Liên-xô, mà khá song song với đỉnh cao ‘vượt biên 1981-82’, thì sách ‘phương Tây’ cũng ào ạt du nhập vào VN bằng nhiều con đường, tà có, chính có, ‘chính’ là bởi vì ngay cả ‘Fahasa’ cũng phát hành với số lượng khá nhiều (sách KHKT, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, ‘Nobel’, tiếng Anh)... Lưu ý là cho đến tận nay, tức 2018, lượng sách dịch từ cái được gọi là ‘Tê Cu’ coi như không thấm vào đâu! (trừ Kim Dung, Cổ Long...), dễ dàng vào các ‘Fahasa’ để kiểm chứng, chẳng hạn như các ‘sách học tiếng Trung’ hay ‘Từ điển Hán Việt’... đang nằm mốc meo trong xó với bụi phủ đầy, nếu không muốn nói là lấy... kính hiển vi soi hoài chả thấy dấu tay người!, chưa kể các vụ văn hóa lạ kiểu ‘Văn Miếu Vĩnh Phúc’ hay ‘Quan Công Sóc Trăng’, thì một trong những ví dụ là cuốn ‘Đặng X - Một trí tuệ  siêu  Việt’ đã gây ‘phản ứng’ dữ dội trong quần chúng, trong đó có ông Dương Trung Quốc...
*
Kết quả hình ảnh cho Phim Long thành cầm giả caNói vậy để làm gì? Bởi trào lưu ‘trí tuệ’ du nhập vào VN, tạm gọi là sau ‘Quốc văn giáo khoa khư’*, tức là sau 1965 (và ‘Tố Hữu’, sau 1975), lúc mà ‘thế giới hùng hục tuân theo Nguyên lý quán tính ‘Tàu’ và đóng băng của Newton’ đã bị ‘thế giới Thuyết tương đối ‘Tây’ của Einstein’ đưa cái búa tài xồi hiện đại bổ ra làm đôi, làm tan chảy, bởi ở mấy xứ ‘Thứ tư nghỉnh cu’ có chuyện lạ là: có đến 2 Tử Cấm Thành!, 2 Vạn Thế Sư Biểu!, 2 kinh đô Tràng An!, 2 tiểu quốc Lâm Ấp và 2 Tượng Quận!*, 2 Ngũ Hành Sơn!, 2 Việt (Bách Việt và Việt Nam)!, chưa kể có 2 hồ Động Đình, 2 sông Tương, 2 núi Ngũ Lĩnh, 2 ‘Thúy Kiều’ (Hình 1), 2 địa danh ‘cá vượt Vũ Môn’ (ta và Tàu), 2 Cô Tô, 2 ‘Hùng Vương’, 2 ‘Quan Âm’, 2 vua ‘Thần Nông’ (ta và Tàu), 2 Phật (Bụt VN và Phật Tàu)...; chẳng hạn như ‘2 kinh đô Tràng An’, với: Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt (Chinh Phụ Ngâm, Đoàn Thị Điểm/Đặng Trần Côn); Trắng xóa Tràng giang phẳng lặng tờ (Cảnh thu, Hồ Xuân Hương); Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An (Ca dao VN)... Tại sao ‘2’?, thiết nghĩ tất cả cần phải được làm sáng tỏ!...

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

1080. Tràng An - vùng... đẹp nhất thế gian

Tràng An nước biếc vào xa đáy
Nước chảy về đâu? đến chỗ nào?
Dáng nàng thơm phức phương trời: khát!
Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!

