Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

951. Bán dâm và mua dâm (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho bán dâm

Sắc nhợt nhạt, bỗng dưng rời son phấn
Tim gan góc giữa chốn tòa nghiêm cẩn
Đẩy nhân gian lộ bỏ hết lẽ đời...!
Giữ niềm tin, cứ lặng lẽ tự bơi
Trong vòng xoáy trận ma nơi hành pháp
Nhìn trên cao, qua đầu tên lảm nhảm
Tìm lối đi, trở lại với cuộc đời!
(Nghệ sĩ Chí Trung, kienthuc.net.vn)

Mấy… ngàn năm nay, trong các 'hợp đồng tình ái', người ta thường nghĩ phụ nữ là bán dâm, còn đàn ông là mua dâm. Còn tôi, dưới một góc nhìn khác, tôi nghĩ khác, tôi nghĩ ĐÀN ÔNG THÌ BÁN DÂM, CÒN PHỤ NỮ THÌ MUA DÂM, siệt!, hehe… Tại sao?

1
Tại sao người ta lại ‘thường nghĩ vậy’ đến mấy… ngàn năm nay? Nếu không vậy thì tại sao có nàng nào đó đã than rằng ‘Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm’?... Bởi vì đọc vô số bài trong sách báo, trên blog, trên face…, ta thấy người ta thường nói ‘vĩ nhân A, B, C dắt Dê đi ỉa’ gì gì đó là nói ‘đúng’ rồi!, nói đúng như chân lý rồi!, bởi vậy tôi ‘nam mô’ theo, tôi nói theo, cũng là… đúng!’, nên nếu họ không nhét mấy ‘vĩ nhân’ đó vào đầu, vào cái… chính giữa, thì cũng nhét vào đít bài!, siệt!, ha..ha..ha… ‘Vĩ đại’ là cái qué gì?, ta cũng là con người do trời đất sinh ra thì tại sao suốt đời ta phải ‘tung hê’ những người phàm tục (trước thời... Bảo Đại thôi nhé!) như Khờ, Mờ, Lờ, Phờ, Tở, Ủn… nào đó ị ra cái cục cựt thúi hoắc là vĩ đại!, và ai đó đã và đang làm cho dân xứ rùa X suốt đời luôn cảm thấy ‘nhược tiểu’, ngóc đầu lên không nổi vì vào trường/cơ quan, viết lách, ca hát, sáng tác… là phải ‘muốn nằm’ cái ông Vĩ Văn Đại nào đó!
Văn chương hơn, trong truyện ‘Gatsby vĩ đại’ (The Great Gatsby), ‘đại văn hào’ Scott Fitzgerald* có nói: ‘BẠN SINH RA LÀ MỘT NGUYÊN BẢN, ĐỪNG CHẾT NHƯ MỘT BẢN SAO’, ổng có… vĩ đại thật!, sở dĩ ổng vĩ đại vì ổng không bao giờ thèm ‘nam mô’ mấy ông Vĩ Văn Đại khác! Còn vì sao bạn lại cho ông nào đó vĩ đại?, vì bạn không 'ta là ta', mà là một ‘bản sao’, mà đã là bản sao thì phải gọi ‘bản gốc’ là… ông cố tổ là đúng rồi!, còn nếu bạn không phải là ‘bản sao’ của vĩ nhân hay thánh nhân thì méc chi mà phải tung hê ai đó là ‘vãi đị’!
*
Thường, để viết cái gì đó dù là… vĩ đại hay không, thì tôi chỉ viết tóm gọn có 5-10 dòng, mà để viết được như vậy thì phải có cách đúc kết và cố gắng chọn ra ví dụ điển hình (typical) nhất… Nôm na, ông Khử Tổng* đố ta ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’ là gì?, ta… bí!, ta hỏi ổng ‘I love you, ok’ là gì?, ổng cũng… bí!, vậy kết quả ‘đá banh’ giữa ta và ổng là ‘1 đều’, vậy ổng là thầy của ta là hay ta là thầy của ổng!, tôi không biết, hên xui!; nên nếu nói ổng là ‘vạn thế sư biểu’ của ta thì coi chừng bị ‘bé cái nhầm’!, vì chỉ có dân An Nam mới nghĩ vậy thôi!, chứ dân Mỹ, dân châu Âu, Nga, Ấn, Singapore, UAE, Hàn, Nhật, Tàu (chẳng hạn như Lưu Hiểu Ba*, Vương Khả Nhi*, Lưu Á Châu*)... không nghĩ vậy!...
Lưu ý rằng cái gì cũng có 2 mặt: mặt phải và mặt trái, và, xét cái gì thì ngoài việc xét chính nó, quan trọng hơn rất nhiều là hãy xét cái ‘hệ quả’ của nó... Ví dụ: ‘Mặt phải’ của tư tưởng Khử Tổng ai cũng nói ‘hay’!, vậy 99% cái mặt dở/cổ lỗ sĩ của ổng hiện nay là ở chỗ nào?... Và, chủ yếu ‘Khổng thuyết’ hay 'Thứ tư nghỉnh cu' nói cái gì?, ngày xưa có giá trị gì?, nay có áp dụng được không?, cụ thể là cái khái niệm ‘ngu trung - quân xử thần tử, thần bất tử bất trung’ nay có còn đúng không?, cái khái niệm ‘quân tử’ mà xưa nay bọn quan lại, bọn đại gia, bọn giả học, bọn chém gió… giành lấy hết, còn phần xí quách là ‘tiểu nhân’ thì giành cho ‘dân’, cho phụ nữ là thứ ‘nhi nữ thường tình’, nay có còn đúng không?, tóm lại, bà Merkel, bà Hillary, bà Theresa May… có phải là ‘tiểu nhân’ không?; chưa kể những ‘Ngụy quân tử Nhạc Bất quần’ ngày càng mọc lên như nấm là do ‘kiến trúc sư’ nào thiết kế ra?...  
Thực tiễn hơn, truyện ‘Kim Dung’, ‘Cổ Long’ ý nói lên cái gì?, truyện ‘Ngư ông và biển cả’ của Hemingway ý nói lên cái gì?, cuốn ‘Thân mật' (Intimacy) của Osho hay cuốn ‘Đối diện cuộc đời’ của Krishnamuri ý nói lên cái gì?, các bản nhạc EDM ‘Faded’, ‘Sing me to sleep’ của Alan Walker* ý nói lên cái gì?, cái bóng ông ‘bự’ đứng đàng sau ‘Hot girl xứ Thanh’ là ai, hay đàng sau vụ ‘Hợp đồng tình ái Nga-Mỹ’ là ai?, ‘Thiên đường’ vô địch World Cup về ô nhiễm môi trường, về tẩy não, về to mồm, về ỷ lớn hiếp bé, về sản xuất hàng giả 400 tỉ usd/năm* và về... đái đường là ở đâu?
Ai biết giơ tay lên? Tôi cũng không dám giơ tay…

