Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

453. Bùi Giáng và ‘lô hỏa thuần thanh’!

-Đi về một bữa hôm nay
Nhớ ngàn xưa đã về đây một lần
-Ra đi gió định trở về
Ngày sau mây hẹn trả khe đầu ngàn
-Mai sau hẹn với ban đầu
Chờ nhau ngỏ khác ngó màu nguyên xuân
-Con chim ca hót thơ ngây
Con người nói ít mà gây gổ nhiều
(Bùi Giáng)
1. Mở đầu
Trước đây, LB cũng có viết 1 bài về Bùi Giáng (entry 232) và được cô giáo Đóm nói ‘like!’, hihi… Mới đây, chỉ trong vòng có mấy ngày mà báo Thanh Niên đã đăng mấy bài về ‘Chuyện đời Bùi Giáng’, 24-29/9/2013. Khi đọc các bài viết có liên quan đến ông, LB để ý mấy vụ sau đây: Bùi Giáng xem ‘nhà Kim Dung học’ Đỗ Long Vân là người đã đi vào ‘vùng thâm viễn của Đông Tây kim cổ’, có chơi thân với nhà thơ - ‘triết gia’ Phạm Công Thiện (ngoài người bạn vong niên là Trịnh Công Sơn), được nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thanh xem là có ‘ngòi bút lô hỏa thuần thanh’, và được một người bạn của LB cho rằng ‘ai đó không đủ tư cách để bình luận về ông’…
LB sẽ lần lượt giới thiệu vài nét về các vấn đề trên.
2. Ai đó không đủ tư cách để bình luận về ông!
Khi nghe người bạn nói câu này, LB nghĩ thầm: ‘vậy thì ai có đủ tư cách?’, ‘ta phải học mấy trăm năm nữa mới có đủ tư cách?’, 'chả lẽ đến già, đến chết, ta cũng không được nhận định về Bùi Giáng à?'...
Bùi Giáng có học... đại học (Văn Khoa Sài Gòn, năm 1952, chỉ ghi danh, rồi chê không học!) thì ta cũng học… đại, Bùi Giáng năm 43 tuổi ‘lang thang du hành lục tỉnh’ thì đến tuổi này ta cũng vi hành khoảng vài chục tỉnh, Bùi Giáng... điên nhiều thì ta cũng điên không ít, Bùi Giáng đọc nhiều sách thì ta cũng đọc sách nhiều, Bùi Giáng có nhiều đau khổ thì ta cũng có đau khổ nhiều, Bùi Giáng sống nhiều trong bể khổ thì ta cũng sống trong bể khổ nhiều, và 
Bùi Giáng có nhiều... tình yêu thì ta cũng có tình yêu nhiều, hì.. hì…
Đặc biệt là, nếu học trò Bùi Giáng khi muốn nhận định về thầy của cậu như Lê Trí Viễn, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh… mà bị thầy nói là ‘anh không đủ tư cách’, thì chắc chắn là ngày nay ta sẽ không có nhà thơ hay nhà nghiên cứu văn học Bùi Giáng. Cụ thể hơn, nếu một sinh viên Văn khoa nào đó mà gặp phải cái Luận văn tốt nghiệp ‘Tìm hiều về Bùi Giáng’ thì anh ta không thể vì ‘không đủ tư cách’ mà từ chối. Thật vậy, đã có nhiều Luận văn tốt nghiệp với cái tên là ‘Tìm hiểu về Mạc Ngôn’ mà các bạn có thể dễ dàng đọc trên Google...
Vậy ta có thể mở đề cái entry của ta bằng cách nói: Bài viết này là để tâm sự cho vui, và chỉ dành cho các blogger có quan tâm.
3. Đỗ Long Vân là người đã đi vào ‘vùng thâm viễn của Đông Tây kim cổ’
Anh trao em từ mật niệm thiên thai
Một tặng vật lạ lùng hư hay thiệt?
(Bùi Giáng)
Khi thảo luận với các blogger ‘tiến sĩ kỳ lạ’ và ‘kiến trúc sư’, chúng tôi nhận thấy người mà được Bùi Giáng kính nể nhất là ‘nhà Kim Dung học’ Đỗ Long Vân, và LB cũng tự nhận thấy rằng Đỗ Long Vân là một trong những bộ óc xuất sắc nhất… của Việt Nam! (entry 366).
Thật vậy, Bùi Giáng đã viết: ‘Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương… Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn ‘Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta’ để đọc lại nhiều lần' (‘Thi ca tư tưởng’ - Bùi Giáng).
Cùng quan điểm với Bùi Giáng, nhà phê bình văn học Nguyễn Mạnh Tiến đã viết: ‘Đỗ Long Vân, có thể xem là ‘minh chủ’ của phê bình văn học cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy. Chỉ có điều, vị minh chủ ấy, một mình một phái, song không vì thế mà phê bình cấu trúc ở miền Nam mất tiếng nói. Đỗ Long Vân tài hoa và uyên bác, với một văn thể uyển chuyển, mạnh, nhanh như đao Đồ Long vẫn khiến quần hùng văn bút phải kính nể’ (phebinh vanhoc.com.vn).
Và LB xin giới thiệu với bạn đọc 1 đoạn văn của Đỗ Long Vân: ‘Trong sự xung đột giữa con người và thế giới, sự thắng trận sau cùng trong Kim Dung bao giờ cũng thuộc về thế giới. Thế giới sẽ thường xuyên vượt khỏi vòng tay ôm của con người. Con người Kim Dung đã biết tất cả những cám dỗ: của đạo lý nghiêm khắc, của ý chí thống trị, của tinh thần cứu rỗi. Tiếng gọi lớn nhất tuy nhiên sẽ là tiếng gọi của cuộc đời xuất thế nghĩa là của sự trở về. Khi xét đến võ học trong Kim Dung người ta thấy rằng ông rất ngờ vực trí năng và sức sáng tạo của con người. Ấy theo ông là mầm của mọi ly tán. Cho nên không có gì lạ nếu sau cùng, mặc dầu tính chất lãng mạn, một Vô Kỵ sẽ kết thúc những phiêu lưu của mình như Candide của Voltaire. Sự thất bại ấy của người anh hùng thật là quá êm đềm để không có vẻ khả nghi. Nhưng người ta hiểu rằng trong Kim Dung cái lãng mạn chỉ có một giá trị giai đoạn: ông đã lấy cái mênh mông của thế giới để thoái chí anh hùng, lấy một nhân loại đa sắc ra làm đảo lộn những ý nghĩa đạo lý, lấy cảm động làm ý thức suy vong, lấy ngây ngô chống lại tài mưu trí, nói tóm lại lấy tự nhiên chống lại cái nhân văn, và kết quả là sự thất bại của người anh hùng trước cuộc đời như thế’ (‘Vô Kỵ giữa chúng ta’ - talawas.org).
4. Chơi thân với nhà thơ - ‘triết gia’ Phạm Công Thiện
…Phạm Công Thiện viết: ‘Năm 1965, tôi được gặp Henry Miller tại Pacific Palisades ở California. Trời đất đã sắp đặt cho tôi gặp Henry Miller tại Huê kỳ để được ông ‘điểm đạo’… Trong những năm 1960, ở miền Nam có một cái cầu nối ‘văn hóa’ sang Paris. Lúc đó, Phạm Công Thiện đã nổi tiếng như cồn nên mỗi tác phẩm anh vừa viết thì lập tức được một nhóm trí thức người Việt ở Paris dịch sang tiếng Pháp, rồi tiếng Anh, và được phổ biến khá rộng rãi ở trời Tây. Xin nhắc lại, Henry Miller được coi là một trong những ‘nhất đẳng tông sư’ về triết học bên Mỹ và cả thế giới, khi ông ta đang ngồi bên Mỹ, bỗng giật mình là ‘tại sao có một người Việt Nam mà viết về triết của mình hay hơn mình?’, ông bèn viết thư mời Phạm Công Thiện sang Mỹ gặp ông ấy, từ đó có truyền thuyết về chuyện ‘Phạm Công Thiện uống cà phê với Henry Miller dưới trời mưa’... Tuy nhiên… hình như anh đọc quá nhiều sách mà bị 'tẩu hỏa nhập ma', từ đó, anh là một sự phức hợp của sự rối loạn các ngôn từ về triết và là một sự dồn nén các tư tưởng theo hướng của riêng anh (entry 277 - NGLB). 
LB xin trích lời kể của một nhà văn về mối giao tình này: ‘Mỗi lần Phạm Công Thiện gặp Bùi Giáng là hai người thường gây nhau. Gây nhau về những ‘triết thuyết’ này và ‘tư tưởng’ nọ. Nhưng với thơ văn thì hai người lại ‘thương nhau vô cùng. Bùi Giáng thường đọc những câu thơ ngắn cho Phạm Công Thiện nghe và ngược lại. Trong thơ không có điều gì phải luận giải, trong thơ chỉ có sự chia sẻ và cảm thông. Chúng tôi nhìn hai nhà thơ quàng ôm nhau. Hai nhà thơ ngó nhau cười dịu dàng. Hai nhà thơ uống những ngụm bia lạnh. Hai nhà thơ hút thuốc lá. Rồi hai nhà thơ ngồi yên như pho tượng’ (…) Một ngày khác, tôi chở Phạm Công Thiện đến thăm Bùi Giáng. Căn gác gỗ ọp ẹp ở bến xe đò gần đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3/2 - PV). Vừa bước lên cầu thang, đã thấy một dãy ‘gà mên’ xếp đầy trước một khung cửa đóng kín. Phạm Công Thiện gõ cửa. Mùi thức ăn (từ gà mên để lâu ngày) gây nồng, và những con ruồi bay chấp chới trên những chiếc vung bằng nhôm xám xỉn. Một lúc, Bùi Giáng ló đầu ra. Áo quần nhăn nhúm và tóc tai bù rối. Căn phòng nhỏ, chật cứng sách vở. Một chiếc mền màu tro cũ và một ngọn điện được kéo thấp xuống còn cháy sáng. Bùi Giáng, một tay đẩy những đống sách cho gọn gàng lại, một tay hất hất chiếc mền. Cả ba chúng tôi vẫn đứng vì căn phòng quá hẹp. Một đôi đũa và mấy chiếc mũ quăng bừa bãi trên một cuốn sách của Camus. Một đôi vớ đen lẫn lộn giữa một cuốn sách của Heidegger. Bùi Giáng nói: ‘Ngồi đi, ngồi đi…’ (…) nhưng chúng tôi đứng lổn ngổn như mấy con ngựa hoang giữa một lòng núi hẹp. Bùi Giáng giải thích nhiều bữa ông đã quên ăn, cứ để những phần cơm trước cánh cửa đóng im lìm, nhưng người nấu cơm tháng cứ theo lệ hằng ngày vẫn xách tới thêm, để sẵn… (xem tiếp phần (2) bên dưới).
5. Có ‘ngòi bút lô hỏa thuần thanh’?
Lô hỏa thuần thanh là cái gì nhỉ?
Có một số người viết là ‘lư hỏa thuần thanh’, tạm hiểu là lửa trong lò hoàn toàn biến thành màu xanh, chẳng hạn người xưa luyện đao kiếm mà khi ngọn lửa trở nên toàn màu xanh thì coi như là đã luyện thành. Trong ngôn ngữ kiếm hiệp, người ta thường dùng từ ‘đả thông sinh tử huyền quan’, ‘siêu phàm nhập thánh’, ‘luyện đủ 12 thành hỏa hầu’, ‘cao thâm khôn lường’ (ngôn ngữ của Định Tĩnh sư thái) hay ‘đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh’ (ngôn ngữ của Trương Tam Phong)… để chỉ người đã luyện một môn nào đó tới mức thành công tột đỉnh.
LB xin dẫn chứng câu nói của 2 nhà nghiên cứu:
-‘Bùi Giáng là một trong những nhà thơ thuộc loại hiếm của gia tài thi ca dân tộc, đã chạm được một tay vào chính cái chỗ ta vẫn thường nói khi thảo luận về tôn giáo, đó là quyền năng. Nhưng ông không là một giáo chủ… mà là một nhà thơ đã nắm được quyền lực: quyền lực thi ca. Trong thế giới tâm linh - trực giác thiên khải đó và cuộc đời ‘vật dục - trần gian’ u mê này, ông đã đi về như một ‘tự do cá nhân’, không một vết xước nhân quyền (Đặng Ngọc Như - thanhnien.com.vn).
-‘Bùi Giáng - thi nhân thấu thị, đã sống kiệt tận miên bạc bình sinh, đã là một trong số hiếm hoi những linh hồn đã đi đến tận đáy của cái vực sâu không đáy, đã yêu đắm đuối cả cuộc bể dâu thê thảm, để công phu ghi tặng lại, bằng ngòi bút lô hỏa thuần thanh...’ (Nguyễn Quang Thanh - thanhnien.com.vn).
6. LB đã có viết…
Kể từ sử lịch xa xuôi
Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em
Lang thang vạn dặm độc hành
Cẩm nang bỏ cuộc đời mình trao em
(Bùi Giáng)
Vâng, LB sẽ không nhận định về Bùi Giáng, nhưng LB đã có viết như sau mà được cô giáo Chiều Tím nói ‘like!’, hì.. hì…
'Ông nhìn cuộc đời như một dòng sông chảy mãi không dừng trong cái thế giới thiên biến vạn hóa này, thoạt trông xô bồ hỗn độn, nhưng nó dường như có đó mà mất đó, trong một sát na đã chuyển dịch sang cái khác. Vậy thì ta là cái gì trong vũ trụ này? Con người chỉ giác chứ chưa ngộ, vẫn còn ôm cái 'sắc', do đó cái 'lưới thiên la địa võng' vẫn hữu hình: 'số phận luôn luôn tìm kiếm con người, còn con người luôn luôn theo đuổi số phận'! Vậy thì tại sao ta phải khư khư ‘cái đó là cái đó’ hay ‘nó phải như vậy’, ta có thể từ bỏ hết, bỏ sắc sắc không không, bỏ thiên đàng, bỏ địa ngục, bỏ Heidegger, bỏ Henry Miller, bỏ Nietzsche, và bỏ cả ‘ta’! Có phải cuối cùng chỉ có một lối thoát là ‘hãy về với ta’, về với tinh khôi, hãy quên đời, hãy say sưa mỹ nhân, hãy... 'phá' và hãy... điên cho lòng thanh thản!'.
'Và Bùi Giáng là một người 'điên' trong cái thế giới mà mọi người điên ‘đều tưởng mình là tỉnh???’. Nóng giận quá cũng là điên, say quá cũng là điên, đua xe cũng là điên, sử dụng ma túy cũng là điên, yêu quá cũng là điên, mê gái hay mê trai quá cũng là điên, mê blog quá cũng là điên, mê tiền quá cũng là điên, mê bài bạc quá cũng là điên, dâm dật quá cũng là điên, ham phong bì cũng là điên, sùng bái Khổng Mạnh/văn hóa nước ngoài cũng là điên, nói phét ở quán cà phê hay quán nhậu cũng là điên, ăn mặc hở hang, lộ hàng cũng là điên, ham 'mốt' tiến sĩ cũng là điên, tham quyền cố vị cũng là điên, ham làm bá chủ biển Đông cũng là điên, ham nói xấu moi móc người khác cũng là điên, nói người ta điên cũng là... điên, và đặc biệt là, ham đề cao ‘tôi là số một’ là hoàn toàn điên!'.
 …Và đêm, ngồi viết entry một mình - trời mưa to, mưa rầm rầm trên mái nhà, mưa cả đêm, nghĩ về mối tình của Bùi Giáng với Kim Cương… và nghĩ về mình, LB có lúc cảm khái rằng:
Xóm vắng chiều mưa tuôn dữ dội
Nhớ ai nhiều đội nón đi thăm
Mưa vào tay áo ướt dầm
Thương người nên phải âm thầm dưới mưa…

HẾT.
-----------------
Phụ lục:
(1)Bùi Giáng (1926-1998), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông đã để lại cho hậu thế khoảng 25 tác phẩm thơ, 4 tác phẩm ‘nhận định’, 4 tác phẩm Triết học, 4 tác phẩm ‘tạp văn’ và khoảng 16 tác phẩm dịch thuật. Ông bị ‘tai biến mạch máu’ và mất ngày 7/10/1998, tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, thọ 72 tuổi.
(2)Tôi nhìn lại những chiếc gà mên và những con ruồi đậu xuống như một tấm lưới không hề có thực. Lát sau chúng tôi đến một tiệm cơm chay ở góc đường Trần Quốc Toản, đối diện với Việt Nam Quốc tự (…) Phạm Công Thiện gọi một ly cà phê. Tôi gọi một ly trà đá. Riêng Bùi Giáng gọi (một lúc bốn thứ cả thảy): một tô hủ tíu, một tô mì, một ly cà phê sữa và một ly đá chanh. Tôi ngơ ngác nhìn Bùi Giáng, nhưng càng ngơ ngác hơn khi thấy ông ăn một miếng mì, rồi lại ăn một miếng hủ tíu, uống một chút nước chanh, rồi lại nhắm nháp một chút cà phê (…) Ông gắp cái này một chút, uống cái kia một chút - như người nhạc trưởng uyển chuyển trước một dàn nhạc. Ngay cả đồ gia vị cũng vậy. Ông rắc một chút tiêu lên tô này, lại thêm một chút ớt vào tô nọ. Xúc một muỗng đường, xin vài hạt muối. Muối cho vào ly đá chanh. Đường cho vào tô mì, lung linh chộn lộn. Có lẽ chỉ có ông-trời-xanh hay bà-trời-trắng mới biết được ông đang ăn uống hay đang chơi dạo giữa mùa trăng châu thổ?’… (Tuấn Huy - thanhnien.com.vn).
(3)Các tài liệu có liên quan:
Nguyễn Quang Thanh: http://phebinhvanhoc.com.vn/?tag=do-long-vanPhạm Công Thiện: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/257-pham-cong-thien-anh-la-ai.html 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

452. Thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’

LB thường nghĩ về ông này
Trước đây, LB có nói ‘người được LB ngưỡng mộ nhất’ là anh Bảy (trong entry ‘Thư gửi anh bất tử’), nhưng anh ta chỉ xuất hiện có 1 ngày trong đời LB, nên không thể biết rõ anh ta trên thực tế là người như thế nào. Tất nhiên là mình thích tính cách của Mạc Đại tiên sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hàn Mặc Tử, Lucky Luke hay Charles Chaplin…, nhưng trên thực tế, khi đi uống cà phê, ngồi ngắm những cây điều xanh ngắt đang ngại ngần dưới trời mây mù mịt, hay ngắm vườn hoa xinh mơn đang tình tự với nắng gió điệu đà, LB thường nghĩ về ông này - Phong Thanh Dương.
Ai là sư phụ của y?
Các bạn thường biết là Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông, nhưng có lẽ bạn không quan tâm lắm đến sư phụ của y? 
Tương tự, các bạn đọc truyện, yêu mến và ca tụng Lệnh Hồ Xung là khí khái ngất trời! Không phản đối. Nhưng vì sao mà y có khí khái ngất trời? Ai là sư phụ của y?
Thực ra, ông nói trên (trong truyện ‘Tiếu ngao giang hồ’) chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày, truyền thụ môn ‘Độc cô cửu kiếm’ cho Lệnh Hồ Xung, rồi biến mất. Về thân thế thì chỉ có nói sơ sài: ông là một tuyệt đại cao thủ của phái Kiếm tông (thuộc phái Hoa Sơn), chán vì bị vợ ngoại tình, ghét vì việc tương tàn tranh bá giữa 2 phái Kiếm tông và Khí tông (và trong nội bộ võ lâm), nên bỏ lên núi Hoa Sơn ẩn cư.
Lệnh Hồ Xung như thế nào mà đến nỗi 2 người đứng đầu Bạch đạo (là Phương Chứng đại sư của phái Thiếu Lâm và Xung Hư đạo trưởng của phái Võ Đang) phải nhường một bước, và người đứng đầu Hắc đạo (là Giáo chủ ma giáo Nhậm Ngã Hành) cũng tự nguyện hứa nhường chức Giáo chủ cho y?
Đó là vì y có trí tuệ siêu phàm, không phải là ‘kiếm pháp’ như người đọc thường nghĩ, mà trong đó y đã thấu hiểu được bí mật Kinh Dịch và huyền vi của vũ trụ.
Ai đã giúp y có được điều này? Chính là Phong Thanh Dương.
Huyền vi của vũ trụ? Cao thâm khôn lường?
Thế thì cái ‘bí mật Kinh Dịch và huyền vi của vũ trụ’ này có phải là thiên về ‘Tàu’ không? Không. Ngược dòng lịch sử, sử Tàu chính thức ghi chép bắt đầu từ thời nhà Thương (1556TCN, theo biên niên sử dựa theo ‘Trúc thư kỉ niên’), nhưng các triều đại Hạ-Thương-Chu vẫn còn nằm trong vòng ‘huyền thoại’ (Nguyễn Hiến Lê). Theo NGLB, lịch sử Tàu chỉ được bắt đầu từ thời nhà Tần (221-206TCN), khi mà Tần Thủy Hoàng tiêu diệt được các thế lực cát cứ và xưng Hoàng đế, còn trước đó chỉ có ‘vương’ mà thôi (tương tự, ở Việt Nam, từ thời Đinh Bộ Lĩnh, năm 968, khi ông thống nhất 12 lãnh địa cát cứ, thành lập nên nước Đại Cồ Việt và lên ngôi Hoàng đế). Ngoài ra, nhà Tần  phải xây Vạn lý trường thành do luôn bị làn ‘gió mùa phương Bắc’ tràn xuống, cụ thể là Kim, Thổ Phồn và Liêu (thời Tống), rồi Mông (thời Nguyên), rồi Mãn (thời Thanh)… mà người Tàu tồn tại đến ngày nay với tư cách là người Mãn-Hán... Chắc vì vậy mà theo một số nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm, Thế Trung hay Nguyễn Quang Nhật… thì thủy tổ của Kinh Dịch (triết lý âm dương) vốn có xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt hay ở Nam Á (xem phần (1) bên dưới).
Quay lại chuyện Phong Thanh Dương, ông đã truyền thụ cái gì cho Lệnh Hồ Xung? Đó là Kinh Dịch.
Trong phép tính tổ hợp, có thể hình dung là:
-với 2 chữ a, b (lưỡng nghi)
-ta sẽ xếp được 4 cặp đôi (tứ tượng) là aa, ab, ba và bb (=22),
-nếu thêm a, b vào nữa thì ta sẽ có có 8 cặp 'ba' (bát quái) là aaa, aab, aba, abb, baa, bab, bba và bbb (=23).
Tương tự, với 8 chữ a,b,c,d,e,f,g,h, ta có thể xếp được 64 cặp đôi khác hay ‘quẻ kép’ (=26). Ngoài ra, Tiêu Diên Thọ còn chồng các quẻ kép lên nhau để thành 64 x 64 = 4096 quẻ, nhưng ít ai theo vì quá phức tạp (theo Nguyễn Hiến Lê).
Và… trong bóng chuyền:
-chưa phát bóng: ở trạng thái 'vô cực' (không-có-gì)
-chuẩn bị phát bóng: ở trạng thái ‘thái cực’ (không động)
-phát bóng: ‘âm dương’ được phát động (khởi động)
-giao đấu: ‘âm dương’ chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng (động).
Với cách trình bày đơn giản này, hy vọng chút chút rằng nó sẽ làm cho ta bớt lo lắng về 2 chữ Kinh Dịch với các từ Hán Việt khó hiểu như vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái…

Vậy nếu Lệnh Hồ Xung phát ra 1 chiêu (bởi lập tức phát hiện ra chỗ nhược trong chiêu thức của đối thủ) mà có thể là bao hàm 1 hoặc nhiều trong 4069 thế, thì bố ai mà đỡ được! Vì đối thủ của y không biết trước là cái gì sẽ xảy ra, nên chiêu của y được gọi là ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’. Và vì thế, tư tưởng (kiếm pháp) của Lệnh Hồ Xung được Định Tĩnh sư thái đánh giá là ‘cao thâm khôn lường’.
Thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’
Thế thì ai biết cái ‘huyền vi của vũ trụ’ này?
‘Là kẻ đã ngộ được câu: ‘Ta là ai? Ngươi không là cái gì cả’, Phong Thanh Dương đã xa rời sự phù phiếm của thế tục và ẩn mình trên đỉnh núi Hoa Sơn đầy sương mù và mây bay tuyết phủ. Không ngờ trên đời này lại xuất hiện một gã Lệnh Hồ Xung, y không cần biết trời-đất là ai, sống-chết là gì, mà chỉ biết tôn trọng tình khúc âm-dương như là một cõi phiêu lãng tuyệt thú trên trần thế. Tính cách đó là hoàn toàn phù hợp với môn võ công ‘Độc cô cửu kiếm’ vô địch thiên hạ, do đó, Phong Thanh Dương đã xuất hiện và truyền lại môn kiếm pháp này cho y. Sau này, y đã hạ được ‘Thái cực kiếm’ của Xung Hư đạo trưởng, hạ được ‘Tịch tà kiếm pháp’ của Nhạc Bất Quần, và đối đầu được với ‘Quỳ hoa bảo điển’ (sử dụng ‘kim’) của Đông Phương Bất Bại (sẽ hạ được nếu y học xong Dịch cân kinh và xóa đi được độc tính của Hấp tinh đại pháp).
Nhưng, sau khi Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô cửu kiếm, Phong Thanh Dương có dặn dò rất kỹ rằng ‘không bao giờ được nhắc đến tên ta’, vì thế, mặc dù bị tên Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần dùng áp lực sư môn gặn hỏi bao nhiêu lần, y cũng không hề hé miệng.
Và Phong Thanh Dương xứng đáng là một con thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’ (vô định, thấy đầu mà không thấy đuôi), tại hạ lấy làm ‘cửu ngưỡng’.
Ok thôi...
Quay lại chuyện năm 2013.
-Là đàn ông (tương tự với đàn bà), có mấy ai mà không muốn được sở hữu một người phụ nữ trẻ, đẹp và có thân hình thơm như múi mít. Ai mà không thích 'tơ', chả phải mấy ông thường thích gà tơ, nai tơ, bò tơ, rau tươi, gái tơ (trừ vịt tơ!), chả lẽ các ông lại muốn măm măm thịt heo xề hay thịt gà chết nhập từ 'bên ấy'?... Nhưng nếu ta gặp một phụ nữ trên dưới 50 tuổi mà dễ thương hơn em 20 thì sao? Ok thôi.
-Ra trường, ta muốn làm nghề mà mình đã học, nhưng nhiều khi: tốt nghiệp cử nhân Toán lại đi dạy Anh văn, tốt nghiệp bác sĩ lại đi làm cà phê (như ông Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hạn), tốt nghiệp kỹ sư điện lại đi làm marketing? Ok thôi.
-Ta yêu em L, nhưng khi làm đám cưới lại lấy em M, lấy em M được 10 năm lại bỗng nhiên… sa lưới tình với em N? Đời là vậy, hihi, cũng... ok thôi.
-Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn còn có chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, nghèo khổ! (phát biểu của Thủ tướng, Liên Hiệp Quốc, sáng 28/9/2103)… Cách đây khoảng 2500 năm, con người đã từng cầu xin ‘thần thánh’ ban cho hòa bình, nhưng vì ‘thần thánh’ bận đánh… ‘phỏm’ vô thời hạn trong thế giới tâm linh, nên 10.000 năm nữa thì con người vẫn còn cầu xin! Ok thôi...
Hãy biến cái không muốn thành cái muốn
Ở đời, thường thường, cái mà ta muốn thì không được, nhưng cái mà ta không muốn lại luôn được, vậy ta hãy biến cái không muốn thành cái muốn và hạnh phúc với chúng, đó là triết lý ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’ vô địch thiên hạ!
Cụ thể là nếu ta không có thịt bò kô-bê, yến sào, cẳng dài… thì làm sơ sơ mấy món ‘3G’ như gạo quê, gà quê và gái quê - những món tuy đạm bạc nhưng nhiều khi làm cho vua Càn Long, Napoleon hay mấy ông đại gia phải thèm nhỏ dãi!
Còn LB thì sống thuận theo tự nhiên, gặp cái gì thì chơi cái nấy, không gặp thì ở nhà chơi blog một mình, có nghĩa là: nếu gặp anh sửa xe Honda thì nói phét chuyện làng quê, nếu gặp anh bán xăng dầu thì rủ đi uống cà phê,
còn nếu gặp em Minh Hằng thì rủ đi hát Karaoke…
----------------
(1) Triết lý Bách Việt:
-‘Triết lý âm-dương’ khởi thủy là từ các các dân tộc Bách Việt (từ phía Nam sông Trường Giang (vùng Lĩnh Nam) đến dãy Hoành Sơn - Quảng Bình, thời Triệu Đà), đặc biệt là vào thời đại Hồng Bàng - thế kỷ 28TCN… Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết… Danh từ ‘Yin Yang’ không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã ‘mượn’ tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. ‘Yang’ là ‘dương’ nghĩa là ‘Trời, Thần’. ‘Yang’ là chữ ‘giành’ trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như ‘yang Sri’ là thần lúa, ‘yang Dak’ là thần nước). Chữ ‘Yin’ (âm) chỉ ‘Mẹ’ của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia)… (Thế Trung). Từ ‘rồng’ xuất hiện đầu tiên ở ta chứ không phải ở bên Tàu!, người Tàu (vua Phục Hy, thế kỷ 28TCN) đã kết hợp con rồng của ta (hiền lành - âm tính) với con giao long của họ (dữ dằn - dương tính)… (entry 305).
-‘Bàn Cổ chính xác là Bản Cả tức trưởng bản được xem là thủy tổ của người Trung Hoa nhưng trong sách cội nguồn văn hóa Trung Hoa do ông Đường Đắc Dương chủ biên cùng với 40 nhà nghiên cứu Trung Hoa khác xác định: chuyện Bàn Cổ khai thiên có gốc từ chuyện cổ của người Man phương nam (chương Lịch sử hình thành quốc gia đa dân tộc Trung Quốc, trang 48, bản dịch xuất bản ở Việt Nam) như thế rõ ràng dòng giống và cội nguồn văn hóa văn minh Trung Hoa xuất phát từ phương nam, phương nam là từ thường dùng chỉ cộng đồng người có gốc ở miền nam sông Dương Tử hay Trường Giang, về mặt nhân chủng thì đấy là cộng đồng người thuộc chủng Nam Mongoloid, thành tựu mới nhất về di truyền học cũng khẳng định người Hoa Bắc và Hoa Nam thuộc 2 dòng giống khác nhau Hoa Bắc thuộc chủng tộc mang tên khoa học là Mongoloid và Hoa Nam là tộc người thuộc chủng Mongoloid phương nam. Việc thừa nhận chuyện Bàn Cổ là của người Nam Mongoloid có hệ qủa đương nhiên xác định Dịch học cũng là thành tựu trí tuệ của người Nam Mongoloid vì ý tưởng nền của chuyện... ‘Khí nhẹ nổi lên thành Trời và phần nặng của khí chìm xuống thành Đất’ chính là khái niệm cốt lõi ‘Âm - Dương’, ‘trời - đất’ của Dịch học (nguyenquang nhat.page.tl). 
-‘… do quá tin vào ý kiến của hai nhà sử học Pháp, GS Đào Duy Anh đã cho rằng chim lạc là tô tem của người Việt cổ. Không những phủ nhận thuyết này, GS Văn Tân còn đề xuất ý kiến rằng tô tem của người Việt cổ chính là con giao long, tức con rồng. Đầu tiên tô tem là một loài rắn (có thể là một giống cá sấu nào đó), rồi biến thành loài rồng. Đồng ý với ý kiến đó, sau này trong tác phẩm Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, GS Đào Duy Anh viết: ‘Trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, người Lạc Việt cũng còn ghi nhớ tín ngưỡng của tổ tiên xa là người Việt tộc thờ giao long làm vật tổ. Người Lạc Việt cũng còn giữ tục xăm mình thành hình trạng giao long’ (theo baomoi.com).
(2) Các entry có liên quan: 
Lịch sử Trung Quốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Trung_Quốc
Lịch sử Việt Nam: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Việt_Nam
Thái cực: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/09/445-cac-nguyen-ly-cua-thai-cuc-trong.html 
Tô tem của người Việt cổ: http://www.baomoi.com/Nha-su-hoc-bac-hoc/59/12049508.epi

