Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

603. Bóng đè!


Sáng nay thức dậy, làm một ấm chè búp Thái Nguyên và một ly cà phê, tôi bưng ra sau vườn, để chúng trên một chiếc bàn đá, rồi đứng bên cạnh dòng sông, bỗng lòng tôi ngẩn ngơ.

1. Chúng tôi nói chuyện Phật, Chúa, Ala...

Tối hôm qua, chúng tôi đã nói chuyện về Phật, Chúa, Ala, Cao Đài, Hòa Hảo... cho đến khuya.

Sáng nay, nắng vàng tươi đã quàng lên hàng dừa nước xanh đen, phả rực vào hàng rào thép bướng bỉnh, sưởi ấm bờ đất chạy dọc theo hàng rào và sà xuống mấy viên bê tông chưa kịp tỉnh sau cơn mộng lạnh giá về đêm... Tôi đã cảm nhận... được cái mênh mông vô thường của Phật, cái đức tin diệu vợi về 'thượng đế' (hay Ala), cái bóng hình của Chúa lởn vởn trong trí óc, và cái mờ ảo của vài vị thánh đến với tôi từ thế giới trùng trùng duyên khởi!

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

601. ‘Đèn cù’ - cuộc rượt theo hư ảo!

Cuộc đời con người quay như cây đèn cù,
hay là ta nhìn cuộc đời như nhìn cây đèn cù quay!,
thực cũng là ảo!, mà ảo cũng là thực!
nhưng quy cho cùng, tất cả đều là ảo!

Tôi có đọc sơ qua cuốn ‘Đèn cù’ của Trần Đĩnh, nó làm tôi cảm hứng viết bài này, tuy nhiên đây không phải là viết về nội dung của cuốn sách, mà nhìn chiếc ‘đèn cù’ dưới góc độ nhân sinh. (Việc đánh giá nó là của người khác, riêng tôi, tôi thích câu này: ‘Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh rằng chúng ta anh hùng trước mặt ‘kẻ thù’ nhưng đụng đến chính quyền, đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy. Tại sao tôi khóc vì tôi cảm giác nhân dân như bố mẹ mình mà mình nói xúc phạm như vậy là mình có lỗi với bố mẹ mình. Bây giờ dần trưởng thành rồi mình cảm thấy không phải như vậy nữa.’ (Trần Đĩnh, nguồn: rfa.org). Tôi thích, nhưng phân tích về câu này thì xin hẹn trong một entry khác). 

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

600. Vĩnh biệt Khổng Tử!

  
Tối hôm qua tôi nằm mơ...
Tôi đang nằm trong võng, ở trong nhà. Bỗng có một anh chàng thư sinh, đi xe đạp, ghé lại nhà tôi. Tôi còn nhớ mang máng là trên xe cậu ta có treo một cái lồng, trong đó có một đôi chim cu gáy. Tôi mới bước ra tiếp khách và hỏi ra thì mới biết là cậu ta đến để xin học. Tôi mới hỏi:
-Cháu tên gì?
-Dạ, cháu là Khổng Tử.
Tôi mới nhìn kỹ lại, cậu ta khoảng 26t, dáng dấp rất là... hai lúa (xem chú thích bên dưới), tay chân hơi thô, khuôn mặt nếu ráng nhìn thì trông cũng... tàm tạm, khá thông minh, nhưng có nước da mặt hơi xanh. Với kinh nghiệm của mình, tôi biết đây không phải là... người. 

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

598b. ‘Thoát Trung’ hay ‘thoát ảo’! - phần 2

Đáng lẽ tôi viết thêm 1-2 đặc điểm nữa (của nước Tàu, xem ở đây), nhưng tôi không có thì giờ, và lại tôi không phải là học giả, mà chỉ là học thực (= học từ hiện thực), hihi, nên thiết nghĩ biết chừng đó là… đủ xài rồi. Ngoài ra, có một nhà nghiên cứu (!) nào đó nói rằng nghe ‘thoát Trung’ hoài chán quá: biết rồi, khổ quá, nói mãi, tôi mới bình rằng:
Nói hoài hai chữ thoát Trung
Sao bằng cả xóm nói không với Tàu