Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

476. Từ ‘Dalai Lama’ đến chân lý tối thượng của… loài người!

Trong thời đại mà chúng ta đang sống, có những nhân vật lỗi lạc (về vấn đề tâm linh) sau đây: Dalai Lama (thứ 14), Jack Kornfield, Thích Nhất Hạnh, Tuyên Hóa…, trong đó Jack Kornfield là một trong những người sáng lập ra Hội Thiền Quán (Insight Meditation Society) ở Massa- chusetts, Hoa Kỳ…
Bài viết này có tiêu đề là ‘Từ Dalai Lama đến chân lý tối thượng của… loài người’, tuy nhiên mục tiêu chính của LB không phải là nói về Dalai Lama (các blogger có thể xem chi tiết trong Google). Sỡ dĩ LB nhắc đến tên ông là vì trong thời gian một tháng trở lại đây, trong blogspot, có một số bài viết về Dalai Lama, nhân cơ hội này, LB mở rộng quan điểm dưới cách nhìn về chân lý của một blogger bình thường mà thôi.
Và dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân thôi nghen, hihi…
*Chắc các blogger có biết sơ qua các ‘Lạt-ma’ như Đại Luân minh vương (Thổ Phồn, truyện ‘Thiên long bát bộ’) hay Kim Luân pháp vương (Mông Cổ, truyện ‘Thần điêu đại hiệp’), trong đó ‘pháp vương’ có nghĩa là ‘vua của chánh pháp’…
Về Dalai Lama, các bạn có thể gọi theo thói quen là ‘Lạt-ma’. Lạt-ma (còn gọi là ‘Phật sống’) là người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Danh hiệu này được vua Altan Khan (Mông Cổ) phong năm 1578, và ‘theo truyền thống của người Tây Tạng, Lạt-ma là hiện thân của lòng từ bi..., của người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh’.
Hiện nay ta có vị Lạt-ma thứ 14 (Tenzin Gyatso hay Đăng-châu Gia-mục-thố, sinh 1933 và hiện còn sống). Ông được trường Đại học Sydney (Úc) phong là một trong ba thánh nhân người châu Á của thế kỷ 20 (gồm Tagore, Mahatma Gandhi và Tenzin Gyatso). Năm 1950, ông được truyền y-bát (thừa kế chức ‘giáo chủ’), cũng đồng thời là năm mà Trung Quốc tấn công Tây Tạng; năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng (tại thủ đô Lhasa) và nhiều cuộc đàn áp đẫm máu xảy ra (và kéo dài nhiều năm sau), ông cùng khoảng 120.000 người vượt dãy Himalaya để đến Bắc Ấn Độ, thành lập một chính quyền lưu vong Tây Tạng (hay Lhasa nhỏ)... Ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1989 do đấu tranh vì tự do và hòa bình cho người dân Tây Tạng… (Nguồn: wikipeida)
*
Một số câu phát biểu nổi tiếng của Dalai Lama:
-Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời. 
-Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người. 
-Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
-Cần ghi nhận rằng tình thương vĩ đại và các thành tựu to lớn thường dính líu đến các rủi ro lớn.
-Danh ngôn Tây Tạng có câu: ‘Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh’. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực. 
-Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế (kindness). 
-Từ một góc nhìn, Phật giáo là một tôn giáo. Từ phương diện khác, Phật giáo là khoa học về tâm và không phải là tôn giáo. Phật giáo có thể là cây cầu giữa hai phương diện vừa nêu. 
-Ngày nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Vài vấn nạn do chính chúng ta tạo ra, do các phân biệt về ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng kinh tế, hoặc do các yếu tố khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ dưới góc độ sâu sắc hơn, dưới lăng kính con người, và từ góc độ này, chúng ta nên ghi nhận và tôn trọng tính tương đồng của người khác với tư cách là nhân loại
-Tất cả các vị thầy vĩ đại ngày xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Jesus Christ, và Mohamed, đã không thể làm cho toàn thể loài người hướng tâm đến tôn giáo. Sự thật là không ai có thể làm được điều này… Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những người này cũng là một phần của nhân loại, và giống như tất cả mọi người, họ cũng muốn có hạnh phúc và có đời sống an lạc… Tôi nghĩ rằng nếu người ta vẫn cứ là người không tin vào tâm linh thì cũng không tai hại gì, nhưng khi người ta là một phần của nhân loại, còn là một con người thì người ta vẫn cần đến tình cảm của con người, lòng từ bi của loài người…
Những phát biểu của ông (gần) như là chân lý và không có gì đáng để phản đối (cũng như LB đã từng ngưỡng mộ những phát biểu của Nick Vujicic, lưu ý rằng LB không đồng nhất phát biểu của 2 người), ngay cả việc ông xem rằng Phật giáo có thể là tôn giáo hay không là tôn giáo (mà là siêu tôn giáo - Trần Kiêm Đoàn), ông cho rằng có tính tương đồng giữa các tôn giáo, và ông nhận định rằng tôn giáo không phải là hướng đến của ‘toàn thể’ loài người.