Kết quả hình ảnh cho bái đính tràng anTôi hơi do dự giữa vùng, miền, khu..., ví dụ như người ta hay nói ‘khu danh lam thắng cảnh’, ‘miền đất hứa’*, ‘tiểu vùng khí hậu’, ‘quả cầu đóng, quả cầu mở’ (giới hạn về không gian trong toán học)..., nên mới viết là ‘vùng...’ để tùy ý bạn đọc lựa chọn... Có người nói ‘Cửu Trại Câu’*, ‘Hạ Long’ hay ‘Tràng An - Ninh Bình’ là thiên đường hạ giới, có người nói là ‘Sa mạc Safari’, ‘Thiên đường Nami’*, có người nói là ‘vùng biển Maldives’*, sáng nay uống cà phê có người khen Đảo quốc Đài Loan, Singapore và một số nơi ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, New Zealand gì gì đó... Tôi mới ghé thăm được có Tràng An, Hạ Long, Safari, Nami, Singapore, trong đó, BÁI ĐÍNH-TRÀNG AN là nơi mà tôi có ấn tượng sâu đậm nhất! (Hình 1). Vậy ‘Bái Đính-Tràng An’ như thế nào?
...Hôm kia, có mấy cao thủ ‘công nghệ cao’ đến nhà tôi chơi..., họ đưa ra một cái ‘xì-rô’ Nhật (dùng để đục tường...) và nói là ‘nó cực tốt, đầu mà búa gõ xuống không bao giờ ‘tà’)... Hôm qua tôi có ghé một cái gara ô-tô, thấy mọi người từ bảo vệ đến quản lý đều nghiêm chỉnh, im lặng cúi đầu chào (tôi đoán ngay ra đây là công ty của người Nhật), và hầu như mọi thứ phụ tùng thay thế trong này đều phải nhập từ Nhật... Về nhà, tôi hỏi: Sao người Nhật giỏi dữ vậy?
- ‘Tại vì mình ai cũng nói là mình giỏi, nhưng không... giỏi’, một sinh viên trả lời vậy, thiệt!, hehe...
*
Tôi có đến chùa Bái Đính rồi, ngày 27-28/1/2014: Trước đó tôi không có khái niệm gì về Bái Đính hết!, không ngờ nhóm 2 lại dẫn chúng tôi đến đó!... Số là định đi thăm Đền Trần (Ninh Bình-Nam Định), nên nhóm của tôi đi đường bộ, từ Sài Gòn bay đi Ban Mê, rồi chạy ô-tô theo đường Trường Sơn đến Ninh Bình, nhóm 2 từ SG bay ra Nội Bài, ở HN chơi, rồi đi taxi đến NB, hẹn gặp ở Hoa Lư (khách sạn) - Trung tâm Ninh Bình, gặp nhau chỉ chênh nhau có 1 giờ!, hehe, rồi tiện thể thăm Bái Đính...

...Tại Bái Đính, ta có thể ôn lại chuyện Nguyễn Huệ ghé Tam Điệp lấy thêm 2-3 vạn quân, và trước khi xuất quân đánh Hà Hồi và Ngọc Hồi (đêm mùng 3 và mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789*), ông có làm ‘lễ tế cờ’ ở đây... Trước đó, khoảng năm 1490, vua Lê Thánh Tông có ghé thăm và để lại bài thơ:

Đính Sơn danh tiếng thực cao xa

Che chở kinh thành tự thuở xưa

Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí

Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà

...Quần thể chùa Bái Đính giáp Tràng An, nên ta dễ dàng pass qua Tràng An để thắp hương tại nhà thờ Đinh Tiên Hoàng, rồi các đại thần Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù (Giám sát Đại tướng quân), Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ..., hoặc đến thăm ‘làng hậu duệ’ của Lý Công Uẩn (quê nội!, trước khi dời đô ra Thăng Long) ở gần đấy... Cũng tại đây, leo lên một cái dốc núi khoảng vài trăm mét, ta sẽ đến hang động thờ sư Nguyễn Minh Không với bên cạnh là nơi thờ Mẫu (có từ năm 1096!)... 

Kết quả hình ảnh cho bái đính tràng anTôi không theo đạo nào, nên khi bước vào chùa Bái Đính tôi cũng có cảm giác sao sao ấy!, nghi ngờ nó giống Tàu!, giống chùa Thiếu Lâm-Tung Sơn! (Hà Nam, TQ)... Về nhà kiểm tra... dữ dội!, tôi mới xem lại ‘cảnh’ chùa Thiếu Lâm-Tung Sơn qua phim ‘Truyền thuyết Thiếu Lâm Tự’ và ‘Ỷ thiên đồ long ký’ (đoạn Trương Vô Kỵ đánh nhau với Tam lão thần tăng trên núi Thiếu Thất)..., thấy chùa Thiếu Lâm-Tung Sơn thường có 3 khu chính là Đại Hùng bảo điện, Tàng kinh các, Đạt Ma viện... có nét kiến trúc Tàu là các ‘khu biệt lập’ với ‘vòm thẳng và thô’, trong lúc Bái Đính có khác - là một ‘quần thể’ với ‘vòm uốn’ (Hình 2), ngoài ra, các nghệ nhân và nguyên vật liệu đều 'thuần Việt’ (tất nhiên là chùa nào cũng giống chùa nào, về đại thể)...

Về lại SG, tôi có gặp mấy... học giả, họ không yên tâm, cứ hỏi đi hỏi lại ‘kiến trúc của nó có giống Tàu không?’ (cười), làm tôi lại phải về nhà nghiên cứu tiếp... Té ra người thiết kế chùa Bái Đính là Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, sinh ra vào thời Pháp (1941), tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Matxcơva lâu lắm rồi ('model phương Tây', 1967), về VN đã từng tham gia thiết kế/trùng tu đền Hoa Lư tứ trấn, nhà Hát lớn Hà Nội, (một số) tháp Chăm, Chùa Cầu, hàng chục ngôi nhà cổ Hội An, cố đô Huế... và không có làm cho... khựa, hehe... 

Kết quả hình ảnh cho Đạo diễn phim Kong cùng gia đình về thăm lại Ninh Bình...Nói thêm tí, vào mùng 1 và mùng 2 Tết năm nay, tức là 16-17/2/2018, đạo diễn ‘phim Kong’ Jordan Vogt-Roberts có đưa bà ngoại, mẹ và chú của mình đến thăm khu Bái Đính-Tràng An* (Hình 3), nghe nói ông định làm một phim... hoành tráng hơn, trong đó tiếp tục giới thiệu về vùng... đẹp nhất thế giới này!

*
Và tiếp... Trích ‘Hồi  ký’* tổng hợp đăng bên blogspot ngày 2/4/2014...
Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời
Kết quả hình ảnh cho bái đính tràng an...Thực ra, Tràng An và Bái Đính, có thể nói, cũng là một. Cả 'Khu tâm linh Bái Đính + Khu du lịch sinh thái Tràng An’ này rộng đến 12.000 ha, thuộc địa bàn các huyện Gia Viễn, Nho Quan và tp Ninh Bình. Thăm khu du lịch sinh thái Tràng An, các cháu thế hệ 9X cho rằng, rất có lợi vì nó sẽ giúp chúng biết thêm chi tiết về 'thuở ban đầu' của lịch sử Việt Nam (Hình 4)...
Những con sông Tràng An ngoằn ngoèo đi thuyền hoài không hết, dẫn vào các hang động bí ẩn (nghe nói, trước kia là những cánh đồng lúa nước, được nạo vét thành những con sông này). Chúng có nước mát lạnh, trong vắt, với các loại rêu chìm trong lòng nước như đuôi chồn, tóc tiên, 'rau răm' (lá giống lá rau răm)..., và các loại động/thực vật trên và hai bên bờ sông như cây si/cây xanh, hoa sen, hoa súng, cây guốt (giống như cây dương xỉ), dê nuôi thả tự do, cá đen (chép!), cá đỏ (nhỏ), cá lòng tong, le le (vịt nước). 

Đi thuyền trên sông, người xem thiết nghĩ, ngày xưa, nếu địch tấn công vào đây thì không thể bắt (ai đó) được vì có vô số hẻm hóc/ngóc ngách bí mật nằm trong các hang động (còn có hầm nấu rượu lậu nữa) mà kéo dài hầu như vô tận, chỉ trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ như có nội gián...