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

950. Trí tuệ thứ… nhì Tê Cu (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho đạt ma

Kẻ miền xa, khiến tôi mơ
Nhạc tình lả lướt làm thơ nhớ người
Gọi là vui một tí thôi
Khóc vào đêm trước, bỗng... cười đêm sau
Đã sinh trong cõi ta bà
Không sa danh lợi, cũng sa... lưới tình!


‘I hate using the word Trung Quốc’, nói như kiểu phim ‘HBO’ là tôi ghét xài từ Trung Quốc, mà thích dùng từ Trung Hoa, như tính lịch sử vốn có của nó, như cụ Wikipedia có nói nó ‘là xứ Hoa Hạ*, ở Hà Nam, Tê Cu, giáp Tây Tạng, là trung tâm ‘màu mỡ’ nhất so với các miệt quanh quanh đó, là nơi ông cố tổ của người Tàu… ra đời’!…

Từ nhỏ đến mấy năm cách đây, tôi hay nghe chém gió về ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’ cộng tùm lum thứ pha chế, lăng-xê hết Khổng giáo đến Lão giáo..., làm tôi cứ tưởng nó là nhứt!, mà cũng có đôi khi có người (như Lưu Hiểu Ba, Lưu Á Châu...) cho nó là nhứt.... cư, siệt! (cười)…

Nhưng là người mê Kim Dung và Cổ Long (và phim chưởng Tàu, phim võ thuật Hồng Kông/Mỹ, phim khoa học viễn tưởng…), tôi không ngờ ‘tư tưởng Đạt Ma’ lại như một cây đại thụ đứng sừng sững trong lịch sử Trung Hoa, bất chấp những biến động của ‘tư tưởng Liệt Quốc’. Không có thì giờ để minh chứng điều này, mà nói như thiên thần bé nhỏ Phương Nga (vụ ‘Cao Toàn Mỹ’) thì im lặng là một cách chứng minh tốt nhất!...
Tuy nhiên các bạn có thể kiểm tra những cụm từ như ‘Cửu dương thần công’, ‘Dịch cân kinh’, ‘Đại bi chú’, ‘Bát nhã tâm kinh’*, hay các khái niệm ‘diện bích’, ‘vô minh’, ‘giả tướng’, ‘ngạ quỷ’, ‘thiền Lâm Tế’, ‘thiền Huệ Năng’, ‘Chuyển pháp luân’, rồi 
’72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm’, ‘La Hán quyền’, ‘Đạt Ma côn pháp/Đạt Ma kiếm pháp’, thậm chí tiền thân của 'Hồng gia quyền', ‘Vịnh Xuân quyền’, ‘Triệt quyền đạo’…, mà nếu không nhầm, thì ít nhiều đều có liên quan đến Đạt Ma - người đã truyền bá ‘tư tưởng Phật giáo Ấn Độ’ vào Trung Hoa và đồng thời là ‘tổ sư của Thiền tông Trung Hoa’ (từ cuối thế kỷ thứ 5*) - do vụ ‘cách gì đó từ năm 1949’ mà bị ‘ỉm’ đi!, chứ thật ra nếu nói ‘tư tưởng Đạt Ma là thứ nhì, thì chả có tư tưởng Tê Cu nào dám xưng là… nhất!, hehe…

