Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

1092. Trạm không gian Thiên Cung đang rơi tự do xuống mặt đất (Thư giãn)

Hết thần đến thánh, cõi u mê
Một cõi sinh ra, một cõi về
Nhìn ra Đông biển mùi tơm tởm
Ngoảnh về tây biển thấy... ghê ghê

Trạm Thiên Cung sinh ra trong một đất nước chuyên... chỉ đạo, được chỉ đạo lên không gian vào ngày 29/9/2011, nhưng đến tháng 3/2016 thì nó làm một cú ‘coup d’etat’ - không tuân theo sự... chỉ đạo của ‘trển’ nữa!, và theo luật sinh-tử của vũ trụ thì ‘Bá chủ thới dế’ dù có đế vào đó mấy chữ ‘xxx đến thế là cùng’ như ‘Thiên’ hay ‘Thần’ (Thiên Cung, Thần Châu), thì nó cũng phải ‘già’ ( = quá đát), ‘sống thực vật’ (biến thành rác thải vũ trụ*) và cuối cùng thì cũng phải chết:
Kết quả hình ảnh cho rơi xuống theo quỹ đạo hình xoắn ốc- Cụ thể là trong vòng 2-3 hôm nữa (dự kiến là vào ngày Cá Tháng Tư, 5h30 chiều, giờ VN*), nó sẽ rơi... tự do đánh ‘bịch’ xuống luyện hỏa ngục, và giờ đang bị lửa tam muội thiêu cháy ở độ cao # 170km và sẽ bị tan tung tóe ra thành những quả cầu lửa (Hình 1)...
Xem thêm clip tại: https://www.youtube.com/watch?v=N3yRENToU2Y

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

1091. Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông và chuyện thời 1.0 (Thư giãn)

Chắc có không ít bạn tưởng rằng ta đang sống vào thời 4.0!, nếu có thì bạn nào đó nhầm rồi, đó chỉ là chuyện ‘4T’ hay truyền thông (media) thôi! Mà, người ta chỉ nói là ‘sắp tiến vào thời 4.0’, tức là còn 5-10 năm nữa mới đến, đó là đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, EU, Nhật, Hàn, Sin, Nga..., còn đối với các nước khác thì phải CHỜ VÀI CHỤC HAY VÀI TRĂM NĂM NỮA, tùy theo cách nước đó lựa chọn phát triển như thế nào!... Và lưu ý rằng VN hiện nay thì hầu như (các) ‘phương thức sản xuất’ đang ở thời 1.0 hay 2.0, và một số đang ở ‘mấp mé’ của bờ 3.0 thôi!... Lưu ý rằng nsld của ta hiện nay con thua thế giới phát triển từ 20-40 lần, cụ thể là chỉ bằng 1/23 của Singapore*, xem dưới...
Vì sao? Một cách nôm na, ta hãy xác định các ‘thời’ (cách mạng công nghiệp) theo phương thức sản xuất, 'biểu hiện' mạnh ở NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, mà nếu nslđ càng thấp, sử dụng càng nhiều người thì càng gần thời 1.0..., không loại trừ Tê Cu, như câu chuyện ‘Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông’ dưới đây...