*
Nhưng với 2 phát biểu (hoặc còn nhiều phát biểu tương tự): ‘Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam’ và ‘Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình’, LB thiết nghĩ rằng:

-Vĩnh viễn con người sẽ không bao giờ diệt trừ được ‘vô minh, ích kỷ và tham lam’:
Chúng ta đã từng biết khái niệm ‘vô minh’ - có thể cho là rõ ràng nhất từ thời Đạt Ma tổ sư - là những thứ tạp niệm trong đầu óc của con người: mê tín vào ma quỷ/thần thánh 'có thể' là vô minh, ham niết bàn/diệt dục hay bất tử/thiên đàng (là cái không-thể-biết) cũng 'có thể' là vô minh, tin tôn giáo/triết lý này mà đả kích (âm thầm hay lộ liễu) tôn giáo/triết lý khác cũng 'có thể' là vô minh, thờ Linga và Yoni (dương vật và âm hộ) cũng 'có thể' là vô minh, chích hút ma túy/say xỉn/xem phim sex để ‘sướng ảo’ cũng 'có thể' là vô minh, thậm cí có blogger cho rằng tình khúc âm dương cũng 'có thể' là vô minh, hihi… 
Ngoài ra, việc nói những lời triết lý thần bí, nói phét/chém gió, ham tiền/quyền lực/chức vụ/danh vọng, viết như Huyền Chip (hihi…), xem thơ hay văn của mình là nhất… Việt Nam, ham bằng tiến sĩ, ham giải Nobel ‘ảo’, ra quán cà phê/vào blog người ta mà nói thánh nói tướng, ham nói ‘tôi là đúng’… là những thứ vô minh khác - đã được một nghiên cứu của Dale Carnegie cho là tính ‘thị dục huyễn ngã’ mà vốn là cái tôi/cái bản ngã tất yếu, là căn bệnh truyền kiếp của con người từ thuở bắt đầu là ‘cây sậy biết tư duy’ đến nay và mãi mãi, mà đã như thế thì nó là tự nhiên, và do đó, nó là… chân lý, ta phải chấp nhận nó và hạn chế nó, chứ không thể ‘diệt chủng’ nó, và như vậy, việc diệt trừ ‘vô minh, ích kỷ và tham lam’ không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, vì ít nhất là con người vĩnh viễn không bao giờ hết tham lam.
(Ghi chú: Thị dục huyễn ngã =    ) = the desire to be great, tạm dịch: ham đề cao cái tôi, trong đó, Thị: có nghĩa là ghiền, nghiện (chứ không ở mức ham muốn thông thường), bao hàm như một thứ bệnh, không phải nghĩa ‘thấy’; Dục: muốn; Huyễn: nghĩa là nói về mình, tự đề cao, không phải nghĩa ‘huyễn hoặc’; Ngã: cái ta - giải thích của 1 blogger ‘ẩn danh’) 
-Vô cùng khó để ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’:
Thử hỏi rằng trên thế gian này có mấy ai mà ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ (tương đương với ‘tự do tự tại’, ‘vô ưu’)? Nếu một người vừa mới biết mình bị ung thư giai đoạn 3, hay bị bệnh gút/đái đường, người thân bị /chấn thương sọ não/chết, bị chồng/vợ ngoại tình, bị tán gia bại sản, nội bộ gia đình lủng củng, bị mất xe máy/tiền bạc, đang bị bão/lũ lụt, nhà cửa đất đai bị giải tỏa, bị đuổi việc, thiếu tiền/mắc nợ … thì ta có thể ‘có hòa bình trong chính mình’ không? Trong đời từ nhỏ đến lớn, LB chưa hề thấy một người nào mà ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ (kể cả Ngọc Hoàng thượng đế hay Tam Tạng), nếu có thì chỉ thấy trong truyện Tây du ký (Phật Bà, Phật Tổ, Bồ Đề tổ sư, Nam Cực tiên ông…), trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung (Nam Đế, Tiểu Long Nữ, Không Kiến thần tăng, Phong Thanh Dương…), trong các Kinh sách và trên… tivi! Ngay cả Jack Kornfield, thầy dạy thiền nổi tiếng bên Mỹ và khắp thế giới, nói rằng các người ‘thiền định’, càng luyện càng thấy thế giới ‘ngạ quỷ’, giả sử có 10 tầng, khi luyện đến tầng thứ 9 thì thấy thế giới ngạ quỷ cực đại và đau khổ gấp trăm ngàn lần lúc bình thường (vì phải phá vỡ cái tôi), như vậy, việc đạt ‘ngưỡng’ của thiền quán không có đơn giản như người ta nghĩ rằng mỗi buổi tối ngồi xếp bằng một tí rồi sang hàng xóm làm ‘bà tám’ hay ngồi ‘đếm tiền’! Có bậc giáo chủ/thánh nhân đã định nghĩa đời là vô thường, đời là bể khổ, đời là cát bụi, thì tuyệt nhiên con người không thể có chuyện ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Vậy nói cho cùng, việc ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ dường như là một ảo tưởng, và nếu sự thật đúng như vậy thì thế giới này sẽ vĩnh viễn không có hòa bình.
*
Ở đời này tồn tại một quy luật là ‘cá lớn nuốt cá bé’, dù muốn dù không, dù nhân danh bất cứ triết lý cao cả nào, chúng ta cũng phải thừa nhận quy luật tự nhiên và hoàn toàn thực tế này. Nói đâu cho xa xôi như trong các bộ óc ‘viễn tưởng’, ngay giờ này, 5h15 chiều ngày 30/10/2013, thì các nước lớn đang ăn hiếp các nước bé, ông lớn vẫn ăn hiếp ông bé, cường hào ác bá vẫn ăn hiếp các thảo dân... Nói như vậy thì ta phải chấp nhận sao? Không, có một ‘ẩn sĩ’ nói rằng: ‘chỉ có một cách duy nhất để khỏi bị nước lớn ăn hiếp là ta phải mạnh lên’, hay chí ít là phải làm hung làm dữ lên như Bắc Triều Tiên: hễ có nước lớn nào dám hăm he ‘xâm lược’ thì họ cầm vài quả bom nguyên tử kè kè trong tay và la làng ầm ỉ lên đến tận Sao Hỏa cũng nghe, bố ai mà dám ăn hiếp, hihi…
Nhưng, tổng quát nhất, tối thượng nhất, các bạn hãy nghĩ thật kỹ thử xem:
Có cái gì mà loài người dù có khóc, có cười, có đau khổ, có tuyệt vọng, có chết chóc, có bị động đất sóng thần mạnh gấp 1000 lần động đất sóng thần ở Nhật Bản, có bị rơi 1000 chiếc ATR 72 (chứ không phải 1 chiếc như ở Lào), có bị bão mạnh gấp 1000 lần cơn bão số 10 ở Việt Nam, có bị 1000 lần đại chiến thế giới (chứ không phải chỉ có Thế chiến thứ 1 và 2), có bị 1000 quả bom nguyên tử (chứ không phải 2 quả như ở Nhật), có chết hết trên 6 tỉ người này thì nó vẫn hoàn toàn… vô cảm?????
Chính nó: thế giới tự nhiên.
(Bổ sung: -'Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm ‘“ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”… nên mới khổ.' (blog Fa tasa). -"Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích" (blog Trần Minh Châu).
*
LB nhận thấy rằng nhà văn Aitmatov nói… đúng: dù ta có bao nhiêu triết lý đi chăng nữa, dù ta có bao nhiêu giải Nobel Hòa bình đi chăng nữa, dù ta có mô tả nỗi đau khổ cực đại của loài người hàng ngàn năm, bằng hàng tỉ cách đi chăng nữa, dù ta có mở bao nhiêu loại blog để bày tỏ nỗi niêm riêng tư của ta đi chăng nữa, dù ta có vô cùng khiêm tốn đến... địa ngục hay nói thánh nói tướng đến … trời đi chăng nữa, dù ta có quỳ một ngày 24/24 để cầu xin bất tử/hoan lạc từ đấng Ala đi chăng nữa, thì… ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’.
LB nhận thấy rằng Trịnh Công Sơn nói… đúng:
‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về’.
LB thấy rằng anh hai lúa này nói… đúng: cách đây khoảng 1 tháng, có một nhóm người Hồi giáo vào thánh đường để cầu đấng Ala cho sự bất tử, nhưng họ mới vừa cầu đến chữ ‘bất’ thì một người đánh bom liều chết xông vào, thế là họ lập tức bị ‘tử’.
LB thấy rằng các con sư tử ăn thịt sống là… đúng: bản chất của con người là muốn làm ‘ông chém gió’ hay ‘bà tám’, nếu ta muốn con người đừng chém gió nữa thì cũng như là bảo con sư tử nên ăn… cỏ, híc.. híc…
Và LB nhận thấy rằng ai đó đã nói… đúng:
‘Khoảng không là bản chất của vũ trụ!
Trống rỗng là bản chất của không gian!
Thinh lặng là bản chất của thời gian!
Và khi có tâm không, ta về với tự tính của mình!’
*
Cuối cùng, người ta nói ‘cá lớn nuốt cá bé’, chưa chắc đã hoàn toàn đúng, nhưng hoàn toàn đúng với ‘con cá’ vĩ đại nhất là ông trời, chẳng hạn ông trời mà muốn ‘bụp’ nước Mỹ thì nước Mỹ cũng phải… ‘tử’, nên chỉ có một điều duy nhất là:
Ông trời (hay thế giới tự nhiên) là chân lý tuyệt đối, ta/các tôn giáo chỉ có thể phục tùng (và ‘lợi dụng’) ông trời, chứ ông trời hoàn toàn và tuyệt đối không phụ thuộc vào ta hay các tôn giáo.
Và để khỏi phụ thuộc vào ông trời, LB mới viết rằng:
Quá khứ buồn lung linh ánh bạc
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình.
Hì hì...

--------------------
Các nguồn thao khảo chính:
Dalai Lama:

Và các tài liệu khác có liên quan.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

475. Góp nhặt cát đá 2013 - Chân lý phải chết!

LTS: À, trong bài này LB đã 'gom' ý kiến của khoảng 100 người, nên dĩ nhiên là LB không dẫn đến một quan điểm thuần nhất. Trân trọng.
Một người thông minh giống như một dòng sông, 
càng sâu thì càng ít gây ồn ào.
(Danh ngôn)
Một hôm, LB đi nhậu, có anh bạn xưng ‘ta là Ngô Bảo Châu đây’, thế thì tại sao LB lại không có quyền viết ‘Góp nhặt cát đá - 2013’ nhỉ, thậm chí có người xưng là ‘Đông Phương Bất Bại’ thì có sao đâu, dù sao, nhậu để cho vui, và viết cũng để cho vui, phải hôn?
LB thường đi đây đi đó, nên đã gặp rất nhiều chiếc ‘lá bàng’ (người), mặc dù là trước khi phát biểu, họ nói có vẻ khiêm tốn là ‘xin có ý kiến’, ‘xin lạm bàn’, ‘chưa chắc tôi đã đúng nghe’, nhưng mình rất ngạc nhiên là đa số họ thường phát biểu như vĩ nhân hay thánh nhân, và tin rằng phát biểu của họ là… đúng 100% (vì có định kiến sẵn, xem các câu chuyên bên dưới), nói tóm lại là, họ đã vô tình tự xưng: ‘Ta là chân lý’.
Trước mắt, tập ‘Góp nhặt cát đá 2013’ gồm có các câu chuyện:
1. Chỉ chữ yêu thôi, chả chữ gì!
2. ‘Có thưởng phạt’ mới là chân lý!
3. Con không biết cha!
4. Diệt dục là ảo tưởng!
5. Đất nước này là của tau!
6. Đừng học ngành toán!
7. ‘Người’ quyết định ‘con’!
8. Phải tuyệt đối tin vào tiến sĩ/nhà nghiên cứu!
9. Về Cổ Mộ là về nơi cổ xưa của con người!
Lưu ý rằng nếu có blogger nào đọc mấy dòng này mà thấy na ná giống chuyện của mình thì chớ nháy động tâm can nghen, vì đa số các ‘ngài’ - mà LB đã ‘gom’ lại trong entry này - là những chiếc lá bàng đã ‘rụng’ (= chết), và vì thế, LB gọi tên họ là ‘chân lý phải chết’. 
1. Chỉ chữ yêu thôi, chả chữ gì!
Khi còn trẻ, vào những ngày Tết, mình hay về vùng nông thôn chơi… Lang thang đi vào chợ, mình đã gặp một ông già khoảng 70 tuổi, đeo kính lão, người gầy, hơi nhỏ con, khuôn mặt hao hao giống Trịnh Công Sơn… Một buổi tối 30 Tết năm nọ, ông ấy qua mời mình sang nhà nhậu chơi. Ông lấy cái khăn mù-soa lau nước mắt, sụt sùi khóc và kể: 
-Cháu ơi, bác tâm sự cho cháu nghe nhé. Bác đã sống nhiều năm ở Pháp, rồi Nhật, Thái Lan, rồi bác lấy vợ và định cư ở đây. Tại Pháp, lúc con thanh niên, bác đã biết bài hát ‘Chiều tà (Sérénata)’ và hát thuộc lòng bằng tiếng Pháp… Sau khi lấy vợ, bác không bao giờ còn cảm xúc mà hát hay đánh đàn nữa...  Bài hát ‘Chiều tà’ này bác không có dip được hát lại, bác mong vô cùng một tình yêu cháu ạ, bác mong có một người yêu để bác hát cho nàng nghe (nói xong ông lại sụt sùi khóc). Bây giờ có cháu ở đây, cháu hãy nghe bác hát lần cuối cùng nhé, bác sẽ mang bài hát này sang thế giới bên kia, mong rằng kiếp sau bác sẽ có người yêu và sẽ hát cho nàng nghe… (entry 337). 
Vâng, theo cách nói chuyện của ông thì có lẽ ông là người theo Phật, nhưng điều cơ bản là ông sống trong cõi đời tạm bợ này là ‘chỉ chữ yêu thôi, chả chữ gì’, một phần, ông đã truyền mạnh cái khát vọng của ông vào tâm hồn LB, mà suốt đời mình chỉ có một chữ ‘yêu’, hihi... Nhưng có lẽ ông đã không đúng, vì tình yêu nam nữ cũng là ‘tạm bợ’ chứ không phải là cứu cánh. Một ngày sau khi tuyên bố tâm sự với tư cách là một cá thể của… thượng đế, ông đã ra đi vĩnh viễn, hay nói cách khác là ‘chân lý phải chết’.
2. ‘Có thưởng phạt’ mới là chân lý!
Tại Cần Thơ, cách đây khoảng 4 năm, có một người thầy già đến thăm LB ở khách sạn, hình như ‘thầy’ học ở Liên Xô cách đây 30-40 năm thì phải. Ở đó, mình gọi 2 ly trà Lipton, rồi 2 anh em mạn đàm từ 6g đến 6g45 tối.
Mình có hỏi thầy một câu:
-‘Thầy nghĩ gì về ‘chuyện tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ’ với câu ‘Thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ’?.
Không ngờ ổng do vô tình hay cố ý, chắc là cố ý, giải thích sâu vào chữ ‘tuyệt tích giang hồ’. Ổng nói Tiểu Long Nữ và Dương Quá sau này có cử cháu là Hoàng Y Nữ (Hoàng Sam nữ tử) đến cứu Cái Bang, họ đâu có tuyệt tích giang hồ: ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’!
Mình hiểu, ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’, híc.. híc. Như vậy, (theo truyện 'Ỷ thiên đồ long ký'), Trương Vô Kỵ cứu Ma giáo vì Hân Tố Tố ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’!, cứu Võ Đang vì Trương Thúy Sơn ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’!… Nhưng ai có ngờ đâu, Vô Kỵ cứu Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông, hay cứu chùa Thiếu Lâm không vì ai đó đã ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’, và các blogger được ai đó cứu giúp thì kẻ này không phải là do người chết phái đến.
Rồi vì mình có việc, thầy phải tạm biệt ra về (ở khách sạn khác), bỗng nhiên thầy bảo là nói gì thì nói, vô thường cũng được, vô vi cũng được, hư vô cũng được, Phật cũng được, Lão cũng được, vũ trụ cũng được…,
-Nhưng cuối cùng là có thưởng phạt, ok?
Ổng không đợi LB đồng ý mà bắt tay một cái rẹt, rồi đứng lên ra về. Mình hiểu ý ổng nói ‘có thưởng phạt’ là nói về cái gì... Cuối cùng, theo ổng, nói cái gì cũng được (= ‘nói tào lao’), còn nói ‘có thưởng phạt’ mới là chân lý, bởi vậy mà ‘chân lý phải chết’.
3. Con không biết cha!
Năm ngoái, chúng mình có đi Phương Lâm (Đồng Nai) để thăm một cụ già hơn 80 tuổi (ông mới chết cách đây nửa tháng). Ông sống trong một căn nhà mới xây, trong một cái rẫy cở vài sào Nam bộ, có nhiều tiêu và bắp. Trong lúc chuyện phiếm, vô tình có một ông anh họ của mình nói là ‘con người có thể cảm nhận được thượng đế’, nói vậy không biết là có đụng chạm gì đến ổng không (vì ổng bảo là ổng không theo tôn giáo nào) mà ổng phùng mang trợn mắt lên chứng minh nào là vô cực, số 0 hay tập hợp rỗng, nào là Phật giáo cũng có đấng sáng tạo (!)… gì gì đó, ổng làm như chỉ có một mình ổng là biết môn 'Toán', còn mấy người chung quanh là… hổng biết gì, híc.. híc..., rồi nói rằng con người là ‘bất khả tri’ trước thượng đế. Ông anh họ mình mới hỏi là ‘ai bảo ông nói ra điều này, hay là ông tự phán?’, ‘không lẽ cha sinh con ra mà không muốn cho con biết cha?’, ổng mới trả lời là:
-Tôi sinh ra con mà không muốn nó biết tôi đây nè (!).
Ổng ăn nói cưỡng tình đoạt lý quá các bạn nhỉ, các blogger có biết cha mẹ mình là ai không?, hãy giở khai sinh ra thử xem, có con nào mà không biết cha/mẹ, nếu điều đó có xảy ra thì chỉ là trường hợp ngoại lệ, mà theo các triết lý cơ bản thì: ‘không thể lấy cái tôi/cái ngoại lệ để che lấp chân lý tổng quát’, hay suy cho cùng, trường hợp ngoại lệ đó chỉ được dùng như là một điều áp đặt với mục đích dẫn người nghe đến cái thần bí nào đó, và làm như thế thì ‘chân lý phải chết’.
4. Diệt dục là ảo tưởng!
Khoảng năm 1999, khi đại thắng cuộc đời (thành công, hihi…), vào lúc 12g khuya, LB đã đi xe đạp thồ từ Ngã Ba Huế về Biển Thanh Bình (Đà Nẵng), ở đấy LB gặp một cụ già khoảng 70 tuổi. Ông mừng quá, bèn pha trà, nói chuyện với LB đến 4g sáng, cuối cùng ông nói như trăn trối:
-‘Nói diệt dục là ảo tưởng, làm sao mà có thể diệt dục được’.
Rồi sau đó, LB được tin là ông đã chết, nhưng lúc đó mình bị bệnh rất rất nặng, nên không về dự đám tang của ông được... Từ đó, LB cứ suy nghĩ và kiểm chứng về việc này hầu như suốt cuộc đời. LB có gặp một trí thức đã từng tuyên bố như là giác ngộ rồi: ‘cuối cùng ta cũng đi về số 0’, nhưng ổng nói hay viết bất cứ cái gì rồi cũng thấy lòi đuôi ra là ổng phát biểu như là ‘vĩ nhân’; có một ông trí thức khác nói ‘làm vừa đủ sống thôi, phải tận hưởng mấy năm cuối đời thôi, làm giàu để làm gì, cuối cùng rồi cũng chết’, nhưng nói xong ổng lại làm nhiều hơn, không có thì giờ ăn cơm, và… tóc ổng bạc nhanh hơn tất cả mọi người; có một bà treo kinh Phật khắp nhà, nhưng mỗi lần nhà bà có lộn xôn nghiêm trọng là xuất phát từ vấn đề ‘tiền’… Sau này, LB có kể các câu chuyện này lại cho thằng cu nghe, nó bảo:
-‘Muốn diệt dục cũng là một loại dục nữa mà to nhất trong tất cả các loại dục’.
Và như các ‘vĩ nhân’ kể trên, nói toàn là lời diệt dục nhưng hành động toàn là dục thì… ‘chân lý phải chết’.
5. Đất nước này là của tau!
Mấy năm làm việc ở Hà Nội, LB thường về quê thăm nhà, Ở đấy, vào một quán cà phê, LB vô tình gặp một ông già tóc bạc phếu, vợ ổng chết lâu rồi... Ổng chơi thân với LB lắm. LB cũng ít khi nói về chuyện chính trị hay tôn giáo. Một hôm, LB có đọc được thông tin trên mạng nói về Biển Đông và việc trang bị vũ khí hiện đại, trong đó, danh sách một số nước ‘top-ten’ thì không có tên… Việt Nam, mình mới kể cho ông nghe, ổng nói: ‘ta đã chuẩn bị đâu ra đó rồi’…, rồi nói đến chuyện mấy người đi tập thể dục buổi sáng với ổng, họ không có tham gia kháng chiến gì hết mà giàu quá trời, không hiểu ổng suy diễn sao đó mà bỗng nổi điên lên, nói một cách hung dữ:
-‘Cha mẹ tau đã đổ xương máu, nên đất nước này là của tau…’.
Lúc đó LB liền im lặng, không nói thêm nữa và nghĩ rằng: chả lẽ đất nước này không phải là của Trịnh Công Sơn, Nguyễn Hiến Lê hay Bùi Giáng…? 
Năm vừa rồi, do ‘duyên’ hay sao ấy, ổng… cưới được vợ, ok thôi, thực sự là ổng cần phải có một người vợ lúc về già để an ủi cái linh hồn hẩm hiu và cô quạnh của ổng. Trước đó, ổng thường nói:
-‘Bây giờ tau già rồi, sống sao cũng được, tiền bạc tau không quan tâm’.
Nhưng ổng lại chạy vạy mượn mấy chục triệu để làm một đám cưới rất rình rang mà cả tỉnh đều biết! Sau đó, ổng không trả nợ được và chuyện lình xình ngày nổ ra càng to, và nguy cơ có vẻ tệ hại hơn so với lúc ổng chưa có vợ!... Và những câu phát biểu hùng hổ của ông đã làm cho ‘chân lý phải chết’.
6. Đừng học ngành toán!
Một ngày nọ, LB ghé vào thăm một ông nông dân, khoảng 70 tuổi, người trông còn tráng kiện, da láng lức, ăn nói có khí lực mạnh mẽ. Ông ta có nói với mình nhiều điều, nhưng ông có vỗ vai mình và nói điều này mà mình nhớ mãi:
-Đừng học ngành toán nghe con, học toán sẽ bị loạn óc.
Trên thực tế, sinh viên khoa Toán (tp HCM, 1981), trong số 30 người, có đến 5 người là bị ‘mát’ như H, K, L, T, Th. Nhưng điều đó chỉ đúng trong một phạm vi rất hạn chế, vì Ngô Bảo Châu, Lê Bá Khánh Trình hay chính con trai của ông học toán nhiều nhưng chẳng bị ‘mát’! Ngoài ra, những người bị ‘mát’ mà LB thường thấy trong đời lại là người ham học quá, đọc sách nhiều quá, bị thất tình nặng quá, ham tiền/chức vụ quá, bế tắc quá, hoặc do một bí mật bẩm sinh nào đó mà lớn lên mới xuất hiện, thậm chí có những người nông dân không học/không đọc sách nhiều mà vẫn bị ‘mát’. Ngoài ra, ‘nguyên nhân chủ yếu của vụ Hemingway tự tử là do ‘chứng bệnh như rối loạn trầm cảm lưỡng cực (nghiên cứu do các nhà khoa học ở Viện Karolinska, Thụy Điển, thực hiện), quan trọng hơn, ‘vì ông thấy sống trên cuộc đời này không có ý nghĩa nữa, bị hiểu nhầm/không hiểu chính mình (ta là ai?), tránh là một gánh nặng cho người khác/xã hội, hay nói một cách dễ hiểu là nếu ta có sống hay không sống thì cũng chả có gì hay!’ (NGLB, entry 277).
...Rồi, ông (nông dân) bị ốm nặng, mấy hôm sau mình sang nhà ông thì thấy ông nằm trong một căn nhà gỗ, gió lùa thổi vào người ông, mình phải lấy mấy tờ báo ‘Khoa học phổ thông’ dán khắp tường nhà ông để chắn gió, ông nói ‘cám ơn cháu’, rồi ông chết, nay nghĩ lại, mình rất nhớ ông... Nhưng, điều mà ông ta phát biểu như là chân lý thì không luôn đúng, rồi ‘chân lý phải chết’.
7. ‘Người’ quyết định ‘con’!
Có người hỏi là ‘con hổ hay con sư tử có tội không? - Không, vì nếu nó không ăn thịt thì làm sao nó sống?’.
Có người hỏi ‘vợ chồng lấy nhau để làm gì? - Để thỏa mãn nhu cầu tình dục và sinh con đẻ cái/duy trì nòi giống (là mục đích chủ yếu, ngoài ra còn có nhiều mục đích thứ yếu khác, mà có thể gọi là mục tiêu), nếu người đàn ông nào lấy vợ không phải vì mục đích chủ yếu trên thì hãy lấy một người đàn ông đi!
Có người nói rằng, nếu tôi thấy làm chính trị là ‘sướng’ (hạnh phúc) thì tôi làm chính trị, nếu tôi thấy làm giàu là ‘sướng’ thì tôi làm giàu, nếu tôi thấy nghiên cứu khoa học là ‘sướng’ thì tôi nghiên cứu khoa học, nếu tôi thấy đi tu là ‘sướng’ thì tôi đi tu, nếu tôi thấy làm thơ là ‘sướng’ thì tôi làm thơ, nếu tôi thấy chơi blog là ‘sướng’ thì tôi chơi blog…, chả lẽ có ai chọn làm cái gì để mà khổ à!, mọi cái đều bình đẳng, vì thế nên ta mãi mãi có chính trị gia, thương gia, khoa học gia, tu sĩ, thi sĩ, blogger…, và hành động của ta, dù là vì trí tuệ, tiền bạc, chức vụ/quyền lực (nói chung là cái ‘dục’), dù có nói là… vì mọi người đi chăng nữa, thì nói cho cùng là để phục vụ cho cái ‘con’ của ta - mà ta thấy nhan nhãn ngoài xã hội.
Có người nói rằng ảo chính là thực, ví dụ như xem phim, đọc sách, nghe nhạc, chơi blog, hay nằm mơ thấy Lý Nhã Kỳ (Minh Hằng): nếu mà cảm thấy vui/buồn là… thực, nói chung mọi thứ dù thực hay ảo cũng đều xuất phát từ một cái: đó là ‘cảm xúc’.
(Nói thêm tí, nếu có người nói rằng ông Mác (Marx) chỉ nói rằng ‘mục đích biện minh cho phương tiện’ thì người đó cố tình nói sai, vì Mác có nói tiếp ‘nhưng nếu phương tiện là xấu xa thì mục đích cũng xấu xa’ (ý chính).
Và người ta thường dùng chữ ‘con người’, mặc dù đồng ý rằng ‘con’ và ‘người’ là một tổng thể, nhưng phải chăng cái ‘con’ là chủ đạo của cái ‘người’, nên dù ai đó nói thánh nói tướng là cái ‘con’ phải tuân phục cái ‘người’, thì ‘chân lý phải chết’.
8. Phải tuyệt đối tin vào tiến sĩ/nhà nghiên cứu!
Rồi tại Sài Gòn, cách đây 4 năm, có một vị thầy trẻ đến gặp mình tại một quán cà phê. Thầy ăn mặc lịch sự, trông tướng tá cũng được, rất rành về Kim Dung và Tagore, có điều trông có vẻ chậm ‘giác ngộ’ lắm.
Hôm đó, vì thầy ‘sợ gái’ quá (trên 50 tuổi rồi mà không có vợ, mới đây nghe nói thầy có con ‘lén’ rồi mà không làm đám cưới!). Mình mới kể chuyện đực-cái cho thầy nghe, rồi đi sâu vào tín ngưỡng phồn thực (thờ Linga và Yoni (dương vật và âm hộ) và việc giao phối), mình nói chưa xong, thầy liền kết luận: đó là vì người xưa có nhu cầu sinh con đông, chẳng hạn bộ lạc này phải đông người hơn để chiến thắng bộ lạc khác, nước Tàu phải có đông dân để… thống trị thế giới…, thầy còn bảo vệ lập luận của mình bằng cách đưa ra một ‘ông lớn’ - là tiến sĩ và nghiên cứu vấn đề này 25 năm rồi, thầy còn bảo tại sao ta lại không tin ông tiến sĩ này (ý ổng bảo là phải tuyệt đối tin vào cái gì mà ổng nói!).
Nhưng đó chỉ là một giả thiết, có một tiến sĩ Hàn Quốc là Joo Kang Hyun cũng bỏ cả đời nghiên cứu về 'tín ngưỡng phồn thực' và cho rằng (mình chỉ tóm lược vài chuyện): 1. Các ngư dân (nam) ra biển thường bị bão và chết, họ cho rằng họ bị hại bởi 4 ma nữ chết trẻ đang tràn đầy sinh lực - đứng đầu là 'son-kak-si', nên họ cúng ‘của quý’ để cầu mưa thuận gió hòa; 2. Phụ nữ ở thành Seoul, cuối thời kỳ Cho Son, vì hiếm con trai (do trọng nam khinh nữ) nên hay lên chùa cầu phật Di Lặc, có linh nghiệm, nên họ thay tượng phật bằng tảng đá Di Lặc, rồi do quá trình phong hóa, tảng đá này dần dần có hình như cái sinh thực khí của nam; 3. Tại thôn Mu-do, thành phố Je-ceon, tỉnh Chung cheong, có một tảng đá to, có một cái lỗ ở chính giữa, nếu dùng gậy mà chọc vào cái lỗ đó thì gái làng sẽ bị bệnh cuồng dâm và loạn luân, nên dân làng thờ ‘hòn đá’ này; 4. Ở Won-beak, thành phố Jung-ub, tỉnh Jeol-la, có một vách đá, ở giữa có suối chảy ra trông guống như cơ quan sinh dục nữ (dân làng gọi đó là ‘tảng đá tè hè’), mà nếu làng đối diện trông thấy thì con gái trong làng sẽ bị chửa hoang, vì thế dân làng phải thờ một bộ phận sinh dục nam gần đó để khử ‘dâm phong’ (inas.gov.vn).