Ở đây có các đặc sản, có thể gọi là 'tứ ngon dê-gà-cá-cơm' (dê núi, gà đồi, canh cá rô, cơm cháy), đặc biệt là món 'cơm cháy Ninh Bình' được chế biến hoàn toàn khác với các địa phương khác và rất... ngon, tuy nhiên, đi bộ cả mấy cây số để tìm một nãi chuối thì... không có. Và ở đây, tôi có gom được 2 chuyện:

- Con le le nhỏ như con vịt con, đầu đỏ, bơi nhanh như chớp, lặn rất giỏi và rất khó bắt (suy ra đắt tiền), có lẽ vì thế mà dân gian có câu:

Thương chồng nấu cháo le le

Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen

- Ngày xưa có một chàng công tử yêu say đắm một hoa khôi của vùng. Khi chàng đem sính lễ đến cái hang đầu tiên để cầu hôn nàng thì nàng đã bị đem làm lễ vật triều cống cho nước khác. Vô cùng đau lòng, chàng đến một cái ao để tắm rửa sạch sẽ, rồi đến ở một cái hang khác để khóc 3 ngày 3 đêm. Sau đó, chàng đến cái hang cuối để tự tử... Vì vậy, cái hang mà chàng hỏi cưới được dân gian đặt tên là Hang Sính (sính = sính lễ), cái ao mà chàng tắm là Ao Trai, cái hang mà chàng khóc là Hang Ba Giọt, và cái hang mà chàng tự tử là Hang Si...

***
Và cuối bài là một trong những tổng kết Tết nay: ‘Trong sáu ngày Tết Mậu Tuất, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông tại các cơ sở y tế là 37.376 trường hợp... Tổng số ca đánh nhau đến bệnh viện khám là gần 5.000 trường hợp...’ (baomoi-com) (đó là nhập viện, chứ số kg nhập viện phải gấp 10 lần!). Nếu tính tb mỗi sư đoàn có 5000 quân (trên thực tế), thì có trên... 16 sư, hehe...
Cũng tại quán cà phê nói trên... Nghe vậy, ông chồng to mồm cãi: ‘Xí!, vài chục năm nữa thì mình cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc thôi!’, bà vợ nói nhẹ nhàng hơn: ‘Nhưng vấn đề quan trọng là văn hóa, mà văn hóa phải văn minh’, ‘Ừ, văn hóa văn minh’, ông chủ quán tiếp lời bà...

Tóm lại... Tôi không trích câu nào của ‘anh’, mà trên đây chỉ ‘trích nguyên xi’ comment của tôi cho một fbker, khi đọc một bài viết có liên quan đến ‘chùa Bái Đính’ của Phạm Lưu Vũ*, dĩ nhiên là có kèm theo vài chú dẫn.
Lời bình: À, cái vụ này hình như anh ta có nói... quá một tí! Nàng trả lời là ‘Em ko thấy quá đâu’.
Kết quả hình ảnh cho Ivanka Trump đến Hàn QuốcNghe nàng... Ivanka Trump* dùng chữ ‘em’ ngọt xớt làm tôi mất ngủ cả... đêm (Hình 5), hehe...
Và thế là hết câu chuyện uống cà phê sáng nay.

H...ết.