1
Thời 4.0 là cái quái gì? Có thể hình dung chiếc xe ‘Camry 2.5’ mà ta đang... xài, hay chiếc Airbus A350 mà 'bák Cọw' mới... mua bên Pháp vào ngày 28/3/2018... là sản phẩm của thời 4.0, nhưng không phải của ta, híc... Dễ hình dung nhất là lấy cái bàn máy may mà xưa nay phụ nữ VN hay có trong nhà, để làm ví dụ.
Kết quả hình ảnh cho ngồi bên chiếc máy mayCách đây khoảng 20 năm, thậm chí nay, PN ở ta thường dùng chân đạp kêu ‘xạch.. xạch.. xạch.. xạch.. xạch...’ (Hình 1), đó là đã biết sử dụng một phần SỨC CƠ HỌC thay sức người, nên năng suất có thể cao hơn việc ‘dùng kim chỉ xâu qua xâu lại từng lỗ một', tức 'may tay’ từ 20-40 lần, như vậy, trong ngữ cảnh này: đến năm 1990-2000, có một số ‘phương thức sản xuất’ mà ta vẫn còn đang ở vào thời 1.0 (bắt đầu vào những năm 1730 khi John Kay đã phát minh ra ‘thoi bay’ - flying shuttle), và CÒN CÁCH THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN KHOẢNG 300-400 NĂM!
Sau đó, khi PN biết cắm cái phít ĐIỆN vào, và thay vì lấy bàn chân để đạp, cô ta bật ‘công-tắc’ để cho nó may theo chỉ đạo của cô ta, như vậy: sau năm 2000, ta mới chập chững bước vào thời 2.0 (có từ những năm 1870) với những loại cơ sở sản xuất dây thun, sợi (vải), dệt, gia công và may mặc (xuất khẩu) có đầy ở Sài Gòn, Đà Nẵng..., và nay vẫn còn đang vận hành ở Thủ Đức, Quận 7, Quận 8..., và trong ngữ cảnh này, ‘nó’ CÒN CÁCH THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN KHOẢNG 200 NĂM!
Sau đó, do các cơ sở kinh tế quốc doanh và tư nhân, chủ yếu là tư nhân ‘mở cửa’ khá mạnh, chẳng hạn như ta hay nghe từ ‘ĐIỆN TỬ Samsung’: Đến năm 2010, Việt Nam mới cảm thấy thế nào là thời 3.0 (có từ những năm 1910), ‘cảm thấy’ thôi chứ chưa thực sự thấy!, vì ‘nó’ CÒN CÁCH THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN KHOẢNG 100 NĂM!
Còn hầu như chúng ta chưa biết gì về thời 4.0 (10 năm nữa mới có!), là thời ‘tự động’, dễ hiểu là thời ‘bấm nút’ - mà ta thường gọi là bấm cái ‘rờ-mốt’ (remote), như sẽ nói thêm dưới đây
*
Kết quả hình ảnh cho cô ba sài gònVề mặt khoa học-kỹ thuật, Việt Nam có những dấu ấn sản xuất CƠ KHÍ nổi tiếng như ‘lốp cao su Sao Vàng’, ‘vải kaki Nam Định’, ‘giép nhựa Tiền Phong’, ‘chế biến và xuất khẩu cá ba-sa’, ‘máy may - cô Ba Sài Gòn’ (Hình 2)... là các sản phẩm của thời 1.0, rồi hàng có kết hợp với công nghệ điện và điện tử, chủ yếu là điện, như ‘lốp cao su DRC’ (Daklak), ‘hàng may mặc xuất khẩu đi châu Âu’, ‘hàng điện gia dụng Điện Quang’, ‘phụ kiện ốc vít cho Samsung’, 'cà phê Trung Nguyên'... là các sản phẩm của thời 2.0 và một phần 3.0...
Nói chung, về ‘tổng thể’, ở cả hạ tầng lẫn thượng tầng, có thể nói VN chưa hề và chưa hề bước vào thời 3.0, minh họa cụ thể nhất là việc làm hàng loạt tượng-đài-ngàn-tỉ, xây dựng các ‘biệt phủ’, ‘giải phóng mặt bằng/giải phóng lề đường’, xây Văn Miếu (Vĩnh Phúc), dựng tượng Quan Công (Sóc Trăng), con rồng Pikachu, ‘chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ quảng cáo giùm... Biển Đông của Tê Cu’ (?!), hay tượng 12 con giáp mới đây...
Kết quả hình ảnh cho nhà máy vĩnh tânNgoài ra, các dự án (nước ngoài) đầu tư ở ta cũng chỉ ra cái ‘thời’ mà ta đang đứng, như dự án phá vỡ cấu trúc tự nhiên ở Sơn Trà, Hải Vân, Nam Ô (Đà Nẵng), Phong Nha/Sơn Đoòng (Quảng Bình), Tràng An (Ninh Bình)..., các nhà máy NHIỆT-ĐIỆN-THAN (Formosa, Vĩnh Tân, Sông Hậu, Duyên Hải, ‘Tôn Hoa Sen’...), khai thác bauxite ở Đăk Nông, sản xuất giấy Lee & Man ở Hậu Giang... gây ‘ô nhiễm môi trường’ trầm trọng (Hình 3); kể cả tàu sân bay Linh Miêu chạy bằng dầu xịt khói đen thui, máy bay cất cánh bằng cơ (công nghệ ‘lỏng’, sử dụng ‘hệ piston hơi’), đi phải có 40 tàu chạy theo để... đẩy...; mặc dù nhìn cái vỏ có vẻ 3.0, nhưng thực chất là các sản phẩm của ‘công nghệ rác thải’ - nói như dân ta là ‘hàng nghĩa địa’ hay ‘hàng si-đa’ - của thời 2.0, thậm chí là 1.0!...

1090. ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ và Cục Điên Nặng diễn nghĩa (Thư giãn)

Ngày xửa ngày xưa, Triệu Minh hay đi chinh đông dẹp bắc, gặp được ba tên đại ma đầu khố rách áo ôm nhưng được cái tính nô tài bảo đâu đánh đó, nên thu thập dưới trướng làm ô-xin, dẫn đi khắp nơi triệt hạ giới võ lâm chính phái ở Nam quốc... Với nguyên tắc ‘nuôi quân ba năm, dụng trong một giờ’, nàng bảo chúng ẩn mình ở nước Nam chờ cơ hội...
Ba tên đại ma đầu này có biệt danh trên giang hồ lần lượt là ‘ĐIỆP VỤ TAM GIÁC VÀNG 2016’, ‘CHIẾN LANG 2017’ và ‘ĐIỆP VỤ BIỂN ĐỎ 2018’, nên Triệu Minh gọi bọn đầy tớ này lần lượt chui... lỗ nẻ từ ra trước đến ra sau là A ĐẠI, A NHỊ và A TAM... Ba tên này lại được dẫn đầu bởi một tay sát thủ 'ngầm' rất là ‘phổng đạn’, có tư tưởng rất là cụk cặk, là Tiên phuông Cục Điên Nặng.
Còn Giáo chủ ma giáo Trương Vô Kỵ vốn là bạn ‘ai lớp du ngấm ngầm’ của Triệu Minh sau khi chàng dùng môn võ công ‘cù lét’ nam nữ cạ cạ rất thân vào... đùi nàng, nhưng vì ghét bọn hống hách và cực quan liêu này, nên chàng quay lại hỗ trợ cho ‘cái đám quần chúng không biết gì’...