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

451. Phép biện chứng và chân lý!

Tạp niệm là đủ thứ ý tưởng/tư tưởng không rõ ràng chứa trong đầu, 
như một cái bể cá có đầy... cức cá mà lâu ngày không súc bể;
Cái tôi là cái mà cứ bám hoài điều được 'tôi' cho là đúng, 
như con cá tai tượng không cho con cá 'đúng' khác sống chung;
Chân lý là cái đúng tương đối trong một không-thời gian nhất định, 
ví dụ, mọi người ở đời đều phải chết, 
như con cá tai tượng sáng hôm nọ ưỡn bụng nổi lều phều trên mặt nước.
(NGLB)
1. Một lời bình liên quan đến Phép biện chứng
Trong entry ‘Thư gửi anh bất tử’ (đường dẫn cho ở dưới), LB đã có nhiều ví dụ về tính ‘thuận nghịch’, sau đây xin trích một ví dụ về cuộc tâm sự giữa 'thiên thần' A và em B:
A: Chả lẽ anh trẻ mãi không già à?
B: Họ nói không biện chứng tí nào cả! Làm gì có cái gì mà trẻ mãi không già, đến cái mặt trời cũng già nữa là, huống gì là các thiên thần như anh. Quy luật sáng tạo của Ngọc Hoàng Thượng Đế là vận động, và vận động là bất tử, mỗi 1 giây trôi qua là không-thời gian bị chuyển dịch và do đó làm thay đổi mọi thứ trên thế giới, ví dụ như nói chuyện với em từ sáng tới giờ thì cái mồm anh đây cũng phải già đi phần nào chứ!
Và LB xin trích lời bình sau: ‘...Và theo mình thì nó (mâu thuẫn) không phải là tuyệt đối và vĩnh viễn đâu, không lẽ cứ mâu thuẫn mãi, mà dần dần nó sẽ đạt đến mức cân bằng hoặc hoàn hảo… LB nghĩ lại xem có phải thế không?’ (entry 450, Hoa Tím).
Bình luận này có liên quan đến Phép biện chứng mà là một cơ hội để LB viết nên bài này, xin cám ơn bạn Hoa Tím nhiều nhé.
2. Phép biện chứng là gì nhỉ?
Và cũng xin tâm sự một cách tự nhiên, có một số blogger (ví dụ như các cháu của LB) không biết 'vô thường' là gì?, 'dịch' (trong Kinh Dịch) là gì?, hay 'phép biện chứng' là gì?...
Không quan tâm lắm đến các định nghĩa trong các tài liệu triết (trừu tượng, khó hiểu), có 1 blogger nói là: ‘Biện chứng, từ gốc tiếng Anh là Dialectial, là một khái niệm đã xuất phát từ thời cổ xưa. Ở châu Âu cổ đại, người ta dùng nó với ý nghĩa là việc tranh luận để tìm ra chân lý (theo wattpad.com).
Nói nôm na, ‘vô thường’ là luôn biến đổi, ‘dịch’ cũng là biến đổi (changes), ‘biện’ (trong biện luận, biện hộ, biện minh, ngụy biện, hùng biện, phản biện…) là việc ‘nói lý lẽ’ hay ‘đối thoại' (dialogue) mà cũng hàm nghĩa biến đổi. 
Theo NGLB, Phép biện chứng (dialectics), nói một cách 'bình dân', là việc dùng lý lẽ, 'chủ yếu' là hai mặt thuận nghịch, để chứng minh cho một quan điểm hay một ý tưởng nào đó. (xem minh họa ở phần 3)
Dưới đây là tóm tắt vài nét về lịch sử tiến hóa của Phép biện chứng, xin vui lòng xem chi tiết (1) bên dưới. 
...Có truyền thuyết rằng Vua Phục Hy - thế kỷ 28TCN - đã ghi chép lại Triết lý âm-dương của Việt tộc dưới dạng Hà Đồ (Tiên Thiên Bát Quái)!: ‘Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên’, và mãi đến năm 1144TCN thì học thuyết âm dương (Hậu Thiên bát quái) của Tàu mới có cơ sở tương đối khoa học (entry 305).
...Khoảng thế kỷ thứ 5TCN, Aristoteles, Democritus, Heraclitus, Socrates… đã là những người đi tiên phong về Phép biện chứng thô sơ, trong đó: Aristoteles là cha đẻ của ‘Luận lý học’; Socrates với câu nói nổi tiếng ‘hãy quan sát trước khi suy luận’ (observer avant de raisonner, entry 367), hay ‘tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả’; và Heraclitus được thế giới phương Tây xem là ông tổ của phép biện chứng qua câu nói: ‘không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông’ (nước không bao giờ chảy hai lần qua một dòng sông). 
...Tư tưởng biện chứng từ thời cổ đại (Hy Lạp, Tàu, Ấn Độ, Trung Đông) sau đó vẫn được phát triển nhưng tính khoa học chưa cao vì bị đắm chìm trên 1000 năm dài trung cổ, mãi đến thời Phục Hưng, khoa học này được phát triển lên một đỉnh khá cao.
...Hegel (1770 - 1831) đã đạt tới… đỉnh cao của Phép biện chứng (‘Lôgíc học, Triết học về tự nhiên, Triết học về tinh thần’) mà chủ yếu cho rằng ‘khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là ‘ý niệm tuyệt đối’ (một cách gọi khác của ‘thượng đế’ - NGLB)... Marx (1818-1883) được những người duy vật hiện đại cho là sư tổ của Phép biện chứng duy vật khoa học mà xuất sắc nhất là ‘Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến’, ‘Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập’… và câu nói ‘chuyển từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do - Engels’ (hạnh phúc ngay trên hành tinh này - NGLB).
...Trong triết học thế kỷ 19-20 đã liên tục xuất hiện nhiều trường phái - mà từ ‘biện chứng’ ít xuất hiện, trong khi đó từ ‘tương đối’ lại xuất hiện nhiều hơn - như chủ nghĩa hư vô, cái-tôi-cực-đoan, hiện thực huyền ảo, và nhiều chủ nghĩa hiện đại với nhiều cái tên gọi khác nhau như chủ nghĩa tồn tại, duy lý, hành động, hiệu quả, phân tích, kinh nghiệm tự nhiên, tương đối, đa nguyên…, có người gọi là ‘hiện sinh’, rồi ‘thực dụng’ hay ‘thực nghiệm’ mà khác với ‘tâm linh’ gì gì đó. (LB không thể viết quá dài).
3. Và một lời bình phi-biện chứng
(Lưu ý rằng đây chỉ là 1 ví dụ được chọn mà có thể dễ dàng thay thế bằng các ví dụ khác)
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 9/2011, có blogger A, không rõ là ma hay người, đã dùng nhiều nick khác nhau và ẩn ‘hồ sơ’ để vào nhà cô B.
Anh A nói rằng ‘cô B không biết tí gì cả về Kinh Dịch, Thần thoại Hy Lạp, Thiền, Phật, Chúa…’, rồi chép tràng giang đại hải một câu tiếng Anh từ một cuốn từ điển Anh-Anh nào đó, vào đọc chỉ để bắt lỗi có… 2 chữ, rồi nói ‘đừng xóa lời bình của tôi để cho mọi người biết’, và nói ‘vì người Việt ta là như thế đó’!...

