Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

742. Chí Phèo thời nay



Xưa nay thiên hạ nghĩ... lùi
Thăng Long hoài cổ, ngậm ngùi Thanh Quan
Nghĩ ra, đúng!, cũng bàng hoàng
Nhưng tương lai - chẳng bạc bàng biển xa!
---------

Tại sao tôi lại viết: ‘Nhưng tương lai - chẳng bạc bàng biển xa!’?
Người Tây có nói đến ‘Tư duy hậu phân tích’, là gì?, là phân tích sau cái hiện tại (vượt qua cái ngưỡng của quá trình tự đánh giá), tức là phân tích cái tương lai, chính vì thế mà họ ‘trung thành với tương lai’, bởi vậy mà họ đã sáng tạo ra máy tính Apple, phi thuyền Apollo hay tàu vũ trụ Curio (sity)…
Người ta thường mần ‘Tư duy tiền phân tích’ (cười), là gì?, là phân tích trước cái hiện tại, tức là phân tích cái quá khứ, chính vì thế mà họ ‘trung thành với quá khứ’, bởi vậy mà họ đã… ‘tối tạo’ ra rau càng cua, cá ba sa và tiệm sửa xe Honda…
Trong khi ‘Chúng ta nên truyền cảm hứng cho nhiều đứa trẻ khác đam mê khoa học như cháu (Ahmed Mohamed). Đó là điều khiến nước Mỹ vĩ đại’ (Obama, khoahocthuvi.net, xem dưới), cái đó đã sản sinh ra ông Obama, người đã mời cậu bé 14t - kẻ sáng tạo ra chiếc đồng hồ điện tử - đến thăm Nhà Trắng…, thì ‘Người Việt sợ hãi cho cho sự bất an của xã hội, nên trút giận vào những gì mà họ có thể chà đạp được…’ (Tuấn Khanh, Người đô thị số 41, tr. 35), cái đó đã sản sinh ra ông ‘Chí Phèo’ hay AQ, người chả sáng tạo ra cái gì đáng kể cả, và hầu như suốt đời chỉ được mời đến để ‘chém gió’ tại các quán nhậu!
Tôi cho rằng anh Tuấn Khanh đã nói câu… đúng nhất (cười) mà tôi có thể trích được, nhưng tôi nghĩ cụ thể rằng:
-Hầu hết chúng ta (kể cả tôi), ai cũng muốn lôi người khác vào cuộc ‘ta bà’ của mình, mà có thể là việc tung hê hay hạ bệ người khác, bản chất của vấn đề là ở sự yếu đuối, mà nếu không được tụ tập thành ‘bầy đàn’ để chém gió, hoặc nếu không được cà khịa hay làm hại ai đó, thì y sẽ sống không được hạnh phúc!
Ví dụ, nếu ông Tập nào đó qua Mỹ mà không dùng cụm từ ‘TQ đã có chủ quyền với các đảo ở Biển Đông từ thời cổ đại’ (dantri.com.vn) (!), hay từ ‘nước lớn’ thì ổng sẽ buồn mà chết! Cụ thể hơn, tối hôm nọ, lúc 9g, tôi qua phòng bên cạnh để hỏi một người bạn chỉ có một từ tiếng Anh (trả lời là biết hay không, dưới 1... giây), nào ngờ đến 3 giờ rưỡi sáng, tức là hết 6 tiếng rưỡi đồng hồ, tôi mới trở về phòng được, ha..ha..ha… Vâng, khác với Tây, người Việt vốn yếu đuối, và do đó, không chịu nổi sự cô đơn, điều này sẽ dẫn đến tính thụ động/mất sáng tạo, cụ thể là sẽ hình thành (những) Chí Phèo ‘sống gửi’ như sẽ kể dưới đây. Lưu ý rằng đây chỉ là một trường hợp đặc biệt, một giấc mơ hay một hư cấu, và cũng có nghĩa là người đọc ‘không thể vơ đũa cả nắm’.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

741. Riêng tôi nghĩ về Chí Phèo (Tùy bút, Chương cuối)

 
Tôi ngắm bờ sông có gió tây
Thầm thì gió thổi tới bên này 
Lời gió nhẹ nhàng như nắng mỏng
Đêm tối nằm mơ, tôi sang sông 
Về nguồn, trưa mộng, nước mắt rơi 
Tỉnh mơ, chiều xuống, dạ rối bời 
Người bên kia núi ta còn cảm! 
Lịch sử nốt trầm, ta vẫn mơ!
---------
Tôi cứ suốt đời bị ‘Chí Phèo thời @’ rượt đuổi, vì hầu như cứ dính mãi vào chuyện đất đai nhà cửa, cụ thể là cứ 10 cú điện thoại của... 'sư tử' thì có đến hết 9 cú là ‘mệnh lệnh’ sửa nhà (sửa cổng, sửa hệ thống điện/nước, sơn mới, trét mát-tít, dán giấy tường, cải tạo thạch cao…), và tôi có cằm rằm với một cụ già ‘ở ẩn’ là: ‘Không biết sao người Việt thích xanh, đỏ, vàng, tím… thế! Thế thì mấy cái ông Lão, Trang, ‘Thiền-Phật-Chúa’… ở đâu hết rồi nhỉ!’, ha..ha..ha….
Vì bị ‘phản ứng ngược’ với các thứ ‘ta bà’ này mà tôi thích nhất là sống kiểu của ‘RIÊNG TÔI’, trong đó, nghiêng hẳn về hướng ‘tư duy lại tương lai’. Với chủ trương ‘sống ở đời dù trong giây lát thì cũng phải ngẩng cao đầu’, tôi yêu các lời bình ‘sống’ của các blogger, nhưng khá khổ tâm khi phải ‘trích dẫn’ tư liệu của người khác, khổ tâm hơn khi đọc những lời mà có thể là ‘nói theo’ của các nhà nghiên cứu/học giả (sr), và đặc biệt là:
-Rất khổ tâm khi phải đọc những ‘lời phán truyền’ của những kẻ đã nằm trong ‘Cổ Mộ’.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

740. Chí Phèo có ý định giết Thị Nở… (Tùy bút, Chương V)

 
đến cái nhà con đĩ Nở kia, đến để đâm chết cả nhà nó’ - Chí Phèo

Tôi không chủ ý nói chuyện cũ (‘Chí Phèo - Thị Nở’), mà đang nói chuyện mới rợi…

1
Chiều hôm qua (23/9)... Đối với đàn bà, có cụ nói rằng: ‘Đàn ông là kẻ làm thuê vĩ đại’. Tôi cười rất to và nói là: ‘Chính xác!’. Cụ còn nói: ‘Đàn bà, ngó ngầm ngầm vậy, nhưng thường thích chỉ huy đàn ông’. Sở dĩ tôi nói vậy là vì tôi nhớ có blogger (nam) nói rằng: ‘Khi mới yêu nhau thì nàng là con mèo hay con thỏ, nhưng sau khi lấy nhau một thời gian thì nàng sẽ trở thành GẤU MẸ VĨ ĐẠI’… Và vợ cụ, ngồi bên, chả biết ý tứ như thế nào mà cũng vừa cười vừa hô lên - như tung hê lãnh tụ vậy: ‘Gấu mẹ vĩ đại, muôn năm!’.
…Đoạn này chủ ý sẽ dẫn đến việc dưới đây: Về mặt tâm lý, vô tình Thị Nở đã ‘chỉ huy’ hành động của Chí Phèo.


Tôi nhớ lại một chuyện kể dưới đây về Bùi Giáng (xem dưới)… Thời đó, ông thích uống rượu đế (và hút thuốc lá Lao Động), khi xỉn, hoặc anh xe ôm đưa về, hoặc công an đưa về, hoặc vừa chân nam đá chân xiêu, ông tự đi về…, nhưng mây đưa gió đẩy thế nào không biết, cuối cùng thì ông cũng ‘đáp’ trước cửa nhà Kim Cương (và được nàng chăm sóc… tí tí).
…Đoạn này chủ ý sẽ dẫn đến việc dưới đây: Chí Phèo xỉn, chân nam đá chân xiêu, định đi giết cả nhà Thị Nở, nhưng bước chân ‘vô minh’ lại dẫn hắn đến nhà Bá Kiến (và Bá Kiến bị xui xẻo).


Tối hôm qua, có một phim trên kênh Star Movies gì đó (quên tên rồi), nội dung phim không quan trọng (nói về một người đàn bà vô cùng thủ đoạn, quyết hại chồng bà ta cho đến chết!), mà quan trọng là nó có câu:
-Câu trả lời đơn giản thường là câu trả lời đúng.
Lại có câu tương tự ‘Kẻ không khoa học thường biến chuyện đơn giản thành phức tạp, còn nhà khoa học thì làm cho chuyện phức tạp trở thành đơn giản’, vâng, chuyện ‘Chí Phèo' rất đơn giản (xem thêm các chương trước):
-Chí Phèo không hẳn là kẻ có bản chất ‘lương thiện’, Bá Kiến không hẳn là kẻ có bản chất ‘xấu xa, tàn ác’, mối tình ‘Chí Phèo - Thị Nở’ không hẳn là tầm cao…, mà chiều hướng khá có vẻ ngược lại (với 'lương thiện'...).

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

739. ‘Chí Phèo - Thị Nở’ và cuộc thần thánh hóa! (Tùy bút, Chương IV)

 

Thao thức làm gì hả vậy em!
Đường cong, trăng ngắm vẫn say mềm
Trăng kia lơi lả bên cành tím
Ai nhớ em kìa!, mơ... suốt đêm

---------

CHƯƠNG IV: ‘CHÍ PHÈO - THỊ NỞ’ VÀ CUỘC THẦN THÁNH HÓA!

Tôi viết bài này xuất phát từ câu nói của ai đó: ‘Chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở đẹp như… bản xô-nát ánh trăng của Beethoven’ (!)
Nó xảy 3 trường hợp: 1) một số người cảm thấy là đẹp thật (vì tính vừa phàm tục, vừa rất ‘tự nhiên’ của nó!), 2) nhiều người không đọc, hoặc chỉ đọc sơ qua, rồi ‘theo đuôi’ những nhà văn/thầy cô giáo (đọc và kết luận giùm cho họ!), 3) không ít người cố tình đưa ‘hình tượng’ Chí Phèo lên gần… ‘thánh’ (để lăng-xê cho cái mà được họ gọi là ‘xã hội mới’!).
Nhắc đến trường hợp (1), một cụ nói rằng: ‘tau có cả trăm mối tình đẹp như chuyện ‘Chí Phèo - Thị Nở’, tôi tiếp lời: ‘tôi cũng vậy’, hihi…, vâng, chuyện tình nào cũng có cái đẹp của nó. Trường hợp (2) và (3) có thể là cái ‘dân tộc tính’ mà, dưới góc độ nào đó, đa số người ‘thường’ theo cái gì đó được ‘thổi phồng lên’ là anh hùng (hay vĩ nhân), rồi sau một cái sát-na nào đó của lịch sử, họ lại rất nhanh chóng ‘dìm bẹp xuống’, làm như cái ‘anh hùng’ của họ giống như cái bong bóng xà phòng vậy!
Cả 3 trường hợp này tự nó đều có (những) nghịch lý nội tại, vì: nếu muốn nói cái gì ‘đẹp’ thì phải so sánh với cái xấu hay những cái đẹp khác, tuy nhiên, đây là cái nhìn của cá nhân, nên không sao; việc nhờ nhà văn đọc và kết luận giùm thì quả là ‘có sao’; và việc cố tình dán mác ‘thánh’ vào lưng những Chí Phèo, đặc biệt là việc cố ý lợi dụng nó để đổ hết mọi sai lầm ở hiện tại cho cái được gọi là ‘tàn dư của xã hội cũ’ (!) - với những chuyện tình kinh điển ‘Romeo - Juliet’ - thì quả là ‘rất có sao’.
Và đây chính là nội dung mà bài viết này đề cập đến.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

738. Chí Phèo ăn hiếp… Bá Kiến! (Tùy bút, chương III)

Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì...

Giận cây dừa đứng bên chẳng… nịnh
Giận chiều, hiên, em đứng một mình
Giận cây trụ, tồi!, không cho em dựa
Giận trời, chả thấy bóng chàng thăm

---------
CHƯƠNG III: CHÍ PHÈO ĂN HIẾP… BÁ KIẾN!

Đến bây giờ, tôi mới biết là đa số bài viết của tôi là thuộc loại ‘tùy bút’, sỡ dĩ vậy là vì tôi muốn được gắn kết với thực tế và suy nghĩ thoải mái, vì thế, cũng có 1-2 người phê là tôi viết lang bang, mà lang bang thì đã sao!, Trịnh Công Sơn hay Trần Tiến… viết đâu có ‘không lang bang’ mà soi kỹ thì vẫn thấy có ‘sợi chỉ đỏ xuyên suốt’ đấy chứ! Quan trọng hơn, tôi chỉ viết để cho đỡ buồn, mà chỉ mần vậy thôi cũng không đủ thời gian để quan tâm đến ai đó nói cà khịa tôi những thứ gì - dù tốt hay xấu.
1
Chiều hôm kia, 15/9, mưa dữ dội, ngập cả thành phố SG, xe chết máy nằm la liệt, kẹt xe quá trời:
Nhỏ ơi, mưa gió đã đến rồi
Mưa chiều, sấm chớp gọi sau lưng
Nhớ em mới gặp đầu buổi sáng
Nay đã cuối chiều, tim vẫn... rung
Tôi mới rút kinh nghiệm tránh mưa ở chỗ khác vào ngày hôm sau, nào ngờ trời lại không mưa tí nào! Vì thế, dưới một góc độ nào đó, thiết nghĩ rằng, chân lý không bao giờ có…  thật! ‘Giác ngộ’ là cái ngưỡng mà người đời không thể đạt được, trừ các ‘đấng bất khả tri’ như Phật, Chúa, còn ai đó siêu lắm thì chỉ có thể tiếp cận nó với một khoảng cách là ép-xi-lon (ε), hết ε này đến ε khác, không bao giờ tới đích, vĩnh viễn.
Có lúc, nằm bắt tay lên trán, tôi nghĩ: Ta khó có thể nào mà có một Hemingway - người đã khái quát cái ‘nhân thế’ này thành hai cực: một con người gần như bất lực, đồng tồn tại với một con cá mập ‘số phận’, mà cho dù ai thắng ai, thì kết quả cuối đời vẫn là con số ‘0’ to tướng…
Vâng, Tây có khác, cả trăm năm nay, họ hầu như là viết truyện/đạo diễn phim thuộc loại ‘hiện thực huyền ảo’, hay có người gọi là ‘viễn tưởng’/‘siêu hiện thực’, nghĩa gần với ‘hậu hiện đại’, ‘trung thành với tương lai’, hay ‘tư duy lại tương lai’ …, nói nôm na là họ nói về tương lai sẽ như thế nào để hiện nay ta nhìn lại.
Nếu tạm hiểu ‘chủ nghĩa hậu hiện đại’ là việc tiên đoán cái gì sẽ ‘hại điện’ sau cái hiện đại để mà tránh trước…, thì dường như những tác phẩm như ‘Chí Phèo’ hay 'Kiều' - mặc dù đã ra vượt khỏi xứ rùa S mà đến tận mồm của Phó tổng thống Mỹ Biden (‘tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời’), nhưng chúng vốn không phải là loại ‘hậu hiện đại’, vì nó không có mùi gì để người Việt có thể ngửi lại tương lai cả!

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

737. Chí Phèo và các nhà chém gió học (Tùy bút, Chương II)


Sân khấu cuộc đời, bao diễn viên
Người thì nửa tỉnh, kẻ nửa điên
Nửa thân dấn vào đời ô trọc
Nửa người nửa vật, nửa mơ tiên

---------

CHƯƠNG II: CHÍ PHÈO VÀ CÁC NHÀ CHÉM GIÓ HỌC

Kẻ thù chính của Chí Phèo là ai?
Trong các câu chuyện kể tiếp ở chương này, tôi sẽ không dùng từ ‘đau khổ’ (vì nghe có vẻ triết quá!), mà dùng từ ‘nỗi khổ’, vì nó là từ ‘bình dân’, hay là từ mà các blogger thường dùng như nỗi sầu, nỗi đau, nỗi buồn, nỗi nhớ, nỗi cô đơn, nỗi quốc nhục… để mô tả nỗi niềm của một/nhiều ‘con người’ (chứ không phải của ‘loài người’) trong một không thời gian hay một thực tại nào đó.
*
Trước tiên, các bạn hãy xem thử Chí Phèo chửi ai nhé.
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
Chửi như thế thì ‘võ công’ cao lắm cũng chỉ ngang cơ với Tạ Tốn, Lâm Tiên Nhi, Hemingway, Nietzsche, Albert Camus, Maiakovski, Esenin, ông Địa Ngục, ông Đau, ông Khổ, hay thằng Ba Bự… dưới đây mà thôi!, hihi…
‘Võ công’ của họ như thế nào?

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

736. ‘Chí Phèo’ - cuộc lừa dối vĩ đại! (Tùy bút, Chương I)

 

Em ngồi soi nước, làn thu mướt
Xanh  mờ, trắng ảo, phớt liêu trai
Sương bay, ngự gần bên gót ngọc
Hạt nước vần xoay, quên nỗi đau!
Phố nhỏ mưa ngâu, trần gian tuyết
Ai ẩn trong mờ, ai biết ai!
Dáng cong ai mướt, còn ai rét
Ai nỡ là tiên, cho tuyết say!

---------
CHƯƠNG I: TÔI CŨNG CHÍNH LÀ... CHÍ PHÈO 

Hôm qua, tôi có nói với blogger Bulukhin là sẽ viết một truyện ngắn về ‘Hậu Chí Phèo’, nhưng chưa, mà trước tiên tôi sẽ viết về cái mà tôi gọi là ‘Cuộc lừa dối vĩ đại’ - là ‘tùy bút’, tuy nhiên tôi thích gọi là ‘tiểu thuyết’ cơ! (tôi bắt chước Ái Nữ cho vui, hihi…), còn truyện ‘Hậu Chí Phèo’ để tính sau.
Tôi có xem phim ‘Chí Phèo’, chiếu lưu động ở một sân đá bóng nào đó (quên rồi) vào khoảng năm 1976, và có đọc ‘lai rai’ một số sách/tài liệu phê bình văn học có liên quan đến tác phẩm ‘Chí Phèo’ kể từ thời đó.
Hôm nay (12/9), sau gần 40 năm ‘quen với Chí Phèo’ này, tôi mới tĩnh tâm để ‘mình chính là mình’, bỏ qua câu chuyện của các nhà phê bình văn học, mà tự tìm hiểu thì thấy vấn đề khác hẳn (lộn ngược, hay quay 1800), và nói chung là tôi vừa đọc vừa cười ra nước mắt cho một số… nhà phê bình văn học (thiệt!), mà các bạn sẽ xem dưới đây.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

735. Dân tộc tính!

 

LTS: ‘Dân tộc tính’ - tôi nghĩ vậy, đã nghĩ nhiều và lâu rồi, và một số người thường chơi với tôi cũng nghĩ vậy! Lưu ý rằng dưới đây, tôi có giới thiệu thêm một tí về thuật ngữ ‘xác suất’, với ý nói rằng: ‘Không thể vơ đũa cả nắm’ và tôi cũng không ngoại lệ.

Xác suất hiện diện…
Ngoài các cuốn ‘Người Mỹ xấu xí’, ‘Người Nhật xấu xí’ hay ‘Người Trung Quốc xấu xí’…, tôi mới đọc được một bài (trích!) của Bá Dương, đăng trên Facebook, với tiêu đề là ‘Kẻ thù của người Trung Quốc’ (xem dưới), mặc dù có nhiều ý hay để tham khảo, nhưng tôi thấy ông quá ‘miệt thị’ người TQ - mà vốn là điều không tốt lắm, bởi tôi thiết nghĩ là một người viết/nhà văn nên có cái nhìn ‘Thiền-Phật-Chúa’, hay tôi thường nói cách khác là nhìn ‘từ thế giới tự nhiên mà ra’, hay nói nôm na là nên ‘mở’ chứ không nên ‘đóng’, vì đời luôn luôn có ‘khe sáng’, và cụ thể vì:
-Người Việt cũng đáng yêu, người TQ cũng đáng yêu, người Mỹ cũng đáng yêu…

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

734. Khái niệm ‘muôn năm’ trong toán học và triết học (Thư giãn cuối tuần)

 

Ngày xưa mơ chiếc thuyền viễn xứ
Lầm lũi, hôm nay đã... đến rồi!
Dòng sông, đôi lứa, chim tình tứ
Mây ẩn xa trời, mưa sắp rơi...
---------
Trước đây, trong bài ‘Hạt bụi vô nghĩa’ (xem dưới), tôi đã viết:
-Viết đến đây, đã gần trưa, tôi bèn đi ra vườn để đỡ mỏi mắt. Ôi, bỗng tôi thấy một bụi hoa rừng màu tím đang bung tối đa sắc thắm rực rỡ vào thời điểm cực đỉnh 'dậy thì' hoàn hảo của nó, tôi lại nghĩ thầm: Thua!

Tại sao tôi lại viết vậy? Vì tôi tự khuyên tôi hãy yêu cái hiện tại mà nhiều khi ta chợt phát hiện ra là nó đẹp diệu kỳ - một biểu hiện dường như thoáng qua nhưng ‘trường cửu’ của Đấng tạo hóa. Tuy nhiên, về mặt triết học, đặc biệt là trong toán học, cái gì mà đã dùng đến các từ như ‘tối đa’ hay ‘cực đỉnh’ (= maximum) thì lại là một tín hiệu báo trước là nó sắp… kết thúc rồi! Thật vậy, đóa hoa nói trên sẽ tàn vào giữa buổi chiều hôm đó.
Và tôi đã liên tưởng đến một số vấn đề dưới đây.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

733. Triết lý giáo dục và những ‘gia triết’…

 
LTS: Lưu ý là do tôi ngủ không được, nên ngồi một mình viết bài này, tôi nói vậy để nói rằng đây chỉ là những suy nghĩ thường ngày của tôi mà thôi.
---------
Thu rơi qua nhà tím
Dáng cong đâu anh tìm
Chiều im, trời mưa vội
Bướm đôi, anh nhọc nhằn
Chiều tà ngang cửa sổ
Lãng vãng bóng thu sầu
Mắt nhòa trong hư ảnh
Đêm đến biết về đâu!

Mấy hôm nay, nhân việc blogger ‘An Lạc Minh’ có đăng một bài sưu tầm có liên quan đến ‘triết lý giáo dục’ (xem đường dẫn dưới), tôi mới nảy ra ý viết bài này..., gồm có: 1) xuất phát từ ‘chuyện anh chàng thợ mộc’, 2) tôi sẽ trích vài câu từ nhà anh Hai Rạch Giá và Sáu Miệt Vườn (và các lưu gót của tôi), 3) rồi tìm hiểu câu ‘Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng’, 4) rồi sẽ mở rộng sang khái niệm ‘anh hùng’, 5) rồi tìm hiểu về nghĩa nguyên thủy của từ ‘cách mạng’, và ‘hạ cánh an toàn’.