Kết quả hình ảnh cho trương vô kỵ giải cứu võ đangChuyện không kể dài... Hai trận đầu, Trương Vô Kỵ-VN lần lượt đánh bại hai tên ‘Điệp Vụ Biển Đỏ’ (A Tam) rồi ‘Chiến Lang’ (A Nhị, bên phải, ngoài cùng, Hình 1), bằng cách dùng MMA - ‘Thái Cực Công + Cửu Dương Thần Công’ bẻ gãy hết chân tay chúng để sau này chúng không thể làm hại lão bá tánh được nữa... Đã vậy, Triệu Minh còn chơi nghẽn là đem Thất Trùng Hoa Cao bôi vào trym chúng, làm cho chúng không những bị tàn phế suốt đời (do bị Vô Kỵ bẻ gãy chân tay), mà trym còn bị nổi mề đay ngứa ngáy gãi ‘tiếng đàn ta lư’ sột sột suốt đời, từ đó tuyệt tích giang hồ... 
Kết quả hình ảnh cho trương vô kỵ giải cứu võ đangTrận cuối, Vô Kỵ dùng kiếm làm bằng... ná chít, chém đứt phăng cánh tay phải ‘chuyên’ của tên ‘Điệp Vụ Tam Giác Vàng’, A Đại cũng từ đó tuyệt tích giang hồ luôn (Hình 2)...
Xem phim tại: https://www.youtube.com/watch?v=2yHwwZdvq30

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

1089. Nàng Ri Sol Ju của Bắc Triều Tiên (Sưu tầm và lời bình)

Bỏ qua những Lão-Trang-Khổng-Mạnh, Lý Bạch-Đỗ Phủ hay Tứ đại mỹ nhân gì gì đó, thế giới luôn luôn đổi mới và thiết nghĩ ta nên biết cái mới, nếu không muốn mình bị tự cũ đi, hehe.
Tôi hay nhìn phụ nữ dưới một cặp mắt khác, và thiết nghĩ các bạn nam giới cũng vậy!, đó là không quá phân biệt chính tà, lề phải hay lề trái, 'chính trị' hay ‘kinh tế’...; tuy nhiên, tôi khá quan tâm đến tài năng và sắc đẹp - ‘phụ nữ thì phải cong’ - như tôi đã từng nói với một bạn gái, dĩ nhiên!, vì đó là ‘vấn đề giới tính’, ...như các bạn sẽ xem dưới đây.
*
Tôi có gọi đùa Kim Jong Un là Kim Giống... Ủn (vì thấy anh ú và... hiếu chiến quá, hehe), nhưng trong các bữa ăn với sư tử mẹ và con, tôi thường khen anh là một người CÓ KHÍ PHÁCH (‘uy vũ bất năng khuất’), được thế giới 'nể' (còn ‘kính’ hay không thì chưa chắc), và chắc anh sẽ có tên trong cuốn... ‘từ điển Danh nhân thế giới’!, hehe, không quan tâm đến thành-bại của anh. Tại sao?
- Un không bao giờ cho chiếu phim ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ (tuyên truyền Biển Đông là của Tê Cu) ở các rạp xi-nê ở nước mình.
- Un không bao giờ ‘ăn không chừa cái gì’, như cho phép cán bộ xã lấy bò giống (do ‘trển’ cấp cho dân nghèo) rồi đem xẻ thịt ra chia nhau ăn!
- Un không bao giờ ‘lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia’ một cách nhố nhăng, như đưa Lão Trang Khổng Mạnh vào nhảy múa cả ngàn năm ở nước mình, hay lấy con rồng Pikachu của Nhật hô biến thành con rồng không giống ai ở thành phố coảng Bình Nhưỡng, hay lấy đầu 12 con giáp Tàu gắn với mình Vịt rồi cho mặc xịp Tây, rồi lấy hoa-lá trét đầy vào cái Linga & Yoni... Ấn Độ.
- Un không bao giờ ‘Nam mô a di đà... Tàu', mà nếu cần thì Un không thèm tiếp Khâm sai đại thần của thiên triều, vd như trường hợp của Trưởng ban đối ngoại Song Tao của TQ sang thăm Bình Nhưỡng vào ngày 18-21/12/2015.
- Un không bao giờ để tàu lạ húc vào tàu ngư dân mình, có gì ảnh sẽ tuyên bố... cạch mặt với Lạ liền.
- Un không bao giờ bảo chè... đậu xanh đánh của Tàu ngon hơn chè Bắc Triều Tiên.
- Để đối lại với cụm từ ‘Người tên lửa’ hay ‘Người điên’ của ông Trump, Un không ngán khi gọi ông Trump là ‘Người lẩm cẩm’, nhưng Trump không những không chấp mà còn cười một cách... thoải mái, một bằng chứng:
- Trump khoe thông báo của ông Tập về cuộc gặp Kim Jong-un: "Tối qua tôi đã nhận được thông báo từ ông Tập rằng cuộc họp của ông ấy với Kim Jong-un đã diễn ra rất suôn sẻ và ông Kim mong chờ được gặp tôi... Tuy nhiên, thật không may là các biện pháp trừng phạt và gây áp lực tối đa vẫn phải được duy trì bằng mọi giá!... Dưới các chính quyền tiền nhiệm, mọi người đều nói rằng hòa bình và phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên là không có khả năng... Bây giờ, có cơ hội tốt để Kim Jong-un làm điều đúng đắn cho mình và nhân loại. Tôi RẤT MONG ĐỢI đến cuộc gặp của chúng tôi!”, Trump ngày 28/3 viết trên Twitter (vnexpress.net)...
---------
Kết quả hình ảnh cho Ivanka TrumpVâng, không có gì lạ khi thế giới mến công nương Diana; dân Tàu, Ấn Độ và Hàn Quốc mến nàng Ivanka Trump (Hình 1); 
Kết quả hình ảnh cho Kim Tuyếntôi mến nàng Kim Tuyến (Hình 2) hay Yingluck Shinawatra...
Dưới đây xin giới thiệu một bài viết về nàng RI SOL JU:

Gu thời trang của vợ Kim Jong Un gây ấn tượng mạnh tại Trung Quốc
Kết quả hình ảnh cho Gu thời trang của vợ Kim Jong Un gây ấn tượng mạnh tại Trung QuốcPhu nhân Triều Tiên Ri Sol Ju được cư dân mạng tặng những lời khen có cánh, so sánh bà với những diễn viên Hàn Quốc. (Hình 3)
Theo SCMP (South China Morning Post: báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng), đệ nhất phu nhân Triều Tiên để lại ấn tượng mạnh tại TQ với vẻ ngoài SÀNH ĐIỆU trong chuyến thăm bất ngờ tới TQ cùng chồng, Chủ tịch Kim Jong-Un. Trong khi đó, hệ thống kiểm duyệt mạng TQ bắt đầu gỡ những bình luận liên quan đến bà. (!)
Ri Sol Ju, người vợ trẻ bí ẩn của nhà lãnh đạo chuyên chế Kim Jong-un, từng là một ngôi sao ca nhạc. Trong chuyến thăm 2 ngày tại Bắc Kinh, bà xuất hiện trên truyền hình quốc gia trong ít nhất 3 bộ cánh khác nhau.
William Tang, nhà thiết kế thời trang Hong Kong, nhận định phong cách của bà “TINH TẾ” mà không bảo thủ.
Chuyến thăm tới Bắc Kinh là lần lộ diện hiếm hoi của bà Ri trong bối cảnh ngoại giao, do bà chủ yếu chỉ xuất hiện tại các sự kiện trong nước.
Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un và vợ kể từ khi nhà lãnh đạo lên nắm quyền năm 2011. Chuyến đi diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh đã được lên kế hoạch với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cư dân mạng TQ KHEN NGỢI NGOẠI HÌNH của bà Ri và so sánh phong cách của bà với phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện.
Kết quả hình ảnh cho Gu thời trang của vợ Kim Jong Un gây ấn tượng mạnh tại Trung Quốc“Quả thật bà Ri Sol Ju đẹp và nhã nhặn. Tôi có thể thấy bà ấy giỏi trong việc ngoại giao với tư cách là đệ nhất phu nhân", trích một bình luận trên trang mạng Weibo. (Hình 4)
Một bình luận khác nhận xét bà Ri có “thần thái mạnh mẽ” và bà ấy đẹp hơn bà Bành Lệ Viện dù bà Bành diện bộ váy hợp thời hơn.
Kết quả hình ảnh cho Gu thời trang của vợ Kim Jong Un gây ấn tượng mạnh tại Trung QuốcMột số người còn so sánh vẻ đẹp của bà Ri với vẻ đẹp của diễn viên Hàn Quốc, với lời khen có cánh rằng bà “xinh đẹp như Song Hye-kyo”. (Hình 5)
Trong lễ đón, bà Ri diện chiếc áo khoác ngắn màu lông lạc đà với chân váy cùng màu tới đầu gối và đôi giày cao gót ton-sur-ton. Bộ váy được điểm thêm với vòng cổ, hoa tai nhỏ và trâm cài áo hình bươm bướm bằng vàng và đá quý màu hồng.
Khi thăm Học viện Khoa học Trung Quốc, phu nhân Triều Tiên mặc chiếc áo khoác trắng bên ngoài váy màu xanh lá, trâm cài áo hoa màu nâu và mang ví da cầm tay màu be.
Tại bữa trưa với ông Tập và phu nhân tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài, bà thay sang bộ váy màu ngà nữ tính với họa tiết hoa trang trí trên cổ áo và tay áo nhún bèo.
Nhà thiết kế William Tang cho biết tính đến việc bà Ri đến từ một nước mà tiếp xúc với thời trang bị hạn chế, phong cách của bà Ri, dù hơi “lỗi thời”, vẫn RẤT ẤN TƯỢNG... (news-zing-vn)
---
Kết quả hình ảnh cho Song Hye-kyo...Nàng Song Hye-kyo của Hàn Quốc là ai?, có đẹp hôn?, mà người ta so sánh với nàng Ri Sol Ju? Tôi còn có đọc một số tư liệu nói về vụ này... Nếu cư dân mạng của Tàu xem Ivanka như là ‘Thần tiên tỉ tỉ’, thì dân Hàn Quốc xem Song Hye-kyo là ‘Nữ thần sắc đẹp’ (Nữ thần Venus): Nói đến cái tên Song Hye Kyo chắc hẳn không chỉ người dân Hàn Quốc mà ngay cả những khán giả trên đất nước hình chữ S cũng biết cô là ai... Được yêu thích bởi nét đẹp tự nhiên, mong manh, Song Hye Kyo không ít lần xuất hiện trong danh sách những nữ thần đẹp nhất nhì Hàn Quốc, thậm chí cả Châu Á...  (Nàng) có một đôi mắt đẹp buồn mà mỗi lần khóc cũng khiến không ít đấng mày râu phải điên đảo... Khi hóa thân vào vai Bác sĩ Kang Mo Yeon, Song Hye Kyo hiện lên đẹp thần thánh... (Hình 6) (soha-vn)