---------

Chú dẫn:
1.       Cửu Trại Câu: Tiếng của người Tây Tạng nghĩa là ‘Thung lũng chín làng’ để chỉ chín ngôi làng nằm dọc theo chiều dài của nó. Vùng này là nơi khu vực sinh sống của người Tây Tạng và người Khương trong nhiều thế kỷ (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, TQ)... (wiki)
2.       Đạo diễn ‘phim Kong’ Jordan Vogt-Roberts có đưa bà ngoại, mẹ và chú của mình đến thăm khu Bái Đính-Tràng An, xem thêm: http://www.trangangroup.vn/tin-tuc/tin-tuc-tap-doan/dao-dien-phim-kong-cung-gia-dinh-ve-tham-lai-ninh-binh.html
3.       ‘Đêm mùng 3 và mùng 5 Tết’ (Kỷ Dậu, 1789): ‘Đêm mồng ba và mồng năm Tết, quân ta vây đánh đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi, quân Tàu đại bại, các tướng đều tử trận, Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn...’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/225-nguyen-hue-va-canh-ao-nhat-tan.html 
4.       Hồi ký về ‘Bái Đính, Tràng An’ (Câu chuyện 26 và 27), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/02/514-tet-o-viet-nam-va-triet-ly-tren.html
5.       Ivanka Trump: Con gái của Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Hàn Quốc và tham dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018 vào cuối tuần này, ngày 25/2/2018.
6.       ‘Kẻ lạm dụng tâm linh’ (Phạm Lưu Vũ), xem thêm: https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/1575519045859465
7.       ‘Miền đất hứa’ là bộ phim Ba Lan, ra mắt năm 1975, dựa theo tiểu thuyết ‘Ziemia Obiecana’ của nhà văn Wladyslaw Reymont... (wiki)
8.       Thiên đường Maldives (Man-đi-vơ): ‘Là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô, nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ..., Maldives là quốc gia nhỏ nhất Châu Á về dân số, đây cũng là quốc gia Hồi giáo đa số nhỏ nhất thế giới’ (wiki)... Và nay đang có cuộc ‘tranh chấp chính trị’ rất căng thẳng giữa Ấn Độ và TQ về tiểu quốc này. Xem thêm: http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-da-lam-gi-o-maldives-20180212144359109.htm
9.       Thiên đường Nami: Là một đảo sông nhỏ hình bán nguyệt (rộng 46 km2), thuộc tỉnh Chuncheon, Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul 63km về phía nam..., đảo Nami thơ mộng, cũng là nơi làm phim trường của những cảnh quay lãng mạn nhất trong phim ‘Bản tình ca mùa đông’...

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

1079. Năm Mậu Tuất cũng là năm khai sinh ra nước Việt Nam

Sở dĩ ngày hôm nay ta có cái được gọi là Tết Mậu Tuất, có bánh tét, bánh chưng để ăn, có vụ ‘Trường Sa-Hoàng Sa’ để mà... nghiền ngẫm, có vụ ‘17/2’ để mà nhắc nhớ..., đặc biệt là mới đây có vụ U23 VN với trận ‘tuyết chiến Thường Châu’ (VN vs Uzbekistan), giành ngôi Á địch châu Á, để rừng rừng cổ động viên Việt được thế mà xuống đường đi bão, đó là nhờ:
Kết quả hình ảnh cho Trận đánh Mậu Tuất 938: Bản hùng ca Bạch Ðằng giang- Năm Mậu Tuất 'đầu tiên', năm 938, là năm Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng Giang* lịch sử (Hình 1), đã khai sinh ra nước Việt Nam bất tử trên bản đồ thế giới, cùng với tuyên ngôn ‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư’* khẳng định đẳng cấp của nó không dưới cơ bất kỳ nước lạ nào!

1
...Từ trẻ, tôi thường hay thắc mắc: 1) Ủa, Tàu có Tiền Hán và Hậu Hán*, nhà Tiền Hán kế tục nhà Tần, từ 206TCN-220 SCN, rồi nhà Hậu Hán có từ năm 220 và kết thúc vào năm 280, vậy lấy đâu mà Ngô Quyền đánh quân Nam Hán vào năm 938 nhỉ!; 2) Quân Nam Hán là quân nào?, do ai lãnh đạo?, và ông cố tổ của y có phải là Lưu Bang hay Lưu Bị không?...
Té ra là lịch sử Tàu (không huyền sử) kéo dài từ tk 11TCN đến nay, đại để là có những nhà: Tây Chu, Đông Chu, Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Nhật và ‘Hậu Thanh’... Thời Ngô Quyền thuộc thời ‘Ngũ đại thập quốc’ từ năm 907-979, tức là từ cuối thời Đường đến đầu thời Tống. Thời này, về phía Bắc có từ triều Lương đến một đống Hậu của Đường, Tấn, Hán, Chu, phía Nam có Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Ngô Việt, Nam Đường, Mân, Sở, NAM HÁN, Nam Bình gì gì đó:
- Bọn Nam Hán chính là một trong bọn ‘10 sứ quân Tàu’ này đây!
Sau khi xứ ‘Giao Chỉ’ đã cơ bản giành quyền tự chủ bởi Dương Đình Nghệ vào năm 931, thì vào năm 938, do sự cầu cứu của sứ quân Kiều Công Tiễn (đánh không lại Ngô Quyền), họ Lưu đã nhận lệnh cha của hắn là Lưu Nghiễm (còn gọi là Lưu Cung!), được phong làm ‘Giao Chỉ Vương’, đem quân sang hòng ‘đô hộ’ nước ta một... ngàn năm nữa!, nhưng lòng dân không chịu, ý trời không muốn... Đó là sau khi dứt điểm quân Nam Hán ngay trong 'hiệp chính' và giành chức Vô địch ở ‘trận huyết chiến Bạch Đằng’ (Ngô Quyền vs Lưu Hoằng Tháo) vào cuối năm Mậu Tuất, trời không có tuyết rơi, mà ‘rét và mưa dầm dề nhiều ngày’, 
làm chủ nguyên một dải giang san gồm ‘thất tỉnh’ Quảng Nguyên, Phong Châu, Lục Châu, Giao Châu, Ái Châu, Diễn Châu và Hoan Châu (xem Hình 2), Ngô Quyền xưng Vương (Ngô Vương, còn gọi là Tiền Ngô Vương hay Ngô Tiên Chúa), đóng đô ở Cổ Loa, Phong Châu (tỉnh Phúc Yên cũ), chứ không ở Đại La (An Nam đô hộ phủ thời nhà Đường, thuộc Ba Đình, Hà Nội ngày nay), vì ‘Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của nước Âu Lạc xưa, quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí ĐOẠN TUYỆT với Đại La do phương Bắc khai lập' (wiki)... Tóm lại:
- Hoằng Tháo đích thị là ‘chút chít’ của dòng họ Lưu, tên là LƯU Hoằng Tháo, kẻ thường đứng trước bàn thờ kêu Lưu Bang, Lưu Bị là ông cố tổ của hắn...

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

1078. Vô nghĩa... (Thư giãn)

Công danh sự nghiệp đã xong rồi
Sáng chiều dạo mấy quán cà... chơi
Ra đường thấy ‘trắng’ còn rạo rực
Thôi!, về vui với lũ cá... bơi

‘Vô nghĩa’ là một từ tôi chọn từ một stt bên dưới...
1
Xuân này, đối với tôi, có mấy cái ấn tượng: U23 VN, ‘Táo Quân’, hoặc giả là Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang 2018... Nói... thật là tôi không quan tâm lắm đến Tết hay bất cứ một ngày lễ nào trong cái cõi ta bà này, mà tôi chỉ thấy vui khi được sống trong một không gian bình thường và tĩnh lặng, tuy nhiên điều này lại rất hiếm có!..., hay có khi nằm nghe tiếng đàn dương cầm đánh bản ‘Sonate ánh trăng’ hay tiếng đàn guitar reo ‘tremolo’ ở đâu đó thì tôi mới thấy đời bỗng... ý nghĩa!... Nói như vậy tức là tôi rất cám ơn Đội tuyển U23VN và các cổ động viên... ‘Táo Quân’ cũng vậy!, tôi chỉ đánh giá cao về tính ‘hiện thực phê phán’ của nó, chứ không quá chê-khen, bởi tôi có thể hình dung được nỗi khổ tâm của đạo diễn Đỗ Thanh Hải... Thế vận hội thì tôi không quan tâm lắm, nhưng rất ngạc nhiên khi thấy mấy anh ‘hai lúa’ lại rành hơn tôi nhiều!...
Kết quả hình ảnh cho nhạc sĩ phạm tuyênNgoài ra, tôi và nhiều người còn quan tâm đến ‘vụ ngày 17/2’, bởi đó là một sự kiện lịch sử mà vẫn còn sống mãi với thời gian: ‘Việt Nam ! Ôi nước Việt yêu thương. Lịch sử đã trao cho người một sứ mệnh thiêng liêng’, trong đó ‘sứ mệnh’ là từ dùng của nhạc sĩ Phạm Tuyên (Hình 1):
Và câu chuyện dưới đây có liên quan không nhỉ!
*
Ta hay nói về vụ ‘Trường Sa, Hoàng Sa’, nào ngờ ‘Trường Sa, Hoàng Sa’ ở ngay trong... bếp nhà mình!’, đó là trích đoạn nhật ký tôi viết nhân dịp Tết - sáng hôm qua...
Tôi hiếm khi tiếp khách... Tết năm ngoái, khi tôi mới vừa ló mặt ra đầu cổng thì đã có ông kia vào ‘chúc Tết’ lại dẫn theo... 3 cháu!, rồi có bà nọ vào ‘chúc Tết’ lại dẫn theo... 4 cháu!, các bạn biết có chuyện gì xảy ra không!... Năm nay ra cổng, vô tình nhớ lại, tôi vẫn còn... ngại!... Bà con đến ‘chúc Tết’ thì không có sao, nhưng đôi khi lại có... trăng!, bởi vì họ dẫn theo cả một... tiểu đội!, híc..híc...:
- Với ‘động cơ gì?’, Tạ Bích Loan* bỗng buột miệng hỏi.
I don’t know là tôi không biết!
*
Nhiều chuyện lắm... Tôi mới chuyển tầm nhìn ra nước ngoài...
Ở bên ‘Mỹ’, người ta có vẽ hình con chó với những mảnh vá đùm vá đụp trên nó để ám chỉ về sự sụt-trồi của ‘thị trường chứng khoán’, có người lại đoán thành-bại của ông Trump vào năm con chó!..., mịa nó!, số phận của Tổng thống Mỹ thì có liên quan gì đến ‘chóa’!
Ở bên Nga, hình như ở Quảng trường Đỏ, có một bức tượng chó bằng tuyết hay bằng gì đó, khá lớn, mà để cả ngày chả có ma nào dòm!... Ở bên Hàn, các đội tuyển Bắc Triều Tiên, Canada, Đức, Hàn, Mỹ, Na Uy, Nga, Nhật, Thụy Sĩ, Ý,... đang tập trung thi đấu (vd như Trượt tuyết, Khúc côn cầu...), chưa kể các ‘Bản tin thời sự quốc tế’ chiếu cảnh người dân ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái, Úc... vẫn đi lại tỉnh queo mà chả để ý cmn đến Tết con 'chóa' là cái qué gì!
Ở Bulgaria, bà tiên tri mù Vanga (đã) lòi trái khế ra tiên đoán số phận của thế giới năm con chó (baomoi.com):
- Khi nói về năm 2018, bà Vanga cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường mới, theo Yahoo News... Giải thích lời tiên đoán này, nhiều người cho rằng sang năm 2018, Mỹ và nền kinh tế Mỹ sẽ bị TQ “soán ngôi”. Năm 2011, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng dự đoán rằng kinh tế TQ sẽ vượt kinh tế Mỹ vào năm 2016, nổi lên như siêu cường mới (!!!!!).
Kết quả hình ảnh cho Bà tiên tri mùHA..HA..HA... Thiết nghĩ các bạn chả cần xem hài Xạc-lô, Mr. Bean, Xuân Hinh, Hoài Linh hay ‘Táo Quân’ nữa, bởi cứ mở mạng ra xem bà tiên tri mù Vanga (Hình 2) hài còn... vui hơn con chó lài!
...Thế giới người ta như vậy, nhưng hình như tôi còn nghe trên ti-vi có bình luận là:
- Ngày 16/2/2018 là ngày đầu năm mới của cả châu Á (!!!!!)
Tôi liền bật cười, bởi ngày 1/1/2018 mới là ‘ngày đầu năm mới’ (New Year), còn ngày 16/2/2018 là cũ rích rồi!, và liên tưởng đến mấy bà đang cong đít lạy mấy ông ‘thần Tàu’ ở dưới bếp!... Còn nghe vậy, thần Kim Quy liền hiện ra, nói:
- Giặc đang ở sau lưng, à quên, ở trong bếp nhà ngươi đó!