Biết quá nhiều về ‘phương Đông’ hay 'nghiện' Tàu mà biết quá ít về ‘phương Tây’, cũng như biết bên này núi chứ chưa biết bên kia núi, thì 'có thể' coi như chả biết gì!..., và như nếu có ai nói rằng mình biết nhiều về ‘phương Tây’ thì tôi nghi ngờ! Một ví dụ, bài hát ‘See you again’* (Tưởng nhớ Paul) - phim ‘Fast & Furious 7’* - đã có 2.854.027.117 lượt nghe, blogger nào có xem phim này hay ‘thấu cảm’ được bài hát này thì giơ tay lên?

Mới đây có cái vụ ‘Hợp đồng tình ái Nga-Mỹ’*, rồi xảy ra… chiến tranh ở Syria, à quên, chiến đấu ở TAND TPHCM, thằng cu nhà tôi bảo:
- Chuyện tình-tiền: có tiền mua cái của sướng, hay có cái của sướng bán lấy chiền là… đúng rồi!, không… phản đối, nhưng ông Mẽo là xờ-tiu-pít (stupid = ngờ…u), vì ổng đưa người ta 16,5 tỉ để mua nhà gì đó mà vào những thời điểm quan trọng lại không đến để tự thực hiện việc ‘tiền trao cháo múc’!, tiền tỉ chứ có phải chơi đâu!’, còn ông trời nghe chuyện mới cười khà khà và bảo:
- Bắt thang lên hỏi ông trời
Tiền đã cho gái có đòi được chăng?
Trời cười ha hả phán rằng:
Nếu mà đòi được thì… răng chẳng còn!

Mới hơn, mới đây có một phim ‘HBO’ gì đó, có đoạn: ‘Một anh chàng X là ‘cop’ (cảnh sát) muốn vào phòng khách sạn của bạn thân của mình để thực hiện một điệp vụ đặc biệt nào đó trong vài ngày, nhưng anh ‘receptionist’ (tiếp tân) không cho; anh X bèn rút ra tờ 100 đô, anh tiếp tân liền đổi thái độ và nói:
- Cái này trông giống cái chìa khóa quá! (Ha..ha..ha…)
…Blogger nào thấy ‘Chủ nghĩa thực dụng phương Tây’ trong đoạn này khác với Khổng giáo, Lão giáo, ‘Đạt Ma giáo’... ở chỗ nào?, đặc biệt là khác với ‘Tiên huyền giáo’ thể hiện rõ qua các vụ như ‘Hot girl Thanh Hóa và tồng chí Xê’, ‘Gái 27 lấy trai 72’, ‘Hợp đồng tình ái Nga-Mỹ’, nhất là vụ ông nào đó xây cái ‘Biệt thự khủng ở Yên Bái’, hay vụ ‘Bằm... nát cái bán đảo Sơn Trà ngàn năm cha ông để lại để kiếm tiền đút túi’... để thực hiện chân lý ‘Thứ gì mà Hoàng thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng thượng không có, ta cũng phải có’ (Hòa đại nhân)… ở chỗ nào thì giơ tay lên?
Tôi cũng không dám giơ tay…

Nghe tôi nói ‘phiếm luận’ nãy giờ như vậy, một phụ nữ mới tư vấn:
- Trên đời này có trà đạo, tửu đạo, kiếm đạo, võ đạo, cung đạo, hoa đạo, hương đạo, chém gió đạo, ném đá đạo, tình dục đạo…, nên anh có thể nói ‘chó đạo’ chứ không được nói ‘đạo chó’ đó nhé!, coi chừng 'xây Biệt-thự-khủng-Yên-Bái không cần mua đá đó nhé!’. (Tại sao?). Vì ‘đạo chó’ là đạo làm cẩu nô tài, còn ‘chó đạo’ là nghệ thuật ăn thịt chó.
- Chời, phụ nữ ní nuận lôi thôi quá! Cuối cùng theo muội thì ‘đạo chó’ hay ‘đạo tiên huyền’ xếp thứ nhất hay thứ nhì ở xứ rùa X?
- Trên cả nhất hay nhì. Trong bóng đá có ‘siêu cúp’ thì nó thuộc loại ‘siêu huyền’.
- ‘Siêu huyền’ nghĩa là gì?
- Huynh hỏi kỳ quá à! Hãy hình dung nếu cái đó của huynh mà bị ‘siêu huyền’ thì còn xài được cái chóa gì nữa!

---------
Chú dẫn:
1.       Bát nhã (ba-la-mật) tâm kinh: là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật giáo đại thừa, rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán… (thuvienhoasen.org)
3.       Hoa Hạ: Dân tộc Hoa-Hạ trước đó là từ bộ lạc Xi Vưu, sống lang thang thân phận ‘thủy hử’ ở miệt đồng bằng Vị Hà, mà trong ‘Tam quốc chí’ gọi là ‘đất Quan Trung’…, dễ hiểu hơn là vùng Thiểm Tây - Hà Nam, khá là hình tam giác, không ở giữa TQ, mà hơi lệch về phía Đông Bắc... Thời đó, phía tây của Hà Nam là vùng đất màu mỡ, trù phú, và được mệnh danh là tinh hoa trung tâm của miệt này, nên lão bá tánh mới thuận miệng gọi nó là Trung Hoa… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/07/840-phep-thang-loi-tinh-than-triet-hoc.html
4.       KIỀU NỮ & ĐẠI GIA!: Cái gọi là “hợp đồng tình ái”, suy cho cùng, là một giao dịch phi đạo đức. Có một mối lương duyên trong sáng nào giữa một kẻ có tiền Cao Toàn Mỹ với một cô gái có sắc, hoa hậu người Việt tại Nga, Trương Hồ Phương Nga? Họ đến với nhau bằng trái tim? Hoàn toàn không!... Một kẻ lăn lộn trên thương trường, cho dù là tỷ phú, Cao Tòan Mỹ không dễ dàng “xuống tiền" 16,5 tỷ đồng cho người đẹp mua nhà, lại không hề biết gì về tài sản đó? Không ai, trong chúng ta, tin rằng, việc đưa tiền là hoàn toàn trong sáng!... Giờ đây, họ lôi nhau ra tòa. Một thằng đàn ông đòi lại tiền. Một con đàn bà tiếc “của trời cho" cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng… Không phải dạng vừa, ông mất chân giò, bà thò chai rượu…; vụ án Hoa hậu Phương Nga… là bài học cho các "chân dài" đang còn mơ mộng hão huyền rằng, họ có thể trục lợi từ mối quan hệ nhập nhèm "kiều nữ & đại gia”… (Nguồn nongnghiep, đăng trong fb Trương Văn Khoa). Xem thêm chi tiết: https://www.facebook.com/truongvan.khoa.1/posts/1448784348537394
5.       See you again: https://www.youtube.com/watch?v=RgKAFK5djSk

6.       Thiếu Lâm Tự: Quyển ‘Gia Khánh trùng tu nhất thống chí’ (năm 1843) viết rằng ngôi chùa này được xây dựng vào năm Thái Hòa thứ 20 nhà Bắc Ngụy, tức năm 497… (wikipedia)

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

949. Tiến sĩ… ‘Lý Nhã Kỳ’, ha..ha..ha… (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho cách ăn bánh tráng trộn
Hồi nhỏ học Vovinam, tôi thuộc câu: ‘Uy vũ bất năng khuất, phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di’; lớn lên tôi thấy người ta sót chữ ‘bất’ mà thực hành: thấy tiên huyền thì rất dễ bị khuất phục, giàu có thì rất dễ khoe khoang, trụy lạc, nghèo thì rất dễ thay lòng đổi dạ!
Hồi nhỏ đọc ‘Dương Quý Phi’, tí xíu nữa là tôi sùng bái, mơ huyền cái cô nàng ‘cống vật’ cao có 1,5m, ‘ảo’ và ‘bố ai biết’ này!, nên không biết Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Huyền Trân, Ngọc Hân, Nam Phương… của ta cũng đẹp chả kém gì!; lớn lên tôi mới bết cả đống… đại thi hào, đại văn hào, đại... cải lương hào, đại giáo sư-đa tiến sĩ An Nam cả đời… đội Dương Quý Phi lên đầu* (ý nói mần thơ, văn, nhạc, kịch, họa…) mà quên mất rằng tổ tiên ta đẹp không kém!
Hồi nhỏ học thơ Đường - nhớ mang máng mấy bài của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị gì gì đó - mà tưởng đâu nó là thể thơ độc nhất vô nhị trong cái vũ trụ này!; lớn lên mới biết ta còn có thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ ba vần bốn câu (3, 4, 5, 6, 7, 8, 10… chữ) hay thể 'thơ mới'... mà có lúc có thể có triết lý bằng ông… cố nội thơ cá Tràu!
Hồi nhỏ hay hát những bài hát như ‘Làng tôi’*, ‘Trường làng tôi’, ‘Lối về xóm nhỏ’, ‘Quê em’, ‘Quê hương’… và nghĩ là quê mình đẹp nhất!; lớn lên thấy mấy lão hủ nho viết nhiều bài ca tụng cái đẹp của làng quê Tàu, làm tôi lại tưởng quê tôi là quê Tàu!, hu..hu…
Hồi trước đọc ‘Tráng sĩ Lê Liêm’* vì muốn khởi nghĩa chống quân Minh bành trướng xâm lược, nên qua xứ Tàu học hỏi cách để chống... Tàu!, rồi tự nhập tư tưởng 'nô tài' của Kinh Kha vào đầu óc mình; nay tôi thấy người ta nhập khẩu cái ‘cục đại’ hay ‘ế thức hị’ cũng tệ chả khác gì mấy, thậm chí còn tệ hơn nhiều!, híc..híc...
*
Đọc trên mạng thấy vụ Lý Nhã Kỳ ăn bánh tráng trộn cắn nhầm lưỡi chảy máu, thế rồi người ta đua nhau làm luận văn tiến sĩ về đề tài ‘bánh tráng trộn' và ‘cắn nhầm lưỡi’ như sau:
- Luận văn tiến sĩ 1: Lý Nhã Kỳ có L...ưỡi, các phụ nữ khác cũng có L...ưỡi.
- Luận văn tiến sĩ 2: Mối quan hệ biện chứng giữa Lý Nhã Kỳ và việc cắn nhầm L...ưỡi.
- Luận văn tiến sĩ 3: Nghiên cứu sâu về cặp phạm trù triết học: ‘Bánh tráng trộn’ và ‘Cái L...ưỡi’.
- Luận văn tiến sĩ 4: Giới báo chí và các nhà giả học viết các đề tài có liên quan đến Lý Nhã Kỳ và cái L...ưỡi.
- Luận văn tiến sĩ 5: Các cửa hàng bánh tráng trộn và mối quan hệ với cái L...ưỡi.
- Luận văn tiến sĩ 6: Nguyên lý tương đối và lực tương tác hấp dẫn giữa bánh tráng trộn và cái L…ưỡi.
- Luận văn tiến sĩ 7: Thuyết vụ nổ lớn về ‘bánh tráng trộn’ và thuyết lỗ đen về ‘cái L…ưỡi’.
- Luận văn tiến sĩ 8: ‘Ngôn ngữ @’ vận dụng trong vụ ‘bánh tráng trộn và cắn nhầm L…ưỡi’.
- Luận văn tiến sĩ 9: Các hạt cơ bản phát sinh trong cái L…ưỡi của Lý Nhã Kỳ.
- Luận văn tiến sĩ 10: Cuộc cách mạng ‘bánh tráng trộn’ lần thứ 4, và Công nghệ 'L…ưỡi' 4.0.
- Luận văn tiến sĩ 11: Tình hữu nghị ‘bánh tráng trộn’ không... viễn vông giữa Việt Nam và Tê Cu.
- Luận văn tiến sĩ 12: ‘Cục đại’ và ‘Ế thức hị’ qua vụ Bánh tráng trộn ở Bỗng Điên.
- Luận văn tiến sĩ 13: Âm mưu làm ‘Bú chả thới dế’ qua vụ ‘Con đường L…ưỡi bò’ dài thò lò 9 bãi…
Số luận văn và tiến sĩ về đề tài này nhiều đến con số 8 nằm ngang…
*
Hồi trước tôi có… sáng tạo: ‘Chân lý không hẳn là vô hạn, nhưng sự mù quáng làm cho nó vĩnh hằng; Cái bình thường không hẳn là đặc trưng của vạn vật, nhưng nó luôn bao hàm cái vĩ đại; Vàng thật để lâu năm, nó sẽ có màu xỉn xỉn, nhưng vì nó là vàng thật, nên nó luôn luôn là hiện đại; Vàng giả mới trông có màu vàng 'chóe', nhưng vì nó là vàng giả, nên nó sẽ rất sớm trở thành cổ điển’; nay làm luận văn tiến sĩ về… ‘Lý Nhã Kỳ’, tôi mới… tối tạo ra thời này là:

- Uy vũ rất năng khuất, phú quý rất năng dâm, và bần tiện rất năng di!

Ha..ha..ha…

---------
Chú dẫn:
1.       Các đại… thi hào An Nam làm thơ ca tụng Dương Quý Phi: ‘Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng/Gió xuân dìu dặt giọt sương trong/Ví chăng non ngọc không nhìn thấy/Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông (Ngô Tất Tố); ‘Phù dung đó! Mặt ai đâu tá?/Mày liễu đâu? Cho lá còn như!/Càng trông hoa liễu năm xưa/Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm (Tản Đà, từ câu ‘Phù dung như diện liễu như mi/Đối thử như hà bất lệ thùy’ của Bạch Cư Dị); ‘Dẫu mà tay múa, miệng xang/Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng’ (Nguyễn Gia Thiều, nói về ‘Vũ khúc nghê thường’), ‘Đong đưa khoe thắm, đưa vàng/Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha’ (Đoàn Thị Điểm/Đặng Trần Côn, ‘Bích Câu kỳ ngộ’)… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/uong-thai-ton-giang-san-oi-my-nhan.html 
2.       Làng tôi: Ngoài bài hát ‘Làng tôi’ của Văn Cao, còn có bài ‘Làng tôi 2’ với lời như sau: Làng tôi bên sông, nước trôi triền miên/Làng tôi bên sông, thuyền lên bến mỗi chiều/Nhưng đêm mờ trăng, thuyền đỗ cạnh bờ đá/Mái chèo nhặt khoan, nhịp khúc hát mơ hồ (do nhạc sĩ Hoàng Bích Sơn, trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng, truyền lại trước 1975). Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/213a-mac-ho-hang-va-nghe-thuat-khoa-than.html
3.       Tráng sĩ Lê Liêm: Đang trên đường đi (từ Tàu) sang Lào để chiêu binh mãi mã chống quân Minh, đến một dòng sông, ghé vào một quán rượu bên đường, …rồi cô bán quán bước ra, ôi, đẹp mơ màng, …rồi chàng ném vỡ bát rượu xuống đất, rút thanh kiếm ra mà khắc thơ lên tường: ‘Thuở ấy lên đường có một thân/Đường sang Hời đôi nẻo phân vân/Người mơ Tây Tử xô hung Trụ/Ta mộng Kinh Kha diệt bạo Tần’ (Hoàng Công Khanh)… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/695-van-hoa-sung-trung-cai-gi-la-triet.html

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

948. 'Làm ma thì làm ma luôn đi!' (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho ngồi ngắm dòng sông
'Anh muốn đưa em đến một miền'
Lục bình sóng vỗ, gió man miên
Hương thơm bên cạnh tràn theo gió
Ai tỉnh ai mê rớt giọt thiền

Hehe..., nghe nói ma là có blogger vội 'bật sang kênh khác’, nhưng các bạn hãy yên tâm đi!, bài này không nói ma!; một trong những lý do là tôi mới trả lời lời bình cho chị Hoa Mai (bên blog Tiếng Việt) là: 'Người không vì mình trời tru đất diệt': con người là một sinh vật nên nó sợ... tử, đó là một trong những bản năng sinh tồn tất yếu sinh ra bởi đấng tạo hóa!

Cách đây mấy năm, tôi có viết bài 'Rửa tay gác kiếm'*, rồi sinh ra hàng loạt cụm từ có liên quan như: vào Cổ Mộ, quy ẩn giang hồ, vui thú điền viên, hạ cánh an toàn, ‘về nhà nấu cơm cho vợ’*, về nhổ cỏ trong vườn, cởi áo quan về vườn... Tuy nhiên, tôi cảm thấy tự hào và thích các cụm từ 'Việt' hơn, như: rửa tay gác kiếm, hạ cánh an toàn, về nhà nấu cơm cho vợ, về nhổ cỏ trong vườn, cởi áo quan về vườn..., mặc dù có pha tí Háng-Vịt, nhưng cũng có phần 'ngôn ngữ @' hay tiếng Anh, ví dụ 'hạ cánh an toàn' là thuật ngữ trong ngành hàng không…; trong đó, lưu ý rằng từ ‘quan’ tỏ vẻ… sai lầm, bởi thời này mà còn phân biệt ‘quan’ với ‘dân’ thì theo nghĩa nào đó là còn phong kiến hơn cả phong kiến!…

Và các cụm từ trên còn có liên quan đến câu 'Ta không tranh với ai nên không ai tranh được với ta'* (Lão Tử), nhưng tôi thấy không… đúng lắm!, bởi ta không ganh với người, nhưng người cũng ganh với ta, và TROLL ta!, bởi 'Phật cao nhất thước, ma cao nhất trượng'* - tức ‘ma cao hơn phật gấp... 10 lần’ (híc!), và bởi Nhậm Ngã Hành có nói: ‘Có người thì có ân oán, có ân oán thì có giang hồ, nên người tức là giang hồ'*…, và dưới một cách nhìn nào đó thì chiến tranh trong gia đình đôi khi còn gây đau khổ cho ta hơn cả chiến tranh… thế giới!...

Tôi cứ thích một câu ngạn ngữ Đức: 'Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc’, thích lời nhắn lại của Hoàng Y Mỹ Nữ* cho Trương Vô Kỵ: ‘Thần Điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ’, hay lời bình của một nữ blogger nào đó: ‘Bỏ lại sau lưng sự phù phiếm của thế tục’… Cụ thể là không muốn ra ngoài nghe người ta chém gió, trong đó, ngoài những Phật X, Thánh Y, Ala Z, Khổng Tử, Mờ Tử, Lờ Tử, Mao Tử, Đặng Tử, Luyện Tử, Ủn Tử, còn có ‘Cục đại’ Tử, ‘Ế thức hị’ Tử, ‘Bỗng Điên’ Tử, ‘Đỉnh cao trí tệ’ Tử  và Tùm lum Tử!, nghe hoài có thể bị điếc cái lỗ nhỉ và biến thành dân… nhược tiểu, nên:
- Tôi… tôi… muốn ‘ngồi’ một mình lắng nghe ‘The sound of silence - Tiếng động của hư không’*.

Cách đây mấy hôm, khi tôi băn khoăn có nên đi dự một cái OFF hay không, thì trên facebook có người vào bình luận riêng là 'làm ma thì làm ma luôn đi!', tức là:
- Nếu không muốn nhúng tay vào chuyện giang hồ nữa thì ta nên thôi đi... Bởi vậy mà tôi mới có mấy câu thơ này: 
Em đứng làm chi dưới gió mưa
‘Hãy ghé bên anh uống tách trà?’
Ôm nhau cho cõi đời bớt lạnh
Ấp môi, nhân thế giảm tiếng… người


Tôi đúng hay sai nhỉ!

--------- 
Chú dẫn:
1.       ‘Có người thì có ân oán, có ân oán thì có giang hồ, nên người tức là giang hồ' (Nhậm Ngã Hành), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/11/760-am-muu-cua-ta-lanh-thien.html
2.       Hoàng Y Mỹ Nữ (hay Hoàng Sam Nữ Tử, ‘Ỷ thiên đồ long ký’):  Xuất hiện khoảng sau 100 năm sau khi Dương Quá  Tiểu Long Nữ quy ẩn giang hồ… Tại núi Thiếu Thất (Thiếu Lâm), khi giã biệt Trương Vô Kỵ, nàng còn nhắc tới: ‘Sau núi Chung Nam, một người chết sống, Thần Điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ’ (một người chết sống: ý nói còn sống như đã chết)…
3.       'Phật cao nhất thước, ma cao nhất trượng': một thước Tàu (cổ) bằng 0,33m, một trượng bằng 10 thước, tức 3.33m; ý nói ma cao hơn phật gấp... 10 lần!
4.       'Rửa tay gác kiếm', xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/09/57-rua-tay-gac-kiem.html
5.       The sound of silence - Tiếng động của hư không, nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=gSXmbWEM8qM
6.       'Triết học giảo hoạt' ('Ta không tranh với ai nên không ai tranh được với ta'...), bài viết của Nguyễn Hiến Lê nói về Lão Tử/Trang Tử, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/08/728-triet-hoc-giao-hoat-hahaha.html
7.       Về nhà nấu cơm cho vợ: Phim Mỹ (quên tên), kể về một ông lão sống một mình trong thung lũng với một đàn mèo; sau 20 năm ‘oải’vì chinh chiến, con trai ông ta là một Sheriff (cảnh sát trưởng) mới chịu đến thăm cha, và thấy là cha đã đúng!; từ đấy anh ta mới ‘ngộ’ và nói rằng ‘con sẽ nghỉ việc, về nhà nấu cơm cho vợ’.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

947. Tiếng động của sự im lặng (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho the sound of silence
Có tiếng động sột soạt khi đếm tiên huyền.
Có tiếng thở hổn hển khi hứng tinh huyền.
Có tiếng xủng xoẻng va chạm nhau của vang huyền.
Có tiếng chém gió khi ông chủ trở thành đấng... 'đầy tớ' chí tôn!
Có tiếng hí hố khi hô biến đất nông nghiệp thành đất siêu tiên huyền:
- ‘Thứ gì mà Hoàng thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng thượng không có, ta cũng phải có’*…  

Có tiếng rì rào nhè nhẹ của những cơn mưa đêm, ngày.
Có tiếng thì thầm êm ả của những cơn gió trong vườn hay trên đồi.
Có tiếng nước chảy róc rách trong ao cá lội, ở những dòng suối nhỏ trong rừng, cùng với tiếng tâm sự lịch sử tự nhiên bên tách trà… của dòng sông lơ đãng. 
Có tiếng gọi nhớ man mác của những buổi chiều tà.
Có tiếng rung động thầm kín của vũ trụ giao hòa về đêm…

Có tiếng động của sự im lặng*, trong đó, con người không bị mê ám trong '4 chữ T' là 'tình, tiền, tù, tội', mà tình tiền làm tôi tự bỏ tù tôi trong cái tội!
Ngược lại với các tín đồ của chủ nghĩa tiên huyền đang nở rộ - mà chỉ cảm nhận ảo được một phần tỉ tình yêu cuộc sống, trong sự lắng nghe đó, 'tôi' bỗng cảm một cơn gió thổi, bỗng thấy mấy tàng cây lá kim nghiêng mình một cách duyên dáng đón chào tôi, bỗng thấy một chú sóc từ cây bồ đề chạy qua nghía tôi, bỗng nghe tiếng mưa rơi, bỗng tôi thấy rõ một thứ tình yêu có thật trong tự nhiên, đang nhỏ từng giọt, từng giọt...
Giọt yêu.

P/s: Tôi đang dưỡng bệnh, nên chỉ viết vài dòng.
--------- 
Chú dẫn:
1.       Hòa đại nhân: hay Hòa Thân (1750-1799) xuất thân từ một gia đình nhà võ, không giàu có lắm. Tuy không có bằng cấp nổi trội, nhưng thuở nhỏ ông là một cậu bé có thiên tư, có một nền học vấn rất cơ bản, lớn lên lại rất chịu khó tự học, vì thế có lúc làm đến chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc…., đặc biệt là ông rất có tài về ‘nâng cần’ ( = nịnh). Ông là ‘sủng thần’ của vua Càn Long, đã từng tư vấn nhiều ‘giải pháp’ trị nước cho vua và được đề bạt thăng chức đến 47 lần (mà được xem là ‘vị vua thứ hai’ vào thời đó). Tuy nhiên, ông yêu ‘tiền’ hơn dân mà đã đem hết trí lực và sức lực trong đời ra để vơ vét càng nhiều càng tốt, ông đã từng tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng thượng không có, ta cũng phải có’, và ngày nay Cung Vương Phủ vẫn còn đó: ‘Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2’, và 'Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh’. Vì thế, ông được nhân dân phong tặng danh hiệu ‘Đệ nhất tham quan’. Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ giữa chợ, thế là Đệ nhất tham quan cũng đành phải ‘tủi nhục’ về với cát bụi... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/324-nhan-oc-truyen-ky-hieu-lam-te-tuong.html
2.       Lời bài hát ‘The Sound Of Silence’: Xin chào Bóng tối, người bạn cũ của tôi/Tôi lại đến trò chuyện cùng anh đây/Bởi lẽ một ảo ảnh len lỏi mầm mống của nó trong khi tôi ngủ/Và ảo ảnh ấy lớn dần trong trí óc/Vẫn còn đây trong âm thanh của tĩnh lặng/Trong những giấc mơ liên lỉ tôi cô đơn cất bước/Con đường hẹp sỏi đá/Bên dười vầng sáng của ánh đèn đường/Tôi khiến cổ áo mình ướt lạnh/Khi đôi mắt nhói lên vì ánh đèn neon/Xuyên qua màn đêm/Và chạm đến âm thanh của tĩnh lặngTrong ánh sáng đèn trần tôi đã thấy/Mười ngàn người có hơn/Người ta nói mà không hề ra tiếng/Họ nghe mà chẳng hiểu/Người ta viết nên những khúc ca không bao giờ được vang lên/Và không ai dám làm náo động âm thanh của tĩnh lặng… ‘Đồ ngốc tôi nói, Các người chẳng biết gì/Cái yên lặng cũng như sự phát triển của những ung nhọt/Nghe tôi nói này, tôi có thể dạy cho các người/Cầm tay tôi và tôi có thể với tới’/Nhưng bao lời tôi nói tựa như giọt mưa rơi lặng câm/Và tiếng vang trong cái giếng của tĩnh lặngCon người cúi đầu cầu nguyện/Với vị thần neon họ dựng nên/Và biển báo lóe lên dấu hiệu cảnh báo/Nhng từ đã định sẵn/Và nó nói, lời tiên tri được viết trên tường nơi đường hầm/Và trong hành lang của căn hộ/Thì thầm trong âm thanh của tĩnh lặngHello Darkness my old friend/I've come to talk with you again/Because a vision softly creeping left its seeds while I/was sleeping and the vision/that was planted in my brain/still remains within the Sounds of Silence/In restless dreams I walked alone… (Tiếng âm thầm, Nhạc: Paul Simon, LV: Phạm Duy), nghe tại:
https://www.youtube.com/watch?v=gSXmbWEM8qM

3.       Tiếng động của sự im lặng: The Sound Of Silence, một trong 100 bài hát hay nhất của thế kỷ 20!, đúng ra là ‘Tiếng động của sự tĩnh lặng’, nhưng tôi vẫn giữ nguyên bản lời dịch của một người bạn ở Trường ĐH Tổng hợp SG vào năm 1985.