Sau đây là việc suy nghĩ bằng ‘nguyên lý thuận nghịch’:
1-Anh A nói rằng ‘cô B không biết tí gì cả về Kinh Dịch, Thần thoại Hy Lạp, Thiền, Phật, Chúa…’: Cô B có biết ít nhiều chứ làm gì có chuyện cô ta ‘không biết tí gì cả’, và ý anh A nói là ‘tôi biết rất nhiều’!... Vậy thì anh A thử viết 1 entry về Kinh Dịch, Thần thoại Hy Lạp, Thiền, Phật, Chúa đi để các blogger biết là anh ta vĩ đại đến mức nào!
2-Anh A chép tràng giang đại hải một câu tiếng Anh từ một cuốn từ điển Anh-Anh nào đó: Như các bạn đã biết, người giỏi tiếng Anh thì không cần khoe khoang về tiếng Anh, ngược lại, người dốt tiếng Anh thì lại hay ‘nổ’, mấy câu trong cuốn từ điển Anh-Anh ai chép ra mà không được!... Vậy thì anh A hãy mời các blogger biết tiếng Anh đến 1 quán cà phê nào đó ở Sài Gòn để xem anh ta giỏi tiếng Anh đến cỡ nào!
3-Anh A vào đọc chỉ để bắt lỗi có… 2 chữ, trong khi cô B viết 1 entry cả 2-3000 chữ: người ta viết có chỗ nào được không, chả lẽ người ta viết sai hết à, tại sao anh ta cứ dí mũi vào 1 chỗ mà người ta sai, như nhìn thấy chiếc xe máy có 1 vết bẩn vậy, anh không nhìn thấy là ai/chuyện gì cũng có mặt tốt, mặt xấu à, tại sao anh ta chỉ nhìn thấy toàn là cái xấu của người khác, trừ anh ta!.. Anh A nên nhớ rằng tiến sĩ/bác học còn có chỗ sai, thậm chí sai nghiêm trọng, còn cô B đâu có phải là… thánh và entry chứ đâu có phải là một cái... luận văn tiến sĩ, vả lại, cô B viết entry là để cho vui, thư giãn hay tâm sự… mà mỗi ngày chỉ bỏ ra khoảng 30 phút để đọc tư liệu/báo chí, chứ đâu có lãnh ‘lương + bảo hiểm xã hội’ để nghiên cứu tư liệu ngày 8 tiếng và nghiên cứu… suốt đời!
4-Anh A nói ‘đừng xóa lời bình của tôi để cho mọi người biết': Nếu anh ta mà bình vui, có thiện chí hay vô tư thì mắc gì mà người ta lại xóa lời bình của anh ta, hơn nữa, anh ta bình mà lộ ý nói anh ta là siêu hơn... Phật, Chúa - thì người ta không xóa đi mới là lạ, và anh ta muốn tất cả các blogger biết lời bình vĩ đại của anh ta!
5-Anh A nói ‘vì người Việt ta là như thế đó’!: Anh ta không phải là người Việt à, anh ta ở trên Sao Hỏa hay dưới Âm Phủ, và anh ta hoàn toàn chấp nhận bị người ta phê bình!...
4. Không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống như sách vở
Người ta đọc Kim Dung, có người yêu Tiểu Long Nữ vì tính cách và thân hình phiêu diêu thoát tục của nàng, có người yêu Hoàng Dung vì sự thông minh tuyệt đỉnh và cách bảo vệ tình yêu tuyệt vời của nàng, có người yêu Triệu Minh vì sự thông minh tuyệt đỉnh và cách xây dựng tình yêu tuyệt diễm của nàng, có người yêu Nhậm Doanh Doanh vì sự thông minh tuyệt đỉnh và sự hy sinh vô hạn vì tình yêu của nàng, có người yêu Hân Tố Tố vì tính bi tráng vô cùng khắc nghiệt của 'chính-tà' mà nàng phải gánh chịu để có được tình yêu, người ta yêu A Tử vì sự âm thầm chịu đựng làm bạn với tình yêu đơn phương và cái chết của nàng để đạt được sự bất tử trong tình yêu với Tiêu Phong…: không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như cái ý của ông Kim Dung vì ông ta chọn… Tiểu Siêu!
Người ta đọc Tây du ký, có người cho Tôn Ngộ Không là con khỉ ốm, có người cho y là thằng giữ ngựa, có người cho y là Đại Thánh, có người cho là y đã ngộ ‘không’, có người cho y là ‘Chiến đấu thắng Phật’…: không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như cái ý của ông Ngô Thừa Ân, mà chắc gì ông ta đã nghĩ đúng!
Tương tự, người ta đọc Thần thoại Hy Lạp, có người muốn phong Athena là nữ thần ‘sắc đẹp’ vì khi chấm 3 người là Hera, Venus và Athena thì vị giám khảo tài năng nhất trên trần thế là Paris cũng đành 'botay.com' mà cuối cùng chàng trao ‘quả táo vàng’ cho nàng Venus vì nhận được ‘phong bì’ là thân hình tuyệt diễm của nàng Helen, có người muốn trao giải… Nobel ‘hòa bình’ cho Athena vì nàng đã giúp thành Troia chống lại sự xâm lược của Athens dưới sự hỗ trợ của nữ thần Venus...: không có ai bắt buộc người đọc phải nghĩ giống y như đúc cái ý của ông 'Wikipedia': Athena là nữ thần... ‘chiến tranh chính nghĩa’!
6. Nghịch lý của chân lý
...Và chiến tranh chính nghĩa là gì? 
Ví dụ: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945 thì Mỹ là chính nghĩa hay Nhật là chính nghĩa? Bắc Triều Tiên đụng độ với Hàn Quốc thì Bắc Triều Tiên là chính nghĩa hay Hàn quốc là chính nghĩa? Tàu đụng độ với Nhật trong vụ đảo Điếu Ngư (Senkaku) thì Tàu là chính nghĩa, hay Nhật là chính nghĩa? Nếu Mỹ đánh Syria thì Mỹ là chính nghĩa, Anh-Pháp-Đức, Liên Hiệp Quốc, Syria, Iran, Đạo Hồi, hay Nga là chính nghĩa?...
Tóm lại, nếu các môn phái, môn phái A thì nói chân lý ở trên trời, môn phái B thì nói chân lý ở dưới đất, môn phái C thì nói chân lý ở… chính giữa, môn phái D thì nói chân lý ở bên trái, rồi E thì ở bên phải, F thì ở đàng trước, G thì ở đàng sau, H thì ở trong lòng người… thì biết thế nào mà lần - 'anh hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai', thậm chí có thể nói là chả có môn phái nào đúng cả: vì chân lý của loài người thì có một và chỉ một mà thôi. Và việc tồn tại quá nhiều chân lý của loài người về ‘sự bất tử’ cũng là mặt nghịch của chính cái được gọi là chân lý, và phải chăng đây là một 'trò đùa' của thượng đế trước việc 'có 2 cái vô hạn: vũ trụ và sự ngu dốt của con người' (Einstein)!
7. Không cần phải bận tâm... 
Nói chung là từ khi có xã hội loài người thì các lý lẽ thuận nghịch hay đa chiều luôn được sử dụng dưới dạng này hay dưới dạng khác, dưới tên gọi này hay tên gọi khác, và nó sẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự phát triển của loài người: điều này cũng đồng nghĩa với việc mâu thuẫn trong xã hội loài người là vĩnh viễn, trừ phi loài người không còn nữa. 
Cũng xin nói thêm rằng, cách đây khoảng 30-40 năm, có xuất hiện một giả thiết khoa học là 'entropi' - vũ trụ sẽ tiến đến trạng thái bão hòa!, dĩ nhiên với điều kiện vũ trụ phải là một hệ kín!, sau đó các nhà khoa học có nói vớt vát là 'tuy nhiên vẫn còn các thăng giáng'!, nhưng một cái 'nhích' nhẹ trong vũ trụ cũng đủ làm cho... tất cả các blogger vĩnh viễn không còn viết entry nữa, híc.. híc...

