Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

877. Hết chuyện Phi-đen

LTS: Cám ơn lời ‘Chúc mừng SN’ của các bạn: Anh Công Bồ, Bé Ngốc, Can Do, Châu Giang, Cỏ May, Dung Tran, Dư Sinh Hà, Đỗ Thị Sáu, Đội ngũ Facebook, Ha Thi Thanh Vi, Ha Trang, Ha TranViet, Hà Linh, Hoa Anh Đào, Hoa Nguyen Thi, Hoàng Anh, Hồ Lan Anh, Hồng Tâm, Huỳnh Gia, Lan Ngọc, Lao Quangthau, Lão Hạc, Ly Thai Thi Phuong, Maitrang Huynh, Mietvuon Sau, Nang Ly Sao, Ngan Nguyen, Ngoc Anh Tran, Ngoc Chu, Ngọc Diễm, Ngọc Hà, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Nắng Hoa, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyet Nga Chu, Phong Nguyễn, Phú Đoàn, Quang Nguyen, Quyên Xưa, Sơn Nguyễn, Thaovy Dang, Thi Hồng Ôn Thị, Thi Ngoc Diep Le, Thu-Yến Vũ, Thuận Ánh, Trang Hạ, Trang Thùy Lê, Trần Đắc Khiết, Trần Minh Châu, Trinh Bich Trang, Tuyết Hương Đặng, Van Son Ho, Vi Muadong, Viet Yen Le, Vomtroirieng, Vương Quang Trung, Yến Ngọc…
---------
Chiều về gợi nhớ mùa thu… gọi
Lá thoảng rơi rơi xuống cát đời
Anh đi đây đó, lục bình sóng
Rảo khắp nhân gian, vẫn chốn nao!

tôi nằm trên một cái ghế xếp và hút thuốc, để ý thử họ có nhắc đến ông Phi-đen không?: ‘không, hoàn toàn không’!

Đây là bài viết ngắn… nhất của tôi!
*
Hồi nhỏ (lớp đệ tứ), trong cuốn tạp chí ‘Kiến thức ngày nay’ gì đó, tôi có đọc về Ché (Che Guevara) - mà sau này tôi chỉ còn nhớ chữ ‘CHÉ’ thật to trên trang bìa có cái dấu sắc dài thoòng, ‘hết chuyện’!
Nhưng, tôi lại nhớ mãi câu chuyện về ‘Bá chủ thế giới’* với câu:
-Ôi! ta tưởng ta là bá chủ vũ trụ, không ngờ ta lại bị thua trước sức mạnh tình yêu của con người, xin vĩnh biệt...
*
Hai hôm nay, trên Facebook… Đọc tiêu đề ‘Tin mới nhận: Lãnh tụ Fidel Castro qua đời, thọ 90 tuổi’, tôi mới bình là:
-Choán cái tay này lắm, bạn Dung Tran nhắc đến y làm mình thấy bùn ngỉu rùi nè!,
bạn ấy có bấm nút ‘like’ vào lời bình của tôi một cái, ‘hết chuyện’!
Rồi tôi có đọc mấy câu: ‘Phidel died. Hình như chạ ảnh hưởng gì đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục.... nước ta. Có phải không ợ?’ (Bùi Oanh)
-‘Yes’, tôi trả lời.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

876. Chùm thơ ‘Tôi muốn… sống’ (Nhân ngày SN…)

Tôi thích cái gi mới nhất, tiến bộ nhất, hiệu quả nhất và tình cảm... nhất!

LTS: Tôi thích cái gi mới nhất, tiến bộ nhất, hiệu quả nhất và tình cảm... nhất!, nghe bản nhạc hiệu ‘AFF CUP 2016’ chiều nay (23/11/2016) làm tôi rung động: 'chúc Đội tuyển VN thắng!'..., kết quả là VN thắng Malaysia 1-0, theo tôi là nhờ thủ môn giỏi, nhưng tôi thấy không yên tâm!… Nếu ta muốn thắng được ai đó thì phải có ‘bản lĩnh’ và phải có ‘lửa xanh’, theo mọi nghĩa
Nhân ngày SN của… tôi, xin đăng làm kỷ niệm - các chùm thơ 4 câu mà tôi đã ngẫu hứng tặng các blogger - từ ngày 24/9 đến 23/11/2016, có thêm tiêu đề, gồm: Chu Ngọc/Miền Nhớ, Cỏ May, Dung Tran, Gia Tue/haduyenp, Hai Rạch Giá, Hưng Lê, lan rung, Lê Thanh Bình (Ngựa mỏi chân rồi), Mùa thu vàng, Mưa rừng chiều, NAD, Ngoc Anh Tran, Sáu Miệt Vườn, Sơn Nguyễn, Sỹ Liêm, Vòm trời riêng, Xuân Khanh Nguyễn…



Vàng rơi tháng mười 
Vàng rơi tháng mười, thu ở đâu?
Em đi tất tả giữa dòng đời
Úa màu, hoa rơi sầu nhân thế
Cây đứng im lìm, vô cảm… sao!
Dạ khúc làm chi cho khói bay
Tách cà phê vắng, buổi chiều này
Lang thang, nghe gió về lạnh: tối
Em đến rồi đi, tim nhói đau
Chẳng thể nào, em ngoảnh mặt: đi!
Mưa rơi hạt nặng, trắng... li bì
Người nay ngoảnh lại, đau lòng quá
Em, dáng vô tình, mưa... phía sau

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

875. Bất thường là hạnh phúc và chuyện AFF Cup 2016

Thái Lan đã 'âm, dương' kết hợp, và do 'tỉnh' hơn các đội khác (trong khu vực), nên họ thành công nhất.


Sáng nay, quán cà phê quen, …chán
Em cong, thoáng mẩy giữa mắt trần
Nhưng ôi, thiên đường anh không có
Thôi!, đảo xe về, anh với anh...



Mới đây, tôi chợt phát hiện ra là 'quy luật của tự nhiên là không có... luật' - chỉ là các suy đoán của con người, mà ở trong đời, trong 100 trường hợp thì có đến 99 trường hợp xảy ra là không đúng như mong đợi của chúng ta. Bài này tôi viết liền, không viết nháp, gồm 4 nội dung ngắn: 1) Tôi yêu cái bất thường, 2) Chuyện 2 đám tang, 3) Trận khai mạc AFF cup 2016, và 4) Mở rộng ra về nhiều mặt...

1
Tôi yêu cái bất thường...
Vài ví dụ như: ban đầu cưới vợ những tưởng bả sẽ chiều ta, nào ngờ sau này cái gì bả cũng đối nghịch với ta... suốt đời!; đang viết mấy chục entry khen ngợi văn hóa Tê Cu, nào ngờ còn 'Hải quái 981' bỗng lù lù xâm nhập vào hải phận nước ta, kèm với lời tuyên bố nhơn nhơn 'khinh thường các anh hùng võ lâm thiên hạ Việt' của mấy tay 'khâm sai đại thần', mà làm ta thay đổi hẳn cách nhìn!; ta viết một  entry bình thường hơn cả bình thường, bằng những tâm sự dân gian nhất, nào ngờ entry đó lại bị ai đó 'troll'... nhất!; sáng sớm ta mong ra cổng sẽ gặp một thiên thần bé nhỏ xinh đẹp, nào ngờ lại có một bà già đanh cú đế thò chổi vào quét sân giùm cho ta!; rủ bạn gái đến uống ở một quán cà phê trữ tình mà ta thường hay uống, nào ngờ tối hôm đó quán này lại đóng cửa!; đang đi đường vào giữa buổi chiều, bỗng thấy đói bụng, tiền trong túi thì rất hạn chế, ta nghĩ ghé vào một quán nhỏ vệ đường làm tô bún be bé cỡ 10-15000đ gì đó rồi tối về sẽ ăn chính thức, nào ngờ nó tính ta đến... 75.000đ, híc..híc...; cả ngày ta ngồi chơi... blog từ sáng sớm đến 5g chiều thì trời nắng, rồi định ra chợ mua món gì đó để tối ăn, nào ngờ mới dắt xe máy ra cổng thì trời tự nhiên đổ mưa, nên tối đó ta phải ăn bún với nước mắm ớt tỏi!, híc..híc...
Mấy từ như 'tự nhiên', 'bỗng nhiên', 'những tưởng', 'nào ngờ'... là bất thường, nhưng nó hầu như luôn luôn xảy ra trong đời ta, nên trở thành... bình thường, vậy thì điên gì mà ta không 'yêu' 99% cái bất thường, mà lại đi yêu 1% cái thường như ta muốn!, riêng tôi:
-Tôi bắt đầu 'yêu' những gì xảy ra khác với mong đợi của tôi!

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

874. Truyền thông Mỹ bị… đại bại (Thư giãn)

Tôi quên mất câu chuyện truyền thông chính trị nào đó là… đại thắng hay đại bại, bởi vì thế giới này đẹp quá…

Trời Đông xa ngóng trời Tây: lạnh
Khói cuộn u buồn mỏi mắt bay
Động gió lan lan, đêm thèm... lạ
Em, quá diệu kỳ!, anh... sống thêm!
---------

Chữ ‘đại bại’ này là do tôi nhớ trong một bài text trong một giáo trình tiếng Anh (quên tên, trước và sau năm 1990, dùng đi kèm với cuốn Streamline English), nói về một viên chỉ huy bị đánh bại, tạm nhớ là ‘Captain defeated’… Ngoài ra, trong cuốn ‘Lịch sử thế giới’ của VN (thời 1975-1980) có câu ‘Triệu Khuông Dẫn đả bại quần hùng và lên ngôi minh chủ’… Và rất phong phú, trong tiếng Việt có các trạng từ đi với chữ ‘thất bại’ như: đau thương, đáng kể, đớn đau, ê chề, nặng nề, nghiêm trọng, nhục nhã, thảm hại/thê thảm…, nên tiêu đề trên có thể dịch là: ‘Mr. American Media strongly defeated’  (cười).
Người ta thường nói từ ‘tiến hóa’ (evolution), rồi cứ ‘nam mô’ hoài mà chưa chắc đã… đúng, mà hãy cứ hiểu theo nghĩa rất ‘hot’ và thực tế: Nói tiến hóa thì phải có ‘thoái hóa’, nhưng nó luôn hàm nghĩa là ‘thích nghi’ với cái ‘đang là’, cụ thể là với ‘luật chơi’ (của thế giới), mà những ai đó/nhóm lợi ích nào đó không thích nghi thì sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, không sớm thì muộn. Điều này không chỉ đúng với nước ‘Mỹ’, mà còn đặc biệt đúng với ‘xứ rùa X’, tức là đúng với cả thế giới, rộng hơn là thế giới tự nhiên, nên dĩ nhiên là đúng với cho cả lịch sử xưa nay… 
Và lưu ý rằng, hơi khác với cụm từ ‘những người im lặng lên tiếng’ (chỉ giới dưới trung lưu/trung lưu Mỹ) là một thuật ngữ bầu cử được sử dụng khá phổ biến từ thời tổng thống Nixon, nhất là vào thời ông Trump, tôi viết bài này với tư cách là ‘người im lặng không lên tiếng’!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

873. Viết tiếp bài 'ông Trump Mỹ' (Thư giãn)

nói có lập trường, nói theo ý mình - không 'nam mô' các thần thánh hay vĩ nhân đã nằm trong... viện bảo tàng, không bao giờ chịu sự chỉ đạo của ai đó... 
---------
Cỏ may vươn, mơn vuốt lưng chừng nụ
Thoáng thơm mùi, hoa lướt trắng cong cong
Tạo hóa ơi, sao cho gió thổi vòng!
Miền xa đó, ai đây còn rạo rực!


Tôi không có ý định viết bài này, mặc dù đã từng viết bài 'ông Trump Mỹ'*...
Cách đây khoảng 2 giờ, 'con mèo' hỏi: 'Này anh lại đang viết bài về anh Trump đấy à?', có lẽ vì nàng đoán là nếu nàng 'chát' mà lâu tôi không trả lời thì chắc là tôi đang bận biết bài mới!
Không, tôi không viết, vì cùng với những bài hát như 'Chiều tà', 'Dòng sông xanh', 'Tiếu ngạo giang hồ' (trong phim Lý Liên Kiệt - Lâm Thanh Hà), 'Betrayal', 'More than I can say', 'See you again', 'Mộng uyên ương hồ điệp', 'Hoa tím ngoài sân/Giọt nắng bên thềm', 'Faded', 'Biển tình'..., tôi đang nghe bài 'Nụ hôn biệt ly'* do Trương Học Hữu trình bày - mà được tôi đánh giá là một trong những bài hát hay nhất thế giới!:
-Bao lời trao nhau không thể thành hiện thực...
Khuôn mặt em sao bỗng quá xa lạ
Thế giới của anh bắt đầu có tuyết rơi
Lạnh tới mức anh không thể yêu thêm một ngày
Lạnh tới mức những nỗi niềm chôn giấu đều rõ ràng đến vậy
Anh hôn biệt ly em nơi con phố không người
...

Khuya, bỗng tôi thức dậy có...việc, thế rồi tranh thủ viết luôn, viết ngắn, không viết nháp như thường lệ...

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

872. Tôi nhập vào cõi… chết! (Thư giãn)

Nghe tiếng tụng ‘i…a…’ như tôi đã từng nghe nó bên Malaysia, Singapore, Abu Dhabi, Dubai...

Trong số gần 1000 ‘chuyện’ có thật trong cõi đời mà tôi đã kể trong blog này, …một hôm có một người không tin, bảo là tôi ‘nói phét’, nhưng ngay lập tức sau đó, khi anh ta vào tra Wikipedia, quả nhiên là đúng y sì phoóc, ha..ha..ha…
Tôi đã từng nói với nàng rằng:
-Anh có cái hơi bị lạ, đó là thấy mọi thứ đều có ‘link’ (quan hệ) với nhau, nếu ai đưa/nói một cái gì đó mà không có quan hệ với những cái khác thì anh sẽ không thể nào hiểu được!… Là một người ‘không tôn giáo’, nhưng bôn ba rất nhiều qua cái cõi đời này, anh lại thấy các tôn giáo là… một!, bởi Phật, Chúa, Thượng đế/Ala cũng chỉ là ‘khát vọng’ của người sống mà thôi!… Chả lẽ em chết, lên thiên đường, không biết thượng đế cao thấp cỡ nào!, còn anh và các blogger xuống… địa ngục hết, thì em ở trên đó chơi blog với ai!’, ha..ha..ha…
Tôi có xem Giải bóng chuyền nữ VTV Cup 2016, Giải bóng đá U19 châu Á, hay AFF Cup 2016 (tại Malaysia, 19/11 đến 17/12/2016), Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016… không nhỉ?, có. Tôi có xem phim ‘Nhiệm vụ bất khả thi’ không nhỉ?, có. Tôi có theo dõi trận chung kết… World Cup hồi hộp từng giờ và đầy ngoạn mục giữa ông Trump và bà Hillary không nhỉ?, có… Vì ‘động cơ gì’, ‘để làm gì?’, nếu hỏi dồn dập như kiểu Tạ Bích Loan hỏi MC Phan Anh, thì tôi cũng xin… chịu, không trả lời nổi!
Nhưng, dưới đây là tôi nằm… mơ!, mà các bạn có thể không tin, nhưng tôi tin!

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

871. Tôi… chấm điểm buổi Khai mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016

Hai MC làm rất tốt, xinh, nói tiếng Anh rất ‘Mỹ’, có ngữ âm tốt và giọng nói hấp dẫn!

Tôi là cái gì mà dám chấm điểm buổi ‘Khai mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội’? Tôi là dân. Ngoài ra, trong một năm có 365 ngày, có lúc xem nhiều, lúc xem ít, nhưng tôi cũng xem gần gần 365 phim/năm (cười); hơn nữa, tôi cũng rất phấn khích/hạnh phúc khi thấy bất cứ hình ảnh/cái gì 'tiến bộ' của VN được quảng bá với thế giới.


1
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF - HaNoi International Film Festival) là một sự kiện văn hóa quốc tế được tổ chức 2 năm một lần với mục tiêu vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, có giá trị nghệ thuật cao và phát huy tinh thần thân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim trên thế giới vì sự phát triển của điện ảnh. Nối tiếp thành công của những kì Liên hoan Phim trước đó, Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ IV sẽ được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội. (ybox.vn)

Ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016: Theo thông từ BTC, Ban giám khảo hầu hết là đạo diễn, diễn viên lừng danh từng được các giải thưởng điện ảnh danh giá nhất như Oscar, Cesar, BAFTA, hay các giải thưởng điện ảnh quốc gia và phần lớn các vị giám khảo đã từng ngồi vị trí chủ tịch hoặc thành viên ban giám khảo tại các LHP quốc tế hàng đầu như Cannes, Berlin, Matxcơva... Hạng mục phim dài sẽ có 5 giám khảo. Chủ tịch Ban giám khảo là ông Régis Wargnier…, bên cạnh đó, bà Geraldine Chaplin - con gái vua hài Charlie …, còn có các giám khảo
Adoor Gopalakrishnan, Maria Izadora Calzado và ông Đào Bá Sơn. Trong khi đó, hạng mục phim ngắn cũng quy tụ những tên tuổi lừng danh trong bộ môn nghệ thuật thứ 7 của quốc tế, Ban giám khảo phim ngắn gồm bà Maxine Williamson - Giám đốc nghệ thuật tại giải thưởng Điện ảnh Châu Á - Thái Bình Dương và Liên hoan Phim Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Brisbane, Úc, ông Philip Cheah - nhà phê bình điện ảnh, một trong những thành viên sáng lập nên Liên hoan Phim quốc tế Singapore, đạo diễn, họa sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa. Ban giám khảo Netpac gồm ông Ed Lejano - Giám đốc điều hành Liên hoan Phim quốc tế QCinema, ông Udi Aloni - cựu Giám đốc chỉ đạo nghệ thuật Nhà hát Freedom và ông Đoàn Minh Tuấn - Nhà biên kịch, Phó Tổng Biên tập TC Thế giới Điện ảnh… (vtv.vn)

2
Tối nay, 1/11/2016, lễ ‘Khai mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội’ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2.
*
Đang xem 2 MC (Ái Phương! và Đức Bảo…) dẫn chương trình bằng song ngữ Việt - Anh rất là hấp dẫn, bỗng tôi cảm thấy hơi mất hứng khi người ta giới thiệu ‘người tham dự’ (participant/s) gồm toàn là các ông lớn, toàn là của Việt Nam!, nào là ủy viên Bộ CT này, Ban chấp hành nọ, Ban chỉ đạo kia… Cuối cùng chỉ có mấy chữ vớt vát đại khái là ‘với sự tham dự của các đạo diễn, nhà làm phim, nghệ sĩ… đến từ nhiều nước trên thế giới’. Thiết nghĩ là ‘có sự tham dự của 550 bộ phim dài, ngắn đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ’ cơ mà!, 
Liên hoan phim thế giới chứ đâu phải là Liên hoan sự có mặt của mấy ông lớn! (lưu ý rằng sự tham dự của PTT là cần thiết).
*
Sự mất hứng này càng tăng khi ông Bộ trưởng (VH-TT-DL) lên và làm… trật lất:
-Thứ nhất là khi đọc diễn văn khai mạc một lúc, ông kết luận ‘Tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016’, thế là xong, MC nói lời cám ơn, mọi người vỗ tay rần lên. Tưởng đã xong, nào ngờ bỗng ông Bộ trưởng còn… ráng mần thêm một đoạn nữa!, MC lại phải nói lời cám ơn, mọi người lại phải vỗ tay lẹt đẹt một lần nữa: hình như ông Bộ trưởng không biết thế nào/đến đâu/khi nào là kết thúc một bài diễn văn khai mạc!, ối trời đất ơi!
-Thứ hai, MC tiếp tục mời ông Bộ trưởng lên đánh chiêng khai mạc, ổng gõ 3 tiếng  ‘boong’, ‘boong’, ‘boong’, thế là xong, MC nói lời cám ơn, mọi người vỗ tay rần lên. Tưởng đã xong, nào ngờ bỗng ông Bộ trưởng còn… ráng mần thêm 2 tiếng ‘boong’, ‘boong’ nữa, MC lại phải nói lời cám ơn lí nhí, còn ấy người ngồi trước màn ảnh nhỏ (cả nhà tôi) đều cười ồ cả lên: hình như ông Bộ trưởng không biết đánh chiêng!, ối trời đất ơi!
*
Ngoài ra, cũng có một ít mất hứng khác khi các lời đọc (của MC) nói quá nhiều, tung hê quá nhiều về nền điện ảnh VN, vd như ‘đóng góp rất nhiều cho khu vực, châu lục và thế giới’ (!)…, mà là người thường xuyên xem phim Việt và nước ngoài, tôi thấy phát biểu này là quá đáng! Thiết nghĩ là nên dành 1/3 nội dung để nói về điện ảnh VN, 2/3 còn lại là nói về điện ảnh thế giới - vì những người ngồi trước màn ảnh nhỏ cần biết về thông tin này (trừ mấy cái clip thoáng qua, hầu như chúng tôi chả nghe giới thiệu gì cả!)…, và những bản nhạc trình diễn 
phln là nhạc Việt!, nhưng trong khi đó, ‘có sự tham dự của 550 bộ phim đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ’!...

3
Quan sát bên dưới, vì thiếu ‘sự tham gia’ (participation), nên tôi thấy không ít khán giả (nước ngoài), có người ngủ gục, có người ngồi ngáp, có người hai mắt như vô hồn, híc..híc…, và lời phê bình cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2014 vẫn còn đó:
-Nhưng để tiến tới một ‘thương hiệu’ Liên hoan phim quốc tế ở Việt Nam, e rằng còn xa lắm bởi chưa thoát ra khỏi hình thức... (vnca.cand.com.vn)
*
Cũng cần nói thêm là:
  1. Hai MC làm rất tốt, xinh, nói tiếng Anh rất ‘Mỹ’, có ngữ âm tốt và giọng nói hấp dẫn.
  2. Các diễn viên ca, múa, nhạc làm rất tốt, có kỹ năng trình diễn cao, và dường như không có dấu hiệu bị ‘phốt’!
  3. Việc xuất hiện của 10 thành viên của Ban Giám khảo (chấm giải) mà trong đó có đến 80% là các ông/bà ‘Tây’ đã làm sân khấu ấm hẳn lên.
  4. Chương trình đã có chuẩn bị tốt/công phu, sự tham gia của các nhà tài trợ trong và ngoài nước là cần thiết, thời gian tổ chức là vừa đủ/không quá dài…
Tuy nhiên, với tư cách là khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ, tôi… chấm việc ‘sai’ của ông Bộ trưởng đã làm buổi lễ bị mất đi 2 điểm, việc quá ‘tuyên truyền’ về VN và việc giới thiệu (ban đầu) toàn là các ông lớn VN làm mất 1 điểm, nên buổi lễ chuẩn bị rất tốn công trên chỉ còn có 7 điểm!, hi..hi…
Và tôi sẽ tiếp tục theo dõi Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, vì nó đã và đang là một cơ hội để tôi có dịp kiểm nghiệm lại và bổ sung những suy nghĩ của mình về phim Việt và phim nước ngoài.


(HẾT)
---------
Chú dẫn:

  1. BAN GIÁM KHẢO PHIM TRUYỆN DÀI: Đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch người Pháp - Régis Wargnier (Chủ tịch - 1948); Diễn viên Hollywood người Mỹ - Geraldine Chaplin (1944); Đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch Ấn Độ - Adoor Gopalakrishnan (1941); Diễn viên Philippines - Maria Izadora Calzado (1982); Đạo diễn Việt Nam - Đào Bá Sơn (1952). BAN GIÁM KHẢO PHIM NGẮN: Đạo diễn Australia - Maxine Williamson (Chủ tịch - 1964), Nhà phê bình điện ảnh Singapore - Philip Cheah (1958), Đạo diễn, NSND, họa sĩ Việt Nam - Nguyễn Thị Phương Hoa (1957). BAN GIÁM KHẢO NETPAC: Đạo diễn, nhà báo Philippines - Eduardo Lejano (Chủ tịch - 1960), Đạo diễn, nhà biên kịch Israel - Ehud Aloni (1959) và nhà biên kịch Việt Nam - Đoàn Minh Tuấn (1960). (laodong.com.vn)
  2. Phim dự thi: Chỉ nhìn vào 12 phim truyện dài dự tranh giải đã có 10 đạo diễn/9 phim ở thế hệ 7x và 8x với những giọng điệu, cách kể đa dạng: Hiroki Hayashi - Nhật, sinh năm 1974 - ‘Blossoming into a family’ (Gia đình nở hoa); Apichatpong Weerasethakul - Thái Lan, sinh năm 1970 - ‘Cemetery of Splendour’ (Nghĩa địa huy hoàng); Ebrahim Ebrahimiyan - Iran, sinh năm 1982 - ‘Inadaptable’ (Không thể hòa hợp); Oleg Asadulin - Nga, sinh năm 1971 - ‘The Green Carriage’ (Toa xe màu xanh)… Đặc biệt phim ngắn, gồm cả phim truyện ngắn, phim tài liệu, phim hoạt hình, đạo diễn trẻ cũng chiếm thế mạnh. Riêng 10 phim ngắn Việt/30 phim dự thi, tất cả đều của người trẻ, thậm chí mới chỉ ở tuổi 20-21 như: ‘Bông hoa mặt trời’ - Hồng Linh, ‘Cá dọn bể’ - Chu Ánh Nguyệt, ‘Dành tặng ông Điều’ - Nguyễn Hiền Anh, ‘Khát vọng người’ - Phạm Huyên… (laodong.com.vn)