Không thích lắm Diệt Tuyệt sư thái Bành Cô Cô khi nàng cùng anh Tập sang thăm VN (sau anh Trump, ngày 12-13/11/2107, nhân APEC Đà Nẵng) vì nghe nói nàng có dính líu đến vụ Thôn An Miên!, tôi lại có cảm tình với nàng Ri Sol Ju qua cái mà Trịnh Công Sơn gọi là ‘nhân trắc học’ khi chấm phụ nữ, tức là tôi chấm qua... các tấm hình của nàng.
Ri Sol Ju năm nay 28 tuổi, chỉ biết sinh vào tháng 9/1989, còn không biết ngày vì tôi chưa sắp xếp thì giờ để dự... sinh nhật của nàng được, hehe:
Kết quả hình ảnh cho Gu thời trang của vợ Kim Jong Un gây ấn tượng mạnh tại Trung Quốc‘Em lấy anh (Un) từ thuở hai hai,
Đến năm hai tám thiếp đà ba con’ (Hình 7),
nàng mới... nhắn tin cho tôi hai câu lục bát như vậy, hehe.


H...ết.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

1088. Tiểu vô tướng công và phim ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ (Thư giãn)

Điệp vụ Biển Đỏ, chữ... đỏ lòm
Biểu dương sức mạnh, tưởng người... kinh
Lồng vô trong đó, khoe khúc... cuối:
- Biển Đông thiên hạ, của... 'chúng mình'!

1
TIỂU VÔ TƯỚNG CÔNG xuất phát từ câu chuyện gì?
Truyện Tàu có nhiều vụ ‘giả’ hay lắm, như vụ ‘Tôn Hành Giả thật’ và ‘Tôn hành Giả giả' (Tây du ký)... Nói riêng là Cổ Long có vụ Tiết Bảo Bảo là đại cao thủ, em trai của Thiên hạ đệ nhất kiếm Tiết Y Nhân, ở nhà thì giả điên, đi xa mới làm... ‘sát thủ’! (Sở Lưu Hương); Kim Dung có vụ ‘Cửu dương thần công thật’ của Trương Vô  Kỵ ‘đấu với Cửu dương thần công giả' của A Nhị* (Ỷ thiên đồ long ký), ngoài ra, còn có vụ:
- Đại Luân Minh Vương nước Thổ Phồn, chả hiểu làm sao lại biết hết ‘72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm’!, vào Trung Nguyên đánh bại hết các đại cao thủ của Thiếu Lâm... Lần đầu tại nước Đại Lý, để ép họ nôn ra bí kiếp ‘Lục mạch thần kiếm’, y cùng lúc hạ hết 6 cao tăng của Thiên Long Tự, trong đó có Bảo định đế Đoàn Chính Minh - pháp danh Vô Trần (kết quả, các cao tăng bị thua nên hủy bí kiếp, nhờ Đoàn Dự học thuộc lòng nên y tha không giết, mà bắt cóc họ Đoàn đi và do đó chàng gặp được Vương Ngữ Yên)... Lầu sau tại Thiếu Lâm Tự, trước khi giao đấu, Cưu Ma Trí biểu diễn ‘72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm’ như ‘Niêm hoa chỉ’, ‘Cà sa phục ma công’ hay ‘Đại Kim cương quyền’... làm cho các sư sãi trong chùa thấy đều xanh mặt, bởi họ học mấy mươi năm qua cũng chưa làm nổi!, kết quả là các cao tăng đều thua và bị hộc máu...
*
Lại nói về chuyện Hư Trúc, sau khi được Vô Nhai Tử, chưởng môn phái Tiêu Dao, truyền lại 70 năm công lực...; trong trận ‘Hầm Băng tuyết chiến’ sinh tử giữa Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy - hai bà già 90 tuổi, vì tranh cường hiếu thắng nên Thiên Sơn Đồng Lão lần lượt truyền hết võ công bí truyền gồm Thiên Sơn lục dương chưởng, Thiên Sơn chiết mai thủ và Tiểu vô tướng công... cho Hư Trúc...
Sau khi hai bà chết, Hư Trúc lên làm Cung chủ Linh Thứu cung và may mắn được cả trăm nàng hầu hạ... mệt nghỉ, hehe..., rồi quay về chùa. Tại đây, với tư cách là một tên tiểu tăng tưới rau, trong khi cả chùa trên dưới đều tưởng là ‘72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm thật’, thì Hư Trúc chỉ liếc qua thì thừa biết là Cưu Ma Trí dùng ‘hàng giả’ - đó là ‘Tiểu vô tướng công’ mà y học lóm được từ Tiêu Dao phái:
- Hư Trúc nói ra sự thật nhưng cả thiên hạ chả có ai tin, ha..ha..ha...
Kết quả hình ảnh cho Hư Trúc đánh bại Cưu Ma Trí...Sau trận đấu với Cưu Ma Trí* (Hình 1), mặc dù đại thắng và bảo vệ được uy danh ngàn năm của Thiếu Lâm, nhưng Hư Trúc vẫn bị ‘bộ chính trị’ nhà chùa dùng ‘hình luật bản môn’ xử phạt và bị trục xuất khỏi môn phái... Và chuyện ‘Tái Ông mất ngựa’ lại xảy ra: đó là, khoảng một năm trước vụ Cưu Ma Trí, Hư Trúc đã được măm măm ‘Mộng Cô’ dưới Hầm Băng ở nước Tây Hạ rồi...; sau khi bị đuổi, chàng đi lang thang, lại gặp may mắn nữa là người tình cũ là công chúa Tây Hạ tuyển chồng, hai người gặp lại nhau và ‘ai lớp du bặt bặt’ rất là... hạnh phúc!

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

1087. Siêu học giả Tàu chưa chắc đã... giỏi (Sưu tầm và lời bình)

Lời bình:
À, tôi có để ý vụ này rồi, chưa quan tâm nhưng nay sẽ quan tâm... Có 2 vấn đề:
1) Ta hay học Tàu (vd như Lão Trang Khổng Mạnh, cục đại, ế thức hị, v..v...), ok, kg vấn đề, nhưng làm như thế thì chưa chắc họ đã trọng ta, mà trên thực tế thì họ KHINH NGẦM ta (vì ta theo đuôi họ), có điều các bậc hủ nho xưa nay vì si mê 'Háng' quá mà hóa u mê, hay không biết hay không để ý đó thôi!
2) Ta hay học Tàu, nhưng họ không bao giờ học ta (cũng vì họ là nước lớn), thậm chí họ không cần tìm hiểu ta, mà chực tí là đem ta ra CHẾ NHẠO (vd như vụ này, hay vụ HDV du lịch Tàu ở Đà Nẵng...), các bậc hủ nho xưa nay không lấy thế làm nhục quốc thể (để thức tỉnh!), mà cho tới tận nay, 2018, vẫn tiếp tục ngựa đi đường cũ!
Tương tự cho Lờ-Tờ-Kờ-Mờ, qua cái này cho thấy chưa chắc cái đgl siêu học giả Tàu đã giỏi!
...Nhân tiện, những ví dụ mà Thiếu Khanh đưa ra (HAM DEO CA, VO DE...) là có thật ở dân gian, trong các chuyện kể về Alexandre De Rhodes..., và nay:
- Mỗi lần đọc ‘Database’ là tụi Tây nói là ‘DAI BAY’ và cười (vì họ biết tiếng Việt là ‘đái bậy’), thực ra nó cũng phát âm tiếng Anh là ‘dai bay’ thiệt, nhưng có nghĩa là ‘cơ sở dữ liệu’...
- CAM DAI BAY, tụi Tây hiểu là Vịnh Cam Dai (Bay = Vịnh), nhưng thực ra đây là biển ‘CẤM ĐÁI BẬY’...
- Có một người Anh là Project Manager (Trưởng dư án) đang học tiếng Việt từ một cô giáo Việt, ở HN... Ổng kể: Tôi ra nhà hàng, gọi bia: ‘CHO TÔI 2 LON’, cả nhà hàng đều cười, hỏi ra mới biết họ cười vì tôi không phát âm chữ ‘LON’ được, mà phát âm là... ‘LO...ON’, tôi về nhà nghỉ học tiếng Việt, không học nữa...
clip_image012...Không viết nhiều... Khi chữ Nôm của ta được Latinh hóa vào năm 1617*, tức là đã ‘THOÁT TRUNG’ về mặt chữ viết, thì một bộ phận học giả Tàu (gọi là giới ‘học phiệt’) đã tỏ ra tức giận (!, ha..ha..ha...) và chế nhạo chữ viết của ta toàn là ‘mũ và giày’ (dấu trên và dưới một ký tự, ví dụ ‘ộ’). Nhưng ‘chữ Hán 54 nét dưới đây (Hình 1), do Tiến sĩ Nguyễn Hải Hoành phát hiện, là tên gọi MỘT LOẠI MÌ SỢI ĐẶC SẢN CỦA TỈNH PHÚC KIẾN, ha..ha..ha...
---------
Dưới đây xin giới thiệu ‘phần chính’ bài viết của Thiếu Khanh

SAO ÔNG QUÝ TIỄN LÂM LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM “RẤT NỰC CƯỜI”?
- Chữ Quốc ngữ đội mũ mang giầy
Kết quả hình ảnh cho Quý Tiễn Lâm. chữ Quốc ngữ Việt Nam ‘rất nực cười’Trong một bài viết, “Sao lại nói chữ Quốc ngữ Việt Nam ‘rất nực cười’?” đăng trên trang mạng Nghiên Cứu Quốc Tế, tiến sĩ Nguyễn Hải Hoành dẫn lời một học giả rất nổi tiếng của Trung quốc hiện đại là “Quý Tiễn Lâm (Ji Xian-lin, 1911-2009, Hình 2), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)” vân vân, viết rằng “chữ viết của người Việt Nam sau khi được La tinh hóa, đầu đội mũ, chân đi giầy, rất nực cười” (Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê).
Ts Nguyễn Hải Hoành nhận thấy cái ông “đại sư” “quốc bảo” của Tàu nói năng hồ đồ và chứng tỏ chẳng biết gì cả về chữ quốc ngữ của người Việt. Dù vậy, hình tượng “đội mũ mang giầy” mà Quý Tiễn Lâm gán cho chữ quốc ngữ của chúng ta, cũng ngộ nghĩnh đó chớ. “Mũ” và “giầy” theo con mắt Quý Tiễn Lâm chính là các dấu phụ nguyên âm (diacritical marks) và dấu giọng (accent marks) chúng ta “gắn” vào chữ viết của mình.
Chuyện là như vầy: Những ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam (xứ Đàng Trong), các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa Tây phương đã rất ngỡ ngàng khi tiếp xúc với tiếng nói của người bản xứ: Lúc bấy giờ họ chưa có khái niệm gì về các ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic languages) và họ nghe một thứ ngôn ngữ không những hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, mà còn không giống chút gì với các ngôn ngữ trong hệ Ấn Âu quen thuộc của người phương Tây. Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), tác giả quyển từ điển “Dictionarium Annamiticum, lusitanum, et latinum,” thường được gọi là “Từ điển Việt - Bồ - La” đã từng viết: “Riêng tôi xin thú nhận rằng, khi vừa tới Đàng Trong nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được tiếng Việt”… “Linh mục Joseph Tissanier ở Đàng Ngoài từ 1658 - 1663 cũng ghi lại như sau: Tôi xin thú nhận rằng lúc đầu tiếng Việt làm tôi phát sợ, vì thấy nó khác với các ngôn ngữ Âu châu quá, nên hầu như tôi thất vọng trong việc học tiếng này”.
Giáo sĩ Đắc Lộ kể mấy ví dụ về sự khó khăn phân biệt âm và thanhcủa tiếng Việt trong tai người phương Tây. “Một hôm Linh mục bạn với Đắc Lộ muốn bảo người giúp việc đi chợ mua cá. Khi người giúp việc ở chợ về bảo cho ông hay là đã mua như ý Lm muốn. Ông liền xuống nhà bếp coi xem đã mua loại cá nào, thì ông bỡ ngỡ vì người đi chợ mua một thúng đầy cà. Lm biết ngay vì [ông] đã đọc trại tiếng cá thành cà, nên ông xin lỗi người giúp việc. Một Lm khác bảo người nhà đi chém tre, đoàn trẻ em [người Việt] trong nhà Lm nghe vậy sợ quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát âm lầm là chém trẻ, nên làm cho đoàn trẻ em khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm trở về nhà với Linh mục”.
Những ký hiệu ghi âm tiếng nói của người Việt để phân biệt ca, cá, và cà, phân biệt tre và trẻ, cũng như phân biệt ham và hầm, vợ đẻ và vỡ đê… chính là cái mà ông “Quốc học đại sư” Quý Tiễn Lâm của Tàu gọi là tiếng Việt “đầu đội mũ, chân đi giầy!”.
- Đội mũ mang giầy: chuyện không đơn giản.
Kết quả hình ảnh cho bụm miệng cườiCái ông “siêu sao học thuật” (Học giới Thái đẩu) của Tàu này không hề… rê đuốc vào chân mình, chỉ nói lấy được. Trong bài viết dẫn trên, Ts Nguyễn Hải Hoành cho biết: “Tiếng phổ thông TQ có 4 thanh điệu, vì thế chữ Latin trong phương án Hán ngữ Pinyin do Nhà nước TQ ban hành sử dụng từ năm 1958 cũng phải kèm theo 4 dấu giọng, ví dụ [lī], [lí], [lǐ], [lì], ngoài ra các phụ âm kép như zh, ch, sh có thể viết tắt là ẑ, ĉ, ŝ. Như vậy chữ Hán ngữ Pinyin (Bính âm) cũng “đội mũ,” vì sao cụ Quý Tiễn Lâm lại chỉ chê chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực cười”?” (Hình 3).
Ts Nguyễn Hải Hoành nhắc lại lời học giả Hồ Thích từ 100 năm trước “phán” về chữ quốc ngữ của người Việt: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan”. Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì”. Lời phán ấy có lẽ khiến một số nhà nho Việt Nam thủ cựu bài bác chữ Quốc ngữ thời đó khoái lắm.
Xem ra các tay học phiệt Tàu không biết gì về chữ quốc ngữ của Việt Nam, chỉ phán bừa vì họ rất hậm hực về việc Việt Nam “thoát Trung” thành công về mặt văn tự. Với thứ chữ viết La tinh hóa này chỉ trong khoảng 60 - 70 năm người Việt Nam đã hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống văn tự Hán, điều mà người Nhật và người Hàn đã không làm được, dù họ cũng sáng tạo được văn tự riêng cho mình.
Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh - không dấu, Phù khứ thanh - dấu sắc, Phù thượng thanh - dấu ngã, Trầm bình thanh - dấu huyền, Trầm thượng thanh - dấu hỏi, và Trầm nhập thanh - dấu nặng), nên phải dùng 5 ký hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng TQ (chỉ có 4 thanh: âm bình thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không có thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần chớ gì mà cười tiếng Việt!
Mặt khác, một chữ tiếng Việt dài nhất, chữ “nghiêng” chỉ gồm 7 ký tự, trong khi một chữ Hán thường có đến hàng chục nét “vẽ” rất rối rắm, khó học, khó nhớ. Ví dụ chữ “Hối” trong (Hối đoái - 匯兌 ) có 13 nét; chữ “Tê” (một món dưa chua) có 23 nét; chữ “Thô” (thô sơ) có 33 nét. Một chữ có âm đọc là [piang], là tên gọi 1 loại mỳ sợi đặc sản của tỉnh Phúc Kiến, có đến… 54 nét! Đó là một trong những lý do khiến người TQ muốn La tinh hóa chữ viết của họ cho dễ học dễ viết. Chuyện không dễ chút nào. Vậy mà họ lại chê chữ quốc ngữ của người Việt “đội mũ mang giầy”!
Việt Nam là một trong số 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dùng hệ chữ viết La tinh, và là một trong số rất ít các quốc gia châu Á dùng loại chữ viết này. Với hệ thống chữ viết quốc gia bằng chữ cái La tinh, người ta có thể học một ngoại ngữ có tính phổ biến quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp… và tiếp xúc thẳng với mạng Internet rất thuận tiện mà không phải học thêm một hệ thống chữ viết nào khác.
Người Tàu với hơn 1,3 tỷ dân, cũng muốn dân họ có được sự thuận tiện đó để dễ thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Họ đã nhiều lần nỗ lực La tinh hóa chữ viết, nhưng không thành công. Rốt cuộc người Tàu đã phải tuyên bố bỏ cuộc. Họ có thể dùng chữ pinyin như một giải pháp phụ để phiên âm cho từng mặt chữ Hán, giúp người học/người đọc đọc được từng chữ ô vuông đó chớ không thể dùng nó thay cho chữ Hán để viết lách gì được, trong khi:
Kết quả hình ảnh cho Thủy thủ Mỹ hát Nối vòng tay lớn- Người Việt đã hoàn toàn bỏ hẳn chữ Hán (Hình 4), và phát triển chữ quốc ngữ hoàn chỉnh đến mức có thể diễn đạt mọi lãnh vực tri thức - tư tưởng, văn học, và khoa học, mỹ thuật… một cách phong phú và chính xác.
Việc các học giả TQ (nỗ lực La tinh hóa chữ viết không thành công, nhưng) chê bai chữ Quốc ngữ của người Việt gợi mình nhớ chuyện chùm nho còn xanh của con… cáo!... (Nguồn: Fb Phú Đoàn)
Xem toàn văn bài viết của Thiếu Khanh tại:
https://phudoanlagi.blogspot.com/2018/03/chu-quoc-ngu-va-hoi-chung-nhay-cuu.html

***
Nhân tiện... Chuyện ‘Con cáo và chùm nho’:
Kết quả hình ảnh cho Con cáo và chùm nhoCáo rất thèm, nhưng chùm nho cao quá, với ‘tay’ hái hoài mà không được, quá bực bội, nên nó mới biện hộ rằng: ‘Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả’! (Hình 5). Ha..ha..ha...
Ý nói là việc mà mình rất muốn làm nhưng làm không được, bèn biện hộ là việc đó không đáng để làm!, hay với một ý tương tự, người Quảng có câu:
- ĐÍT MÌNH LÔM NHÔM, LO DÒM ĐÍT HỌ.
Ai dòm đít Việt?

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Chữ Nôm chính là chữ Việt, trong đó âm ta và một phần âm Hán được phiên âm dưới dạng chữ tượng hình - về hình thức là giống chữ Tàu..., có thể dễ hình dung như Tôn Ngộ Không gọi ‘chư pô’ thì ta phiên âm Việt thành ‘sư phụ’ (xem phim Tây du ký), hay nay ta hay viết ‘I love you’ thành ‘Ai lớp du’...
2.       Chữ Quốc ngữ là ‘Chữ Việt-Latin’ khai sinh từ NĂM 1617 BỞI DE PINA, rồi tư vấn bởi một người Việt là ‘Rafael Rhodes’, cuối cùng, được hoàn chỉnh bởi ALEXANDRE DE RHODES NĂM 1651... CHỮ QUỐC NGỮ CÓ TÍNH PHÁP LÝ VÀ ĐƯỢC PHỔ BIẾN TOÀN QUỐC NĂM 1882... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1047-nuoc-chi-na-thu-gian.html
3.       Hồ Thích (1891 - 1962), nghe nói là nhà triết học China cận hiện đại (!), triết lý của ông có thể tóm lược ‘xoay quanh câu chuyện có nói đến ai đó bị ho lao đã nhổ một bãi đờm xuống đất, bãi đờm khô, vi trùng bay vào mũi anh chàng nọ, làm anh chàng ấy bị lây bệnh ho lao mà sau đó chết đi, trước khi chết, anh chàng đó đã thổi lên những tiếng sáo não nùng tha thiết mà làm cho một cô gái rung cảm và nhờ đó sau này đã trở thành một nữ sĩ tài hoa. Có ai thấy được sự liên hệ giữa bãi đờm, một chàng trai bị ho lao và một nữ sĩ tài hoa! Câu chuyện lại dẫn đến chuyện có một người ném một hòn đá xuống nước, nước chạm mặt hồ tạo những vòng tròn lan truyền và lan truyền dần tác động đến các vật khác. Cái mà ta làm hôm nay, có thể tác động một phần nhỏ đến thế giới mai sau’...
4.       Phê bình Quý Tiễn Lâm, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1046-chu-quoc-ngu-va-thoat-han-suu-tam.html
5.       Siêu học giả: gọi trịnh trọng kiểu Hán là Học giới Thái sơn bắc đẩu = Siêu sao trong giới học thuật.