Cuối cùng, không nên quá nặng nề về lý thuyết, không nên quá tin mà phải nghi ngờ, phải biết lật ngược vấn đề, và lý thuyết nên được hiểu một cách thực tế nhất, đơn giản nhất và... nhẹ nhàng nhất:
khi nói tiếng Việt, ta không bao giờ nghĩ là ta dùng ngữ pháp gì, vì ta nói một cách tự nhiên;
khi nói chuyện hay bình luận entry, đôi khi ta dùng vài từ tiếng Anh như ‘I love you’, ‘good night’ hay ‘bye bye’, vì ta tự nhiên dùng cái mà đại đa số người đã biết;
khi nói… triết lý, ta thường nói ‘điều đó là như thế này, mặt khác/ngược lại…’, vì ta vô tình sử dụng tính thuận nghịch một cách tự nhiên...,
và khi nói chuyện với người yêu, ta không cần phải bận tâm đến ‘phép biện chứng’ hay ‘nguyên lý thuận nghịch’ nữa, vì ta đang bận tập trung cho việc khác…
-----------------
(1) Lịch sử tiến hóa của Phép biện chứng:
Thời Bách Việt cổ đại
-‘Triết lý âm-dương’ khởi thủy là từ các các dân tộc Bách Việt (từ phía Nam sông Trường Giang (vùng Lĩnh Nam) đến dãy Hoành Sơn - Quảng Bình, thời Triệu Đà), đặc biệt là vào thời đại Hồng Bàng - thế kỷ 28TCN (còn lịch sử Tàu chính thức được công nhận từ thời nhà Thương, khi họ đánh chiếm lưu vực sông Hoàng Hà vào thế kỷ 16TCN).
‘Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặt chẽ với Ngũ hành vì Ngũ hành gồm có Đông, TâyNam, Bắc và Trung tâm nơi con người đứng’… Danh từ ‘Yin Yang’ không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã ‘mượn’ tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. ‘Yang’ là ‘dương’ nghĩa là ‘Trời, Thần’. ‘Yang’ là chữ ‘giành’ trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như ‘yang Sri’ là thần lúa, ‘yang Dak’ là thần nước). Chữ ‘Yin’ (âm) chỉ ‘Mẹ’ của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia)’ (entry 305).
‘Từ ‘rồng’ xuất hiện đầu tiên ở ta chứ không phải ở bên Tàu!, người Tàu (vua Phục Hy, thế kỷ 28TCN) đã kết hợp con rồng của ta (hiền lành - âm tính) với con giao long của họ (dữ dằn - dương tính)… Có truyền thuyết rằng Vua Phục Hy đã ghi chép lại Triết lý âm-dương của Việt tộc dưới dạng Hà Đồ (Tiên Thiên Bát Quái)!: ‘Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên’, và mãi đến năm 1144 thì học thuyết âm dương (Hậu Thiên bát quái) của Tàu mới có cơ sở tương đối khoa học (entry 305).
Thời Hy Lạp cổ đại
Khoảng thế kỷ thứ 5TCN, Aristoteles, Democritus, Heraclitus, Socrates… đã là những người đi tiên phong về Phép biện chứng thô sơ, trong đó: Aristoteles là cha đẻ của ‘Luận lý học’; Socrates với câu nói nổi tiếng ‘hãy quan sát trước khi suy luận’ (observer avant de raisonner, entry 367), hay ‘tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả’; và Heraclitus được thế giới phương Tây xem là ông tổ của phép biện chứng qua câu nói: ‘không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông’ (nước không bao giờ chảy hai lần qua một dòng sông). 
Thời đức Phật (563-624) đã có những tư tưởng biện chứng rất thâm thúy qua khái niệm ‘nhất nguyên’ (thuyết nhất nguyên có trong phần Rig Vé da của Kinh Vệ đà. Tư tưởng Ấn Độ thường có tính nhất nguyên và huyền nhiệm (mystique) - wikipedia), hay ‘trùng trùng duyên khởi’, ‘luân hồi nhân quả’, ‘sắc sắc không không’: ‘Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này nhỏ như những hạt trái cây, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ như một giọt dầu trên chân ta… Ta xem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại’ (Phật),
Tư tưởng biện chứng đã thể hiện trong kinh Cựu Ước (khoảng 500TCN) và Tân Ước (50-100SCN): ‘ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất’ (St 3:19) hay ‘sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm’ (Rm 7:19).
Lão Tử và Khổng Tử đã đạt được đỉnh cao của phép biện chứng cổ đại: ‘chỉ có sự thay đổi là vĩnh viễn không thay đối’ (nội dung chính của Kinh Dịch); ‘đạo mà có thể nói được thì không phải là đạo, danh mà có thể xưng được thì không phải là danh’ (Lão Tử), ‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng?' (Trang Tử)… 
Thời Phục Hưng đến thế kỷ 19
Tư tưởng biện chứng từ thời cổ đại (Hy Lạp, Tàu, Ấn Độ, Trung Đông) sau đó vẫn được phát triển nhưng tính khoa học chưa cao vì bị đắm chìm trên 1000 năm dài trung cổ, mãi đến thời Phục Hưng, khoa học này được phát triển lên một đỉnh khá cao.
Chẳng hạn như:
-Bruno (1548 - 1600) cho rằng thế giới vật chất vận động không ngừng.
-Bacon (1561 - 1626) nói ‘Tri thức là sức mạnh mà thiếu nó, con người không thể chiếm lĩnh được của cải của giới tự nhiên’.
-Hobbes (1588 - 1679) có ví von rằng ‘trái tim con người chỉ như lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, còn khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể chuyển động’.
-Descartes (1596 - 1654) dung hòa giữa duy tâm và duy vật: ‘tôi tư duy, đo đó tôi tồn tại’.
-Spinozda (1632 - 1677) không đồng ý với Descartes khi cho rằng ‘quảng tính (hay tồn tại - NGLB) và tư duy là hai thuộc tính của một thực thể’.
-Locke (1632 - 1704) cũng không đồng ý với Descartes khi nói ‘Linh hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể nói như một tờ giấy trắng, không có một ký hiệu hay ý niệm nào cả’.
-Newton (1642-1727) với ý tưởng về vũ trụ vạn vật hấp dẫn: ‘thượng đế tỉnh dậy, rất ngạc nhiên về sự sáng tạo vô cùng kỳ diệu của mình, bèn lên ‘dây cót’ một cái, thế là vũ trụ vận động vĩnh viễn’.
-Berkeley (1684 - 1753) với câu nói nặng tính thần học như ‘vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của cảm giác’ hay ‘tồn tại có nghĩa là cảm nhận được’.
-Hume (1711 - 1776) thì cho rằng ta không-thể-biết bởi vì ‘sự tồn tại của các mối liên hệ này (nhân quả - NGLB) là không thể chứng minh được.
-Kant (1724 - 1804) khá giống Hium, khi cho rằng ‘Các hiện tượng phù hợp với cái cảm giác và cái tri thức do lý tính của ta tạo ra. Nhưng các cảm giác và tri thức không cung cấp cho ta hiểu biết gì về thế-giới-vật-tự-nó’ (vì vậy phải cần tới ‘đức tin’ - NGLB).
-Hegel (1770 - 1831) đã đạt tới… đỉnh cao của Phép biện chứng (‘Lôgíc học, Triết học về tự nhiên, Triết học về tinh thần’) mà chủ yếu cho rằng ‘khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là ‘ý niệm tuyệt đối’ (một cách gọi khác của ‘thượng đế’ - NGLB).
-Feuerbach (1804 - 1872) khác với Hegel khi cho rằng ‘Giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó’, nhưng ông lại làm quen với thần học qua ‘Bản chất con người là tình yêu và tôn giáo cũng là một tình yêu’.
-Marx (1818-1883) được những người duy vật hiện đại cho là sư tổ của Phép biện chứng duy vật khoa học mà xuất sắc nhất là ‘Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến’, ‘Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập’… và câu nói ‘Tôn giáo là thuốc phiện của người dân’ và ‘chuyển từ vương quốc tất yếu sang vương quốc của tự do - Engels’ (hạnh phúc ngay trên hành tinh này - NGLB)...
Thế kỷ 20-nay
-Einstein (1879-1955) cùng với ‘Thuyết tương đối’ đã nói: ‘Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý đã tự biểu hiện trong thiên nhiên’.
-Hồ Thích (1891 - 1962) cho rằng con người được sinh ra bởi ‘trùng trùng duyên khởi’ và bất tử bằng cách ‘tồn tại’ trong người khác.
-Krishnamurti (1895-1986) nói về ‘tự do đầu tiên và cuối cùng’, rồi Osho (1931-1990) nói tiếp: ‘Tâm linh là cuộc sống theo chiều sâu, trong chiều sâu tối thượng... Bạn định tâm tại chính bản thể mình. Nhưng bạn có thể sống ở chu vi, tự do đi mọi nơi - vẫn còn ở tại trung tâm. Đồng nhất của bạn là tại trung tâm. Bạn biết mình là ai’…
-Kim Dung (1924-nay) chỉ ra tính ‘cát bụi’ hay ‘hư vô’ của đời người bằng câu nói nổi tiếng qua miệng của Tạ Tốn ‘Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn, ‘Viên’ cũng là không mà ‘Không’ cũng là không’, hay lời kệ của Minh giáo Trung thổ ‘Sống đã chi làm sướng, chết không lấy chi làm khổ’.
-Aitmatov (1928-2008) cũng có ghé thăm nhà ‘hư vô’ và nói rằng ‘số phận luôn theo đuổi con người, còn con người luôn tìm kiếm số phận’ và cuối cùng, nói gì thì nói, ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’…
Ngoài ra, trong triết học thế kỷ 19-20 đã liên tục xuất hiện nhiều trường phái - mà từ ‘biện chứng’ ít xuất hiện, trong khi đó từ ‘tương đối’ lại xuất hiện nhiều hơn - như chủ nghĩa hư vô, cái-tôi-cực-đoan, hiện thực huyền ảo, và nhiều chủ nghĩa hiện đại với nhiều cái tên gọi khác nhau như chủ nghĩa tồn tại, duy lý, hành động, hiệu quả, phân tích, kinh nghiệm tự nhiên, tương đối, đa nguyên…, có người gọi là ‘hiện sinh’, rồi ‘thực dụng’ hay ‘thực nghiệm’ mà khác với ‘tâm linh’ gì gì đó. (LB không thể viết quá dài).
(2) Các entry có liên quan:

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

450. Bom nguyên tử và tính thuận nghịch của cuộc sống

Cuộc sống, một cách tổng quát, luôn luôn có 2 mặt: thuận và nghịch. LB thường thắc mắc là tại sao thế giới luôn luôn có chiến tranh - vật chất hay tinh thần, đặc biệt là những quả bom nguyên tử hay bom nhiệt hạch mà con người sản xuất ra sẽ… ‘bị’ nổ. Suy nghĩ kỹ, LB thấy nó là một quy luật của thượng đế, tuyệt đối và vĩnh viễn, mà đứng trên giác độ nhân bản, 'hình như' đây là một ‘trò chơi’ của ngài (xem dưới).
*
Trước tiên, LB xin đi sâu vào chủ đề chi tiết một tí.
‘Sự cố hạt nhân có thể thổi bay một phần lãnh thổ Mỹ vừa được tiết lộ là một trong nhiều tai nạn liên quan đến vũ khí nguyên tử (các bạn có thể xem thêm chi tiết ở dưới).
Dư luận Mỹ đang xôn xao trước thông tin vừa được giải mật cho thấy: một quả bom nguyên tử với sức công phá lớn gấp 260 lần quả bom hủy diệt thành phố Hiroshima của Nhật trong Thế chiến 2 suýt nổ ở bang Bắc Carolina. Báo The Guardian hôm qua dẫn tài liệu mật được công bố hồi tuần trước cho hay vụ việc xảy ra ngày 23.1.1961 do một máy bay ném bom B-52 gặp sự cố khiến bom (nhiệt hạch!, có sức nổ tương đương 4 triệu tấn TNT, đe dọa mạng sống hàng triệu người) rơi xuống khu vực thành phố Goldsboro, Bắc Carolina. Cơ chế kích nổ đã khởi động nhưng may mắn là còn một chốt an toàn không bị bung ra nên nước Mỹ mới thoát khỏi một thảm họa kinh hoàng. Tính toán cho thấy nếu phát nổ bức xạ từ quả bom Mark 39 có thể lan khắp vùng bờ biển miền đông, từ thủ đô Washington D.C đến Baltimore, PhiladelphiaNew York...
Loài người đã phát minh ra phản ứng hạt nhân (hay phản ứng nhiệt hạch), rồi dùng nó để chế tạo ra bom nguyên tử (và bom khinh khí/bom H) hay xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhưng rất tiếc, theo nguyên lý thuận nghịch, các phản ứng hạt nhân này không chỉ giúp con người, mà đặc biệt là, còn giết con người. Việc Mỹ thả 2 trái bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Tréc-nô-bưn năm 1986 hay ở Nhật trong trận động đất sóng thần năm 2011 vừa qua, mặc dù là một trong những tai họa vô cùng khủng khiếp của loài người, nhưng so với ‘quy luật thuận nghịch’ của thế giới tự nhiên, chuyện này là ‘nhỏ như con thỏ’!
*Tại sao nói ‘quy luật thuận nghịch’ là một ‘trò chơi’ hay ‘trò đùa’ của thượng đế? Vì nó luôn đưa con người và một trạng huống ‘tiến thoái lưỡng nan’ mà các câu hỏi (bài toán) thường có ‘vô số nghiệm’ hay ‘vô định’: ‘Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống’ (Trịnh Công Sơn).
Có thể hình dung nôm na là trong đá bóng, phải có 2 đội, đội ‘ta’ và ‘đội địch’. Rộng hơn là có hạt thì có phản hạt, có electron thì có proton, có số âm thì có số dương, có số thực thì có số ảo/số phức, có trường thực thì có trường ma, và có vũ trụ thì có phản vũ trụ…, tương tự đối với con người, có trung thành thì có phản bội, có lợi thì có hại, có chiến tranh thì có hòa bình, có nhân thì có quả, có gieo gió thì có gặt bão, có trong sạch thì có tham nhũng, và nhất... là,
+có yêu thì có hận:
‘Đa tình tự cổ nan di hận.
Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ’ (Bạch Cư Dị)
(Đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận
Nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi), hay
+có ăn thì có ‘ị’ (entry 446):
-Ở trên đó anh có ăn không?
Anh ngần ngừ một chút rồi trả lời:
+Uh... chắc là có, và có hút thuốc lá.
-Anh ăn cái gì?
+Um... chẳng hạn như đào tiên...
-Ở trên đó có đất đâu mà trồng đào? Mà bạn em có nhờ em hỏi anh là ‘ở trên đó có toilet không?’.
+Ừ.. ừ.. ừ… Rồi anh im lặng, hai mắt nhìn xa xa như đang tự hỏi chính mình.
-Nếu anh nói trên đó có ăn, là thật ra anh đang dối mình, 
còn anh nói anh không ăn gì, là hình như anh đang dối em…
*‘Thế giới con người - thuộc về thế giới tự nhiên - là vô bờ bến và trùng trùng duyên khởi và do đó nó là kết quả của sự tác động tương hỗ của rất nhiều yếu tố có liên quan từ quá khứ vô cùng đến hiện tại. Nó là một sự kết nối của các 'dấu chấm' như Steve Jobs đã nói. Cái thuận và cái nghịch đều có giá trị tương đương và có thể kết hợp thành một bức tranh hoàn chỉnh như 'Lưỡng nghi đao pháp' và 'Phản lưỡng nghi đao pháp' vậy. Cái gì trên đời này cũng có khắc tinh của nó, ví dụ như Hàm Mô Công thì có Nhất Dương Chỉ trị vậy. Người ta có thể lợi dụng cái của người để chống lại người như môn 'Càn khôn đại na di' hay 'Đẩu chuyển tinh dời' vậy’ (entry 248).
Trong thế giới vật chất, một cách tổng quát, bao nhiêu vật chất được sinh ra thì bấy nhiêu sẽ bị tự hủy. Trong vũ trụ, tồn tại động lực sinh và động lực hủy, ví dụ như ‘lỗ đen’ có thể hút vào nó cả… một thiên hà, và cũng chính từ nó, lại tuồn ra một thiên hà mới!
Trong thế giới hay động vật hay (sinh vật nói chung), bao nhiêu động vật được sinh ra thì bấy nhiêu cũng bị hủy vì quy luật sinh tồn. Trong thế giới con người, tình khúc âm-dương làm sinh ra bao nhiêu con người thì tai họa cũng làm hủy đi cũng ngần ấy con người. Trong thế giới tâm hồn, luôn tồn tại 2 mặt thiện ác và có sự cạnh tranh khốc liệt…
…‘Và nói rộng ra cho tất cả mọi sự vật/hiện tượng, từ hạt quart, photon, electron cho đến vũ trụ, từ con virus, con kiến cho đến con người, và tất cả mọi thứ như: thiện - ác, chính - tà, thị - phi, sinh - tử, hạnh phúc - đau khổ, chiến tranh - hòa bình, thiên đàng - địa ngục, phật/chúa - ma quỷ… đều có chung một nguồn gốc - do ‘tự nhiên’ sinh ra, vì thế mà bản chất của chúng vốn không có sự khác biệt (chúng là một, entry 446).
Vì vậy mà khái niệm thuận nghịch chỉ có tính cách tương đối, giữa thuận và nghịch có sự chuyển hóa qua lại lẫn nhau (hay như thuật ngữ hiện nay là có 'mối quan hệ hữu cơ’), nó chỉ là một ‘mô hình’ của con người nhằm mô tả và phản ánh thế giới tự nhiên, và vì vậy mà anh A có thể gọi cái này là thuận, nhưng anh B có thể gọi nó là nghịch…
*Và… ‘thế giới mà ta đang sống là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu. Chuyện đó thường xuyên xảy ra dưới thời chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tiền tư bản/thuộc địa nửa phong kiến, rồi tư bản ngày nay. Qua mỗi thời kỳ đó, con người vô tình trở thành nạn nhân, bị lợi dụng và do đó bị dày xéo trong các cuộc tranh chấp tương tàn đó, và do đó chuyện ‘thân phận con người’ vẫn là quy luật của muôn đời. Có thể tạm hiểu rằng khi chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời cùng với cái được gọi là ‘thế giới tự do’ hay ‘nền kinh tế thị trường’ thì đã đi ngầm với ý đồ thống trị mà trong đó thế giới dường như vận hành theo ý đồ của các nước lớn. Chẳng hạn, một số nước giàu mạnh có thể dễ dàng nhúng tay vào chuyện của Lebanon, Israel, Afghanistan, Iraq, Iran hay Syria…, hay có những nước đang bành trướng thế lực ở biển Đông. Nhưng những vấn đề này là một thực tại mà còn dài, khó hiểu và rất phức tạp’ (entry 248)
Nhân loại đang hầm hầm chuẩn bị cho cuộc chiến Mỹ-Syria (Trung Đông), các thế lực Hồi giáo đang… giết nhau trên khắp thế giới (bạo loạn tại Syria, vũ khí hóa học thời Pi-nô-chê đã tái xuất giang hồ, Ai Cập đã đóng của nhà băng và bắt giữ khoảng 15.000 tín đồ của phe 'Hồi giáo anh em'...), các thế lực có liên quan đến ‘biển Đông’ đang hầm hè dậy sóng, trong lúc đó, ở quán cà phê thì có nhiều người đang đỏ mặt, từ tốn hay âm thầm tranh luận là ai đúng/sai, giữa cái-biết-được và thần thánh, giữa linh-hồn-bất-tử và thể-xác-cát-bụi, giữa thiên-đường-hoan-lạc và cõi-trần-tạm-bợ, giữa cái được gọi là tình yêu lớn và tình yêu nhỏ…, nhưng không sớm thì muộn, 
bom nguyên tử hay chiến tranh thế giới sẽ bùng nổ.
*
Đứng trước vòng sinh tử vô thường đó, con người đã nghĩ ra chuyện hài để khử hư vô, sau đây là 1 câu chuyện do một kỹ sư điện tử, kể khoảng năm 1995, tại Ban Mê Thuột:

Có một lần, Ngọc Hoàng Thượng Đế tổ chức một cuộc thi ‘Hoa hậu qúy bà’. Phần cuối cùng của vòng chung kết là ‘thi ứng xử’ cho 3 người lọt vào ‘top-3’. Ngài đã đặt cho cả 3 nàng cùng một câu hỏi là ‘Ngươi đã đem lại hạnh phúc cho ai?’.
Người thứ nhất được hỏi là một bác sĩ, nàng trả lời:
- Trong đời của em, em đã chữa lành bịnh hay cứu sống cho nhiều người, số bệnh nhân mà được em đem lại hạnh phúc là nhiều không kể xiết.
Thượng đế khen ‘hảo hảo’ rồi cho truyền thí sinh thứ hai vào. Người được hỏi là một giáo viên, nàng nói:
- Là cô giáo, em đem hết tâm trí ra giảng bài cho các cháu để trở nên người thành đạt, nên số học sinh mà được hưởng hạnh phúc là nhiều lắm, không thể nào nhớ nổi.
Thượng đế cũng khen ‘hảo hảo’ rồi cho truyền thí sinh cuối cùng vào. Người được hỏi là một ‘kỷ nữ’, nàng nói:
- Trong đời của em, em đã phục vụ ân cần cho rất nhiều đàn ông, không biết là bao nhiêu, và họ đều thừa nhận là lần nào em cũng đưa họ lên ‘tuyệt đỉnh Vu Sơn’.
Nghe xong, Thượng đế không nói ‘hảo hảo’ mà lẳng lặng trao cho nàng một ‘chiếc chìa khóa’, nàng kỷ nữ ngạc nhiên hỏi:
- Bẩm ngài, tại sao ngài không trao cho em chiếc ‘Vương miện bằng vàng’ mà lại trao cho em chiếc chìa khóa?
Thượng đế bèn bước đến và thì thầm vào tai nàng:
- Đây là chiếc chìa khóa để tối nay em vào phòng của trẫm…
*Và đứng trước vòng sinh tử vô thường đó, con người đã thốt lên:
-Thiên thu vạn tải yêu là khổ
Vạn tải thiên thu khổ cũng yêu
-Yêu ai bằng yêu người tình
Hận ai bằng hận người mình đã yêu.
-Tình khúc âm dương
đã ngự trị trong tôi,
không thể nào thoát nỗi.
Mạc Ngôn nói ‘phong nhũ phì đồn’ (= vú to mông nở),
hai lỗ mũi tôi phập phồng,
người bung nở,
mùi thơm từ cõi kỳ lạ bay tới,
biển thiên thai sóng động (NGLB)
-Vì sao nàng không đến
Ta cuồng dại tái tê
Vì sao nàng không nói
Ta lạc vào cung mê
Tìm nàng trong cõi nhiêu khê
Đêm ta vướng vít lệ trào đớn tim 
Vì sao nàng xa quá
Ta như kẻ lãng du
Vì sao nàng thơm quá
Ta bỗng thành gã Trư
Tìm nàng mãi tận cõi hư 
Đêm ta cung thứ khẩy đàn được không
Vì sao nàng như thánh
Ta đưa vào thiên đàng
Vì sao nàng hay hát
Ta rung khổ dưới trần
Dáng nàng ẩn khuất phù vân
Hương nàng phảng phất đêm dần chẳng phai
Vì sao nàng không biết
Tiên nữ sa bụi trần 
Vì sao nàng lao mãi
Đêm vào chốn thiêu thân
Dâm thần bỗng muốn ái ân
Lỡ chân vấp ngã xuồng tầng Diêm cung… (NGLB)
*
Và cuối cùng:
Tại sao con người sinh ra thường phải chịu số phận bị ruồng bỏ, sĩ nhục, chà đạp, chèn ép, hiểu lầm, buộc tội, oan sai, mồ côi, mặc cảm, tha hóa, cô đơn, tuyệt vọng, hãi hùng, đau khổ, bệnh tật nan y, tăm tối hay lưu vong, đâu là bến bờ tự do của con người, khi nào ta có được tâm hồn như trẻ thơ vui đùa bên những dòng suối nhỏ, phải chăng tất cả các khát vọng đều là ảo ảnh?
...Vì sao trái tim ta lại đầy vết sẹo? Vì sao nó lại là lắp ghép, không nguyên vẹn và không khớp với nhau?
Vì nó đã từng vô số lần bị thương từ nhẹ cho tới cận cái chết.  Vì nó đã từng bị những vết thương rỉ máu, bị xé nát tâm hồn, bị dày xéo tâm can, bị dày vò tâm trạng, bị đâm toét lồng ngực, bị đâm thọc từ phía sau, bị sầu thúi ruột, và có thể nó đã từng bị khuyết tật ‘bẩm sinh’...
Vì nó đã từng bị người đời ruồng bỏ, bị hiểu lầm, bị sỉ nhục và phân biệt đối xử, bị dồn vào bước đường cùng, đã từng bị sa thải âm thầm hay lộ liễu, bị vô số những chà đạp vô lương, nó đã từng lên voi xuống chó hay đã từng là ‘đại tướng bị mất lon’...
Vì nó đã từng bị thiếu tiền mà có thể bán ‘danh dự’ để tồn tại… 
Vì nó đã tặng người đời bao nhiêu tình yêu, bao nhiêu thông cảm, bao nhiêu xót thương, bao nhiêu hoài niệm, bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu lòng tin, thậm chí bao nhiêu là tuyệt vọng.
Vì nó cũng là một cơ phận của con người, nên nó vẫn còn dục vọng và cần… tình yêu và tình dục, nhưng nó không chiếm hữu riêng cho nó một mối tình ích kỷ đơn sắc và đơn điệu…
Vì thế và vì thế, nó chứa đầy vết sẹo.
Nó đã bị ngã dập kinh hồn xuống 'vực thẳm', nhưng nó vẫn chưa chết, vẫn không chịu chết, vẫn đập mạnh mẽ, rồi nó lại đứng lên, nó không bao giờ từ bỏ niềm mê say, vì tình yêu của nó lớn hơn cái chết, và nhờ thế, vết thương của nó đã được liền sẹo! HẾT.
----------------- 
(1) Dư luận Mỹ đang xôn xao trước thông tin vừa được giải mật cho thấy: một quả bom nguyên tử với sức công phá lớn gấp 260 lần quả bom hủy diệt thành phố Hiroshima của Nhật trong Thế chiến 2 suýt nổ ở bang Bắc Carolina. Báo The Guardian hôm qua dẫn tài liệu mật được công bố hồi tuần trước cho hay vụ việc xảy ra ngày 23.1.1961 do một máy bay ném bom B-52 gặp sự cố khiến bom (nhiệt hạch!, có sức nổ tương đương 4 triệu tấn TNT, đe dọa mạng sống hàng triệu người) rơi xuống khu vực thành phố Goldsboro, Bắc Carolina. Cơ chế kích nổ đã khởi động nhưng may mắn là còn một chốt an toàn không bị bung ra nên nước Mỹ mới thoát khỏi một thảm họa kinh hoàng. Tính toán cho thấy nếu phát nổ bức xạ từ quả bom Mark 39 có thể lan khắp vùng bờ biển miền đông, từ thủ đô Washington D.C đến Baltimore, Philadelphia  New York.
Tuy nhiên, đây không phải lần duy nhất Mỹ và các nước khác “hút chết” vì các sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân. Theo hồ sơ của Cục Lưu trữ an ninh quốc gia Mỹ (NSA), kể từ năm 1950 đến nay, có ít nhất 32 vụ việc, chủ yếu xảy ra trong thập niên 1960.
Các chuyên gia và giới quân sự dùng thuật ngữ “mũi tên gãy” để chỉ các sự cố liên quan đến vũ khí hạt nhân, dẫn đến tình trạng bất ngờ phóng, khai hỏa, kích nổ, mất cắp hoặc thất thoát vũ khí nguy hiểm.
Theo tài liệu của NSA, vụ thất lạc vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử xảy ra ngày 13.2.1950 khi chiếc máy bay ném bom chiến lược Convair B-36B của không quân Mỹ gặp nạn khi tham gia diễn tập tấn công trong điều kiện mùa đông. Chiếc máy bay từ căn cứ tại Alaska, chở một bom nguyên tử Mark IV, bị hỏng động cơ do đóng băng và buộc phải thả rơi rồi kích nổ bom trên không. Tuy chứa uranium và thuốc nổ thông thường nhưng do không có lõi plutonium nên quả bom chỉ gây ra một vụ nổ phi hạt nhân lớn gần British Columbia (Canada). Mỹ và Canada sau đó khẳng định không có rò rỉ phóng xạ trong khu vực. Chỉ 9 tháng sau, đến lượt một oanh tạc cơ B-50 do động cơ bị trục trặc đã vứt một quả bom Mark 4 xuống sông St. Lawrence gần Riviere-du-Loup, cách Montreal (Canada) khoảng 482 km về hướng đông bắc. Quả bom nổ tung trong lúc va chạm, và dù không có lõi plutonium, vụ nổ cũng thổi bay gần 45 kg uranium chứa trong bom. Sau đó máy bay hạ cánh an toàn tại căn cứ không quân Mỹ ở Maine.
Đến năm 1956, xảy ra một sự cố còn nghiêm trọng hơn khi một chiếc B-47 đột nhiên mất tích “không sủi tăm” khi chở theo 2 quả bom nguyên tử từ căn cứ không quân MacDill, bang Florida, đến một căn cứ nước ngoài. Liên lạc bị cắt khi máy bay đang trong vùng trời Địa Trung Hải và mọi nỗ lực tìm kiếm trong hàng chục năm qua đều kết thúc trong vô vọng đến tận ngày nay. Cùng năm, lại là máy bay B-47 gặp sự cố với vụ một oanh tạc cơ đâm vào cơ sở chứa vũ khí hạt nhân ở căn cứ không quân Lakenheath tại Suffolk (Anh) trong lúc diễn tập. Lúc đó, cơ sở này chứa đến 3 quả bom Mark 6. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy phép màu đã cứu nước Anh khi một quả bị nứt vỏ, lộ kíp nhưng lại không phát nổ.
Mỹ tiếp tục mất một quả Mark 15 nặng 3.400 kg trong vụ va chạm chiến đấu cơ ngày 5.2.1958. Trong lúc hạ cánh xuống căn cứ không quân Hunter tại bang Georgia, chiếc B-47 đụng phải một chiếc tiêm kích F-86. Tai nạn khiến chiếc B-47 buộc phải thả bom xuống vùng biển gần đảo Tybee. Rất may là không có vụ nổ nào và cũng không có thương vong, theo hãng tin UPI. Sau Anh và Canada, đến lượt Tây Ban Nha suýt “lãnh đủ” vì mũi tên gãy Mỹ và cũng do đụng máy bay. Theo AP, hồi tháng 1.1966, chiếc B-52 chở 4 quả bom nhiệt hạch đụng chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên không và rơi gần Palomares, Tây Ban Nha, theo Bộ Quốc phòng Mỹ. Vụ việc khiến 7 phi công trên 2 máy bay thiệt mạng. Hai quả bom không có lõi plutonium phát nổ, thải ra một lượng uranium và giới chức phải di dời hơn 1.400 tấn đất ở Palomares. Mỹ nhanh chóng thu hồi được quả bom thứ ba nhưng phải huy động hơn 20 tàu chiến, máy bay và mất nhiều tháng mới vớt được quả thứ tư.
Có thể nói, vụ mũi tên gãy hy hữu nhất xảy ra vào tháng 12.1965. Theo Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ, máy bay tấn công A-4E Skyhawk mang theo bom hạt nhân B43 lăn xuống biển khi đang đậu trên tàu sân bay USS Ticonderoga tại vùng biển Thái Bình Dương. Hậu quả là phi công, máy bay lẫn vũ khí hủy diệt đều không bao giờ được tìm thấy’ (theo thanhnien,com.vn và Văn Khoa).
(2) Các entry có liên quan:
Bom hạt nhân:
Thi hoa hậu trên thiên đình: