Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

231. Đông Gioăng là ai?


Chắc có nhiều người biết Đông Gioăng, nhưng cũng không ít người ngơ ngác khi được hỏi ‘Đông Gioăng là ai?’
Các bạn hãy theo dõi dưới đây để biết Đông Gioăng phải có cái gì hay/đặc biệt mới được cả thế giới 'bình loạn' như vậy, chắc người ta chưa khai thác hết bản chất con người thể hiện qua anh chàng này!
(Johnny Depp, người đóng vai Don Juan)

1. Trong tiếng Anh có từ Lady Killer = kẻ sát gái, theo Wikipedia thì Đông Gioăng là ‘người hấp dẫn phụ nữ’, Molière gọi anh ta là ‘anh chàng hào hoa’, một số nhà văn/nhà thơ lớn thì gọi là ‘chàng trai gian dối’, còn có một blogger gọi anh ta là ‘Chơi Xong Dông’…
Bắt đền em cái gì
Những nụ hôn nhè nhẹ?
Nhưng lời nói thầm thì?
Những lần ôm khe khẽ?
Để quên anh một chút
Rồi lại nhớ thêm nhiều
Để hờn anh một chút
Rồi nhớ biết bao nhiêu

(NGLB)
Có lần mình nói về ‘Tuyệt đại cao thủ về tán gái’ (entry 226), nếu ở phương Đông có Đoàn Chính Thuần hay Bảo Đại, thì ở phương Tây có Đông Gioăng (lưu ý là chỉ nhìn dưới giác độ 'sa lưới tình'). Nhưng có một sự khác biệt là Đoàn Chính Thuần, Bảo Đại, Napoloen, Tây Môn Khánh (trong truyện 'Thủy hử') hay Điền Bá Quang (trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ‘) tán gái nhờ có quyền, có tiền, tài hoa và dẻo miệng, trong khi đó, Đông Gioăng chỉ có duy nhất là ‘cái miệng’ thôi’!
Đông Gioăng (Don Juan) là một nhân vật có thật, một thanh niên bình thường người Tây Ban Nha, anh ta quyến rũ một cô gái trong tu viện rồi ruồng bỏ cô ta, và sau đó là tán vài cô khác nữa nhưng bị 'bể mánh'. Nhưng chả biết tại sao mà y lại nổi tiếng trong thế giới phương Tây đến thế! Có nhiều nhà văn, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc nhà thơ, đạo diễn phim… tham gia vào chuyện Đông Gioăng, chẳng hạn:
-nhà soạn kịch Tây Ban Nha, Tirso de Molina, vào thế kỷ 16-17,
-nhà soạn hài kịch Molière, viết lại vào năm 1655,
-nhà soạn nhạc Mozart viết trong vở opera ‘Don Giovanni’, năm 1787,
-nhà văn Byron, viết năm 1821,
-rồi Alexandre Dumas, viết năm 1831…,
-Và khoảng 100 phim, phim mới đây của Jacques Weber, năm 1998.

2. Vào trong Google, rất khó mà tìm được một câu chuyện tóm tắt hoàn chỉnh về Đông Gioăng, may mắn mình tìm được đúng có một bài, mình xin đăng tải nguyên văn.
“Don Giovanni (Đông Gioăng) là 1 anh chàng đa tình, thích trêu hoa ghẹo nguyệt, quyến rũ phụ nữ rồi ruồng bỏ họ như 1 căn bệnh không kìm nén đựoc của hắn. Với sự trợ giúp cuả tên hầu Leporello, hắn đã tán tỉnh không biết bao nhiêu cô gái.
Nạn nhân đầu tiên là Donna Anna, con gái vị quận công Commendatore. Để rửa nhục cho con gái, vị quận công đã thách đấu với Giovanni. Thật không may, trong cuộc chiến sinh tử đó, phần thắng lại thuộc về Giovanni, và hắn lại cùng với tên hầu rong ruổi trong chuyến hành trình tìm kiếm “nguồn cảm hứng mới" của mình, bỏ mặc nàng Anna, đau khổ bị phụ tình cùng với cái chết cuả người cha. 
Nửa kia ở đẩu ở đâu
Nửa này ngơ ngẩn, âu sầu, khổ đau
Ai chia ranh giới này đây!
Mưa chiều anh ở bên này nhớ em
Nhớ em đau nhói con tim
Nhớ điên, nhớ dại, nhớ đêm, nhớ ngày
Anh buồn, em có buồn không
Em say tình mới, anh lòng đảo điên

(NGLB)
Ottavio, vị hôn phu của nàng đã hứa sẽ giúp nàng trả thù rồi 2 người sẽ thành hôn với nhau.Trên quãng đường của mình, với nhiều mưu mô xảo quyệt cùng tay hầu ma mãnh, Giovanni lại quyến rũ thêm Donna Elvira, và cô nông dân mới cưới chồng Zerlina. Nhưng nhanh chóng, Giovanni đều bị Anna, Ottavio lật mặt nạ. Số phận may mắn của hắn, đã giúp hắn thoát khỏi lưỡi gươm của Ottavio.
Trên đường trốn thoát cùng với tên hầu Leporello, Giovanni rẽ qua lăng mộ của vị quận công năm xưa. Nàng Elvira, với tình yêu ngây thơ cố tìm gặp hắn và khuyên bảo hắn sửa đổi, nhưng Giovanni gạt phắt. Hồn ma của vị quận công hiện lên, kể tội Giovanni và tuyên án hắn trước chúa ngay trong lúc đang ăn tối. Sấm sét nổi lên, mặt đất nứt ra, Don Giovanni bị kéo xuống địa ngục - kết thúc cuộc đời của tay quí tộc dâm ô, vô đạo". (Nguồn 1)
Một cuộc tình phù vân
Một cuộc tình trôi nhanh
Chút tình nào còn lại
Cho em ấm cõi trần!

(NGLB)


3. Một số đánh giá liên quan đến Đông Gioăng xưa và nay:
- “Với cách hiểu riêng của mình, Mozart đã cải biên lại tinh thần vở kịch Đông Gioăng trở thành 1 con người 2 mặt: anh ta vừa là nô lệ của tình cảm mình lại vừa khinh bạc nó, vừa là người thích đi chinh phục để đoạt được những vẻ đẹp khác nhau của cuộc đời, cũng là người phá tan và huỷ hoại nó. Anh ta muốn đạt được 1 thứ chủ nghĩa tự nhiên trong cách sống, chà đạp lên mọi nguyên tắc đạo lí thông thường của xã hội, phỉ báng thiên đường và địa ngục (thậm chí Đông Gioăng đã dũng cảm đón nhận cái chết của mình), rốt cuộc vẫn bị thiên nhiên trừng phạt. Đông Gioăng là biểu tượng điển hình nhất về sự cám dỗ vật chất, xác thịt, của chủ nghĩa vị kỉ…" (Nguồn 1)
Dáng em đẹp quá trời ơi
Hẹn em sườn núi, dính đầy cỏ may
Ra đi kẻ trước người sau
Về nhà lại nhớ cô nào say sưa
Tặng em miền ký ức xưa

Con sông nho nhỏ, bóng dừa phủ quanh
Tặng em miền ký ức gần
Cỏ may theo gió, bám anh suốt đời

(NGLB)

- “Đàn ông cũng thích ngắm người đẹp khác ngay cả khi đang ở bên bạn gái. Họ cũng có nhiều ham muốn hơn, bởi theo các chuyên gia đó là vấn đề thuộc về hormone. Đàn ông cũng không biết cách cưỡng lại sự cám dỗ, bởi họ luôn “yếu đuối” về khía cạnh tình cảm. Và khi một cô gái xinh đẹp cố tình quyến rũ họ thì cô ấy sẽ đạt được mục đích trong một khoảng thời gian cần thiết, chỉ cần cô ấy biết chọn một thời điểm thích hợp (?!)
Ong bay thấy nhụy thơm tho
Ong quanh ong quẩn dính vào tơ vương
Một ngày trời bỗng mưa dông
Bỗng thèm ôm ấp, bỗng nồng men say
Trời ơi, mắc nợ em này
Em đòi anh biết lấy đâu mà đền
Lấy gì trả nợ chữ tình
Lấy gì trả nợ dáng hình cong cong

(NGLB)
Nhưng, dù bị chi phối bởi... hormone, giới tính thì đàn ông vẫn không đồng ý và cảm thấy bị tổn thương khi bị ví mình là chàng Đông Gioăng. Họ cho rằng nếu họ dễ xao lòng và “cả thèm chóng chán” thì đó là lỗi ở phái yếu. Người đàn bà đáng yêu không thể không khiến đàn ông nhìn ngắm và xao lòng. Người đàn bà không biết làm cuộc sống thi vị, nhanh chóng bộc lộ bản chất của những thói xấu và đẩy đàn ông vào ngõ cụt của sự mệt mỏi thì việc “cao chạy xa bay” của họ là hết sức “nhân đạo”. Nó sẽ tránh cho những hệ lụy của sự đổ vỡ, chia ly trong cuộc sống vợ chồng về sau...” (Nguồn 2)

4. Và cuối cùng là một câu chuyện tiếu lâm 'Điểm khác biệt', liên quan đến Đông Gioăng:
Một phóng viên hỏi nữ tài tử điện ảnh Pháp Brigit Bácđô (B.B):
- Chị quan niệm thế nào về điểm khác biệt giữa đàn ông với đàn bà?
Không ngần ngại, B.B. trả lời ngay:
- Đàn ông mà ngoại tình nhiều, yêu được nhiều đàn bà thì người ta gọi đó là chàng Đông Gioăng. Ngược lại, đàn bà mà yêu nhiều đàn ông thì bị thiên hạ gọi là gái điếm! (Nguồn 3)
Câu chuyện tiếu lâm trên đây có ý nghĩa riêng của nó. Dường như có một sự quá bất bình đẳng giữa nam và nữ khi nói đến chuyện tình dục: người ta kết tội phụ nữ quá nặng, trong khi đó, Napoleon có hơn 7… vợ (entry 221), và người ta thường gọi Thierry Henry, David Beckham..  là Đông Gioăng, nhưng người ta không nói xấu họ! (Nàng Marilyn Monroe có 3 đời chồng, và bồ bịch với cả tá đàn ông, nhưng người ta không nói xấu nàng, miễn sao nàng không đụng đến luật pháp (entry 229).
Hiện nay, hình như người ta thường gọi từ 'Đông Gioăng' theo nghĩa tích cực, đó là 'người mà được nhiều phụ nữ yêu mến' !? (xem Hình 1 - nguồn Google)
(Hình 1: Chàng Đông Gioăng xứ sương mù)
Dường như bản chất của việc 'đàn ông đa tình' là do tính cạnh tranh làm chủ bầy đàn trong thế giới động vật mà con đực chiến thắng sẽ 'sở hữu' các con 'cái' trong bầy, hơn nữa, trong một thời kỳ dài nguyên thủy, đàn ông phải liên tục đi săn mồi, mà con mồi hấp dẫn nhất là 'người đẹp'!
Và dường như, ‘tinh thần phương Tây’ phóng khoáng hơn và duy lý hơn, đối với họ, mọi nhu cầu sống đều bình đẳng, họ không quá quan trọng hóa tình dục và càng không quan tâm đến ‘tôi là số một’, họ phải dành thời gian để nghĩ làm thế nào để đưa phi thuyền Apollo lên mặt trăng và chinh phục những thế giới bí hiểm còn vô tận trong vũ trụ!
-----------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét