Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

627. ‘Ngài vô thường’ và 5 thảm họa tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất thế giới năm 2014


Dưới đây và sau này, tôi sẽ dùng từ ‘Ngài vô thường’ chứ không dùng từ ‘thượng đế’ nữa, theo cách hiểu của tôi. Ngoài ra, ‘vô thường’ là từ Hán-Việt, mà trong bối cảnh dị ứng với vấn đề ‘Biển Đông’, rộng hơn, là với ‘quyền lực mềm’, tôi sẽ hạn chế việc dùng từ Hán-Việt, nếu có thể, tuy nhiên, tôi cũng không quá cố chấp hay 'tự ái rởm'.

5 thảm họa tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất thế giới năm 2014
-28/12/2014: Máy bay QZ 8501 của AirAsia biến mất khi đang thực hiện hành trình từ Indonesia tới Singapore. Bộ trưởng Giao thông Indonesia, ông Hadi Mustofa cho biết chiếc máy bay mang số hiệu QZ 8501 chở theo 162 hành khách và phi hành đoàn đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu Jakarta vào hồi 6h17' sáng ngày hôm nay (28/12) theo giờ địa phương. Ông Hadi Mustofa cũng cho biết trước khi mất liên lạc, chiếc máy bay đã yêu cầu được chuyển hướng và bay theo lộ trình khác. Hiện, công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích đang được diễn ra với sự giúp đỡ của nhiều quốc gia như Australia, Malaysia, Singapore.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

626. 'Thượng đế' thật là kỳ diệu!

 

Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn
Chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn

Tôi cứ nghĩ miên man là nên dùng từ ‘cuộc sống’, ‘cuộc đời’, ‘thế giới’, ‘vũ trụ’, ‘tạo hóa’ hay ‘thượng đế’, nhưng thôi, tôi dùng từ ‘thượng đế’ vậy, đúng như ‘nguyên mẫu’ mà tôi dùng tối hôm qua, khi đang xem phim và chợt nảy ra ý định viết bài này.
Chắc có nhiều bạn đọc các entry của tôi, từ đầu chí cuối, có người nói tôi ‘mê bóng hồng’, có người nói tôi ‘viết về triết lý’, có người nói tôi ‘viết về chuyện chính trị, tôn giáo’, thậm chí có thể nói là tôi… trung lập, không, không phải vậy đâu, tôi… điên gì mà viết về chuyện chính trị, tôn giáo, tôi chỉ NGẮM CUỘC ĐỜI và viết ra mà thôi, cụ thể là 99% những gì mà tôi viết ra đều có thật, tôi chủ trương tôn thờ thần ‘sự thật’, nhưng tôi không thể viết đúng hoàn toàn sự thật được, vì ở đời không có cái gì là tuyệt đối đúng, cũng như không có cái gì là tuyệt đối sai.
Viết đến đây, tôi cũng xin cám ơn cụ ‘Google’ mà đã giúp cho tôi rất nhiều tư liệu trong tất cả các entry, mà chỉ riêng trong entry này, cụ đã giúp cho tôi khoảng vài chục tư liệu - cụ quả là ‘người làm thay đổi thế giới’, nếu không, tôi sẽ không biết là vai Đinh Đinh Đang Đang là do Chu Lợi đóng, đặc biệt là vai ‘Nữ thám tử xinh đẹp’ là do Ha Neul Kim đóng…

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

625. Bất khả tri?


Thức thao, thao thức làm gì
Trọc trằn, trằn trọc, nơi này thế gian
Sống cho vui, phút địa đàng
Có không, không có, chẳng màng tử sinh

Tôi định viết bài này là ‘Có bao nhiêu loại triết học?’, nhưng trước đó, tôi đã nghĩ tới tiêu đề ‘bất khả tri’ - là ý chính của bài, còn việc có bao nhiêu loại triết học thì không quan trọng, như các bạn sẽ xem dưới đây. Và do một quan điểm riêng, tôi không thích việc dùng từ Hán-Việt một cách cố ý, trừ trường hợp mà từ đó là quen thuộc/phổ biến, ví dụ như cụm từ ‘bất khả tri’ (agnostic/agnosticism, xem chú thích bên dưới) có nghĩa là ‘không thể biết’, vì nó đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong triết học và các khoa học có liên quan. Ngoài ra, có một blogger bảo rằng tôi ‘không tự sáng tạo ra… triết học, mà vẫn còn trích dẫn’, tôi mới trả lời rằng: 'Việc đứng trên vai những người khổng lồ khác với việc trích dẫn tư liệu'.
Bài viết này nhằm để tự học và để trao đổi với một số sinh viên/bạn bè, mà nếu may mắn được bạn nào chiếu cố thì xin ‘welcome’, trong đó, bằng cách dựa vào một ‘chuẩn’ rồi so sánh/đối chiếu với những cái khác, tôi sẽ chỉ ra rằng các loại ‘bất khá tri’ mà chúng ta đang 'mơ huyền', chỉ là một, và rằng sự khác biệt chi tiết chỉ tổ gây ra tranh luận, và rộng hơn, gây ra chiến tranh cho nhân loại mà thôi.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

624. Hồi ký: Tôi dám viết về đề tài văn chương

Nguyên tiêu đề nháp của bài này là: ‘Tôi không dám phê bình văn học’.
Sau khi viết xong bản nháp, tôi mới đưa cho một bạn gái xem để góp ý…, và sau khi đọc xong với vài trao đổi qua lại mấy chuyện… vụn vặt, cuối cùng cô ấy khuyên tôi là:
-Anh không nên viết bất cứ đề tài nào về văn chương/phê bình văn học… Anh NTS giỏi về phê bình văn học đến thế, đã viết cách đây 10 năm rồi, mà còn dừng lại, không rõ vì chán hay... cạn kiệt ‘nội lực’!
Ha.. ha.. ha…

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

623. Không có cái gì không phải là đạo (VÔ PHI THỊ ĐẠO)

Bóng nàng ven biển, trông trăng ảo
Đôi cánh thiên nga, rủ sống còn
Tình trong cõi thực hay cõi mộng
Vẫn mắt mơ màng, vẫn cứ... yêu
 
Cách đây mấy hôm, có một bạn gái nói với tôi là ‘vô phi thị đạo’ - mà đã được nhắc đến trong blog ngvanan (xem đường dẫn bên dưới), tôi mới nhướng… tai ra hỏi ‘vô phi hay vô vi?’, ‘vô phi’ (nàng trả lời), rồi chúng tôi, mỗi người giải thích theo một nghĩa…
Hình như việc tôi hiểu về cụm từ ‘vô phi thị đạo’ (không có cái gì không phải là đạo) - mà không phụ thuộc vào ngôn từ/trí tuệ - là không... sai, và cũng có nhiều người nghĩ như vậy: ‘Không có gì không là đạo!’ (blog ngvanan), hay ‘Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?’ (blog coinguonhanhphuc)...

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

622. Chùm thơ ‘Tôi là bọt sóng’

LTS: Bạn Lung Linh có góp ý rằng tôi nên đăng từng bài một, cho dễ bình, nhưng đây là các bài… thơ mà tôi làm lai rai trong cả… tháng, nếu đăng từng bài thì sẽ ‘tốn’ rất nhiều entry, nên tôi cứ dồn vào một vậy, để viết các entry khác. Thân.
Tôi là bọt sóng
Sóng vỗ vào ra chốn phù vân
Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
Nó giống đời ta, có phải chăng!
*
Nhạn bay soai soải trên sông trắng
Bóng khuất trường giang, dáng mập mờ
Ngóng theo bóng nhạn, hồn ươm khổ
Mai mốt đi rồi, ta hết đau!
*
Tôi là gió hay tôi là mây
Tôi chính là bọt sóng đây này
Hôm nay tôi ngắm dòng sông rộng
Mai mốt sông còn, tôi ở đâu?

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

621. Việt Nam và triết lý bóng đá (Tính xấu của người Việt - phần 5)

 
"Không chỉ mùa bóng đá này, mà hầu như các mùa bóng đá khác xưa nay, không chỉ bóng đá, mà những lĩnh vực khác, cuối cùng người Việt đều làm cho chính bản thân họ thất vọng, hình như có một lý do bí ẩn nào đó, mà các nhà nghiên cứu chưa nghiên cứu tường tận"

Tôi đã nhìn chảo lửa trên Sân vận động Mỹ Đình, đã nhỉn thấy hàng chục ngàn cánh tay với 2 chữ 'VIỆT NAM' rực lửa trên màn hình cùng với hàng triệu triệu trái tim 'yêu nước' và đoàn kết của người Việt, tôi đã ứa nước mắt...
NHƯNG...
Kết quả là: Việt Nam thua Malaysia 2-4, và khát vọng của mấy chục triệu người Việt 'YÊU NƯỚC' òa vỡ tan...
Tôi đang nghe bình luận liên tục trên kênh VTV6 (BLV Thanh Tú), 9.01 PM, 11/12/2014...

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

620. Thư gửi... ‘thế giới bên kia’

  
Câu hỏi:
Chú ơi! Chú cho rằng thế giới này là ảo và chúng ta là những con robot thì thế giới thực thực chất nằm ở đâu? Phải chăng là ở một nơi nào đó, ngoài trái đất này? Hay như quan điểm của Thiên chúa giáo, cuộc đời của chúng ta bây giờ chỉ là một bước dạo đầu để chuẩn bị cho một cuộc sống thực ở thế giới bên kia? Như vậy có thế giới bên kia không? (blogger Bút Chì, Facebook)

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

619. Đám cưới ở Việt Nam (Tính xấu của người Việt - phần 4)

Tôi… vừa bị một chuyến đi đám cưới xuyên Việt, hết 8 ngày (từ 24/11 đến 1/12/2014), qua khoảng 8 tỉnh, từ Sài Gòn qua Đồng Nai, Lâm Đồng (Bảo Lộc), Đắc Nông, Đắc Lắc (Ban Mê Thuột), rồi Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…, lý do là ngày nay, biên độ địa lý 'yêu đương' của đôi lứa đã trải rộng ra khắp mọi miền của đất nước (kể cả nước ngoài) - người Ban Mê có thể yêu người ở tận Cà Mau hay Hải Phòng..., mà trong đó, tôi như một người vô hình đi xuyên qua thế nhân, để làm một quan sát viên!
Lịch trong 8 ngày như sau:
-Ngày 1: sáng rượu bia, chiều bia rượu
-Ngày 2: sáng bia rượu, chiều rượu bia
-Ngày 3: sáng rượu bia, chiều bia rượu
-Ngày 4: sáng bia rượu, chiều rượu bia,
và cứ thế, cứ thế, cho đến hết ngày thứ 8, như vậy, tôi có... sơ sơ từ 16-24 cuộc 'ăn nhậu', và nếu được, sẽ có rất nhiều đệ tử của lưu linh sẵn sàng 'chơi' luôn... 365 ngày!

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

618. Bạn 'Nặc danh' chúc mừng SN NGLB

 
Hình chúc mừng SN của bạn Phuong Nga, Facebook

Mình quên mất ngày SN của mình, chiều nay thằng cu hỏi 'Ba có quà gì cho ngày SN của ba chưa?', mình mới sực nhớ lại và trả lời 'Có cơm gà rồi', rồi 'Sư tử' hỏi 'Ba sẽ có chè, chè gì?, mình nói 'Chè đậu đen', thế mà bây giờ vẫn... chưa ăn, vì trả lời chúc mừng SN quíu cả tay (cười).

...Mình không có thời giờ để 'vô tình' viết bài SN cho mình, may thay, một bạn 'nặc danh' đã nhắc lại khá nhiều, nay, xin đăng lời bình của bạn ấy như là bài viết giùm nhân ngày SN của mình vậy.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

617. Thượng đế vẫn còn... sống!

LTS: Rất khó để đặt tên cho bài viết này, nên tôi tạm đặt tên như vậy (tôi nghịch lắm). Ngoài ra, trong bài viết, tôi dùng từ phật/chúa/thượng đế (không viết hoa, vì chúng chỉ là các khái niệm chung), và quan điểm của bài viết có vẻ duy tâm, nhưng nó lại rất... duy vật, và rồi, duy tâm hay duy vật không quan trọng.

Sóng biển vào ra chốn phù vân
Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
Nó giống đời ta, có phải chăng!
*
Tôi là gió hay tôi là mây
Tôi chính là bọt sóng đây này
Hôm nay tôi ngắm dòng sông rộng
Mai mốt sông còn, tôi ở đâu?

Dạo này, tôi hay ngắm dòng sông, và còn ngắm từng sự vật như: những cảnh đời, những người qua lại, các loại cây lớn nhỏ, hoa lục bình, hoa lan, con mèo, con chó, con cá, con kiến, thậm chí là hạt bụi…, và tôi thấy là CHUNG QUANH TA CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ RẤT LÀ BÍ ẨN.
Tôi không có tham vọng thành Phật, bởi vì tôi không thể thoát khỏi thất tình lục dục, tôi cũng không có thể như Chúa, bởi vì tôi không thể có đủ đức hy sinh và tâm hồn bác ái, và tôi cũng không thể ngồi bên… thượng đế bởi vì ngài không trực tiếp cho tôi biết bất cứ cái gì về ngài cả, mặc dù chắc chắn là ngài có thật, nên tôi chỉ cố tìm ra cái bí ẩn của cuộc sống.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

616. Xin trả thế nhân này cho thế nhân

Sáng nay tôi thức dậy, nhìn vào tấm kính, bỗng tôi thấy một đôi mắt buồn, người có đôi mắt đó là ai, vâng, chính là tôi... 

Tôi đã gặp rất nhiều chuyện, vô số chuyện, mà tôi không quy kết cái nào là… nhất.

Tôi đã viết được vài trăm entry, trong đó có một số entry bị giấu, tôi sẽ bung ra tất cả, bởi vì tôi không có gì để mất, và bởi vì tôi đã… thay đổi.

Và nếu được đăng một bài thơ, tôi sẽ đăng bài này:

Gom nắng sáng nay, trời không nắng!

Gió lành lạnh thổi, muốn đi đâu
Thôi để chiều nay trời ấm lại
Ta phố vòng quanh, em biết sao!
*
Tôi đếm tình em trong tiếng xưa

Còn thoáng trong tôi những bóng kiều
Đường cong, cầu dốc tôi còn nhớ
Bỗng thấy chiều nay trong cô liêu
*
Dáng cong ai đó thiên thần gợi

Màu tím thiên thai trộn ráng trời
Thi nhân ngơ ngẩn hồn chao đảo
Chim tuốt trời mây, ai ngẩn ngơ!
*
Tháng tư chưa đến, mơ em đến

Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau

Tôi chợt hiểu, tôi đã không phải là tôi, mà là những cái mà tôi đã thổ lộ trong những dòng thơ trên.

Thú thật, tôi đã không biết làm thơ (nhưng nay có... biết chút chút), mà tôi thường làm chùm 4 câu, ở trên là 16 câu, có nghĩa là tôi đã tặng cho 4 người, đã lâu rồi, tôi không nhớ...

Tôi nhớ một nàng mà tôi chưa từng gặp và chưa từng biết mặt, với 4 câu mà tôi đã tặng nàng, mà một người bạn của tôi rất thích:

‘Vắng em thu tàn lối bơ vơ'

Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang dại dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ

Tôi đã gặp một bà con, mấy năm liền, để hy vọng có một việc làm chút chút cuối đời. Và nhiều lần, hình như anh ấy rất nhiệt tình giúp đỡ (!), nhưng cứ vặn vẹo ‘why’ thế này rồi ‘why’ thế khác…, cuối cùng thì kết quả là một con số ‘0’.

Tôi đã gặp một ‘nhà dân chủ’, nhưng ông ta luôn đỏi hỏi phải làm ngay cái của ông ta muốn, tôi có cảm nhận là chỉ có cái gì của ông ta làm, làm giống như ông ta, hay làm theo ý của ông ta mới là đúng!;

...Vì thế các ý tưởng khác không có đất sống, và đã có nhiều lần tôi bị stress, nên tôi rất... thất vọng: có lúc dân chủ, nhưng cũng coi chừng 'ngụy-dân-chủ', hên xui, mà có không ít lần tôi đã nói: 'có khả năng dân chủ là mẹ của độc tài'!

Và tôi đã từng lẩm bẩm: Hãy tha thứ!

Tôi còn nghĩ là máu thì phải chảy, đàn ông thì phải sinh hoạt với đàn bà (hay ngược lại), đó là ‘bản chất’ của tạo hóa, mà người đó có thể là phật, là đấng giác ngộ - mà làm ngược lại chưa chắc đã là đúng - với tư cách là một con người bình thường.

Xưa nay tôi xem phim, đủ loại phim, phim tình ái cũng có, tôi mới thấy sao ‘thượng đế’ cấu trúc sự vật hoàn mỹ như vậy!, tôi không thể làm được, mà nếu có làm thì thành… quái thai, nên tôi… phục tùng ngài, vô điều kiện, tôi nghĩ rằng, trong trường hợp này, chắc chắn là tôi đã… đúng.

Vâng, ngài đã cho tôi những giá trị hoàn hảo và tuyệt mỹ, nên nếu tôi muốn quá… sức của ngài thì ngài sẽ bỏ… trốn, với ý nghĩa là ngài không thể cấp cho tôi sự không hoàn hảo hay không tuyệt mỹ được.

Vẫn miên man trên những nẻo đường đầy tính người, tôi vẫn bị thu hút mãnh liệt bởi những bóng hồng, mặc dù biết nó là hư ảo, mặc dù đã từng biết rất nhiều lần là nó chả có gì.

Có dịp đi chơi dọc theo bờ sông, tôi thấy một con cá sắp chết và mãi theo nó khi thấy bị bị dòng nước tha hồ cuốn đi, rồi đi ngược lại, tôi thấy một con cá chết, rồi nhiều con cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, tôi bỗng nhớ lời nhạc của ai đó: 'Con cá trôi nằm chết bên bờ hồ'.

Tôi ngắm nhìn dòng sông, nó quyện hòa đủ thứ - của chính dòng sông, của con người vứt vào đó, và ẩn tàng cả thượng đế, rồi tôi nhìn cái đống hỗn độn đó, tôi thấy một 'hạt bụi', tôi biết là nó vô cùng bé, trôi nổi, và sẽ biến mất nhanh chóng, nó chính là 'tôi', là mọi người.

Tôi chợt nghĩ, sách Kim Dung là một bộ… kinh thánh, mà, kẻ thích thì chưa chắc, nhưng kẻ không thích thì dứt khoát không thể nào là đấng giác ngộ, một dân tộc mà đưa tinh thần Kim Dung ra ‘ngoài vòng pháp luật’ thì không thể nào có hòa bình.

Tôi chợt nghĩ kẻ hay khoe là ‘tôi biết về phật, thiền, chúa, thượng đế’ thì đó là những kẻ không biết gì về các ngài, hay nói một cách khác, đó là những… con quỷ sa-tăng, bởi vì các ngài không hề nằm trong sách hay trong… mồm của con người.

Tôi chợt ngộ ra, ta mới là kẻ sinh ra mọi thứ, kể cả… thần thánh, bởi vì chúng  phản ánh vào ta và bởi ta, hư ảo, mà nếu ta chết đi, chúng sẽ không còn nữa, quy cho cùng, không phải là lỗ đen, mà chính ta mới là kẻ sinh ra... vũ trụ!

Tôi nhớ lại, đã có lần tôi là một thầy giáo 'quèn', rồi tôi lên làm ở cấp tỉnh, cấp trung ương..., mà lương tôi đã có lần tăng lên nhiều lần, rồi tôi trở về vườn làm... phó thường dân.

Tại sao người ta đưa tôi lên nhỉ, à, vì người ta có mưu đồ cá nhân, một cách tự nhiên... Tóm lại, chính trị là gì nhỉ, là mưu đồ cá nhân, là mưu đồ của nhóm.

Và làm chính trị cũng là một thuộc tính của con người, ai cũng muốn 'tôi' hơn người khác, trên tất cả các đấu trường, chả lẽ bạn không muốn mình hơn người khác, đó là lẽ tự nhiên thôi, nên dường như tất cả đều là vô tội!


Chiều hôm qua, tôi có suy nghĩ về con kiến và con người. Con người thấy cái ly vì họ đang uống cà phê (chẳng hạn), nhưng con kiến đang ngửi thấy mùi đường mà kéo tới chứ không biết cái ly là cái gì. Vậy theo nghĩa triết học, hay nhìn bằng 'tâm nhãn', thì không có cái gì là hiện hữu, vì nó được sinh ra từ cảm giác của từng chủ thể.

Tôi đã đọc được câu: 'Khoảng không là bản chất của vũ trụ/Trống rỗng là bản chất của không gian/Thinh lặng là bản chất của thời gian/Và khi có tâm không, ta về với tự tính của mình'.

Vậy tôi là cái gì? Tôi là con người hay là con kiến? Tôi thường nhận tôi là con kiến, bởi vì tôi thường nghĩ, tôi không là cái gì cả, và bởi vì thế gian này thực chất không có cái gì cả.

Tôi không quan tâm đến... cuộc đời này nữa, tôi đã quyết định như vậy rồi, và tôi không thể phản bội tôi.

(HẾT)

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

614. Theo ai? (Tính xấu của người Việt - phần 2)

 Vạt nắng hoàng hôn
Rơi trên những phiến đá mòn
Một đoá hoa sứ trắng
Ta cứ ngỡ là đóa bằng lăng tím
Nhưng có thể
Đó là một đóa hoa - vô danh
Còn bí ẩn
Mà ta chưa hỏi tên, hay đã... quên tên rồi
Đóa hoa nào là... em!
Hay hồn ta, đang... ngủ vùi trong phiến đá
Mơ màng...
Trong phần 1 - viết rồi những chưa hết chuyện!, tôi đã nói là: 'Dân Việt này không theo ai cả!'Và trong bài này, tôi có bổ sung thêm một số ý, nhưng trọng tâm vẫn là tư vấn cho ai đó là ta nên ‘theo ai?’, hihi…

‘Người khôn luôn nghi ngờ’

Tôi đã nói rằng tôi có đọc sơ qua một số tư liệu từ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đặng Lê Nguyên Vũ, Trần Ngọc Thêm, (Thư của) ‘Cô gái Nhật’, nhưng tôi mới xem thêm của Trần Đĩnh, Nguyễn Trung, Trần Hùng John, Saumietvuon, thậm chí là từ Socrate, Charles Bukowski… Tôi xin bổ sung để bạn đọc tham khảo:

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

613. Tính xấu của người Việt (phần 1)

Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời


PHẦN 1
Thư gửi anh bạn già


Trong các bài trước, tôi đã viết tiêu đề này kèm theo chữ ‘hihi’… và nói là ‘để làm lành!’, nhưng tại sao tôi phải viết vậy, viết là viết. Tôi không nhất thiết phải nói là trong quá khứ người ta không dám viết về tính xấu của người Việt, mà ngay trong tuần này, tôi thấy... 99% số người trong bàn nhậu đều chém gió ôm sồm là người Việt xấu chỗ này, xấu chỗ kia (trừ mình!), nhưng chả có ai (dám) viết ra; và 99% trong số các entry cũng không đề cập đến việc này (trừ blog saumietvuon... mà tôi sẽ tham khảo dưới đây), có lẽ vì họ không quan tâm, ngại bị ném đá, nhưng nếu có thì họ cũng chỉ nói… sơ sơ thôi!
Tóm lại, bài này tôi sẽ nói, bằng cách ghi nhận một số ý từ bài 'Rửa sạch quá khứ' (NGLB), 'Tự trào dân tộc' (saumietvuon), 'Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan' (Thanh Niên online), và từ khẩu hiệu dân quyền: 'khai dân khí, chấn dân trí, hậu dân sinh' (Phan Chu Trinh), trong đó, tôi sẽ đưa ra các ví dụ điển hình và ấn tượng nhất (đối với tôi), đặc biệt là khái niệm 'dân khí' và 'hào khí Đông A'...

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

612. Chùm thơ ‘Ta đâu còn nữa’

Ta đâu còn nữa
Ngày lại ngày
Từng bước, từng bước
Ta đi trên những phiến đá xưa
Như con đường dẫn đến thiên đường… hư ảo
Người lảo đảo, nặng nề
Với những bộn bề trần thế
Mắt mênh mông sầu não
Nắng phả trên đầu, nắng phả trên chân
Hai cây thông nhỏ
Nghiêng mình như những con rồng… giao nhau
Bỗng một cánh bướm vàng bay… thấp thoáng
Có lúc ta cảm thấy
Như loài chim thiên di
Bay mòn mỏi cả đời
Đậu bên dòng sông phẳng lặng
Ngắm những đám lục bình lờ lững trôi
Ôi, hình như
Ta sắp ra đi rồi
Đâu còn nữa... em ơi!

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

611. Rửa sạch quá khứ...

 Chiều nay sắp có mưa rơi
Nắng vàng gặm cỏ, mây mờ nấp cây
Chiều lưu chút nắng say say
Lá im im ngủ, cá là là bơi

'Rửa sạch quá khứ’ là cụm từ xuất phát từ miệng của một phụ nữ ở một bộ lạc ở Nam Phi. Để các bạn đọc tiện theo dõi, tôi tạm giới thiệu các nội dung mà mình sẽ viết như sau:
-Cụm từ ‘rửa sạch quá khứ’ có nghĩa là gì?
-Bối cảnh của cụm từ này
-‘Tri tân, ôn cố’, tại sao không ‘ôn cố, tri tân’?
-Tính… xấu của người Việt
-Sự phát triển của nước ta: chuyện sâu và bướm
-Không có hy vọng!

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

609. Không bao giờ có... chân lý!

LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa.
Lối nay tôi ngắm cây rừng
Cây im im bóng tôi ngần ngại tôi
Ve kêu hè đến đây rồi
Tiếng ve rụng xuống kêu sầu giữa khuya
 Đi xem biểu diễn cá heo, quân nhân chiếm 99% số lượng khán giả: Chân lý của người Bắc Triều Tiên? (ảnh: bolapquechoa)
Tôi theo tôi, hihi…

Chân lý là gì? Là không có chân lý nào cả.

Nói như thế ắt hẳn có bạn sẽ cho là không… đúng. Nhưng các bạn hãy nghĩ thử xem, nếu có chân lý thì đối với những người da đỏ ở bên Mỹ: ai sẽ trả lại chân lý cho họ?, những người Chàm (Chăm) ở VN: ai sẽ trả lại chân lý cho họ?, những người Nội Mông, Tân Cương (người Duy Ngô Nhĩ…), Tây Tạng, Hồng Kông… ở bên Tàu: ai sẽ trả lại chân lý cho họ? Đặc biệt là đối với chính quyền Ucraine, phe ly khai và Nga, đâu là chân lý?, hay trong số Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc (xem đường dẫn bên dưới), đâu là chân lý?...

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

608. Chúng tôi nói rằng...

 
Bấy lâu nay, tôi ít ra quán cà phê mà ở nhà uống cà phê NEX của Việt Nam, vì nó có vị beo béo rất ngon: cả nhà tôi đều thích uống loại cà phê này. Nhưng sáng nay hơi… lười, tôi ra quán cà phê. Tại đó, tôi mượn được một tờ báo Thanh Niên (22/10/2014), đọc qua, tôi thấy 'excited' (bị kích động), hihi…
Để cập nhật gấp vào máy vi tính (để không mất thông tin, để các blogger tham khảo, và để có tư liệu xài về sau), chiều nay, tôi chạy xe máy ra đường, nhưng lại mua được báo Tuổi Trẻ trước, rồi chạy tiếp 3-4km nữa, tôi mới mua được tờ báo Thanh Niên: mừng quá!
Tờ báo đã dành 2 trang (4 và 5) để tường thuật về cuộc họp Quốc hội kỳ này, trong đó tôi để ý 3 vấn đề chính: 1) tình hình bảo vệ chủ quyền của VN tại biển Đông, 2) công tác phòng chống tham nhũng, 3) cải thiện môi trường kinh doanh (nền kinh tế thị trường!)... Đọc thêm tờ báo Tuổi Trẻ và suy nghĩ cả buổi chiều hôm nay, cả đêm nay (mệt quá!), tôi nhận thấy rằng mình không đủ sức (khỏe) để viết hết về 3 vấn đề này cộng với nhiều sự kiện ‘không vừa ý’ trong nước mà 2 tờ báo và trên mạng đã nêu lên, nên, mặc dù có người cho là vấn đề tham nhũng là nghiêm trọng hơn vấn đề biển Đông!, tôi chỉ tập trung vào vấn đề 1 nói trên.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

607. Chùm thơ 'Phố núi chiều nay'

 
Phố núi chiều nay
Ngước xem hoa tím, nàng không thấy
Khói thuốc bay qua, mỏi mắt sầu
Dáng xưa ai hẹn, chờ năm tới!
Mưa đến rồi đây, ai có hay!
*
Nhớ người em gái nhỏ xinh xinh
Đã cách xa nhau những tháng ngày
Ngắm… ‘hoa’, tim bỗng như bừng lại
Bước đến nhà em, cửa đóng rồi!
*
Phố núi chiều nay, sương khói bay
Sông em phản chiếu ánh mây trời
Sông anh dâng nước, lục bình tới
Anh có mình anh, đang ngóng ai
*
Hai cây thông nhỏ giao nhau, nắng
Một bóng bồ câu trắng trắng, buồn
Ngóng qua cửa sổ còn khao khát
Dạo bước ngoài sân, nắng đã tàn
*
Phố núi chiều nay, nhớ... biển xưa
Liễu nghiêng, dừa ngã, sóng ươm sầu
Bao năm phiêu bạt, đời đã cuối
Nhớ thuả vàng son, tim nhói đau
*
Về nguồn, trưa mộng, nước mắt rơi
Tỉnh mơ, chiều xuống, dạ rối bời
Người bên kia núi, ta còn cảm!
Lịch sử nốt trầm, ta vẫn mơ!

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

606. Cái chết là... sự sống!

Vui chơi cho hết tháng ngày
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi chạy vòng.

Nàng thường nói 'con mèo hạnh phúc hơn con người': tôi đồng ý, hihi... Và có vài lần, chú tôi nói 'con người là một con vật mà không bao giờ chịu nhận mình là con vật': tôi không phản đối, rồi tôi nghĩ là 'con người là (một) con vật đau khổ nhất' - vâng, đây chính là nội dung của bài viết, nhưng tôi lại chọn tiêu đề là 'cái chết là sự sống'...

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

605. 'Kim Cổ Nhất Hiền Nhân', ha..ha...

Tối hôm qua, lang thang trên mạng, bất ngờ tôi đọc được 2 câu sau đây:
Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân
Tôi bỗng buồn cười, cười cả đêm, cười đến sáng, cười đến trưa (11.30, 2/10/2014), rồi tôi kể chuyện này cho bạn gái tôi nghe, cổ cũng cười ngất, nói chung là cho đến giờ, tôi cười mà không hiểu vì sao tôi cười. Tôi xin kể lại cho các bạn đọc nghe dưới đây nhé.

Tôi sẽ viết bài này...

Tôi cũng có đọc qua vài lần các bài viết:
-'Bàn về việc sử dụng chữ Hán và nguy cơ nô dịch văn hóa', '...Đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai' của của ông Xuân Dương, rồi
-'Cần nhìn nhận về hệ thống tư liệu chữ Hán nước ta như thế nào?' của ông Nguyễn Thanh Phong, rồi
-'Tự ái rởm hay là Giận Tàu, chém chữ Nho', 'Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu' của ông Hoàng Tuấn Công..., rồi
-vài chục bài viết trên mạng liên quan đến 'thầy' Vũ Khiêu...
Viết đến đây, hẳn có người sẽ bỉu môi và nói rằng 'xí, cái anh chàng này khoe đọc nhiều!', không, tôi không đọc nhiều, mà tôi chỉ đọc những cái gì khi thấy cần đọc mà thôi...


Tôi đánh giá bài viết của ông Nguyễn Thanh Phong là chín chắn. Tôi thấy thú vị và xin cám ơn ông Hoàng Tuấn Công vì sự phân tích ngữ nghĩa Hán Việt rất chi tiết, vì thế hệ chúng tôi cũng cần biết một ít về tiếng Hán - Việt, mặc dù chúng tôi phải mất nhiều thì giờ hơn để học tiếng Anh và... kiếm sống. Tuy nhiên, không phải vì thế mà (chúng) tôi chê ông Xuân Dương, vì thấy mặc dù ông có cực đoan, nhưng vẫn có ít nhiều yếu tố tích cực. Tôi ủng hộ chính kiến của mỗi cá nhân, và tôi không muốn ai cũng phải mở đầu entry bằng câu: 'tôi biết rằng tôi viết bài này thì sẽ bị ném đá' (!!!), và để tránh câu 'vụ này tui cũng có đọc rồi và cũng có cười nhưng chả dám nói nhiều vì sợ anh Dũng "thấy" bảo tui ba trợn!' (lời bình của blogger saumietvuon), nên tôi sẽ viết bài này, không phải với tư cách của một nhà nghiên cứu, mà dưới cặp mắt của một nhà-uống-cà-phê-học, hihi...

Tôi không biết 'thầy' Vũ Khiêu
(Tôi thường gọi các bậc 'tiền bối' là thầy, còn đôi khi tự gọi mình là 'kẻ hậu học', và tôi cũng không muốn 'phạm thượng' khi đề cập đến các nguyên thủ quốc gia)

Trong mấy chục năm lưu lạc giang hồ, tôi đi công tác gần hết 63 tỉnh thành ở VN, và sinh hoạt nhiều nhất là ở HN, nhưng xin nói thật là 'tôi và rất nhiều người chung quanh tôi, không biết đến tên ông Vũ Khiêu', mà tôi thường nghe người dân nói về Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, rồi Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Nguyễn Hiến Lê, Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Thị Ninh, Ngô Bảo Châu...; cho đến khi, mới đây, tại một bàn nhậu, có một nhậu-gia nói rằng ông ta không thấy hài lòng khi bị 'mời' mua một cái trống đồng (Ngọc Lũ) mà có chữ ký của ông VK!; và cũng tại đó tôi nghe mấy nhậu-gia cằm rằm về việc ông VK mặc áo dài kiểu Tàu (!) tại một đại lễ thượng thọ nào đó; hay cái vụ ông VK 'nhận' ông Vũ Hồn (sinh 804-853, tại Phúc Kiến, quan nhà Đường, chức An Nam đô hộ kinh lược sứ) gì gì đó; rồi tôi sực nhớ lại một vụ sì-căng-đan trên mạng về việc ông VK lăng-xê cho Đỗ Minh Xuân 'bình dân hóa' Truyện Kiều của Nguyễn Du... 

Tôi cũng xin nhắc lại là tôi 'miễn bình luận' về các tin đồn nói trên (nhưng chí ít là nó đã không mang lại cho thế hệ 'trẻ' chúng tôi một hình ảnh đẹp!). Nhưng đến vụ 2 câu đối (!) nói trên thì tên của ông VK lọt vào tầm ngắm của chúng tôi.

Khái niệm cơ bản và 'ai là nhất'?

Tôi xin trích ra đây vài dòng của ông Hoàng Tuấn Công: Sau đây là một số cách hiểu:
1. Sơn hà linh khí tại = Khí chất tốt đẹp của GS Vũ Khiêu sẽ còn mãi với núi sông; Kim cổ nhất hiền nhân = GS Vũ Khiêu là hiền nhân đứng đầu trong các bậc hiền nhân từ xưa tới nay (nhất hiền nhân = hiền nhân đứng đầu, đứng nhất).
2. Sơn hà linh khí tại = Khí thiêng của non sông đất Việt chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu (hoặc: Khí thiêng của non sông Việt Nam vẫn còn đây - trong con người cụ Vũ Khiêu); Kim cổ nhất hiền nhân = Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi là hiền nhân, đó là cụ Vũ Khiêu (nhất hiền nhân = chỉ có một người là hiền nhân)


Đối với tôi, nếu ai muốn nói 'linh khí trời đất' tụ vào ai đó, (ví dụ như ngày xưa tôi học, thầy giáo có bảo là linh khí của 99 ngọn núi Hồng Lĩnh tụ vào mà tạo nên ông Nguyễn Công Trứ!), thì không thành vấn đề, mà vấn đề là 'người dân', hay cụ thể là chúng tôi có cho là như vậy hay không mà thôi. 
Nhưng chữ 'nhất', đặc biệt là chữ 'kim cổ' ở trên lại tạo thành một 'big problem' (vấn đề lớn), hihi...
Tôi có thể tạm đưa ra một vài ví dụ: Đặng Thu Thảo là người đẹp nhất trong cuộc thi Hoa hậu VN - 2012, nhưng không phải là người đẹp nhất VN, lại càng không phải là người đẹp nhất VN trong mọi thời đại. Đội tuyển Tây Ban Nha vô địch World Cup 2010, nhưng không phải là đội vô địch từ 'cổ chí kim' trong lịch sử World Cup, vì năm 2014, họ bị thua thê thảm ngay từ vòng loại...

Vì thế, khi muốn xác định 'nhất' thì phải có 'hệ trục tọa độ', vì nếu không có chuẩn hay tiêu chí (criteria - theo một chuyên gia người Anh) thì mạnh ai nấy đều có thể xưng là Tề Thiên Đại Thánh hết sao? Ví dụ, giữa ông Vũ Khiêu và ông Nguyễn Hiến Lê thì ai hơn?, hay so với Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Sính, Tôn Nữ Thị Ninh, Ngô Bảo Châu...?

Tóm lại, nói 'nhất' là nhất so với ai?, nhất về cái gì/trong phạm vi nào?, nhất ở đâu?, nhất bao lâu?, và đặc biệt là, 'ai có quyền cho là nhất'? Ngoài rakhông bao giờ và không bao giờ nên nói là 'nhất trong mọi thời đại' (kim cổ), vì chỉ có... tạo hóa/ông trời thì mới nhất trong mọi thời đại mà thôi.
Và lưu ý rằng chỉ một cú nhích nhẹ của lịch sử, thì nhiều chuyện có thể bị 'đàng sau, quay!', tức là nhất có thể trở thành bét, và ngược lại...

Ai là triết gia?

Tôi có đọc 2 câu: 'Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng', nhưng cũng 'miễn bình luận' luôn, các bạn đọc hãy xem các bình luận trên mạng nhé.
Tôi tạm nghĩ triết gia là người cho ra một hệ thống ý niệm mà có tác động đến một bộ phận (khá) lớn của nhân loại (không biên giới) trong một thời gian dài (hoặc có thể chưa có, nhưng sẽ có trong tương lai). Ví dụ như thuyết 'vô vi' của Lão-Trang, 'tam cương, ngũ thường...' của Khổng Tử, 'tinh thần vũ trụ' của Hegel, 'tự do cá nhân tuyệt đối' của Nietzsche, 'phiếm thần' của Spinoza, 'phi lý' của Camus, 'tương đối' của Einstein... Theo cách nhìn nhận này thì không thể xem ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Giáng hay Trần Quốc Thảo là... triết gia, mà nếu có thì chỉ là triết gia trong nước!!!


Còn 'thầy' Vũ Khiêu thì sao? Dưới đây là trích đoạn một số câu của ‘thầy’:
1. Anh Văn ơi. Anh mất đi là một tổn thất lớn của đất nước, là nỗi đau xót của 90 triệu đồng bào toàn quốc và cũng là nỗi tiếc thương của hàng triệu con người hâm mộ Anh trên toàn trái đất… Anh là lãnh tụ của toàn dân, là hồn thiêng của sông núi. Đối với tôi, Anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc Anh mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên tường, đọc lại những lời Anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: “Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”. Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là Anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp?... (laodong.com.vn)
2. Hơn bốn ngàn năm, con Lạc, cháu Hồng/Nguyện nối tổ tông nêu cao đạo lý/Sơn hà thịnh trị, nhân nghĩa sáng ngời đã trải bao đời, anh tài dũng kiệt/Toàn dân đoàn kết, mở rộng yêu thương/Bè bạn muôn phương, giao lưu thi thố/Tương lai rực rỡ, truyền thống vẻ vang/Lớp lớp cháu con, tu nhân dưỡng trí. (‘Giáng bút’ văn bia ở cái gọi là 'Đền Bình Đà nơi có mộ của Lạc Long Quân' (!?), của GS Vũ Khiêu, trích lời bình của Hairachgia)


Tùy các bạn, hãy xem thầy viết như vậy có phải là ‘triết gia’ không nhé!!!

Đã là hiền nhân…

Tôi nghe người Tàu có câu: ‘Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt', tôi nghĩ Cựu thủ tướng Singapore - Lý Quang Diệu quả là người ‘tuấn kiệt’ khi phát biểu đại khái như sau: nếu các ông muốn tôi dùng tiếng Tàu làm quốc ngữ, thì hãy bước qua tôi trước đã. 'Tôi' cũng giống ông ta một tí, khi khá dị ứng với những ai ‘sính’ dùng tiếng Tàu (Hán-Việt) trong khi ‘có thể’ dùng ngôn ngữ bình dân một cách dễ dàng, ví dụ: ‘Chúc mừng thầy Nguyễn Văn X thọ… tuổi’, thế là nhẹ nhàng, phải hôn?

Và tôi mới đọc được một lời bình sau (của blogger ‘Vườn Của Đạt’):
-Người già hay lẫn lộn (senile- bắt chước tác giả chêm vô một tiếng Anh cho nó sung) âu cũng là chuyện tự nhiên. Người chưa già viết câu đối để nịnh người già (apple-polish- lại tiếng Anh cho nó sung) cũng là chuyện tự nhiên tuốt. Nhưng mà nịnh quá đà theo kiểu này (lại tiếng ngoại lai- boot licking) thì coi thường thiên hạ cổ kim quá:
Sơn hà sinh dị vật
Kim cổ xuất quái nhân


Tôi có trả lời rằng:
-Đọc lời bình của bạn, ban đầu thấy khó hiểu... tí, sau đó thấy vui vui... tí, rồi thấy có hiểu... tí. Mình nghĩ triết gia không phải 'luôn' là nhà thông thái, nhà thông thái không phải 'luôn' là hiền nhân, mà đã là hiền nhân thì phải không màng danh lợi, vì: ta sẽ là cát bụi, và trên thực tế, ta đang là... cát bụi!


...Cuối cùng, ả Gà Mái mới vừa chu mỏ lên quang quác một câu như sau:
-Muốn "nhất" thì cho "nhất đằng đuôi" nhé!

Ha..ha..ha...

HẾT.
-------- 
Một số tài liệu có liên quan:
-Cần nhìn nhận về hệ thống tư liệu chữ Hán nước ta như thế nào?, Nguyễn Thanh Phong, xem:
http://giaoduc.net.vn/GDVN/Can-nhin-nhan-ve-he-thong-tu-lieu-chu-Han-o-nuoc-ta-nhu-the-nao-post149625.gd
-Đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai, Xuân Dương, xem:
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Thua-ong-Bo-truong-Van-hoa-dau-la-phan-chim-cua-van-hoa-ngoai-lai-post149359.gd
-Kim Cổ Nhất Hiền Nhân, Hoàng Tuấn Công, xem:
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/09/ve-oi-cau-oi-thu-tuong-tang-gs-vu-khieu.html