Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

695. Văn hóa ‘sùng Trung’! (Cái gì là triết? - Phần 3)



Tôi do dự khi chọn đề bài là ‘Triết lý vụn và tư tưởng lớn’ hay ‘Văn hóa sùng Trung’ (theo nghĩa rộng), nhưng cái đầu nghe hơi có vẻ ‘đụng hàng’, còn cái sau lại có mùi ‘Tàu’, nhưng nghĩ lại thì cũng không sao.
Và tôi chỉ kể lại và nhận định các vấn đề dưới đây với tư cách là một quan sát viên, còn chấp nhận hay không là quyền ở các bạn, và vì là quan sát viên, nên tôi cũng không tranh luận đúng/sai.
*
Tôi không biết bắt đầu từ chuyện nào (lưu ý rằng tôi nghe 100 chuyện, mới chọn lọc và kể lại có 1 chuyện (= 1%) có liên quan đến tư tưởng, nên đừng cho chê là tôi nói lang bang không có mục tiêu đó nghen).
Tối hôm kia, gần 11g khuya, sau khi đi nhậu với một nhóm ‘già’, về đến ngã ba gần nhà, tôi lại gặp một nhóm ‘trẻ’ mới vừa nhậu xong, vào nhà thì gặp một nhóm ‘trung niên’ đã nhậu xong và đã đi ngủ… Tôi bỗng dấy lên trong lòng một cảm giác gì đó nôn nao khó chịu mà không thể nào tả nổi, và ngồi thừ người ra trên ghế sa-lông đến cả 30 phút:
-Cả nước nhậu!

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

694. Khổng Tử có phải là triết gia? (Cái gì là triết? - Phần 2)

 

Mây buồn mây dạo lang thang
Ta buồn ta viết lan man mấy dòng
Biết đâu nắng động trời trong
Hư vô ta lại rụng vòng tay ai.

Ôi, lại ngủ không được!
Ôi, tôi cũng không nghĩ rằng sẽ có một câu hỏi này:
-Anh hay viết về triết học nên tôi có một băn khoăn không biết trao đổi cùng ai nên muốn biết ý kiến của anh. Theo tôi, Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn nhưng không phải là một triết gia. Không biết có đúng hay không? (nguyentheduyen)
Ôi, đã từ lâu, tôi nghĩ ‘triết tức là không triết’, nhưng có bạn đã hỏi, thì tôi cứ… nói, vì nếu tôi không thường xuyên vận động cái mồm thì nó sẽ bị… méo, theo đúng quy luật tiến hóa, hihi…
Trước khi ngồi xuống và nói chuyện với… Khổng Tử, ta hãy quan sát chung quanh tí nhé.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

693. Cái gì là triết? (Phần 1)

 
Tần Thủy Hoàng đang sáng tạo ra 'tưởng tư'

Lâu ngày thăm lại cố nhân
Ô hay, nắng đã vàng sân hồi nào!
Hương xoài, ngủ giấc hư hao
Bằng lăng tím, ảo, khi nào gọi tên.

À, tôi không nói ‘triết là cái gì’ đâu nhé, mà các bạn có thể dễ dàng hỏi cụ ‘Gúc’ (= Google) hay hỏi các cao nhân trong Blog Tiếng Việt, Blogspot hay trên Facebook… ấy, chứ tôi… hoàn toàn không biết triết là cái gì cả, nhớ đừng có hỏi tôi nghen, hehe…
Tôi chỉ biết chút chút về ‘cái gì là triết’ thôi, nghĩa là gì?, nghĩa là ‘cái gì không phải là triết’ thì tôi có… biết, hihi…

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

692. Thế hệ trẻ sẽ làm nên kỳ tích

  
Tiêu đề bài viết xuất phát từ trả lời sau:
À, thế hệ trẻ thường vô tư, hồn nhiên, ít khi trách móc này nọ, và đặc biệt là dễ tiếp thu cái mới, dám nói, dám làm, nên tôi tin tưởng rằng:
-Thế hệ trẻ sẽ làm nên kỳ tích,
và tôi rất thường ủng hộ các cháu.
 (‘trả lời’ lời bình của bạn Kiều Thiện).
*
Ngày xưa, có ông Bành Tổ sống tới… 800 tuổi (chém gió quá phải hôn!, vì hồi đó tuổi thọ trung bình của loài người là… 25 tuổi)…, rồi ông Khương Tử Nha đến 70 tuổi mới ra làm cho Vũ Vương và đánh bại Trụ Vương… (xem các chú giải bên dưới). Nói chung, chuyện này là chuyện đời tám hoánh rồi, biết cho vui thôi, quan trọng là bây giờ ‘các cháu’ làm sao để có thể sống lâu hơn thế hệ trước, có nhiều tài năng hiện thực hơn để, nếu cần, có thể đánh bại quân xâm lược, cả trên mặt trận triết học…
Ngày nay, ông 30 tuổi thì bảo 'ông' 20 tuổi là ‘thằng con nít, biết gì’, tương tự cho ông 40 bảo ông 30, ông 50 bảo ông 40, ông 60 bảo ông 50, ông 70 bảo ông 60, ông 80 tuổi thì bảo ông 70 tuổi là: ‘thằng con nít, biết gì' (thiệt đó, ha..ha…). Nói chung là thế, ở ta có ngấm ngầm hình thành một thứ truyền thống ngàn năm vô hình, gọi là ‘thứ bậc’ (kiểu Khổng Tử) hay ‘Chiếu trên’ là: chỉ trừ khi người-nhỏ-tuổi-hơn giàu có hay làm lớn… thì thường được người già gọi là ‘anh’, còn theo thông lệ thì:
-Hễ cứ người lớn tuổi thì hiểu biết hơn người nhỏ tuổi hơn, còn người nhỏ tuổi hơn thì thường chỉ biết ‘vâng vâng dạ dạ’ mà thôi, hehe…
Nói chung là người già là hết ‘lực’ rồi, mà ông bà ta thường hay nói đó là dạng ‘chồn chân mỏi gối’, tức là không dám mạo hiểm, thường hồi tưởng về quá khứ… vinh quang ảo, nên chỉ có thể nói lầm bầm hay vòng vo suốt ngày, chỉ trừ vài trường hợp (đặc biệt) là có cụ dám nói, nói thẳng, nói mạnh, và những cụ này thường đóng vai là người truyền kinh nghiệm, thậm chí có thể là người ‘truyền lửa’ cho thế hệ trẻ để làm nên những kỳ tích, như sẽ kể ra dưới đây.

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

691. Khát vọng của... chú đại bàng

 

Nhớ em gái Huế, quần jean đó
Những tháng ngày trôi, đã mấy mùa
Thu đi, thu biến, rồi thu tới
Chả thấy người đâu, chả nói lời!

À, mình vào Google để tìm một tấm hình 'chú chim đại bàng', có nhiều hình đẹp lắm, trong đó, có 1 tấm hình lại chèn vào 1 câu tiếng Anh: I AM THE EAGLE, mình tưởng đây là 1 bài hát của thổ dân da đỏ hay cao bồi miền Tây:
Từng tưng... từng tưng... từng tưng... từng tưng... tưng tứng
Tứng tưng từng
Tứng tưng tứng tưng từng
Tứng tưng tưng từng
ĐK: Từng tưng... từng tưng... từng tưng...
Tứng tưng tưng
Tứng tưng từng
Tứng tưng tưng từng
Không ngờ lại ra một chuyện khác: Đó là chim đại bàng chỉ sống cao nhất là đến 40 tuổi, lúc đó thì nó phải chon lựa: 1) chết, 2) lột xác vô cùng đau đớn trong 5 tháng (= 150 ngày) bằng cách về tổ:
-tự nhổ hết lông của mình
-rồi tự đập nát hết mỏ
-chờ cho đến khi hình thành cái mỏ mới và cứng cáp, thì tự rút ra hết móng vuốt của mình để hình thành móng vuốt mới…
Qua quá trình tự 'lột xác' trùng trùng đau đớn như vậy, chú đại bàng được 'tái sinh' và sống thêm 30 năm nữa, tức là tuổi thọ của chú sẽ là 70 tuổi. (Trả lời bạn Kiều Thiện)

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

690. Tự ta sẽ có tư tưởng (Cháu muốn làm ông Bill Gates - Phần 3)

"Tôi nghe kể rằng, khi một chú chim đại bàng biết sắp có bão, nó sẽ bay tới một chỗ nào đó thật cao và chờ gió tới. Khi cơn bão ập đến, đại bàng mở rộng cánh và chính cơn gió đầy nguy hiểm ấy sẽ nâng đại bàng lên cao, cao hơn cả bão. Trong khi mưa bão gầm gừ giận dữ ở bên dưới thì đại bàng đang sải cánh ở bên trên. Đại bàng không đi trốn cơn bão, đại bàng lại dùng cơn bão để nâng nó lên cao hơn vì nó cưỡi trên những cơn gió mang bão tới"
Hãy tung cánh bay lượn trên bầu trời bao la! 
https://www.youtube.com/watch?v=FK8_Tq9ClIo

Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời 

Tôi đã gặp một số tiền bối (xem phần 1), về nhà suy nghĩ một thời gian dài, rồi tôi mới định viết bài: Xin các bậc tiền bối hãy chỉ ra là thế hệ trẻ ‘dở’ ở chỗ nào?’. Vì đã đi Tây Tàu nhiều rồi, một cách trực tiếp hay gián tiếp, nên chúng tôi hiểu rằng: biết là mình ‘dở’ ở chỗ nào thì mới góp phần vào việc dựng nước được, chứ chúng tôi không cần khen là chúng tôi là hay chỗ này, hay chỗ nọ, vì như thế sẽ làm cho chúng tôi bị ‘mù lòa’, mà không xác định được hướng đi…

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

689. Tượng đài Marilyn Monroe được xây dựng bên Mỹ (Cháu muốn làm ông Bill Gates - Phần 2)

  

Em trở về phố cũ xa kia
Nơi anh chiều, thiếu tiếng thầm thì
Em còn buồn hay không em ơi
Nơi anh trời, vắng nắng rụng rời

Hoa cỏ buồn, không tay em nâng
Không gian mờ, im ắng nhạt nhòa
Cây lá buồn, không mắt em theo
Thời gian phai, khô héo mù lòa

Tôi vốn ít khi quan tâm đến thời sự.
Gần đây, tôi có nghe người ta nói rằng ‘Tượng đài Marilyn Monroe được xây dựng bên Mỹ’.
Tôi vốn ít khi quan tâm đến thời sự, vâng, nhưng khi đã quan tâm thì tôi tìm hiểu đến nơi đến chốn, với khả năng của mình.
Tôi cũng biết rằng ta ‘thường’ chấp nhận vấn đề một cách dễ dàng, mà không hỏi ‘why?’ (= tại sao), mà nếu ai đó có cãi lại thì chỉ để chứng tỏ là mình hay, mình giỏi, và hơn hết, là để thỏa mãn cái tôi của mình, chứ không phải để đi đến (các) kết luận ‘đại chúng’ cho vấn đề. Và với sự thu lượm ‘hời hợt’ đó, họ thường đi chém gió khắp nơi, mà trong đó, họ luôn cho mình là kẻ có trí tuệ vĩ đại!
Tôi cũng biết là sẽ có ai đó hỏi là ‘anh không phải là người Việt sao?’, thiết nghĩ rằng câu hỏi này ‘xưa lắm rồi’, không lẽ người Việt lại không có quyền biết là người Việt đúng/sai ở chỗ nào, hay là phải là người Sao Hỏa mới biết! Lưu ý rằng tôi thường dùng các từ/dấu để ‘gia giảm trọng lượng’ của câu phát biểu như: thường, đa số, hầu như/hầu hết, ít nhiều, nếu không nhầm, hình như/dường như, thiết nghĩ rằng, theo tôi, hay ‘…’, ‘!’: tôi đã dành cho bạn đọc quyền ‘tự do chọn lựa’.

688. Không, cháu muốn làm ông Bill Gates cơ! (Phần 1)

 

Anh biết rằng mình đã chết lâu nay
Nhưng trái tim - một tinh cầu rực lửa
Nó vẫn tìm, một nửa quá xa xôi
Nó vẫn rung, trong tình ái nhiệm mầu

Nó vẫn sầu, theo đuổi bóng lung linh
Nó vẫn sống, đắm mình trong khát vọng.

Bài trước tôi đã viết là ‘Chả lẽ người Việt… điên hết rồi sao!’ - theo đúng nguyên văn của một người bạn đã tâm sự với tôi, và có tính ‘lịch sử’ của nó. Nhưng có blogger cho là ‘viết như thế là nguy hiểm’ (!), có blogger khác lại hỏi vặn tôi là ‘Anh có phải là người Việt không?’, các bạn này không biết tôi, nên dĩ nhiên là không có ý ném đá tôi, nhưng điều này lại làm tôi bị… nhức đầu, nên đã đổi tên bài viết trên là ‘Chả lẽ ta… điên hết rồi sao!’, nhưng tôi lại tự hỏi: chả lẽ người Việt lại ‘tỉnh’ hết sao?... Và do đó, tôi viết bài này.
*
Ôi, số phận của tôi nó ra làm sao ấy, tôi đâu có muốn gặp ông Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Trần Tiến, Dương Trung Quốc/Lê Văn Lan, Nguyễn Huỳnh Đức (cầu thủ bóng đá), Cẩm Ly (nữ, ca sĩ), Phạm Nguyên Trường (dịch giả), Giáo sư Tương Lai, Bùi Văn Nam Sơn… gì đâu mà trời vẫn bắt phải… gặp, trực tiếp hay gián tiếp, huhu… Không những thế, tôi còn được ‘sờ’ được vào một số ông (sờ = bắt tay, đừng có nói là tôi ‘bóng’ nghen).
Tôi đang… chém gió đấy, các bạn đừng có tin nhé, hihi…

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

687. Chả lẽ ta… điên hết rồi sao! (Thư giãn cuối tuần)

 LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa.


Anh điên hay tỉnh đấy?

Sầu đâu trước ngõ, mơ hồ nhớ
Năm tháng qua rồi, em ở đâu!
Dừng chân, tỉnh mộng, sầu còn vướng
Trong cõi vô thường, ta vẫn... đau

Có một con mèo màu trắng, hai mắt xanh lơ (dĩ nhiên), nhưng có một đặc điểm là thường nằm trên đầu tủ gác-mân-rê, nó có nói với tôi rằng:
-Người VN có đặc điểm chung là lười, dốt, thích khoe khoang (?) (Ainu)
Cách đây 2-3 hôm, tôi cũng thấy nó đang làm gì đó ở trên đầu tủ gác-mân-rê, tôi bèn kêu 'meo... meo... meo...' và lấy tay vẫy nó lia lịa, nào ngờ nó chỉ đứng nhìn tôi thôi... Híc…
*
Vâng, chiều nay, tôi lại nói chuyện với một… con mèo, nghe nó kể chuyện về cái tính ‘thích khoe khoang’ này, tôi cũng bị… điên lên, may nhờ có mấy cô bé chạy tung tăng vô tư trước mặt tôi, mà tôi dừng… điên, và nhớ lại… bài thơ sau đây, các bạn đọc cho vui trước khi nghe tiếp câu chuyện nhé:

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

686. Hồn ma của Kinh Kha làm rúng động Đông phương (Phần 3)

LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa. 
---------
Ngàn năm bắt chước, ngàn năm mộng
Hết Lão Trang rồi, Khổng Mạnh sang
Kinh Kha xấu hổ, lòng tê tái
Ôi, có hay gì, Thái tử Đan!

Sau khi chết, theo Luật… thời @, thì cái hồn ma của Kinh Kha sẽ phải lên… thiên đường để chịu sự thưởng phạt của Ngọc Đế.
Ở đời này rất đa đoan, đã có cái vũ trụ này rồi, lại sinh ra ‘đa vũ trụ’ hay ‘vũ trụ song song’, mà trong đó, cái ‘phản vũ trụ’ đang nằm đâu đó bên nách ta mà ta không biết! Cho nên, khi bay lên thiên đường theo một chiều xoáy nào đó của không gian n chiều, y có bay ngang qua địa ngục, mà có nhìn thấy các ‘tiền bối đồng nghiệp’ là Chuyên Chư, Dự Nhượng (xem dưới)… đang lang thang buồn bã, chả biết là đang làm cái gì ở đó…
*
Khi đến cổng thiên đường, y có gặp Cự Linh Thần. Ông dẫn y vào gặp ngài. Sau khi xem ‘Bản kiểm điểm thành tích cá nhân’ của y, Ngài phán:
-Là một sát thủ ở trần thế, ngươi đã làm nhiều điều ác, ta biết, nên ta sẽ đày người xuống địa ngục vạn kiếp không được siêu sinh.
Nghe ngài phán một câu xanh rờn như vậy, Kinh Kha liền giật mình xuất dạng mồ hôi… Nhưng nghĩ kỹ một hồi, y liền lấy lại bình tĩnh và nghĩ thầm:
-Ta sống ở địa ngục trần gian là khổ nhất rồi, làm gì mà có nơi nào mà khổ hơn nữa, hehe…, như vậy xuống địa ngục sẽ sướng hơn là ở trần gian nhiều.
An tâm với suy nghĩ này của mình, y bèn quỳ xuống bái tạ, và nói:
-Xin cám ơn đấng toàn năng.
Tới đây, Ngọc Đế bỗng nổi giận đùng đùng:
-Hả, ai cho ngươi gọi ta là ‘đấng toàn năng’?
-Dạ, con nghe loài người gọi như vậy ạ.
-Đó là loài người nghĩ ra như vậy, rồi ‘ịn’ vào miệng ta. Ta nói cho ngươi biết, nếu cái gì trên thế giới mà không toàn năng, thì nó mới tồn tại, vì nó có cơ biến đổi. Còn nếu cái gì mà đã toàn năng rồi, thì nó không có thuốc chữa. Nói dễ hiểu hơn, không có cái gì là tuyệt đối. Nói dễ hiểu hơn nữa, cái gì cũng phải có ngoại lệ. Ta cũng vậy, ngươi có hiểu nổi được cái nguyên-lý-vũ-trụ này của ta chăng?
-Dạ, con sống ở địa ngục trần gian, bị lừa dối nhiều rồi, nhất là sau cái vụ ‘Thái tử Đan’, nên con cũng có hiểu cơ bản ạ.
-Hảo hảo. À nè, sau này nếu có gặp ta thì người đừng có quỳ lạy và khúm núm như thế nữa nghe!
-Dạ, sao vậy ạ?
-Ta có phải là hoàng đế Trung Quốc đâu mà cái gì cũng bắt dân hô ‘muôn năm’, ngươi làm như thế là vô tình dìm hàng Bổn tòa, ngươi hiểu chứ?
-Dạ, con cũng là tráng sĩ… đầu đội trời chân đạp đất, nên cái này con lĩnh hội được ngay ạ.
Nói tới đây, Ngọc Đế bỗng lấy tay bụm miệng cười. Tưởng là mình mang lộn giép trái, y bèn nhìn xuống, nhưng không phải, bèn hỏi:
-Sao ngài lại cười một cách… mắc cỡ như vậy ạ?
-Vì ta đang… chém gió.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

685. Sự ngu muội của Kinh Kha (Chuyện rúng động Đông phương - Phần 2)

 
Trời tối ngồi đây viết Kinh Kha
Bóng đêm phảng phất ánh ta bà
Ngàn năm, ai cứ ‘nam mô’ gió
Dân khổ đau nhiều, ai biết chưa!

---------
Hồi nhỏ, lúc 5-6 tuổi là tôi đã đọc ‘Đông chu liệt quốc’ rồi, ôi, điều này chỉ có… hại chứ không có lợi, vì tôi muốn sống như những người… 'phi thường' khác: cứ sống là lao ra tranh giành chức vụ, tiền bạc, hơn-thua-cái-tôi, mà nếu không được thì làm anh chàng AQ bằng cách mượn blog hay bàn trà/bàn nhậu để nói là cái gì của mình cũng là nhất!
Tôi cố tự nhớ ra cái gì mà tôi đã đọc, đã tự hiểu và đã thấm sâu vào máu thịt của tôi, với một tinh thần ‘tự trọng với những cái gì mà mình đã lấy cả cuộc đời đau khổ ra để suy nghiệm’, chứ không có chuyện ‘Nam mô a di đà… Khổng Tử’, để rồi suốt đời làm ‘Kinh Kha’.
Cũng cần nói thêm rằng, nhân vật Hòa Thân (tức ‘Hòa đại nhân’) đã được Kim Dung hư cấu thành Vi Tiểu Bảo trong truyện ‘Lộc đỉnh ký’, nhân vật Lão Mao được hư cấu thành Nhậm Ngã Hành trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’, còn nhân vật Thái tử Đan và Kinh Kha được hư cấu thành Mộ Dung Bắc và Mộ Dung Phục (với sứ mệnh khôi phục nước Yên) trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’. Đó là chú tôi nói vậy, nay chú tôi đã chết, nhưng tôi cũng xin ghi lại để các độc giả tham khảo.

684. Các đại ác ma (Kinh Kha và chuyện rúng động Đông phương - Phần 1)

 
Sự ngu muội của tráng sĩ Kinh Kha!

Lối nay tôi ngắm cây rừng
Cây im im bóng tôi ngần ngại tôi
Ve kêu hè đến đây rồi
Tiếng ve rụng xuống kêu sầu giữa khuya
---------
Lang thang bên bờ sông, tình cờ tôi ‘gom’ được một câu chuyện về ‘sự ngu muội của tráng sĩ Kinh Kha’, và là một kẻ ‘hoát nhiên đại ngộ’ (cười), tôi liền ‘link’ chuyện này với lịch sử Trung Quốc, bỗng rùng mình kinh sợ về các hình tượng ‘anh hùng’ hay ‘dũng sĩ’ mà ta đã, một cách vô cùng sai lầm, tôn sùng trong cả ngàn năm nay, nếu không muốn nói là mấy ngàn năm nay. Và lưu ý rằng bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của người viết và đang được chỉnh sửa.

1. Các ‘đại ác ma’
Ngoài các ‘đại ác ma’ quen thuộc như Hitler hay Bin Laden…, hầu như ai cũng biết Alexandre Đại Đế, Thành Cát Tư Hãn, Tần Thủy Hoàng, Napoleon…, như sẽ chỉ ra dưới đây, thực chất cũng là các ‘đại ác ma’, nhưng chúng ta thường rất sùng bái và cho họ là các… ‘vĩ nhân’ trong lịch sử nhân loại!!!

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

683. Những kẻ khốn cùng thời hiện đại

 
Tối qua tôi cứ suy nghĩ mãi, và đã rút ra quyết định là sẽ viết một truyện dài với cái tên là ‘Dòng sông đánh nhau’, mà có thể, từ Quảng Nam rồi ‘chảy’ dài tới vùng Đồng Bằng Sông Hồng, tới vùng ĐBSCL, thậm chí tới tận quận Cam bên Mỹ, con sông này cũng có thể chảy tới Cõi tiên của... Tú Uyên và Giáng Kiều, Cõi niết bàn của Phật, hay Cõi ‘hạnh phúc bất tử’ của Chúa, Thượng đế hay Ala…
Nhưng, ai cho tôi sống để mà viết!... Chiếc máy bay MH 370 đang bay trên… thiên đường hạnh phúc, tự nhiên rớt xuống ‘đời thực’ mà vỡ tan tành thành hạt cám, hay biến mất vào một cõi hư vô nào đó, mà chỉ có ông trời mới biết. Nên tôi mới đổi ý mà viết bài ‘Những kẻ khốn cùng thời hiện đại’…, rồi đổi ý sang đề tài ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’… Tôi cứ phân vân mãi. Tiêu đề đầu có dính líu tới Victor Hugo (Les Misérables), mà tôi chúa ghét ‘những con bò nhai lại các tư tưởng đã nằm ở Viện bảo tàng cách đây vài chục năm, vài trăm năm hay vài ngàn năm’, tiêu đề thứ hai là do ba tôi nói - tôi nhớ mãi, mà là một trong những kỷ niệm từ cuộc đời khốn khổ của ba tôi… Cuối cùng, tôi chọn tiêu đề là ‘Những kẻ khốn cùng thời hiện đại’, mà tôi sẽ dẫn dắt câu chuyện từ chỗ dường như xa lạ đến những cái hiện thực chết người.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

682. Triết gia và ‘tra giết’ (Thư giãn cuối tuần)

 
Em bé rất khó chịu khi bị bắt buộc phải măm măm 'cháo triết'! 
---------
Khuya nay có chuyện vui vui…

Số là Ái Nữ có mở ra một cái... diễn đàn về ‘triết’ gì đó (cười), trước đó tôi có nói thẳng là tôi không tham gia, vì người này nói A, người nọ nói B, người khác nói C, rồi người này nói đúng/sai là thế này, người nọ nói đúng/sai là thế kia, người khác lại nói đúng/sai là thế khác…, rất xin lỗi, nếu nói kiểu như thế thì 1000 năm nữa cũng không có... triết (cười). Chính vì thế mà tôi có vài dòng suy nghĩ, và xin các bạn chớ lấy chữ ‘triết’ hay ‘triết gia’ để làm thước đo cho những cảm tưởng của tôi, vì tôi quan niệm ‘triết cao nhất’ là ‘không triết’, tức là con người mà khi đã hiểu triết rồi thì không nói triết nữa (chả lẽ ông Obama lại ra đường và xưng ‘tôi là tổng thống’!), và tôi tin vào điều suy nghiệm này - từ vô số cõi sống-chết, mặc kệ có bạn nào đó chê khen.
Lưu ý rằng tôi hay, một cách tự nhiên, dùng phương pháp tiếp cận là ‘A không phải là A’, một phần có nghĩa là, ví dụ, ‘tôi nói về ông Kim Dung, nhưng không phải là nói về ông Kim Dung, mà nói về cái khác’, vì thế mà dưới đây tôi có nói vài chuyện, nhưng các bạn chớ nên hiểu nhầm là tôi nói về ‘triết’, và cũng chân thành xin lỗi nếu ai đó nghĩ là tôi viết có đụng chạm đến mình: tôi không hề có ý như vậy, mà tôi chỉ nêu lên một số vấn đề chung…

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

681. Triết học dòng sông rộng (Triết học nào cho người Việt! - Phần 4)

 
LTS: Đáng lẽ tôi đóng bài này lại, nhưng người con gái mà hay khóc với những bài tôi viết, cách đây mấy năm - lại xuất hiện, nên vì những... giọt nước mắt của nàng, tôi phải... mở ra lại, híc.. híc...

Vĩ khúc hạ... thơm thơm làm tôi mộng
Nhớ trời gần, không nhớ, nhớ trời xa
Sao em tím, mặt cười, thu hút lạ
Tím lan truyền, anh vất vả… ngày đêm!

Tôi… tôi… phải ghi lại ngay, vì khuya nay xảy ra một sự kiện vô cùng kỳ lạ. Lưu ý là các từ mà tôi dùng dưới đây là được viết lại từ một giấc mơ mà tôi sẽ mô tả một cách nghiêm túc, do đó, cách viết trong bài này khác với các cách viết thường ngày - khi mà tôi vừa uống trà móc câu hay cà phê Ban Mê, vừa viết bài.
1
Tôi có nói trong blog này rằng ‘hình như thượng đế không muốn cho con người một lối thoát’, nhưng khi kiểm nghiệm (các) thực tế trong đời, thì tôi phát hiện ra rằng ngài luôn dành cho con người một lối thoát - rất lượn lách, khó lắm, nhỏ lắm, mỏng như tơ, nhưng mà ta vẫn có thể lướt qua được và thoát, có điều là phải đến giờ G.
Và tôi cũng đã từng viết ‘Mình không tham gia vào chuyện có 'ánh hào quang', vì mình thấy rõ, vô cùng rõ, là khát vọng của con người làm thượng đế phải... sợ. Mình tin rằng sự đau khổ mà chúng ta đang có 'chính là hạnh phúc' đó (mà con người, kể cả mình, đã, đang và sẽ không 'ngộ' được), và cái chết chính là sự bất tử đó’: Tôi tin vào ngài hay tự khẳng định sức mạnh lý trí và tình yêu của con người!

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

680. Tiểu Quy không phục... triết Tàu (Triết học nào cho người Việt! - Phần 3)

  
Tiểu Quy và Lão Quy

‘Tôi’, Lão Quy và Tiểu Quy là ai nhỉ?
1
Có hai ‘tôi’, đó là: 1) tôi trong mơ: để có thể bay đến thiên đường, địa ngục, ngồi chơi nơi ‘giao giới’, và mặc sức thăng hoa như Tề Thiên Đại Thánh vậy, 2) tôi ngoài đời: chỉ đảm nhận được chức mọn là… ‘Giáo chủ ma giáo’ mà chỉ có sơ sơ 4 em hơi bị… xấu là Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Tiểu Siêu và Triệu Minh, chỉ được phục vụ bởi 2 kẻ bất tài vô dụng là… Tây phương và Đông phương giáo chủ, hihi...
Còn Lão Quy chỉ là một nhân vật có biết tí 'triết', nhưng thích đi chém gió hơn, lại bị vướng phải cái ‘hệ-vô-hình-4000-năm’, nên cả đời Lão chưa bao giờ ‘dám’ nghĩ là mình có thể đánh bại ‘Khổng Tử’ (chỉ là ‘nhân vật đại diện’), mà nếu tôi nói là ‘dám’, mặc dù cầu viện tới cả Tề Thiên Đại Thánh, thì vẫn bị vài blogger ném đá như thường, vì ‘mầy dám nói động tới Khổng Tử, hử?’:
-Ôi, sao người Việt lại đi dìm hàng người Việt mãi thế, huhu…

Chính vì thế mà Tiểu Quy xuất hiện. Chàng vốn là một vị thần ‘vô danh’, suốt đời sống ở ‘giao giới’ - một nơi ‘sắc sắc không không’ mà không thuộc quyền lực của Thượng đế, cũng không thuộc quyền lực của Diêm vương, và là nơi mà lâu lâu chàng có thể gặp Thượng đế, Đại ma vương, và đủ các loại thần thánh, yêu quái, ma quỷ, kể cả con người… đến đây để chém gió. Hơn nữa, vì còn trẻ và vì không phải là loại 'con rùa rúc đầu', nên chàng có thể đảm nhận một vị trí ‘triết học’ nào đó cho trần thế, thậm chí có thể đả ‘Khổng Tử’, nếu cần, mà không thể có ai ném đá chàng cả, vì ngay cả Thượng đế mà muốn tìm ra chàng thì cũng rất khó.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

679. Lão Quy… bại trận (Triết học nào cho người Việt! - Phần 2)

Tôi lại tiếp tục giấc mơ…
Lúc đó, trời đã giữa chiều, (chỉ còn lại có) chúng tôi không còn nghe thấy tiếng róc rách của dòng sông cầu Nại Hà nữa hay nhìn thấy đàn con cá chép vàng đớp 'bập bập' nữa, mấy con 'rùa trung niên' đã biến đi đâu mất, bỗng Lão Quy hỏi 'Thiên đường ở phía nào?, Địa ngục ở phía nào?', 'Dạ, Thiên đường ở phía bên tay trái, tí nữa đi về trần gian, ta sẽ đi qua lối cổng Thiên đường, chứ không đi quay lại lối Địa ngục nữa, ông à'.

...Trước khi hỏi Lão Quy tiếp, tôi mới từng bước, từng bước, từ cái xa xôi đến cái hiện thực gần gũi hơn, bằng gợi ý:
-Cháu… biết Lão có cảm tình với 'Mỵ Nương', mà có thể là chị-Dậu-thời-@ hay nàng-Kiều-của-Nguyễn-Du, mà nếu không nhầm, cô ấy đã từng có một số phận dưới đáy xã hội - mặc dầu không phải là khổ nhất, mà vừa kể cô ấy vừa khóc: ‘Em có xuất thân/hoàn cảnh gia đình rất khốn khổ, có bầu mấy tháng bị chồng bỏ, bị tai nạn giao thông nghiêm trọng phải nằm bệnh viện cả… năm, phải bán hết tài sản để chữa bệnh, cả đời phải tự thân tự lập, không có ai hỗ trợ, khổ thì tự chịu…, mà không muốn nhờ vả cha mẹ…’.
1
Thế thì cháu xin hỏi ông:
-Thiền, Phật, Chúa, Lão, Trang, Khổng… có giải quyết được vấn đề cho cô ấy không? Nói dễ hiểu hơn, nếu ông ném cho cô ấy cuốn ‘Kinh Dịch’, ‘Đạo đức kinh’, ‘Nam hoa kinh’, ‘Góp nhặt cát đá’, hay ‘Tự do đầu tiên và cuối cùng’… thì liệu rằng có thay đổi được số phận của cô ấy không?, hay cụ thể hơn là Lão-Trang-Khổng-Mạnh không phải là món ăn tinh thần hợp khẩu vị với cái khát vọng Việt thầm kín và khổ tâm ngàn đời đó?
Lão Quy im lặng biểu lộ sự đồng ý (là ‘không được’).

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

678. Tiếng ‘đàn cò’ của người Việt (Triết học nào cho người Việt! - Phần 1)

Sương đi mềm mại tiếng đàn cò
Nắng lụy giang hồ, tim thoáng rung
Sương đưa nắng tới nơi sườn núi
Nắng rụng cuối chiều vẫn thấy sương

-‘Cò tây, cò ta’, xem:
https://www.youtube.com/watch?v=FEEnXGROdmc
---------
Trưa nay tôi nằm mơ…, sau khi ‘mới xem lại Vietnam Idol (vòng 20 chọn 10) - năm nay có nhiều nhân tố mới, không ngờ mình lại chọn đúng 4 trong số 10 thí sinh được chọn!, hihi…’ (lời bình cho bạn saumietvuon). Tôi mơ thấy… 
Từ cánh cổng Thiên đình, tôi cùng với một ‘Triết gia - Lão Quy’ đi băng qua cầu Nại Hà (xem chú giải bên dưới) mà có rải rác rất nhiều hoa sen hay hoa súng, ở đấy, tôi thấy dưới chân có những con cá chép vàng rất lớn, đang há to miệng ngửa lên trời để đớp những cái bong bóng ảo… Rồi từ một chiếc cầu thang vĩ đại, chúng tôi bước vào một cõi ‘giao giới âm-dương’ mênh mông, ở đấy, có mấy ‘quy trung niên’ đang ngồi - không biết là họ làm cái gì nữa, sau đó, một Tiểu Quy bưng ra cho chúng tôi hai ly ‘rượu bổ Thái Thượng Lão Quân’. Nhấp một hơi, ‘khà’ một cái, Lão Quy mới hỏi:
-Ở hạ giới có chuyện gì, ngươi hãy kể cho ta nghe vài tin thử xem?

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

677. Người Việt có rất nhiều tài năng, nhưng…

-Cái phức tạp luôn hàm chứa những điều rất đơn giản,
nhưng cái đơn giản lại tiềm ẩn những điều vô cùng phức tạp,
người ta có thể sống bền vững với những điều phức tạp,
nhưng lại chết một cách vô nghĩa bởi những điều đơn giản.
-Kiến thức là vô hạn so với cái gì mà ta đã từng biết,
và cái gì mà có giá trị thì nó sẽ có giá trị, dù là dưới bất cứ thời đại nào.
---------
Các bạn à, hôm trước xem chương trình ‘Người bí ẩn’ trên ti-vi (HTV7), mình rất cảm động: người Việt mình có rất nhiều tài năng và rất… đáng yêu, ngoài ra, một số bạn mình - ở quán cà phê - có khen chương trình này. Xin cám ơn những Trấn Thành, Hoài Linh, Việt Hương…
1
Trưa nay, một sinh viên có nói với tôi rằng:
-Ai thích xưng là ‘vĩ đại’, ‘là số một’ thì cứ xưng, nếu mình nghĩ mình là vĩ đại tức mình là vĩ đại (!), sao thầy lại ‘đả kích?
Tôi hơi ngẩn người ra một tí: ‘tôi mà đả kích à!’, rồi nói:
-Đúng rồi, ai muốn xưng là ‘vĩ đại’ thì có sao đâu, nhưng em nên lưu ý là: vĩ đại thì vĩ đại so với ai, nhất là nhất so với ai. Ví dụ, về môn cầu lông thì giữa thầy với em, dĩ nhiên em là ‘nhất’, vì thầy chỉ biết đánh cầu lông lẹt xẹt thôi, như thế mà gọi là nhất à?, và như thế thì so với thầy thì em thiếu gì cái ‘nhất’, nặng kí nhất chẳng hạn?
Cậu sinh viên hơi đuối lý, nên nói tiếp:
-Hễ ai mà không bị đánh bại trong một thời gian dài thì gọi là vĩ đại (!)
-Vậy thì ở VN, cầu thủ cầu lông Nguyễn Tiến Minh là ‘vĩ đại’!
Rồi tôi nói tiếp:
-Em có biết rằng đỉnh FanSiPan (ở Sapa) không phải là cao nhất?
-Dạ, Tây khám phá ra đỉnh Everest (kể cả Bắc cực, Nam cực, châu Mỹ…), nhưng họ không cho là cao nhất, mà họ còn vươn tới mặt trăng, sao Hỏa nữa…
-Em có biết tại sao ở VN có vô số người tài, nhưng gom tất cả lại thì không phải là một dân tộc ‘tài’ trên thế giới?

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

676. Nhớ Thái Thanh, nhớ ‘bảy lăm’

Gom nắng sáng nay, trời không nắng!
Gió lành lạnh thổi, muốn đi đâu
Thôi để chiều nay trời ấm lại
Ta phố vòng quanh, em biết sao!

Tôi đếm tình em trong tiếng xưa
Còn thoáng trong tôi một bóng kiều
Đường cong, cầu dốc tôi còn nhớ
Bỗng thấy chiều nay trong cô liêu

Dáng cong ai đó thiên thần gợi
Màu tím thiên thai trộn ráng trời
Thi nhân ngơ ngẩn hồn chao đảo
Chim tuốt trời mây, ai ngẩn ngơ!

Tháng tư chưa đến, mơ em đến
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau.
--------- 
Ôi, ngủ không được…
Tôi cứ mãi trằn trọc, 30/4 mà, 1/5 mà, viết cái gì vui vui lên chứ!
1
Tôi đã từng là… cán bộ đoàn, thiệt đó: ‘Hồi ở TNXP, qua mấy cuộc biểu diễn văn nghệ, tôi có quen một cô gái tên là Hồng Nhạn, và sau này, mỗi lần thấy chim hồng nhạn là tôi lại nhớ đến cô ấy, mấy mươi năm sau, tôi có dịp quay lai ‘chiến trường’ xưa, Hồng Nhạn đã gọi một số nữ TNXP quen biết đến và chiêu đãi tôi món ‘kỳ đà bảy món’ ngon… nhất thế gian, hihi...’ (‘Những câu chuyện về không gian n chiều’, xem đường dẫn bên dưới’), vâng, tôi nhớ các bạn hồi TNXP của tôi lắm.