Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

591. Chuyện nàng rùa và 'thượng đế'

 
Nàng rùa đá đang cô đơn với 'thượng đế' của nàng: chàng đã chết.

1. Nàng đi Sài Gòn
Nàng không thể nhớ rõ chuyện cách đây 3 năm được... Chỉ biết là khi nàng và chàng mở rắt ra, 'chói quá!', 'hai người' vội nhắm mắt lại: họ đang ở chợ Bà Chiểu (Sài Gòn).
...Nàng cố nhớ lại là khi 2 người đang tù ti tú tí ở một cái 'hang động' nhỏ nào đó ở núi rừng Tây Nguyên, hình như là ở Buôn Đôn hay Ea-Súp thì phải, thì bị một anh chàng trông giống như thợ săn, anh ta tóm lấy 2 người, đem về nhà, rồi lấy một cái khoan, khoan trên 'mai' mỗi người một cái lỗ, rồi lấy một sợi dây xỏ qua cái lỗ đó, thế là cuộc đời của 2 người lọt vào... chợ đời. 
Một ngày nọ, có một chiếc xe màu đen láng coóng chạy ngang qua chợ, cả đoàn người bước xuống và tíu tít xem rùa, rồi bả chủ trả:
-2 con, 1 triệu đồng,
họ nhì nhằng nói qua nói lại gì đó, rồi cuối cùng chốt giá: 'ô kê', chúng bị bắt bỏ lên xe, đem về phố, thế rồi kể từ đó, chúng giống như cặp 'Vô Kỵ - Triệu Minh', đi lưu lạc khắp giang hồ.
Lần đầu mở mắt ra, chúng đang ở Công viên Hoàng Văn Thụ. Tại sao lại 'mở mắt ra'?, tại vì xe đò rất 'kỵ' chở rùa (hay mèo, máy bay lại càng không), nên bà chủ phải bỏ chúng vào một cái hộp nhỏ (lúc đó mỗi con chỉ nặng có trên 1kg à), rồi bỏ cái hộp nhỏ này vào một cái thùng cạc-tông lớn, mà được khoét nhiều cái lỗ để cho chúng... thở, 'thùng này toàn rau và trái cây à', bà chủ nói, thế là chúng lọt qua 'trạm hải quan' của anh lái xe đò và lọt vào... Sài Gòn.

2. Nàng ngắm Sài Gòn
Chuyến xe cuộc đời đã đưa chúng đến đường Phan Đăng Lưu, khúc giữa đường Hồ Văn Huê và Ngã tư Phú Nhuận, từ trong 'khe thở' nhìn ra, ối giời ơi, chúng thấy một chiếc tàu lửa hú còi ầm ĩ và chạy nghênh ngang giữa một rừng người, làm nổi lên mấy cây trụ điện với 1-2 bó dây điện bùi nhùi đen thui với chung quanh nhằng nhịt đủ các lọai dây rợ như... cây rừng châu Phi; còn đa số lề đường thì chỉ có 1,5 - 2m, đủ để đậu 1 chiếc xe máy và hàng bày ra chiếm hết lề đường mà không có chỗ cho người đi bộ (trừ những building mới xây thì có lề đường từ 4-6m), rồi vào hẽm, chúng cũng thấy mấy cây trụ điện như vậy, nhưng tình hình lại càng tệ hại hơn, chúng nhớ có nghe ai đó nói là 'sánh vai với các cường quốc năm châu', nhưng sánh vai kiểu này thì chúng chịu, không có ý kiến.
Ui, trên đường chúng thấy có hàng trăm chiếc xe máy, ô tô, cộng với mấy chiếc xe buýt bò lổm ngổm như xe tăng T54, tranh nhau qua ngã tư với đủ thứ âm thanh trộn lẫn gào thét nghe rất là man rợ, rồi chúng quan sát thấy có 10 người thì hết 8-9 người chạy xe máy mà mắt cứ nhìn dáo dác hết bên phải, rồi bên trái (để dòm ngó vào chuyện riêng của ngưới khác!), chúng lấy làm ngạc nhiên và tự hỏi:
-Họ là con người hay con cua vậy?, 
chúng lại thấy rất nhiều người trong số họ chạy xe một tay, còn tay kia kè kè cái điện thoại vào lỗ tai, làm chiếc xe máy của họ chạy lảo đảo đến mà kinh, chúng lại tự hỏi:
-Sao người ở đây bận thế ta?... 
Rồi xe ghé lại chợ Bà Chiểu, lúc đó trời đã về cuối chiều, vì đói quá nên ông chủ ghé lại một con đường bên trong để tạm làm một tô bún 'thịt bò nướng là lốt', mà trong lúc ông chủ ăn, chúng thấy ghê ghê làm sao ấy, chả biết bên trong có phải là thịt bò thật không, hay là thịt heo chết!... Tại đây, chúng nghe mấy bà 'ăn hàng' ngồi vừa ăn vừa 'bà tám' với bà chủ:
-Chị biết không, để nuôi con ăn học, nên vào buổi tối, chúng tôi thường đẩy xe bán sữa đậu nành (hay các loại hàng xén khác như 'bò bía', bánh mì thịt, bánh xèo, xôi/chè, 'sâm bổ lượng', nước mía...), nhưng mới vừa thò mặt ra khỏi khỏi hẽm là bọn nó chận lại, nói chung là mỗi xe phải 'cống' cho bọn nó 1 cây thuốc lá 555... Rồi chị biết sao không, sau đó, có thằng bị bệnh Gút gần chết, có thằng bị vợ li dị, có thằng bị mất chức..., đáng đời nó, rồi có lần gặp nó, tôi chửi là 'mầy ăn c... của bà'...
Ui, lúc đó chúng mới hiểu, té ra hoạt động có 'cống nạp' tiền cho ai đó là hoạt động... hợp pháp, và té ra người dân nói 'ác giả ác báo' là vì họ không có cách nào 'thoát', nên họ mượn ca dao tục ngữ để 'trả thù' và mượn màu sắc duy tâm để tự an ủi cuộc đời của họ, a di thò phò, thiện tai, thiện tai... 

3. 'Thất Long công chúa'
Về đến nhà, cậu chục nhỏ lấy cái kéo cắt hết mấy sợi dây băng keo dán chằng chịt quanh cái thùng cạc-tông và thả chúng ra: chúng đã sống ở chợ Bà Chiểu được trên dưới 3 năm rồi đấy, và nếu mà kể ra thì đến cả... trăm trang cũng không hết, nên nó chỉ kể lại những ấn tượng chính mà thôi.
Số là khi chúng đến xóm này, bọn trẻ con thường tò mò dòm xuyên qua cổng, chỉ chỏ và trầm trồ bàn tán, nhưng nó ấn tượng nhất là sự kiện có 'Thất Long công chúa' đến thăm (mà nên gọi là nhóm G7, vì thời buổi hiện nay mà dùng từ Hán-Việt nhiều quá thì, thiết nghĩ, không còn là một trào lưu nữa), đại khái là 7 cô gái đến nhà ông chủ chơi, và họ thích nhất là sự hiện diện của '2 chú rùa'. 
Trong số 7 'bóng hồng' này, hình như ông chủ có chơi thân với 3 người, rồi cuối cùng chỉ còn 1 người, lý do là ở đâu?, có nhiều lý do lắm, không thể kể hết được, đại để là việc đi lại ở SG rất khó, làm nản chí... anh hùng (đi hết 1h, cộng với uống cà phê và về, là hết cả buổi!), nhưng lý do chính là phụ nữ rất ngại gặp riêng đàn ông!, mà được cảm nhận như là điều... xấu, cái này bao hàm một sự ảnh hưởng Khổng-Mạnh vô hình (có vài phụ nữ đã thừa nhận như vậy), thiết nghĩ là không phải như vậy, vì nhiều khi phụ nữ gặp phụ nữ không hẳn là để làm điều... tốt, còn nếu nói xa xôi đến chuyện 'quan hệ' thì quả thật là không dễ tí nào, vì đó là sự tự nguyện của cả 2 người, mà, nếu cả hai đều ở trạng thái 'tự do' (độc thân chẳng hạn), và nếu xét theo quy luật tự nhiên, thì đó không phải là điều xấu... 
Còn 1 người là ai? Đó là một cô giáo, mà hôm ông chủ bị ốm, cô ấy có dẫn bé Hạnh Nhi đến thăm, ông chủ và cậu chủ nhỏ rất ngạc nhiên và trầm trồ:
-Trùi, cô pé trông xinh ơi là xinh!,
mà ngoài việc rất thích cái chong chóng, cô pé còn thích ngắm và chụp hình '2 chú rùa', hihi..., ấn tượng này là không thể nào quên.
Ngoài ra, nó cũng biết tính ông chủ, đó là hễ quen bất cứ một bóng hồng nào, chắc là phải trải qua ít nhiều sóng gió, nhưng suốt đời ông chủ luôn nhớ thương về bóng hồng đó, và ông chủ rất nhớ 'Thất Long công chúa'...

4. Nàng sống, chàng chết
Khi về nhà, chúng được cậu chủ nhỏ bỏ vào một cái ao cá (khoảng chừng 7m2) để sống chung với cá, nào ngờ ngày nào cả nhà cũng thấy cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, té ra là mấy con cá... ngu, đã bơi lang thang qua trước miệng nó, nó đớp, và cá... chết. Cậu chủ tức quá, đem chúng bỏ vào buồng tắm, không ngờ chúng 'ị' ra đầy trong đó, cậu bèn đem chúng ra ngoài (dưới cái giếng trời), chúng lại 'ị' ra ngay chỗ đấy... Hơn 2 năm sau, trông chúng cũng chóng lớn, có thể mỗi con nặng hơn 2kg, nhưng nói chung là chúng... ngu lắm, cho ăn (rau, chuối...) thì ăn, không cho thì thôi, nhịn đói!, chúng chả nhận ra ông chủ, chả tỏ ra mừng rỡ gì hết, thậm chí có lúc chúng còn cắn lén cậu chủ đến nỗi chảy máu! Sau này chúng có tiến bộ một tí, đó là khi thấy chủ nhà lặt rau, chúng liền bò tới và ăn... vụng rau, kể cả thịt bò!
À, quên nữa, mấy người trong nhà, kể cả ông bác sĩ đến chơi, cũng không thể xác định con nào là con đực, con nào là con cái, sau đó họ kết luận con có 'mai' cao là con... đực, còn con có mai thấp là con...cái, trong đó con đực rất lù đù và chậm chạp, còn con cái thì năng nổ bò tới bò lui suốt ngày. Nhưng sau đó, ông chủ quan sát thấy có hiện tượng là lâu lâu, khi bò tới ăn, chàng hay bị 'khuỵu' chân trước xuống sàn nhà nghe cái 'cạch', nhiều lần luôn... Rồi ông chủ về quê khá lâu, khi trở lại Sài Gòn, thì thấy chỉ còn có 1 con, ông hỏi:
-Một con rùa nữa đâu rồi?
-Nó bị chết rồi ba à, tự nhiên nó chết, cái con mà bị 'khuỵu' chân đó...
Thế là 'chàng' đã chết. Nàng ở lại một mình trong một cái thau nhựa to (vì cậu chủ sợ nàng 'ị', dơ nhà). Nhưng không hiểu sao nàng không còn hoạt động sôi nổi như trước nữa, nàng nằm lì một chỗ, ăn cũng chả buồn ăn, hình như nàng có nhấm nháp một tí rau gì đó. Ông chủ sợ nàng ở hoài trong thau mà bị... liệt như chàng, nên ông chuyển nàng ra ngoài sân để nàng... tập thể dục, nào ngờ nàng cũng nằm im, vẫn không chịu ăn, nấp sau cái thùng rác, và rất it khi bò đi chỗ khác.

5. Nàng luận về thượng đế
...Nằm ở đó, nhìn qua nhà hàng xóm, lắng nghe nhiều sự việc kỳ lạ, nàng mới suy nghĩ và luận về thượng đế.
Vui lắm, kẻ nói người khác là 'tà đạo' thì nhiều khi kẻ đó mới đích thị là tà đạo. Chẳng hạn, có kẻ chửi những người khác là 'đồ súc vật, hạ đẳng', ông Bảy (bán nước đá) mới lý luận rằng:
-'Vậy anh ta là thánh?', chắc chắn là không phải, nên anh ta là người, mà đã là người nên 'anh ta là đồ súc vật hạ đẳng'; 'vậy ý anh ta nói anh ta không phải là súc vật?', mà đã không phải là súc vật nên anh ta là người, vì thế 'anh ta là đồ súc vật hạ đẳng'; 'còn nếu không phải là thánh hay người?', vậy thì chắc chắn 'anh ta là đồ súc vật hạ đẳng', ha..ha..ha...
Nàng còn nghĩ rằng 'chân lý' và 'sự thật' là khác nhau, vì chân lý là do con người phản ánh từ sự thật mà ra, nên đối với một sự thật thì sẽ có nhiều chân lý, vì có nhiều nhóm người, nhiều tôn giáo, nhiều trường phái triết học/khoa học/chính trị, nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau... Vài ví dụ là trước năm 1632 (thời Galileo), người ta cho rằng mặt trời quay quanh trái đất, và mãi lâu sau đó họ mới chịu chấp nhận là trái đất quay quanh mặt trời; hay hiện nay, không thiếu gì môn phái cho rằng các môn phái khác là 'tà giáo' và ngược lại...
Và cũng chính từ 2 nghịch lý nói trên (không tà đạo là... tà đạo, chân lý không phải là... chân lý), nàng mới nghĩ rộng ra rằng sở dĩ con người tin vào 'thượng đế' vì họ vĩnh viễn không bao giờ biết ngài là ai, ngược lại, nếu họ biết cụ thể về thượng đế như 1 + 1 = 2, thì còn có gì để họ tin nữa!
Với cái chết của chàng, nàng nghĩ tiếp là thượng đế (tất nhiên là ngài có thật, nhưng hoàn toàn không như con người tưởng) hoặc là vô cảm, hoặc là cố tình 'hại' nàng, có nghĩa là ngài chả bao giờ giúp cho ai cả, mà nếu có giúp thì ngài cũng 'hẹn kiếp sau', híc..híc... Nàng lại thấy là, thường, thiểu số người đang sống hạnh phúc thì họ... ít cần thượng đế, nhưng tuyệt đa số người bị thất bại, nguy hiểm, đau khổ, tuyệt vọng... thì họ lại rất cần thượng đế, điều này có nghĩa là ngài đến cùng với sự thất bại, nguy hiểm, đau khổ, tuyệt vọng..., híc..híc... Nàng nghĩ vậy thì các bạn rùa khác sẽ... phản ứng, nhưng vừa rồi, có 1 blogger đã nói thay cho nàng: 'Trên đời này có thần phật, có chúa không? Ai biết? Ai gặp? Hoàn toàn không. Chỉ có lòng tin! (matong-hoabinh, lời bình số 9, entry ‘Trung Quốc không thực sự mạnh'), thiệt đó (cười), ví dụ như vừa rồi 2 chiếc máy bay của Hãng hàng không Malaysia là MH370 (bị mất tích cùng với 239 người) và MH17 (bị bắn rơi làm 298 người chết), còn mới đây, chiếc máy bay của Algeria là AH5017 (bị rơi và làm chết 118 người)... thì ngài có 'cứu' không? ngài ở đâu?
Cũng ngày hôm nay, ông chủ có đi nhậu cả ngày, mà ở quán nhậu, tất cả những người (tại bàn tiệc) có bàn cãi inh ỏi về 'thượng đế', rồi cuối cùng có nhiều người kết luận là: nói triết học là vô ích, nói lý luận là vô ích, nói thượng đế là... vô ích, bởi vì nếu cứ gân cổ nói... cả đời, thì chiến tranh vẫn còn, thậm chí có ông nói rằng:
-Nếu thượng đế không ủng hộ chiến tranh ở Biển Đông, thì ngài chỉ cần cử Tề Thiên Đại Thánh xuống giáng cho Lão Tập 1 gậy là xong ngay, ha..ha..ha...
Ông chủ mới nói là:
-Nói triết, chiến tranh, tôn giáo, văn chương... hoài thì cũng chả được gì, và nếu không nhầm thì tất cả những cái gì xảy ra chung quanh ta đều là... chân lý, vì nó là sự thật, tức là sự điều tiết của thượng đế!, nên hãy sống với cái thực tại mà mình đang có, mà cái thực tại diễm tuyệt nhất là tình khúc âm dương - sáng tạo tuyệt vời nhất của thượng đế.
Và cuối cùng, ông chủ hỏi 'ai là... vô địch?', câu trả lời sau làm các người tại bàn nhậu rất thích:

Bóng hồng da trắng, đào hơ hớ
Chả có trong tay tí 'quyền' nào
Vươn tay, Dương Quá đầu bạc phếu
Nhấc chân, Châu Bá chạy có cờ (Châu Bá Thông)
*
Nàng đi thoang thoảng mùi hương lạ
Lắc lắc đường cong... thái cực quyền
Tơ tưởng, Lệnh Hồ say nghiêng ngã
Thất tình, Vô Kỵ mê... đảo điên
Ha.. ha.. ha...

HẾT. 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

590. Trung Quốc không thực sự mạnh!

  
LTS: Bài viết đang được bổ sung, chỉnh sửa.

Tôi viết bài này để tự học. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, vì chỉ có ‘tôi và tôi’ ngồi uống cà phê một mình ở một quán cà phê cóc ở một đường hẽm ở Sài Gòn… Tôi thầm nghĩ rằng: mặt trời thì ở đâu cũng là mặt trời, chân lý thì ở đâu cũng là chân lý, nên ở quán cà phê cũng có… chân lý, mà ai đó không thể... Tôi cũng muốn tâm sự một tí rằng: vì không phải là ‘nhà Trung Quốc học’, nên trước đây tôi không quan tâm lắm đến chuyện nước Tàu và chuyện Biển Đông (cười), nhưng trong thời gian gần đây, tôi cảm thấy là mình cần phải tìm hiểu cơ bản về: thế nào là nước Tàu?, và sự kiện Biển Đông được nhìn nhận như thế nào (dưới con mắt của tôi)?
Nghiên cứu về Trung Quốc làm tôi hiểu hơn về VN, mà trong đó, tôi đánh giá Trung Quốc là nước rất kém về các hành vi ngoại giao/chính trị, kém về triết học, dưới trung bình (so với mặt bằng thế giới) về quân sự, trung bình về kinh tế (chỉ là một nước đang phát triển), và mạnh nhất là văn học, điện ảnh và âm nhạc (mà tôi rất trân trọng), nói chung là Trung Quốc không có cái gì là nhất hay nhì thế giới (trừ việc đông dân và 'giấc mộng làm bá chủ thế giới'), mà chủ yếu thông qua các sự kiện ở Biển Đông, tôi sẽ có các lý giải bên dưới, và lưu ý rằng không phải cái gì tôi, ông Lý Quang Diệu hay David Sambaugh nói đều là… đúng, các blogger sẽ có nhận định riêng của mình.
*
Cách đây mấy tháng, tôi có đọc bài ‘Một góc thế giới qua mắt nhìn của ông Lý Quang Diệu’ (xem blog Giáo Làng, đường dẫn bên dưới), rồi mới đây là bài ‘Ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc’ của David Sambaugh (dịch: hahangiang, xem blog Nguyễn Lân Dũng, đường dẫn bên dưới) mà tôi cảm thấy không dễ hiểu vì ông David Sambaugh viết theo phong cách của một học giả và tầm khái quát của ông quá lớn (trừ một số tư liệu/minh họa hữu ích mà tôi dùng dưới đây) mà vượt qua khả năng đọc của một blogger, tôi lại không thích việc bê nguyên cái nhận định của người khác vào đầu, mà muốn hiểu cái gì, tôi phải có nhận định riêng của tôi, nên tôi viết ra bài này dưới một hình thức đơn giản nhất, đó là dưới cặp mắt bình dân của một ‘nhà uống cà phê học’ (đôi khi có tí châm biếm/hài hước) cộng với một số cảm nhận của các blogger mà tôi cho là những ‘tư liệu sống’ thật sự quan trọng... Nếu bạn không có thì giờ đọc các đoạn bên dưới, thì tôi có thể ghi ra đây vài câu chủ đạo:
1. ‘Trong nhiều khía cạnh, Trung Quốc đứng ngang hàng với các quốc gia có thành tựu thấp, và ít được kính trọng trên thế giới’ (David Sambaugh)
2. ‘Năm 2014, Freedom House xếp hạng Trung Quốc thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí’ (David Sambaugh)
3. ‘Chỉ số Gini (để đo độ bất bình đẳng xã hội, với 0 là bình đẳng hoàn toàn, 1 là bất bình đẳng hoàn toàn) nằm gần mức 0.5 là mức cao nhất thế giới’ (David Sambaugh)
4. ‘Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet - tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu (Lý Quang Diệu); 'Số bài viết trong mọi ngành khoa học của Trung Quốc được trích dẫn là 4%, so với Mỹ là 49%' (David Sambaugh)
5. Với dân số bằng ¼ thế giới, họ chỉ có 1 người đạt giải Nobel (Mạc Ngôn) trên 834 người, đạt tỉ lệ 0,0011%, hay 1 phần ngàn! (NGLB)
6. GDP ‘trên đầu người’ của Trung Quốc khoảng trên 6000 USD, kém Mỹ là 7,66 lần, và kém Nhật là 5,97 lần (NGLB, xem dưới)
7. Một nước có diện tích gần 10 triệu km2, với dân số gần 1,5 tỉ người, mà thường đem quân huậy phá biên giới/hải phận của một nước láng giềng nào đó (nhỏ hơn nhiều) thì chứng tỏ rằng nước đó không phải là một cường quốc (NGLB)
8. Sau thời Lỗ Tấn ('Kim Dung' và 'Mạc Ngôn'), dường như nền triết học của Trung Quốc tỏ ra lạc hậu hơn bao giờ hết (NGLB)...
*
Trung Quốc theo nghĩa đen là một nước ở trung tâm của các nước khác, do các vị hoàng đế thời cổ đại tưởng trái đất là hình vuông, còn nước của họ là ở… chính giữa! (tham khảo ‘Tây du ký’), và theo nghĩa bóng thì nó là trung tâm của thiên hạ về… mọi mặt!!!, ngoài ra, các ‘nhà Trung Quốc học’ còn gọi nó là ‘Đại Hán’ (vì người Hán là dân tộc đa số); còn trong tiếng Anh thì nó được gọi là China (tiền tố Sino-) mà một số học giả cho là xuất phát từ chữ ‘Qin’ (nghĩa là nhà Tần) và từ ‘China’ này được các thương nhân trên ‘Con đường tơ lụa’ sau thời nhà Tần, rồi được thế giới phương Tây gọi phổ biến dần cho đến ngày nay (nguồn: wikipedia)
Ngày nay, người ta biết Trung Quốc như là một nước đông dân nhất thế giới (khoảng 1,350 tỉ người), có diện tích đứng hàng thứ tư (!) trên thế giới (xấp xỉ 9,6 triệu km2, sau Nga, Canada và Mỹ)…
Nhưng…
*
Ngoại giao của Trung Quốc:
Tại sao tôi đánh giá Trung Quốc là yếu kém nhất về mặt ngoại giao? Thực ra, cả đời tôi, qua ông/bà, cha/chú/bác, anh em, bạn bè, và người dân, tôi chưa bao giờ nghe họ nói Trung Quốc là ngoại giao ‘giỏi’, thậm chí là họ chưa hề khen họ lấy một câu, mà tôi chỉ nghe người ta nói là ‘thâm như Tàu’, điều đó chứng tỏ là cách hành xử về ngoại giao của Trung Quốc không hề đem lại ấn tượng ‘tốt’ cho người Việt, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy xa (mà vẫn còn là chuyện ‘thâm cung bí sử’), đặc biệt là vụ xích mích ở Biển Đông làm cho chút cảm tình của người Việt đối với họ, vốn đã như ngọn-đèn-dầu-leo-lắt, liền bị… tắt ngấm: Trung Quốc đã thất bại, có thể nói là rất lớn, vì họ đã nhận được sự căm ghét thậm tệ của 90 triệu người Việt, ví dụ:
Khoảng năm 2005, trên một chuyến xe đò từ Bình Phước về Đak Nông, tôi đã được nghe các phụ nữ trên xe nói là:
-Không thích Tàu tí nào’ (!),
tôi rất ngạc nhiên nên vẫn còn nhớ (cười); rồi năm 2013-2014, tôi có nghe nhiều phụ nữ (ở quán cà phê) nói rằng:
-Chơi với nước nào cũng được, trừ nước Tàu…
Còn trên bình diện quốc tế, ‘Ngoại giao của Bắc Kinh giữ nguyên tính chất ích kỷ, thiển cận… Tính chất thực sự của ngoại giao Trung Quốc là kinh doanh… Chính sách ngoại giao trọng thương như vậy không giúp cho Bắc Kinh được sự kính nể của thế giới, và thực ra thì đã có sự phê phán và thầm thì khắp thế giới’ (David Sambaugh)…
*
Chính trị của Trung Quốc:
Chúng ta có thể xem vụ Biển Đông là thuộc về lĩnh vực ngọai giao, quân sự hay chính trị, tùy, nhưng có lẽ nó mang tính chất chính trị nhiều hơn. Trung Quốc làm như vậy thì họ được cái gì, ngoài việc là làm cho dân Việt, các nước Asean và… cộng đồng quốc tế xa lánh họ! Chắc các ‘ngài’ cũng thừa biết Biển Đông là đường giao lưu quốc tế, trước đây là Hà Lan, Tây Ban Nha, rồi Pháp, Nhật, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ… đã dùng nó làm con đường vận chuyển hàng hóa/container (tương đương 5.300 tỉ USD/năm, gần đây) qua lại với các nước thuộc khu vực Biển Đông…, trong đó có Việt Nam, nhưng các vị đã vẽ một cái đường lưỡi bò ‘liếm cỏ’ hết Biển Đông, mà các vị cho đó là một thái độ chính trị khôn khéo (!): Mặt trời là của chung của cả nhân loại, đâu có phải là của riêng của các vị? Giả sử cái đường Nguyễn Huệ (ở Sài Gòn), bỗng có một ông ỷ to con mà ra chiếm lấy và nói ‘đây là đường của tôi’, thì có được không? Các vị thử nghĩ lại rằng các vị là những nhà chính trị hay ‘chiếm trị’???...
‘Bắc Kinh bình thường chọn… các vấn đề được coi là quyền lợi cốt lõi và hạn hẹp của họ: Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền và tranh chấp lãnh thổ. Trong những vấn đề này, Bắc Kinh tỏ ra siêu cứng rắn, và có chính sách ngoại giao áp chế. Nhưng những nỗ lực để bảo vệ quyền lợi của họ thường tỏ ra vụng về và phản tác dụng cho hình ảnh và mục đích của họ… Khi chúng ta khảo sát sự hiện diện của Trung Quốc và cách hành xử của họ trên thế giới ngày nay, chúng ta cần bỏ qua những nét gây ấn tượng bề ngoài và tự hỏi:’Liệu ngày nay Trung Quốc có được ảnh hưởng lên các quốc gia và lên quĩ đạo các sự kiện quốc tế trong các lãnh vực khác nhau?’. Câu trả lời ngắn gọn là: ‘Không nhiều lắm, nếu không nói là chẳng có gì cả’ (David Sambaugh).
Và vì Trung Quốc không có uy tín đối với hầu hết trong số hơn 222 nước trên thế giới (ngay cả Bắc Triều Tiên cùng ‘hội’, hay Nga cùng ‘thuyền’, nhưng họ luôn luôn cảnh giác, vì lịch sử đã chứng minh rằng TQ luôn chơi theo kiểu ‘Đại Hán’ với phương thức trục lợi chính trị kiểu ‘Lã Bất Vi’), nên thiết nghĩ rằng nếu ai theo TQ thì kẻ đó sẽ bị mất uy tín, điều đó không có gì là lạ…
*
Quân sự của Trung Quốc:
Tôi nghĩ rằng đối với những đầu tư của Trung Quốc vào các nước láng giềng thì mục tiêu kinh tế/trốn thuế chỉ là thứ yếu, mà mưu đồ chính trị, hay quân sự mới là chủ yếu (như vụ ‘Trọng Thủy-Mỵ Nương’ hay ‘con ngựa thành Troia’ vậy), trong đó suy cho cùng là mục tiêu quân sự (phá hoại, phản gián), ví dụ như họ tung thương lái vào VN để mua ‘ốc bươu vàng’, ‘đuôi trâu’, ‘gỗ sưa’, ‘ớt’, ‘cà chua’, vận chuyển heo thối, gà thối sang biên giới VN, đưa thực phẩm gây ‘ung thư’ vào VN, đấu thầu với giá cực tiểu và cố tình thực hiện ‘trì hoãn’ lâu cực đại… là vì mục đích kinh tế!!!, và tại sao vào nhiều địa phương và làm nhiều dự án, mà họ chỉ tuyển toàn là công nhân Tàu!!!, chuyện đó ai cũng thừa đoán ra, ví dụ như blogger Giáo Làng đã cảnh báo:
-Chỗ của Giáo đã có con ngựa thành Troia rùi đó LB ui. Nhà máy nhiệt điện ven biển chỉ toàn là người TQ. Họ không nhận công nhân người Việt. Đến một lúc nào đó xảy ra chiến sự, thì nội công ngoại kích của họ sẽ khiến mình lao đao lắm đây!’ (lời bình trong entry ‘Vương Chiêu Quân', blogspot)…
Tôi chưa biết rõ là quân sự của Trung Quốc… mạnh đến cỡ nào, nhưng qua sự kiện Biển Đông, tôi chỉ thấy là họ có… tài ‘xịt vòi rồng’ và ‘cho tàu húc vào đít’ tàu của ta (cười), tôi còn biết là TQ có 1 cái tàu sân bay, thuộc giống… cái, trước đây nàng có tên là Varyag mà đã được Liên Xô (khi tan rã) bàn giao cho Ucraina năm 1992, trong khi nàng hầu như chỉ là 'một bộ xương', rồi Ucraina ‘thải’ nàng Thúy Kiều này cho Trung Quốc (năm 1998, mà khi kéo về nước, nó suýt bị chìm trong một cơn bão ở Hy Lạp vào ngày 3/11/2001), sau đó TQ về mông mế thêm đủ thứ, lắp thêm một số vũ khí, rồi đặt tên nàng là Liêu Ninh (dễ sương quá!), rồi mới đây họ đã đem ra chạy lảo đảo lòng vòng ở Biển Đông đề hù dọa… ‘con nít’, nhưng ‘…Sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân’ (Lý Quang Diệu).
Tóm lại, ‘Trung Quốc không có khả năng viễn phóng sức mạnh quân sự của họ ra khỏi vùng phụ cận ở châu Á (hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, chương trình không gian, và khả năng chiến tranh mạng). Và ngay cả với châu Á, khả năng viễn phóng sức mạnh (mang quân ra nước ngoài) cũng bị giới hạn, mặc dù có tăng lên. Không ai chắc chắn là Trung Quốc có khả năng triển khai sức mạnh 500 dặm (800 km) xa hơn biên giới của họ (ví dụ tại Biển Hoa Đông và Hoa Nam) và có thể chịu đựng đủ lâu dài để chiến thắng trong tranh chấp… Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, không có mạng lưới viễn thông và hậu cần dài tay, hệ thống vệ tinh bao phủ thế giới còn thô sơ, hải quân chủ yếu vẫn là lực lượng ven bờ, không quân không có khả năng tấn công tầm xa, hay khả năng tàng hình được chứng thực, và bộ binh không có khả năng triển khai nhanh chóng... Hơn thế, về chiến lược mà nói, Trung Quốc là một ‘đại cường cô đơn’, thiếu bạn bè thân thiết và không có đồng minh’ (David Sambaugh)…
*
Kinh tế của Trung Quốc:
Người ta nói rằng Trung Quốc là nước có nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, theo tôi thì đó là một sai lầm… lớn, vì tôi giả sử rằng nhà tôi có 2 người và thu nhập được 20 triệu đồng/tháng, còn nhà ông X có 20 người và thu nhập được 21 triệu đồng/tháng, thế mà người ta đánh giá là nhà ông X… ‘giàu’ hơn nhà tôi??? (nhưng tôi nghĩ rằng nhà ông ấy sắp… chết đói rồi, hihi)… Tóm lại, so sánh là dựa trên một ‘mẫu số chung’ nào đó, nên tôi không nghĩ rằng việc so sánh tổng thu nhập của cả nước Tàu với… Singapore lại là một chỉ số đánh giá về tiềm lực kinh tế của Tàu! Đó là chưa nói về tham nhũng, mà ‘Tổ chức Minh Bạch quốc tế còn xếp hạng Trung Quốc về chỉ số tham nhũng (hạng thứ 80) trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2013’ (David Sambaugh).
Xét về mặt GDP (Gross Domestic Product = Tổng sản phẩm nội địa), 10 nước đứng đầu thế giới như sau (đơn vị: tỉ USD, số liệu ngày 13/6/2013): Mỹ: 16.200, Trung Quốc: 9.000, Nhật: 5.100, Đức: 3.600, Pháp 2.700, Brazil: 2.500, Anh: 2.400, Nga: 2.200, Ý: 2.100, và Ấn Độ: 2.000; chúng ta hãy dùng ‘Excel’ với các số liệu là Trung Quốc có 1350 triệu người, Mỹ có 317 triệu người, và Nhật Bản là 128 triệu người (số liệu ngày 1/11/2013, vnexpress.net), thì ta sẽ có 51.104 USD/người Mỹ, 6.666 USD/người Tàu, và 39.843 USD/người Nhật, như vậy GDP trên đầu người của Trung Quốc kém Mỹ là 7,66 lần, và kém Nhật là 5,97 lần!!!, và tôi tự hỏi là 1 người TQ phải mấy chục hay mấy trăm năm nữa mới có GDP trung bình được như 1 người Mỹ hay 1 người Nhật!, thậm chí tôi còn biết rằng, trừ giới cán bộ, thương gia hay trung lưu, có đến 13,1% thảo dân TQ có thu nhập dưới mức 1,25 USD/người/ngày (tức là khoảng 25.000 đồng/ngày!)…
‘Toàn bộ số vốn Trung Quốc mang đầu tư hải ngoại (ODI- Oversea direct investment) chỉ đứng hàng thứ 17 trên thế giới, và các chương trình viện trợ nước ngoài chỉ là một phần nhỏ’ (David Sambaugh)... TQ chỉ đầu tư 1,7% GDP cho R&D (nghiên cứu và phát triển = research and development, trong đó chỉ có 5% cho các nghiên cứu cơ bản), chỉ xấp xỉ bằng ½ so với Mỹ, Đức và Nhật… Sự thực thì Trung Quốc không có thương hiệu hàng hóa gì đáng kể trên trường quốc tế, tôi chỉ nghe Tàu có đồ sứ (ly, chén bát) trông… sáng sủa tí, rồi có mấy chiếc xe ‘wave Tàu’ mà xài mới vài tháng thì phải… đại tu, ngoài ra chả có thứ đồ Tàu nào mà xài bền được (thiệt, xóm tôi chả có ai xài đồ Tàu)… Còn việc TQ cho phi thuyền (Thần Châu 5, tháng 10/2003) đảo đảo ngoài vùng khí quyển của trái đất, cũng cho là có tiến bộ, nhưng sau Mỹ hay Liên Xô đến gần… 50 năm (Liên Xô, tàu Soyuz, tháng 4/1961; Mỹ, tàu con thoi Challenger!, tháng 5/1961), nên về mặt này, TQ phải gọi Liên Xô và Mỹ bằng ‘cụ’…
‘Khi khảo sát về chất lượng thay vì số lượng, dung mạo kinh tế mang tính toàn cầu của Trung Quốc không có gì ấn tượng. Nó còn là một nền kinh tế chế biến và lắp ráp, chứ không phải là nền kinh tế sáng tạo và sáng chế. Hầu hết hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, đã được sáng tạo ra ở nước khác. Tình trạng ăn cắp phổ biến quyền sở hữu trí tuệ, và chính sách nhà nước “sáng tạo bản địa” (đã đổ hàng tỷ USD cho R&D mỗi năm), là chỉ dấu cho thấy rõ rệt họ đã thất bại trong việc sáng tạo ra các mặt hàng. Điều này có lẽ sẽ thay đổi với thời gian, nhưng cho tới nay, Trung Quốc đã không tạo được tiêu chuẩn quốc tế trong công nghệ hay dây chuyền sản xuất, cũng giống như trong khoa học tự nhiên, khoa học y tế, xã hội và nhân văn’ (David Sambaugh)…
*
Về văn hóa và ‘tự do’ ở Trung Quốc:
Trước tiên, tôi xin dành sự đánh giá cho David Sambaugh: ‘Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh văn hóa toàn cầu của họ ra sao? Không tốt lắm! Không một xã hội nào tìm cách bắt chước nền văn hóa Trung Quốc. Không một xã hội nào tìm cách sao chụp hệ thống chính trị Trung Quốc… Trung Quốc tiếp tục có uy tín toàn cầu từ mức trung bình tới xấu… Trung Quốc không phải là cục nam châm cho mọi người bị cuốn hút - cả về văn hóa, xã hội, kinh tế hay chính trị - vấn đề của Trung Quốc là cả trong bốn lãnh vực này, chúng đều mang tính riêng biệt (sui generis). Trung Quốc thiếu sự hấp dẫn phổ quát ngoài biên giới và ngoài các cộng đồng người Hoa. Lý do chính chỉ vì tính quá riêng biệt trong các lãnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị. Tính hấp dẫn của quyền lực mềm của Trung Quốc đi từ yếu tới không hiện hữu’ (David Sambaugh).
Sự ban bố... tự do, mà có thể là thực tâm hay dụ dỗ/mua chuộc/ru ngủ... của một nhà nước nào đó cho (các) chủ thể nào đó được gọi là ‘quyền lực mềm’ (soft power). Trung Quốc là một nước mà ở đó, quyền tự do của người dân được đánh giá là rất kém: ‘Nó đòi hỏi hệ thống giáo dục dựa trên tư duy phê phán, và tự do khám phá. Điều này lại đòi hỏi một hệ thống chính trị tương đối cởi mở và dân chủ, và không cho phép chính sách kiểm duyệt hay ‘vùng cấm’ trong nghiên cứu. Sinh viên và trí thức phải được tưởng thưởng, chứ không phải bị đàn áp hay trừng phạt khi họ dám thách thức sự khôn ngoan qui ước và phạm phải lỗi lầm’ (David Sambaugh)…
‘Chỉ số Gini (để đo độ bất bình đẳng xã hội, với 0 là bình đẳng hoàn toàn, 1 là bất bình đẳng hoàn toàn) nằm gần mức 0.5 là mức cao nhất thế giới... Năm 2014, Freedom House xếp hạng Trung Quốc thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí (David Sambaugh). Tôi cứ nghĩ là vụ ‘Thiên An Môn’ hay ‘Tây Tạng’ có gì mà phải giấu!, bây giờ đa số các blogger đều tốt nghiệp đại học, họ đã đi lưu lạc giang hồ trong nước nhiều rồi (thậm chí đi nước ngoài), nên cái gì đúng/sai thì họ biết, mà càng giấu thì họ lại càng tò mò nên càng biết!
Một bằng chứng là Trung Quốc có 1 giải Nobel văn học (2012) của công dân Mạc Ngôn (ngoài ra còn có Cao Hành Kiện, Nobel văn học 2000, quốc tịch Pháp; Lưu Hiểu Ba, Nobel hòa bình 2010, bị ở tù; nên họ không phải là ‘công dân’ Tàu) trong số 834 người, đạt tỉ lệ 0,0011%, hay 1 phần ngàn!… Ngoài ra, không có ai muốn tị nạn chính trị bên Tàu, vì có thể đó là nơi ngược lại với thiên đàng: ‘Trong Sách Xanh về Di dân Trung quốc trên thế giới do Center for Chinese Globalization ấn hành, người ta báo cáo là từ năm 1990, đã có 9,3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, mang theo với họ 2.800 tỷ Nhân dân tệ (46 tỷ USD). Đây không phải là điều mới mẻ, nhưng khuynh hướng này ngày càng tăng trong thập kỷ vừa qua. Khi giới tinh hoa kinh tế rời bỏ đất nước với số lượng lớn như vậy, và quá lo lắng bảo đảm an toàn cho số tiết kiệm cá nhân của họ, điều đó nói lên sự thiếu tin tưởng vào hệ thống chinh trị, kinh tế của chính phủ họ... Hệ thống chính trị Trung Quốc giống như một hỗn hợp điện tử, gồm có Chủ nghĩa Mác-Lênin (?), chủ nghĩa chuyên chế Á châu, chủ nghĩa Khổng giáo truyền thống, và một nhà nước có guồng máy an ninh nội bộ mạnh mẽ. Sự đặc thù của Trung Quốc không thể được nhân rộng ra - không có một quốc gia nào khác muốn thử nghiệm làm như vậy; và người ta cũng không thấy một người nước ngoài nào muốn xin tị nạn chính trị hay quốc tịch của Trung Quốc’ (David Sambaugh).
Ngoài ra, nghe nói Trung Quốc định thành lập cho ta một cái ‘Viện Khổng học’ gì gì đó, xin lỗi, nếu có trải thảm mời thì tôi cũng không đến, nói thật, thời buổi này mà dùng mác ‘Khổng Tử’ thì dụ được ai: ‘Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: ‘Các ông phải bước qua tôi trước đã’… Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai... Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm’ (Lý Quang Diệu)…
*
Triết học của Trung Quốc:
Kể từ sau thời Lỗ Tấn (có tính đến tư tưởng trong 'Kim Dung' và 'Mạc Ngôn'), tôi thấy hình như quý ngài chả có cái gì được gọi là ‘tư tưởng’ cả (số bài viết trong mọi ngành khoa học của Trung Quốc được trích dẫn là 4%, so với Mỹ 49% - Sambaugh), thậm chí nay các vị còn ăn nói hàm hồ hơn các bà… bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu nữa, hi…
Qua vụ ‘đường lưỡi bò’, tôi nghe nói là nó đã được đưa vào trường để giáo dục cho mấy đứa nhóc… lớp 2 hay lớp 3, được tuyên truyền cho cả tỉ dân TQ, và nghe đồn là họ tin sái cổ ‘nuôn’! Đừng có định nói là mấy ‘ngài’ đang làm đệ tử cưng của Gơ-ben (Goebbels, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền, thời Hitler) với câu ranh ngôn: ‘không cần biết đúng hay sai, cứ tuyên truyền hoài thì dân cũng tin’ (!), nếu các vị làm vậy thì coi thường dân TQ là… ngu (ngu dân), các vị nên nhớ rằng nay người dân đang sống trong thời đại 2014, họ chỉ thua các vị về ‘làm chính trị’, chứ về kiến thức thì chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào, có khi các vị còn thua đứt đi chứ, thiệt, nếu các vị ra quán cà phê nói chuyện đúng-sai với họ, thì tôi xin tư vấn là các vị nên ngồi… câm như hến là tốt nhất, hihi…
Tôi hỏi các vị là: làm gì có nền triết học nào mà bảo rằng lãnh tụ nói như thế nào thì người dân phải theo như thế đó, chả lẽ các vị bảo ‘mặt trời là mặt trăng’ thì dân cũng phải tin à?, các vị có biết thượng đế hay quy luật tự nhiên là cái gì không?, mà theo quy luật này thì Biển Đông là một cái thiên đường mà mọi dân tộc đều có thể đến để tận hưởng cảnh đẹp thần tiên ở đó, trong đó có tôi, thế mà các vị nỡ nào ‘đớp’ một mình!
Và với phương pháp luận của quý ngài, tôi cho rằng nền triết học của Tung Của ngày nay lạc hậu hơn thời Khổng Tử, mặc dầu ổng ép mọi người phải tuân theo luật ‘quân, sư, phụ’ hay ‘xuất giá tùng phu’, nhưng vẫn còn tốt hơn việc quý ngài ‘đớp’ cái thiên-đường-Biển-Đông cho riêng mình…
*
Tôi chỉ viết ngăn ngắn trong 2 tiếng đồng hồ thôi…, và tôi mới đọc được một bản tin:
‘Ông Carl Thayer cho biết (theo VOA News): ‘Cơn bão Rammasun không trực tiếp hướng vào nơi mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, nhưng cơn bão này sẽ đem đến thời tiết xấu trong khu vực. Trung Quốc có hơn 100 tàu thuyền bảo vệ giàn khoan và sẽ là rất nguy hiểm nếu như để các tàu này chống chọi với siêu bão. Vì vậy, siêu bão Rammasun khiến cho Trung Quốc di chuyển dàn khoan Hải Dương 981 sớm hơn so với kế hoạch dự kiến… Trung Quốc từng tuyên bố hoạt động thăm dò và hàng hải của dàn khoan Hải Dương-981 sẽ kéo dài đến ngày 15/8 nhưng không nói rõ lý do vì sao họ lại sớm dịch chuyển dàn khoan về đảo Hải Nam. Tháng 7 vốn được coi là mùa mưa bão trên Biển Đông… Vì vậy, chuyên gia Carl Thayer, siêu bão Rammasun đã vô tình ‘tháo gỡ căng thẳng’ trên Biển Đông, bởi các tàu Trung Quốc sẽ không còn đụng độ với các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, ít nhất là trong tháng này’ (Đăng Nguyễn, doisongphapluat.com). 

Trước tình hình này, các blogger có một số lời bình mà tôi xin chép lại thực tế như sau:
-Dung Tran: TQ sợ món ‘võ mồm’ của VN nên... đã rút giàn khoan HD 981 về nước! hehe. Nói theo kiểu... ‘võ hiệp Kim Dung’, VN đã dùng ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’! Nói theo kiểu thầy địa lý ‘nổ’ thì VN đã ‘hô phong, hoán vũ’, kêu bão ‘thần sấm’ tới, khiến Tàu khựa... bỏ của chạy lấy người!!! hic hic. Còn nói theo kiểu ‘Tom & Jerry’, thì sau khi đuổi, xịt nước Jerry một hồi, Tom ‘chóng mặt’ nên... bỏ cuộc!
-Quynh Phillips: Vì tìm không ra dầu... Thôi trả lại VN thôi!
-Dung Tran: Người xưa có nói: ‘Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong’. Thằng Tàu khựa này làm chuyện ‘nghịch thiên’ nên nay phải chuyển sang ‘giả... chết’ hehe!
-Nhà Gom Lá Bàng: Hehe, Lão Tập... rút rồi, vì bị mấy.... blogger dùng 'Giáng long thập bát vô-vi-nam chưởng' đó.
-Thuy Nguyen: Hihihi chú nói làm cháu liên tưởng đến Độc Cô Cầu Bại, giả chết để luyện nội công thâm hậu hơn nhưng vừa ngoi lên bị thì bị chúng đánh chết luôn?
-Nhà Gom Lá Bàng: Trùi, nó bị 1 cú 'Nhất dương chỉ' đả thương, nên rút về Bạch Đà Sơn luyện tiếp Hàm mô công để vài... tháng nữa tái xuất giang hồ tranh giành Cửu âm chân kinh đó, be careful !

Và cuối cùng là một thực tế:
-"Đừng ai mang ảo tưởng về TQ nữa, bọn chúng là quỷ sa tăng, là ma cà rồng bám riết theo dân tộc VN" (entry 'Thứ Tư', blogger Lung Linh): câu này... hay quá, LB xin về bổ sung vào kết luận của entry mà LB mới vừa đăng nhé, cám ơn LL nghen.

HẾT.
--------
Các nguồn tham khảo chính:
-Ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc, David Sambaugh (blog Nguyễn Lân Dũng): 
http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2014/07/12/o_t_ng_1

-Bài phát biểu của Lý Quang Diệu: http://giaolang543210.blogspot.com/2014/06/151-mot-goc-gioi-qua-mat-nhin-cua-ong.html
-Các nước trên thế giới: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080414062214AANTOIt
-Dân số thế giới: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-quoc-gia-dong-dan-nhat-the-gioi-2904061.html
-GDP thế giới: http://news.zing.vn/10-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-nam-2013-post326686.html
-Giàn khoan Trung Quốc 'trốn' siêu bão Rammasun?: http://www.doisongphapluat.com/the-gioi/the-gioi-24h/carl-thayer-gian-khoan-trung-quoc-tron-bao-rammasun-a41371.html#.U8ea5ZR_vfI
-Trung Quốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Quốc

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

589. Triết lý bóng đá, chuyện nước ta và thế giới

(LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa)
Chú là một con cá ‘Koi’ (cá chép Nhật), màu trắng pha đốm đen, vì chú to lớn nên mấy con cá khác thường chạy theo chú, và vì thế chú trở thành cá ‘đại ca’. Có một con cá nhỏ, cũng màu trắng, nhưng lại pha đốm đỏ, luôn ở bên cạnh chú. Thấy chúng lúc nào cũng đi cặp với nhau như… cha với con, nên ông chủ mới gọi con cá đại ca là ‘cá cha’, còn con cá nhỏ là ‘cá con’.
Thỉnh thoảng, cha con họ cũng có tâm sự với nhau về bóng đá, phim ảnh, thế sự… Sáng hôm nay (14/7/2014), sau khi nghe cá cha tâm sự một hồi, chú cá con thấy buồn ngủ quá (vì thức khuya xem bóng đá), nó liền nằm nghiêng, nổi lềnh bềnh gần đáy hồ, rồi đi vào giấc mơ.
Nó mơ thấy cái bể cá nằm gần cái sân, cái sân gần cái cổng, ngay trước cánh cổng là đường đi mà không có lề đường gì hết, xe máy cứ đậu chình ình ngay ngoài đường (ở bức tường bên kia đường, có bóng cây bàng, cho đỡ nắng!), ngay sát bên cánh cổng là mấy cái bàn cà phê cóc, và nó lại được ngồi uống cà phê với mấy anh hai lúa nữa, hihi….
Trước tiên, nó biết là trên thế giới ảo có nhiều lời bình về ‘World Cup 2014’ rất hay, nhưng nó chơi… blog, không lẽ lại đi chép toàn là lời của những người khác, vả lại, mỗi lần bình, nó cũng suy nghĩ khá kỹ, nên nó xin chép lại một số lời bình (chủ yếu là nói về đội Tây Ban Nha, Brazil và Đức) - không quan trọng lắm, mà quan trọng là sau đó, nó sẽ dẫn đến… các câu chuyện nước ta và thế giới. 
*
-Rạng sáng 13/6, trận đấu bóng đá giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, hầu như ai cũng nghĩ là Tây Ban Nha sẽ thắng, nào ngờ sự việc xảy ra vô cùng bất thường, Tây Ban Nha bị thua nhục nhã (với tỉ số 1-5), đến nỗi bình luận viên phải dùng những cụm từ như ‘vật đổi sao dời’, ‘cơn địa chấn’, (tiền đạo Hà Lan cho hậu vệ Tây Ban Nha) ‘xem số áo’…
-Tối 18/6, khi đội tuyển Hà Lan và fan của họ vô cùng hân hoan vì hầu như đã cầm chắc tấm vé lọt vào vòng trong, thì đội tuyển Úc (sau đó là đội Tây Ban Nha và Cameroon) âm thầm đau đớn vì họ là đội đầu tiên bị loại khỏi cuộc chơi, mà không thiếu gì fan của họ với ‘những giọt lệ nóng hổi lăn tròn trên má’…
-Sáng 20/6, nghe nói đội tuyển Anh (thua Ý và Uruguay) đang hẹn gặp người yêu để bái biệt chuẩn bị... về nước, huhu...
-
Sáng 13/7: À, mình thấy Brazil thua quá đậm, vì mới vào, anh ta chủ trương công', trong khi đó cả 3 tuyến, anh ta đều yếu hơn đối phương, tuyến tiền đạo sút không chính xác, tuyến giữa thì... mất hút, tuyến hậu vệ thì quá lơ lỏng, trong khi hiện nay Đức và Hà Lan chơi rất khác, họ chơi phòng ngự kỹ, phản công nhanh, lúc phòng ngự cũng như phản công đều có số đông cầu thủ (do tính cơ động lên/về cao), đặc biệt là tuyến trên (tiền đạo và tiền vệ) thì họ chọn những cầu thủ có tốc độ cao, nhanh nhẹn, áp sát (cướp bóng ngay trong chân đối phương), và khả năng luồn lách cao, trong khi Brazil và Tây Ban Nha nay lại dùng các cầu thủ chơi 'từ từ'/chậm chạp, vì thế mà họ bị đại bại, không có gì là lạ, nhưng nó tạo nên cơn sốt cực cao trong thế giới fan bóng đá, hi... Tùy hứng, mình mới làm mấy câu… thơ như sau:
Một đội bóng thua
Một đội bóng mừng
Người Bra-zil mãi không tin
Người Đức thức dậy, tưởng mình nằm mơ
Cuộc đời biến chuyển không ngờ
Mới anh hùng đó, đã rơi xuống... bùn
-Tối 13/7: Mình bắt đội Đức, mình thấy họ chơi lạnh lùng, sát thủ hơn...
-Sáng 14/7: À, Đức thắng Argentina, mặc dù có phần may mắn hơn, nhưng xem lại quá trình từ vòng 32 đội đến vòng chung kết, mình thiết nghĩ là Đức xứng đáng với chiếc cup vô địch.
Và mấy từ ‘quá trình’, ‘lạnh lùng’ và 'sát thủ' này trở thành trọng tâm của các… triết lý dưới đây.
*
Rồi cá cha tâm sự với cá con:
-Con ơi, ba nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam không bao giờ vô địch World Cup, thậm chí 100 năm nữa cũng không được (cười)…, và họ cũng sẽ không trở thành một cường quốc trên thế giới đâu con à, vì họ suốt đời thích cãi nhau, lại rất hay ‘gáy’ (chưa thắng đã tưởng bở là ‘thắng’, cái này được gọi là tính AQ đó), và lúc nào họ cũng luôn miệng nhắc về quá khứ là thắng thằng này, thằng kia (nhưng họ chỉ đánh nhau trong nước, mà đánh hoài thì thế nào cũng có lúc... ‘thắng’, chứ họ có đem quân qua bên nước người ta để đánh… thắng người ta đâu!), và quan trọng là sau khi… thắng thì họ sẽ làm được cái gì, chứ thắng xong mà phải đi vay mượn, phải xài tiền ‘đô’, phải xài sản phẩm/vũ khí ‘xịn’ của người ta, phải học sách khoa học kỹ thuật, giải Nobel… của người ta thì sao gọi là thắng!
Cá con nói:
-Con ra các hiệu sách ở trong nước, thấy bày bán các tiểu thuyết của Hemingway, Jack London, O. Henry, Marquez, Tagore, Kim Dung…, nhưng ra các hiệu sách ở nước ngoài thì chả thấy người ta bày bán sách của Việt Nam…
*
…Ngồi ở bàn cà phê cóc, nó mới quan sát thống kê, có một chiếc xe máy A chạy ngang qua đường, rồi có 100 chiếc xe máy khác chạy dọc theo đường và thẳng góc với chiếc xe A đó (như hình chữ T), nó cứ nghĩ là người ta sẽ sẽ chạy chậm lại (nhường một tí), rồi chạy vòng qua sau xe A, không ngờ có đến 99 trường hợp, các xe đều tăng ga và rướn về bên phải để vượt qua đầu xe A (mà nó đã rất nhiều lần nghe cái ‘rầm’ và… máu me tùm lum, nên nó sợ quá mà và vội chui vào ẩn mình trong một cái hòn non bộ). Nó mới tự hỏi rằng
-Tại sao họ không chịu nhường nhau một tí, vì điều này an toàn hơn (hiệu quả hơn) và khoa học hơn rất nhiều??? Ôi, biết đến đời nào họ mới chịu nhường nhau!!!
Nó còn mở rộng ra là giả sử có 100 người, mà chỉ có 1 người làm… đúng, và có đến... 99 người làm sai!, thì ‘người làm đúng’ đó tồn tại bằng cách nào? Thiệt, nó chả ca tụng người nước ngoài đâu, vì nếu xét từng cá nhân thì mấy thằng ‘mắt xanh mũi lõ’ đó cũng chả có gì hơn họ, nhưng nếu xét về tập thể thì mấy ‘thằng’ đó hơn hẳn, chẳng hạn, người ta chỉ có 1 người làm sai, còn có tới 99 người làm đúng (vì tư duy theo lý tính, tạm gọi là theo tinh thần ‘luận lý học’ của Aristote), thì ‘người làm đúng’ dĩ nhiên là sẽ được xã hội tôn trọng, thiết nghĩ, điều đó cũng không có gì là lạ...
Cụ thể là ở xóm đó, nó thấy hầu như ai cũng có bán hàng giả (hàng hết ‘đát’, nói thách), cà phê giả (bột bắp rang), rượu Tây giả (99%!), phụ tùng xe giả (ăn cắp), xăng giả (mua 1 lít thì chỉ có 0,8 hay 0,9 lít), rồi thịt heo/thịt gà giả (chết), thịt chó giả (do trộm chó cung cấp), rồi bún/phở giả, chuối giả, mít giả, ổi giả, sầu riêng giả (bơm chất độc hại vào), rồi rau giả (có phun thuốc độc hại, không phải rau sạch), nó lại nghĩ tiếp là nếu 100 người mà có đến 99 người thì làm ăn giả dối, thì ‘người làm ăn thật thà’ tồn tại bằng cách nào?
Nếu nó nghĩ như vậy thì có người ‘ứ’ chịu, nó không thể chứng minh nhiều được, vì nó là… cá mừ, thôi thôi, các bạn hãy xem bài thơ và bức hình dưới đây để xem họ sẽ tiến đến ‘world cup’ như thế nào:
Nữ sinh ăn mặc giống ca ve
Lồ lộ nội y cố ý khoe
Giám thị vô tâm không nhắc nhở
Phụ huynh phớt tỉnh chẳng hăm he
Nhà trường thum thủm mùi ô nhiễm
Xã hội bầy hầy hết chỗ chê
Đạo đức đem quăng cho cẩu xực
Phô phang da thịt thấy mà ghê! (blog Lam Chiều)

http://macvanlam.blogtiengviet.net/2014/07/14/n_sinh_hay_ca_ve#c3097295
*
…Vì sống ở dưới nước nên nó thường nghĩ tới cái định luật Bernoulli (hay các phát kiến của Newton, Einstein, Schrodinger, Heisenberg, Hinbert…). Các bạn tưởng dễ lắm à, phải có một đất nước phát triển trên một ‘tinh thần’ như thế nào đó thì người ta mới… nghĩ ra các định luật/lý thuyết khoa học được. Còn ở xứ sở của nó, sau khi có ai đó ở nước ngoài nghĩ ra (các) định luật khoa học nào đó, thì người ta cứ bê về mà học thuộc lòng, điền đúng một trong những chữ a, b, c, d (trắc nghiệm), hay giải được các bài tập thì thi đậu đại học, rồi có ông/bà X nào đó viết giải thích cái định luật đó thêm tí xíu xìu xiu nữa thì trở thành… tiến sĩ, rồi chờ ai đó nghĩ ra định luật mới để họ tiếp tục… học thuộc lòng... Nói dễ hiểu là ai đó nghĩ ra xe Honda thì họ nghĩ ra… tiệm sửa xe Honda, ai đó nghĩ ra thuốc Tây thì họ nghĩ ra… tiệm bán thuốc Tây…
Tại sao vậy? Có một chuyên gia lão thành nói rằng ở các nước phương Tây, ngay từ hồi nhỏ, người ta giáo dục cho các cháu có tinh thần rất độc lập (tự khám phá). Ông có ví dụ là: Ở một nhà trẻ (bên Mỹ), trong khi tất cả các đứa trẻ đều đến giờ là ăn cơm ‘theo kẻng’, trừ một cháu cứ lo chơi trò chơi mà không quan tâm đến việc ăn cơm, cô giáo mới bảo với phụ huynh là:
-Kệ nó, cứ để nó chơi tự nhiên, đứng có bắt buộc nó, để khi nào nó muốn ăn thì hẳn cho nó ăn.
Lúc khác, có một cháu bé bị té, phụ huynh vội bước đến để đỡ cháu dậy, cô giáo cản lại và nói:
-Kệ nó, nó sẽ tự đứng dậy được mà.
…Vì thế, những đứa bé Tây lớn lên có tinh thần rất độc lập, nói chung là chúng không dễ bị mê muội bởi bất cứ lý thuyết nào hay bị dẫn dắt một cách mù quáng bởi bất cứ vĩ nhân hay chính trị gia nào… Lớn lên, khi xin việc làm, thì người ta không cần biết là nó có quen biết hay bà con gì không, không cần phải lo lót, lại không cần khai lý lịch là cha ông của nó mấy đời tham gia kháng chiến gì gì đó không, mà người ta chỉ cần biết một điều duy nhất là nó làm việc có hiệu quả (effective) hay không mà thôi, và vì thế, nó đã nghĩ ra máy bay Airbus hay Boeing cho mấy người ở nước khác… đi nhờ, thậm chí nó còn dám cả gan cho phi thuyền Apollo lên mặt trăng (1969) và cho xe tự hành Curiosity lên Sao Hỏa (2012), rồi từ đó nhìn xuống một xứ sở nào đó, họ thấy rất nhiều người đang cãi nhau bằng cách tự xưng ‘tôi là số một’…
*
…Mơ đến đây, ắt có người sẽ nói ‘cá là… dân xứ này, sao mà nói xấu cá ở đây’, ôi, nó nói thiệt mà người ta không cho nó nói thiệt, vì họ có câu: ‘nước ta hình chữ ét xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, thôi thôi, nó mơ qua chuyện người Tàu vậy.
Trong giấc mơ ‘cá vượt Vũ Môn’, nó thấy mình bơi ra tuốt Biển Đông, nó thấy cái giàn khoan HD981 và cả đám ma giáo đang cù cưa cú cứa ở trong hải phận của nước nó, mà chẳng chịu rút đi. Nó mới sực nhớ là ông Lý Quang Diệu (Cựu thủ tướng Singapore) có khen nước Mỹ rất xứng đáng là cường quốc số một thế giới, vì ít nhất là người Mỹ có tinh thần cầu thị bằng cách thấy sai thì chấp nhận sai, chấp nhận bị thụt lùi trong một quãng thời gian vài năm gì đó, rồi họ lại vươn lên và tiến bộ hơn trước (like!); nó thấy nước Mỹ là một tay sen đầm quốc tế, nhưng không ăn bẩn và nói dối như cuội mà cái mặt vẫn tỉnh queo như Lão Tập của xứ sở Tung Của… Nói tóm lại, ‘khi chúng ta khảo sát sự hiện diện của Trung Quốc và cách hành xử của họ trên thế giới ngày nay, chúng ta cần bỏ qua những nét gây ấn tượng bề ngoài và tự hỏi: “Liệu ngày nay Trung Quốc có được ảnh hưởng lên các quốc gia và lên quĩ đạo các sự kiện quốc tế trong các lãnh vực khác nhau?”. Câu trả lời ngắn gọn là: “Không nhiều lắm, nếu không nói là chẳng có gì cả” (David Sambaugh, đường dẫn bên dưới), đúng, một cường quốc ‘lãnh tụ’ thì phải có nhiều nước khác tôn trọng, nếu không thì nước đó nên được gọi là ‘AQ quốc’...
*
Đang nằm mơ ngon lành, chú cá bỗng nghe ‘rột.. rột.. rột’, rồi một mùi thơm phức bay vào mũi nó: ông chủ đang vãi cám cá xuống hồ, nó liền lập tức choàng tỉnh và nhào ra đớp ‘pập.. pập… pập…’, ăn no nê xong, thấy cá cha vẫn còn lần quần có vẻ luyến tiếc, nó bèn nói tiếp:
-Con nghe nói người Đức là một dân tộc ‘triết học’ đó ba à, đại để là xứ sở của họ đã sản sinh ra các ông như Hegel, Mark, Engels, Nietzsche, (Einstein)… Con còn nghe một nghiên cứu sinh qua Đông Đức, về Hà Nội, ổng kể lại rằng ‘Tôi có ghé thăm nhà một người bạn Đức, rồi tôi ra đi và có bỏ quên một gói quà ở dưới tầng hầm, 10 năm sau, tôi ghé lại, người bạn dẫn tôi xuống tầng hầm, ngờ đâu gói quà vẫn còn để nguyên ở chỗ cũ! Còn ở ta, đừng nói chuyện bỏ quên, ngay cả bia rơi xuống đường giữa ban ngày (ở Biên Hòa) thì người ta xông ra ‘hôi’ gần hết, đó là chưa nói đến mấy con chồn, kỳ đà, le le… nay rất là đắt tiền vì người ăn gần hết sạch rồi nên trở thành của ‘hiếm’,  híc.. híc…
Rồi cá con nói tiếp:
-Và con nghĩ là người ở xứ này có tính nóng vội lắm, lại đắm chìm trong cái hào quang của quá khứ, đặc biệt là rất thích cãi nhau, và cãi nhau… suốt đời, nên họ không có hy vọng vào… ‘world cup’, theo mọi nghĩa, vì họ không có cái ‘đầu lạnh’ nên không thể trở thành... 'sát thủ' như người Đức đâu, xem người ta đá bóng thì biết (cười), con nói thiệt đó…
Hết.
---------
Chú thích:
*AQ, một nhân vật của nhà văn Lỗ Tấn, là kẻ chuyên tự ru ngủ mình bằng 'phép thắng lợi tinh thần'.
*Định luật Bernoulli: ‘Trong sự chảy ổn định, vận tốc của chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện của ống’ (tạm hiểu, theo 123doc.vn). Daniel Bernoulli, sinh 1700-1782, là một nhà toán học Thụy Sĩ-Hà Lan… Ông được nhớ đến nhờ những ứng dụng của ông ấy về toán học đối với cơ học, đặc biệt là cơ học chất lỏng, cũng như việc đi tiên phong trong xác suất và thống kê. Ông làm việc với Euler về tính đàn hồi vật lý, phát triển phương trình Bernoulli, nguyên lý Bernoulli và khí động học… (wikipedia).
*Heisenberg, sinh 1901-1976, là một nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 20. Ông là một trong những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử..., là người đứng đầu Dự án năng lượng nguyên tử của Đức… và các công việc của ông trong vị trí này vẫn còn đang được tranh cãi. Ông nổi tiếng nhất với việc khám phá ra một trong những nguyên lý quan trọng nhất của vật lý hiện đại - nguyên lý bất định Heisenbert... (wikipedia)
*Hilbert, sinh 1862-1943, là một nhà toán học người Đức, được công nhận như là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng rộng lớn nhất của thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20..., phát minh hay phát triển một loạt các ý tưởng khác nhau, chẳng hạn như là lý thuyết bất biến, tiên đề hóa hình học, và khái niệm không gian Hilbert…, đã xây dựng đủ hạ tầng cơ sở toán học cần thiết cho cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng…, nổi tiếng về vai trò lãnh đạo thế giới toán học là bài phát biểu năm 1900 về danh sách các bài toán quyết định hướng đi của nghiên cứu toán học trong thế kỉ thứ 20... (wikipedia)
*Schrödinger, sinh 1887-1961, là nhà vật lý người Áo với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết cơ học lượng tử…, và đã chứng minh hai hình thức cơ học sóng và cơ học ma trận của Heisenberg về bản chất là giống nhau… Ngoài ra, ông còn nghiên cứu trong những lĩnh vực khác như: cơ học thống kê, nhiệt động lực học, điện động lực học, thuyết tương đối rộng và vũ trụ học, cũng như thử xây dựng một lý thuyết trường thống nhất... (wikipedia)
*The illusion of Chinese power, David Sambaugh
 (‘Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc’, blog Nguyễn Lân Dũng): http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2014/07/12/o_t_ng_1

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Vương Chiêu Quân là người Việt Nam!

 
LTS: Bài này được viết vào tháng 11/2012 với sự hỗ trợ tinh thần của blogger Lộc Vừng (phóng viên!, ở Hà Nội), nay tôi xin đăng tải để các blogger tham khảo cùng với phần bổ sung được viết vào tối hôm nay (ngày 10/7/2014). 
Thắt đáy lưng ong mới đậm đà
Đôi gò bồng đảo mắt ai sa
Bì bạch da trắng mùi nhân thế
Đáy mắt hồ thu, vũ trụ này.
Lúc 13h41, ngày 10/11/2012, blogger Cỏ Dại bình rằng: ‘sao không viết về VN đi anh’, mình mới tức cười và thầm nghĩ: ‘thì anh viết đang viết về VN đây’, vì thế mình viết về đề tài ‘Vương Chiêu Quân là người Việt Nam!’ cho vui. Bài này gồm có: 1. Vài nét về ‘Tứ đại mỹ nhân’, 2. Vương Chiêu Quân bên Tàu, 3. Vương Chiêu Quân bên Việt Nam, 4. Tam đại mỹ nhân!

1. Vài nét về ‘Tứ đại mỹ nhân’
Người Tàu thường tự hào là trong lịch sử của họ có ‘Tứ đại mỹ nhân’, trong đó ‘già nhất’ là Tây Thi và ‘trẻ nhất’ là Dương Quý Phi, được sắp theo thứ tự lịch sử như sau:
-Tây Thi, thời Xuân Thu (thời Câu Tiễn và Ngô Phù Sai), sinh năm 506 TCN (không rõ năm mất),
-Vương Chiêu Quân, thời Tây Hán, sống vào thế kỷ thứ 1 TCN (không rõ năm sinh, mất),
-Điêu Thuyền (truyền thuyết), thời Tam Quốc, sống vào thế kỷ thứ 3, (không rõ năm sinh, mất),
-Dương Quý Phi, thời nhà Đường, sinh 719-756.
Người ta thường dùng các cụm từ như ‘lạc nhạn, trầm ngư, bế nguyệt, tu hoa’, có nghĩa là ‘chim sa, cá lặng, hoa nhường, nguyệt thẹn’ để nói về 4 nàng, trong đó:
-Vương Chiêu Quân được phong là ‘Lạc nhạn’ vì ‘khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn ‘Xuất tái khúc’. Có một con chim nhạn bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất’ (theo newvietart.com).
-Tây Thi được phong là ‘Trầm ngư’ vì ‘khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần chìm xuống đáy sông’ (theo newvietart.com).
- Điêu Thuyền được phong là ‘Bế nguyệt’ vì ‘Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nỗi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây’ (theo newvietart.com).
-Dương Quý Phi (hay Dương Ngọc Hoàn) được phong là ‘Tu hoa’ vì ‘Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kiềm được, buông lời than thở: ‘Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?’. Lời chưa dứt lệ đã tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại’ (xem entry Đường Thái Tôn, NGLB).
Ngoài ra, có một thi sĩ (Khuyết danh) đã làm 4 câu thơ liên kết các ‘thiên chất’ trên của các nàng như sau:
Tây Thi làm cá lặn
Chiêu Quân khiến chim sa
Trăng phải núp Điêu Thuyền
Hoa cũng nhường Qúy Phi

2. Vương Chiêu Quân bên Tàu
Về Dương Quý Phi, mình đã viết khá kỹ trong entry ‘Đường Thái Tôn’, về Tây Thi hay Điêu Thuyền sẽ nói trong một dịp khác, còn entry này chủ yếu nói về Vương Chiêu Quân.
Vương Chiêu Quân được nhiều người biết đến theo sự tích ‘Chiêu Quân cống Hồ’. Nàng có tên là Vương Tường, năm sinh năm mất không rõ, quê ở huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Nàng được tuyển vào cung khoảng năm 40 TCN, thời Hán Nguyên Đế (trị vì từ năm 49-33 TCN). Năm 33 TCN, theo quan hệ triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô (là một bộ lạc chiếm cứ một vùng đất rộng lớn thuộc Mông Cổ ngày nay), vua đã ban 5 cung nữ cho Thiền vu Hung Nô (là Hô Hàn Tà), trong đó có Vương Chiêu Quân.
Các đoạn kết về Vương Chiêu Quân không được rõ ràng. Có giả thiết nói rằng sau khi qua khỏi Nhạn Môn Quan, nàng gieo mình xuống sông tự vẫn. Có giả thiết nói rằng khi đến đất Hồ, nàng yêu cầu vua Hồ giết Mao Diên Thọ, rồi nhảy sông tự tử, xác trôi về Nam. Có giả thiết rằng nàng đến Hung Nô, được Hô Hàn Tà rất yêu quý, sinh được 2 trai và 1 gái, sau khi y mất, theo phong tục Hung Nô, nàng lấy tiếp con trai lớn của y và sinh thêm được 2 con gái, và sau khi chết, nàng được an táng tại vùng ‘Thanh Trủng’ (có nghĩa là ‘mồ xanh’), phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông.
Vương Chiêu Quân được xem như là một ‘đại sứ hòa bình’ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc (đem lại hòa bình trong hơn 60 năm) và sau này nàng được rất nhiều danh sĩ ca tụng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạnh, Quách Mạc Nhược…

3. Vương Chiêu Quân bên Việt Nam
Chính vì Vương Chiêu Quân có tên là ‘Vương Tường’ mới nẩy sinh ra vấn đề, vì cũng vào năm 40 TCN, ở Việt Nam cũng có một tuyệt sắc giai nhân tên là Vương Tường được tuyển vào cung thời Hán Nguyên Đế.
Vương Tường quê ở làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (ngày nay). Hàng mấy trăm năm nay, người địa phương ở đây gọi nàng là ‘Bà Chúa Vương Chiêu Quân’, họ khẳng định nàng chính là ‘Chiêu Quân cống Hồ’, có đền thờ và tổ chức lễ hội ngày sinh và ngày mất của nàng hàng năm (12/3 và 13/12 Âm lịch).
Hiện nay dân làng còn lưu lại một cuốn sách mỏng cách đây mấy trăm năm, gọi là ‘Thần tích’, hiện để ở nhà ông Hoàng Ngọc Phin. Cuốn sách này được chép lại từ thời vua Lê Chiêu Thống (năm 1786) và có chỉnh sửa vào thời vua Khải Định (năm 1924).
Theo cuốn sách này thì vào thời nhà Hán, ở xứ Hạ, xưa gọi là phủ ‘Hạ Bát Đụn Tang’ (tám cái gò nổi lên ở xứ Hạ, tức là vùng Thái Bình), có viên Thái thú tên là Vương Hạ, vợ ông là Phạm Thị Dụ. Đêm 12/3 Âm lịch, năm 55 TCN! (cuốn 'Thần tích' không ghi rõ năm sinh), bà nằm thấy mộng đẹp, sinh ra quý nữ đặt tên là Vương Tường. Nàng học rất giỏi, đến năm 14 tuổi thì triển nở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp.
Đêm ngày 8/1 Âm lịch, năm 40 TCN, Hán Nguyên Đế nằm mơ thấy tiên báo mộng là có một kỳ nữ xuất hiện ở phương Nam, tại nhà quan Thái thú ở xứ Hạ. Ngày sau, vua kể lại giấc mơ với bá quan văn võ, hội ý, rồi cử một họa sĩ là Mao Diên Thọ đến xứ Hạ xem sao, nếu có thật thì vẽ hình kỳ nữ đó đem về. Quả nhiên, Diên Thọ gặp ‘tuyệt sắc giai nhân’ Vương Tường’ tại nhà quan Thái thú, nhưng nàng cứ ngồi đọc sách, không tiếp, mà chỉ vẽ một bức tranh chân dung của mình đưa cho Diên Thọ. Hán Nguyên Đế xem xong rất hài lòng, bèn truyền đưa nàng vào cung và đặt tên là Vương Chiêu Quân.
Năm 33 TCN, lợi dụng cơ hội Hô Hàn Tà xứ Hung Nô sang triều cống nhà Hán, Diên Thọ vì ‘thù vặt’ chuyện nàng không thèm tiếp khi y đến xứ Hạ, bèn đem bức tranh của nàng giới thiệu cho Hô Hàn Tà, cuối cùng, nàng bị vua ban cho gã họ Hô này.
...Đến thời vua Lê Ỷ Tông (1735-1740), Vương Chiêu Quân được phong là ‘Hiển linh tạ thuận thiên vi thái tỷ công chúa’ và được thờ ở phủ Bát Đụn Tang (Thái Bình). Trên 2 cột của đền thờ nàng, có 2 câu đối là:
Nam thổ giáng sinh phù đế mộng
Bắc phương tuyệt sắc hiển thần cơ
(Nghĩa là: Sinh ra tại nước Nam ứng với giấc mộng của nhà vua. Là bậc tuyệt sắc ở xứ Bắc hiển hiện do thần linh)
Và ngày nay, hậu duệ của Vương Chiêu Quân vẫn còn ở tỉnh Thái Bình...

4. Tam đại mỹ nhân!
Cuối cùng, đây là chuyện cần nghiên cứu đến nơi đến chốn. Có ít nhất hai chuyên gia về sử học là Lê Văn Lan và Nguyễn Hồng Kiên không nghĩ vậy (vì nếu có như vậy thì các sử gia phong kiến biết lâu rồi). Nhưng việc dân gian lập đền thờ Vương Chiêu Quân và lưu giữ 'Thần tích' là không dễ bác bỏ, đồng thời trong trong các trang web như ‘wikipedia.org’, ‘kienthuc.net.vn’ và 'nong nghiep.vn' có viết rằng: ‘Nhắc đến Vương Chiêu Quân, hẳn rất nhiều người biết đó là một trong ‘tứ đại mỹ nhân’ của Trung Hoa cổ đại. Nhưng tại một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc bộ (làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam) cũng có một Vương Chiêu Quân mà đền thờ còn hiển hiện và Thần tích còn ghi rõ’.
Mình cũng khá tin việc này, vì thời đó, 'tỉnh Thái Bình' thuộc về quận Giao Chỉ của nhà Hán nên việc tuyệt sắc giai nhân Vương Chiêu Quân được tuyển vào cung là chuyện bình thường. Hơn nữa, chính lịch sử Tàu cũng không xác định được rõ ràng nguồn gốc xuất thân của Vương Chiêu Quân, lưu ý rằng nhiều khi các sử gia Tàu cũng 'phóng tác' nhiều chuyện rất mâu thuẫn, chẳng hạn Điêu Thuyền là một nhân vật không có thật trong lịch sử mà họ thêu dệt nên vô số chuyện!
Chân lý không thuộc về một số 'sử gia' mà thuộc về người dân, ví dụ:
Bà ngoại em (quê Thái Bình) cũng nhiều lần kể chuyện Vương Chiêu Quân ở Việt Nam đó anh’, chuyện như sau:
'Quê ngoại em đi qua huyện Thái Thụy. Khi em còn nhỏ, lúc bà đọc câu Kiều "Quá quan này khúc Chiêu Quân - Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia" trong "Truyện Kiều" - Nguyễn Du, bà nói Chiêu Quân này là nàng Vương Chiêu Quân ở quê mình đấy. Và bà kể câu chuyện cũng đại loại như tư liệu anh nêu ở trên. Bà cũng khẳng định là hồi trẻ bà từng đến đền thờ Vương Chiêu Quân nhiều lần. Sau này đọc sách, em biết chuyện về Tứ đại mỹ nhân của TQ nên nghĩ chuyện bà kể chắc là do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thôi. Nhưng khi nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cũng có lúc lăn tăn với suy nghĩ: Cụ Nguyễn Tiên Điền đã từng sống 10 năm ở quê vợ (Thái Bình). Trong thơ Nguyễn Du có nhiều từ được dùng bắt nguồn từ cuộc sống và lao động của miền quê ấy. Ví dụ: "Một vùng cỏ áy bóng tà" - chữ "áy" đó chính là từ của vùng trồng cây cói làm chiếu nổi tiếng của Thái Bình, tả cỏ vàng úa. Vậy, phải chăng khi đó cụ Nguyễn cũng biết đến tích Vương Chiêu Quân ở Thái Bình?' (blogger Lộc Vừng).
-'Lúc đó Việt Nam mình bị Bắc thuộc mà hàng năm vẫn phải cống vàng và gái đẹp. Nên Vương Chiêu Quân là ngừơi VN cũng có thể chứ' (blogger Quế Hằng)...

Nếu đúng như truyền thuyết nhân gian nói trên thì Vương Chiêu Quân là người tỉnh Thái Bình, Việt Nam, và do đó, Trung Quốc chỉ còn có ‘Tam đại mỹ nhân’, nếu muốn có đủ ‘bộ tứ’ thì họ phải bầu thêm một đại mỹ nhân khác!

5. Phần bổ sung
Về chuyện Vương Chiêu Quân này, tôi có nêu lên 2 vấn đề (đã nói trong các entry trước):
-Tôi không đồng ý với cụ Nguyễn Du lắm (cười), vì ông đã viết ‘Truyện Kiều’ dựa trên một cuốn sách Tàu là ‘Kim Vân Kiều truyện’ của Thanh Tâm Tài Nhân, nó làm học sinh ta phải tìm hiểu các nhân vật Tàu như Từ Hải, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh…, mà vào thời của ông, khó khẳng định rằng ông đã sai vì hầu như cả xã hội phong kiến của ta (thậm chí cho đến... ngày nay) đều ‘sùng bái’ văn hóa Tàu!, nhưng vào năm 2014 với sự kiện Biển Đông nóng bỏng, học sinh ta đang học Truyện Kiều, ta thử hỏi ‘Thúy Kiều là người nước nào?’, trả lời ‘người Tàu’, trong khi đó, ngược lại, thử hỏi người Tàu viết văn/làm thơ thì họ có dựa vào truyện của VN không?, chắc chắn là không, ví dụ như truyện ‘Tây du ký’ thì từ Ngọc Hoàng Thượng Đế đến Thái Thượng Lão Quân, Lý Tịnh, Na Tra, Dương Tiễn… đều rặc mùi Tàu!, còn gần đây, Mạc Ngôn viết truyện ‘Phong nhũ phì đồn’ (Báu vật của đời, Nobel 2012) đã đưa ra các nhân vật chính như Lỗ Thị, Kim Đồng, Ngọc Nữ đều là người… Tàu!, đó là chưa kể những nhân vật trong truyện của Dostoievski như lũ người quỷ ám, anh em nhà Karamazov đều là người... Nga, trong phim/truyện của Mỹ như Batman, Robert, Superman, Spiderman, Lucky Luke đều là người… Mỹ, trong phim/truyện Nhật như Doremon, Teppi, Conan đều là người… Nhật, nói tóm lại là tuyệt đại đa số nhà văn/thơ trong nước (Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng) và nước ngoài đều không làm như ông Nguyễn Du!
-Nói chung là tôi cũng không tin cậy vào các sử gia cho lắm… Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Lan (và một số nhà nghiên cứu khác) nói là ‘nếu Vương Chiêu Quân mà là người Việt Nam thì các sử gia phong kiến đã lên tiếng rồi’ (!), xin lỗi, lúc mà vua Lê Ỷ Tông ‘sắc phong’ cho Vương Chiêu Quân thì đó hình tượng ‘Tứ đại mỹ nhân’ chỉ có ảnh hưởng trong lão bá tánh Tàu mà thôi, chứ nó không có ảnh hưởng sâu rộng trong các cộng đồng ở nước ta, và chưa có đẳng cấp quốc tế (cũng chưa có thi hoa hậu) nên không có gì đáng để cho các sử gia phong kiến quan tâm lắm; ngoài ra, mặc dù Nguyễn Du có vợ ở Thái Bình, nhưng trước đó ông phải tụng niệm ‘tứ thư ngũ kinh’ của Tàu, sẵn có ‘cảm tình’ với Tàu, lại được cử đi sứ sang Tàu để… kết giao, rồi ông gom được một cuốn truyện Tàu… ‘vĩ đại’ để về nhà mà… phổ thơ cho vui, thế thì làm sao mà ông để tâm đến chuyện Vương Chiêu Quân! (xin nhắc lại, cái này cũng không phải là lỗi của ông).
Nhưng bây giờ, đến thời đại Biển Đông, thời đại 2014, thì việc lấy một hình tượng Tàu để đưa cái thăng hoa Việt vào đó là rất... không ổn, việc đưa nhiều công nhân Tàu vào làm dự án trong địa phương nào đó là… gần đâu đó, vì thiết nghĩ là hầu hết các blogger đều biết về tính nguy hiểm của âm mưu Đại Hán vô hình, tính nguy cơ của việc chọn lựa bóng hồng Helen vô ích, và tính nguy biến của việc đưa con ngựa của Athens vào thành Troia vô ý…

---------
*Chú thích:
-Helen: Ngày xửa ngày xưa, trên Thiên đình có 3 nữ thần đẹp nhất, đó là: Thiên hậu (hay Hera), nữ thần Athena và nữ thần Venus (hay Aphrodite). Thiên hậu là vợ của Thiên đế (hay thần Jeus), Athena là nữ thần trí tuệ (và bảo vệ hòa bình cho thành Troia sau này) và là con của Thiên đế, và Venus là nữ thần tình yêu. Trong một bữa tiệc chiêu đãi do Thiên đế tổ chức, có sự tham dự của cả 3 nữ thần, ngoài ra còn có một vị nữ thần là thần ‘Bất hòa’ (vợ của thần Chiến tranh Arex), bà ta đã ném vào trong bữa tiệc một quả táo vàng và nói rằng:
- 'Ai đẹp nhất trong số ba nữ thần sẽ được thưởng quả táo này'.
Thế là cuộc tranh chấp ai là người đẹp nhất Thiên đình xảy ra. Vì trên Thiên đình, không có ai có đủ bản lĩnh để chấm sắc đẹp của các nữ thần, quần thần bèn xuống trần gian để tìm anh chàng Paris (con thứ hai của vua xứ Troia) mà có thiên tư về chấm sắc đẹp một cách vô tư, công bằng và có đầu óc trong sạch (không bị nhiễu loạn vì quyền lực) để phân xử.
Nữ thần Athena hứa với Paris rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người làm bá chủ khu vực (quanh Hy Lạp)’, Thiên hậu hứa với chàng rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người làm bá chủ châu Á’, còn nữ thần Venus hứa với chàng rằng ‘nếu ngươi chấm ta đẹp nhất thì ta sẽ cho người được lấy người đẹp nhất thế gian'. Người đẹp nhất thế gian lúc đó chính là hoàng hậu Helen - vợ vua Hi Lạp (thành Athens)
Sau đó, Paris đã trân trọng trao tặng quả táo vàng cho nữ thần Venus. Và cũng vì chuyện này mà xảy ra cuộc chiến tranh ở thành Troia sau này, trong đó phe ủng hộ thành Troia gồm Thần chiến tranh Arex, Nữ thần tình yêu và sắc đẹp Venus, và Thần ánh sáng Apollo…, phe kia gồm Nữ thần bảo vệ hòa bình và trí tuệ Athena (người ủng hộ nhiệt thành cho Odysseus) và Thiên hậu Hera..., 
…Việc tranh giành ‘người đẹp Helen’ giữa thành Athens và thành Troia (thành cổ thứ 6 hay thứ 7, ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, theo nhà khảo cổ học Schliemann), mà cái anh chàng Paris (con thứ hai của vua xứ Troia) cứ lo ăn chơi mơ mộng, không có chiến lược chu đáo để phòng chống việc quân đội Athens, mà nhiều năm sau, sẽ xâm lược tiểu quốc của mình. Trong quá trình tranh chấp, chàng đã sơ sót để quân Athens vào ‘ngủ’ trong thành Troia (do Odysseus dùng mưu bỏ ‘điệp viên’ vào trong lòng một con ngựa gỗ khổng lồ, mà dân thành Troia đã vô tình đẩy nó vào trong thành), kết quả là, không cần phải mất đến 10 năm gian khổ, thành Troia bị… sụp đổ trong vòng một đêm (năm 1184 TCN)…
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/215-thien-e-va-cac-moi-tinh-vung-trom.html
-Nước Việt và Tây Thi: Nước Việt cổ (bên Tàu) thuộc Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu, tồn tại từ thế kỷ thứ 5-3 TCN. Nó nằm ở phía Nam sông Dương Tử, dọc theo bờ biển Chiết Giang (có kinh đô thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay), gồm: Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô. Ngoài ra, Câu Tiễn là vua nước Việt cổ và Tây Thi là người đẹp của nước Việt cổ.
*Các nguồn tham khảo chính:
-Con ngựa thành Troia: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/05/569-loi-cua-con-ngua-thanh-troia.html
-Đường Thái Tôn: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/uong-thai-ton-giang-san-oi-my-nhan.html
-Nguyễn Du: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/12/499-noi-chuyen-voi-cac-nha-tho-van-xua.html
-Tứ đại mỹ nhân (Dương Lên): http://newvietart.com/index4.779.html
-Vương Chiêu Quân: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vương_Chiêu_Quân
-Vương Chiêu Quân: http://kienthuc.net.vn/channel/5421/201206/Vuong-Chieu-Quan-la-nguoi-Viet-Nam-1840001/
Và các tài liệu tham khảo khác.