Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

350. ‘Nâng cần’ là gì? Hì.. hì…

Trước tiên, Lá Bàng xin vừa viết vừa đùa một tí.
Thường, khi có khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, người ta rất thích hài, chẳng hạn vua hề Charlie Chaplin xuất hiện sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929, đó cũng là quy luật bù trừ thôi.
Có một rapper (tạm gọi là người nhảy hip-hop) người Hàn Quốc, tên là Park Jae Sung, có nói rằng: ‘…kinh tế đã ảm đạm như vậy, tôi chỉ muốn viết một bài hát có thể khuấy động lòng người’. Y nổi tiếng khắp thế giới với điệu nhảy ngựa (clip ‘Jangnam Style’, youtube.com, đã có đến 1,6 tỉ lượt truy cập!) mà từ ông già 70t đến em bé cũng lắc lư muốn nhảy và rất rất nhiều trẻ con thuộc lòng bài hát 'Anh có phong cách sống kiểu Jangnam' (= kiểu quê mùa học làm sang).
*
Do mình sống và quan hệ với nhiều cộng đồng Bắc-Trung-Nam nên cũng ‘gom’ được nhiều thứ.
Lúc đầu nghe người miền Bắc nói đùa là ‘nâng cần’, mình ngớ người ra không hiểu, hỏi ra mới biết từ này nghĩa là ‘nịnh bợ’.
Khoảng năm 1987, mình có đi với một người Sài Gòn, qua khỏi ngã ba Cát Lái thì gặp mưa, chúng mình dừng lại làm 2 tô ‘phở béo’, lúc đó mình có nghe bạn ấy dùng từ ‘nâng bi’.
Thực ra, từ này không hề ‘tục’, mặc dù nó ám chỉ cái ấy của đàn ông, nhưng có nghĩa là khi xếp đang ‘tè’ thì có ai đó tiến đến nâng ‘cần’ để cho xếp tè thoải mái hơn! Ngoài ra trước đây còn có từ ‘điếu đóm’, hiểu nôm na là khi xếp hút thuốc lào thì có ai đó xun xoe lấy một que tre mỏng mồi lửa cho xếp.
*
Ở đời ta thấy không thiếu gì chuyện như vậy:
Khi xếp hút thuốc thì có ai đó bật hộp quẹt ga cho xếp.
Khi xếp bước lên xe ô-tô thì có kẻ lăng xăng xách va-li và mở cửa cho xếp (mặc dù xếp không hề bị cụt tay!).
Khi xếp đang đứng ngoài trời gọi điện thoại (mặc dù trời chỉ có vài hạt mưa bụi) thì có ai đó cầm dù che cho xếp.
Khi xếp nhậu hay hát Karaoke thì lính mang tiền ra trả cho xếp, thậm chí trả luôn 'tâng 3'.
Khi xếp cần thì 12g khuya có ‘bò’ hay ‘lết’ cũng ra gặp xếp cho kỳ được.
Khi xếp sĩ nhục thì khúm núm như kẻ nô tài và cụp tai im lặng như con ‘cẩu’ Tây Tạng.
Khi khai mạc hội nghị thì MC phải nói ‘xin trân trọng giới thiệu, tiến sĩ Trần văn Giấy, Trưởng cơ quan X…, lên phát biểu ý kiến’, nếu thiếu chữ tiến sĩ thì 'chít' với ổng...
*
Thiên hạ đệ nhất cao thủ về 'nâng cần'
Một trong những ‘tuyệt đại cao thủ về nâng cần’ trong lịch sử thế giới là người Tàu, được dân gian gọi là ‘Đệ nhất tham quan Hòa đại nhân’.
‘Hòa đại nhân’ hay Hòa Thân (1750-1799) xuất thân từ một gia đình nhà võ, không giàu có lắm. Tuy không có bằng cấp nổi trội, nhưng thuở nhỏ ông là một cậu bé có thiên tư, có một nền học vấn rất cơ bản, lớn lên lại rất chịu khó tự học, vì thế có lúc làm đến chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc…., đặc biệt là ông rất có tài về ‘nâng cần’. Ông là ‘sủng thần’ của vua Càn Long, đã từng tư vấn nhiều ‘giải pháp’ trị nước cho vua và được đề bạt thăng chức đến 47 lần (mà được xem là ‘vị vua thứ hai’ vào thời đó). Tuy nhiên, ông yêu ‘tiền’ hơn dân mà đã đem hết trí lực và sức lực trong đời ra để vơ vét càng nhiều càng tốt, ông đã từng tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có’, và ngày nay Cung Vương Phủ vẫn còn đó: ‘Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2’, và 'Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh’ (theo ttvnol.com). Và vì thế, ông được nhân dân phong tặng danh hiệu ‘Đệ nhất tham quan’. Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ tự tử giữa chợ, thế là Đệ nhất tham quan cũng đành phải ‘tủi nhục’ về với cát bụi’ (entry 324).
*
Đó là chuyện ngày xưa, còn ngày nay có một chuyện như sau. Có một nhà thầu đến gặp riêng lãnh đạo X và nói:
-Xếp đã giúp em duyệt một công trình, em không có gì nhiều, chỉ xin tặng xếp một món quà nhỏ là một chiếc ô-tô thôi’.
-‘À, không được, ta là ‘thanh quan’, hơn nữa cơ quan đang phát động phong trào ‘không nhận quà’, nếu ta nhận, người ta xầm xì mang tiếng lắm!’, xếp nói.
-Vậy, để xếp khỏi mang tiếng là ‘tham quan’, em bán cho xếp một chiếc xe với giá cực mềm là 50.000 đồng nhé.
Suy nghĩ một hồi, xếp nói:
-À, nếu như vậy thì bán cho ta 2 chiếc.
Với cách sống ‘thanh bạch’ như vậy, xếp có vài lô đất mặt tiền, nhưng khi về hưu thì lương (bảo hiểm xã hội) của xếp chỉ có trên dưới 3 triệu đồng/tháng!
*
Trước đây, ông Dale Carnegie, trong cuốn ‘Đắc nhân tâm’, có nghiên cứu rất kỹ về tính ‘thị dục huyễn ngã’ của con người (tạm gọi là tính ‘nghiện đề cao cái tôi’) mà đã toát lên 80-90% của vấn đề (nội tại), nhưng theo ý của một cậu sinh viên thì 10-20% vấn đề còn lại (ngoại tại) là tuyệt đại đa số con người muốn được người khác ‘nâng cần’.
Cậu sinh viên nói: ‘Con không thích kẻ giỏi mà không biết nâng cần, chẳng thà dùng kẻ dở hơn một tí nhưng biết nâng cần, ai mà không muốn được người ta tôn trọng như là vua!’.
Với nguyên tắc ‘tặng cái mà người ta thích, chứ không tặng cái mà mình có’, kẻ nâng cần biết xếp thích cá thì tặng cá, thích hoa thì tặng hoa, thích mèo/chó thì tặng mèo/chó, thích chim thì tặng chim, thích rượu thì tặng rượu, thích bon-sai thì tặng bon-sai, thích phong bì thì tặng phong bì, thậm chí thích ‘cẳng dài’ thì tặng cẳng dài…
Ở các vùng mà càng tham nhũng thì nghệ thuật nâng cần càng phát triển, nhưng chưa có ai khái quát hóa nó thành ‘Khoa học về nâng cần’ hay ‘Nâng cần học’, vì nâng cần là một nghệ thuật vô cùng khó mà đòi hỏi các cao thủ 'nâng cần' phải có năng khiếu/thiên tư, bởi vậy, ta chưa hề có giải Nobel hay tiến sĩ nào về nâng cần…
----------------------------------
Một số tài liệu tham khảo:

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

349. Khái niệm ‘đại gia’ và sự hiểu lầm nghiêm trọng


Trong một số entry, Lá Bàng có nhắc đến vụ ‘đại gia’ rồi, trong đó 'làm giàu' có thể trở thành một ý niệm, mà 'đại gia' chỉ là một khái niệm. Để thuận lỗ tai trong các từ dưới đây, mình thay từ ‘đại gia’ là ‘tỉ phú’. Tất nhiên là người ta lập tức nghĩ đến tỉ phú tiền bạc. Nhưng thực ra có các loại tỉ phú sau: tỉ phú tiền bạc, tỉ phú trí tuệ, tỉ phú tình yêu, tỉ phú thời gian... (entry 136). Lưu ý rằng những lời vừa nghiêm túc vừa đùa giỡn dưới đây chỉ có tính chất tương đối.
*
Về ‘tỉ phú tình yêu’ thì phó thường dân hay hoàng đế là có cơ hội như nhau, mà ai có số đào hoa thì có cơ hội cao hơn. Ngoài ra, trong blog này, LB đã có nhắc đến Thần Dớt, Trư Bát Giới - Hằng Nga, Hạ Cơ, Đường Thái Tôn - Dương Quý Phi, Đoàn Chính Thuần/Đoàn Dự, Sở Lưu Hương, Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo, Trần Khắc Chung - Huyền Trân công chúa, Lý Thánh Tôn - Ỷ Lan phu nhân, Khang Hi, Nguyễn Huệ - Ngọc Hân công chúa, Bảo Đại, Đông Gioăng, Kenedy - Monroe, Hắc công tử - Cô Ba Trà…, nên dưới đây LB chỉ đề cập đến 3 loại còn lại.
*
Từ ‘tỉ phú thời gian’ là do một blogger ẩn danh nhắc đến khi gửi e-mail cho mình, có lần nói là: ‘Anh viết sâu sắc và giàu ý tưởng lắm. Em đọc và thấy rất hay nhưng… không muốn nói năng gì trên giang hồ nữa: ‘dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai - Khổng Tử’ (ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu). Từ nay có nói năng gì cũng chỉ mong thủ thỉ cùng các mỹ nhân thôi, hì… Thực sự là chỉ vì em thấy mỏi mệt sau bao năm đua chen bôn tẩu giang hồ, bây giờ sinh ra lười biếng, chỉ muốn nằm im nghe cuộc đời trôi qua mà thôi… Cho nên  rất thích câu hát của Trịnh: ‘Nhiều khi muốn quay về, nằm im dưới mái nhà…’ (entry 195).
Blogger này khá thành công, là tỉ phú tiền bạc (!), đã từng lên trang bìa báo ‘Doanh nhân Việt Nam’, nhưng lại tị với tỉ phú thời gian, vì loại tỉ phú này thì quý và hiếm hơn tỉ phú tiền bạc nhiều, để hôm nào gặp uống cà phê, Lá Bàng sẽ giới thiệu cho các bạn một tỉ phú thời gian nghen, hì.. hì…
*
Ngày xưa, có đại gia A đi xe Honda 67 chạy vòng vòng cho mấy người đi xe đạp ‘ngửi khói’. Đại gia B tức quá bèn chơi ngay một chiếc ‘Cub 78’, dựng chình ình trước sân. Đại gia C tức quá bèn chơi luôn một chiếc ‘Cối 81’ ẹo ẹo qua mấy chỗ đông người. Đại gia D tức quá bèn chơi luôn chiếc ‘Kim vàng giọt lệ’ hay chiếc DD70, chạy dợt le ở mấy cái đám cưới. Đại gia E tức quá bèn chơi luôn chiếc Engel 80 hay chiếc Suzuki màu mận tím sà vào đậu ngay mấy chỗ nhậu. Các đại gia khác tức ói máu bèn lần lượt chơi luôn các loại Dream I, Astria, Dream II, rồi Spacy, @, Dylan… Rồi đại gia Z hết cách tức, bèn chơi ngông, quay lại chiếc… Honda 67 (hình dưới).
Tương tự, đại gia A’ ban đầu chơi chiếc U-oát xịt khói tùm lum ở các chỗ đông người. Đại gia B’ tức quá bèn chơi luôn chiếc Nissan, lái tông ngay vào trụ cổng nhà mình! Đại gia C’ tức quá bèn chơi luôn chiếc Camry (đời 98, 99), chạy đi du lịch hay chạy thuê kiếm tiền. Đại gia D’ tức quá bèn chơi chiếc Deawoo, vừa chạy về quê cho oai, vừa chạy taxi để tăng thu nhập. Các đại gia khác tức ói máu bèn lần lượt chơi luôn các loại Lacetti, Toyota Altis, rồi Camry 2.0, 2.4, 2.5, 3.5, kể cả Limousine, Lexus, Rolls-Royce… Rồi đại gia Z’ hết cách tức, bèn chơi ngông, quay lại chiếc… ‘con cóc’ thời Bảo Đại (Volkswagen, hình dưới).
Về nhà cửa cũng vậy, các đại gia hết chơi mái bằng, mái Thái, mái ‘tum’…, nay quay lại mốt nhà từ thế kỷ 18 hay 19 của Pháp cho chắc ăn, thậm chí mốt nhà gỗ từ thời đại Hồng Bàng là thiên nhiên nhất! Về ăn uống cũng vậy, hết thích mấy món VIP như vây cá mập, yến sào, óc khỉ, ba ba, bò Kô-bê…, mấy ổng chuyển sang mấy món nguyên thủy như cơm niêu, lẫu mắm, rau tập tàng/rau lang luộc hay rau muống xào tỏi… Về áo quần cũng vậy, hết thích ăn mặc kín đáo, mấy nữ đại gia trẻ (giới showbiz) chuyển sang ăn mặc hở hang mà càng giống thời… nguyên thủy thì càng tốt, hì.. hì…
'Con đường nào cũng dẫn đến La Mã', cuối cùng mèo lại hoàn mèo, ai bảo là người ta thích đại hổ hơn tiểu hổ!, tiểu hổ có giá trị riêng của nó chứ. Kết quả là, cái gì còn nguyên cũng đẹp, rừng nguyên sinh tuyệt đẹp, đặc biệt là người đẹp để nguyên, không mặc cái gì cũng đẹp, ha.. ha.. ha…
*
Liệu rằng người ta có thật sự tôn trọng đại gia không? Nếu có, sau khi đại gia chết, người ta có còn tôn trọng nữa không? Các câu chuyện dưới đây sẽ minh họa.
Ngày xưa, nghe đồn rằng người giàu nhất bên Tàu là Thạch Sùng (sống vào thời Tây Tấn, 249-300), giàu đổ tường nứt vách, sau vì có tranh chấp với gia thần Tôn Tú về cùng một người đẹp là Lục Châu, mà mang họa sát thân, và y đã để lại cho hậu thế câu: ‘tiền của hay làm họa cho người’. Ngày nay người ta chỉ nghe y hóa thân thành con thằn lằn ‘chặc lưỡi’ vì tiếc của.
…Vào thế kỷ thứ 18, có xuất hiện nhân vật Hòa Thân (hay Hòa đại nhân, 1750-1799), là đệ nhất tham quan thời đó với câu tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có’. Tiếc thay, cuối cùng ông ta lại bị bêu đầu giữa chợ (thời vua Gia Khánh), rồi người đời sau không tôn trọng y mà chỉ ca tụng Lưu Dung (Tể tướng Lưu gù).
…Cách đây trên 10 năm, ở Tây Nguyên có một đại gia là V, có thể nói là ông ta thành công nhất, mà khi hội họp biểu dương, người ta thường quàng ‘vòng nguyệt quế’ vào cổ ông và vỗ tay ầm ỉ, nhưng kết cuộc là ông ta bị phá sản và còn mắc nợ khoảng 100 tỉ, gia đình ông ta phải bán đến chiếc xe đạp cuối cùng để tạm có ngày 2 bữa, còn ông ta thường bị ‘xỉu’ khi có ai đến đòi nợ (theo lời kể của một số phụ nữ sống gần nhà ông).
…Gần hơn nữa, có võ sĩ quyền Anh là Mike Tison (sinh 1966), hầu như là thống trị các võ đài vào những năm 1990, mỗi lần thượng đài, anh đòi tiền tài trợ đến 35 triệu USD/trận, và thu nhập cho các lần thượng đài của anh không dưới 300 triệu USD, nhưng làm ra được bao nhiêu tiền thì anh cúng hết cho các ‘tòa thiên nhiên’, cuối cùng anh bị phá sản, thậm chí có lúc anh làm nghề ‘mãi võ’ tại sòng bạc Las Vegas để mua vui cho khách tham quan…
*
Với vài ví dụ minh họa, ta đã từng có: Phan Bội Châu (1867-1940), bút hiệu là Sào Nam, quê ở Nghệ An, là nhà văn/thơ/chính trị, cùng với các ‘đồng chí’ khác thành lập ra Duy Tân Hội, rồi Việt Nam Quang Phục Hội, phát động phong trào Đông Du… Phan Chu Trinh (1872-1926), bút hiệu là Tây Hồ, quê ở Quảng Nam, cũng là nhà văn/thơ/chính trị, ông phát động phong trào Duy Tân, học chữ quốc ngữ, tham gia giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tham gia phong trào chống sưu thuế ở Trung kỳ… Y Jút (1888-1934), quê ở Ban Mê Thuột, là nhà giáo và là tác giả của bộ chữ viết Ê-đê ngày nay (bằng tiếng La-tinh, được đốc học Angto amaki và Sabatier chỉnh lý năm 1920)… Nguyễn Hiến Lê (1912-1964) là kỹ sư công chính/nhà giáo/nhà nghiên cứu mà đã để lại cho hậu thế một thư viện nhỏ khá đầy đủ gồm sách ‘học làm người’, nghiên cứu về triết, lịch sử, kinh Dịch, và nhiều sách dịch có giá trị như Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Chiến tranh và hòa bình…
Và vì thế, nay ta có đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh ở hầu hết các tỉnh ở Việt Nam, đường Y Jút ở trung tâm TP Ban Mê Thuột, đường Nguyễn Hiến Lê ở quận Tân Bình, Sài Gòn...
Qua đây, ta có thể thấy rằng: lão bá tánh không bao giờ đặt tên đường cho đại gia tiền bạc/đại gia tham nhũng như Thạch Sùng hay Hòa đại nhân, mà họ chỉ nhớ ơn và đặt tên đường cho những ‘đại gia trí tuệ’ - những người góp phần ít nhiều cho lịch sử/khoa học/văn hóa dân tộc… Bởi vậy, nếu ai nghĩ đại gia là đại gia tiền bạc mà đem lòng 'quá' tôn trọng thì quả là… sai lầm nghiêm trọng!, và điều này sẽ làm hỏng ít nhất là 2 thế hệ.
*
Hiện nay có các đại gia từ Hoàng Anh Gia Lai, Cà Phê Trung Nguyên, Hòn Ngọc, Tuần Châu, Suối Tiên, Đại Nam, Vũng Tàu…, không phản đối. Người Do Thái có nói rằng Chúa không cấm người ta giải phương trình ‘làm giàu’: ‘Chúa ban cho chúng ta tiền của để chúng ta mua vui trên thế gian này chứ không phải để chúng ta gom góp rồi cuối cùng trả về cho Chúa’ (entry 339), nhưng Chúa có một điều kiện biên là ‘cho con hằng ngày dùng đủ’, dùng đủ ngày 2 bữa thôi (còn buổi sáng uống cà phê sữa hay ăn bún riêu), chứ giàu quá đến nỗi dùng ngày… 20 bữa thì ‘pị pể pụng’ mà chết… Và có một học sinh lớp 10 đã viết: ‘lớn lên con sẽ không làm giàu, vì nếu làm giàu thì sẽ bị trọc đầu như ông Cà phê Trung Nguyên’, bài văn ‘độc đáo’ đó được cô giáo cho 5 điểm, hì.. hì…
*
Cuối cùng, về phương diện thời gian thì tạm có 3 loại đại gia: đại gia đã là, đại gia đang là, và đại gia sẽ là.
‘Đại gia sẽ là’ thường là dạng ‘ngựa non háu đá’, 'chưa thấy quan tài chưa đổ lệ', thậm chí là kẻ ‘già đầu còn dại’, chạy theo học hỏi kinh nghiệm của ‘đại gia đang là’.
‘Đại gia đang là’ bèn bảo lái xe nhấn ga cho chiếc Camry 3.5 chạy thật nhanh, tốc độ quá 80km/h cũng được (vì phong bì có sẵn trong cốp), vừa chạy, y vừa làu bàu: ‘ĐM, tao đang nợ ngân hàng ngập đầu ngập cổ, bất động sản thì đang đóng băng, nghe đồn là vợ tao đang… ngoại tình, con tao thì đang nghiện ma túy, mấy con hồ ly tinh cẳng dài thì nhá máy cho tao liên tục, mấy thằng Gút/cao huyết áp/ung thư… đang tới nhà tao xin làm anh em kết nghĩa…, thế mà chúng mầy còn chạy theo tao đòi học hỏi kinh nghiệm hả..., chạy trời không khỏi nắng, than ôi!’.
(Chị Dậu)
‘Đại gia đã là’ thì, một là đang xài sữa Ensure hay đang bú vú ‘chị Dậu’ (một nhân vật của nhà văn Ngô Tất Tố), hai là đang ngáp ngáp với 2 mắt trắng dã như con cá chết, ba là đang ở trong tù, bốn là đang luyện mấy bản nhạc giao hưởng của Beethoven để hôm nào hòa tấu với loài giun dế…, nghe nói là có bọn trẻ đến học hỏi rút kinh nghiệm, thay vì đưa sách triết lý ‘tự truyện’ cho chúng đọc, lão lại chìa ra bản thảo tờ ‘giấy báo tử’...
-----------------------
Các nguồn thao khảo chính theo thứ tự A, B, C:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Hiến_Lê
Và các tài liệu khác có liên quan.