Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

1023. …Và vụ KHAISILK (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho vụ KHAI SILK

Tôi dạo bờ sông ươm ước mơ
Cục đại, đã tan… ‘chém gió nào!’
Không nghe, sông lạnh lùng chảy mãi
Trôi nổi dòng sông, bao ảo hư

1
Bình về một bài viết về Nguyễn Tường Tam của Vũ Bằng*, tôi viết…
Ôi, cái vụ có liên quan đến 'Tự lực văn đoàn' này ai cũng phải học vào năm lớp 6, lớp 7 (môn Kim văn, ở miền Nam)... Hồi đó, khoảng 1967, huynh có đọc 'Đoạn tuyệt' (Nhất Linh) - thấy nó cổ cổ, phức phức sao ấy, đọc 'Hồn bướm mơ tiên' (Khái Hưng) thì thấy 'yêu nhau dưới bóng Phật đài' gì gì đó viễn vông làm sao...; khoảng gần trước 75, huynh có đọc được cuốn 'Từ điển danh nhân thế giới' (tự ý biên soạn, NXB Tam Kỳ) có đưa mấy ông này vào làm huynh thắc mắc tới giờ! (một trong những lập luận chính của 'nhóm Tam Kỳ' là cho rằng 'Tự lực văn đoàn' đã có công lớn trong việc truyền bá 'chữ Quốc ngữ' ở nước ta...).
Lớn lên, đi lang thang trong đời và suy nghĩ lai rai... đến nay, huynh cứ thầm mến Thế Lữ, bởi thể loại truyện trinh thám viết kiểu 'Sherlock Holmes' của chàng xét ra cũng chả thua gì... Cổ Long!, và tại sao người ta không làm quen với Thế Lữ như Nam Cao nhỉ!..., nhất là bài 'Nhớ rừng' đầy khí phách:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
https://www.youtube.com/watch?v=4NYEYth8u2E

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

1022. ‘Tôi Chỉ Yêu Angèle’ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho ‘La Belle Angèle’, của Gauguin

Tình là ánh mắt rung rung
Tình là tim đập phập phùng sắp rơi! 
Tình chợt đến, ngỡ trong mơ
Trái tim đa cảm, ơ thờ được sao! 

Tchya là ai? Là nhà thơ Đái Đức Tuấn có tên trong bảng ‘Phong thần-Thi nhân tiền chiến’, ok. Nhưng viết là ‘TchyA’ hay ‘Tchya’?
‘Về bút danh Tchya, có người cho rằng chữ A trong bút danh phải được viết hoa mới đúng theo ý của Đái Đức Tuấn. Nguyễn Vỹ trong ‘Văn sĩ tiền chiến’, Vũ Bằng trong ‘40 năm nói láo’, Tạ Tỵ khi vẽ ‘chân dung ông Tuấn’ đều ghi rõ bút danh của Đái Đức Tuấn là TchyA; nhưng trong ‘Nhà văn hiện đại’ của Vũ Ngọc Phan và các bộ sách được xuất bản gần đây, như ‘Từ điển Văn học’ (bộ mới), ‘Từ điển tác gia Văn hóa Việt Nam’ (Nhà xuất bản VH-TT, Hà Nội, 1999) đều ghi là Tchya’ (wikipedia)...
Nguyễn Vỹ thua, Vũ Bằng thua, Tạ Tỵ thua, Vũ Ngọc Phan thua, dĩ nhiên là tôi cũng thua, nhưng NGLB thì không thua, hehe:
- Số là Đái Đức Tuấn (1908-1969, có chơi thân với một nhà văn bút hiệu là Lãng Nhân. Theo Lãng Nhân thì ông Tuấn là một người mê gái - có nghĩa là một dạng ‘Đoàn Chuẩn-Từ Linh’, ông say đắm các bóng hồng, mà người đẹp làm ông chao đảo hơn mọi thứ khác trên đời, văn vẻ hơn thì ngày xưa ông bà ta nói là ‘say mê hương khói phù dung’… Lang thang ở đất Bích Câu-Hà Thành xưa, anh chàng Tú Uyên-Đái Đức Tuấn có cơ hội gặp nàng Giáng Kiều xinh đẹp có biệt danh là Angèle* (cũng là người xinh đẹp nhất vùng mà họa sĩ Pháp Gauguin bắt gặp vào mùa thu năm 1889; Hình 1: ‘La Belle Angèle’, của Gauguin) … Từ đó ông Tuấn đem lòng thương thầm nhớ trộm bóng hình kiều diễm này trong tâm, và mới đặt bút hiệu của mình là TchyA, có nghĩa là 'Tôi Chỉ Yêu Angèle'.
Cái này thì tôi không biết, nhưng anh NGLB biết, hãy gọi ảnh đi uống cà phê… sữa nóng, ảnh sẽ kể cho, hehe…

1
Và thật là vui! Tại sao ‘tôi không biết’? Nếu các anh chị đọc KỸ bài của tôi thì sẽ phát hiện ra tôi là người BỊ MẤT TRÍ NHỚ. Nên, cái gì mà tôi viết ra đều nhờ vào cái được gọi là ‘trí nhớ ấn tượng’, tức là cái gì mà gây ấn tượng với tôi thì tôi mới nhớ.
Vd, hồi nhỏ tôi sống ở cạnh một dòng sông (Vu Gia) mà bên này sông là quốc gia và bên kia sông là ‘không quốc gia’, mà thường thường vào lúc 5g chiều trở đi, tôi nghe tiếng ‘tắc cù’ (của súng trường Nga) ở đâu đó trên sườn núi vọng lại, rồi ngay sau đó nghe cả làng đồn là có một người lính (còn lang thang nhậu nhẹt đâu đó chưa chịu về đồn) bị thương hoặc chết, từ đó tôi nhớ mãi tiếng ‘tắc cù’ đó, suốt đời!...
Tôi được tiếp cận với Hoài Thanh-Hoài Chân khá sớm, khi còn rất nhỏ (1963, thời ông Diệm), tuy nhiên, trong suốt 50 sau đó, tôi vẫn không thể nào nhớ nổi cuốn sách đó tên gì! (tất nhiên là vào Google tra thì sẽ biết là ‘Thi nhân tiền chiến').
*
Và cũng rất là tức cười nữa. Tôi có quen một bạn gái được ‘đồn’ là tay bút số một bên Blog Tiếng Việt! Rất ngạc nhiên, nên tôi có vào bình ở nhà một ông cũng khá là trí tuệ! (ổng đã mất), và nhắc đến ‘cô ta’…, ổng mới nói ‘cô ấy là siêu nhân, đừng có đả động gì đến cổ!’. Trời, ở đời có một ‘cô gái’ tài năng mà đến nổi một ông được gọi là ‘học giả’ phải cho là ‘siêu nhân’!
Cổ ở xa lắm, tuốt tận vùng núi rừng biên giới phía Bắc, mà suốt đời này chưa chắc tôi đã gặp được… Thế mà tôi ‘rủ’ cổ được mới tài chứ!, hehe, chả biết vì lý do gì, hay là vì cổ ngạc nhiên về các bài viết của tôi!, nói chung là cuối cùng cổ cũng xuất hiện, vào gặp tôi ở tuốt tận… Sóc Trăng.
Khi uống cà phê, tôi nhớ lại ‘Hoài Thanh-Hoài Chân’, và vì cổ là ‘siêu nhân’, nên tôi mới đố cổ:
- Em biết câu ‘Anh ơi nông vụ chí kỳ, nếu em không chổng lấy gì anh xơi’, ở đâu?, ‘chí kỳ’ là gì?
Siêu nhân trả lời:
- EM KHÔNG BIẾT.
- Em biết câu ‘Trăng sáng vằng vặc, vác c...ặc đi chơi’ không?
- ‘CÁI GÌ? VÁC CÁI GÌ?... À RA THẾ, EM KHÔNG BIẾT’, siêu nhân trả lời, rồi thấm ý cười quá trời.
Như vậy là có cái tôi biết mà ‘siêu nhân’ không biết!, ha..ha..ha…

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

1021. Chuyện ‘Yên sĩ phi lý thuần’ và ‘người khói’ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho thăng hoa là gì
Yên là khói, sĩ để chỉ người, yên sĩ là người khói.
Các văn nghệ sĩ thời tiền chiến thường hay sử dụng cách phiên âm này bên những bàn đèn thuốc phiện, khi họ mượn khói thuốc phiện để tìm cảm hứng. Toàn bộ câu ‘Yên sĩ phi lý thuần’ được các tay chơi nói và hiểu là những cảm hứng vô lý của những ‘người khói’, tức là:
- Cảm hứng nghệ thuật, thăng hoa, lãng mạn, bay bổng… ‘vượt xa khả năng thông thường của con người’.
Người ta thường phong cho ‘thi sĩ đười ươi’ Bùi Giáng cái ‘cảm hứng lạ’ này:
- Én đầu xuân, tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa.
Hay cho ‘Độc cô quái khách’ Hạ Đình Quốc Huy* (!):
- Trong tim còn nhốt tình không
Trong bâu áo lật còn hồng nhũ hoa?
- Tay nghiêng vạt áo qua cầu
Bước em động vỡ tiếng sầu mênh mang
Cõi ta trú ở lang thang
Chân quơ, tay múa, nghênh ngang yên hà…

1

Chi tiết hơn. ‘Yên’ là từ mà ta thường nghe trong ‘yên hà’, trong đó ‘yên’ là khói, còn ‘hà’ là sương (hay ráng trời), ‘yên hà’ là sương khói, ‘thú yên hà’ là thú vui chơi thoát tục trong cảnh thiên nhiên vạn vật hữu tình:
- Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen (Nguyễn Du)
- Ngoài vòng cương toả chân cao thấp
Trong thú yên hà cuộc tỉnh say (Nguyễn Công Trứ)
- Mặc xa mã thị thành không dám biết
Thú yên hà trời đất để riêng ta (Nguyễn Công Trứ)
- Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà (Nguyễn Công Trứ)…

Ngoài ra, ‘thú yên hà’ còn dùng để chỉ thú hút thuốc phiện: Một giai thoại văn chương về cụ Nguyễn Du. Trong một lần đi sứ bên Tàu, cụ có ghé lại thăm một lò làm đồ sứ ở Cảnh Đức trấn nơi đang làm một số chén dĩa ấm trà và các dụng cụ khác cho vua Nguyễn. Biết cụ là danh nho, các nghệ nhân nơi đây đã nhờ cụ viết mẫu cho hai câu thơ Nôm để sao lại trên các dĩa sứ. Hai câu thơ đó là ‘Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn cũ, hạc là người thân’. Các dĩa sứ này vẫn còn lưu truyền đến ngày nay… Hóa ra, nếu các tự điển không sai thì ngoài cụ Nguyễn Công Trứ còn có cụ Nguyễn Du là một tay nghiện nặng thuốc phiện và cả triều đình nhà Nguyễn cũng rất khoái cái thú độc hại này. (nguyenvinhba, yume.vn)

Trong tiếng Anh, ‘yên hà’ có 2 nghĩa: 1) ‘yên hà’ = mist and fog, seclusion, retirement, là sương mù, ẩn dật, xa lánh; còn có nghĩa khác, 2) ‘yên hà’ = opium smoking, là việc hút thuốc phiện. ‘Thú yên hà’ = the pleasure of opium smoking, là cái lạc thú của việc hút thuốc phiện (Tự điển Việt Anh, Bùi Phụng, 1992)… Tổng hợp hai ý trên, nay ‘yên sĩ phi lý thuần’ = inspiration (danh từ), là cảm hứng, sự kích thích trí tuệ, cảm xúc... để làm cái gì vượt xa khả năng thông thường của con người, nhất là trong nghệ thuật, văn học, âm nhạc… (tratu.coviet.vn):
- I am completely without inspiration
Tôi cảm thấy là không có hứng tí nào.
- Genious is 10% inspiration and 90% perspiration
Thiên tài là 10 % cảm hứng và 90 % mồ hôi.
Đặc biệt là câu:
- Woman is an inspiration to all of us
Phụ nữ là nguồn cảm hứng cho tất cả đàn ông chúng ta!
Ha..ha..ha…

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

1020. Nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho nhất phá sơn lâm, bị đâm hà bá

Ở ta có nhiều cái ‘nhất’ lắm, chẳng hạn như: 1) ‘Thiên hạ đệ nhất GATO’, ‘Thiên hạ đệ nhất dìm hàng’, ‘Thiên hạ đệ nhất khó chịu’, ‘Thiên hạ đệ nhất soi mói’, 2) ‘Thiên hạ đệ nhất bắt chước’, ‘Thiên hạ đệ nhất thuần hóa’, 3) ‘Thiên hạ đệ nhất chém gió’, ‘Thiên hạ đệ nhất gáy’, 4) ‘Thiên hạ đệ nhất nhậu nhẹt’, ‘Thiên hạ đệ nhất bầy đàn’, ‘Thiên hạ đệ nhất hóng’ (hóng hớt), 5) ‘Thiên hạ đệ nhất huề cả làng’… Trong 5 cái trên, chả biết xếp thứ tự ưu tiên ‘một’ nào cho dân rùa, vì mấy cái ‘Thiên hạ đệ nhất’ đó đều có bà con với nhau hết. Nhưng có lẽ chọn tính GATO, vì tính ‘Ghen Ăn Tức ở’ của dân rùa thì ai cũng phải sợ!, và có thể xứ Rùa X có đến 90 triệu tay ‘Thiên hạ đệ nhất GATO’ lận!… Lại nhớ trên mạng hay có dzụ ‘độc nhất, vô nhị’, tức là vô địch tuyệt đối, là ‘Độc Cô cầu bại’; nhưng đó là chuyện của thế giới kiếm hiệp, chứ trên thực tế, nay cũng có ‘không ít’ kẻ tự xưng hay được kẻ ‘bưng bô’ phong là ‘vĩ nhân’, là ‘triết gia vô đối’, thậm chí là ‘thiên tài Việt Nam 500 năm mới có một’, ha..ha..ha…, nói theo cái kiểu ‘mục hạ vô nhân - dưới mắt không có người’ đó là không thể chấp nhận được!, nên có người nghe vậy mới bảo là 'Hắn có nhứt chứ, nhưng mà là nhứt cư!' (ha..ha..ha…).
Và dưới đây là vài câu chuyện về 'nhất, nhì', rồi dẫn đến vụ 'nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá'…

1
Trước 1975, có một cách gọi số thứ tự vui lắm. Đó là tên gọi lớp 1 đến lớp 12, từ lớp 1 đến lớp 5 gọi là ‘lớp nhất’, ‘lớp nhì’, ‘lớp ba’, ‘lớp tư’ và ‘lớp năm’, rồi từ lớp 6-12 gọi là ‘lớp đệ thất’, ‘lớp đệ lục’, ‘lớp đệ ngũ’, ‘lớp đệ tứ’, ‘lớp đệ tam’, ‘lớp đệ nhị’ và ‘lớp đệ nhất’. Từ lớp 6-9 gọi là ‘Trung học đệ nhất cấp’, lớp 10-12 gọi là ‘Trung học đệ nhị cấp’, tốt nghiệp kỳ thi cuối lớp 11 gọi là đỗ ‘Tú tài bán phần’, tốt nghiệp lớp 12 gọi là ‘Tú tài toàn phần’ - và người tốt nghiệp được gọi là ‘ông Tú’. Nghĩ lại buồn… cười nhất là vụ Học kỳ 1 và Học kỳ 2 thì hồi đó gọi là ‘Đệ nhất lục cá nguyệt’ và ‘Đệ nhị lục cá nguyệt’, hehe…
*
Lùi lại tí. Hồi ông Diệm, người ta hay mắng ‘Cái thằng này chả biết on, đơ gì hết!’, tức là chả biết cái quái gì hết, trong đó, ‘on’ là một, ‘đơ’ là hai (un, deux, tiếng Pháp), ha..ha… Hồi ông Thiệu, đi đâu cũng thấy mấy đứa con nít ‘oản tù tì, ra cái gì, ra cái này’, tức là trò chơi ‘cái búa, cái bao và cái kéo’, cái búa thua cái bao, cái bao thua cái kéo, còn cái kéo thì thua cái búa, trong đó, ‘oản’ là một, ‘tù’ là 2, và ‘tì’ là ba, (one, two, three, tiếng Anh), ha..ha…
Cái vụ này còn truyền tới ngày nay, ví dụ khi nhậu, người ta hay hô ‘xâng puộc xâng’ hay ‘bót tùm úp’ là uống hết 100%, uống cạn ly, không còn ‘long đền’, trong đó, chúng lần lượt là ‘cent pour cent’ trong tiếng Pháp, và ‘bottom up’ (còn có nghĩa là chổng mông) trong tiếng Anh, khà..khà...
*
Trong nhậu nhẹt, có thành ngữ ‘nhất thủ nhì vĩ’, ‘nhất phao câu nhì đầu cánh’, hay ‘nhất bì nhì cốt’. ‘Nhất thủ nhì vĩ’ là nhất đầu nhì đuôi, đặc biệt là nói về heo, nên trong đám cưới/lễ lạc người ta thường dâng/cúng cái đầu heo, còn nhậu thì người ta khoái nhất măm măm cái đuôi heo!; ‘nhất phao câu, nhì đầu cánh’ là nói về gà, mấy tay sành nhậu thường dành ưu tiên cái mờ-ông cho ‘thủ lĩnh đại ca’ cầm mút chụt chụt ngon lành, và cái cánh thì gặm bặt bặt vì mấy thứ này hổng có mỡ và mềm mềm, giòn giòn!; ‘nhất bì nhì cốt’ cũng nói về thịt gà, ăn da mềm mềm ngon, còn xương thì có tủy, cầm mút chụt chụt, bổ! Nói chung là ăn mông bổ mông, ăn đuôi bổ… đuôi, và ăn trym bổ trym!, không bổ ngang thì cũng bổ dọc!
*
Tán gái là rất khó, vô cùng... khó, nên dân gian có câu ‘thứ nhất chặt tre, thứ nhì de gái’ (ve gái), tức trong bụi tre có rất nhiều gai góc, mà chỉ có mấy tay ‘hai lúa’ có kinh nghệm mới vào chặt được; vì thế, trong nghệ thuật tán gái, người ta có truyền thụ cho nhau một vài bí quyết, đó là ‘nhất cự li, nhì tốc độ’, hay ‘đẹp trai không bằng chai mặt’. Thật vậy, hắn ở xa, đi học tuốt ở thành phố (SG, HN) hay bên Mỹ, nhân lúc hắn bận rộn, thì ta ở gần nhà nàng, cứ xông vào tấn công tới tấp thì do ‘lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy’ hay ‘nam nữ cạ cạ rất thân’ mà con mái này không sớm thì muộn cũng bị lọt vào tay ta thôi! (mà quả đúng vậy, tôi đã bị rồi!, hehe); còn ‘đẹp trai không bằng chai mặt’ thì quá đúng rồi, khỏi phải bàn, vì phụ nữ nào mà chịu nổi ‘sức bền vật liệu’, cho nên nhiều nàng đẹp thấy bà cố nội mà lại lấy mấy anh chàng xấu hoắc!...

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

1019. SỰ THẬT VỀ QUAN CÔNG VÀ 'ĐIÊU THUYỀN' (Sưu tầm và lời bình)

Kết quả hình ảnh cho Quan Công

Tôi có biết một sự thật về Quan Công, đó là ông ‘Mục hạ vô nhân’, và về Điêu Thuyền, đó là nàng ‘Fake beautiful girl’.
‘Mục hạ vô nhân’* là gì? Là lúc nào cũng xem dưới mắt không có ai ra gì, tức là xem anh hùng võ lâm thiên hạ không ra chi, huống gì là lão bá tánh dân ngu khu và cu đều... đen! Khi Lưu Bị lên ngôi vương (Hán Trung Vương, tháng 8 năm 219) thì phong tước ‘hầu’ cho Quan Vũ, tức là Hán Đình Hầu, và từ đó mắt họ Quan hay nghếch nghếch nhìn lên trời và coi thiên hạ không ra gì!
Còn ‘fake beautiful girl’? Fake’ trong từ ‘fake news’ của… ông Trump, tức là tin giả, tin vịt, ‘fake beautiful girl’ là ‘mỹ nhân giả’. Điêu Thuyền hoàn toàn không có thật trong Lịch sử Trung Hoa, mà chỉ là một người đẹp được thêu dệt trong các truyền thuyết dân gian, ví dụ như được hư cấu trong Tam quốc chí.
Nghe nói người Tàu có ‘Tứ đại mỹ nhân’, thì trong đó Tây Thi và Dương Quý Phi là có thật và không phải là tốt lành gì! (vì trực tiếp hay gián tiếp làm mất nước), Vương Chiêu Quân thì nửa Tàu nửa Việt* (nay có đền thờ ở làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cũng có cùng tên, cùng năm sinh với Vương Chiêu Quân bên Tàu, là người đẹp thuộc quận Giao Chỉ, được đưa vào cung thời Hán Nguyên Đế để gả cho Hung Nô), còn Điêu Thuyền là không có thật…
Minh họa thêm, nhân vật Vi Tiểu Bảo trong ‘Lộc đỉnh ký’ chính là hư cấu của Hòa đại nhân trong đời thực - dưới thời Càn Long, nghe đồn tay họ Hòa này là đồng tính!, nhưng Hòa đại nhân thực và Vi Tiểu Bảo hư cấu về bản chất là hoàn toàn khác nhau… Ngoài ra, Tôn Ngộ Không trong ‘Tây du ký’ có thể là nhân vật Viên Hồng* trong ‘Phong thần bảng’ - người đứng đầu Mai Sơn Thất quái, là đệ tử của Thông Thiên Giáo chủ (Bồ Đề Tổ sư!) thuộc ‘Triệt giáo’; họ Tôn đối đầu với Ngọc Hoàng Thượng đế và Phật Thích Ca thuộc ‘Xiển giáo’; còn Thái Thượng Lão Quân là sư tổ của ‘Đạo giáo’. Nói chung ‘Tây du ký’ là một phiên bản của ‘Phong thần bảng’…, và các fbker thời @ không phải mất công tìm hiểu về Xiển giáo, Triệt giáo là cái qué gì!, và ngay cả Đạo giáo (và Khổng giáo) kể từ thời ‘Hậu Thanh’ (sau 1949) thì ở bên Tàu cũng không còn nữa!, mà chỉ còn lảm nhảm ở xứ Rùa X!... Vì thế, cái gì mà anh ‘Xiển giáo’ Tàu nói thì sự thật chỉ có dưới một nửa, hay bằng không, thậm chí là âm!
Vì sao?

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

1018. CÔ BA SÀI GÒN… (Thư giãn)

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và mọi người đang đi bộ
Lá rụng ngoài sân, lá rụng nhiều
Nhớ ai, mây xám, trời cô liêu
Một mối tình ai ơi còn nợ
Để thuyền mơ, cuộn sóng cuối chiều
Em có còn buồn không em ơi
Ngoài kia nắng trốn, mây mù trời
Giá mà gặp em khi trống vắng
Rực dáng hình thơm, cháy cõi đời
---------

1
CÔ BA SÀI GÒN là tên một cuốn phim đang công chiếu tại ‘Liên hoan phim Busan’, Hàn Quốc, mà tôi mới biết đây… Nhìn lên màn hình ti-vi, tôi rất ngạc nhiên khi thấy 10 cô gái Hàn Quốc khi được hỏi đều chấm 10 điểm, không có ai chấm 9,5 điểm hết!... Tò mò, tôi mới vào mạng thì càng ấn tượng khi thấy hàng loạt cụm từ ‘1000 vé đầu tiên của Cô Ba Sài Gòn được 'tẩu tán' sạch sẽ tại Hàn Quốc’, ‘Áo dài Cô Ba Sài Gòn tung bay trên thảm đỏ LHP Busan’, ‘Đâu cần hở bạo, chỉ cần mặc áo dài, bộ tứ Cô Ba Sài Gòn cũng đủ gây ấn tượng tại LHP Busan’, ‘Vừa ra mắt, poster Cô Ba Sài Gòn đã trở thành tâm điểm chế của cư dân mạng'…

Tôi có xem lướt qua cái ‘Trailer’ thì biết nó là một cuốn phim được lồng trên nền những hình ảnh của Sài Gòn xưa - vào những năm 1960, đại khái là từ thời sau của ông Ngô Đình Diệm ‘pass’ qua thời ông Nguyễn Văn Thiệu, nó nói lên quá trình phát triển của nghề làm áo dài truyền thống với không thiếu những đấu tranh giằng co, phức tạp và tế nhị...
https://www.youtube.com/watch?v=XaDmiPnJtYM
Có nhiều đánh giá, như của bạn Ngân Long*: ‘Nếu người ta đi xem Cô Ba Sài Gòn chỉ để khen ‘Sài Gòn trong phim đẹp’, ‘Người Sài Gòn ngày xưa tao nhã thanh lịch’… thì thật khó để tính là bộ phim đã thành công về tổng thể’, nhưng tôi không khắt khe lắm khi chọn đánh giá này:
- ‘Ý tưởng rất hay. Dùng nét đẹp văn hóa, thời trang của VN giới thiệu ra thế giới. Người Việt từng mê mẩn văn hóa và thời trang Hàn. Bây giờ các cô gái Hàn mê áo dài VN qua bộ phim của Ngô Thanh Vân. Một hướng đi rất đáng hoan nghênh’, một lời bình trong bài ‘Cô Ba Sài Gòn khiến phụ nữ Hàn muốn thử áo dài Việt’* (tuoitre.vn)...
*
Kết quả hình ảnh cho cô ba sài gòn
CÔ BA SÀI GÒN là ai? Tôi chưa xem phim nên chưa biết (nghe nói là tháng 11 này mới chiếu!)…, nhưng Wikipedia lập tức có 2 trả lời: 1) Cuộc đời và nhan sắc của  trở thành giai thoại nổi tiếng gắn với Sài Gòn. Tên... Trần Ngọc Trà sinh năm 1906 tại Cần Đước, Long An; 2) Cô Ba Sài Gòn (tựa tiếng Anh: The Tailor)  một bộ phim điện ảnh Việt Nam sắp phát hành của công ty VAA do Trần Bửu Lộc và Kay Nguyễn làm đạo diễnVậy thì hãy để cho các bạn xem phim rồi sẽ biết…
Còn tôi có CÔ BA SÀI GÒN 'của tôi', bởi đọc nhiều tư liệu về cái được gọi là ‘Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn’ hay ‘Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn’*… thì tôi chỉ thấy có 2 ‘Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn’ mà có tên CÔ BA là Cô Ba Thiệu và Cô Ba Trà. Nhưng, 1) Cô Ba Thiệu* hay ‘Cô Ba xà bông’ (hình trên hộp xà bông nổi tiếng thời đó) là ‘Miss Sài Gòn-1895’ thì lại nổi danh vào cuối thế kỷ 19, và nay không nghe nhắc đến!, 2) Cô Ba Trà - người đã… bất tử trong truyền thuyết dân gian - xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20, tức là vào những năm 1920-1930 cùng với tên tuổi của Công tử Bạc Liêu, nhất là nhà nghiên cứu nổi tiếng Vương Hồng Sển:
Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn
Càng nhìn lâu càng mặn nét hồng
Còn trời, còn biển, còn sông
Còn câu tình ái, còn lòng tương tư.
Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?
Để lại chi mấy đọi sầu phiền
Vật đi còn chút tình riêng
Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa lòng
Lửa đã nhúm khó trông dụt tắt
Kể từ đây bặt bặt giấc tiên
Ngày sầu mấy khắc nào yên
Đêm trông canh lụn càng điên đảo lòng! 
Ngoài ra, trong số ‘Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn’ sau này là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Kim Cương, thì Thẩm Thúy Hằng cách đây mấy năm đã bị lộ khuôn mặt dị dạng do ‘phẫu thuật thẩm mỹ quá đà’ - nhìn đà sợ!, hay Kim Cương (và Công Thị Nghĩa, Hoa Hậu SG-1955) có gắn liền với tên tuổi của ‘thi sĩ đười ươi’ Bùi Giáng nhưng không phải là CÔ BA!
…Vì thế, khi chọn ‘Ngũ đại mỹ nhân VN’*, tôi đã chọn Dương Vân Nga, Ỷ Lan phu nhân, Huyền Trân công chúa, Nam Phương hoàng hậu và Cô Ba Trà.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

1017. Kiêu hùng và anh hùng (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho huyền my, Hoa hậu hòa bình 2017-
Mùa thu cong rát mắt nhìn
Đang trong thực tại bỗng chìm ảo mơ
Thế là ta cứ làm thơ
Hương thơm qua mũi bỗng lơ mơ... chiều
---------

Câu chuyện bắt đầu từ vụ có nàng MTV vào hỏi tôi: ‘Tần Thủy Hoàng có phải là một nhân vật kiêu hùng không?’, nguyên văn như sau: ‘Ngày xưa Tần Thủy Hoàng cũng bị giết vì tin rằng uống thủy ngân là trường sinh bất lão*.... mà không biết là kiêu hùng hay anh hùng huynh nhỉ?’, chuyện này làm tôi mất gần nguyên một đêm và một cử cà phê sữa 10.000đ (hehe): Tôi suy nghĩ rất cẩn thận.
Khi viết đến đây, tôi biết mấy tin là: 1) Phim ‘CÔ BA SÀI GÒN’* đang công chiếu tại ‘Liên hoan phim Busan - Hàn Quốc’ mà đã được các phụ nữ Hàn được phỏng vấn CHẤM 10 ĐIỂM!, không có người nào chấm 9,5 điểm!, mại dzô, mại dzô!; 2) ‘Trạm Thiên Cung 1’ - MADE IN CHINA - đang bay mất kiểm soát trên quỹ đạo và nhiều khả năng sẽ rơi xuống Trái Đất vào tháng 1/2018… ‘Chúng tôi nghi ngờ nhà chức trách TQ đã mất kiểm soát trạm và sẽ không thể khôi phục quyền điều khiển trước khi trạm quay trở lại khí quyển’, tập đoàn Aerospace Corporation ở Mỹ cho biết… Bất kỳ mảnh vụn nào rơi xuống mặt đất có thể chứa chất ăn mòn rất độc hại tên hydrazine và người dân được khuyến cáo không nên chạm vào... (vnexpress.net); 3) Trong cuộc thi ‘Hoa hậu Hòa bình thế giới 2017’ (Miss Grand International) tổ chức tại Quảng Bình, có sự tham dự của người đẹp Lisandra D. Napoles có đóng trong phim ‘Fast & Furious 8’; có Huyền My với ‘bộ quốc phục VN’ đang được bình chọn THỨ NHÌ THẾ GIỚI (247.000 lượt like và hơn 2.100.000 lượt chia sẻ, sau Indonesia 260.000 like và 2.400.000 chia sẻ); còn người đẹp TQ với ‘bộ quốc phục TQ’ thậm chí không lọt được vào top-15 (tương tự, ở Miss World 2015 tại TQ, Hoa hậu TQ không lọt được vào top-20): thế mà nghe nói Tây Thi, Dương Quý Phi đẹp lắm!, làm người Việt cả ngàn năm tốn công cong đít ngồi làm thơ chất cao đến… mặt trăng, chả hiểu tại sao!, nhưng sự thật vẫn là sự thật! (xem hình).
Vâng, mọi chuyện bắt đầu bằng 2 chữ ‘như lai’ = nói lại sự thật, mà không ní nuận nôi thôi. Và không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu, thôi thì trích ‘nhật ký’ tôi ghi tối hôm kia, tối hôm qua và sáng hôm nay vậy, trong đó có thêm chuyện tình nàng Mạnh Khương, ‘xét’ Tần Thủy Hoàng, và ‘ai lớp du bặt bặt’…

1
Tối hôm kia…
Tôi nằm mơ… Dưới dòng sông Bạch Đằng có vọng lên một câu chuyện… Thị Nở hỏi Chí Phèo* thời @:
- Kiêu hùng* và anh hùng khác nhau chỗ nào?
- ‘Hùng là trống, thư là mái. Anh là tinh hoa. Kiêu là một giống chim cú lớn. Gian là không thật thà (Tàng Thư Viện)... Huynh hát bài ‘Một đời kiêu hùng’ nói về Tiêu Phong, muội nghe nhé! (Ừ).
Anh hùng Khất Đan, luôn mong ước thanh bình
Lợi danh chẳng mang, bao ân oán không màng
Buồn phiền đã tan, thân ta theo làn gió mang khát khao tự do
Quay về chốn xưa, ta sẽ gặp nàng
Dù là cõi mơ, vui khúc tương phùng
Dìu nhau đến nơi khi xưa ta từng có những tháng năm bình yên.
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mot-doi-kieu-hung-dinh-vuong-linh.detcmYzoTxqq.html
Vậy kẻ kiêu hùng là trên cả anh hùng, là anh hùng chân chính - không màng danh lợi, có tình có nghĩa, bênh vực kẻ yếu, không khuất phục trước bọn ác bá! (Ừ). Vậy với câu 'Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm', hay ‘Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý/Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Hoa sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên’*  thì Trần Hưng Đạo có phải là một nhân vật tuyệt đỉnh kiêu hùng không?
- Dĩ nhiên.
- Vậy thời nay có kẻ kiêu hùng như Trần Hưng Đạo không?
Chời!, muội hỏi khó quá, đi mà hỏi các fbker ấy!, huynh… chịu.

2
Tối hôm qua…
‘Tần Thủy Hoàng không phải là một nhân vật kiêu hùng’, tôi đã trả lời nàng:
- Theo… nguyên tắc thì những người làm điều ‘kinh thiên động địa’, hay làm chuyện xuất sắc hơn cả ngàn, cả vạn người khác thì gọi là anh hùng, mà người xưa căn cứ trên ‘võ nghiệp’, nói chung là trên ‘chiến trường’ hay ‘chính trường’ theo nghĩa rộng, và thường không quá phân biệt thiện ác... Quan điểm này vẫn còn di hại tới ngày nay ở… nước ta, cụ thể là về mặt khoa học kỹ thuật, cụ thể hơn là về mặt học thuật, chưa nói đến vụ phân biệt lề trái, lề phải, trước 75 và sau 75…
Nhưng bên Tây thì có khác, chắc hầu như ai cũng biết những anh hùng ‘hình tượng’ - gần như là ẩn danh, không màng danh lợi hay có thể yêu đương... tha thiết như Lucky Luke, Batman, Robin, Superman, Spiderman, Spy 007 (Điệp viên 007), hoặc đam mê ‘khoa học’ như Tin Tin, Conan, Sherlock Holmes, trong đó Spiderman được người Mỹ xem là ‘anh hùng vĩ đại nhất trong mọi thời đại’!
Như vậy, mặc dù Tần Thủy Hoàng đã đả bại được quần hùng và lên ngôi Minh chủ võ lâm (Hoàng đế) thì trên lý thuyết dĩ nhiên là anh hùng, nhưng trên thực tế người ta gọi Tần Thủy Hoàng là ‘bạo chúa’ chứ không gọi là anh hùng, nên lại càng không phải là một nhân vật… kiêu hùng!