Như vậy, giả thiết thì vẫn là giả thiết, nhưng giả thiết sau (của tiến sĩ Joo Kang Hyun) nghe có vẻ là tín ngưỡng của người cổ đại hơn, vì họ thờ cúng những vị ‘thần’ đem lại cái lợi hay cái hại cho họ, ví dụ như ngày xưa ở Tàu có tục cúng Hà Bà, rồi ném đồng nữ xuống sông cho Hà Bá 'hưởng thụ', hay ở Việt Nam có tục thờ cúng ‘Cá Ông’ vậy… Và, nói chung trong mọi trường hợp, chúng ta đã có kinh nghiệm rằng tiến sĩ hay nhà nghiên cứu là như thế nào rồi, nên việc phải tuyệt đối tin vào một tiến sĩ hay nhà nghiên cứu nào đó thì sẽ làm cho ‘chân lý phải chết’…
9. Về Cổ Mộ là về nơi cổ xưa của con người!
Khoảng năm thứ 2 (sinh viên), LB có sống ở một tòa nhà ‘Khoa Toán’ ở khu chợ Vườn Chuối (đường Điện Biên Phủ, Sài Gòn). Ở đó, LB có gặp một người, hình như theo đạo Tin Lành (ông ấy đã chết cách đây nhiều năm rồi). Ổng rất mê truyện Kim Dung, LB mới hỏi ổng:
-‘Chú nghĩ gì về ‘chuyện tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ’?.
Không ngờ do vô tình hay cố ý, chắc là cố ý, ổng giải thích sâu vào chữ Cổ Mộ. Ổng nói là Kim Dung dùng từ rất đúng, rất sâu sắc, Cổ là xưa, Cổ Mộ là cái mộ xưa (ai mà không biết, híc.. híc…). Rồi ông ta giải thích có vẻ thần bí rằng: con người bao giờ cũng có quán tính quay lại chỗ ‘khởi nguyên’ của mình (ý nói là lúc ‘ngài’ sáng tạo ra con người!). Ông hỏi:
-Tại sao không vào hang động? Hay một chỗ khác? Mà chỉ vào Cổ Mộ?
Nhưng ai có ngờ đâu, ‘Cổ Mộ là một ngôi mộ lớn nằm sau núi Chung Nam, do Vương Trùng Dương (tổ sư phái Toàn Chân) xây dựng vào thời Tống (thế kỷ thứ 12) để tổ chức kháng chiến chống quân Kim (entry 301).
Nhưng ai có ngờ đâu, sau khi Tiểu Long Nữ và Dương Quá lấy nhau rồi thì không trở về Cổ Mộ; Lưu-Nguyễn cuối đời cũng muốn quay lại chốn Bồng Lai/Thiên Thai: ‘Lưu lang dĩ hận Bồng lai viễn’ (Chàng Lưu oán hận vì phải cách xa chốn Bồng Lai, Lý Thương Ẩn); Sở Lưu Hương và Trương Khiết Khiết yêu nhau, rồi vào hang động ‘Đào Hoa’ và ở đó suốt đời không ra nữa (truyện Đào hoa truyền kỳ - Cổ Long)… Và cách ổng cố tình diễn đạt sai ý của Kim Dung (theo đạo Phật) và cách dùng sức mạnh ý chí để dẫn người nghe đến lập luận thần bí của ổng làm cho ‘chân lý phải chết’.
*
Tóm lại,
Nhiều người chỉ biết chi tiết chứ không biết tổng quát, rồi họ mê tín và cho điều mà họ biết là đúng 100%.
Nhiều người chỉ biết một giả thiết (trong vô số/nhiều giả thiết), rồi họ mê tín và cho điều mà họ biết là đúng 100%.
Nhiều người lấy 1 trường hợp ngoại lệ để ngụy biện cho việc bất khả tri và cho điều mà họ nói (là đúng 100%).
Nhiều người nói thì dễ, nhưng viết thì không dễ chút nào, hihi...
Và cuối cùng, 'tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả' (Socrates), không có sự hiểu biết nào tốt hơn bằng việc đừng mê tín vào sự hiểu biết giới hạn của mình, và đặc biệt là đừng làm cho người khác mê tín vào sự hoang tưởng của mình, vì nếu làm vậy thì ‘chân lý phải chết’.
Và dù sao, mình vẫn nhớ nhất cụ già mà trăn trối câu ‘chỉ chữ yêu thôi, chả chữ gì’, hihi…
-----------------
Các tài liệu có liên quan: