CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ AN BÌNH!
LTS: Tôi đã đổi tiêu đề ‘Chuyện gà, heo, hoa và… gái’ thành ‘Tôi… khen Chương trình Táo Quân 2016’, vì không muốn viết quá nhiểu entry, và vì đề tài này… nóng hổi hơn - xem ‘Câu chuyện 19’ bên dưới.
1. Bài toán cuộc đời, ai đố ai
Nửa trong thực tại, nửa ưu phiền
Nửa sa địa ngục, chìm tận đáy
Nửa tận thiên đường, bay dáng em
2. Đi tìm tứ tuyệt, trời xuân lạnh
Mờ tỏ khu vườn, quẩn lối đêm
Em nghiêng nét thắm, làn thu phớt
Anh bước chân về, ôm dáng em
Nửa trong thực tại, nửa ưu phiền
Nửa sa địa ngục, chìm tận đáy
Nửa tận thiên đường, bay dáng em
2. Đi tìm tứ tuyệt, trời xuân lạnh
Mờ tỏ khu vườn, quẩn lối đêm
Em nghiêng nét thắm, làn thu phớt
Anh bước chân về, ôm dáng em
Thời gian ‘limit’ lắm, nên tôi viết tranh thủ, viết vội… Khi bắt đầu viết, tôi nghe trong ti vi đang phát ra bản nhạc ‘Bốn chữ lắm’ (Nhạc: Phạm Toàn Thắng, Trình bày: Trúc Nhân-Thảo Nhi) với 4 cụm từ rất phổ biến: ‘yêu lắm, thương lắm, xa lắm, đau lắm...’, mời các bạn nghe đầu năm nhé:
-Yêu là đau, thương là đau sao?/Chờ mong người đi về đâu vẫn nhớ về/Tình là có không khi nào?/Tay cầm tay, thương là thương sao?/Chờ mong ngày mai ai biết ra sao/Người có đi xa tận phương trời?
http://mp3.zing.vn/bai-hat/bon-chu-lam-truc-nhan-truong-thao-nhi/zw6bfzua.html
Câu chuyện 17: Tất niên và TPP
*Nghĩa của chữ Tất Niên: Hôm qua trên ti-vi (nghe kể lại), có một nhà nghiên cứu! giải thích là ta thường dùng sai chữ ‘Tất Niên’ (ăn Tất Niên, cúng Tất Niên). Tạm hiểu, ‘tất’ nằm trong chữ tất toán, ‘tất niên’ là… quyết toán năm cũ để bỏ qua cái xui xẻo của năm cũ (nếu có) và mong ước chuyển qua một năm mới may mắn hơn, nên chính xác là ‘bữa tiệc’ này phải diễn ra vào buổi chiều/tối vào ngày cuối cùng của một năm (tiếng Anh gọi là EVE); tuy nhiên ta thường mời bà con/bạn bè đến liên hoan từ ngày 23 ÂL với ý nghĩa là tổng kết cuối năm, thiết nghĩ cũng không sai.
Theo trang web ‘kynanggiaotiep.edu.vn’ thì: ‘Chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới… Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 30 tháng Chạp ÂL (nếu là năm đủ), hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu):
Dầu ai đi đó đi đâu
Nhớ ba ngày Tết ngày xuân mà về.
Theo trang web ‘kynanggiaotiep.edu.vn’ thì: ‘Chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới… Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 30 tháng Chạp ÂL (nếu là năm đủ), hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu):
Dầu ai đi đó đi đâu
Nhớ ba ngày Tết ngày xuân mà về.
*TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement): Đầu năm nay, dân ta đã đón được một tin mừng lớn!, đó là: 'Ngày hôm nay (4/2/2016) Bộ trưởng 12 nước thành viên TPP đã cùng tham gia họp bàn và ký kết Hiệp định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - Hiệp định của Thế kỷ 21 được nhận định là sẽ làm thay đổi luật chơi của thế giới. Trong buổi Lễ ký kết, các thành viên bao gồm: Australia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết để tham dự để xác thực lời văn Hiệp định TPP. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ…Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định vào ngày 05/10/2015 tại Hội nghị Bộ trưởng tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ… Việt Nam là một trong những nước được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ TPP, nhất là các lĩnh vực dệt may, da giày, đồ gỗ, v.v… Đồng thời, TPP cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong những vấn đề như: quy mô, chất lượng nền kinh tế so với các nước thành viên TPP khác, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển cao. Năng lực cạnh tranh cả về sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia đều hạn chế, dễ bị tổn thương; trong thực thi TPP với những nội dung mới cũng là một thách thức lớn; chất lượng nhân lực về quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp đều còn hạn chế…' (Nguồn: Blog Bình Địa Mộc).
Là người gần như là sống hàng ngày với nông dân, tôi thấy vụ TPP này có cái ‘kẹt’, đó là cái kiểu thói sản xuất còn khá lạc hậu và ‘không sạch’ của dân ta, kết quả là chất lượng thấp, do họ chưa có công nghệ và tập quán tiên tiến, nên khi bước vào cái ‘Game quốc tế’ mà đòi hỏi mọi thứ đều phải thỏa tiêu chí hay đẳng cấp quốc tế (hay gần gần như vậy) thì dân ta ba chân bốn cẳng chạy theo mướt mồ hôi trán nhưng còn lâu mới đuổi kịp họ (các nước phát triển hoặc đang phát triển), chẳng hạn như năm vừa rồi, ta còn khoảng 500.000 tấn cà phê, 300-500.000 tấn mật ong… tồn kho (chưa xuất khẩu được, đúng hơn là khoảng 40.000 tấn), mà nghe những người nông dân… ‘báo cáo’ rằng chủ yếu đó là vì những tiêu chí rất khắt khe về chất lượng (cao, khó theo) của TPP.
Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy ‘mừng’ với việc nước ta gia nhập TPP, vì như vậy là ta đã chấp nhận ‘luật chơi quốc tế’ nên sớm hay muộn gì thì cũng phải sản xuất ra những sản phẩm (vật chất hay tinh thần) có đẳng cấp quốc tế, chứ không phải ‘đẳng cấp tự phong’ - nếu làm 'như cũ' thì ta sẽ bị loại ngay từ vòng… gởi xe! Điều tôi mừng đặc biệt là (các) thế hệ sau sẽ được cung cấp một định hướng rèn luyện sắc bén: không phải là chém gió/ném đá, mà phải tạo ra những sản phẩm có đẳng cấp quốc tế.
Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy ‘mừng’ với việc nước ta gia nhập TPP, vì như vậy là ta đã chấp nhận ‘luật chơi quốc tế’ nên sớm hay muộn gì thì cũng phải sản xuất ra những sản phẩm (vật chất hay tinh thần) có đẳng cấp quốc tế, chứ không phải ‘đẳng cấp tự phong’ - nếu làm 'như cũ' thì ta sẽ bị loại ngay từ vòng… gởi xe! Điều tôi mừng đặc biệt là (các) thế hệ sau sẽ được cung cấp một định hướng rèn luyện sắc bén: không phải là chém gió/ném đá, mà phải tạo ra những sản phẩm có đẳng cấp quốc tế.
Câu chuyện 18: Gà quê
Hu..hu…, ở đời có 3 thứ... ngon, được gọi là 3G, đó là ‘gạo quê, gà quê và gái quê’, thế mà người ta không tặng gạo hay… gái!
Cách đây khoảng 10 năm, trước Tết, nhà tôi - ở ranh giới giữa nông thôn và phố thị - được các phụ huynh/nhân viên từ trên phố và dưới huyện đến tặng hơn… 20 con gà mái (lúc đó, tôi làm ở Hà Nội, và Tết chỉ về có hơn 6 ngày thôi - một nửa của chế độ nghỉ phép 12 ngày/năm).
Những ả gà này được cột khắp mọi nơi trong vườn (khoảng 40m2), một số con thì cột dưới gốc cây đu đủ, một số thì cột vào chân các chậu hoa, thậm chí cột dưới gốc cây cà dĩa… Ối giời ơi, trong thời gian không quá một ngày, cứt gà đã vung vải khắp trên nền xi măng (một phần của cái vườn), tôi phải lấy vòi nước xịt và dùng chổi quét sân (ngoài Bắc gọi là ‘chổi xương’) để quét, rồi cho chúng ăn thóc (mua ngoài chợ), vừa làm, vừa tự an ủi: ‘tập thể dục ấy mà’! Nói chung là mấy ngày trước Tết, tôi làm trợ lý cho ‘sư tử’: nào là nấu nước sôi, nhổ lông, nào là chọc tiết, làm lòng (lộn ngược ra)…, mà một trong những hậu quả của công việc này người toát ra cái ‘thum thủm chiều trôi, khi anh ra ngoài, bay mùi thúi thúi’ (cười)…
Nói chung là tôi cảm thấy rất lo lắng: nhà tôi đang trở thành một công ty chăn nuôi... gà bất đắc dĩ!, và nghĩ rằng nếu tôi là ‘hoàng đế Đại Hán’ thì sẽ lập tức cho đi 19 con (nhưng không dễ tí nào, vì làm sao mà đem gà để tặng ngược lại cho những người ở nông thôn đã có gà!, hay phải đi vòng vòng hết ngày này qua ngày nọ để… năn nỉ tặng mấy đại gia trên phố!), chỉ để lại một con hay nửa con mà thôi; nhưng ‘sư tử’ thì không nghĩ vậy, bả nhận hết, ngoài ra bả còn tuyên bố là ‘hễ ai mà tặng bả một, thì bả sẽ tặng lại gấp đôi, gấp ba’, nam mô a di đà… Chúa!
Nhưng quả thật, ‘sư tử’ xử lý được: hễ ai đến biếu bả cái gì (không phải gà) thì bả biếu lại gà (và vài món khác), còn bả làm thịt đến 4-5 con và chất đầy tủ lạnh!, tôi không biết là sau Tết bả sẽ tiêu thụ như thế nào (vì cả nhà chỉ ăn một tí thôi), nhưng đằng nào thì 6 tháng sau về phép, chúng cũng sẽ biến mất vào… hư vô, hi…
Cách đây khoảng 10 năm, trước Tết, nhà tôi - ở ranh giới giữa nông thôn và phố thị - được các phụ huynh/nhân viên từ trên phố và dưới huyện đến tặng hơn… 20 con gà mái (lúc đó, tôi làm ở Hà Nội, và Tết chỉ về có hơn 6 ngày thôi - một nửa của chế độ nghỉ phép 12 ngày/năm).
Những ả gà này được cột khắp mọi nơi trong vườn (khoảng 40m2), một số con thì cột dưới gốc cây đu đủ, một số thì cột vào chân các chậu hoa, thậm chí cột dưới gốc cây cà dĩa… Ối giời ơi, trong thời gian không quá một ngày, cứt gà đã vung vải khắp trên nền xi măng (một phần của cái vườn), tôi phải lấy vòi nước xịt và dùng chổi quét sân (ngoài Bắc gọi là ‘chổi xương’) để quét, rồi cho chúng ăn thóc (mua ngoài chợ), vừa làm, vừa tự an ủi: ‘tập thể dục ấy mà’! Nói chung là mấy ngày trước Tết, tôi làm trợ lý cho ‘sư tử’: nào là nấu nước sôi, nhổ lông, nào là chọc tiết, làm lòng (lộn ngược ra)…, mà một trong những hậu quả của công việc này người toát ra cái ‘thum thủm chiều trôi, khi anh ra ngoài, bay mùi thúi thúi’ (cười)…
Nói chung là tôi cảm thấy rất lo lắng: nhà tôi đang trở thành một công ty chăn nuôi... gà bất đắc dĩ!, và nghĩ rằng nếu tôi là ‘hoàng đế Đại Hán’ thì sẽ lập tức cho đi 19 con (nhưng không dễ tí nào, vì làm sao mà đem gà để tặng ngược lại cho những người ở nông thôn đã có gà!, hay phải đi vòng vòng hết ngày này qua ngày nọ để… năn nỉ tặng mấy đại gia trên phố!), chỉ để lại một con hay nửa con mà thôi; nhưng ‘sư tử’ thì không nghĩ vậy, bả nhận hết, ngoài ra bả còn tuyên bố là ‘hễ ai mà tặng bả một, thì bả sẽ tặng lại gấp đôi, gấp ba’, nam mô a di đà… Chúa!
Nhưng quả thật, ‘sư tử’ xử lý được: hễ ai đến biếu bả cái gì (không phải gà) thì bả biếu lại gà (và vài món khác), còn bả làm thịt đến 4-5 con và chất đầy tủ lạnh!, tôi không biết là sau Tết bả sẽ tiêu thụ như thế nào (vì cả nhà chỉ ăn một tí thôi), nhưng đằng nào thì 6 tháng sau về phép, chúng cũng sẽ biến mất vào… hư vô, hi…
...Chuyện 2 con heo mọi xổng chuồng: Tôi đang viết tiếp…
Tôi đã… hứa và tôi sẽ kể, nhưng chuyện 'hoa' và… 'gái' thì xin hẹn dịp sau… Số là, trước Tết, ông… tổng giám đốc có hứa tặng nhà tôi 1 con heo mọi, nhưng ổng lại nổi hứng tặng những 2 con! - được chở về rẫy vào hôm 26 Tết. Thế mà, không phải lỗi tại ổng hay lỗi tại ai!, một ông bộ đội - đầy kinh nghiệm chiến trường - lại lập tức tháo chúng ra khỏi cái lồng heo, và đem bỏ vào một cái vườn nuôi gà có rào lưới B40 không kiên cố; 2 con heo này cũng lập tức đội lưới B40 và vọt đi mất. Sáng mai, một anh thợ xây thấy nó đang quanh quẩn bên một cái gốc mít, liền thông báo với giọng nhẹ nhàng như… Tây Thi:
-Heo về. (Khi kể lại ai cũng cười ồ).
Thế là cả chục anh thợ xây xúm lại, dùng ‘lưới’ và bắt được chú. Còn chú kia chạy khá xa, và mặc dù thấy bóng nó luẩn quẩn quanh đó, nhưng người ta chả thế nào mà bắt được, vì nó chạy nhanh như tên bắn! Cuối cùng, đến tối 28 Tết, chú cũng đói quá mà tiến lại gần một cái chuồng có con heo… cái, rồi bị một người dân ‘bẫy’ nó vào chuồng! và bắt được, mừng quá:
-Đúng là cái gì mất đi, mà khi tìm lại được, thì ta mới thấy giá trị của nó!
Câu chuyện 19: Tôi… khen chương trình ‘Táo Quân 2016’
‘Gặp nhau cuối năm’ hay còn được gọi là ‘Táo Quân’ là một chương trình truyền hình phát sóng vào 20 giờ ngày cuối năm (ÂL), bắt đầu từ năm 2003, ban đầu đã là một tập đặc biệt của chương trình hài nổi tiếng ‘Gặp nhau cuối tuần’ nhưng vẫn tiếp tục hàng năm sau khi chương trình ‘Gặp nhau cuối tuần’ kết thúc... (tóm tắt, wikipedia)
Như vậy là tôi bắt đầu xem chương trình này từ năm 2003, nhưng mấy năm gần đây, tôi luôn theo dõi nó (cũng như các trận đấu của Đội tuyển bóng đá nam hay bóng chuyền nữ VN vậy). Và trong số 13-14 lần (nếu tính từ năm 2003) trình diễn trên ti-vi, thì tôi đánh giá ‘Chương trình Táo Quân - 2016’ là hay nhất, và tôi… khen, thay vì dùng chữ ‘hoan hô’ - vì đã dùng vài lần rồi.
Dĩ nhiên là chương trình 'Táo Quân' năm nào cũng... hay, vì nó được ‘sáng tạo’ bởi một đạo diễn (Đỗ Thanh Hải!) có tính táo bạo, tiến bộ, độc lập và ‘uy vũ bất năng khuất’, tôi không biết tính cách nào là tính cách hay nhất của đạo diễn này, nhưng có lẽ tính độc lập là quan trọng nhất. Lý do thứ hai là tôi cũng đã từng xem một chương trình Táo Quân (cách đây nhiều năm) do ‘Sài Gòn’ diễn, và tôi không có một ấn tượng gì đặc biệt, mà nếu có thì chỉ nhớ mang máng là có nhiều ‘hài rẻ tiền’, lượng kiến thức/triết lý ít, và không làm rõ nét được cái ‘văn hóa độc đáo Việt’... Hơn nữa, chương trình năm nay rất đặc dị và khác… hẳn so với hài của Charlie Chaplin, Mr. Bean, Xuân Hinh hay Hoài Linh... (mặc dù các loại hài này rất hay).
*Chương trình ‘Táo Quân 2016’ có các đặc điểm sau đây:
1. Phê phán mạnh chuyện ‘cơ cấu cán bộ’ lạc hậu kiểu ‘con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa’, chẳng hạn như ‘đi du học nước ngoài, về ba tháng, hỉ mũi chưa sạch, rồi được lên thiên đình phụ trách đầu ra đầu vào’…, mà tôi ấn tượng với việc Táo Kinh tế (!) gọi loại cán-bộ-con-vua này là ‘thằng cu’, ha..ha..ha…
Thiết nghĩ là một người mà trở thành lãnh đạo (quốc gia/tỉnh/huyện, bộ/cục/vụ/viện…) thì phải có ít nhất là 25-30 năm kinh nghiệm chuyên môn (chuyên về một lĩnh vực), chẳng hạn một người tốt nghiệp đại học năm 22 tuổi, thì thường phải đến 47-50 tuổi trở lên, mới có thể trở thành lãnh đạo (cao cấp) được. Ví dụ như ông Bill Clinton (sinh năm 1946) năm 47 tuổi mới làm tổng thống Mỹ (1993), và đây là trường hợp đặc biệt (một trong ba tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ), chứ những trường hợp làm ‘chuyên môn lung tung’ - chỉ đạo đâu thì làm đấy - thì về nguyên tắc là không thể nào trở thành lãnh đạo được, mà nếu có làm thì cũng chả có mấy ai tâm phục khẩu phục, vì hiệu quả đem lại sẽ rất thấp, thậm chí là ‘âm’.
2. Xem ‘tham nhũng’ là chuyện nghiêm trọng nhất trong xã hội hiện đại, phần này cho thấy rằng hầu như ai ai cũng tham nhũng, nhưng rất thường lại không thể chỉ ra đích xác ‘ai là kẻ tham nhũng?’… Ý tưởng này rất đặc sắc vì nó chỉ ra được một khía cạnh tâm lý: Vì là người luôn sợ hãi, lo âu và có xu thế tìm mọi cách để chứng minh mình là ‘trong sạch’, nên kẻ tham nhũng vô cùng sợ việc bị người ta chỉ ra mình là tham nhũng (qua trò chơi 'Chiếc nón kỳ diệu' quay rơi vào một trong hai ô 'tham nhũng' và 'trong sạch', mà đến cả Thượng đế cũng phải sợ, ha..ha..ha…), sợ vãi đái trong quần, sợ són cứt ra quần, sợ bị đưa ra xét xử, sợ đến nổi phải cầu bất kỳ đấng thần linh nào (Chúa, Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, ông bà cha mẹ đã khuất) cứu mình…, nói chung là kẻ tham nhũng rất sợ mất chức quyền, sợ chết.
Việc xem ‘tham nhũng là chuyện nghiêm trọng nhất trong xã hội hiện đại’ này, nếu không nhầm, là đồng nghĩa với việc đánh giá một xã hội có nhiều tham nhũng thì quyết không thể nào là một xã hội hiện đại... Lưu ý rằng khi nói đến tham nhũng thì người ta lập tức nghĩ đến ‘tiền’, nhưng thực ra, tham nhũng phải được hiểu là tham nhũng về quyền lực, vì tiền chỉ là một trong những hệ quả của việc tham nhũng quyền lực. Nhưng bản chất của vấn đề là ở đâu? Tham nhũng sinh ra từ cơ chế, mà cơ chế sinh ra từ chế độ, mà chế độ sinh ra từ con người (tham vọng). Có thể hình dung là nếu một chế độ/quốc gia được quốc tế đánh giá là ‘top-ten về trong sạch trên thế giới’ thì điều này có nghĩa là họ đã có một chủ nghĩa tốt, một cơ chế tốt và một hệ thống ‘triết lý giáo dục’ tốt… mà đã làm hạn chế được ít hay nhiều tham vọng của con người.
3. Các Táo quân đều vạch ra một loại hình tâm lý là những kẻ tưởng mình là ‘lớn’ (về nhiều nghĩa) thường rất hay vô cùng thù ghét việc có ai đó làm ‘phật ý’ mình, ví dụ: một bài viết vô tình nào đó, hay một cái nút ‘like’ (trên Facebook chẳng hạn)… bày tỏ một cảm nhận bất chợt và không hữu ý của blogger nào đó, sẽ làm cho kẻ này náo động tâm can và tìm đủ mọi cách, vô hình hay hữu hình, để ‘dìm hàng’ blogger nói trên. (Và tôi cũng không ngoại lệ).
Triết lý này còn chỉ ra rằng kẻ muốn chứng tỏ mình là ‘lớn’ - mà bất cứ cái bóng cái gió nào cũng làm y tưởng là nói động đến y - là kẻ bị mắc bệnh tưởng. Đó là mặc dù người ta không cố tình nói động đến y, nhưng do cái bệnh ‘tưởng mình là lớn’ này, mà lúc nào cũng nghĩ là có kẻ chực nói xấu y, điều này sẽ làm cho y rúng động thần hồn và tìm đủ mọi quyết sách hạ tiện để không cho ai được nói động tới mình, bằng cách làm mọi giá để hại và ‘thề tiêu diệt’ cái kẻ ‘ảo’ mà hầu như ‘không có liên quan’ gì đến mình này… Việc này đồng nghĩa với việc y tự thú nhận rằng chính y là kẻ có một ‘tâm hồn kênh kiệu’, hay nói rộng hơn, là kẻ có tâm hồn bệnh hoạn - một thứ bệnh còn tồn tại trong một xã hội chưa thể gọi là phát triển!, v..v...
*Cuối cùng, mặc dù là còn có rất nhiều chuyện, chẳng hạn ‘chuyện Biển Đông’, nhưng thiết nghĩ chương trình 'Táo Quân' này không có mục tiêu ‘chính trị’ hay ‘tôn giáo’, nên tôi khen:
-Không những tôi ‘khen’, mà kể từ tối hôm qua (trước giao thừa), sáng nay và trưa nay, mọi người đều khen, và tôi chưa thấy ai chê!
***
Tóm lại, tôi đã kể 19 câu chuyện Tết, đủ mọi loại hình - từ câu chuyện 1 là ‘Cà phê cứt… người’ đến câu chuyện 19 là ‘Tôi... khen chương trình Táo Quân 2016' (từ entry 787 đến 794), mà có ít nhất một người bảo là tôi viết ‘lăng quăng’, ok, không sao! Triết học là cái quái gì nhỉ!, tôi không cần biết, tôi chỉ cần biết sự thật, mà ‘sự thật’ theo cái gì?, theo cái ‘thực tế’ mà tôi biết, ví dụ, tôi đã trả lời cho bạn MRC như sau:
-Trong môn võ Karatedo thì người mới vào đeo đai màu trắng - tượng trưng cho 'sự đau khổ và lòng dũng cảm'!, nên tôi thiết nghĩ rằng người dũng cảm là người phải hiểu được (những) nỗi đau/khổ của mình (và người khác), để có thể vượt qua nó, nói như vậy cũng có nghĩa là nếu ai đó nói không có, hay che giấu sự đau/khổ của mình (dân tộc mình/đất nước mình...) thì ngược lại!
Và sực nhớ là ông Hemingway có nói (đại khái) là:
-Ông không cảm thấy hào hứng khi hơn người khác, mà chỉ cảm thấy hào hứng khi hơn được chính mình.
Ông ta nói đúng hay sai nhỉ?
Và thế là hết Tết!
Tôi đã… hứa và tôi sẽ kể, nhưng chuyện 'hoa' và… 'gái' thì xin hẹn dịp sau… Số là, trước Tết, ông… tổng giám đốc có hứa tặng nhà tôi 1 con heo mọi, nhưng ổng lại nổi hứng tặng những 2 con! - được chở về rẫy vào hôm 26 Tết. Thế mà, không phải lỗi tại ổng hay lỗi tại ai!, một ông bộ đội - đầy kinh nghiệm chiến trường - lại lập tức tháo chúng ra khỏi cái lồng heo, và đem bỏ vào một cái vườn nuôi gà có rào lưới B40 không kiên cố; 2 con heo này cũng lập tức đội lưới B40 và vọt đi mất. Sáng mai, một anh thợ xây thấy nó đang quanh quẩn bên một cái gốc mít, liền thông báo với giọng nhẹ nhàng như… Tây Thi:
-Heo về. (Khi kể lại ai cũng cười ồ).
Thế là cả chục anh thợ xây xúm lại, dùng ‘lưới’ và bắt được chú. Còn chú kia chạy khá xa, và mặc dù thấy bóng nó luẩn quẩn quanh đó, nhưng người ta chả thế nào mà bắt được, vì nó chạy nhanh như tên bắn! Cuối cùng, đến tối 28 Tết, chú cũng đói quá mà tiến lại gần một cái chuồng có con heo… cái, rồi bị một người dân ‘bẫy’ nó vào chuồng! và bắt được, mừng quá:
-Đúng là cái gì mất đi, mà khi tìm lại được, thì ta mới thấy giá trị của nó!
Câu chuyện 19: Tôi… khen chương trình ‘Táo Quân 2016’
‘Gặp nhau cuối năm’ hay còn được gọi là ‘Táo Quân’ là một chương trình truyền hình phát sóng vào 20 giờ ngày cuối năm (ÂL), bắt đầu từ năm 2003, ban đầu đã là một tập đặc biệt của chương trình hài nổi tiếng ‘Gặp nhau cuối tuần’ nhưng vẫn tiếp tục hàng năm sau khi chương trình ‘Gặp nhau cuối tuần’ kết thúc... (tóm tắt, wikipedia)
Như vậy là tôi bắt đầu xem chương trình này từ năm 2003, nhưng mấy năm gần đây, tôi luôn theo dõi nó (cũng như các trận đấu của Đội tuyển bóng đá nam hay bóng chuyền nữ VN vậy). Và trong số 13-14 lần (nếu tính từ năm 2003) trình diễn trên ti-vi, thì tôi đánh giá ‘Chương trình Táo Quân - 2016’ là hay nhất, và tôi… khen, thay vì dùng chữ ‘hoan hô’ - vì đã dùng vài lần rồi.
Dĩ nhiên là chương trình 'Táo Quân' năm nào cũng... hay, vì nó được ‘sáng tạo’ bởi một đạo diễn (Đỗ Thanh Hải!) có tính táo bạo, tiến bộ, độc lập và ‘uy vũ bất năng khuất’, tôi không biết tính cách nào là tính cách hay nhất của đạo diễn này, nhưng có lẽ tính độc lập là quan trọng nhất. Lý do thứ hai là tôi cũng đã từng xem một chương trình Táo Quân (cách đây nhiều năm) do ‘Sài Gòn’ diễn, và tôi không có một ấn tượng gì đặc biệt, mà nếu có thì chỉ nhớ mang máng là có nhiều ‘hài rẻ tiền’, lượng kiến thức/triết lý ít, và không làm rõ nét được cái ‘văn hóa độc đáo Việt’... Hơn nữa, chương trình năm nay rất đặc dị và khác… hẳn so với hài của Charlie Chaplin, Mr. Bean, Xuân Hinh hay Hoài Linh... (mặc dù các loại hài này rất hay).
*Chương trình ‘Táo Quân 2016’ có các đặc điểm sau đây:
1. Phê phán mạnh chuyện ‘cơ cấu cán bộ’ lạc hậu kiểu ‘con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa’, chẳng hạn như ‘đi du học nước ngoài, về ba tháng, hỉ mũi chưa sạch, rồi được lên thiên đình phụ trách đầu ra đầu vào’…, mà tôi ấn tượng với việc Táo Kinh tế (!) gọi loại cán-bộ-con-vua này là ‘thằng cu’, ha..ha..ha…
Thiết nghĩ là một người mà trở thành lãnh đạo (quốc gia/tỉnh/huyện, bộ/cục/vụ/viện…) thì phải có ít nhất là 25-30 năm kinh nghiệm chuyên môn (chuyên về một lĩnh vực), chẳng hạn một người tốt nghiệp đại học năm 22 tuổi, thì thường phải đến 47-50 tuổi trở lên, mới có thể trở thành lãnh đạo (cao cấp) được. Ví dụ như ông Bill Clinton (sinh năm 1946) năm 47 tuổi mới làm tổng thống Mỹ (1993), và đây là trường hợp đặc biệt (một trong ba tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ), chứ những trường hợp làm ‘chuyên môn lung tung’ - chỉ đạo đâu thì làm đấy - thì về nguyên tắc là không thể nào trở thành lãnh đạo được, mà nếu có làm thì cũng chả có mấy ai tâm phục khẩu phục, vì hiệu quả đem lại sẽ rất thấp, thậm chí là ‘âm’.
2. Xem ‘tham nhũng’ là chuyện nghiêm trọng nhất trong xã hội hiện đại, phần này cho thấy rằng hầu như ai ai cũng tham nhũng, nhưng rất thường lại không thể chỉ ra đích xác ‘ai là kẻ tham nhũng?’… Ý tưởng này rất đặc sắc vì nó chỉ ra được một khía cạnh tâm lý: Vì là người luôn sợ hãi, lo âu và có xu thế tìm mọi cách để chứng minh mình là ‘trong sạch’, nên kẻ tham nhũng vô cùng sợ việc bị người ta chỉ ra mình là tham nhũng (qua trò chơi 'Chiếc nón kỳ diệu' quay rơi vào một trong hai ô 'tham nhũng' và 'trong sạch', mà đến cả Thượng đế cũng phải sợ, ha..ha..ha…), sợ vãi đái trong quần, sợ són cứt ra quần, sợ bị đưa ra xét xử, sợ đến nổi phải cầu bất kỳ đấng thần linh nào (Chúa, Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, ông bà cha mẹ đã khuất) cứu mình…, nói chung là kẻ tham nhũng rất sợ mất chức quyền, sợ chết.
Việc xem ‘tham nhũng là chuyện nghiêm trọng nhất trong xã hội hiện đại’ này, nếu không nhầm, là đồng nghĩa với việc đánh giá một xã hội có nhiều tham nhũng thì quyết không thể nào là một xã hội hiện đại... Lưu ý rằng khi nói đến tham nhũng thì người ta lập tức nghĩ đến ‘tiền’, nhưng thực ra, tham nhũng phải được hiểu là tham nhũng về quyền lực, vì tiền chỉ là một trong những hệ quả của việc tham nhũng quyền lực. Nhưng bản chất của vấn đề là ở đâu? Tham nhũng sinh ra từ cơ chế, mà cơ chế sinh ra từ chế độ, mà chế độ sinh ra từ con người (tham vọng). Có thể hình dung là nếu một chế độ/quốc gia được quốc tế đánh giá là ‘top-ten về trong sạch trên thế giới’ thì điều này có nghĩa là họ đã có một chủ nghĩa tốt, một cơ chế tốt và một hệ thống ‘triết lý giáo dục’ tốt… mà đã làm hạn chế được ít hay nhiều tham vọng của con người.
3. Các Táo quân đều vạch ra một loại hình tâm lý là những kẻ tưởng mình là ‘lớn’ (về nhiều nghĩa) thường rất hay vô cùng thù ghét việc có ai đó làm ‘phật ý’ mình, ví dụ: một bài viết vô tình nào đó, hay một cái nút ‘like’ (trên Facebook chẳng hạn)… bày tỏ một cảm nhận bất chợt và không hữu ý của blogger nào đó, sẽ làm cho kẻ này náo động tâm can và tìm đủ mọi cách, vô hình hay hữu hình, để ‘dìm hàng’ blogger nói trên. (Và tôi cũng không ngoại lệ).
Triết lý này còn chỉ ra rằng kẻ muốn chứng tỏ mình là ‘lớn’ - mà bất cứ cái bóng cái gió nào cũng làm y tưởng là nói động đến y - là kẻ bị mắc bệnh tưởng. Đó là mặc dù người ta không cố tình nói động đến y, nhưng do cái bệnh ‘tưởng mình là lớn’ này, mà lúc nào cũng nghĩ là có kẻ chực nói xấu y, điều này sẽ làm cho y rúng động thần hồn và tìm đủ mọi quyết sách hạ tiện để không cho ai được nói động tới mình, bằng cách làm mọi giá để hại và ‘thề tiêu diệt’ cái kẻ ‘ảo’ mà hầu như ‘không có liên quan’ gì đến mình này… Việc này đồng nghĩa với việc y tự thú nhận rằng chính y là kẻ có một ‘tâm hồn kênh kiệu’, hay nói rộng hơn, là kẻ có tâm hồn bệnh hoạn - một thứ bệnh còn tồn tại trong một xã hội chưa thể gọi là phát triển!, v..v...
*Cuối cùng, mặc dù là còn có rất nhiều chuyện, chẳng hạn ‘chuyện Biển Đông’, nhưng thiết nghĩ chương trình 'Táo Quân' này không có mục tiêu ‘chính trị’ hay ‘tôn giáo’, nên tôi khen:
-Không những tôi ‘khen’, mà kể từ tối hôm qua (trước giao thừa), sáng nay và trưa nay, mọi người đều khen, và tôi chưa thấy ai chê!
***
Tóm lại, tôi đã kể 19 câu chuyện Tết, đủ mọi loại hình - từ câu chuyện 1 là ‘Cà phê cứt… người’ đến câu chuyện 19 là ‘Tôi... khen chương trình Táo Quân 2016' (từ entry 787 đến 794), mà có ít nhất một người bảo là tôi viết ‘lăng quăng’, ok, không sao! Triết học là cái quái gì nhỉ!, tôi không cần biết, tôi chỉ cần biết sự thật, mà ‘sự thật’ theo cái gì?, theo cái ‘thực tế’ mà tôi biết, ví dụ, tôi đã trả lời cho bạn MRC như sau:
-Trong môn võ Karatedo thì người mới vào đeo đai màu trắng - tượng trưng cho 'sự đau khổ và lòng dũng cảm'!, nên tôi thiết nghĩ rằng người dũng cảm là người phải hiểu được (những) nỗi đau/khổ của mình (và người khác), để có thể vượt qua nó, nói như vậy cũng có nghĩa là nếu ai đó nói không có, hay che giấu sự đau/khổ của mình (dân tộc mình/đất nước mình...) thì ngược lại!
Và sực nhớ là ông Hemingway có nói (đại khái) là:
-Ông không cảm thấy hào hứng khi hơn người khác, mà chỉ cảm thấy hào hứng khi hơn được chính mình.
Ông ta nói đúng hay sai nhỉ?
Và thế là hết Tết!
Gia Tue (Facebook) Tử Vi hoa
Trả lờiXóaẢnh của Gia Tue.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1680917495509703&set=p.1680917495509703&type=3
1 giờ trước
Tử Vi hoa, nhớ cô nào
XóaPhải chi ta đến Khánh Hòa măm măm, hi...
Gia Tue
XóaHuynh nhậu say rồi muội ở SG.
Chúc mừng năm mới cô nương
XóaĐi xa gặp một thiên đường... sương sương, hi...
Gia Tue
XóaĐa tạ LHX đại sư Huynh, muội vẫn tìm LBC. Mừng xuân hạnh phúc LHX Huynh hén.
phanchautuan56 [Blogger] Email 07.02.16@20:44
Trả lờiXóaCHÚC tết anh em mình chúc nhau
MỪNG nhau mau chóng trở nên giàu
NĂM nay tài lộc hơn năm trước
MỚI biết mùa xuân khéo nhuộm màu
Cám ơn anh Phan Châu Tuấn, tôi mới xem xong Chương trình 'Gặp nhau cuối năm': có tiến bộ - LIKE.
XóaChúc anh và gia đình năm mới vui vẻ và an bình!
Đêm về suy nghĩ mông lung
Trả lờiXóaNiềm vui tí chút đã vương nỗi buồn
Dẫu bơi giữa chốn vô thường
Vẫn mơ, vẫn tưởng, vẫn tình tự... em
Lưu comt Tịnh Vân:
Trả lờiXóaLưu comt Tịnh Vân:
Người đi lâu quá làm tôi... nhớ
Mắt mỏi màn hình chả thấy tên
Kiếm tìm em mãi trong bài cũ
Mới nhắn đến em được mấy lời
CHúc bạn một năm mới vạn sự như ý
Trả lờiXóaViết blog thật hay.
Ui, bạn Bu nhạy thế!... Mình mới xem 'Gặp nhau cuối năm' và thấy là hay, và đang chuẩn bị đi ngủ... Cám ơn bạn, mình đã chúc.
Xóavomtroirieng [Blogger] Email 08.02.16@00:32
Trả lờiXóaHuynh LB ơi... Giao thừa rồi, thức dậy đón giao thừa rồi còn đi lễ chùa nữa nè.
VTR chúc huynh năm mới muốn gì được nấy, huynh nha
Ui, sáng nay huynh đi ngang qua 3 cái chùa, có thể nói là đều kẹt xe, suy ra VN có 2 lễ hội phổ biến: tối 24/12 (Noel) và đi chùa 'hái lộc' vào ngày mồng một Tết ÂL.
XóaCám ơn... muội nhé, năm mới vui nhé!
( Là người gần như là sống hàng ngày với nông dân, tôi thấy vụ TPP này có cái ‘kẹt’, đó là cái kiểu thói sản xuất còn khá lạc hậu và ‘không sạch’ của dân ta, kết quả là chất lượng thấp, do họ chưa có công nghệ và tập quán tiên tiến, nên khi bước vào cái ‘Games quốc tế’ mà đòi hỏi mọi thứ đều phải thỏa tiêu chí hay đẳng cấp quốc tế (hay gần gần như vậy) thì dân ta ba chân bốn cẳng chạy theo mướt mồ hôi trán nhưng còn lâu mới đuổi kịp họ )...
Trả lờiXóaKhông lẽ cứ theo cái lạc hậu mà chây ỳ không chịu theo người hay sao... phải cố gắng. phải thay đổi tư duy.không thể nói kiểu tôi đang thế và chỉ có thế mà được đâu nhé!... phải chấp nhận thua thiệt mà thay đổi để cạnh tranh. thế mới là đổi mới...hiiiiiiii...
Năm mới MRC chúc anh LB cùng gia đình luôn hạnh phúc & bình an nhé!..,.
Trong môn võ Karatedo thì người mới vào đeo đai trắng - màu trắng tượng trưng cho 'sự đau khổ và dũng cảm'! (theo Chương trình 'Ai là triệu phú?' chiếu ngày mồng hai Tết năm nay);
Xóamình thiết nghĩ rằng người dũng cảm là người hiểu được những nỗi đau/khổ của mình để có thể vượt qua nó, nói như vậy cũng có nghĩa là nếu ai đó nói không có hay che giấu sự đau/khổ của mình (dân tộc/đất nước...) thì 'ngược lại'...
Về 'khó khăn' khi vào TPP thì có hàng ngàn bài viết trên mạng, bạn có thể xem, ví dụ:
http://vcn.vnn.vn/gia-nhap-tpp-nong-nghiep-viet-mung-to-lo-nhieu_n58953_g721.aspx
Cám ơn bạn MRC, chúc năm mới một chữ bình an!
Có một chút gì nghe xót đau
Trả lờiXóaXuân xa xa lắm lại rất gần
Ngày xưa em khóc vì tình phụ
Ngày nay em khóc áo bạc màu...
Ui, muội làm thơ 'tứ tuyệt 7 chữ' có nét lắm: Xin chúc mừng!
XóaTết ngoan và vui nhìu nghen.
Nhân dịp năm mới MTV xin kính chúc LB một năm mới mạnh khỏe, ngập tràn niềm vui, hạnh phúc và gom được thật nhiều lá bàng về viết tặng mọi người ạ.
Trả lờiXóaMùa thu vàng, biến đi đâu
XóaĐể cho đông nhớ, xuân sầu... khói bay
Bóng ai phố vắng ảo màu
Đường, em một bóng, anh sầu hay em?
Thank muội, chúc muội năm mới hái đầy trái... yêu!
lhngan [Blogger] Email 09.02.16@09:24
Trả lờiXóaLÒNG TƯƠI HÉ NỞ ĐÓN XUÂN SANG
NHẢ NGỌC PHUN CHÂU THẮM MUÔN HÀNG
ĐÀO MAI LỘC BIẾC MỪNG NĂM MỚI
TÚI THƠ BẦU RƯỢU ĐẾN XÊNH XANG
CUNG CHÚC TÌNH XUÂN CHAN Ý NHẠC
ANH HÀO XUẤT CHÚNG VẪN NGHÊNH NGANG
BAO NHIÊU PHÚC LỘC GIANG TAY ĐÓN
MỪNG BÁC NĂM NAY RẠNG AN KHANG
Ui doa, có lẽ Đường luật!, huynh thích chữ 'nghênh ngang' (về mặt nào đó) nhưng (huynh) không xuất chúng, lại chả anh hào, hi...
XóaCám ơn muội nhé, chúc... nhà văn năm mới 'mã đáo thành công'!
Trần Đức Tâm [Blogger] Email 09.02.16@09:26
Trả lờiXóaChúc phúc đầu năm: vạn điều may
Quanh năm mạnh khỏe, phúc tràn đầy
Mong gì được nấy muôn điều tốt
Thuận lợi công danh, sống đủ đầy!
Ui, xin chào bạn... mới!
XóaCám ơn, chúc bạn và gia đình năm mới an khang, thịnh vượng.
Bài này hay đó anh Trần Đức Tâm à (mà có lúc tôi đã gọi đó là 'tính Việt!':
XóaNó luôn làm cho tôi phải ghen tị, phải gồng mình chạy theo với mọi khả năng, nhưng bao giờ tôi cũng ở cửa dưới.
Nhà nó không giầu hơn nhà tôi, nhưng từ sắc đẹp, tài năng, tính nết... của nó bao giờ người trong làng, bạn cùng trường cũng xếp nó cao hơn tôi ít nhất là một bậc.
Những năm học cấp một, cấp hai năm nào nó cũng đạt học sinh giỏi, học lực của nó bao giờ cũng đứng thứ nhất trong lớp. Nó khỏe mạnh, khéo tay, và chăm chỉ... nên nó còn được cô giáo chỉ định làm lớp trưởng, quản ca, tham gia các hoạt động thể thao của nhà trường... Tôi ghét những lời dân làng so sánh giữa tôi với nó...
Lâu dần tôi ghét nó, ghét cả gia đình nhà nó, ghét tất cả mọi thứ liên quan đến nó ... Trong thâm tâm tôi luôn có một mong muốn ngự trị: sao cho nó gặp tai họa, tai nạn ... cho nó phải đau khổ, bất hạnh hơn tôi... Tôi đã biến mong muốn đó thành hiện thực....
http://ductam54.blogtiengviet.net/2016/02/01/p5894257#more5894257
Tôi xin một đoạn về nhà làm tư liệu... Chúc 'anh' và gia đình năm mới thuận lợi, bình an.
ĐomĐóm [Blogger] Email 09.02.16@22:07
Trả lờiXóaKÍNH CHÚC ANH
http://i1226.photobucket.com/albums/ee407/nkimchi2011/tet_zpsjtdpmarx.jpg
VẠN SỰ CÁT TƯỜNG
GIA VIÊN TOÀN PHÚC
Ui, thiệp Tết... ẹp vá!
XóaChúc Đóm và các cháu năm mới
-ngoan và học hành tiến bộ (các cháu),
-nhiều niềm vui mới và ít nỗi... buồn!
hôm nay mưa mới sang chúc tết LB- mong k giận nhé hiiiii
Trả lờiXóavậy là tết đã đc ...4 ngày- nhân dịp xuân mới, Mưa xin chúc SK a và GĐ,chúc một năm Vạn sự như ý nhé LB....
hiii hôm nay mưa mới ngồi xem Táo quân. vâng rất nhiều điều mà ng xem cần suy nghĩ.
năm mới chúc anh gom.... đc nhiều Lá bàng nữa nhé...( hiii mưa đùa chút -k giận nhé LB)
À, huynh có xem một bài viết cho BBC nói là Táo-Quân-2016 'đổ hết lỗi lên đầu dân', lúc đầu huynh hơi bị giật mình vì sợ là mình viết có gì nhầm chăng!,
Xóanhưng suy nghĩ mấy ngày thì mới biết rằng bài viết trên có phần đúng, nhưng không đúng lắm (do cường điệu hóa vấn đề chính trị), vì hài 'thường' nhằm vạch ra những cái 'sai/xấu' trong xã hội, phê phán nó, thậm chí có thể đả kích nó...,
tuy nhiên, mục tiêu chính của hài không phải là 'đả kích' hay 'đổ lỗi cho ai', nên huynh vẫn kết luận là, với khát vọng được hiểu biết thực tế về xẫ hội (những nét chính) của người dân, thì Táo-Quân-2016 đã làm rất tốt.
Cám ơn GB, cuối tuần vui nghen.